Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

kinh tế công độc quyền xăng dầu.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.85 KB, 15 trang )

_________________________________________________KINH TẾ CÔNG CỘNG________
TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỞ TPHCM
KHOA KINH TẾ
LỚP KI06Q1
BỘ MÔN: KINH TẾ CÔNG CỘNG
GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN: Ths. TRẦN THU VÂN
BÀI TIỂU LUẬN:
THÀNH VIÊN NHÓM 6:
NGUYỄN THANH PHƯƠNG TRÂM 40602032
LÊ HỒNG NGỌC 40602022
NGÔ TUYẾT NGÂN 40662154
MAI DUY HƯNG 40662097
LÂM THANH TOÀN 10660264
VŨ HỒNG PHÚC 40662180
--1--
_________________________________________________KINH TẾ CÔNG CỘNG________
ĐỘC QUYỀN XĂNG DẦU
I. ĐỘC QUYỀN.
1. Khái niệm độc quyền:
Trong kinh tế học, độc quyền là trạng thái thị trường chỉ có duy nhất một người
bán và sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi. Đây là một trong
những dạng của thất bại thị trường, là trường hợp cực đoan của thị trường thiếu tính
cạnh tranh. Mực dù trên thực tế hầu như không thể tìm được trường hợp đáp ứng hoàn
hảo hai tiêu chuẩn của độc quyền và do đó độc quyền thuần túy có thể coi là không tồn
tại nhưng những dạng độc quyền không thuần túy đều dẫn đến sự phi hiệu quả của lợi
ích xã hội. Độc quyền được phân loại theo nhiều tiêu thức: mức độ độc quyền, nguyên
nhân của độc quyền, cấu trúc của độc quyền...
* Độc quyền bán và độc quyền mua:
Khái niệm độc quyền thường dùng để chỉ độc quyền bán nhưng tương tự như độc
quyền bán cũng có độc quyền mua - một trạng thái thị trường mà ở đó chỉ tồn tại một
người mua trong khi có nhiều người bán. Khác với độc quyền bán, trong trường hợp


độc quyền mua, doanh nghiệp độc quyền sẽ gây sức ép để làm giảm giá mua sản
phẩm từ những người bán.
Doanh nghiệp độc quyền bán có thể đồng thời là độc quyền mua và trong trường
hợp này lợi nhuận siêu ngạch của nó rất lớn vì bán sản phẩm với giá cao hơn và mua
yếu tố đầu vào thấp hơn mức cân bằng của thị trường cạnh tranh.
Doanh nghiệp độc quyền bán có điều kiện thuận lợi để trở thành độc quyền mua vì
nó sản xuất ra sản phẩm không có sản phẩm thay thế gần gũi và do đó một vài yếu tố
đầu vào của nó có thể là duy nhất, kể cả trong trường hợp yếu tố đầu vào không duy
nhất thì doanh nghiệp độc quyền bán cũng có khả năng chi phối mạnh giá các yếu tố
đầu vào nếu nó có quy mô lớn.
2. Tại sao có tình trạng độc quyền:
Độc quyền là một tình huống trong đó một công ty hoặc một tập đoàn, một nhóm
các công ty chiếm lĩnh gần như toàn bộ thị trường đối với một loại hàng hoá hoặc dịch
vụ nào đó. Khái niệm độc quyền hiểu theo nghĩa hẹp là việc chiếm lĩnh thị trường của
một công ty. Thị trường độc quyền là thị trường không có sự cạnh tranh do đó dẫn đến
một hệ quả tất yếu là mức giá cao hơn và sản phẩm chất lượng thấp hơn.
--2--
_________________________________________________KINH TẾ CÔNG CỘNG________
Độc quyền là một ví dụ điển hình khi nhắc tới chủ nghĩa tư bản. Phần lớn mọi
người đều tin rằng thị trường sẽ không hoạt động nếu chỉ có một người duy nhất cung
cấp hàng hoá và dịch vụ vì họ sẽ không có động lực để tự hoàn thiện và đáp ứng tốt
nhu cầu của khách hàng. Tuy nhiên độc quyền sẽ vẫn tồn tại vì sẽ vẫn có nhu cầu về
loại hàng hoá dịch vụ đó. Ví dụ như trên thị trường có sự độc quyền về mặt hàng xăng
dầu. Cho dù giá xăng có đắt và chất lượng không tốt thì bạn sẽ vẫn phải mua nó vì bạn
vẫn cần phải đi lại, các công ty vẫn cần nhiên liệu để đốt, để vận hành máy móc, và
ngoài ra còn rất nhiều hoạt động cần dùng đến xăng dầu. Vì độc quyền có những tác
động tiêu cực đến nền kinh tế và gây thiệt hại cho xã hội nên chính phủ luôn nỗ lực để
ngăn ngừa độc quyền bằng các đạo luật chống độc quyền.
Tất nhiên độc quyền cũng có ưu điểm trong một số lĩnh vực, ví dụ như việc cấp
bằng cho phát minh mới. Việc cấp các bằng phát minh sáng chế sẽ tạo ra sự độc

