Website: Email : Tel : 0918.775.368
Lời mở đầu
Năm 2001, năm mở đầu thực hiện các Nghị quyết của đại hội Đảng lần
thứ IX. Thực hiện kế hoạch 5 năm,năm 2001 – 20005 và chiến lược 10 năm
phát triển kinh tế xã hội 2001-2010- chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá theo hướng xã hội chủ nghĩa xây dựng nền tảng để đến năm 2020, nước
ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, năm 2001 cũng là năm bắt đầu thực
hiện chiến lược xuất nhập khẩu đã được Chính phủ phê chuẩn năm 2000.
Thành quả đạt được qua những năm đổi mới nhất là 10 năm gần đây đã
tạo ra thế lực mới, công việc đổi mới kinh tế xã hội đã có những bước tiến cơ
bản; các mặt xã hội trình độ dân trí, chất lượng nguồn lực và tính năng động
trong xã hội được nâng lên; tình hình chính trị- xã hội về cơ bản tiếp tục ổn
định.
Năm 2000, kinh tế Việt Nam đãphát triển nhanh hơn, tổng sản phẩm
quốc nội ước tính tăng 6,7% so với 4,8% năm 1999. Nhu cầu tiêu thụ nhiên
liệu, nguyên liệu, vật liệu xây dựng của nhiều ngành sản xuất tăng vững. Trong
khi giá xăng dầu, nguyên liệu trên thị trường thế giới năm qua tăng mạnh càng
tác động làm giá cả nhiều loại vật tư tăng vững nhưng giá nông sản có xu hướng
giảm.
Nghiên cứu thị trường xuất khẩu trong những năm qua để thấy được sự
đóng góp vào thu nhập quốc dân của ngành xuất khẩu và thấy được mặt mạnh,
mặt yếu của nền sản xuất trong nước. Trong xuất khẩu muốn thấy được vị trí
vai trò của từng mặt hàng thì chúng ta phải nghiên cứu vấn đề: “thị trường
xuất khẩu các mặt hàng chủ lực, thực trạng và giải pháp phát triển”.
Đề tài kết cấu theo:
Chương I. những vấn đề cơ bản thị trường xuất khẩu hàng hoá nói chung và các
hàng hoá chủ lực nói riêng.
Chương II. Thực trạng về thị trường xuất khẩu hàng chủ lực.
Mai Thanh S¬n Th¬ng m¹i 4B
1
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương III. Giải pháp mở rộng thị trường xuất khẩu mặt hàng chủ lực ở Việt
Nam
Chương I: Những vấn đề cơ bản thị trường xuất khẩu hàng hoá nói
chung và các hàng hoá chủ lực nói riêng.
1. Các mặt hàng xuất khẩu chủ lực và vai trò trong hệ thống các mặt hàng
xuất khẩu của Việt Nam .
1.1 xuất khẩu và các mặt hàng chủ lực.
1.1.1 Tổng quan về xuất khẩu.
Kinh doanh thương mại quốc tế là hình thức mua bán hàng hoá dịch vụ
giữa các cá nhân tập thể, doanh nghiệp ở các quốc gia khác nhau nhằm thu được
lợi nhuận mục đích của kinh doanh thương mại quốc tế là nhằm tối đa hoặc ổn
định lợi nhuận của doanh nghiệp thông qua mở rộng thị trường tiêu thụ, bù đắp
các chi phí đâu tư, thực hiện giảm chi phí theo quy mô và tìm kiếm nguồn lực,
lợi thế từ nước ngoài. Nhờ phát triển kinh doanh ra thị trường quốc tế các doanh
nghiệp có thể tận dụng tối đa các năng lực sản xuất đã đầu tư, tăng hiệu quả
kinh doanh nhờ tăng số lượng sản phẩm bán ra khắp toàn cầu; tập trung chi phí
lao động rẻ, chi phí năng lượng nguyên liệu thấp; tránh được hàng rào thuế
quan, hàng rào phi thuế quan và các ngăn cản khác; cho phép doanh nghiệp có
thêm một số chiến lược cạnh tranh với phạm vi đa quốc gia mà các doanh
nghiệp kinh doanh nội địa không thể có được – Hoạt động kinh doanh thương
mại quốc tế của doanh nghiệp chủ yếu thông qua xuất khẩu và nhập khẩu hàng
hoá, mà xuất khẩu chủ yếu là hàng hoá chủ lực.
Hoạt động xuất khẩu hàng hoá bao gồm: nghiên cứu thị trường để nhận
biết sản phẩm dịch vụ mà thị trường có nhu cầu; nghiên cứu thị trường nước
ngoài và chọn đối tác kinh doanh; tìm hình thức và biện pháp giao dịch, đàm
phán để kí kết hợp đồng xuất khẩu; thưc hiện hợp đồng xuất khẩu; đánh giá kết
quả hoạt động xuất khẩu và tiếp tục quá trình buôn bán.
Mai Thanh S¬n Th¬ng m¹i 4B
2
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Kinh doanh thương mại quốc tế không tránh khỏi rủi ro; rủi ro về chính
trị phát sinh từ rối loạn chính trị; rủi ro về kinh tế thường đi liền với những biến
động về tiền tệ. Bởi vậy, trong thời đại khu vực hoá và toàn cầu hoá trở thành
xu thế phổ biến, tốc độ hội nhập của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào tốc đô
và trình độ đổi mới nền kinh tế.
Sự tăng trưởng và đa dạng hoá hoạt động ngoại thương là một trong
những thành tựu nổi bật của Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Sự sụp đổ của
Liên xô và các nước Đông âu cùng với hệ quả của nó là cắt giảm viện trợ và
thương mại đã tác động lớn và ảnh hưởng xuất đến nền kinh tế Việt Nam trong
những năm 1990-1991. Trong giai đoạn ngắn, nhờ thực hiện chính sách đổi
mới, mở cửa, Việt Nam đã tìm được thị trường xuất khẩu mới trong khu vực,
nhờ đó tổng giá trị xuất khẩu tăng lên nhanh chóng trong 5 năm 1991-1995,
bình quân tăng lên trên 20% một năm. Năm 1995, kim ngạch xuất khẩu đạt 5 tỷ
USD đã hình thành một số mặt hàng xuất khẩu chủ lựcvà tăng trưởng chắc
trongkỳ 1991-1995. Xuất khẩu dầu thô năm 1995 đạt 7,6 triệu tấn. Từ một nước
phải nhập khẩu gạo năm 1991 đã xuất khẩu hơn 1 triệu tấn gạo, vào năm 1995
đã đem lại cho Việt Nam 550 triệu USD. Xuất khẩu thuỷ sản tăng từ 285 triệu
USD vào năm 1991 nên 620 triệu USD vào năm 1995, dệt may năm 1995 đạt
700 triệu USD.
Năm 1995 có sự thay đổi lớn trong chuyển dịch cơ cấu sản phẩm xuất
khẩu. Dầu thô chiếm 40% giảm xuống 20%, gạo không giữ được vị trí chủ yếu
khi cà phê, dệt may, thuỷ sản, đạt kim ngạch xuất khẩu vượt qua mức 550 triệu
USD. Từ năm 1994, đặc biệt năm 1995 mặt hàng xuất khẩu đã được đa dạng
hoá mở rộng sang các mặt hàng công nghiệp nhẹ và nguyên liệu sơ chế. Năm
1995 đã xuất khẩu trên 200 nghìn tấn cà phê, trị giá 560 triệu USD, xuất khẩu
được 120 nghìn tấn cao su.
