Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

Phương hướng và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty ArtExport sang thị trường Nhật Bản.DOC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.38 KB, 55 trang )

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Trần Chí Thành
LỜI MỞ ĐẦU
Nghề thủ công mỹ nghệ Việt Nam vốn có truyền thống từ lâu đời.
Truyền thống đó gắn liền với tên những làng nghề, phố nghề và được biểu
hiện bằng những sản phẩm thủ công truyền thống, với những nét độc đáo,
tinh xảo, hoàn mỹ. Sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam có nét riêng và
độc đáo mang đậm bản sắc dân tộc Việt - một dân tộc có bề dày phát triển
hơn 4000 năm. Nhiều nghề và làng nghề truyền thống của ta đã nổi bật hẳn
lên trong lịch sử văn hoá, văn minh Việt Nam. Ở đó không chỉ tập chung
một hay nhiều nghề thủ công, trở thành một trung tâm sản xuất lớn hoặc khá
lớn, mà còn là nơi hội tụ các thợ và nghệ nhân tài khéo, tạo ra những sản
phẩm có bản sắc riêng, nơi khác khó bề bắt chước được.
Hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam, cũng như bất cứ của một dân
tộc nào khác, chất văn hoá lại rất đậm đà. Trên các sản phẩm thủ công mỹ
nghệ thường biểu đạt phong cảnh sinh hoạt, con người, cảnh quan thiên
nhiên, lễ hội truyền thống, quan niệm về tự nhiên, biểu tượng thần, Phật..
Những nét chấm phá nghệ thuật trên tranh sơn mài, tranh lụa, những bức
chạm khắc gỗ, khảm xà cừ.. với cánh cò bay, cành trúc uốn cong, mái đình,
cây đa, con đò bến nước, ... đã thể hiện đất nước - con người và tâm hồn tình
cảm Việt Nam, làm cho người nước ngoài yêu mến nhân dân và đất nước
Việt Nam.
Trải qua hơn 40 năm xây dựng và phát triển ngoài công tác kinh
doanh, công ty ArtExport, đã đạt được nhiều thành tựu trong lĩnh vực xã hội.
Một trong những thành tựu quan trọng đó là: Công ty đã góp phần giữ gìn,
bảo vệ và quảng bá rộng rãi các sản phẩm thủ công mỹ nghệ của Việt Nam
với thế giới. Hay nói cách khác, công ty đã góp phần bảo vệ và phát huy nền
văn hoá của dân tộc.
SVTH: Dương Quốc Hoàng – TM 46B Đại học Kinh Tế Quốc Dân
1
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Trần Chí Thành
Hiện nay, không chỉ công ty ArtExport, mà rất nhiều các công ty xuất


khẩu hàng thủ công mỹ nghệ đang đứng trước những cơ hội và thách thức
khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO.
Để góp phần giúp công ty ArtExport nắm bắt được các cơ hội trong
môi trường cạnh tranh gay gắt, Em xin nghiên cứu đề tài: “ Phương hướng
và giải pháp thúc đẩy xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty
ArtExport sang thị trường Nhật Bản ”.
Đề tài bao gồm ba chương:
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT
KHẨU.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ
NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN.
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG THỦ
CÔNG MỸ NGHỆ CỦA CÔNG TY ARTEXPORT SANG THỊ TRƯỜNG
NHẬT BẢN.
CHƯƠNG I
SVTH: Dương Quốc Hoàng – TM 46B Đại học Kinh Tế Quốc Dân
2
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Trần Chí Thành
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XUẤT KHẨU
I. Khái quát chung về xuất khẩu.
1. Khái niệm về xuất khẩu.
Xuất khẩu là sự dịch chuyển sản phẩm ra khỏi phạm vi biên giới một
quốc gia và nước có sản phẩm thu ngoại tệ về phục vụ cho việc tái sản xuất
mở rộng của doanh nghiệp và mục đích phát triển kinh tế của đất nước có
sản phẩm xuất khẩu.
Có rất nhiều lí do dẫn đến các doanh nghiệp ngày càng đẩy mạnh hoạt
đông xuất khẩu của mình, các doanh nhiệp không chỉ xuất khẩu các sản
phẩm sang thị trường truyền thống mà còn luôn luôn tìm cách để mở rộng và
phát triển thị trường mới của mình. Các lí do đó là:
Doanh nghiệp có thể thu đươc ngoại tệ để từ đó có thể tái sản xuất và

mở rộng hoạt động.
Doanh nghiệp có tài chính để trả lương cho công, nhân viên làm việc
cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có thể quảng bá và phát triển thương hiệu một cách tốt
nhất, để từ đó sản phẩm của doanh nghiệp không chỉ còn bị bó hẹp ở các thị
trường nhỏ bé nữa và ngày càng có nhiều người tiêu dùng biết đến và sử
dụng sản phẩm của doanh nghiệp hơn.
2. Các hình thức xuất khẩu.
2.1. Xuất khẩu trực tiếp.
Là hình thức xuất khẩu trong đó sản phẩm dệt may được chuyển trực
tiếp đến thị trường nhập khẩu bằng các phương tiện vận chuyển mà không
cần qua bất cứ khâu trung gian nào.
Ưu điểm: Hàng hóa được xuất khẩu nhanh, chất lượng hàng hóa được
bảo đảm theo yêu cầu của 2 bên, thông tin từ hai phía có thể phản hồi cho
SVTH: Dương Quốc Hoàng – TM 46B Đại học Kinh Tế Quốc Dân
3
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Trần Chí Thành
nhau một cách nhanh nhất và chính xá nhất từ đó hai bên có thể kịp thời điều
chỉnh khi có những thay đổi, quan hệ giao dịch mua bán đơn giản và thuận
tiện, quan hệ hai bên sẽ ngày càng được củng cố.
Nhược điểm: Khó có thể mở rộng thị trường và thâm nhập thị trường
mới nhất là đối với các doanh nghiệp chưa xây dựng được thương hiệu và uy
tín trên thị trường, khó có thể tiếp xuc được hết với tất cả các bạn hàng.
2.2. Xuất khẩu qua trung gian.
Là hình thức xuất khẩu sản phẩm đến nơi người nhập khẩu phải qua
một hoặc một số các trung gian như trung gian giới thiệu, trung gian bán, ...
Ưu điểm: Hình thức xuất khẩu này có thể giúp doanh nghiệp mở
rộng thị trường, tìm kiếm thêm các thị trường và bạn hàng mới, doanh
nghiệp có thể tiếp xúc với nhiều bạn hàng trong cùng một thời gian.
Nhược điểm: Hình thức xuất khẩu này làm chậm tốc độ chu chuyển

của hàng hóa, làm chậm thông tin phản hồi từ hai phía do vậy sẽ khó có thể
điều chỉnh thông tin khi có những thay đổi.
3. Vai trò của xuất khẩu đối với công ty Artexport.
Đối với bất cứ một doanh nghiệp nào muốn sản xuất kinh doanh cũng
phải thực hiện hai nghiệp vụ cơ bản. Đó là, thực hiện đảm bảo vật tư cho sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Doanh

