Ng. giá của Thuế GTGT Giá trị hao mòn phải nộpThu nhập từ721911821TSCĐ nhượng bán thanh lý nhượng bán thanh lýThu nhập111, 334, 152kết chuyểnKết chuyểnkhông có thuếCP nhượng bán thanh lýthu nhập bất thườngVAT133Nếu cóCP bất thường214 (2141)211Giá trị hao mònNguyên giá218, 222Gtrị được đánh giá412Số chênh lệchSố chênhchênh lệch133
Đề án môn học
LỜI MỞ ĐẦU
Xu thế quốc tế hóa và hội nhập kinh tế trên phạm vi toàn cầu là xu thế có
tính quy luật tất yếu. Trước tác động của nó, nhiều doanh nghiệp ra đời và suy
vong. Đặc biệt trong điều kiện nền kinh tế thị trường tạo ra môi trường cạnh
tranh hết sức gay gắt buộc các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển bền
vững phải đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của thị trường. Sản xuất ra
những sản phẩm có chất lượng cao nhưng giá thành phải được hạ thấp. Mặt
khác nhằm đáp ứng được nhu cầu quản lý thì chúng ta phải phản ánh được kịp
thời, đầy dủ, chính xác về tình hình biến động, tăng giảm của từng loại cũng
như toàn bộ tài sản cố định hiện có trong toàn doanh nghiệp và tại các bộ phận
sử dụng.
Nền kinh tế thị trường với bước đổi mới thực sự trong cơ chế quản lý kinh
tế đã khẳng định rõ hơn vai trò, vị trí của thông tin kế toán trong quản trị doanh
nghiệp. Là một trong các thành phần quan trọng của kế toán, hạch toán tài sản
cố định với chức năng giám sát và phản ánh trung thực, kịp thời các thông tin
về tình hình biến động tài sản cố định trong kỳ sẽ giúp cho các nhà quản trị chỉ
ra được phương án, biện pháp sử dụng hiệu quả tài sản cố định của doanh
nghiệp mình. Hạch toán tài sản cố định giúp các nhà quản trị lựa chọn phương
án sử dụng tài sản cố định tối ưu, xác định được tính khả thi của từng phương
án đề ra.
Xuất phát từ ý nghĩa cơ bản của công tác hạch toán tài sản cố định cũng
như tầm quan trọng của công tác hạch toán tài sản cố định, em chọn đề tài:
“Phương pháp hạch toán tài sản cố định” cho đề án môn học của mình với
mong muốn tìm hiểu cụ thể hơn cách vận dụng công tác hạch toán tài sản cố
định trong các doanh nghiệp nói chung, đồng thời có thể đóng góp một phần
đề xuất của mình nhằm hoàn thiện công tác hạch toán tài sản cố định trong kế
toán tài chính Việt Nam.
Nội dung đề án môn học ngoài lời mở đầu và kết luận gồm 2 phần chính
như sau:
Phần 1: Cơ sở lý luận về hạch toán tài sản cố định.
Phần 2: Một số nhận xét và đề xuất cho công tác hạch toán tài sản cố định
trong kế toán tài chính doanh nghiệp ở Việt Nam.
Trong phạm vi nghiên cứu của một đề án môn học, em xin đi sâu nghiên
cứu về phương pháp, trình tự hạch toán tài sản cố định trong kế toán tài chính
1
doanh nghiệp nói chung, chứ không nghiên cứu đối với một loại hình doanh
nghiệp cụ thể nào.
Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã hết sức cố gắng song không thể
tránh khỏi những khiếm khuyết nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được
những ý kiến đóng góp của các thầy cô nhằm hoàn thiện hơn đề tài của mình.
Em xin chân thành cảm ơn.