Việt Nam có quan hệ thương mại với hơn 100 nước và lãnh thổ ở khắc
các Châu Lục trên thế giới. Tổng kim ngạch ngoại thương tăng nhanh trong giai
Mai Thanh S¬n Th¬ng m¹i 4B
3
Website: Email : Tel : 0918.775.368
đoạn 1991-1995, kim ngạch ngoại thương của Việt Nam trong năm 1995 gần 13
tỷ USD. Cơ cấu xuất khẩu theo thị trường các Châu Lục đã có những thay đổi
cơ bản chủ động tăng cường việc tham gia các quan hệ buôn bán với các nước
Châu á để bù đắp sự thiếu hụt trong quan hệ buôn bán với các nước Liên
Xô va Đông âu, giải quyết được phần lớn nhu cầu về nhập vật tư thiết bị và mở
rộng nhiều thị trường để tăng xuất khẩu.
1.1.2. Xuất khẩu trong nền kinh tế thị trường
Trong công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá, Việt Nam đang thực
hiện chiến lược công nghiệp hoá, hướng về xuất khẩu, đồng thời thay thế nhập
khẩu bằng những sản phẩm trong nước sản xuất có hiệu quả. Vì vậy việc thúc
đẩy xuất khẩu là một khâu quan trọng của chính sách kinh tế đối ngoại nói riêng
và chính sách phát triển kinh tế nói chung. Nó có mối quan hệ mật thiết với các
hoạt động kinh tế khác, đặc biệt là nhập khẩu và đầu tư nước ngoài.
Trong giai đoạn hiện nay thúc đẩy xuất khẩu cần đặc trong mối quan hệ
với việc thay thế nhập khẩu và phát triển sản xuất trong nước. Các biện pháp
thúc đẩy xuất khẩu phải được điểu chỉnh cho phù hợp với từng giai đoạn phát
triển kinh tế của đất nước, phù hợp với quá trình toàn cầu hoá khu vực hoá. Việt
Nam gia nhập AFTA và APEC, WTO, phải đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện các
chính sách và các quy định pháp lý liên quan đến hoạt động xuất khẩu các
ngành định hướng vào xuất khẩu được phát triển mạnh tròn mười mấy mặt hàng
xuất khẩu chủ lực của Việt Nam có: dệt may, thuỷ sản, cà phê, giầy da. Các
công nghệ mới phục vụ sản xuất hàng xuất khẩu nói riêng và công nghệ mới nói
chung được khuyến khích đưa vào Việt Nam thông qua chế độ ưu đãi trong việc
đánh thuế xuất khẩu. Chính phủ Việt Nam chủ trương xây dựng một cơ cấu
kinh tế theo mô hình công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, khai thác lợi thế so
sánh của nền kinh tế và tăng cường khả năng cạnh tranh của hàng hoá trên thị
trường thế giới. Việc xác định các ngành trọng điểm của nền kinh tế có ý nghĩa
quan trọng và cần phải được cân nhắc kỹ càng. Chính phủ đã cấp giấy phép
Mai Thanh S¬n Th¬ng m¹i 4B
4
Website: Email : Tel : 0918.775.368
thành lập sau khi chế xuất với các quy chế đầu tư ưu đãi và bước đầu một số
khu đã đi vào hoạt động đem lại những kết quả khích lệ. Các khu công nghiệp
tập trung, khu công nghiệp cao cũng đã được thành lập và được sự quan tâm
của Chính phủ. Việc quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất khẩu ngày càng
được cải tiến và hoàn thiện theo hướng khuyến khích xuất khẩu. Quốc hội đã
thông qua Luật thương mại tạo nê khuôn khổ pháp lý ổn định cho hoạt động
xuất khẩu nhà nước tập trung quản lý xuất khẩu vào một đầu mối là Bộ thương
mại. Bộ thương mại thực hiện chức năng thống nhất quản lý nhà nước và phối
hợp các Bộ, các cơ quan ngang bộ và cơ quan thuộc Chính phủ.
Hiện nay, tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình, không phân biệt
thành phần kinh tế, đều được tự do buôn bán với người nước ngoài trên cơ sở
luật định. Đối với các doanh nghiệp đã có giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu
chính thức, được xuất khẩu và nhận uy thác xuất khẩu cả những mặt hàng ngoài
phạm vi ngành hàng ghi trong giấy phép kinh doanh. Trừ một số mặt hàng có
quy định rộng như gạo, dệt may xuất khẩu vào EU, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, cà
phê, sản phẩm gỗ, lâm sản chế biến hàng xuất khẩu theo quy chế quản lý
chuyên ngành. Từ cuối năm 1995, thủ tục cấp giấy phép xuất nhập khẩu từng
chuyến hàng đã được bãi bỏ, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh
xuất nhập khẩu cũng như các doanh nghiệp sản xuất và đông đảo các doanh
nghiệp đánh giá cao. Nhà nước Việt Nam sử dụng chính sách thuế như là một
công cụ quan trọng để khuyến khích xuất khẩu đối với các ngành, các khu vực
cần ưu tiên trên có những quy định về miễn giảm thuế. Luật thuế doanh nghiệp
và thuế giá trị gia tăng đã được đưa vào sử dụng. Trong luật thuế thu nhập
doanh nghiệp có quy định các hộ gia đình, cá nhân, tổ chức hợp tác sản xuất
nông nghiệp có thu nhập từ sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản
không phải nộp thuế này. Luật thuế giá trị gia tăng đã được áp dụng từ ngày
1/1/1999, trong đó có quy định mức thuế xuất 0% đối với tất cả các mặt hàng
xuất khẩu và các hàng hoá này còn được thoái trả thuế giá trị gia tăng ở các
Mai Thanh S¬n Th¬ng m¹i 4B
5
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khâu trước. Đây thực sự là một biện pháp tài chính khuyến khích xuất khẩu tích
cực của Việt Nam.
Nhìn tổng quát, từ khi thực hiện chính sách “mở cửa”, nhà nước ta đã áp
dụng nhiều chính sách và biện pháp khác nhau để xây dựng một cơ cấu kinh tế
năng động của nền kinh tế quốc tế, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của hàng năm
khoảng trên 20%. Đây là một tốc độ cao hơn tốc độ tăng trưởng trung bình của
nền kinh tế ngoại thương thế giới. Thủy sản là một trong những ngành sản xuất
có khả năng hướng mạnh về xuất khẩu, đồng thời lại sử dụng nhiều lao động và
các điều kiện tự nhiên thuận lợi, đó là những lợi thế so sánh vào loại lớn nhất
của nước ta.
1.2. Vai trò các mặt hàng này trong thị trường xuất khẩu tại Việt Nam.
Trong thời đại ngày nay, việc duy trì và mở rộng quan hệ thương mại đã
trở thành một vấn đề sống còn đối với các quốc gia. Để tăng các mặt hàng xuất
khẩu sửa đổi lại Luật thuế, chính sách cho phù hợp với kinh tế thị trường. Hiện
nay chúng ta đã xuất được rất nhiều mặt hàng sang nhiều nước trên thế giới tỷ
trọng và kim ngạch rất khác nhau. Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của ta hiện nay
gồm có: Dầu thô, may mặc, dầy dép, hải sản, gạo, cà phê, hạt tiêu.....
