Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Bàn về hệ thống phương pháp tính giá thành

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.9 KB, 29 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam đang dần mở cửa và hội nhập với nền kinh tế thế giới. Đây vừa là
cơ hội vừa là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Để tồn tại và phát
triển các doanh nghiệp Việt Nam phải luôn tìm biện pháp để nâng cao hiệu quả
sản xuất kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh, khẳng định tên tuổi mình trong
nước và quốc tế. Trong đó giá thành là một trong những chỉ tiêu quan trọng
đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Không những thế, giá
thành còn là cơ sở cho các nhà quản lý ra quyết định, xác định phương hướng
phát triển của doanh nghiệp.
Vì vậy đối với kế toán giá thành cần phải nắm vững về hệ thống phương
pháp tính giá thành và điều kiện vận dụng đối với từng doanh nghiệp để tiết
kiệm chi phí, mang lại hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Xuất phát từ nhận thức về tầm quan trọng của giá thành, mong muốn tìm
hiểu sâu hơn về các phương pháp tính giá thành được vận dụng ở Việt Nam và
sự khác biệt so với các nước trên thế giới, dưới sự hướng dẫn của Th.S Phạm
Xuân
Kiên em chọn đề tài “Bàn về hệ thống phương pháp tính giá thành“ cho
đề án môn học. Đề án bao gồm những nội dung chính sau:
Phần I: Cơ sở lý luận chung về các phương pháp tính giá thành.
Phần II: Thực trạng các phương pháp tính giá thành.
Phần III: Một số ý kiến đề xuất.
SV:Trần Thị Kiều Ly Th.S. Phạm Xuân Kiên
Do trình độ kiến thức cũng như sự hiểu biết còn hạn chế nên trong bài
không tránh khỏi nhiều thiếu sót, em rất mong sự chỉ bảo, giúp đỡ của thầy giáo
để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
SV:Trần Thị Kiều Ly Th.S. Phạm Xuân Kiên
Phần I: Cơ sở lý luận chung về phương pháp tính giá
thành sản phẩm.
I.Những vấn đề chung về giá thành sản phẩm.
1.1.Khái niệm.


Giá thành sản phẩm là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các khoản hao phí về lao
động sống và lao động vật hóa có liên quan đến khối lượng công tác, sản phẩm,
lao vụ hoàn thành.
Cần phân biệt giữa chi phí sản xuất và giá thành:
Chí phí sản xuất là toàn bộ các khoản hao phí được tính bằng tiền để sản xuất
hoặc tiêu thụ một khối lượng sản phẩm hoặc dịch vụ nhất định.
-Chí phí sản xuất gắn liền với từng thời kỳ phát sinh ra chúng còn giá thành
gắn với một khối lượng sản phẩm dịch vụ đã hoàn thành
-Chi phí phát sinh trong doanh nghiệp được phân thành các yếu tố chi phí, có
cùng một nội dung kinh tế, chúng không nói rõ địa điểm và mục đích bỏ ra chi
phí. Còn những chi phí nào phát sinh nói rõ địa điểm và mục đích bỏ ra chi phí
đó thì chúng được tập hợp lại thành các khoản mục để tính toán giá thành sản
phẩm, dịch vụ.
-Chi phí sản xuất trong kỳ không chỉ liên quan đến những sản phẩm đã hoàn
thành mà còn liên quan đến cả sản phẩm còn đang dở dang cuối kỳ và sản phẩm
hỏng.Còn giá thành sản phẩm không liên quan đến chi phí sản xuất sản phẩm dở
dang cuối kỳ và sản phẩm hỏng, nhưng lại liên quan đến chi phí sản xuất của sản
phẩm dở dang kỳ trước chuyển sang.
SV:Trần Thị Kiều Ly Th.S. Phạm Xuân Kiên
-Chi phí sản xuất trong kỳ là cơ sở để tính giá thành sản phẩm, dịch vụ đã hoàn
thành.Sự tiết kiệm hay lãng phí chi phí sản xuất kinh doanh có ảnh hưởng trực
tiếp đến giá thành sản phẩm dịch vụ.
1.2.Phân loại giá thành
Nhằm đáp ứng nhu cầu quản lý và hạch toán, giá thành được phân loại dựa trên
nhiều căn cứ khác nhau. Dưới đây là một số căn cứ:
-Xét theo thời điểm tính và nguồn số liệu để tính giá thành giá thành được chia
thành
+Giá thành kế hoạch: Là giá thành được xác định trước khi bước vào kinh
doanh dựa trên cơ sở giá thành thực tế của kỳ trước và các định mức, các dự
toán chi phí của kỳ kế hoạch.