Đảm bảo vật tư cho sản xuất là đảm bảo các yếu tố đầu vào giúp cho
quá trình sản xuất kinh doanh được diễn ra và tạo điều kiện cho tiêu thụ sản
phẩm. Đây là hai quá trình có mối liên hệ biện chứng với nhau. Tiêu thụ sản
phẩm giúp tái sản xuất.
SVTH: Dương Quốc Hoàng – TM 46B Đại học Kinh Tế Quốc Dân
4
Thị
trường
đầu ra
Thị trường
đầu
vào
Doanh
ngiệp
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Trần Chí Thành
Đối với ArtExport, là một công ty xuất nhập khẩu, một mặt nhập các
mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ các cơ sở sản xuất hay các đơn vị khác. Mặt
khác, thực hiện hoạt động xuất khẩu để tiêu thụ sản phẩm. Do đó, vai trò
xuất khẩu đối với công ty:
Tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng và phát triển thị trường,
tranh thủ tìm kiếm các thị trường mới, củng cố và phát triển thương hiệu của
doanh nghiệp.

Giúp doanh nghiệp có được một nguồn tài chính để trả lương cho cán
bộ, công nhân viên làm việc cho doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp có thể đẩy mạnh hoạt đông xuất khẩu thì sẽ giúp
cho doanh nghiệp có thể cạnh tranh được trên thị trường để từ đó có thể tồn
tại và phát triển.
Doanh nghiệp xuất khẩu được sản phẩm điều đó chứng tỏ là sản phẩm
của doanh nghiệp đã được thị trường chấp nhận. Đây là vấn đề quyết định
đến sự tồn tại hay diệt doanh của doanh nghiệp.
II. Những nội dung chính của xuất khẩu.
1. Điều tra nghiên cứa nhu cầu thị trường .
Nghiên cứu thị trường là công việc đầu tiên và cũng là công việc vô
cùng quan trọng đối với bất kỳ doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào. Công
việc này đòi hỏi tốn rất nhiều thời gian và chi phí của doanh nghiệp. Đối với
các doanh nghiệp lớn thì khâu nghiên cứu thị trường được giao cho phòng
kinh doanh còn đối với các doanh nghiệp nhỏ thì khâu nghiên cứu thị trường
do cán bộ kinh doanh đảm nhận. Quá trình nghiên cứu thị trường sẽ giúp cho
doanh nghiệp trả lời các câu hỏi “ cần sản xuất cái gì, sản xuất bao nhiêu,
bán với giá như thế nào ” để doanh nghiệp có thể trả lời được câu hỏi này thì
công việc nghiên cứu thị trường không phải làm cho qua loa và lấy lệ, nó đòi
hỏi trình độ và kinh nghiệm của phòng kinh doanh bởi nếu doanh nghiệp
SVTH: Dương Quốc Hoàng – TM 46B Đại học Kinh Tế Quốc Dân
5
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Trần Chí Thành
không thể trả lời được câu hỏi này thì doanh nghiệp không thể tồn tại trong
nền kinh tế thị trường có sự cạnh tranh gay gắt và ác liệt này. Trong nền
kinh tế thị trường này thì doanh nghiệp cần sản xuất và bán cái mà thị
trường cần chứ không phải sản xuất và bán mà cái mình có, chỉ khi nào
doanh nghiệp đáp ứng được yêu cầu và sở thích của thị trường thì doanh
nghiệp mới có thể đứng vững trên thị trường. Khi nghiên cứu nhu cầu thị
trường thì doanh nghiệp cần phải giải đáp rất nhiếu câu hỏi như : “đâu là thị

trường đối với sản phẩm của doanh nghiệp, với mức giá nào thì phù hợp…:”
Khi đã trả lời được các câu hỏi đó thì doanh nghiệp cần tập trung cao độ
vốn, nhân lực để có thể sản xuất và tiêu thụ đạt hiệu quả cao nhất phục vụ
cho mục đích thu hồi vốn, tạo lợi nhuận và mở rộng hoạt động sản xuất kinh
doanh.
2. Lập kế hoạch xuất khẩu sản phẩm.
Lập kế hoạch xuất khẩu là một trong các khâu quan trọng của quá
trình xuất khẩu sản phẩm. Doanh nghiệp muốn chủ động, muốn xuất khẩu
được nhiều sản phẩm với lợi nhuận cao nhất thì doanh nghiệp cần có một kế
hoạch xuất khẩu cụ thể cho từng thời kỳ và cho cả một giai đoạn dài trong
hoạt động sản xuất và kinh doanh. Doanh nghiệp muốn có được một kế
hoạch xuất khẩu tốt thì doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch dựa vào công
tác điều tra nghiên cứu thị trường của doanh nghiệp, dựa vào các nguồn
thông tin như báo chí, truyền thông, dựa vào kế hoạch của chính đối thủ
cạnh tranh trực tiếp… có như vậy thì doanh nghiệp mới có được một kế
hoạch xuất khẩu tốt được. Kế hoạch xuất khẩu sản phẩm là cơ sở quan trọng
đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành
một cách nhịp nhàng, liên tục theo kế hoạch đã định. Ngoài ra nó còn là căn
cứ để doanh nghiệp xây dựng kế hoạch hậu cần vật tư và các kế hoạch khác
của doanh nghiệp.
SVTH: Dương Quốc Hoàng – TM 46B Đại học Kinh Tế Quốc Dân
6
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Trần Chí Thành
Doanh nghiệp có thể sử dụng nhiều phương pháp trong quá trình xây
dựng kế hoạch xuất khẩu như: Phương pháp cân đối, phương pháp quan hệ
động…Trong đó phương pháp cân đối được doanh nghiệp sử dụng là chủ
yếu và thường xuyên.
3. Chuẩn bị hàng hóa để xuất khẩu.
Trong quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa. Doanh nghiệp muốn giữa
uy tín của mình với bạn hàng và khách hàng thì doanh nghiệp phải luôn luôn