Dầu thô 2617 3917 5446 6153 6949 7652 8705 9638 1214
5
1488
2
1550
0
May mặc (triệu
USD )
215 117 190 239 476 850 1150 1503 1450 1747 1815
Giầy dép (triệu
USD )
5 68 122 296 530 987 1031 1392 1402
Hải sản (triệu
USD )
239 285 308 427 551 621 697 782 858 971 1475
Gạo (1000 tấn) 1624 1033 1946 1722 1983 1988 3003 3575 3730 4508 3500
Cà phê (1000 tấn) 90 94 116 123 176 248 284 392 382 482 694
Điện tử –-máy tính
(triệu USD )
585 790
Thủ công -mỹ nghệ
(triệu USD )
120 124 160 158 168 235
Hạt tiêu (1000 tấn) 9,0 16,3 22,3 14,9 16,0 17,9 25,3 24,7 15,1 34,8 36,2
Hạt điều (1000 tấn) 19,8 16,5 33,3 25,7 18,4 26,4
Mai Thanh S¬n Th¬ng m¹i 4B
6
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Cao su (1000 tấn) 75,9 62,9 81,9 96,7 135,5 138,1 194,5 194,2 191 265 280
Rau quả (triệu
USD )
52 33 32 24 21 56 90 71 53 105 205
Than đá (1000 tấn) 789 1173 1623 1423 2068 2821 3642 3454 3162 3260 3035
Chè (1000 tấn) 16,1 8,0 13,0 21,2 23,5 18,8 20,8 32,9 33 36,0 44,7
Lạc (1000 tấn) 71 79 63 105 119 111 127 86 87 56 78,2
1990 1991 1992 1993 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000
Kim ngạch xuất khẩu quý I/2001 là 3.544 triệu USD, đạt 21,2% mục
tiêu cả năm, tăng 14,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu của các doanh nghiệp trong
nước chiếm tỷ trọng 53%, tăng 15,2% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất khẩu bước vào niên kỷ mới với định giá cao vì thế thách thức mới.
Với kim ngạch 14,3 tỷ USD. Xuất khẩu của Việt Nam năm 2000 tiếp tục vươn
nên một định mốc mới và được quốc tế thừa nhận là nước có nền ngoại thương
tương đối phát triển. Thành tựu này cũng khảng định con đường phát triển mà
Đảng ,Nhà nước và nhân dân ta đã chọn là đúng đắn, hợp tác xu thế phát triển
của khu vực và thế giới. Năm 1999, xuất khẩu của cả nước đạt kim ngạch hơn
11,5 tỷ, tăng 23,1% so với năm 1998 và là năm đầu trên xuất khẩu của nước ta
vượt qua cột mốc 10 tỷ, rồi 11 tỷ USD. Theo số liệu của Tổng cục thống kê,
cùng với mức tăng của tổng kim ngạch, hầu hết các mặt hàng xuất khẩu chủ lực
đều tăng kim ngạch, trong đó nổi bật là dầu thô tăng 71,2%, đạt kim ngạch
3,582 tỷ USD; thuỷ sản tăng 51,9% đạt 235 triệu USD; hàng điện tử tăng
35% đạt kim ngạch 790 triệu USD ... Đặc biệt là sau qủa có tốc độ tăng đến
95,2% với kim ngạch đạt 250 triệu USD. Các mặt hàng truyền thống có kim
ngạch không cao song cũng chứng tỏ rằng nỗ lực mở rộng thị trường, tăng
cường chất lượng và chủng loại hàng hoá xuất khẩu trong một bối cảnh cạnh
tranh ngày càng khốc liệt. Có 3 mặt hàng xuất khẩu chủ lực giảm sút so với
năm 1999 là than đá, gạo và cà phê. Trong đó gạo xuất khẩu đạt 3,5 triệu tấn
với kim ngạch 627 triệu USD, giảm 22,4% về lượng và 34,4% về kim ngạch
so với 1999, cà phê xuất tăng mạnh về lượng (680.000 tấn, tăng 40,9%) nhưng
do giá giảm nên kim ngạch giảm đến 17% (đạt 585,3 triệu USD ).
Mai Thanh S¬n Th¬ng m¹i 4B
7
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Về chủng loại hàng hoá xuất khẩu năm qua các doanh nghiệp đã có nhiều
cố gắng đưa ra nhiều mặt hàng mới góp phần đáng kể vào mức tăng trưởng xuất
khẩu vượt bậc. Các mặt hàng mới phải kể đến là cơ khí, sữa, đồ gỗ... Song song
đó, thị trường xuất khẩu cũng mở rộng nhờ làm tốt công tác xúc tiến thương
mại. Ngoài các t truyền thống như :Nhật, ASEAN, EU, thị trường Mỹ đã được
nhiều doanh nghiệp hướng tới.
Tóm lại xuất khẩu có rất nhiều vai trò quan trọng.
Một là, xuất khẩu tạo nguồn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước theo những
bước đi thích hợp là con đường tất yếu để khắc phục tình trạng nghèo nàn và
chậm phát triển của nước ta. Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước diễn ra
trong một thời gian ngắn, đòi hỏi phải có một số rất lớn để nhập khẩu máy móc
thiết bị, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến.
Hai là, xuất khẩu đóng vai trò vào việc mở rộng cơ cấu kinh tế, thúc đẩy
sản xuất phát triển. Cơ cấu sản xuất và tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay
đổi mạnh mẽ, đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, công
nghệ hiện đại. xuất khẩu tạo điều kiện cho các ngành khai thác có cơ hội phát
triển thuận lợi, tạo khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần cho sản xuất
phát triển, tạo điều kiện mở rộng khả năng cung ứng đầu vào cho sản xuất. Xuất
khẩu còn đòi hỏi các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện công
việcquản trị sản xuất kinh doanh với hiệu quả ngày càng cao.
Ba là, xuất khẩu có tác dụng tích cực đối với giải quyết công ăn việc làm
và cải thiện đời sống nhân dân. Xuất khẩu góp phần quan trọng vào việc giải
quyết các vấn đề sử dụng có hiệu quả hơn các nguồn tài nguyên thiên nhiên.
việc đưa các nguồn tài nguyên này tham gia vào phân công lao động quốc tế
thông qua việc chế biến các ngành chế biến xuất khẩu đã góp phần nâng cao giá
trị hàng hoá.
Mai Thanh S¬n Th¬ng m¹i 4B
8
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Bốn là, xuất khẩu mở rộng và thúc đẩy mở rộng và thúc đẩy quan hệ kinh
tế trong nước và các nước trên thế giới. Xuất khẩu là một nội dung của kinh tế
đối ngoại và tạo điều kiện thúc đẩy các quan hệ này phát triển, chẳng hạn xuất
khẩu thúc đẩy quan hệ tín dụng, đầu tư mở rộng vận tải quốc tế. Mặt khác chính
các quan hệ kinh tế đối ngoại lại tạo tiền đề mở rộng xuất khẩu.
Cũng như tất cả các hoạt dộng khác, xuất khẩu góp phần nâng cao hiệu
quả kinh tế xã hội. Phát triển kinh tế xã hội như y tế, giáo dục, văn hoá, nghệ
thuật... mang lại hiệ quả kinh tế xã hội. Đó chính là mục tiêu của sự phát triển.
2. Nội dung của hoạt động xuất khẩu và thị trường nhập khẩu thế giới
hàng hoá chủ lực.
2.1. Nội dung xuất khẩu.
Xuất khẩu là hoạt động kinh doanh buôn bán ở phạm vi quốc tế. Nó
không phải là hành vi buôn bán riêng lẻ mà là cả một hệ thống quan hệ mua bán
trong nền thương mại có tổ chức.
2.1.1. Nghiên cứu thị trường nước ngoài và chọn đối tác kinh doanh.
Doanh nghiệp phải hiểu rõ điều kiện chính trị, thương mại, luật pháp vận
tải, tiền tệ, tập quán thị hiếu, ước tính được dung lượng thị trường và sự biến
động giá cả của mặt hàng xuất khẩu ở thị trường nướn ngoài. kết quả xuất khẩu
phụ thuộc vào thương nhân cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn, vì vậy phải làm
rõ thái độ chính trị, triết lý kinh doanh, khả năng tài chính và uy tín của họ trên
thị trường.