2
Đề án môn học
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HẠCH TOÁN
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
I. TÀI SẢN CỐ ĐỊNH VÀ PHÂN LOẠI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH.
1. Khái niệm và đặc điểm tài sản cố định.
Tài sản cố định là những tư liệu lao động có giá trị lớn, thời gian sử dụng
dài. Khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, tài sản bị hao mòn dần và
giá trị của nó được chuyển dịch từng phần vào chi phí kinh doanh. Khác với
đối tượng lao động, tài sản cố định tham gia nhiều chu kì kinh doanh và giữ
nguyên hình thái ban đầu cho đến lúc hư hỏng.
Bên cạnh các loại tài sản cố định hữu hình (có các hình thái vật chất cụ
thể như nhà cửa, máy móc, thiết bị…) trong doanh nghiệp còn có nhiều loại
TSCĐ vô hình, TSCĐ tài chính (các khoản đầu tư tài chính dài hạn). Mỗi một
loại mang tính chất, đặc điểm về hình thành, sử dụng và quản lí riêng song tất
cả chúng đều giống nhau ở chỗ thời gian đầu tư và thu hồi chi phí thường dài
(từ một năm trở lên)
2. Phân loại và tính giá tài sản cố định:
Để thuận tiện cho công tác quản lý và hạch toán TSCĐ, cần sắp xếp tài
sản cố định vào từng nhóm, theo những đặc trưng nhất định. Có nhiều cách
phân loại TSCĐ khác nhau tùy theo từng mục đích song trong hạch toán
thường phân theo hình thái biểu hiện, theo cách phân loại này, tài sản cố định
của doanh nghiệp được chia làm 3 loại như sau:
+ Tài sản cố định hữu hình : Bao gồm toàn bộ nhung tư liệu lao động có hình
thái vật chất cụ thể, có đủ tiêu chuẩn giá trị và thời gian sử dụng theo chế độ
quy định.
+ Tài sản cố định vô hình: Là tài sản cố định không có hình thái vật chất,
phản ánh một lượng giá trị mà doanh nghiệp đã thực sự đầu tư.
+ Tài sản cố định thuê tài chính : Là tài sản cố định mà doanh nghiệp đi thuê
dài hạn và được bên cho thuê giao quyền quản lý và sử dụng trong hầu hết
thời gian tuổi thọ hữu ích của TSCĐ. Tiền thu về cho thuê đủ cho người thuê
trang trải được chi phí của tài sản cộng với khoản lợi nhuận từ đầu tư cho
thuê.
Đánh giá tài sản cố định là việc xác định giá trị ghi số của tài sản.
Trong mọi trường hợp, tài sản cố định phải được đánh giá theo nguyên giá
và giá trị còn lại. Do vậy, việc ghi sổ phải bảo đảm phản ánh được tất cả 3
chỉ tiêu về giá trị của tài sản cố định là nguyên giá, giá trị hao mòn và giá trị
còn lại.
3
Giá trị còn lại = Nguyên giá - Giá trị hao mòn
Nguyên giá TSCĐ phải được tính toán trên cơ sở các chi phí hợp lý mà
doanh nghiệp phải chi trả hoặc chấp nhận nợ để hình thành TSCĐ, phải có
căn cứ khách quan, phải có hoá đơn chứng từ hợp pháp, hợp lệ, phải căn cứ
vào giá thị trường. Nguyên giá TSCĐ có thể bao gồm VAT hoặc không có
VAT tuỳ theo phương pháp tính VAT phải nộp của danh nghiệp và phụ thuộc
vào nguồn hình thành TSCĐ.
* Xác định nguyên giá tài sản cố định hữu hình:
- Tài sản cố định loại mua sắm:
Nguyên giá tài sản cố định loại mua sắm (kể cả mua mới và cũ), bao
gồm: giá thực tế phải trả; lãi tiền vay đầu tư cho tài sản cố định khi chưa đưa
tài sản cố định vào sử dụng; các chi phí vận chuyển, bốc dỡ; các chi phí sửa
chữa, tân trang trước khi đưa tài sản cố định vào sử dụng; chi phí lắp đặt,
chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có).