chuẩn bị để có đủ hàng hóa về số lượng, chất lượng và kịp thời gian để đáp
ứng đầy đủ, kịp thời các yêu cầu của khách hàng có như vậy doanh nghiệp
mới tạo được vị thế và chỗ đứng vững chắc trên thị trường đặc biệt trong
lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa thì công tác đảm bảo có đủ hàng hóa kịp thời
đúng về chất lượng,số lượng, kịp thời gian lại càng trở lên quan trọng đối
với doanh nghiệp do vậy làm tốt công tác chuẩn bị có ảnh hưởng rất lớn đến
vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Để cho công tác này được tiến hành một
cách liên tục không bị gián đoạn thì các doanh nghiệp phải chú trọng đến các
nghiệp vụ ở kho như: Tiếp nhận, phân loại, lên nhãn hiệu sản phẩm, bao gói,
sắp xếp hàng hóa ở kho - bảo quản và ghép đồng bộ để xuất khẩu cho bạn
hàng. Tiếp nhận đầy đủ về số lượng và chất lượng hàng hóa từ các nguồn
nhập kho ( Từ các phân xưởng, tổ đội sản xuất của doanh nghiệp) theo đúng
mặt hàng quy cách, chủng loại hàng hóa. Thông thường, kho hàng hóa của
doanh nghiệp đặt gần nơi sản xuất sản phẩm. Nếu kho hàng đặt xa nơi sản
xuất ( Có thể gần nơi tiêu thụ ) thì doanh nghiệp phải tổ chức tốt công việc
tiếp nhận hàng hóa bảo đảm kịp thời, nhanh chóng, góp phần giải phóng
nhanh phương tiện vận tải, bốc xếp, an toàn sản phẩm, tiết kiệm chi phí lưu
thông.
4. Lựa chọn các hình thức xuất khẩu sản phẩm.
SVTH: Dương Quốc Hoàng – TM 46B Đại học Kinh Tế Quốc Dân
7
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Trần Chí Thành
Có rất nhiều cách để doanh nghiệp có thể đưa hàng hóa của doanh
nghiệp mình ra thị trường và đến tay người tiêu dùng. Để hoạt động xuất
khẩu sản phẩm có hiệu quả cần phải lựa chọn kênh tiêu thụ sản phẩm một
cách hợp trên cơ sở tính đến các yếu tố như đặc điểm sản phẩm, các điều
kiện vận chuyển, bảo quản, sử dụng…
Căn cứ vào mối quan hệ giữa doanh nghiệp và bạn hàng mà doanh
nghiệp có thể lựa chọn kênh xuất khẩu trực tiếp hoặc gián tiếp.
Kênh xuất khẩu trực tiếp là hình thức doanh nghiệp xuất khẩu trực

tiếp sản phẩm của mình đến bạn hàng mà không qua một khâu trung gian.
Kênh xuất khẩu này có ưu nhược điểm là.
Ưu điểm: Giảm được chi phí lưu thông, thời gian sản phẩm đến tay
bạn hàng nhanh hơn, các doanh nghiệp có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với
người tiêu dùng…
Nhược điểm: Doanh nghiệp phải tiếp xúc với nhiều bạn hàng, phải
dành nhiều công sức, thời gian vào quá trình xuất khẩu, nhiều khi làm tốc đọ
chu chuyển của vốn lưu động chậm hơn.
Kênh xuất khẩu gián tiếp là hình thức mà doanh nghiệp xuất bán sản
phẩm của mình cho bạn hàng có qua khâu trung gian. Sự tham gia nhiều hay
ít của các trung gian trong quá trình xuất khẩu sẽ làm cho kênh xuất khẩu
gián tiếp dài, ngắn khác nhau. Kênh xuất khẩu này có ưu, nhược điểm là.
Ưu điểm: Doanh nghiệp có thể xuất khẩu với một khối lượng sản
phẩm của mình, từ đó thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm chi phí bảo quản, hao hụt
trong quá trình xuất khẩu, …
Nhược điểm: Kênh xuất khẩu này làm cho thời gian lưu thông hàng
dài hơn, tăng chi phí xuất khẩu và đặc biệt là doanh nghiệp khó có thể kểm
soát các khâu trung gian.
SVTH: Dương Quốc Hoàng – TM 46B Đại học Kinh Tế Quốc Dân
8
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Trần Chí Thành
Như vậy mỗi kênh tiêu thụ sản phẩm đều có ưu, nhược điểm nhất
định, nhiệm vụ của phòng kinh doanh là phải lựa chọn hợp lý các hình thức
xuất khẩu sản phẩm sao cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
5. Tổ chức các hoạt động xúc tiến yểm trợ cho xuất khẩu.
Hoạt động xuất khẩu có thể tiến hành được một cách nhanh chóng đạt
hiệu quả thì hoạt động xúc tiến yểm trợ có một vai trò đặc biệt quan trọng.
Xúc tiến là hoạt động thông tin Marketing tới khách hàng tiềm năng của
doanh nghiệp. Các thông tin bao gồm thông tin về doanh nghiệp, về sản
phẩm, về phương thức phục vụ và những lợi ích mà khách hàng sẽ thu được

khi mua sản phẩm của doanh nghiệp, cũng như các tin tức cần thiết từ phía
khách hàng, qua đó để doanh nghiệp tìm ra cách thoả mãn tốt nhất nhu cầu
của khách hàng. Trong hoạt động kinh doanh có các hoạt động xúc tiến mua
hàng và bán hàng.
Hoạt động xúc tiến bán hàng là toàn bộ các hoạt động nhằm tìm kiếm
và thúc đẩy cơ hội bán hàng trong hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Xúc tiến bán
hàng chứa đựng trong đó các hình thức, cách thức và những biện pháp nhằm
thúc đẩy mạnh khả năng bán ra của doanh nghiệp.Xúc tiến bán hàng có ý
nghĩa quan trọng trong việc chiếm lĩnh thị trường và nâng cao sức cạnh
tranh của hàng hóa trên thương trường, nhờ đó quá trình tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp được đẩy mạnh cả về số lượng và thời gian. Yểm trợ là
hoạt động nhằm hỗ trợ, thúc đẩy, tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện tốt
hoạt động tiêu thụ của doanh nghiệp, giúp cho doanh nghiệp có điều kiện
mở rộng các mối quan hệ với khách hàng, củng cố phát triển thị trường.
Những nội dung chủ yếu của hoạt động xúc tiến, yểm trợ bán hàng phải kể
đến là: quảng cáo, chào hàng, khuyến mại, tham gia hội trợ, triển lãm…
SVTH: Dương Quốc Hoàng – TM 46B Đại học Kinh Tế Quốc Dân
9
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Trần Chí Thành
6. Lựa chọn đối tác để xuất khẩu.
Việc lựa có ảnh hưởng lớn đến quá trình xuất khẩu của doanh nghiệp
do vậy doanh nghiệp chọn đối tác nào để xuất khẩu thì doanh nghiệp cần
phải bỏ thời gian và chi phí để nghiên cứu về đối tác có như vậy chúng ta
mới có được các thông tin về đối tác điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp dễ
dàng hơn khi đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác .Theo binh pháp Tôn Tử
thì “ Biết người, biết ta trăm trận trăm thắng. Biết ta mà không biết người thì
cầm chắc phần thua”. Nghiên cứu đối tác ta cần thu thập thông tin từ phía
đối tác, thông tin có thể lấy từ các bạn hàng đã làm việc với đối tác, cần phải
nghiên cứa về sở thích, nhu cầu cũng như các quy định, điều lệ của đối tác.
Việc lựa chọn đối tác nào, bỏ đối tác nào tùy thuộc vào hợp đồng cũng như