2.1.2. Tìm hình thức và biện pháp giao địch, đàm phán để ký kết hợp đồng
xuất khẩu.
Trong nội dung cơ bản của hợp đồng xuất khẩu hai bên phải thoả thuận
nhiều vấn đề: Nội dung công việc xuất khẩu; Bao bì đóng gói; thời gian;
Mai Thanh S¬n Th¬ng m¹i 4B
9
Website: Email : Tel : 0918.775.368
phương tiện; giám định hàng hoá; sát trùng hàng hoá; điều kiện xếp dỡ hàng
hoá ...
2.1.3. Thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
Kiểm tra, xin giấy phép xuất khẩu, chuẩn bị hàng hoá xuất khẩu, uỷ thác
thuê tàu, kiểm nghiệm hàng hoá, thủ tục hải quan, giao hàng lên tàu, bảo hiểm
hàng hoá, thủ tục thanh toán, giải quyết khiếu lại (nếu có).
2.1.4. Đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu và tiếp tục quá trình buôn
bán các chỉ tiêu thường dùng so sánh, đánh giá hoạt động: Số lượng thực hiện
xuất khẩu só với đơn hàng, chủng loại mặt hàng so với kế hoạch, tiến độ xuất
hàng, doanh số, chi phí kinh doanh, lợi nhuận đạt được.
2.2. Triển vọng các thị trường xuất khẩu của Việt Nam đến năm 2010.
2.2.1. Thị trường ASAN:
Trong giai đoạn chuyển đổi thị trường xuất khẩu các sản phẩm nông
nghiệp Việt Nam, thị trường các nước ASAN đóng vai trò quan trọng và chiếm
tỷ lệ lớn trong khối lượng hàng xuất khẩu của Việt Nam. Tuy nhiên tình hình từ
năm 1996 đến nay đã có thay đổi, có xu hướng giảm tỷ lệ xuất khẩu các sản
phẩm nông nghiệp Việt Nam sang các thị trường. Trong giai đoạn từ nay đến
2010, thị trường các nước ASEAN cũng bị hạn chế đối với các sản phẩm xuất
khẩu nông nghiệp của Việt Nam. Các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam sang
các nước này phần lớn là dưới hình thức tạm nhập tái xuất, đặc biệt là đối với
thị trường Singapo, nên không phù hợp với nhu cầu nâng cao giá trị xuất khẩu
hàng nông sản của Việt Nam trên thế giới. Thêm nữa, các sản phẩm xuất khẩu
thường là sản phẩm thô, ít qua chế biến nên việc cắt giảm thuế xuất khẩu theo
hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CFPT) của các nước ASEAN
không có tác động lớn đến khối lượng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp của
Việt Nam. Tuy nhiên, thị trường các nước ASEAN vẫn là thị trường xuất khẩu
chính của Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2010.
Mai Thanh S¬n Th¬ng m¹i 4B
10
Website: Email : Tel : 0918.775.368
2.2.2. Thị trường các nước Châu á khác.
Nhìn chung triển vọng mậu dịch nông sản của các thị trường Châu á khác
trong giai đoạn từ nay đến 20010 là rất lớn. Nhu cầu nhập khẩu cao về các sản
phẩm nông nghiệp của các nước cận Trung Đông sẽ làm tăng khoảng cách giữa
nhập khẩu và xuất khẩu các sản phẩm của khu vực này. Trong đó các sản phẩm
có khả năng nhập khẩu lớn của khu vực là lương thực, chè. Đối với Việt Nam,
mặc dù trong những năm gần đây xuất khẩu nông sản sang các khu vực này đã
có những dấu hiệu tích cực như xuất khẩu chè sang Irắc, ký hợp đồng xuất khẩu
gạo dài hạn sang IRAN. Nhưng khu vực Trung Cận Đông vẫn là thị trường mới
chưa khai thác và được xem là khu vực thị trường tiềm tàng cho các sản phẩm
nông nghiệp, nhất là chè và gạo. Trong khi đó, các nước Châu á khác như : Hàn
Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Nhật..... sẽ tăng nhập khẩu các loại
hàng nông nghiệp ít qua chế biến để phục vụ cho công nghiệp chế biến.
Đồng thời các nước nqày cũng tăng cường xuất khẩu các sản phẩm nông
nghiệp đã qua chế biến sang các nước khác.
Có thể khẳng định rằng đây là khu vực thị trường hàng nông sản sôi động
nhất trên thế giới trong những thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI. Đối với Việt
Nam, trong giai đoạn vừa qua, xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp sang thị
trường các nước ngày càng lớn về khối lượng và đa dạng về chủng loại. Triển
vọng xuất khẩu nông sản sang các khu vực thị trường này được mở rộng cả về
kf và giá trị, đặc biệt là thị trường Trung Quốc.
2.2.3. Thị trường các nước SNG và Đông âu.
Mặc dù sự giám sút về mậu dịch nông sản giữa khu vực thị trường này
với Việt Nam trong giai đoạn vừa qua không chỉ do sự bất ổn định của tình
hình kinh tế - chính trị – xuất khẩu của khu vực này, mà còn do những khó khăn
về phương pháp và xử lý nợ của Việt Nam, nhưng đây vẫn sẽ là khu vực thị
trường truyền thống đôi với hàng nông sản của Việt Nam và có thể được xem là
Mai Thanh S¬n Th¬ng m¹i 4B
11
Website: Email : Tel : 0918.775.368
khu vực thị trường dễ tính nhất đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam.
Đó là những yếu tố thuận lợi cho sự phục hồi xuất khẩu trong tương lai. Hiện
nay tình hình của khu vực này đang dần đi vào ổn định và phát triển do đó kéo
theo sự phục hồi của quan hệ mậu dịch trong và ngoài khu vực.
2.2.4. Thị trường EU.
So với thị trường các nước SNG và Đông Âu, thị trường EU là thị trường
“khó tính ” với chế độ bảo hộ nông nhiệp chặt chẽ và với mức độ bảo hộ cao.
Mặc đù việc thực hiện các cắt giảm bắt buộc theo hiệp định nông nghiêp khiến
các rào chắn đã được dở bỏ một phần, nhưng chưa đáng kể, ngay cả trong
trường hợp thực hiện đầy đủ các cắt giảm theo hiệp định thì các cản trở về mậu
dịch hàng nông sang EU đối với các nước đang phát triển nói chung và Việt
Nam nói riêng vẫn ở mức cao. Hơn nữa phần lớn các sản phẩm nông nghiệp
Việt Nam hiện nay và trong thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI vẫn chưa thực sự
thích ứng với điều kiện mậu dịch của khu vực này. Tuy nhiên, đây là khu vực
thị trường mà Việt Nam có thể thu được hiệu quả xuất khẩu cao, rât cần thiết
cho sự nghiệp phát triển nền nông nghiệp hàng hoá Việt Nam trong giai đoạn từ
nay đến 2010. Triển vọng xuất khẩu các sản phẩm nông sản sang khu vực này
chủ yếu là đối với nhóm hàng các sản phẩm nhiệt đới (cà phê, chè,....) và cau su
tự nhiên. Riêng về gạo và các sản phẩm ngũ cốc khác, các nước EU đóng vai
trò trung gian trong xuất khẩu của Việt Nam sang các nước nghèo Châu Phi.
