Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Địa lý quận tân bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (974.6 KB, 16 trang )

ĐỊA LÝ

QUẬN TÂN BÌNH


Quận Tân Bình
Quận

Vị trí Quận trong địa bàn Thành phố Hồ
Chí Minh
Địa lý
Tọa độ:

10°48′13″B 106°39′3″Đ
22 km2

Diện tích
Dân số 2010
Tổng cộng

430.436 người

Mật độ

19.233
người/km2

Dân tộc

Kinh, Hoa...
Hành chính



Quốc gia

Việt Nam

Vùng

Đông Nam Bộ

Thành phố

Hồ Chí Minh

Chính quyền
Chủ tịch UBND

Thái Thị Dư

Phân chia hành chính

gồm 15
phường

Mã hành chính

766


1. Lịch sử
Huyện Tân Bình được Nguyễn Hữu Cảnh đặt tên cho vùng đất phương Nam mới

khai phá. Lúc đó, Tân Bình là huyện duy nhất của dinh Phiên Trấn, phủ Gia Định.
Một thời gian sau đó sau được nâng lên thành phủ thuộc trấn Phiên An.
Năm 1836 trở thành vùng đất của tỉnh Gia Định. Năm 1957, trở thành quận của tỉnh
Gia Định. Sau ngày giải phóng, Tân Bình trở thành quận của thành phố Hồ Chí
Minh, gồm có 26 phường, diện tích 38,5 km2.
Năm 1988 sáp nhập lại còn 20 phường. Ngày 05 tháng 11 năm 2003, tách phần
phía Tây lập quận Tân Phú theo Nghị định 130/2003/NĐ-CP của Chính Phủ.

2. Đặc điểm địa lý tự nhiên
Quận Tân Bình là quận ven nội thành với số dân là 280.642 người ( đầu
năm 1976); diện tích 30,32 km2 trong đó sân bay Tân Sơn Nhất 13,98
km2 , được chia thành 26 đơn vị hành chính cấp phường.
+ Địa hình quận nằm về hướng Tây Bắc nội thành :
Đông giáp quận Phú Nhuận, quận 3, quận 10.
Bắc giáp quận 12, quận Gò Vấp.
Tây giáp Bình Chánh.
Nam giáp quận 6, Quận 11.
+ Tọa độ địa lý:
Điểm cực Bắc : 100 49’ 90” độ vĩ Bắc ;
Điểm cực Nam: 100 45’ 25” độ vĩ Bắc;
Điểm cực Đông : 100 40’26’ độ kinh Đông;
Điểm cực Tây : 100 36’47” độ kinh Đông.
Quận Tân Bình có 2 cửa ngõ giao thông quan trọng của cả nước; Cụm
cảng hàng không sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất ( diện tích 7,44 km2 ) và
quốc lộ 22 về hướng Tây Ninh, Campuchia. Quận Tân Bình có địa lý bằng
phẳng, cao trung bình là 4-5 m, cao nhất là khu sân bay khoảng 8-9 m,
trên địa bàn cón có kênh rạch và còn đất nông nghiệp.

QUẬN TÂN BÌNH (MỚI):
Tân Bình là một quận nội thành nằm ở Tây Bắc thành phố Hồ Chí Minh

+ Diện tích 22,38 km2 , trong đó sân bay Tân Sơn Nhất 8,44 km2.


Phía Bắc giáp quận Gò Vấp và quận 12.



Phía Tây giáp quận Tân Phú, ranh giới là đường Trường Chinh và Âu Cơ.




Phía Đông giáp quận Phú Nhuận, quận 3 và quận 10.



Phía Nam giáp quận 11.

+ Dân số quận còn trên 430.559 ngàn người , ( bao gồm cả nhân khẩu
có Đăng ký thường trú, nhưng đi nơi khác ở) 75.206 hộ.
+ Có 15 phường trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, mang số : từ phường
1 đến phường 15 ( riêng phường 14 và 15 phải điều chỉnh địa giới hành
chính ở 2 quận).

3. Đặc điểm dân cư
Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên và cơ cấu kinh tế của quận Tân Bình,do
tốc độ đô thị hóa, sự biến động dân số tác động khá lớn đến việc phát
triển kinh tế xã hội. Có thể nói đất Tân Bình là “ Đất lành, chim đậu”, nên
đến năm 2003 đã được Chính phủ đã được Chính phủ điều chỉnh địa giới
và tách thành một quận mới; thể hiện qua dãy số biến động của các năm

cuối kỳ kế hoạch 5 năm (dân số trung bình năm) như sau :
Năm 1976 là 280.642
Năm 1980 là 250.472
vận động giãn dân, đi
Năm 1985 là 287.978
Năm 1990 là 357.202
Năm 1995 là 464.165
Năm 1999 là 612.252
Năm 2000 là 646.407
Năm 2003 là 754.160

người
người, giảm 11% so năm 1976 ( thời kỳ này do
xây dựng vùng kinh tế mới).
người, tăng 14,9% so năm 1980.
người, tăng 24,3% so năm 1985.
người, tăng 29,9% so năm 1990.
người, tăng 31,9% so năm 1995.
người, tăng 39,2% so năm 1995.
người, tăng 11,6% so năm 1995.

