Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

Ngành công nghiệp xe máy ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.87 KB, 33 trang )

Website: Email : Tel : 0918.775.368
mở đầu
Ngành công nghiệp xe máy là ngành khá mới mẻ ở Việt Nam. Tuy chỉ
mới xuất hiện và phát triển ở nước ta trong vài năm gần đây nhưng hiện nay nó
đang chiếm một vị trí rất quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó không chỉ
đóng góp một phần đáng kể vào ngân sách Nhà nước mà còn giải quyết được
hàng ngàn công ăn việc làm cho người lao động. Đây cũng là ngành phát triển
rất sôi động ở nước ta hiện nay. Ngành đang thu hút một lượng lớn các nhà đầu
tư trong nước cũng như các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện có nhiều hình thức đầu
tư và cũng có nhiều loại hình doanh nghiệp như: doanh nghiệp có 100% vốn
nước ngoài, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp nhà nước…
Ngành công nghiệp xe máy đang có tốc độ phát triển nhanh và rất sôi
động như vậy là vì đây là ngành đang có được rất nhiều thuận lợi từ chính môi
trường bên trong doanh nghiệp và môi trường bên ngoài. Nhưng chính trong
môi trường phát triển sôi động như vậy các doanh nghiệp cũng gặp phải không ít
những khó khăn. Vấn đề đặt ra là các doanh nghiệp phải nghiên cứu để biết
được những khó khăn, thuận lợi cũng như những giải pháp để khắc phục những
khó khăn và tận dụng những thuận lợi.
Vì vậy tất yếu phải nghiên cứu những khó khăn, thuận lợi và những giải
pháp cho doanh nghiệp sản xuất lắp ráp xe máy và đây cũng chính là đề tài tôi
lựa chọn cho mình. Với nội dung này sau đây tôi sẽ đi vào phân tích hai nội
dung chính.
Phần 1: Những khó khăn và thuận lợi đối với doanh nghiệp
Phần 2: Những giải pháp cho các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp xe máy
ở nước ta hiện nay.
Trong quá trình thực hiện đề án này Em đã nhận được sự giúp đỡ tật tình
của thầy giáo hướng dẫn TS Nguyễn Ngọc Hiền. Em xin chân thành cảm ơn!
§Ò ¸n m«n häc
Phần 1. những khó khăn và thuận lợi đối với các
doanh nghiệp ở việt nam
1. Những khó khăn


1.1. Khó khăn từ môi trường bên ngoài
1.1.1. Trong sản xuất
ở đây chúng ta không chỉ nghiên cứu đến những yếu tố nằm trong khâu
sản xuất mà nghiên cứu đến toàn bộ quá trình sản xuất và chúng ta sẽ nghiên
cứu đến các yếu gây khó khăn cho các doanh nghiệp một cách trực tiếp đến cả
quá trình sản xuất. Với góc độ nghiên cứu này chúng ta sẽ có nhiều yếu tố
nhưng tựu chung lại chúng ta chỉ nghiên cứu đến một số yếu tố có ảnh hưởng
lớn nhất như: công nghệ sản xuất, đội ngũ cán bộ quản lý và những người lao
động, việc tổ chức sản xuất và vốn.
Công nghệ sản xuất:
Từ khái niệm về công nghệ “ là hệ thống các kiến thức về quy trình và kỹ
thuật dùng để chế biến vật liệu và thông tin hay là việc áp dụng khoa học vào
công nghiệp bằng cách sử dụng các kết quả nghiên cứu và sử nó một cách có hệ
thống và có phương pháp” (1)
Từ khái niệm trên đưa vào nghành sản xuất và lắp ráp xe máy chúng ta có
thể hiểu công nghệ ở đây là những quy trình, kỹ thuật dùng để sản xuất và lắp
ráp xe máy hay là việc áp dụng khoa học vào nghành sản xuất và lắp ráp xe
máy.
Từ khái niệm cụ thể này chúng ta sẽ đi vào nghiên cứu những khó khăn
các doanh nghiệp đang gặp phải hiện nay. Cũng như nhiều ngành công nghiệp
khác tình trạng máy móc lạc hậu còn là tình trạng khá phổ biến. Thực tế hiện
nay cho thấy các doanh nghiệp mới chỉ có đủ máy móc thiết bị để sản xuất ra
những phụ tùng đơn giản của xe như: săm, lốp,vành, ống xả… Một số chi tiết có
độ phức tạp cao, yêu cầu độ chính xác cao chúng ta vẫn phải nhập từ nước ngoài
mà đa số những chi tiết này lại chiếm tỷ lệ lớn trong giá thành của sản phẩm,
làm ảnh hưởng đến tỷ lệ nội địa hoá nên mặc dù các chi tiết được sản xuất nhiều
TrÇn §×nh Träng – QTKDTH 40A
§Ò ¸n m«n häc
tại Việt Nam nhưng chỉ chiếm tỷ lệ nội địa hoá từ 15% - 25% ( năm 2000) và
hiện nay khoảng 30% - 40% .(2)