quyền đối với sản phẩm trí tuệ đó trong một thời hạn nhất định. Lý do của việc cấp
bằng là giúp cho người phát minh có thể bù đắp được khoản chi phí lớn mà anh ta đã
bỏ ra để thực hiện phát minh sáng chế của mình. Về mặt lý thuyết thì đây là một cách
sử dụng độc quyền để khuyến khích phát minh. Một ví dụ khác về độc quyền đó là độc
quyền của nhà nước, trong đó nhà nước độc quyền cung cấp một số loại hàng hoá dịch
vụ nhất định. Tuy nhiên để độc quyền nhà nước thật sự có hiệu quả thì nó phải cung
cấp các hàng hoá và dịch vụ như điện, nước...ở một mức giá mà người dân có thể chịu
được.
3. Nguyên nhân chính dẫn đến độc quyền:
Chính phủ nhượng quyền khai thác một thị trường nào đó: chính quyền địa
phương có thể nhượng quyền khai thác khoáng sản cho một công ty nào đó hay nhà
nước tạo ra cơ chế độc quyền nhà nước cho một công ty. Nếu chi phí vận chuyển quá
cao, thị trường có thể bị giới hạn trong một khu vực địa lý nào đó và nếu trong khu vực
đó có một doanh nghiệp cung cấp sản phẩm thì sẽ dẫn đến tình trạng gần như độc
quyền.
Chế độ bản quyền đối với phát minh, sáng chế và sở hữu trí tuệ: một mặt chế độ
này khuyến khích những phát minh, sáng chế nhưng mặt khác nó tạo cho người nắm
giữ bản quyền có thể giữ được vị trí độc quyền trong thời hạn được giữ bản quyền theo
quy định của luật pháp. Do sở hữu được một nguồn lực rất khan hiếm: điều này giúp
cho người nắm giữ có vị trí gần như độc quyền trên thị trường. Một ví dụ điển hình là
Nam Phi được sở hữu những mỏ kim cương chiếm phần lớn sản lượng của thế giới và
do đó quốc gia này có vị trí gần như độc quyền trên thị trường kim cương.
--3--
_________________________________________________KINH TẾ CÔNG CỘNG________
4. Tổn thất phúc lợi xã hội do độc quyền thường gây ra:
Do tối đa hóa lợi nhuận nên doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất hàng hóa ở mức
sản lượng mà tại đó chi phí biên bằng với doanh thu biên thay vì sản xuất ở mức sản
lượng mà ở đó giá sản phẩm bằng chi phí biên như trong thị trường cạnh tranh hoàn
hảo (cân bằng cung cầu).
Khác với thị trường cạnh tranh hoàn hảo, nơi mà giá bán sản phẩm không phụ