Nguyên giá = Giá mua + Chi phí trước khi sử dụng - Giảm giá (nếu có)
- Tài sản cố định loại đầu tư xây dựng:
Nguyên giá tài sản cố định loại đầu tư xây dựng (cả tự làm và thuê
ngoài): là giá quyết toán công trình xây dựng theo quy định tại Điều lệ quản
lý đầu tư - xây dựng hiện hành, các chi phí khác có liên quan và lệ phí trước
bạ (nếu có)
Nguyên giá = Giá quyết toán công trình + Chi phí trước khi sử dụng
- TSCĐ nhận vốn góp liên doanh:
Nguyên giá TSCĐ nhận vốn góp liên doanh bao gồm: giá trị theo đánh
giá thực tế của Hội đồng giao nhận; các chi phí tân trang, sửa chữa tài sản cố
định; các chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu
có) mà bên nhận phải chi ra trước khi đưa vào sử dụng.
Nguyên giá = Giá trị vốn góp + Chi phí trước khi sử dụng
- Tài sản cố định được cấp, được điều chuyển đến:
Nguyên giá TSCĐ được cấp, được điều chuyển đến bao gồm: giá trị còn
lại trên sổ kế toán của TSCĐ ở các đơn vị cấp, đơn vị điều chuyển hoặc giá trị
theo đánh giá thực tế của Hội đồng giao nhận và các chi phí tân trang; chi phí
sửa chữa; chi phí vận chuyển, bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử; lệ phí trước bạ (nếu
có)... mà bên nhận tài sản phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng.
Nguyên giá = Giá trị còn lại của TSCĐ trên sổ đơn vị cấp hoặc đánh giá
lại của Hội đồng + Chi phí trước khi sử dụng.
4
Đề án môn học
Riêng nguyên giá TSCĐ điều chuyển giữa các đơn vị thành viên hạch
toán phụ thuộc trong doanh nghiệp là nguyên giá phản ánh ở đơn vị bị điều
chuyển phù hợp với bộ hồ sơ của tài sản cố định đó. Đơn vị nhận TSCĐ căn
cứ vào nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá trị còn lại trên sổ kế toán và bộ hồ
sơ của TSCĐ đó để xác định các chỉ tiêu nguyên giá, số khấu hao luỹ kế, giá
trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ và phản ánh vào sổ kế toán. Các chi phí
có liên quan tới việc điều chuyển TSCĐ giữa các đơn vị thành viên hạch toán
phụ thuộc không hạch toán tăng nguyên giá TSCĐ mà hạch toán vào chi phí
kinh doanh trong kỳ.
* Xác định nguyên giá tài sản cố định vô hình:
Nguyên giá TSCĐ vô hình là toàn bộ số tiền phải trả hoặc toàn bộ chi
phí thực tế chi ra để có được tài sản cố định vô hình.
+ Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ thì
nguyên giá TSCĐ không bao gồm thuế GTGT.
+ Nếu doanh nghiệp tính thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp hoặc
không thuộc diện tính thuế GTGT thì nguyên giá TSCĐ bao gồm cả thuế
GTGT.
Nguyên giá TSCĐ thường không thay đổi, nó chỉ thay đổi trong một
số trường hợp sau:
+ Lắp đặt, trang bị thêm hoặc cải tạo nâng cấp
+ Tháo dỡ bớt 1 hoặc 1 số bộ phận.
+ Đánh giá lại
* Xác định nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính:
Nguyên giá tài sản cố định thuê tài chính phản ánh ở đơn vị thuê như
đơn vị chủ sở hữu tài sản bao gồm: giá mua thực tế; các chi phí vận chuyển,
bốc dỡ các chi phí sửa chữa, tân trang khi đưa tài sản cố định vào sử dụng chi
phí lắp đặt, chạy thử, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có).
Phần chênh lệch giữa tiền thuê tài sản cố định phải trả cho đơn vị cho
thuê nguyên giá tài sản cố định đó được hạch toán vào chi phí kinh doanh phù
hợp với thời hạn của hợp đồng thuê tài chính.
