Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

Độc quyền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.78 KB, 12 trang )

Độc quyền
1.Độc quyền:
+Tiếng Việt: Độc quyền.
+Tiếng Anh:Monopoly.
+Tiếng Pháp:Monopole.
+Tiếng Ý:Monopolio.
2.Nội hàm khái niệm “độc quyền”:
Là tình trạng chỉ có một ít người hay tổ chức độc chiếm thị trường. ĐQ
có thể là do pháp luật nhà nước đặt ra, dành cho một ngành, một xí nghiệp
quốc doanh hay một tổ chức, một công ti tư nhân (vd. ĐQ về vũ khí, thuốc nổ,
rượu, thuốc lá...). ĐQ cũng có thể là giai đoạn cao của quá trình tích tụ và tập
trung tư bản và sản xuất, một công ti, một tập đoàn lớn mạnh độc chiếm thị
trường. Tuy nhiên, ĐQ không loại trừ cạnh tranh, trái lại cạnh tranh càng gay
gắt giữa những tổ chức kinh tế lớn để giành giật thị trường của nhau. ĐQ
được hình thành trên cơ sở tập trung lực lượng kinh tế vào tay một hay một số
ít người, làm cho những người và tổ chức này có quyền lực kinh tế lớn đối với
quá trình tái sản xuất. Các doanh nghiệp ĐQ có sức mạnh tài chính rất lớn,
chiếm đại bộ phận nguồn nguyên liệu, năng lực sản xuất, số lượng sản phẩm
cung cấp cho thị trường, do đó chi phối được thị trường, quy định giá bán ĐQ
cao, giá mua ĐQ hạ và thu được lợi nhuận ĐQ cao. Tổ chức ĐQ chính là cơ
sở kinh tế của chủ nghĩa đế quốc. ĐQ thường gây ra những hậu quả xấu cho
nền kinh tế nói chung như hạn chế sản xuất do các công ti nhỏ không có hoặc
ít có khả năng cạnh tranh với các công ti độc quyền, do nâng giá hàng hoá
làm thiệt hại cho người tiêu dùng. Nhiều nước phải thi hành những biện pháp
đấu tranh chống ĐQ. Trong các nền kinh tế tự do của chủ nghĩa tư bản, nhà
nước ban hành những luật cấm hoặc kiểm soát sự tích tụ thái quá của các
công ti, các liên minh (vd. luật chống tơrơt của Mĩ, quy chế đối với các liên
minh của Pháp và trong Khối Thị trường Chung Châu Âu).
3.Ngoại diên của khái niệm “độc quyền”:
1
a/ Độc quyền thường:


_Nguyên nhân chính dẫn đến độc quyền thường
+Chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó: chính quyền
địa phương có thể nhượng quyền khai thác rác thải cho một công ty nào đó
hay nhà nước tạo ra cơ chế độc quyền nhà nước cho một công ty như trường
hợp chính phủ Anh trao độc quyền buôn bán với Ấn độ cho Công ty Đông
Ấn.
+Nếu chi phí vận chuyển quá cao, thị trường có thể bị giới hạn trong
một khu vực địa lý nào đó và nếu trong khu vực đó có một doanh nghiệp cung
cấp sản phẩm thì sẽ dẫn đến tình trạng gần như độc quyền.
+Chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ: một
mặt chế độ này khuyến khích những phát minh, sáng chế nhưng mặt khác nó
tạo cho người nắm giữ bản quyền có thể giữ được vị trí độc quyền trong thời
hạn được giữ bản quyền theo quy định của luật pháp.
+Do sở hữu được một nguồn lực rất khan hiếm: điều này giúp cho người
nắm giữ có vị trí gần như độc quyền trên thị trường. Một ví dụ điển hình là
Nam Phi được sở hữu những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế
giới và do đó quốc gia này có vị trí gần như độc quyền trên thị trường kim
cương.
_Tổn thất phúc lợi xã hội do độc quyền thường gây ra
Do tối đa hóa lợi nhuận nên doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất hàng
hóa ở mức sản lượng mà tại đó chi phí biên bằng với doanh thu biên thay vì
sản xuất ở mức sản lượng mà ở đó giá sản phẩm bằng chi phí biên như trong
thị trường cạnh tranh hoàn hảo (cân bằng cung cầu). Khác với thị trường cạnh
tranh hoàn hảo, nơi mà giá bán sản phẩm không phụ thuộc vào số lượng sản
phẩm do một doanh nghiệp sản xuất ra, trong tình trạng độc quyền giá bán sẽ
giảm xuống khi doanh nghiệp độc quyền tăng sản lượng. Vì thế doanh thu
biên sẽ nhỏ hơn giá bán sản phẩm và cứ một đơn vị sản phẩm sản xuất thêm
doanh nghiệp độc quyền sẽ thu thêm được một khoản tiền nhỏ hơn giá bán
2
sản phẩm đó. Điều này có nghĩa là nếu cứ sản xuất thêm sản phẩm thì doanh