thuộc vào số lượng sản phẩm do một doanh nghiệp sản xuất ra, trong tình trạng độc
quyền giá bán sẽ giảm xuống khi doanh nghiệp độc quyền tăng sản lượng. Vì thế
doanh thu biên sẽ nhỏ hơn giá bán sản phẩm và cứ một đơn vị sản phẩm sản xuất
thêm doanh nghiệp độc quyền sẽ thu thêm được một khoản tiền nhỏ hơn giá bán sản
phẩm đó.
Điều này có nghĩa là nếu cứ sản xuất thêm sản phẩm thì doanh thu thu thêm được
không đủ bù đắp tổn thất do giá bán của tất cả sản phẩm giảm xuống. Mặt khác, nếu áp
dụng nguyên tắc biên của tính hiệu quả nghĩa là sản xuất sẽ đạt hiệu quả khi lợi ích
biên bằng chi phí biên, tất nhiên lợi ích biên và chi phí biên ở đây xét trên góc độ xã hội
chứ không phải đối với doanh nghiệp độc quyền ta thấy rằng: ở mức sản lượng mà
doanh nghiệp độc quyền sản xuất thì lợi ích biên (chính là đường cầu) lớn hơn chi phí
biên đồng nghĩa với tình trạng không hiệu quả.
Tóm lại, doanh nghiệp độc quyền sẽ sản xuất ở sản lượng thấp hơn và bán với
giá cao hơn so với thị trường cạnh tranh. Tổn thất mà xã hội phải gánh chịu do sản
lượng giảm sút trừ đi tổng chi phí biên để sản xuất ra phần sản lượng đáng lẽ nên
được sản xuất ra thêm đó chính là tổn thất do độc quyền.
--4--
_________________________________________________KINH TẾ CÔNG CỘNG________
II. SƠ LƯỢC VỀ THỊ TRƯỜNG XĂNG DẦU.
1. Thị phần thị trường xăng dầu Việt Nam:
Xăng dầu là mặt hàng vật tư thiết yếu và mang tính chiến lược đối với sự phát
triển của đất nước, thuộc độc quyền Nhà nước. Nhà nước Việt Nam thực hiện độc
quyền của mình đối với xuất nhập khẩu xăng dầu thông qua quản lý quyền trực tiếp
xuất nhập khẩu của doanh nghiệp và quy định hạn ngạch nhập khẩu. Trên cơ sở cân
đối nhu cầu xăng dầu hàng năm của nền kinh tế quốc dân, Nhà nước giao hạn ngạch
nhập khẩu cho 11 doanh nghiệp đầu mối, nhưng ở đây nhóm 6 chỉ đề cập đến một vài
doanh nghiệp trong ngành.
a. Petrolimex: Tổng công ty Xăng dầu Việt Nam là tổ chức kinh doanh thương mại
xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu tại khâu hạ nguồn lớn nhất ở Việt Nam. Kinh doanh
xăng dầu là lĩnh vực kinh doanh chủ đạo của Petrolimex. Hàng năm, Tổng công ty nhập