Theo quy định ban hành, việc theo dõi, quản lý, sử dụng và trích
khấu hao TSCĐ phải tuân theo nguyên tắc đánh giá theo nguyên giá, số
khấu hao luỹ kế và giá trị còn lại trên sổ kế toán của TSCĐ:
Giá trị còn lại trên = Nguyên giá TSCĐ - Số khấu hao luỹ kế
sổ kế toán TSCĐ của TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ trong doanh nghiệp chỉ được thay đổi trong các
trường hợp sau:
- Đánh giá lại giá trị tài sản cố định
5
- Nâng cấp tài sản cố định
- Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐ.
Khi thay đổi nguyên giá TSCĐ, doanh nghiệp phải lập biên bản ghi rõ
các căn cứ thay đổi và xác định lại các chỉ tiêu nguyên giá, giá trị còn lại trên
sổ kế toán, số khấu hao luỹ kế của TSCĐ và tiến hành hạch toán theo các quy
định hiện hành.
3. Chuẩn mực kế toán Việt Nam về kế toán TSCĐ
1. Chuẩn mực số 03: Tài sản cố định Hữu hình
Chuẩn mực này được ban hành và công bố theo Quyết định số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên
tắc và phương pháp kế toán đối với tài sản cố định (TSCĐ) hữu hình, gồm:
Tiêu chuẩn TSCĐ hữu hình, thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi
phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu,
khấu hao, thanh lý TSCĐ hữu hình và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ
kế toán và lập báo cáo tài chính.
02. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán TSCĐ hữu hình, trừ khi có
chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng nguyên tắc và phương
pháp kế toán khác cho TSCĐ hữu hình.
03. Trường hợp chuẩn mực kế toán khác quy định phương pháp xác
định và ghi nhận giá trị ban đầu của TSCĐ hữu hình khác với phương pháp
quy định trong chuẩn mực này thì các nội dung khác của kế toán TSCĐ hữu
hình vẫn thực hiện theo các quy định của chuẩn mực này.
04. Doanh nghiệp phải áp dụng chuẩn mực này ngay cả khi có ảnh
hưởng do thay đổi giá cả, trừ khi có quy định liên quan đến việc đánh giá lại
TSCĐ hữu hình theo quyết định của Nhà nước.
05. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Tài sản cố định hữu hình: Là những tài sản có hình thái vật chất do
doanh nghiệp nắm giữ để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh phù
hợp với tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ hữu hình.
Nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có
được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn
sàng sử dụng.
Khấu hao: Là sự phân bổ một cách có hệ thống giá trị phải khấu hao
của TSCĐ hữu hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.
Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình ghi trên báo
cáo tài chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.
6
Đề án môn học
Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐ hữu hình phát huy
được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng:
(a) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ hữu hình, hoặc:
(b) Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp
dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản.
Giá trị thanh lý: Là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng
hữu ích của tài sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính.
Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy
đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.
Giá trị còn lại: Là nguyên giá của TSCĐ hữu hình sau khi trừ (-) số
khấu hao luỹ kế của tài sản đó.
Giá trị có thể thu hồi: Là giá trị ước tính thu được trong tương lai từ
việc sử dụng tài sản, bao gồm cả giá trị thanh lý của chúng.
2. Chuẩn mực số 04: Tài sản cố định vô hình
Chuẩn mực này được ban hành và công bố theo Quyết định số
149/2001/QĐ-BTC ngày 31 tháng 12 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)
01. Mục đích của chuẩn mực này là quy định và hướng dẫn các nguyên
tắc và phương pháp kế toán tài sản cố định (TSCĐ) vô hình, gồm: Tiêu chuẩn
TSCĐ vô hình, thời điểm ghi nhận, xác định giá trị ban đầu, chi phí phát sinh
sau ghi nhận ban đầu, xác định giá trị sau ghi nhận ban đầu, khấu hao, thanh
lý TSCĐ vô hình và một số quy định khác làm cơ sở ghi sổ kế toán và lập báo
cáo tài chính.