thu thu thêm được không đủ bù đắp tổn thất do giá bán của tất cả sản phẩm
giảm xuống. Mặt khác, nếu áp dụng nguyên tắc biên của tính hiệu quả nghĩa
là sản xuất sẽ đạt hiệu quả khi lợi ích biên bằng chi phí biên, tất nhiên lợi ích
biên và chi phí biên ở đây xét trên góc độ xã hội chứ không phải đối với
doanh nghiệp độc quyền ta thấy rằng: ở mức sản lượng mà doanh nghiệp độc
quyền sản xuất thì lợi ích biên (chính là đường cầu) lớn hơn chi phí biên đồng
nghĩa với tình trạng không hiệu quả. Tóm lại, doanh nghiệp độc quyền sẽ sản
xuất ở sản lượng thấp hơn và bán với giá cao hơn so với thị trường cạnh
tranh. Tổn thất mà xã hội phải gánh chịu do sản lượng giảm sút trừ đi tổng chi
phí biên để sản xuất ra phần sản lượng đáng lẽ nên được sản xuất ra thêm đó
chính là tổn thất do độc quyền.
b/Độc quyền tự nhiên:
_Nguyên nhân dẫn đến độc quyền tự nhiên
Một số ngành sản xuất có đặc điểm là những yếu tố hàm chứa trong quá
trình sản xuất cho phép đạt được thu nhập tăng theo quy mô hay nói cách
khác chi phí trên mỗi đơn vị sản phẩm giảm nếu quy mô tăng. Khi đó một
doanh nghiệp lớn cung cấp sản phẩm là cách sản xuất có hiệu quả nhất. Điều
này có thể thấy ở các ngành dịch vụ công cộng như sản xuất và phân phối
điện năng, cung cấp nước sạch, đường sắt, điện thoại... Lấy ví dụ như ngành
cung cấp nước sạch: sẽ là có hiệu quả hơn nếu chỉ một doanh nghiệp cung cấp
nước sạch cho một vùng thay vì có hai doanh nghiệp cung cấp với hai hệ
thống đường ống dẫn nước đến từng nhà.
_Tổn thất phúc lợi xã hội do độc quyền tự nhiên gây ra
Do chi phí sản suất ra một đơn vị sản phẩm giản dần theo quy mô nên
chi phí biên của doanh nghiệp độc quyền tự nhiên có xu hướng giảm và luôn
thấp hơn chi phí sản xuất trung bình. Cũng do tối đa hóa lợi nhuận, doanh
nghiệp độc quyền sẽ cung ứng sản phẩm sao cho doanh thu biên bằng chi phí
3
biên. Tại trạng thái đó sản lượng sẽ thấp hơn và giá cao hơn so với trạng thái
cân bằng của thị trường cạnh tranh khi mà giá bán hay lợi ích biên bằng chi