Ngoài tình trạng chung của nền kinh tế còn do đây là một ngành khá mới
mẻ ở nước ta hiện nay nên việc máy móc thiết bị công nghệ chưa bắt kịp được
với khu vực và thế giới cũng là điều dễ hiểu. Thực tế hiện nay ở nước ta có
những công nghệ sản xuất từ những năm 70 như của loại xe Angel của hãng
VMEP của Đài Loan, một doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.
Lực lượng lao động:
Không thể phủ nhân được vai trò to lớn của lao động nhưng khi mà lao
động không đáp ứng được yêu cầu sản xuất, không phù hợp với công nghệ sản
xuất thì nó còn có tác động ngược lại.
Trình độ tay nghề của người lao động không chỉ qua đào tạo mà họ còn
tích luỹ được qua quá trình làm việc. Vì vậy, thời gian làm việc lâu dài sẽ tạo
điều kiện cho họ có nhiều thời gian để họ có thể tích luỹ được nhiều kinh
nghiệm trong quá trình sản xuất. ở nước ta, đây mới chỉ là những năm đầu phát
triển của ngành nên kinh nghiệm mà đội ngũ lao động tích luỹ được còn nhiều
hạn chế, đây là cũng là một khó chung của các doanh nghiệp ở nước ta.
Không chỉ với đội ngũ lao động trực tiếp tham gia vào qúa trình sản xuất
mà cả với đội ngũ cán bộ quản lý. Các doanh nghiệp nhìn chung còn gặp nhiều
khó khăn trong việc tuyển dụng những cán bộ có chuyên môn, trình độ đáp ứng
được với yêu cầu của mình. Hiện nay, lực lượng lao động có trình độ chuyên
môn rất ít vì đây là ngành mới phát triển ở nước ta, công tác đào tạo chưa thể
đáp ứng kịp và cũng chưa có đội ngũ cán bộ giảng dạy cho công tác này.
Tổ chức sản xuất và xây dựng hệ thống sản xuất:
“ Hệ thống sản xuất là tổng hợp các bộ phận sản xuất và phục vụ sản xuất,
sự phân bổ về không gian và mối quan hệ sản xuất giữa chúng”(3). Trong các
yếu tố đã phân tích ở trên có thể nói đây là yếu tố gây khó khăn trực tiếp đến
doanh nghiệp và có ý nghĩa quyết định.
“ Một hệ thống sản xuất phù hợp trước hết phải đảm bảo tính chuyên môn
hoá cao, phải đảm bảo tính cân đối nhịp nhàng cần thiết”(4).
TrÇn §×nh Träng – QTKDTH 40A
§Ò ¸n m«n häc