3. Các nhân tố ảnh hưởng xuất khẩu ở Việt Nam.
3.1. Lợi thế của Việt Nam và các yếu tố ảnh hưởng.
3.1.1. Yếu tố ảnh hưởng.
Cho đến nay nước ta vẫn chủ yếu xuất khẩu nông sản, hàng tiểu thủ công
nghiệp và sản phẩm công nghiệp có hàm lượng công nghệ thấp. Với khoảng
thời gian từ nay đến năm 2020, khả năng xuất khẩu nông sản của Việt Nam,
theo đúng nghĩa của nó, vẫn chỉ là khả năng (dù cho tính hiện thực rất cao)và
Mai Thanh S¬n Th¬ng m¹i 4B
12
Website: Email : Tel : 0918.775.368
chưa chứa đựng trong đó những điều kiện bất khả kháng, rủi ro có thể hoặc
không thể đoán trước được. Dù vậy, việc đưa ra những dự báo có thể là rất cần
thiết cho các doanh nghiệp hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh.
Một trong những yếu tố có ảnh hưởng khá toàn diện và trực tiếp xu
hướng phát triển thị trường hàng nông sản thế giới cũng như với Việt Nam là xu
thế toàn cầu hóa và khu vực hoá. Không một nước nào cưỡng lại xu thế này mà
không phải trả giá đắt. Yếu tố này được thể hiện thông qua hiệp định nông
nghiệp được các nước thành viên, tổ chức thương mại Quốc tế (WTO) ký kết tại
vòng đàm phán Uruguay năm 1994, và hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực
chung (CEPT) của các nước tham gia khu vực mậu dịch tự do (AFTA). Ngoài
ra, khả năng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp trong giai đoạn từ nay đến
năm 2010 còn chịu ảnh hưởng của một số yếu tố cơ bản khác đã được nhận biết,
như hiện tượng EL. NINO và cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Đông Nam á. Về ảnh
hưởng của hiện tượng EL.NINO, đây là hiện tượng đang chịu ảnh hưởng mạnh
đến sản xuất nông nghiệp toàn cầu, do đó cũng sẽ ảnh hưởng đến thị trường
nông sản thế giới. Tuy nhiên, khó có thể ước lượng sự liên quan giữa EL.NINO
và những thay đổi trong sản xuất nông nghiệp. Năm 1997 hiện tượng EL.
NONO được xem là nghiêm trọng nhất trong thế kỷ, những sản lượng toàn thế
giới của nhiều sản phẩm nông nghiệp, có tính đến ảnh hưởng của E.L NINO,
cho thấy không có sự giảm sút lớn về khối lượng, mà chỉ có ảnh hưởng nhẹ đến
mức dự trữ các sản phẩm nông nghiệp trong năm 1998. Và sự tăng giá chút ít
đối với thị trường cà phê.
Đối với khả năng xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trong
giai đoạn từ nay đến năm 2010, ảnh hưởng của hiện tượng E.L NINO có thể
được xem như những yếu tố ngắn hạn và mức độ không lớn.
Dưới góc độ nghiên cứu về khả năng xuất khẩu các sản phẩm nhà nước
Việt Nam trong giai đoạn từ nay đến năm 2010 có thể thâý ảnh hưởng của cuộc
khủng hoảng ở những phương diện sau:
Mai Thanh S¬n Th¬ng m¹i 4B
13
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Tác động đến xuất khẩu các sản phẩm nhà nước Việt Nam trong những
năm trước mắt. Một là, làm tăng một cách tương đối giá xuất khẩu các sản
phẩm nông nghiệp của n so với khu vực, ít nhất là trong thời gian các đồng nội
tệ còn mất giá trị so với đồng USD. Sự tăng giá tương đối, tức là giảm lợi thế
về giá - một sản phẩm nhà nước Việt Nam sang các nước trong khu vực và kể
cả ngoài khu vực. Trong điều kiện đồng nội tệ mất giá, các nước này sẽ tăng
cường xuất khẩu hàng hoá ra các khu vực khác, làm hạn chế cơ hội xuất khẩu
của các nước có đồng tiền ổn định hơn, trong đó có Việt Nam. Hai là, làm thay
đổi các quan hệ của các hàng hoá trong nước, giữa giá bán hàng công nghiệp
tiêu dùng, giá bán nông sản và giá bán vật tư, giữa chỉ số mua nông sản và chỉ
số giá xuất khẩu.
Về nguyên tắc, để tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá xuất khẩu Việt
Nam cũng phải tự điều chỉnh giá trị của đồng Việt Nam. Tuy nhiên, mức độ
điều chỉnh giá trị đồng tiền Việt Nam phụ thuộc vào tiềm lực và sức mạnh kinh
tế trong nước.
Tác động đến việc phát triển của công nghiệp chế biến nhằm nâng cao giá
trị xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam trong các năm tới. Đối với
Việt Nam để phát triển nhanh ngành chế biến, phải thu hút vốn đầu tư nước
ngoài dưới các hình thức vay vốn, liên doanh góp vốn, vốn đầu tư trực tiếp của
nước ngoài. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tiền tệ Châu á mấy năm trước đã dẫn
đến giảm giá đầu tư nói chung và đầu tư vào ngành công nghiệp chế biến nói
riêng. Bởi một là các nước đang hoặc sẽ đầu tư vào Việt Nam bị rơi vào cuộc
khủng hoảng như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapere.... sẽ buộc phải điều chỉnhlại
vốn đầu tư và thời điểm đầu tư hoặc các nước như Mỹ, Châu Âu sẽ rút vốn đầu
tư ra khỏi khu vực để đầu tư sang khu vực khác ngoài Châu á, chẳng hạn như
Châu Âu, Mỹ La Tinh; Hai là, do điều chỉnh giảm giá trị của tiền Việt Nam so
với đồng USD cũng dẫn đến tình trạng khan hiếm, thiếu hụt vốn của các dự án
đầu tư trong nước vào ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông nghiệp.
Mai Thanh S¬n Th¬ng m¹i 4B
14
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3.1.2. Lợi thế của Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu hàng hoá chủ lực
* Điều kiện về đất đai.
Đất đai là tư liệu sản xuất quan trọng hàng đầu của việc canh tác lúa gạo,
cà phê, tiêu điều vì tất cả sản lượng thu được trong quá trình sản xuất đều phải
thông qua đất. Đồ phì nhiêu của đất chi phối sâu sắc khả năng thâm canh và giá
thành sản phẩm. Tổng diện tích tự nhiên cả nước có trên 33,1 triệu ha, bình
quân đất theo đầu người thấp nhưng quỹ đất có khả năng sản xuất nhà nước lại
chiếm tỷ lệ cao trong đất. Theo khảo sát của Viện quy hoạch và thiết kế lại
chiếm tỷ lệ cao trong đất. Theo khảo sát của viện Quy hoạch thiết kế nông
nghiệp thuộc sở Nông nghiệp thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn, đất
có khả năng nhà nước nước ta co trên 10 triệu ha. Như vậy tài nguyên đất đai
của nước ta có lợi thế đồng thời cho tất cả hướng thâm canh và quảng canh
nhằm tăng nhanh sản lượng.
* Khí hậu.
Tài nguuyên khí hậu đóng vai trò quan trọng trong hệ sinh thái, cung cấp
nguồn năng lượng và các yếu tố khác như : độ ẩm và gió mưa. Khí hậu nước ta
có điều kiện đặc biệt sinh thái lý tưởng đòi hỏi với cây lúa do có sự kết hợp chặt
chẽ giữa các yếu tố trên. Nghiên cứu các yếu tố thuộc điều kiện sinh thái cho
thấy rõ thêm, không phải vô cớ mà cây lúa là cây bản địa của Việt Nam với lịch
sử nhiều năm của nghề trồng lúa. Đặc biệt ở hai châu thổ, cần có chế độ thâm
canh và luôn canh tối ưu để khai thác triệt để những lợi thế lý tưởng này.