+Giá thành định mức: là giá thành được xác định trước khi bắt đầu sản xuất sản
phẩm dựa trên cơ sở các định mức chi phí hiện hành tại từng thời điểm trong kỳ
kế hoạch.
+Giá thành thực tế: Là giá thành được xác định sau khi kết thúc quá trình sản
xuất sản phẩm trên cơ sở các chi phí phát sinh trong quá trình sản xuất sản
phẩm.
-Xét theo phạm vi phát sinh chi phí giá thành được chia thành:
+Giá thành sản xuất (giá thành công xưởng):là chỉ tiêu phản ánh tất cả chi phí
sản xuất liên quan đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân
xưởng, bộ phận sản xuất.
+Giá thành tiêu thụ (giá thành toàn bộ):là chỉ tiêu phản ánh tất cả chi phí liên
quan đến việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
SV:Trần Thị Kiều Ly Th.S. Phạm Xuân Kiên
1.3.Đối tượng tính giá thành sản phẩm.
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, công việc có thể và cần phải tính giá
thành để phục vụ hạch toán kinh tế và kiểm soát chi phí.
Đối tượng tính giá thành được xác định tùy theo:
-Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất:
+Với sản xuất giản đơn: đối tượng tính giá thành là sản phẩm cuối cùng.
+Với sản xuất phức tạp:đối tượng tính giá thành là sản phẩm ở bước chế tạo
cuối cùng hay bán thành phẩm ở từng bước chế tạo.
-Lọai hình sản xuất:
+Sản xuất đơn chiếc và sản xuất hàng loạt nhỏ:đối tượng tính giá thành là sản
phẩm của từng đơn chiếc.
+Sản xuất hàng loạt với khối lượng lớn:đối tượng tính giá thành là sản phẩm
cuối cùng hay bán thành phẩm.
-Yêu cầu, trình độ quản lý, tổ chức sản xuất kinh doanh.
+ Với trình độ cao có thể chi tiết đối tượng tính giá thành.
+ Với trình độ thấp có thể thu hẹp lại.
1.4.Đơn vị tính giá thành.

Đơn vị tính giá thành là đơn vị để đo lường, kiểm kê kết quả sản xuất được xã
hội thừa nhận (có thể là đơn vị vật lý, đợn vị giá trị....).
Chức năng của đơn vị tính giá thành:
+Đo lường mức chi phí cho một đơn vị hoạt động để đánh già chất lượng của
hoạt đông kinh doạnh và quản lý qua so sánh mức chi phí đầu vào và kết quả
đầu ra.
SV:Trần Thị Kiều Ly Th.S. Phạm Xuân Kiên
+Để lập giá bán theo mục tiêu lợi nhuận tức là giá bán phải lấy giá thành làm
cơ sở tối thiểu để kí kết các hợp đồng. đơn hàng., kế hoạch tiêu thụ có lợi.
+Đo lường kết quả hoạt động kinh doanh.
1.5.Kỳ tính giá thành.
Kỳ tính giá thành là giới hạn tối đa về thời gian để:
+Tạm kết thúc hạch toán chi phí.
+Tổng hợp phí, kiểm kê số lượng sản xuất, đánh giá dở dang cuối kỳ (nếu có).
+Để tính ra giá thành đơn vị.
Kỳ tính giá thành có thể là:
+ Chu kỳ sản xuất, không phụ thuộc vào kỳ báo cáo.
+Hàng tháng, quý, năm được gọi là kỳ báo cáo.
II.Hệ thống phương pháp tính giá thành sản phâm.
Hệ thống phương pháp tính giá thành sản phẩm là tập hợp các phương pháp để
tính giâ thành đơn vị.
Mỗi phương pháp tính giá thành đều gắn với những điều kiện cụ thể của từng
doanh nghiệp tuy nhiên doanh nghiệp phải lựa chọn dựa trên nguyên tắc nhất
quán, phù hợp.
2.1.Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản dơn).
Phương pháp này thường áp dụng dối với các doanh nghiệp sản xuất giản đợn,
sản xuất với khối lượng lớn, chu kỳ sản xuất ngắn như doanh nghiệp khai thác
than, quặng …
Tổng giá thành = giá trị SPDD + CPSX phát sinh –giá trị SPDD
SP dầu kỳ trong kỳ cuối kỳ