Xét về chuyên môn hóa hiện nay trong các doanh nghiệp nhìn chung đều
chưa đảm bảo được mức cần thiết. Các doanh nghiệp nhìn chung đều hoạt động
độc lập với nhau mà không có sự liên hệ, hỗ trợ lẫn nhau, điều này làm ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm vì chuyên môn hoá
sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nâng cao chất lượng và hiệu quả.
Hệ thống sản xuất cũng chưa đảm bảo tính cân đối nhịp nhàng. Vì trên thị
trường hiện nay, nhìn chung các doanh nghiệp đều mới chỉ sản xuất những thiết
bị có độ phức tạp thấp, giá thành không cao. Những sản phẩm còn lại thường là
có giá thành cao đòi hỏi độ phức tạp và chính xác nên các doanh nghiệp nhình
chung chưa sản xuất được.
Vốn
ở đây chúng ta xem xét vốn dưới góc độ là vốn về tài chính của doanh
nghiệp. Các doanh nghiệp là các doanh nghiệp vừa và nhỏ nên gặp khó khăn
trong việc mở rộng quy mô, phạm vi hoạt động, công tác nghiên cứu và cạnh
tranh với các tập đoàn lớn ở bên ngoài.
Vốn của các doanh nghiệp hiện nay cũng gây khó khăn cho việc đầu tư
những thiết bị hiện đại, có giá trị lớn và đặc biệt là trong công tác đào tạo nguồn
lực lao động.
1.1.2 Trong tiêu thụ
ở đây chúng ta sẽ xem xét đến tiêu thụ theo nghĩa rộng, nghĩa là không
chỉ xem xét đến các yếu tố, những mà doanh nghiệp gặp phải trực tiếp trong quá
trình tiêu thụ mà ta sẽ xem xét đến góc độ rộng hơn bao gồm cả những yếu tố
ảnh hưởng tới kết quả tiêu thụ. Với góc độ rộng như vậy chúng ta không thể
nghiên cứu hết các khó khăn mà các doanh nghiệp gặp phải mà chỉ nghiên cứu
sâu vào ba khó khăn lớn đó là: về chất lượng, giá cả và hệ thống tiều thụ.
Chất lượng:
Chất lượng của xe là một vấn đề rất phức tạp. Để đánh giá chính xác về
chất lượng yêu cầu phải có kiến thức chuyên môn nhất định, phải dựa vào nhiều
tiêu chuẩn và đứng trên nhiều góc độ khác nhau. Đây là một vấn đề mang tính
TrÇn §×nh Träng – QTKDTH 40A

§Ò ¸n m«n häc
chuyên môn, sau đây tôi chỉ đưa ra việc đánh giá qua thị hiếu và cầu của người
tiêu dùng.
Thực tế hiện nay, khi mà xe được nội địa hoá với tỷ lệ cao, có thể cho là
sản phẩm sản xuất trong nước càng cao thì giá càng giảm hơn. Nhưng cầu của
nó vẫn không cao bằng xe có tỷ lệ nội địa hoá thấp. Một ví dụ điển hình về hai
loại xe của Honda là Dream và Super Dream, qua đây chúng ta có thể thấy
người tiêu dùng trong nước vẫn chưa thực sự tin tưởng và yêu thích những sản
phẩm sản xuất trong nước.
Nhưng chúng ta phân tích về chất lượng không phải với ý nghĩa tuyệt đối
mà là xét trên quan hệ tương đối với giá cả. Chất lượng có thích hợp với giá cả
trên thị trường hay không. Các loại xe Trung Quốc mặc dù chất lượng không
cao nhưng lại được ưa chuộng ở Việt Nam là vì chúng có giá cả hợp lý.
Giá cả:
Trước đây, xe máy được xem là một tài sản lớn và phải những gia đình
giàu có mới có khả năng mua. Ngày nay, do nhu cầu về phương tiện đi lại, mức
sống ngày càng được nâng cao và quan trọng là giá xe ngày càng giảm đã làm
cho lượng xe tiêu thụ liên tục tăng nhanh.
“ Từ năm 1995 trở lại đây bình quân số lượng xe tăng khoảng 400 –500
nghìn xe mỗi năm nhất là ở những thành phố lớn. Từ năm 1995 theo số liệu của
cục CSGT số lượng xe máy hiện đã lên tới trên 3.678.000 xe. Trung bình tăng
11%/ năm”(5).
Từ đây ta có thể kết luận thị trường Việt Nam rất nhạy cảm với giá vì khi
giá giảm đã làm cho số lượng xe tăng lên nhanh chóng. Với mức sống trung
bình của đa số người dân Việt Nam hiện nay thì giá xe máy vẫn còn tương đối
cao, nó đã được lý giải cho thực tế về sự ưa chuộng của khách hàng đối với các
loại xe của Trung Quốc.
Thị trường Việt Nam hiện nay, số lượng xe máy tiêu thụ chủ yếu tập trung
vào một số thành phố lớn, còn một thị trường rất rộng lớn mà các doanh nghiệp
vẫn chưa tận dụng được đó là thị trường ở nông thôn, nơi có dân số chiếm tỷ lệ