02. Chuẩn mực này áp dụng cho kế toán TSCĐ vô hình, trừ khi có
chuẩn mực kế toán khác quy định cho phép áp dụng nguyên tắc và phương
pháp kế toán khác cho TSCĐ vô hình.
03. Một số TSCĐ vô hình có thể chứa đựng trong hoặc trên thực thể vật
chất. Ví dụ như đĩa compact (trong trường hợp phần mềm máy tính được ghi
trong đĩa compact), văn bản pháp lý (trong trường hợp giấy phép hoặc bằng
sáng chế). Để quyết định một tài sản bao gồm cả yếu tố vô hình và hữu hình
được hạch toán theo quy định của chuẩn mực TSCĐ hữu hình hay chuẩn mực
TSCĐ vô hình, doanh nghiệp phải căn cứ vào việc xác định yếu tố nào là
quan trọng. Ví dụ phần mềm của máy vi tính nếu là một bộ phận không thể
tách rời với phần cứng của máy đó để máy có thể hoạt động được, thì phần
mềm này là một bộ phận của máy và nó được coi là một bộ phận của TSCĐ
hữu hình. Trường hợp phần mềm là bộ phận có thể tách rời với phần cứng có
liên quan thì phần mềm đó là một TSCĐ vô hình.
04. Chuẩn mực này quy định về các chi phí liên quan đến hoạt động
quảng cáo, đào tạo nhân viên, thành lập doanh nghiệp, nghiên cứu và triển
7
khai. Các hoạt động nghiên cứu và triển khai hướng tới việc phát triển tri
thức, có thể tạo thành một tài sản thuộc dạng vật chất (ví dụ vật mẫu), nhưng
yếu tố vật chất chỉ có vai trò thứ yếu so với thành phần vô hình là tri thức ẩn
chứa trong tài sản đó.
05. TSCĐ vô hình thuê tài chính sau khi được ghi nhận ban đầu, bên
thuê phải kế toán TSCĐ vô hình trong hợp đồng thuê tài chính theo chuẩn
mực này. Các quyền trong hợp đồng cấp phép đối với phim ảnh, chương trình
thu băng video, tác phẩm kịch, bản thảo, bằng sáng chế và bản quyền thuộc
phạm vi của chuẩn mực này.
06. Các thuật ngữ trong chuẩn mực này được hiểu như sau:
Tài sản: Là một nguồn lực:
(a) Doanh nghiệp kiểm soát được;
(b) Dự tính đem lại lợi ích kinh tế trong tương lai cho doanh nghiệp.
Tài sản cố định vô hình: Là tài sản không có hình thái vật chất nhưng
xác định được giá trị và do doanh nghiệp nắm giữ, sử dụng trong sản xuất,
kinh doanh, cung cấp dịch vụ hoặc cho các đối tượng khác thuê phù hợp với
tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ vô hình.
Nghiên cứu: Là hoạt động tìm kiếm ban đầu và có kế hoạch được tiến
hành nhằm đạt được sự hiểu biết và tri thức khoa học hoặc kỹ thuật mới.
Triển khai: Là hoạt động ứng dụng những kết quả nghiên cứu hoặc tri
thức khoa học vào một kế hoạch hoặc thiết kế để sản xuất sản phẩm mới hoặc
được cải tiến một cách cơ bản trước khi bắt đầu sản xuất hoặc sử dụng mang
tính thương mại các vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, các quy trình, hệ thống hoặc
dịch vụ mới.
Nguyên giá: Là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có
được TSCĐ vô hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào sử dụng theo dự
tính.
Khấu hao: Là việc phân bổ có hệ thống giá trị phải khấu hao của TSCĐ
vô hình trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản đó.
Giá trị phải khấu hao: Là nguyên giá của TSCĐ vô hình ghi trên báo
cáo tài chính, trừ (-) giá trị thanh lý ước tính của tài sản đó.