quy định của doanh nghiệp.
7. Đàm phán và ký kết hợp đồng xuất khẩu sản phẩm.
Đàm phán là sự bàn bạc, thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên để cùng
nhau nhất trí hay thỏa hiệp giải quyết những vấn đề về lợi ích có liên quan
đến các bên.
Sau khi doanh nghiệp đã lựa chọn được đối tác phù hợp với hợp đồng
thì doanh nghiệp cần phải tiến hành đàm phán ký kết hợp đồng với đối tác.
Để đàm phán và ký kết hợp đồng thành công thì doanh nghiệp cần phải
chuẩn bị thông tin về phía đối tác, phải có các chuyên gia đàm phán và tổ
chức đoàn đàm phán cho phù hợp với đoàn đàm phán của bạn. Đặc biệt với
các bạn hàng là người ngoài nươc thì doanh nghiệp càng phải chuẩn bị một
cách cẩn thân và kỹ lưỡng có như vậy đàm phá mới diễn ra một cách thuận
lợi và đạt kết quả cao nhất.
8. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Tổ chức hoạt động xuất khẩu là khâu cuối cùng của quá trình xuất
khẩu, sau khi các doanh nghiệp đã ký kết được các hợp đồng với đối tác về
SVTH: Dương Quốc Hoàng – TM 46B Đại học Kinh Tế Quốc Dân
10
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Trần Chí Thành
mẫu mã, chất lượng, giá cả … thì doanh nghiệp cần tổ chức xuất hàng cho
đối tác theo đúng như quy định đã ký kết với đối tác trong hợp đồng. Trong
quá trình tổ chức hoạt động xuất khẩu doanh nghiệp cần chú ý đến tâm lý,
nhu cầu, sở thích của đối tác cũng như các yêu cầu từ phía đối tác đề ra có
như vậy thì doanh nghiệp mới giữa uy tín của mình với bạn hàng tạo điều
kiện thuận lợi cho những hợp đồng làn sau với đối tác và có được những hợp
đồng mới với những đối tác mới thông qua sự giới thiệu của đối tác cũ của
chúng ta. Doanh nghiệp muốn xuất khẩu được nhiều hàng thì doanh nghiệp
cần tìm hiểu các thông tin về đối tác như phong cách làm việc, thái độ từ
phía đối tác… doanh nghiệp cần phải làm tốt khâu công tác này tạo điều
kiện cho những hợp đồng sau sẽ thuận lơi hơn.

III. Khái quát chung về thị trường Nhật Bản và quan hệ thương mại
giữa Việt Nam –Nhật Bản.
1. Vài nét về Nhật Bản.
Nhật Bản là quốc gia nghèo tài nguyên, dân số đông, kinh tế bị tàn
phá kiệt quệ trong chiến tranh. Nhờ có các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật
Bản đã nhanh chóng phục hồi (1945-1954), phát triển cao độ (1955-1973).
Từ năm 1974 đến nay, tốc độ phát triển kinh tế tuy chậm lại, song Nhật Bản
tiếp tục là một nước có tiềm năng lớn thứ 2 trên thế giới về kinh tế, KHKT,
tài chính.
Chính sách đối ngoại: Từ sau chiến tranh lạnh, Nhật Bản điều chỉnh
chính sách đối ngoại theo hướng tăng cường tính độc lập, chủ động nhằm
vươn lên thành cường quốc chính trị tương xứng với sức mạnh kinh tế, phát
huy vài trò và ảnh hưởng trên thế giới và Châu Á-Thái Bình Dương. Đường
lối đối ngoại của chính quyền mới thể hiện qua các khái niệm “ngoại giao
giá trị: thúc đẩy chủ nghĩa dân chủ, tự do và pháp trị” của Thủ tướng Abe và
“xây dựng vành đai tự do và thịnh vượng” của Ngoại trưởng Aso.
SVTH: Dương Quốc Hoàng – TM 46B Đại học Kinh Tế Quốc Dân
11
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Trần Chí Thành
Hiện nay, các mặt hàng XK chính của VN sang thị trường này gồm:
may mặc, hàng thủ công mỹ nghệ, hải sản, dầu thô, dây điện, đồ gỗ nội thất,
than đá, và giày dép... Đặc biệt, phải kể đến mặt hàng thủ công mỹ nghệ.
Đây là mặt hàng mới nổi lên và được khách hàng Nhật Bản rất ưa thích bởi
tính chất văn hoá đậm đà, truyền thống của Việt Nam.
1.1. Đặc điểm chung của thị trường Nhật Bản.
Nhật Bản không chỉ là một thị trường với khả năng tiêu dùng lớn mà
còn là một thị trường gần gũi về mặt địa lý và có nhiều điểm tương đồng về
văn hoá đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Trao đổi về việc xuất khẩu
hàng hoá Việt Nam sang thị trường này, ông Nguyễn Trung Dũng: Quan hệ
giữa Việt Nam và Nhật Bản từ trước tới nay vốn là quan hệ đối tác tin

tưởng, ổn định lâu dài nhưng từ năm 2006, sau chuyến thăm của Thủ tướng
Nguyễn Tấn Dũng, quan hệ này đã được nâng lên một tầm cao mới: Đối tác
chiến lược. Điều này đã tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp của hai
nước.
Thị trường Nhật Bản từ trước tới nay vẫn là một thị trường có nhiều
hứa hẹn đối với doanh nghiệp Việt Nam. Trong nhiều năm liền, Việt Nam
luôn là quốc gia xuất siêu sang Nhật Bản. Theo thống kê, năm 2004 kim
ngạch xuất khẩu của hai nước đạt 4,5 tỷ USD thì trong năm 2006 đã tăng lên
đến 9,9 tỷ USD, trong đó tỷ trọng xuất khẩu luôn nghiêng về phía Việt Nam.
Đây là một thị trường mang nhiều tính đặc thù, truyền thống và ổn định. Các
doanh nghiệp Việt Nam đang có ý định xuất hàng sang Nhật Bản cần quan
tâm đến điểm này.
Hiện nay, Nhật Bản vẫn là quốc gia có nền kinh tế phát triển thứ hai
thế giới. Tổng mức tiêu dùng trong nước tăng nhanh, trong tổng mức tăng
trưởng GDP, thì mức tăng nội nhu (Tiêu dùng trong nước) đạt khoảng 55%.
SVTH: Dương Quốc Hoàng – TM 46B Đại học Kinh Tế Quốc Dân
12
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Trần Chí Thành
Chính chỉ số này không chỉ là động lực thúc đẩy nền kinh tế Nhật Bản mà
còn có lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu vào thị trường này.
Một điều cần lưu ý nữa là, mức độ lão hoá dân số của Nhật Bản cao
(số người dân trên 65 tuổi chiếm khoảng 20%). Cùng với việc dân số lão hoá
đạt mức cao (cao nhất thế giới hiện nay) kéo theo lao động thiếu, nhất là lao
động trong lĩnh vực nông nghiệp trong khi nhu cầu về thực phẩm vẫn liên
tục tăng, chỉ trong năm 2006 đã tiêu thụ hết 55 tỷ USD. Chính đặc điểm này
không chỉ chi phối nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng Nhật Bản mà còn
cho thấy tiềm năng xuất khẩu lao động và các mặt hàng thực phẩm vào thị
trường này.
1.2. Chính sách thương mại Nhật Bản.
1.2.1. Chính sách ngoại thương.