Ưu điểm của phương pháp này là giản đơn, dễ tính toán, ít nhầm lẫn.
SV:Trần Thị Kiều Ly Th.S. Phạm Xuân Kiên
2.2.Phương pháp cộng chi phí
Phương pháp này áp dụng dối với doanh nghiệp mà quá trình sản xuất được thực
hiện ở nhiều bộ phận, nhiều giai đoạn công nghệ như doanh nghiệp dệt, may…
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm hoàn thành.
Theo phương pháp này giá thành được xác định bằng cách cộng chi phí sản xuất
của các bộ phận, các giai đoạn tạo nên sản phẩm.
Công thức:
Tổng giá thành = CPSX + CPSX + ….. + CPSX
SP giai đoạn 1 giai đoạn 2 giai đoạn n
Ưu điểm của phương pháp này ở chỗ tính toán dơn giản, dễ tính.
Tuy nhiên phương pháp này không áp dụng được đối với các công ty lớn sản
xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau.
2.3.Phương pháp hệ số.
Áp dụng đối với doanh nghiệp mà trong cùng một quá trình sản xuất sử dụng
một loại nguyên liệu và một lượng lao động nhưng thu đuợc đồng thời nhiều sản
phẩm khác nhau. Chi phí không hạch toán riêng cho từng loại sản phẩm mà hạch
toán chung cho cả quá trình sản xuất.
Phương pháp này đòi hỏi xác định hệ số quy đổi sản phẩm chính xác.
Các bước tính:
 B1: Tính giá thành của nhóm sản phẩm.
Giá thành thực tế = giá trị SPDD + CPSX phát sinh – giá trị SPDD
SP đầu kỳ trong kỳ cuối kỳ
 B2:Tính số lượng sản xuất quy đổi bằng hệ số.
SL SX quy đổi thực tế = SL SX thực tế của SP i * hệ số của SP i (hi).
SV:Trần Thị Kiều Ly Th.S. Phạm Xuân Kiên
Giá thành thực tế
 B3.Giá thành đơn vị của SP quy đổi =
Sản lượng quy đổi

 B4.Tính giá thành thực tế của loại sản phẩm.
Giá thành dơn vị sp = giá thành đvsp quy đổi * hi
Tổng giá thành thực tế =giá thành thực tế đvsp *SL SP thực tế
2.4.Phương pháp tỷ lệ.
Phương pháp này áp dụng trong các doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm
có quy cách, phẩm chất khác nhau như doanh nghiệp đóng giầy , cơ khí chế tạo
như phụ tùng…..
Để giảm bớt khối lượng hạch toán,các sản phẩm cùng loại được tập hợp chi phí
sản xuất với nhau
Căn cứ vào tỷ lệ chi phí giữa chi phí sản xuất thực tế với chi phí sản xuất kế
hoạch (định mức, dự toán ), kế toán sẽ tính ra giá thành đơn vị và tổng giá thành
sản phẩm của từng loại.
Công thức tính:
 B1.Tính giá thành thực tế của cả nhóm sản phẩm (giống B1 của phương
pháp hệ số).
 B2.Tính tổng giá thành định mức, kế hoạch, dự toán.
Tổng giá thành = SLSP * đơn giá
(kế hoạch,định mức, dự toán) hoàn thành (kế hoạch, định mức, dự toán)
Tổng giá thành thực tế (nhóm)
 B3.Tỷ lệ giá thành = *100 =x%
(nếu tính bằng %) Tổng giá thành( kế hoạch, định mức, dự toán)
SV:Trần Thị Kiều Ly Th.S. Phạm Xuân Kiên
 B4.Tính giá thành thực tế của loại sản phẩm.
Giá thành thực tế = giá thành (kế hoạch, định mức, dự toán) * x%
2.5.Phương pháp loại trừ giá trị sản phẩm phụ.
Phương pháp này áp dụng đối với các doanh nghiệp mà trong quá trình sản xuất
ngoài các sản phẩm chính còn thu được các sản phẩm phụ như doanh nghiệp chế
biến rượu, bia, mì ăn liền….
Cách tính :
Tổng giá thành = giá trị SPDD + tổng CPSX PS -giá trị SP phụ - giá trị SP chính