* Nước tưới tiêu.
Tài nguyên nước rất đồi dào là một trong những lợi thế nổi bật của ngành
trồng trọt nói chung và lúa gạo , cà phê.... nói riêng. Số ngày mua lý tưởng 124-
140 ngày trong một năm ở hai đồng bằng lớnkhông chỉ cung cấp nguồn nước
tưới tiêu mà còn mang lại một nguồn đạm tự nhiên rất quý giá mà đạm nhân tạo
không thể sánh được. Cùng với nước mưa trời, dòng chảy mặt còn sản sinh trên
Mai Thanh S¬n Th¬ng m¹i 4B
15
Website: Email : Tel : 0918.775.368
lãnh thổ nước ta khoảng 300 tỷ m
3
nước. Ngoài ra hệ thống thuỷ lợi nước ta với
10% ngân sách nhà nước đầu tư hàng năm đã đạt được thành quả bước đầu
đáng mừng. Có thể nói, nước là nguồn tài nguyên vốn quý giá cộng thêm sự chú
trọng thuỷ lợi hơn nữa của nhà nước trong thời gian qua, là yếu tố rất cơ bản
thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu tăng mạnh trong nhữn năm gần đây.
* Nguồn nhân lực.
Yếu tố nhân lực không chỉ có ưu thế lớn về số lượng nhân lực mà còn có
ưu thế lớn về chất lượng, về sự tinh thông, am hiểu ngành nghề. Đặc biệt nghề
lúa nước là nghề cổ xưa nhất và phổ cập nhất từ thủa cộng đồng nguyên thuỷ
người Việt Nam cho đến khi ra đời nước Văn Lang và tới nay, lịch sử sản xuất
lúa Việt Nam đã trải qua hơn 6 nghìn năm, đã đượccác thế hệ đúc rút và để lại
nhiều tri thức và kinh nghiệm. Kho tàng kinh nghiệm đó thực sự là một lợi thế
đặc biệt, nó cho phép khai thác triệt để những lợi thế thông thường của các tài
sản thiên nhiên như tài sản đất, tài sản nước, khí hậu.
Nguồn nhân lực đông cung cấp nguồn nhân công dồi dào cho ngành dệt
may và da giầy. Trong ngành này đòi hỏi sự cần cù khéo léo vì người lao động
Việt Nam đã sẵn có những tố chất đó. Nguồn nhân lực dồi dào giúp các doanh
nghiệp có cơ hội lựa chọn, phân cấp và tuyển chọn một cách chính xác và chất
lượng .
* Biển
Biển là cơ sở tốt cho ngành khai thác và chế biến hải sản. Bờ biển Việt
Nam dài bằng 6/7 biên giới lục địa, biển nhiệt đới. Theo sự phân bố các vật thể
hữu cơ trong biển thì biển Việt Nam có mật cá vào loại trung bình trên thế giới
và có đủ các loại hải sản chủ yếu của các biển nhiệt đới khác. Biển Việt Nam
còn có dòng hải lưu ven biển là những dòng sông lớn từ các vùng sâu từ trong
nội địa chảy ra đem theo nhiều sinh vật trôi nổi làm mồi cho cá, khiến cho mật
Mai Thanh S¬n Th¬ng m¹i 4B
16
Website: Email : Tel : 0918.775.368
độ các loại hải sản có thể cao hơn so với các vùng khác. Đó là điều kiện tốt giúp
cho ngành công nghiệp khai thác chế biến hải sản phát triển tốt.
*Địa lý và cảng khẩu.
Hầu hết, khối lượng xuất khẩu bấy lâu thường vận chuyển bằng đường
biển. So với các phương thức vận tải quốc tế bằng đường sắt, đường hàng
không, vận tải biển quốc tế thường đảm bảo tiện lợi hơn, thông dụng vì có cước
phí rẻ hơn. Do vậy riêng phương thức này đã chiếm khoảng trên 80% buôn bán
quốc tế. Việt Nam có vị trí giao thông biển rất thuận tiện. Hệ thống cảng biển
Việt Nam nói chung đều nằm sát đường hàng hải quốc tế và có thể hành trình
theo tất cả các tuyến đi Đông Bắcá, Đông Nam á, Thái Bình Dương, Trung Cận
Đông, Châu Âu, Châu Mỹ. Từ cảng Sài Gòn đến đường hàng hải quốc tế
thường chỉ hết 3 giờ hành trình với 40 hải lý
Mai Thanh S¬n Th¬ng m¹i 4B
17
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3.2 Sự cần thiết phải xuất khẩu.
Bên cạnh những lợi thế về đất đai, khí hậu, vị trí địa lý và con người như
là một tiềm năng trong sản xuất và phát triển sản xuất lúa gạo, cà phê, may
mặc... để xuất khẩu. Thì sự cần thiết phải xuất khẩu đối với Việt Nam có thể
quy tụ vào những lẽ cơ bản sau đây:
3.2.1 Tích luỹ vốn cho sự nghiệp đổi mới đất nước.
Mục tiêu chủ yếu của sự nghiệp đổi mới của Đảng và Nhà nước ta hiện
nay là công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do vậy, đẩy mạnh xuất khẩu nói
chung là đòi hỏi cấp bách nhằm tăng ngoại tệ, giải quyết vốn cho công nghiệp
hoá. Trong đó, mặt hàng dầu thô chiếm tỷ trọng đóng góp cho GDP là lớn nhất,
sau đó đến giầy da, may mặc, gạo, cà phê, cũng đóp góp rất lớn cho GDP. Kim
ngạch xuất khẩu gạo trong suốt 12 năm qua đã đạt trên 7 tỷ USD. Năm
2000thuỷ sản có kim ngạch xuất khẩu đạt 1,475 tỷ USD, dầu thô kim ngạch
tăng 71,2%, đạt 3,582 tỷ USD... Những con số đó. Đã nói nên sự cần thiết của
việc xuất khẩu đối với công cuộc đổi mới kinh tế của đất nước.
3.2.2. Cải thiện đời sống.
Đối với mỗi quốc gia, việc phát triển nguồn nhân lực là nội dung lớn
thuộc chiến lược con người để thực hiện thắng lợi các chiến lược kinh tế – xã
hội của đất nước. Dân số nước ta với 80% dân số tập trung ở nông thôn, phần
lớn sinh sống bằng sản xuất nông thuỷ sản. Trong khi đó đời sống ở nông thôn
và thành thị có sự chênh lệch đáng kể. Đời sống của người nông thôn và thành
thị có sự chênh lệch đáng kể. Đời sống của nông thôn còn thấp, xét cả về mức
thu nhập bình quân đầu người, điều kiện vật chất và cơ sở hạ tầng....... Với tình
trạng đó sản xuất và xuất khẩu nông thuỷ sản nói riêng và xuất khẩu các mặt
hàng nói chung để nâng cao thu nhập cho nông dân góp phần xây dựng nông
thôn ngày một giầu mạnh là điều thật sự cần thiết.