Thời gian sử dụng hữu ích: Là thời gian mà TSCĐ vô hình phát huy
được tác dụng cho sản xuất, kinh doanh, được tính bằng:
(a) Thời gian mà doanh nghiệp dự tính sử dụng TSCĐ vô hình; hoặc
(b) Số lượng sản phẩm, hoặc các đơn vị tính tương tự mà doanh nghiệp
dự tính thu được từ việc sử dụng tài sản.
8
Đề án môn học
Giá trị thanh lý: Là giá trị ước tính thu được khi hết thời gian sử dụng
hữu ích của tài sản, sau khi trừ (-) chi phí thanh lý ước tính.
Giá trị còn lại: Là nguyên giá của TSCĐ vô hình sau khi trừ (-) số khấu
hao luỹ kế của tài sản đó.
Giá trị hợp lý: Là giá trị tài sản có thể được trao đổi giữa các bên có đầy
đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá.
Thị trường hoạt động: Là thị trường thỏa mãn đồng thời ba (3) điều kiện
sau:
(a) Các sản phẩm được bán trên thị trường có tính tương đồng;
(b) Người mua và người bán có thể tìm thấy nhau vào bất kỳ lúc nào;
(c) Giá cả được công khai.
07. Các doanh nghiệp thường đầu tư để có các nguồn lực vô hình, như:
Quyền sử dụng đất có thời hạn, phần mềm máy vi tính, bằng sáng chế, bản
quyền, giấy phép khai thác thuỷ sản, hạn ngạch xuất khẩu, hạn ngạch nhập
khẩu, giấy phép nhượng quyền, quan hệ kinh doanh với khách hàng hoặc nhà
cung cấp, sự trung thành của khách hàng, thị phần và quyền tiếp thị...
08. Để xác định nguồn lực vô hình quy định trong đoạn số 07 thỏa mãn
định nghĩa TSCĐ vô hình cần phải xem xét các yếu tố: Tính có thể xác định
được, khả năng kiểm soát nguồn lực và tính chắc chắn của lợi ích kinh tế
trong tương lai. Nếu một nguồn lực vô hình không thoả mãn định nghĩa
TSCĐ vô hình thì chi phí phát sinh để tạo ra nguồn lực vô hình đó phải ghi
nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ hoặc chi phí trả trước. Riêng
nguồn lực vô hình doanh nghiệp có được thông qua việc sáp nhập doanh
nghiệp có tính chất mua lại được ghi nhận là lợi thế thương mại vào ngày phát
sinh nghiệp vụ mua
* Tính có thể xác định được
09. TSCĐ vô hình phải là tài sản có thể xác định được để có thể phân
biệt một cách rõ ràng tài sản đó với lợi thế thương mại. Lợi thế thương mại
phát sinh từ việc sáp nhập doanh nghiệp có tính chất mua lại được thể hiện
bằng một khoản thanh toán do bên đi mua tài sản thực hiện để có thể thu được
lợi ích kinh tế trong tương lai.
10. Một TSCĐ vô hình có thể xác định riêng biệt khi doanh nghiệp có
thể đem TSCĐ vô hình đó cho thuê, bán, trao đổi hoặc thu được lợi ích kinh
tế cụ thể từ tài sản đó trong tương lai. Những tài sản chỉ tạo ra lợi ích kinh tế
trong tương lai khi kết hợp với các tài sản khác nhưng vẫn được coi là tài sản
có thể xác định riêng biệt nếu doanh nghiệp xác định được chắc chắn lợi ích
kinh tế trong tương lai do tài sản đó đem lại.
9
* Khả năng kiểm soát
11. Doanh nghiệp nắm quyền kiểm soát một tài sản nếu doanh nghiệp
có quyền thu lợi ích kinh tế trong tương lai mà tài sản đó đem lại, đồng thời
cũng có khả năng hạn chế sự tiếp cận của các đối tượng khác đối với lợi ích
đó. Khả năng kiểm soát của doanh nghiệp đối với lợi ích kinh tế trong tương
lai từ TSCĐ vô hình, thông thường có nguồn gốc từ quyền pháp lý.