Về chính sách kinh tế đối ngoại: Nhật Bản đang có nhiều thay đổi
trong năm 2006, nhất là mấy tháng gần đây. Nhật Bản từ nhiều năm liền là
đồng minh thân cận của Mỹ nhưng xuất khẩu hàng hoá của nước này vào
Mỹ chiếm 22% trong khi nhập khẩu thì Trung Quốc mới là nước dẫn đầu
với tỷ lệ 25% (tổng mức xuất khẩu của tất cả các nước ASEAN chỉ chiếm
khoảng 14%, riêng Việt Nam khoảng 1%. Dự kiến, trong năm 2007, xuất
khẩu của Việt Nam vào Nhật Bản sẽ đạt khoảng 12 tỷ USD).
1.2.2. Những quy định của Nhật Bản về xuất xứ hàng hóa.
Hiện nay, với cuộc sống văn minh, hiện đại trong tiêu dùng của Nhật
Bản thì đi kèm với nó là các yêu cầu đối với hàng hoá nhập khẩu vào thị
trường Nhật Bản. Do đó, có rất nhiều các hàng rào thuế quan và phi thuế
quan được dựng lên. Các hàng rào về thuế quan chủ yếu được dựng lên
nhằm bảo hộ các nhà sản xuất trong nước. Còn các hàng rào phi thuế nhằm
bảo vệ người tiêu dùng trong nước. Những hàng hoá nhập khẩu vào Nhật
Bản phải đảm bảo những tiêu chuẩn về chất lượng, xuất xứ hàng hoá, … Đối
SVTH: Dương Quốc Hoàng – TM 46B Đại học Kinh Tế Quốc Dân
13
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Trần Chí Thành
với mặt hàng thủ công mỹ nghệ thì vấn đề về xuất xứ hàng hoá có vai trò rất
quan trọng. Bởi xuất xứ hàng hoá quy định nơi sản xuất ra hàng hoá đó mà
chỉ nơi đó mới sản xuất được hàng hoá đó hoặc nó mang đậm bản sắc riêng
của nơi đó, vùng đó. yếu tố văn hoá kết tinh trong hàng hoá là ưu thế của các
mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Chính vì vậy, đối với khách hàng nước ngoài
nói chung và khách hàng Nhật Bản nói chung rật quan tâm đến vấn đề này.
Một số kiến nghị với doanh nghiệp Việt Nam trong hợp tác với
doanh nghiệp Nhật Bản:
Doanh nghiệp Nhật Bản tương đối khó tính trong việc lựa chọn đối
tác làm ăn. Thường họ chú trọng công tác thẩm định trực tiếp. Khi chọn đối
tác để cung cấp hay nhập khẩu hàng hoá họ thường có nhu cầu thẩm định
hàng hoá trực tiếp. Mặt khác, người Nhật có thói quen đến tận doanh nghiệp

mua hàng để xem cơ sở đối tác, vì thế chúng ta phải phát triển sản xuất.
Những mặt hàng thường phải nhập từ nhiều nguồn, nhiều công đoạn sản
xuất, khó tập trung một điểm như thủ công mỹ nghệ phải có các kho hàng,
showroom,… để họ tin tưởng hơn.
Đặc biệt, người Nhật Bản cũng rất chú trọng đến môi trường. Người
Nhật đặt yêu cầu rất cao đối với vệ sinh an toàn thực phẩm. Như vấn đề tôm
xuất khẩu vào Nhật Bản vừa qua, cùng với việc thông báo cho phía Việt
Nam, họ cũng tiến hành nhiều biện pháp điều tra, nếu phát hiện tôm Việt
Nam được nuôi thả không đảm bảo vệ sinh môi trường thì rất dễ bị cẩm
nhập khẩu.
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần tìm hiểu kỹ thông tin về các hội
chợ để thu được hiệu quả cao nhất.
2. Quan hệ hợp tác thương mại giữa Việt Nam và Nhật Bản.
Trong năm 2006, những mặt hàng của Việt Nam xuất khẩu vào thị
trường Nhật Bản như: may mặc xuất được 850 triệu USD, thuỷ sản 650 triệu
SVTH: Dương Quốc Hoàng – TM 46B Đại học Kinh Tế Quốc Dân
14
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Trần Chí Thành
USD... Riêng các mặt hàng thuỷ sảng tăng hơn 40%. Điều đó cho thấy cửa
dành cho xuất khẩu thực phẩm vẫn rất lớn, nhất là thuỷ sản: tôm, mực…
Tuy nhiên, thủy sản Việt Nam xuất khẩu vào Nhật Bản đang bị kiểm tra
100% lô hàng nhập khẩu. Tiến trình này đã được tham tán thương mại của
Viêt Nam tại Nhật Bản cảnh báo từ khi những lô hàng thuỷ sản đầu tiên xuất
khẩu vào Nhật phát hiện có vấn đề. Phía Nhật từ việc chỉ kiểm tra 50% dẫn
đến kiểm tra 100% như hiện nay, và nếu chúng ta không có biện pháp sẽ bị
cấm nhập khẩu. Nếu mặt hàng này bị cấm thì chúng ta từ một nước xuất siêu
sang thị trường này có nguy cơ chuyển sang nước nhập siêu.
Bên cạnh thuỷ sản, đồ gỗ của Việt Nam cũng là một trong những sản
phẩm được ưa chuộng tại thị trường Nhật. Năm 2003, xuất khẩu mặt hàng
này sang Nhật của Việt Nam đứng ở vị trí thứ nhưng sang năm 2006 đã

vươn lên thứ 2, vượt qua Thái Lan và Đài Loan. Tuy nhiên có một số lưu ý
là, gần đây nhu cầu về mặt hàng này đã thay đổi, thị hiếu của người Nhật
đang quan tâm vào các vật liệu gỗ lát ngoài, và phần trong của sản phẩm có
thể làm bằng các loại vật liệu khác.
Một mặt hàng cũng rất có tiềm năng trên thị trường Nhật Bản là túi
nhựa. Mỗi năm Nhật Bản nhập khẩu khoảng 800 triệu USD nhưng giá trị
xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt 50 triệu USD.
Cuối cùng là mặt hàng thủ công mỹ nghệ: Nhu cầu về mặt hàng này
của Nhật Bản vẫn lớn nhưng thị phần của Việt Nam rất nhỏ. Trong mấy năm
gần đây đang có xu hướng chậm lại do thị hiếu của người tiêu dùng đang
thay đổi.
Quan hệ thương mại VN - Nhật Bản mang tính chất bổ sung, chứ
không cạnh tranh nhau, phù hợp với khả năng của mỗi nước. Do vậy, đây sẽ
là thị trường tiềm năng lớn cho hàng XK của VN.
SVTH: Dương Quốc Hoàng – TM 46B Đại học Kinh Tế Quốc Dân
15
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Trần Chí Thành
Nhật Bản là một trong những đối tác kinh tế quan trọng hàng đầu của
Việt Nam.
Mậu dịch: Hai nước đã dành cho nhau thuế suất tối huệ quốc từ 1999.
Những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam là thuỷ sản, dệt may, dầu
thô, cáp điện, đồ gỗ… Mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là cơ khí, sắt thép, điện
tử, xe gắn máy, nguyên liệu dệt, da…
Kim ngạch mậu dịch Việt Nam - Nhật Bản
Đơn vị: Tỷ USD
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Xuất
sang
Nhật
1,481 1,786 2,621 2,509 2,438 2,909 3,502 4,410