rất cao trong tổng dân số Việt Nam. Thực trạng này là vì giá xe như hiện nay các
TrÇn §×nh Träng – QTKDTH 40A
§Ò ¸n m«n häc
doanh nghiệp còn gặp phải nhiều khó khăn trong việc mở rộng thị trường nông
thôn.
Một khó khăn nữa về vấn đề giá cả là hiện nay các loại xe Trung Quốc
với giá thấp đang được tiêu thụ mạnh ở thị trường nông thôn, thậm chí ngay tại
các vùng đô thị các loại xe Trung Quốc cũng được những người tiêu dùng lựa
chọn.
Tiêu thụ:
Ngày nay công tác tiêu thụ ngày càng được các doanh nghiệp thực hiện
tốt hơn. Tuy nhiên, họ còn gặp một số khó khăn: hệ thống phân phối, hình thức
tiêu thụ, các chính sách về giá cả chất lượng.
Hệ thống phân phối các kênh tiêu thụ của doanh nghiệp hiện nay nhìn
chung mới chỉ đáp ứng được nhu cầu ở thành thị còn thị trường nông thôn hệ
thống này gần như không có hoặc nếu có thì cũng rất nhỏ lẻ khó đáp ứng được
đến tận tay người tiêu dùng, phải qua nhiều giai đoạn nên giá thành tằng nên
một lượng đáng kể. Với quy mô hiên nay của các doanh nghiệp thì việc mở rộng
các kênh phân phối các đại lý trên một diện rộng là rất khó khăn. Quy mô nhỏ
cũng gây khó khăn cho các doanh nghiệp thực hiện các chính sách khuyến mại,
tăng cường quảng cáo, điều tra nghiên cứu về thị hiếu của người tiêu dùng mà từ
đó đưa ra được các chính sách giá cả chất lượng hợp lý, các kiểu dáng xe, hình
thức thức thanh toán hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
1.2. Những khó khăn của môi trường bên ngoài
Chúng ta sẽ nghiên cứu về các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp tác động
trực tiếp và gián tiếp gây khó khăn cho các doanh nghiệp trong phạm vi chuyên
đề này chỉ nghiên cứu đến những khó khăn chung nhất của các doanh nghiệp
hiện nay. Cụ thể sẽ nghiên cứu đến những vấn đề sau: quá trình sản xuất, phân
phối tiêu thụ và môi trường pháp lý.
1.2.1. Môi trường sản xuất