Khi tách quận:
Tân Bình có số dân là : 430.160.
Tân Phú có số dân là : 324.000.
+ Cuối năm 2004 dân số thực tế cư trú là 404.239 người.
+ Đến tháng 6 năm 2005, ước dân sô thực tế cư trú là 411.000 người.
So sánh 28 năm, chưa tách quận (1975/2003) tăng 2,7 lần;
So sánh 30 năm khi đã tách quận Tân Bình ( 1975/2005) tăng 1,5 lần.
Qua 3 cuộc tổng điều tra dân số, tỷ trọng dân số quận Tân Bình so với
thành phố : năm 1979 : 7,72 %; năm 1989 : 8,5% và năm 1999 :

11,49%. Năm 2004 thành phố tổ chức điều tra dân số, quận Tân Bình mới
chiếm tỷ lệ 6,6% thành phố.
Mức tăng dân số tự nhiên, do trình độ dân trí và đời sống ngày càng cao,
cộng với những năm gần đây công tác tuyên truyền vận động thực hiện “
Kế hoạch hóa gia đình”, nên qua các năm luôn giảm dần:
Từ năm 1976 – 1980 bình quân năm 1,68%.
Từ năm 1981 – 1985 bình quân năm 1,79%.


Từ
Từ
Từ
Từ

năm
năm
năm
năm

1986
1991
1996
2001






1990

1995
2000
2005

bình
bình
bình
bình

quân
quân
quân
quân

năm
năm
năm
năm

1,55%.
1,53%.
1,38%.
1,18%.

4. Hành chính
Toàn quận có tổng cộng 15 phường mang số từ 1 đến 15:



Ủy ban nhân dân Phường 1


291,Lê văn Sỹ, Phường 1, quận Tân Bình
9.913.357



Ủy ban nhân dân Phường 10

196 B Âu cơ Phường 10, quận Tân Bình


8.604.417



Ủy ban nhân dân Phường 11

1129/20, Lạc long Quân, Phường11, quận Tân Bình
8.644.489



Ủy ban nhân dân Phường 12

79, Trường Chinh , Phường 12, quận Tân Bình
8.490.019



Ủy ban nhân dân Phường 13


332, Trường Chinh, Phường 13, quận Tân Bình
8.100.401



Ủy ban nhân dân Phường 14

940, Âu Cơ Phường 14, quận Tân Bình
38.122.852



Ủy ban nhân dân Phường 15

8/6, Trường chinh, Phường 15 quận Tân Bình
8.153.052



Ủy ban nhân dân Phường 2

330 Nguyễn Trọng Tuyển, P.2-Q.Tân Bình
39911999



Ủy ban nhân dân Phường 3



88/6B, Phạm văn Hai, Phường 3, quận Tân Bình
8.445.032



Ủy ban nhân dân Phường 4

02 Nguyễn Đình Khơi, Phường 4, quận Tân Bình
38.445.063



Ủy ban nhân dân Phường 5

187/1 Phạm Văn Hai, phường 5, quậnTân Bình
8445755


Ủy ban nhân dân phường 6

5/16/4 Nghĩa Phát, Phường 6, quận Tân Bình
8.644.358



Ủy ban nhân dân Phường 7

25, Bành Văn Trân, Phường 7, quận Tân Bình
8.644.234




Ủy ban nhân dân Phường 8

26-28 Duy Tân, Phường 8, quận Tân Bình
8.641.675



Ủy ban nhân dân Phường 9

9/3 Lạc long Quân, Phường 9, quận Tân Bình
8.654.733


5. Đặc điểm chung



Quận Tân Bình có diện tích 22,38 km², bao gồm 15 phường (từ 1–15), nằm bên
phía tây của sông Sài Gòn, xung quanh giáp liền với các quận 3, quận 10, quận
11, quận 12, quận Tân Phú, quận Gò Vấp và quận Phú Nhuận.



Phía Bắc của quận là sân bay quốc tế lớn nhất của Việt Nam, sân bay Tân Sơn
Nhất. Nó cũng là sân bay có nhiều chuyến bay mỗi năm nhất.





Tân Bình có các trường tiểu học như Bình Giã, Bành Văn Trân, Nguyễn Viết Xuân,
Đống Đa, Trần Văn Ơn, Trần Quốc Toản,Tân Sơn Nhất,...; các trường cao đẳng Tài
Nguyên và Môi Trường, CĐ nghề Du Lịch Sài Gòn, CĐ Kinh Tế - Kỹ Thuật Sài Gòn,
CĐ Kỹ Thuật Lý Tự Trọng ……., THPT là Nguyễn Thượng Hiền và Nguyễn Thái
Bình, Nguyễn Chí Thanh, Lý Tự Trọng; các trường THCS là Nguyễn Gia Thiều,
Quang Trung, Ngô Sĩ Liên, Phạm Ngọc Thạch, Hoàng Hoa Thám, Tân Bình, Ngô
Quyền, Trường Chinh...