12. Tri thức về thị trường và hiểu biết chuyên môn có thể mang lại lợi
kinh tế trong tương lai. Doanh nghiệp có thể kiểm soát lợi ích đó khi có ràng
buộc bằng quyền pháp lý, ví dụ: Bản quyền, giấy phép khai thác thuỷ sản.
13. Doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên lành nghề và thông qua việc
đào tạo, doanh nghiệp có thể xác định được sự nâng cao kiến thức của nhân
viên sẽ mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai, nhưng doanh nghiệp không đủ
khả năng kiểm soát lợi ích kinh tế đó, vì vậy không được ghi nhận là TSCĐ
vô hình. Tài năng lãnh đạo và kỹ thuật chuyên môn cũng không được ghi
nhận là TSCĐ vô hình trừ khi tài sản này được bảo đảm bằng các quyền pháp
lý để sử dụng nó và để thu được lợi ích kinh tế trong tương lai đồng thời thoả
mãn các quy định về định nghĩa TSCĐ vô hình và tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ
vô hình.
14. Doanh nghiệp có danh sách khách hàng hoặc thị phần nhưng do
không có quyền pháp lý hoặc biện pháp khác để bảo vệ hoặc kiểm soát các lợi
ích kinh tế từ các mối quan hệ với khách hàng và sự trung thành của họ, vì
vậy không được ghi nhận là TSCĐ vô hình.
* Lợi ích kinh tế trong tương lai
15. Lợi ích kinh tế trong tương lai mà TSCĐ vô hình đem lại cho doanh
nghiệp có thể bao gồm: Tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, hoặc lợi ích khác
xuất phát từ việc sử dụng TSCĐ vô hình.
II. HẠCH TOÁN TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TÀI SẢN CỐ ĐỊNH:
1. Hạch toán tổng hợp tăng tài sản cố định.
A - Hạch toán tăng TSCĐ hữu hình
Trình tự kế toán tăng TSCĐ hữu hình trong một số trường hợp chủ yếu
như sau :
- TSCĐ hữu hình được cấp, được điều chuyển từ đơn vị khác hoặc biếu
tặng:
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
- Mua sắm TSCĐ hữu hình (TSCĐ mới hoặc mua lại TSCĐ đã sử dụng)
Căn cứ các chứng từ mua TSCĐ (hoá đơn, phiếu chi...), kế toán xác định
nguyên gốc, lập hồ sơ TSCĐ, lập biên bản giao nhận TSCĐ và ghi sổ :
10
Đề án môn học
Nợ TK 211 - Tiền mặt
Có TK 111 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 331 - Phải trả người bán
Có TK 341 - Vay dài hạn...
+ Trường hợp dùng nguồn vốn đầu tư XDCB và các quỹ doanh nghiệp
mua sắm TSCĐ thì đồng thời với việc ghi tăng TSCĐ phải có bút toán điều
chuyển nguồn vốn như sau :
Nợ TK 414 - Quỹ phát triển kinh doanh
Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB
Có TK411 - Nguồn vốn kinh doanh
- Công trình XDCB hoàn thành, nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng:
+ Căn cứ giá trị quyết toán công trình, ghi:
Nợ TK 241 XDCB dở dang
Có 411 Nguồn vốn kinh doanh
- Trường hợp TSCĐ tăng do nhận của các đơn vị khác góp vốn liên doanh
+ Căn cứ biên bản giao nhận TSCĐ, biên bản, hợp đồng hợp tác kinh
doanh và các chứng từ liên quan để ghi :
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
- Nhận lại TSCĐ HH trước đây đã góp vốn liên doanh với đơn vị khác
+ Căn cứ giá trị TSCĐ do hai bên liên doanh đánh giá khi bàn giao để
ghi tăng TSCĐ hữu hình và ghi giảm giá trị vốn góp liên doanh:
Nợ TK 211- TSCĐ hữu hình
Có TK 128 - Đầu tư ngắn hạn khác
Có TK 222 - Góp vốn liên doanh
B: Hạch toán tăng TSCĐ vô hình :
+ Mua TSCĐ vô hình
Nợ TK 213- TSCĐ vô hình
Có TK 111 -Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
Có TK 141 -Tạm ứng
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
+ Tăng TSCĐ vô hình là chi phí về lợi thế thương mại :
Chi phí về lợi thế thương mại thường gắn liền với TSCĐ hữu hình vì vậy
được hạch toán tăng cùng với giá trị TSCĐ hữu hình :
Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (nguyên giá TSCĐ hữu hình)
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình (2135) (chi phí về lợi thế thương mại)
Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
11
Có TK 331 - Phải trả cho người bán
+ Giá trị TSCĐ vô hình là các chi phí hình thành trong một quá trình (chi
phí thành lập, chi phí nghiên cứu phát triển...)