Nhập từ
Nhật
1,469 1,477 2,250 2,215 2,509 2,993 3,552 4,100
Cán cân
mậu
dịch
12 309 371 294 -71 -84 50 310
Tổng
kim
ngạch
2,950 3,263 4,871 4,724 4,947 5,902 7,054 8,510 9,900
(Nguồn: Cục thống kê Việt Nam)
Hai bên đặt mục tiêu nâng tổng kim ngạch thương mại hai nước lên
15 tỷ USD vào năm 2010. Hai nước đã tiến hành đàm phán chính thức về
Hiệp định đối tác kinh tế song phương (EPA) từ tháng 1/2007.
Đầu tư trực tiếp: Tính đến tháng 3/2007, Nhật Bản đã có 767 dự án
đầu tư trực tiếp còn hiệu lực tại Việt Nam với tổng số vốn đầu tư đăng ký
7,8 tỷ USD, đứng thứ 4 trong các nước và vùng lãnh thổ có vốn đầu tư tại
Việt Nam (sau Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan). Riêng năm 2006, tổng
SVTH: Dương Quốc Hoàng – TM 46B Đại học Kinh Tế Quốc Dân
16
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Trần Chí Thành
vốn đầu tư của Nhật Bản là 1,34 tỷ USD với 137 dự án cấp mới và 85 lượt
tăng vốn.
Hai bên đang tích cực triển khai giai đoạn 2 sáng kiến chung Việt-
Nhật về cải thiện môi trường đầu tư Việt Nam.
Viện trợ phát triển chính thức ODA: Nhật Bản là nước tài trợ ODA
lớn nhất cho Việt Nam, từ 1992-2005 đạt khoảng 11 tỷ USD, chiếm khoảng
30% tổng số khối lượng ODA của cộng đồng quốc tế cam kết dành cho Việt
Nam, trong đó có viện trợ không hoàn lại khoảng 1,4 tỷ USD.

Viện trợ phát triển chính thức ODA của Nhật Bản cho Việt Nam.
Đơn vị: Tỷ USD
Năm 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006
Viện trợ
không
hoàn lại
11,5 12,8 10,7 15,5 17,3 13,1 12,4 12,6 12,58 8,8
Khoản
vay
85 88 101,3 70 74,3 79,3 79,3 82,0 88,32 95,1
Tổng
cộng
96,5 100,8 112 86,4 91,6 92,4 91,7 92,6 100,9 103,9
(Nguồn: Cục thống kê Việt Nam)
Hai bên đã thoả thuận chương trình viện trợ của Nhật Bản cho Việt Nam
nhằm vào 5 lĩnh vực chính là: phát triển nguồn nhân lực và xây dựng thể
chế; xây dựng và cải tạo các công trình giao thông và điện lực; phát triển
nông nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn; phát triển giáo dục đào
tạo và y tế; bảo vệ môi trường. Ngày 2/6/04, Nhật Bản đã công bố Chính
sách viện trợ ODA mới cho Việt Nam với 3 mục tiêu chính: Thúc đẩy tăng
trưởng, cải thiện đời sống - xã hội, hoàn thiện thể chế.
CHƯƠNG II
SVTH: Dương Quốc Hoàng – TM 46B Đại học Kinh Tế Quốc Dân
17
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Trần Chí Thành
THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ CỦA
CÔNG TY ARTEXPORT SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN.
I. Đặc điểm xuất khẩu của công ty ArtExport sang các thị trường trên
thế giới.
1. Những thị trường xuất khẩu của công ty.

Trong xu hướng khu vực hoá, toàn cầu hoá, quốc tế hoá, ArtExport
không ngừng mở rộng quan hệ buôn bán với nhiều nước trên thế giới. Ngoài
những thị trường truyền thống, Công ty luôn nỗ lực tìm kiếm và khẳng định
vị trí của mình ở những thị trường mới.
Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường năm 2005
Đơn vị: USD
Thị trường Giá trị Tỷ trọng (%)
Châu Á 2644349 24,7
Tây Âu 6390212 60,0
Châu Mỹ 1038948 9,7
Châu Đại Dương 175114 1,6
SNG 386887 3,6
Châu Phi 42650 0,4
Tổng kim ngạch 10678160 100
(Nguồn: Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường năm 2005, Phòng Tài chính
tổng hợp)
Kim ngạch xuất khẩu theo từng thị trường năm 2006
Đơn vị: USD
Thị trường Giá trị Tỷ trọng (%)
Châu Á 4238057 42,26
Tây Âu 4877197 48,63
SVTH: Dương Quốc Hoàng – TM 46B Đại học Kinh Tế Quốc Dân
18
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Trần Chí Thành
Châu Mỹ 433815 4,33
Châu Đại Dương 49375 0,49
SNG 344766 3,44
Châu Phi 85500 0,85
Tổng kim ngạch 10028707 100
(Nguồn: Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường năm 2006, Phòng Tài chính

tổng hợp)
Kim ngạch xuất khẩu theo từng thị trường năm 2007
Đơn vị: USD
Thị trường Giá trị Tỷ trọng (%)
Châu Á 5166725 46,62
Tây Âu 4680198 42,23
Châu Mỹ 520186 4,69
Châu Đại Dương 26963 0,35
SNG 526046 4,75
Châu Phi 162189 1,46
Tổng kim ngạch 11082307 100
(Nguồn: Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường năm 2007 - Phòng Tài
chính tổng hợp)
1.1. Thị trường châu á.
Nhìn vào bảng trên ta thấy, xuất khẩu sang thị trường Châu Á đã có
mức tăng trưởng ngoạn mục. Năm 2006, kim ngạch đã tăng 17.5% so với
năm 2005; năm 2007 tăng 4,36% so với 2006 và Châu Á đã trở thành thị
trường xuất khẩu lớn nhất của Artexport. Các bạn hàng lớn nhất của Công ty
trong khu vực này phải kể đến Nhật Bản, Hàn Quốc , Đài Loan, Thái Lan,
Trung Quốc, Ấn Độ. Đây là các quốc gia có vị trí địa lý gần Việt Nam với
các đặc trưng văn hoá gần giống nhau, giao thông vận tải thuận lợi, thu nhập
đầu người ở mức khá trở lên. Do đó, đây là khu vực thị trường có tiềm năng
tăng trưởng rất lớn. Công ty cần tăng cường công tác quản lý kiểm tra chất
SVTH: Dương Quốc Hoàng – TM 46B Đại học Kinh Tế Quốc Dân
19
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Trần Chí Thành
lượng sản phẩm, nghiên cứu kỹ các kênh phân phối với đặc thù thị trường,
tìm hiểu tập quán tiêu dùng của khu vực này để có biện pháp thích ứng.
Đơn vị tính: USD
Thị trường