SP chính đầu kỳ trong kỳ thu hồi DD cuối kỳ
2.6.Phương pháp liên hợp.
Áp dụng đối với những doanh nghiệp có tính chất quy trình công nghệ, sản
phẩm làm ra…đòi hỏi việc tính giá thành phải kết hợp nhiều phương pháp khác
nhau như doanh nghiệp dệt kim, đóng giầy….
III. Vận dụng phương pháp tính giá thành sản phẩm trong một số loại hình
doanh nghiệp chủ yếu.
3.1.Doanh nghiệp sản xuất giản đơn.
Các doanh nghiệp này thường là các doanh nghiệp sản xuất ít mặt hàng với số
lượng lớn , chu kỳ sản xuất kinh doanh ngắn có ít sản phẩm dở dang hoặc có sản
phẩm dở dang nhưng không đáng kể như doanh nghiệp khai thác hải sản, doanh
nghiệp khai thác than…..
Các doanh nghiệp này chi phí tính toán đơn giản , khối lượng tính toán ít nên giá
thành sản phẩm thường được tính vào cuối thàng theo phương pháp trực tiếp
hoặc phương pháp liên hợp.
SV:Trần Thị Kiều Ly Th.S. Phạm Xuân Kiên
3.2.Doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng (ĐĐH).
Chu kỳ sản xuất là chu kỳ để tính giá.
Đối tượng tính giá thành là ĐĐH hoàn thành toàn bộ. Theo đó, tất cả chi phí sản
xuất đều được tập hợp theo từng ĐĐH của khách hàng.Vậy khi kết thúc kỳ báo
cáo, ĐĐH chưa hoàn thành thì tất cả các chi phí dược tập hợp theo đơn đó đước
coi là SPDD cuối kỳ và chuyển kỳ sau.
Tùy theo tính chất, số lượng sản phẩm từng đơn hàng để áp dụng phương pháp
tính giá thành thích hợp như phương pháp trực tiếp, phương pháp hệ số…..
3.3.Doanh nghiệp sản xuất phức tạp theo kiểu chế biến liên tục.
Ở những doanh nghiệp này quy trình công nghệ gồm nhiều bước nối tiếp
nhau, mỗi bước tạo ra một bán thành phẩm. Bán thành phẩm của bước trước là
nguyên liệu chế biến ở bước sau.
Tùy thuộc vào yêu cầu công tác quản lý và tính chất của bán thành phẩm mà
doanh nghiệp có thể tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán

thành phẩm hoặc theo phương án không có bán thành phẩm.
3.3.1Tính giá thành phân bước theo phương án hạch toán có bán thành phẩm.
Thường áp dụng đối với doanh nghiệp có yêu cầu hạch toán nội bộ cao va bán
thành phẩm ở bước trước có thể dùng để bán ra ngoài như doanh nghiệp sản
xuất quạt điện, xe đạp…
Các bước tính:
CPDD ĐK(1) + CPPS (1) - CPDDCK(1)
 B1: Z(BTP(1))=
Số lượng bán thành phẩm (1)
SV:Trần Thị Kiều Ly Th.S. Phạm Xuân Kiên
CPDD ĐK(2) + [ Z(BTP(1)) + CPPS(2) ] –CPDD CK(2)
 B2. Z(BTP(2))=
Số lượng bán thành phẩm (2)
…………………………...
CPDD ĐK(n) + [ Z(BTP(n-1)) + CPPS(n) ] – CPDD(n)
 Bn. Z(BTP(n)) =
Số lượng sản phẩm hoàn thành (n)
Với : Z(BTP) là giá thành bán thành phẩm.
CPDD ĐK là chi phí dở dang đầu kỳ
CPPS là chi phí sản xuất phát sinh trong kỳ.
CPDD CK là chi phí dở dang cuối kỳ.
3.3.2. Tính giá thành phân bước theo phương án không có bàn thành phẩm.
Áp dụng đối với doanh nghiệp mà yêu cầu hạch toán kinh tế nội bộ không cao
hoặc bán thành phẩm chế biến ở từng bước không bán ra ngoài.
Theo phương pháp này kế toán không tính giá thành của bán thành phẩm của
từng giai đoạn, chỉ tính giá thành sản phẩm (Z(TP)).
Cách tính:
Z(TP) = CP NVLC_TP+ CP CB + CP CB +… + CP CB
Cho TP(1) cho TP(2) cho TP(n)
(A) (B)

SV:Trần Thị Kiều Ly Th.S. Phạm Xuân Kiên

×