Trong phần trên chúng ta đã phân tích những khó khăn trong quá trình sản
xuất của doanh nghiệp. Phần này chúng ta sẽ nghiên cứu về những yếu tố bên
TrÇn §×nh Träng – QTKDTH 40A
§Ò ¸n m«n häc
ngoài tác động tới quá trình sản xuất như: sự thay đổi công nghệ, giá cả, vốn và
lao động.
TrÇn §×nh Träng – QTKDTH 40A
§Ò ¸n m«n häc
Sự thay đổi công nghệ:
Công nghệ luôn luôn thay đổi và phát triển. Vì vậy, các doanh nghiệp
luôn phải đổi mới để phù hợp với công nghệ hiện tại và tốt nhất là đi trước một
bước so với thị trường, làm được như vậy doanh nghiệp sẽ có được nhiều lợi thế
cạnh tranh. Ngược lại, các doanh nghiệp sẽ bị tụt hậu về công nghệ. Công nghệ
của ngành xe máy thay đổi liên tục và nhanh chóng trên phạm vi rộng đòi hỏi
các doanh nghiệp càng phải đổi mới thường xuyên và nhanh chóng để phù hợp
với sự thay đổi này. Nó cũng tạo ra nguy cơ tụt hậu ngày cang xa hơn của các
doanh nghiệp Việt Nam so với khu vực và thế giới. Hơn nữa, đều là những
doanh nghiệp vừa và nhỏ,với nguồn vốn hạn hẹp thì việc nghiên cứu phát triển
và đổi mới của doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, cùng với tốc độ thay đổi
công nghệ nhanh chóng của bên ngoài thì nguy cơ tụt hậu là rất có thể nếu các
doanh nghiệp không có giải pháp thích hợp.
Lực lượng lao động ,vốn, kinh nghiệm:
Với một nền sản xuất công nghiệp hiện đại, kinh tế phát triển các doanh
nghiệp bên ngoài được hưởng những thuận lợi rất to lớn trong việc huy động
vốn, tuyển dụng đội ngũ lao động có trình độ thích hợp. ở nước ta không những
không có được những thuận lợi như các doanh nghiệp trên mà những vấn đề về
lao động, vốn kinh nghiệm còn tồn tại những khó khăn. Đây cũng là ngành đã
xuất hiện và phát triển từ khá lâu ở nhiều quốc gia trước khi nó thâm nhập vào
Việt Nam. Điều này làm cho các doanh nghiệp ở nước ta có nhiều bất lợi về
kinh nghiệm. Với quy mô lớn các doanh nghiệp và các tập đoàn nước ngoài dễ

dàng trong việc đầu tư vào công tác nghiên cứu phát triển, đổi mới công nghệ,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công nhân viên tạo khả năng nâng cao trình độ sản
xuất, năng suất chất lượng sản phẩm, giảm giá thành sản xuất tạo điều kiện
thuận lợi cho cạnh tranh.
1.2.2. Phân phối tiêu thu sản phẩm
Sự cạnh tranh gay gắt hiện nay:
Trên thị trường Việt Nam hiện nay có trên 200 loại xe, đây là một con số
không phải là nhỏ. Các loại xe này có nguồn gốc từ nhiều nước khác nhau như:
TrÇn §×nh Träng – QTKDTH 40A
§Ò ¸n m«n häc
Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan với nhiều thương hiệu: Honda, Yamaha, Suzuki,
Kawasaki của Nhật Bản; các nhãn hiệu của Đài Loan, Hàn Quốc và nhiều nhãn
hiệu của Trung Quốc. Thị trường đa dạng và sôi động như vậy đã tạo ra sự cạnh
tranh rất khốc liệt giữa các hãng, các thương hiệu và cả các đại lý, cửa hàng. Sự
cạnh tranh cũng rất đa dạng: giá cả, chất lượng, dịch vụ sau bán hàng.
Ví dụ cạnh tranh về kiểu dáng giữa hai hãng lớn của Nhật Bản là Honda
và Suzuki ta sẽ thấy sự cạnh tranh là rất gay gắt. Khi mà loại xe Future được
hãng Honda đưa ra thị trường thì gần như ngay lập tức Suzuki cũng đưa ra thị
trường một loại xe mới đó là loại xe Best. Nhưng về hình thức cạnh tranh thì có
lẽ cạnh tranh bằng giá là dễ nhận biết nhất. Theo số liệu ngày 10/10/2001 không
chỉ Honda giảm giá cho Future từ 26,5 triệu xuống còn 24,99 triệu và Super
Dream từ 23 triệu xuống còn 19,99 triệu mà các hãng khác cũng ngay lập tức có
chiến lược giảm giá theo để cạnh tranh. Sirious từ 24 triệu còn 19,5 triệu và
đồng loạt các loại xe của Trung Quốc, Đài Loan giảm từ 200 –800 nghìn VNĐ
cho một xe bán ra. Ngoài ra còn rất nhiều hình thức cạnh tranh khác được các
doanh nghiệp sản xuất và các đại lý sử dụng để cạnh tranh với nhau.
Tình trạng nhập lậu, đặc biệt là các loại xe của Trung Quốc đang là tình trạng
khá phổ biến ở nước ta làm cho giá cả các loại xe này chỉ băng khoảng 50 –70%
giá của nó trên thị trường. Điều này đang ảnh hưởng rất lớn đến các hãng sản
xuất trong nước, họ không thể cạnh tranh được khi mà có loại xe được bán trên