Mai Thanh S¬n Th¬ng m¹i 4B
18
Website: Email : Tel : 0918.775.368
3.2.3. Phát huy lợi thế trong nước.
Sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam có những lợi thế cơ bản như lợi thế
về đất đai, khí hậu, nước, nguồn nhân lực, vị trí địa lý, cảng khẩu. Một chiến
lược đúng đắn nhất phải là chiến lược khai thác được nhiều lợi thế nhất. Chính
lợi thế đó, từ điều kiện nhân lực đến điều kiện thiên nhiên làm cho sản lượng
nông thuỷ sản tăng đều đặn trong những năm qua, hàng may mặc và khai thác
dầu cũng tăng. Do đó chúng ta thấy rõ hơn sự cần thiết phải xuất khẩu, đặc biệt
là các mặt hàng chủ lực vì nó đem lại thu nhập có cho người nông dân.
Mai Thanh S¬n Th¬ng m¹i 4B
19
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Chương II
Thực trạng thị trường xuất khẩu hàng chủ lực
1. Đặc điểm các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.
1.1. Kim ngạch xuất khẩu.
Tổng kim ngạch xuất khẩu tăng khá nhanh, năm 1986 đạt 789,1 triệu
USD, đến năm 1999 đạt khoảng 11.540 triệu USD. Tốc độ gia tăng kim ngạch
xuất khẩu tăng mạnh, từ năm 1997 đến nay có xu hướng tăng chậm lại.
Bảng kim ngạch xuất khẩu Việt Nam giai đoạn 1986-2000
Năm Xuất khẩu (triệu USD ) Tốc độ tăng (+), giảm (-)
1986 789,1 + 13,0
1987 854,2 + 8,2
1988 1038,4 +21,6
1989 1946,0 +87,4
1990 2404,0 +23,5
1991 2.087,1 - 13,2
1992 2.588,7 + 23,7
1993 2.985,2 + 15,7
1994 4.054,3 + 35,8
1995 5.448,9 + 34,4
1996 7.255,9 + 33,2
1997 9.185,0 +26,6
1998 9.361,0 +1,9
1999 11.540,0 + 23,1
2000 14.308,0 + 23,9
Nguồn: tổng cục thống kê
Giai đoạn 1986- 1999, kim gạch xuất khẩu đạt 7,0317 tỷ Rúp – USD.
Tốc độ tăng trưởng xuất khẩu trung bình hàng năm là 30,74%, giữa các năm tốc
độ tăng trưởng không đều, xuất khẩu dư là bù đắp được một phần cho nhập
khẩu. Giai đoạn 1991-1996 giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 24,4 tỷ USD, tốc
Mai Thanh S¬n Th¬ng m¹i 4B
20
Website: Email : Tel : 0918.775.368
độ tăng trung bình là 21,6%. Giúp cân đối nguồn ngoại tệ cho nhu cầu nhập
khẩu vật tư, nguyên liệu, thiết bị hàng tiêu dùng thiết yếu phục vụ phát triển
kinh tế, cải thiện đời sống, hạn chế làm bất bình ổn định giá cả. Tuy nhiên, năm
1999, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vượt qua mốc 10 tỷ
USD, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu cao gấp 5 lần tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Kết quả này, một mặt, do xuất khẩu được đầu tư đúng mức, mặt khác, kinh tế ở
khu vực Châu á đã có sự phục hồi, tạo ra môi trường thuận lợi cho hoạt động
xuất khẩu và cả nhập khẩu.
Mặc dù mức tăng làm ngạch xuất khẩu trong giai đoạn 1986 –1999 chưa
cao bằng Đài Loan, Hàn Quốc, ở giai đoạn đầu khi họ tiến hành công nghiệp
hoá, nhưng cũng khá cao so với một số nước đang phát triển khác. Tốc độ gia
tăng bình quân xuất khẩu hàng năm vượt xa tốc độ gia tăng nhập khẩu (23,9%/
15,7%). Kim ngạch xuất khẩu bình quân trên đầu người đã tăng nhanh chóng
trong những năm gần đây. Mức xuất khẩu trên đầu người đã tăng từ 31 USD /
người năm 1991 lên 150 USD/ người vào năm 1996.
1.2. Thị trường nhập khẩu có những thay đổi khá lớn.
Giai đoạn 1986- 1990, tỷ trọng xuất khẩu hàng Việt Nam sang các nước
trong hệ thống xã hội chủ nghĩa vẫn chiếm ưu thế lớn như: thị trường Liên Xô,
chiếm từ 64 – 78% kim ngạch xuất khẩu, tiếp theo là Đức, Tiệp Khắc. Đối với
khu vực tiền tệ chuyển đổi tự đo, thị trường xuất khẩu chủ yếu là Nhật Bản,
chiếm 10/15% kim ngạch xuất khẩu, sau đó là Singapo. Tỷ trọng xuất khẩu
sang thị trường Châu á đã tăng từ43% năm 1990 lên 77% vào năm 1991 và luôn
dao động ở mức 72-73% suốt thời kỳ 1992-1996. Đến năm 1996 thị trường
Châu á chiếm 73% tổng kim ngạch xuất khẩu, trong đó Nhật Bản 13%,
ASEAN; 34%; NIES Đông á (trừ Singapo) 19%, Trung Quốc 5%. Thị trường
xuất khẩu sang Châu Âu từ 17,1% năm 1991 lên 27,7% năm 1996, Châu Mỹ.
Từ 0,16% năm 1991 lên 4,4% năm 1996, Châu úc 0,3% năm 1991 lên 1% năm
1996. Từ năm 1997 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tiền tệ ở Châu á, thị
Mai Thanh S¬n Th¬ng m¹i 4B
21
Website: Email : Tel : 0918.775.368
trường xuất khẩu bị thu hẹp. Tính đến nay Việt Nam đã có quan hệ với
167nước, thị trường xuất khẩu được mở rộng từ quan hệ ngoại thương với 40
nước vào năm 1990 lên 154 nước và các Công ty của 70 nước và khu vực lãnh
thổ trong đó có nhiều thị trường mới có nền công nghệ cao và nguồn vốn lớn.
1.3 Việt Nam đã xuất hiện mặt hàng xuất khẩu “chủ lực” nhưng cơ cấu
xuất khẩu vốn vẫn chưa có sự chuyển dịch lớn.
Cơ cấu xuất khẩu đã có những thay đổi quan trọng, bắt đầu hình thành
những nhóm hàng và mặt hàng chủ lực. Tỷ trọng của sản phẩm khai khoáng từ
9% năm 1986 xuống xấp xỉ 50% năm 1990. Sở dĩ có sự thay đổi này là do sản
phẩm dầu thô tăng nhanh.
Bảng: Mặt hàng xuất khẩu chủ yếu 2000.
Mặt hàng Kim ngạch (triệu USD ) % so với năm 1999
1. Dầu thô 3582 171,2
2. Dệt may 1815 103,9
3. Thủy sản 1475 151,7
4. Giầy dép 1402 100,7
5. Điện tử – Máy tính 790 135,0
6. Gạo 668 65,2
7, Cà phê 480 85,7
8. Hàng thủ công mỹ nghệ 235 139,7
9. Rau quả 205 195,4
10. Hạt điều 126 135,9
11. Cao su 178 126,2
Nguồn : Bộ Thương mại
Bảng :Cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam
Nhóm hàng
1990 1995 1998
Kim
ngạch
% Kim
ngạch
% Kim
ngạch
%
Mai Thanh S¬n Th¬ng m¹i 4B
22
Website: Email : Tel : 0918.775.368
1. Công nghiệp nặng,
khoáng sản
616,9 25,66 1377,7 25,28 2609,0 27,87
2.Công nghiệp nhẹ
và TTCN
635,8 26,45 1549,8 28,44 3427,6 36,62
3. Nông sản 783,2 32,58 1745,8 32,04 2274,3 24,3
4. Thuỷ sản 239,1 9,94 621,4 11,4 858,0 9,17
Nguồn: Niên giám thống kê 1989, 1994,1999.