khẩu 7-8 triệu m3 xăng dầu, chiếm khoảng 60% thị phần nội địa. Doanh thu xăng dầu
trung bình năm đạt trên 25.000 tỷ đồng, chiếm 80% tổng doanh thu toàn ngành.
Phục vụ cho hoạt động kinh doanh, Petrolimex có hệ thống kho bể với sức chứa
trên 1.200.000 m3 được phân bổ dọc theo chiều dài đất nước đảm bảo cho dự trữ và
cung ứng xăng dầu theo nhu cầu của thị trường như: Tổng kho Xăng dầu Đức Giang
(Hà Nội), Thượng Lý (HảI Phòng), Tổng kho Xăng dầu Nhà Bè (thành phố Hồ Chí
Minh), Cụm kho Xăng dầu miền Trung (Phú Khánh - Bình Định - Đà Nẵng - Nghệ An),
miền Tây Nam bộ, Cụm kho xăng dầu B12 (Quảng Ninh)...
b. Comeco: Công ty Cổ phần Vật tư-Xăng dầu, được hình thành từ Phòng quản lý
xăng dầu thuộc Sở Giao thông Vận tải TP HCM. Hiện nay, COMECO đã có 29 cửa
hàng xăng dầu, tăng 10 cửa hàng so với năm 2000. Sau khi Nhà nước mở cửa cho các
công ty kinh doanh xăng dầu nước ngoài vào Việt Nam kinh doanh, COMECO đã chủ
động đầu tư xây dựng Tổng kho xăng dầu tại Nhơn Trạch-Đồng Nai với diện tích 20 ha,
sức chứa giai đoạn 1 trên 40.400m3 và cầu cảng 25.000 DWT. Đến nay, COMECO đã
thực hiện xong việc san lấp mặt bằng giai đoạn 1.
Trong quý 1/2008 vừa qua, Comeco đã đạt 695 tỷ đồng doanh thu, tăng 231,3 tỷ
đồng; lợi nhuận sau thuế đạt 5 tỷ đồng, tăng 920 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2007.
Quý I/2009 COMECO đã đạt được kết quả sản xuất kinh doanh khả quan: LN sau thuế
đạt 44,8% kế hoạch năm 2009 và tăng 156,78% so với cùng kỳ. Nhiên liệu được công
ty nhập khẩu từ các thị trường quốc tế lớn như: Singapore, Trung Quốc…
--5--
_________________________________________________KINH TẾ CÔNG CỘNG________
c. Mipeco: Công ty xăng dầu Quân Đội được thành lập ngày 22 tháng 12 năm
2003, theo giấy phép đăng ký kinh doanh số 0103003405 do Sở Kế hoạch và Đầu tư
Hà Nội cấp. Nhà máy dầu mỡ nhờn trên khu đất diện tích 19.000 m2 tại số 4 Bạch
Đằng - Hải Phòng, với công suất 15.000 tấn dầu nhờn/năm và 2.000 tấn mỡ/năm và hệ
thống công nghệ pha chế xăng RON 83 tại kho K99 - Đông Hải - Hải An – Hải Phòng;
đảm bảo sản xuất, pha chế các sản phẩm dầu mỡ nhờn và xăng RON 83 cung cấp cho
các đơn vị trong toàn quân.
d. Vinapco: Công ty Xăng dầu hàng không được thành lập theo quyết định số

768/QĐ-TCCBLĐ ngày 22 tháng 4 năm 1993 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và
chính thức đi vào hoạt động tháng 7 năm 1993. Đến ngày 9 tháng 6 năm 1994, Công ty
thành lập lại theo quyết định số 847/QĐ-TCCBLĐ của Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải
và được giao chức năng xuất nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm hóa dầu.
Với đội ngũ trên 1.000 cán bộ công nhân viên được đào tạo, Công ty Xăng dầu hàng
không Việt Nam là nhà cung ứng nhiên liệu hàng đầu cho các hãng hàng không tại các
sân bay dân dụng Việt Nam. Nhiên liệu được công ty nhập khẩu từ các thị trường quốc
tế lớn như : Singapore, Trung Quốc… Hiện công ty đã có 03 phòng thí nghiệm đạt tiêu
chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:2005 với 11 phép thử tiêu chuẩn.
2. Cơ chế quản lý của nhà nước:
Ngày 6.4.2007 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định 55/2007/NĐ-CP về
kinh doanh xăng dầu để thay thế cho Quyết định 187/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng ban
hành năm 2003 về cơ chế kinh doanh xăng, dầu..., với tinh thần cơ bản là đảm bảo
chính sách an ninh năng lượng, đảm bảo cho giá xăng dầu sát với mặt bằng giá thế
giới.
Theo Nghị định 55/2007/NĐ-CP, các DN xăng dầu được tự quyết định giá bán
xăng theo cơ chế thị trường, trên cơ sở giá thế giới, thuế nhập khẩu, các chi phí đầu
vào... đảm bảo đúng quy định của Nhà nước, lợi nhuận hợp lý để tái đầu tư, phát triển
sản xuất và các hoạt động kinh doanh của DN. Nhà nước chỉ quản lý gián tiếp bằng các
quy định về điều kiện kinh doanh xăng dầu; điều hòa cung cầu; mua, bán hàng dự trữ
quốc gia và thực hiện kiểm soát các yếu tố hình thành giá khi có dấu hiệu liên kết độc
quyền về giá hay đầ cơ nâng giá.
--6--

×