Châu Á
2005 2006 2007
Giá trị
Tỷ
trọng(%)
Giá trị
Tỷ
trọng(%)
Giá trị
Tỷ
trọng(%)
Nhật Bản 1314035 49,69 1510780 35,65 1378309 26,68
Hàn Quốc 323307 12,23 48194 1,14 331217 6,41
Trung Quốc 48167 1,82 709869 16,75 444836 8,61
Đài Loan 509437 19,27 520778 12,29 637491 12,34
Thái Lan 257191 9,73 673905 15,90 727501 14,08
Ấn Độ 70377 2,66 637363 15,04 1422151 27,53
Các nước
khác
121835 4,61 137168 3,24 225220 4,36
Tổng kim
ngạch
2644349 100 4238057 100 5166725 100
(Nguồn: Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường Châu Á - Phòng Tài chính
tổng hợp)
1.2. Thị trường Tây Âu.
Đây là thị trường đã phát triển khá cao. Các quốc gia trong khu vực
này hầu hết là các nước phát triển, có nền kinh tế ổn định, thu nhập bình
quân đầu người cao. Kim ngạch xuất của Công ty sang thị trường trong năm
2005 đạt mức cao nhất (chiếm 59,84% tổng kim ngạch xuất khẩu tất cả các

thị trường). Tuy nhiên, trong năm 2006, 2007 xuất khẩu sang thị trường này
cũng đã giảm xuống tương đối (lần lượt là 48,63% , 42.23% tổng kim ngạch
các thị trường). Đó là do hậu quả của các vụ kiện bán phá giá của liên minh
EU đối với một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam. Những bạn hàng lớn
nhất của Công ty trong khu vực này là Bỉ, Ý , Tây Ban Nha, Hà Lan, Đức,
Pháp, Anh. Đây là những bạn hàng cực kỳ khó tính về chất lượng sản phẩm,
độ đồng đều của sản phẩm và tiến độ thực hiện hợp đồng.
Đơn vị tính: USD
SVTH: Dương Quốc Hoàng – TM 46B Đại học Kinh Tế Quốc Dân
20
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Trần Chí Thành
Thị trường
Tây Âu
2005 2006 2007
Giá trị
Tỷ
trọng(%)
Giá trị
Tỷ
trọng(%)
Giá trị
Tỷ
trọng(%)
Bỉ 3089983 48,35 1860518 38,15 1908499 40,78
Italia 891694 13,95 644576 13,22 1017523 21,74
Tây Ban Nha 602586 9,43 421733 8,65 380654 8,13
Hà Lan 382450 5,98 61390 1,26 302299 6,46
Đức 501845 7,85 308525 6,33 465394 9,94
Pháp 580243 9,08 418625 8,58 341832 7,30
Anh 157364 2,46 289404 5,93 217856 4,65

Các nước
khác
184047 2,88 872426 17,89 46141 0,99
Kim nghạch 6390212 100 4877197 100 4680198 100
(Nguồn: KNXK thị trường Tây Âu - Phòng Tài chính tổng hợp)
1.3. Thị trường Châu Mỹ.
Đây là thị trường không đồng nhất với nhu cầu nhập khẩu đa dạng.
Trong khu vực này thì Mỹ, Canađa và Mêhicô là các bạn hàng chính của
Công ty. Tuy nhiên, các mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Công ty vẫn
chưa đáp ứng được nhu cầu của các thị trường này. Đặc biệt, Mỹ là thị
trường lớn nhất thế giới với nhu cầu rất đa dạng. Các rào cản kỹ thuật vẫn là
vấn đề làm đau đầu các nhà xuất khẩu Việt Nam. Bên cạnh đó, việc tập
trung vào một thị trường trong giai đoạn vừa qua khiến một số mặt hàng
xuất khẩu của Việt Nam bị áp thuế chống phá giá. Điều này ảnh hưởng
không nhỏ đến việc thực hiện các chỉ tiêu xuất khẩu của công ty. Thị trường
Châu Mỹ (chiếm chưa đầy 5% tổng kim ngạch xuất khẩu) vẫn còn khá nhiều
cơ hội cho Artexport.
1.4. Các thị trường khác.
Những thị trường này bao gồm Châu Đại Dương, các nước SNG cũ và
Châu Phi. Xuất khẩu sang các nước này cũng chỉ ở mức dưới 5% tổng kim
ngạch các thị trường. Các nước SNG trước đây chừng 15 năm là thiên đường
SVTH: Dương Quốc Hoàng – TM 46B Đại học Kinh Tế Quốc Dân
21
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Trần Chí Thành
cho hàng xuất khẩu Việt Nam, đặc biệt là hàng thủ công mỹ nghệ. Tuy
nhiên, sau sự kiện Liên bang Xô Viết sụp đổ, thị trường này gần như đóng
lại với Việt Nam. Trong giai đoạn gần đây chứng kiến sự phục hồi của thị
trường này do Việt Nam đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong ngoại giao
và kinh tế. Bên cạnh đó, việc gia nhập EU của nhiều nước Đông Âu khiến
các cơ sở gia công của các nước Tây Âu trước kia đặt tại khu vực Châu Á,

Mỹ La tinh, Châu Phi chuyển sang khu vực này do nhân công rẻ, dễ quản lý
hơn và nhất là để phù hợp với chính sách nhất thể hoá của Liên minh Châu
Âu.
2. Cơ cấu xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ trong chiến lược phát triển
của công ty ArtExport.
Bảng kim ngạch xuất khẩu theo cơ cấu mặt hàng trong 3 năm:
Đơn vị tính: USD
Mặt hàng
Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007
Giá trị
Tỷ
trọng(%)
Giá trị
Tỷ
trọng(%)
Giá trị
Tỷ
trọng(%)
Hàng cói,
mây tre
895230 8,38 945657 9,43 733093 6,1
Sơn mài
mỹ nghệ,
đá, gỗ, sản
phẩm gỗ
mỹ nghệ
2919087 27,74 2482533 24,75 3071608 27,72
Hàng gốm
sứ, đất
nung