Tỷ trọng của nhóm hàng công nghiệp nặng và khoáng sản xuất khẩu tăng
vọt từ 9,10% năm 1995 lên 25,66% năm 1990, 25,28% năm 1995 va 27,87%
năm 1998. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu dầu thô tăng từ 2.617 nghìn tấn. Đây
là mặt hàng luôn giữ vị trí số một trong 15 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt
Nam.
Tỷ trọng hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp xuất khẩu từ
33,72% năm 1985 giảm xuống còn 26,45% năm 90, sau đó tăng lên 28,44%
năm. Năm 1995 và 36,62% năm 1998. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may năm
1990 chiếm 7,6% tổng giá trị xuất khẩu (18,5 triệu USD ) đến năm 1999 chiếm
15,9% tổng giá trị xuất khẩu (1.450 triệu USD ) và năm 2000 đạt 1850 triệu
USD. Cùng với gạo và hải sản, mặt hàng dệt may giữ vị trí thứ 2 đến thứ 4
trong 15 mặt hàng xuất khẩu chủ yếu. Tiếp đến là mặt hàng giầy da, năm 1993
kim ngạch xuất khẩu chiếm 0,5 tổng giá trị xuất khẩu (296,4 triệu USD ), đến
năm 1999 chiếm 11% tổng giá trị xuất khẩu (1.391 triệu USD ), năm 2000 đạt
1402 triệu USD.
Tăng trưởng xuất khẩu chủ yếu do một số ngành công nghiệp nhẹ, phần
lớn trong số là hàng dệt may và giầy dép. Chẳng hạn 1998, tổng giá trị xuất
khẩu của 2 mặt hàng đã vượt giá trị xuất khẩu của 3 mặt hàng nông nghiệp chủ
yếu là gạo, cà phê, cao su; mặt hàng dệt may trở thành mặt hàng xuất khẩu lớn
nhất trong khi dầu thô tụt xuống vị trí thứ hai; mặt hàng máy tính điện tử, hình
Mai Thanh S¬n Th¬ng m¹i 4B
23
Website: Email : Tel : 0918.775.368
kiện xuất khẩu đã thay cho mặt hàng than đá. Tỷ trọng của sản phẩm chế tạo,
chế biến tăng từ khoảng 23% tổng giá trị xuất khẩu năm 1994 lên 38,7% năm
1998. Điều này cho thấy, Việt Nam đã bắt đầu khai thác lợi thế so sánh của
mình trong những ngành chế tạo sử dụng nhiều lao động với ưu thế của ngành
công nghiệp chế biến xuất khẩu so với các sản phẩm xuất khẩu thô.
Cơ cấu xuất khẩu đã có một số thay đổi, sản phẩm xuất khẩu ở khu vực
nông nghiệp có xu hướng giảm đi rõ rệt trong cơ cấu hàng xuất khẩu và công
nghiệp khai khoáng giảm đi nhưng tỷ trọng khu vực này những cấu phấn quan
trọng trong khối lượng xuất khẩu.
Như vậy cùng với sự quản lý vĩ môt đúng đắn của nhà nước và những cải
cách trong chính sách xuất nhâp khẩu, cơ cấu sản phẩm xuất khẩu có những
thay đổi cơ bản, theo đúng hướng vừa không ngừng nâng cao giá trị gia tăng
của các sản phẩm bằng cách phát huy tối đa các lợi thế so sánh của đất nước về
lao động, tài nguyên, vị trí địa lý để giảm chi phí sản xuất kinh doanh, nâng cấp
giá trị sử dụng của sản phẩm, tạo ra được sức mạnh cạnh tranh mạnh mẽ trên thị
trường thế giới, vừa tăng dần tỷ trọng xuất khẩu các sản phẩm công nghệ chế
tạo, chế biến và nguyên vật liệu có hàm lượng kỹ thuật cao, từng bước thay thế
xuất khẩu các sản phẩm thô. Thị trường xuất khẩu đã được chuyển hướng kịp
thời, linh hoạt, phù hợp với từng giai đoạn cụ thể, phản ánh khả năng hội nhập
của kinh tế Việt Nam vào khu vực và thế giớ trong điều kiện thị trường hàng
hoá kinh tế quốc tế.
* Cơ cấu hàng xuất khẩu năm 2000.
Trước hết là nói về dầu thô, chủ yếu là do giá dầu thế giới, chứ còn lượng
dầu chỉ tăng 1,4% so với năm 1999. Nhờ đó giá trị xuất khẩu mặt hàng này đã
đạt tới 3,582 tỷ USD, tăng 71,5% so với năm 1999. Đây chắc hẳn là điều đáng
mừng vì hoàn toàn do yếu tố khách quan mang lại.
Mai Thanh S¬n Th¬ng m¹i 4B
24
Website: Email : Tel : 0918.775.368
Đặc biệt trong những năm 2000 đánh dấu một bước phát triển mạnh mẽ
trong lĩnh vực xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu đạt ngoài
dự kiến: 1,475 tỷ USD, tăng 51,9% so với năm 1999 vượt mức kế hoạch
34,4% có được thành công trên đây là do thời gian qua đã chuẩn bị tốt nguồn
hàng xuất khẩu từ đánh giá bắt nuôi trồng, chế biến bảo quản.
Tuy đứng ở vị trí thứ nhì, với kim ngạch xuất khẩu là 1,815 tỷ USD
nhưng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu của ngành dệt may năm nay cũng chỉ ở
mức 3,9% so với năm 1999, mặc dù kế hoạch đặt ra cho năm 2000 là 1,95 tỷ
USD, tức là chưa đạt kế hoạch. Có tình hình trên đây là do trong các hợp đồng
của khách hàng xuất hiện nhiều chủng loại mới khó may nên ta chưa chuẩn bị
hàng để giao nhận mặc dù EU đã tăng thêm hạn ngạch cho Việt Nam.
Cũng ở tình trạng tương tự như hàng dệt may, xuất khẩu giầy dép các loại
của Việt Nam năm 2000 gần như đâm chậm tại chỗ chỉ tăng có 0,7% so với
năm 1999. Nguyên nhân là do một số lượng hàng giầy dép đang bị tồn kho trên
thế giới, do các bạn hàng ra sức ép giá đối với ta, đồng thời giảm số lượng hợp
đồng ký kết dẫn đến công nhân không đủ việc làm.
Hàng rau quả tuy chỉ mới đạt kim ngạch xuất khẩu là 205 triệu USD
nhưng là ngành hàng có tốc độ tăng trưởng kim ngạch cao nhất trong năm qua
các bạn hàng lớn nhất là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Tuy nhiên, xuất khẩu hai sản phẩm nông nghiệp là cà phê và gạo năm
2000 lại giảm sút nghiêm trọng. Cà phê, giảm giá liên tục và đạt mức thấp nhất
trong nhiều năm qua. Giá xuất khẩu bình quân là 614 USD/ tấn. Nhất là những
ngày cuối năm chỉ còn 380 USD/ tấn. Xuất khẩu gạo cũng giảm mạnh chỉ còn
3,5 triệu tấn do nhu cầu của thế giới không tăng và giá giảm bình quân 10 –18%
nên kim ngạch xuất khẩu gạo chỉ đạt 668 triệu USD.
Nhìn chung cơ cấu xuất khẩu hàng hoá Việt Nam năm 2000 được đánh
giá là đa dạng phong phú hơn trước đây. Việt Nam đã không ngần ngại khai
Mai Thanh S¬n Th¬ng m¹i 4B
25