thị trường chỉ với giá 3-4 triệu VNĐ / chiếc.
Sự cạnh tranh của các phương tiện khác:
ở đây chúng ta chỉ phân tích đến sự cạnh tranh của phương tiện giao
thông công cộng và hai loại phương tiện cạnh tranh khác là ôtô và xe đạp .
Phương tiện giao thông công cộng: Hiện nay giao thông công cộng ở
nước ta nhìn chung chưa phát triển , giá thành còn cao , chưa thuận tiện nên hiện
tại chưa phải là phương tiện cạnh tranh gay gắt với xe máy nhưng nó sẽ nhanh
chóng trơ thành loại phương tiện có tiềm năng và cạnh tranh gay gắt với xe
máy .
TrÇn §×nh Träng – QTKDTH 40A
§Ò ¸n m«n häc
ô tô đã và đang là phương tiện cạnh tranh với xe máy nhưng chỉ ở nhưng
chỉ ở thành phố lớn và giá cả của phương tiện này ngày càng thích hợp với khả
năng của người tiêu dùng ở nhưng đô thị lớn . Bởi có nhiều tính năng thích hợp
thông dụng nên phương tiện xe đạp vẫn là phương tiện giao phổ biên, đặc biệt ở
những vùng nông thôn . Khác với ôtô , ngày càng trở thành phương tiện cạnh
tranh gay gắt, xe đạp sẽ không còn là phương tiện cạnh tranh với xe máy trong
thời gian tới Nhưng hiện nay , khi giá cả của loại phương tiện này tỏ ra rất thích
hợp với khả năng tài chính của người lao động nước ta thì nó vẫn còn là phương
tiện giao thông được ưa chuộng .
Ngoài ra, trong vấn đề tiêu thụ thị hiếu của người tiêu dùng cũng rất quan
trọng,khi mà doanh nghiệp không nắm bắt được thị hiếu của người tiêu dùng thì
họ sẽ gặp phải khó khăn lớn . Chính vì vậy đây không phải là khó khăn chung
cho các doanh nghiệp hiện nay . Nếu nắm bắt được thị hiếu nà nó sẽ là thuận lợi
cho các doanh nghiệp . Nhưng thị hiếu này chỉ mang tinh thời gian và địa điềm
đòi hỏi các doanh nghiệp phải nghiên cứu tìm hiều thị trường .
Môi trường pháp lý :
Chúng ta đi sâu nghiên cứu về nhưng vấn đề mang tính chung nhất cho
các doanh nghiệp như những bất cập về vấn đề sở hữu kiểu dáng , tỷ lệ nội hoá,
thuế Vấn đề sở hữu về kiểu dáng đang là bất cập chung cho nhiều doanh