phí biên. Sự giảm sút sản lượng cũng gây ra tổn thất do độc quyền giống như
độc quyền thường. Tuy nhiên nếu như trong trường hợp độc quyền thường,
khi bị điều tiết để sản xuất ở mức sản xuất hiệu quả, doanh nghiệp độc quyền
vẫn có lợi nhuận (tuy đã bị giảm xuống) thì trong trường hợp độc quyền tự
nhiên, nếu sản xuất ở mức sản lượng hiệu quả, doanh nghiệp độc quyền luôn
bị lỗ vì giá bán sản phẩm (bằng chi phí biên) thấp hơn chi phí trung bình.
c/Độc quyền bán và độc quyền mua
Khái niệm độc quyền thường dùng để chỉ độc quyền bán nhưng tương tự
như độc quyền bán cũng có độc quyền mua - một trạng thái thị trường mà ở
đó chỉ tồn tại một người mua trong khi có nhiều người bán. Khác với độc
quyền bán, trong trường hợp độc quyền mua, doanh nghiệp độc quyền sẽ gây
sức ép để làm giảm giá mua sản phẩm từ những người bán. Doanh nghiệp độc
quyền bán có thể đồng thời là độc quyền mua và trong trường hợp này lợi
nhuận siêu ngạch của nó rất lớn vì bán sản phẩm với giá cao hơn và mua yếu
tố đầu vào thấp hơn mức cân bằng của thị trường cạnh tranh. Doanh nghiệp
độc quyền bán có điều kiện thuận lợi để trở thành độc quyền mua vì nó sản
xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi và do đó một vài yếu tố
đầu vào của nó có thể là duy nhất, kể cả trong trường hợp yếu tố đầu vào
không duy nhất thì doanh nghiệp độc quyền bán cũng có khả năng chi phối
mạnh giá các yếu tố đầu vào nếu nó có quy mô lớn.
4/Lịch sử khái niệm:
Tiếng Anh: monopoly có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp monos (nghĩa là
một) và polein (nghĩa là bán).
5/Nghi vấn và bổ sung của người biên soạn:
Có nên hay không việc tồn tại độc quyền?Làm sao để giảm thiểu được
những tổn thất mà độc quyền gây ra cho nền kinh tế?
6/Nguồn tài liệu tham khảo:
4
Sách “Phương pháp luận nghiên cứu khoa học”
www.bachkhoatoanthu.gov.vn

vi.wikipedia.org
Tư bản (vốn):
1/Tư bản (vốn):
+Tiếng việt:Tư bản (vốn).
+Tiếng Anh:Capital.
+Tiếng Pháp:Capital.
+Tiếng Ý:Capitale.
2/Nội hàm khái niệm “Tư bản”hoặc “vốn”:
Từ "vốn" được sử dụng với nhiều nghĩa khác nhau, nên có nhiều hình
thức V khác nhau. Trước hết, V được xem là toàn bộ những yếu tố được sử
dụng vào việc sản xuất ra các của cải; V tạo nên sự đóng góp quan trọng đối
với sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Về mặt pháp luật, V của một doanh nghiệp là toàn bộ những tài sản của
mọi người (chủ sở hữu, thành viên...); nó tượng trưng các quyền, nhất là
quyền sở hữu, mà một người chiếm hữu V đó được tuỳ ý sử dụng và do đó
nhận được thu nhập trong lao động mà không bị phản đối. Về mặt kế toán tài
chính, V của doanh nghiệp là toàn bộ tài sản hiện có của doanh nghiệp, bao
gồm tiền mặt và hiện vật được sử dụng trong kinh doanh. Giá trị của những
tài sản này bất biến nhờ khấu hao.
3/Ngoại diên của khái niệm “tư bản “ hoặc “vốn”:
Trong kinh tế học cổ điển, tư bản/vốn là một trong bốn yếu tố sản xuất.
Ba yếu tố còn lại là đất đai, lao động và doanh nghiệp. Những hàng hóa có
đặc điểm sau được coi là tư bản:
5

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×