1356587 12,7 645805 6,44 1064738 9,61
Hàng thêu
ren, dệt
3472160 32,52 3108656 31,00 3582942 32,33
SVTH: Dương Quốc Hoàng – TM 46B Đại học Kinh Tế Quốc Dân
22
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Trần Chí Thành
may
Hàng túi
thêu thủ
công
384860 3,6 854451 8,52 616704 5,56
Tổng giá
trị
10678160 100 10028707 100 11082304 100
(Nguồn: Kim nghạch và tỷ trọng xuất khẩu từng mặt hàng trong 3 năm -
Phòng Tài chính tổng hợp)
Đơn vị: USD
Mặt hàng 2005 2006
Tăng giảm
2006/2005
2006 2007
Tăng
giảm
2007/2006
(USD) (USD) % (USD) (USD) %
Hàng cói, mây
tre
895230 945657 5,63 945657 733093 -22,48
Sơn mài mỹ

nghệ, đá, gỗ,
sản phẩm gỗ
mỹ nghệ
2919087 2482533 -14,96 2482533 3071608 23,73
Hàng gốm sứ,
đất nung
1356587 645805 -52,39 645805 1064738 64,87
Hàng thêu ren,
dệt may
3472160 3108.656 -10,47 3108656 3.582942 15,26
Hàng túi thêu
thủ công
384860 854451 122,02 854451 616704 -27,82
Tổng giá trị 10678160 10028707 -6,08 10028707 11082304 10,51
(Nguồn: Kim ngạch xuất khẩu từng thị trường - Phòng Tài chính tổng
hợp)
2.1. Mặt hàng thêu ren, may mặc.
SVTH: Dương Quốc Hoàng – TM 46B Đại học Kinh Tế Quốc Dân
23
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Trần Chí Thành
Trên đây là kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của công ty.
Trong đó mặt hàng thêu ren, dệt may chiếm tỷ trọng lớn nhất - chiếm
32,52% (2005), 31% (2006), 32,33% (2007) tổng kim ngạch xuất khẩu.
Mặt hàng thêu được hình thành ngay từ khi Công ty mới thành lập
năm 1964 và mang lại hợp đồng đầu tiên trị giá 10,000 Rúp sang thị trường
Liên Xô cũ. Ngày nay, kim ngạch xuất khẩu thường giao động ở mức 30%.
Giá trị đích thực của mặt hàng này đã được khẳng định tại nhiều thị trường
lớn như Nhật, Mỹ, Pháp, Italia, Tây Ban Nha…thu hút ngày càng nhiều lao
động có tay nghề, có khả năng sáng tạo, đem lại việc làm cho hàng nghìn lao
động. Mặt hàng thêu ren hứa hẹn sự phát triển không ngừng với tiềm năng

vô tận và đang được Công ty đầu tư để tạo ra một nét riêng cho Artexport.
Hiện nay, hàng dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ đạt
1.569.400 USD, tăng 20,94% so với cùng kỳ năm ngoái chứ chưa tăng đột
biến sau khi chế độ hạn ngạch dệt may bị bãi bỏ. Đó là do các doanh nghiệp
Việt Nam, trong đó có Artexport lo ngại về khả năng áp thuế chống bán phá
giá của Mỹ.
2.2. Nhóm mặt hàng sơn mài mỹ nghệ, gỗ, sản phẩm gỗ, đá.
Đây là nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai của
Artexport trong giai đoạn 2005-2007. Cụ thể, năm 2005 tỷ trọng của mặt
hàng này đạt 27,74%; 2006 đạt 24,75%; 2007 đạt 27,72% tổng kim ngạch.
Hàng sơn mài mỹ nghệ là mặt hàng xuất hiện đầu tiên trong lịch sử
hình thành của Công ty. Mặt hàng này được biết đến với 3 chủng loại chính
bao gồm: Sơn mài khảm trai ốc, sơn mài điêu khắc và các loại sơn mài khác.
Ngay từ những năm 1994, Công ty đã chú ý tới nhu cầu tại thị trường các
nước nhập khẩu, cho ra đời hàng loạt mặt hàng sơn mài mỹ nghệ phù hợp
với thị hiếu của từng quốc gia như: sơn mài, gốm sơn mài, tre ghép, tre sơn
mài…được chế tác hết sức cẩn thận. Tuy nhiên, khi mới được xuất sang các
SVTH: Dương Quốc Hoàng – TM 46B Đại học Kinh Tế Quốc Dân
24
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: GS.TS Trần Chí Thành
nước ôn đới, sản phẩm sơn mài bị cong vênh do không phù hợp với thời tiết.
Công ty đã tiến hành giải quyết bằng cách cho ra đời các sản phẩm bằng cốt
gốm hay composite qua xử lý. Cho đến nay, xưởng sản xuất các mặt hàng
mỹ nghệ cốt gốm, cốt nhựa composite và tre ghép được khảm trai, ốc, vỏ
trứng, … phù hợp với thời tiết và chủ yếu sang Châu Âu, Nhật Bản.
Các sản phẩm đồ gỗ Việt Nam được nhiều khách hàng đánh giá có
chất lượng tốt hơn của Inđônêxia, kiểu dáng sáng tạo và độc đáo hơn của
Trung Quốc, giá cạnh tranh.
Tuy phát triển nhanh, ngành chế biến gỗ của Việt Nam đang gặp một
số khó khăn: Lượng gỗ khai thác từ rừng tự nhiên trong mỗi năm chỉ đạt

50,000 m3. Số còn lại hơn 75% nguyên liệu gỗ phải nhập khẩu và giá đang
tăng thêm từ 10-30% trong khi giá xuất khẩu các sản phẩm gỗ chế biến vẫn
không thay đổi. Điều này có thể lý giải tại sao tỷ trọng xuất khẩu của nhóm
mặt hàng này lại giảm tới 14,96% trong năm 2005. Bên cạnh đó, phải kể đến
tình trạng các nhà máy chế biến gỗ phát triển nhanh làm mất cân đối giữa
nhu cầu sản xuất với khả năng cung cấp lao động, hầu hết các lao động chế
biến gỗ lại chưa qua đào tạo chính quy.
Năm 1997 là năm đầu tiên Artexport tham gia thị trường xuất khẩu
các sản phẩm đá xẻ tự nhiên của Việt Nam sang các nước Châu Âu. Trong
đó, thị trường khởi điểm là Ireland, sau đó là Bỉ, Hà Lan, Italia, Đức…Năm
1997 kim ngạch chỉ đạt 15,000 USD/năm và đến năm 2004 đã tăng lên gần
3,000,000 USD/năm. Sản phẩm chủ yếu được xuất khẩu gồm: Tumbled,
Honed, Kerb, Windowsill, Cubes, Flamed…Vật liệu được dùng bằng đá tự
nhiên theo dòng đá bluestone, đá basalt, granite, hoa cương, sa thạch…Các
sản phẩm này thường được sử dụng trong các công trình xây dựng, giao
thông và đặc biệt là phục chế và tu sửa các công trình đường phố cổ ở Châu
SVTH: Dương Quốc Hoàng – TM 46B Đại học Kinh Tế Quốc Dân
25

×