nghiệp , nhiều cách ảnh hưởng đến uy tín , hiệu quả kinh doanh cho các hãng
này vì nhiều loại xe lấy tên na ná giống xe của họ hay kiểu dáng thì tương tự .
Điều này tạo khó khăn cho các hãng muốn thực hiện chính sách khác biệt về sản
phẩm , độc quyền vể kiểu dáng . Về yêu cầu tỉ lệ nội địa hoá ở Việt nam hiện
nay , đang gặp nhiều bất cập đi liền với nó là sự điều chỉnh về mức thuế của nhà
nước và chính từ đây đã tạo ra nhiều kẽ hở cho các doanh nghiệp như khai tăng
tỉ lệ nội địa hoá lên để họ được hưởng ưu đãi về thuế từ đây tạo bất lợi cho các
doanh nghiệp kê khai tỉ lệ nội địa hoá chính xác .
So sánh mức thuế trong nghành của nước ta với các quốc gia khác trong
khu vực và thế giới thì mức thuế ở nước ta cao hơn nhiều . Trong khi thực tế yêu
TrÇn §×nh Träng – QTKDTH 40A
§Ò ¸n m«n häc
cầu mức giá phù hợp với khả năng của người tiêu dùng điều này thật khó khăn
cho các doanh nghiệp.
2. Những thuận lợi
1.1. Thuận lợi từ môi trường bên trong
2.1.1. Quy mô
Thực tế hiện nay cho thấy các doanh nghiệp trong ngành đều là những
doanh nghiệp vừa và nhỏ. ở trên chúng ta đã phân tích, quy mô ảnh hưởng gây
khó khăn đến doanh nghiệp. Phần này chúng ta sẽ nghiên cứu đến những thuận
lợi của quy mô doanh nghiệp. Vì đều là những doanh nghiệp vừa và nhỏ nên
chúng có những thuận lợi sau:
Dễ dàng khởi sự và hoạt động nhạy bén theo cơ chế thị trường do vốn ít,
lao động không đòi hỏi chuyên môn cao dễ rút lui khỏi thị trường, có
nghĩa là “ đánh nhanh, thắng nhanh và chuyển hướng nhanh”.
Dễ phát huy bản chất hợp tác sản xuất.
Dễ thu hút lao động với chi phí thấp, có thể tận dụng được nguồn lao
động tại địa phương.
ít xảy ra xung đột giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Những thuận lợi này thể hiện càng rõ ràng và càng quan trọng với ngành

công nghiệp xe máy. Vì không những là ngành mới mẻ mà đây còn là ngành có
sự cạnh tranh rất gay gắt và không có gì là bảo đảm sự tồn tại lâu dài những
thuận lợi hiện có. Sự thích nghi với thay đổi của thị trường là đặc biệt cần thiết
để doanh nghiệp có thể gia nhập và rút khỏi thị trường. Xuất phát từ thị trường
sôi động và luôn biến động như vậy cũng yêu cầu cần thiết có sự năng động của
đội ngũ quản lý mới có thể tận dụng những thuận lợi của môi trường.
2.1.2. Nhiều doanh nghiệp phát triển ngành truyền thống
Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vì nó tạo ra nhiều
kinh nghiệm cho các nhà sản xuất, đặc biệt là những doanh nghiệp mới sản xuất
TrÇn §×nh Träng – QTKDTH 40A
§Ò ¸n m«n häc
như đa số các doanh nghiệp trong nước hiện nay. Vì qua thực tế cho thấy đa
phần các doanh nghiệp trong nước đang sản xuất trong ngành công nghiệp xe
máy đều đã từng là những doanh nghiệp trong các ngành cơ khí, điện tử. Những
ngành này rất gần với ngành hiện tại họ đang kinh doanh. Những kỹ thuật công
nghệ trước kia nay được áp dụng một phần cho ngành sản xuất hiện tại. Vì xuất
phát của các hãng sản xuất như vậy nên họ đã bỏ qua được một quá trình đào tạo
cho đội ngũ lao động, tiết kiệm được chi phí sản xuất cho doanh nghiệp. Vì
nhiều doanh nghiệp phát triển trên những ngành truyền thống nên họ có nhiều
thuận lợi hơn và trên thực tế cho thấy trình độ công nghệ sản xuất của các doanh
nghiệp này đã phát triển rất nhanh.
“ Công ty 756 ( Bộ quốc phòng) đã sản xuất được các chi tiết phụ tùng như: bu
lông, bánh răng, hộp số, bánh răng truyền lực và nhiều thiết bị chịu mài mòn
khác. Công ty cơ khí điện tử – hoá chất đã sản xuất được các loại bánh răng
thẳng, nghiêng và các linh kiện cho lắp ráp xe Trung Quốc với giá rẻ được thị
trường chấp nhận”.(17)
2.1.3. Liên doanh liên kết với nước ngoài
Liên doanh liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh
nghiệp nước ngoài đang là hiện tượng rất phổ biến. Thông qua chính sách này,
các doanh nghiệp trong nước tận dụng được những thuận lợi từ phía đối tác như