Vì có quá trình đầu tư nên các chi phí này trước hết phải được tập hợp ở TK
241 - XDCB dở dang, đến khi kết thúc đầu tư, tính được nguyên giá TSCĐ
mới ghi tăng TSCĐ vô hình
+ Tập hợp chi phí thực tế phát sinh
Nợ TK 241 - XDCB dở dang
Có TK 111 - Tiền mặt
Có TK 112 - Tièn gửi ngân hàng
Có TK 334 - Phải trả công nhân viên
Có TK 338 - Phải trả phải nộp khác
Khi kết thúc đầu tư, xác định nguyên giá :
Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình
Có TK 241 - XDCS dở dang (2412)
Trường hợp doanh nghiệp sử dụng nguồn vốn XDCB hoặc các quỹ của
doanh nghiệp để mua sắm, đầu tư TSCĐ vô hình thì ngoài các bút toán nói
trên, kế toán còn phải kết chuyển tăng nguồn vốn kinh doanh và ghi giảm
nguồn vốn đầu tư XDCB, các quỹ của doanh nghiệp tương tự phần hạch toán
tăng TSCĐ hữu hình
+ Nếu nhận vốn cổ phần, vốn liên doanh bằng TSCĐ vô hình :
Nợ TK 213 – TSCĐ vô hình
Có TK 411 - Nguồn vốn kinh doanh
C: Hạch toán tăng TSCĐ thuê tài chính
Đối với TSCĐ thuê tài chính, phải quản lý và kế toán riêng biệt trong quá
trình thuê, chỉ khi chuyển quyền sở hữu tài sản mới được ghi vào TSCĐ hữu
hình hoặc TSCĐ vô hình của doanh nghiệp.
Theo hình thức thuê TSCĐ tài chính, bên đi thuê ghi sổ kế toán giá trị TSCĐ
theo nguyên giá tại thời điểm đi thuê như là đã được mua và ghi nợ dài hạn
toàn bộ giá trị hợp đồng thuê (bao gồm phần nguyên giá TSCĐ thuê và phần
lãi trên vốn thuê tài sản). Trong quá trình sử dụng, bên đi thuê có trách nhiệm
quản lý, bảo quản, giữ gìn, sửa chữa và trích khấu hao TSCĐ vào chi phí
SXKD như đối với các TSCĐ tự có của doanh nghiệp. Định kỳ bên đi thuê
phải trả tiền thuê TSCĐ theo quy định của hợp đồng.
Nguyên giá TSCĐ thuê tài chính được xác định tuỳ thuộc vào phương thức
thuê (thuê mua, thuê trực tiếp, thuê qua công ty cho thuê tài sản...) và tuỳ thuộc
vào nội dung ghi trên hợp đồng thuê.
2. Hạch toán giảm TSCĐ
A- Hạch toán giảm TSCĐ hữu hình
TSCĐ hữu hình của đơn vị giảm đi do nhiều nguyên nhân khác nhau:
nhượng bán, mất, phát hiện thiếu khi kiểm kê, đem góp vốn liên doanh, điều
chuyển cho các đơn vị khác...
12