trình độ công nghệ, máy móc thiết bị hiện đại, kinh nghiệm trình độ quản lý điều
hành tổ chức sản xuất, tổ chức đào tạo, công tác tuyển dụng và đặc biệt là về
vốn. Do chính sách của nhà nước nên các doanh nghiệp hiện nay có nhiều cơ hội
để tìm đối tác liên doanh. Tức là doanh nghiệp đã tận dụng được những lợi thế
của đối tác liên doanh, bổ xung những thiếu sót và những mặt yếu của mình.
2.1.4. Lực lượng lao động
Các doanh nghiệp nước ta hiện nay đang có một lực lượng lao động làm
công ăn lương với mức lương thấp hơn nhiều so với các doanh nghiệp ở nước
ngoài. Đây là một yếu tố quan trọng để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
TrÇn §×nh Träng – QTKDTH 40A
§Ò ¸n m«n häc
nghiệp có thể hạ thấp giá thành sản xuất để đủ sức cạnh tranh với xe máy nhập
từ bên ngoài. Đội ngũ lao động Việt Nam cũng được đánh giá là rất nhiệt tình
với công việc và có sức sáng tạo. Các doanh nghiệp hiện nay cũng có được
những chuyên gia nước ngoài có nhiều kinh nghiệm và kiến thức về tổ chức sản
xuất và quản lý, đặc biệt là ở những doanh nghiệp liên doanh vì các đối tác bên
ngoài không chỉ đầu tư tài chính mà cả trình độ kỹ thuật, trình độ tổ chức thông
qua việc cử chuyên gia tới Việt Nam. Quá trình làm việc với những người có
chuyên môn giỏi cũng tạo điều kiện thuận lợi cho những nhà quản lý Việt Nam
học hỏi nâng cao trình độ chuyên môn.
2.2.Thuận lợi của môi trường bên ngoài
2.2.1. Trong phân phối tiêu thụ sản phẩm
Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu đến những vấn đề bên ngoài
doanh nghiệp mà tạo thuận lợi cho quá trình phân phối tiêu thụ sản phẩm.
Chúng ta không xét đến toàn bộ cả quá trình này nên không xét đến những yếu
tố ảnh hưởng đến toàn bộ quá trình phân phối tiêu thụ và kết quả tiêu thụ. Chúng
ta chỉ phân tích những yếu tố tác động trực tiếp đến lượng cầu như về thị trường
tiêu thụ, thị hiếu của người tiêu dùng và thu nhập của người tiêu dùng.
Thị trường tiêu thụ
Các doanh nghiệp sản xuất xe máy ở nước ta có được một thị trường tiêu

thụ trong nước rất rộng lớn và đầy tiềm năng. Việt Nam là một nước có dân số
đông và cơ cấu dân số trẻ, khi mà nhu cầu tiêu thụ đầu người/xe không thay đổi
thì một thị trường với dân số đông sẽ có thuận lợi rất nhiều so với thị trường có
dân số ít hơn. Nhu cầu về xe của các lứa tuổi cũng là không giống nhau. Thực tế
cho thấy nhu cầu đi lại của con người đến một mức tuổi nào đó sẽ giảm dần. Vì
vậy, một nước có cơ cấu dân số trẻ như nước ta hiện nay không chỉ có nhu cầu
cao trong hiện tại mà còn có tiềm năng rất lớn về phương tiện giao thông. Số
lượng xe máy lưu thông ở Việt Nam hiện nay khá lớn nhưng xét về tỷ số người /
TrÇn §×nh Träng – QTKDTH 40A

×