Quận có một chợ mang cùng tên là chợ Tân Bình nằm giữa đường Tân Tiến với Lý
Thường Kiệt. Chợ Tân Bình có 9 cửa gồm 4 cửa lớn và 5 cửa nhỏ. Ngoài ra quận
Tân Bình còn có nhiều chợ lớn nhỏ khác như chợ Phạm Văn Hai, chợ Hoàng Hoa
Thám, Bàu Cát, Tân Phước, Võ Thành Trang… và nhiều trường mầm non.




Trung tâm Văn Hóa – Thể Thao quận Tân Bình
Trung tâm Triển Lãm và Hội Chợ quận Tân Bình



Ngoài ra quận Tân Bình còn có trạm thú y, trung tâm y tế dự phòng, sân vận
động quân khu 7, trung tâm triển lãm Tân Bình,maximax Cộng Hòa, trung tâm
thương mại CMC, trung tâm thương mại Superbowl , pakson CT Plaza,
Galaxy Tân Bình , các dự án thu hút vốn đầu tư nước ngoài như Cộng Hòa
Plaza, Bee Home, Central Plaza, Louis IX Bảy Hiền, Carillon Apartment….






Pakson CT Plaza


Trung tâm Súng Sơn Sài Gòn

6. Kinh tế

Quầy đăng ký đi máy bay (check-in)


Giai đoạn từ ngày 30/4/1975 giải phóng Miền Nam đến năm 1985 trong
nền kinh tế tập trung kế hoạch hóa, thì cơ cấu kinh tế Tân Bình là sản
xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và thương nghiệp.




Giai đoạn 1985 – 1990 nhà nước bắt đầu đổi mới, thì Tân Bình xác định cơ
cấu kinh tế là công nghiệp, TTCN, thương nghiệp và nông nghiệp.



Giai đoạn 1991 cho đến năm 2003 chưa tách quận, cơ cấu kinh tế là công
nghiệp, TTCN – Thuơng mại, dịch vụ. Giai đoạn này là giai đoạn phát triển
mạnh nhất, nhanh nhất kể cả về kinh tế, xây dựng phát triển đô thị hóa
và biến động tăng dần số cơ học. Là quận có giá trị sản xuất công nghiệp

lớn nhất thành phố, chiếm tỷ trọng từ 15% đến 19% và có mức tăng bình
quân hàng năm trên 15%. Doanh thu thương mại dịch vụ mức tăng là 18
% năm.



Năm 2004 sau khi tách quận, hiện trạng phần lớn cơ sở hoạt động kinh
doanh thương mại dịch vụ nằm trên địa bàn Tân Bình, nên cơ cấu kinh tế
quận Tân Bình đã xác định chuyển đổi là : Thương mại, dịch vụ - Sản xuất
công nghiệp, TTCN. Với trên 3.700 doanh nghiệp ngoài quốc doanh và
trên 23.700 cơ sở hộ cá thể hoạt động sản xuất kinh doanh. Cơ cấu ngành
nghề: Thuơng mại chiếm 40%, dịch vụ 32%, công nghiệp 18% và hoạt
động khác 10%.



Cơ cấu kinh tế quận Tân Bình, TP HCM, giai đoạn 2005-2010 là thương mại, dịch
vụ, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Từ năm 2011 đến 2020, quận chú trọng phát
triển thương mại - dịch vụ và trở thành đầu mối giao thông hàng không phía Nam
cũng như cả vùng Đông Nam Á qua sân bay Tân Sơn Nhất.



Với mục tiêu phát triển ngành thương mại, dịch vụ, Tân Bình sẽ "gia cố" thêm hoạt
động của các Trung tâm triển lãm Hội chợ Quốc tế, Trung tâm thương mại CMC,
Superbowl và siêu thị Maximart, chợ truyền thống như chợ Tân Bình, chợ Phạm Văn
Hai… Ngoài ra quận sẽ đầu tư xây dựng cụm công trình phức hợp đa năng kết hợp
dịch vụ thương mại và nhà ở cao tầng tại ngã tư đường vành đai - đường Âu Cơ với
quy mô khoảng 4-5 ha.




Quận cũng sẽ mở rộng các lộ giới đủ cho 4 làn xe lưu thông, đến sau năm 2010 sẽ
xây dựng đường trên cao có 4 làn xe. Hệ thống đường trên cao nối các đường
Cộng Hòa - Bùi Thị Xuân - dọc kênh Nhiêu Lộc Thị Nghè và tiếp đất tại đường
Nguyễn Hữu Cảnh có lộ giới yêu cầu phải bảo đảm cho 4 làn xe lưu thông. Hệ thống
giao thông trên mặt đất của quận cũng sẽ được kết nối với hệ thống ga của tuyến
Metro từ trung tâm thành phố đi Tân Thới Nhất tạo thành mạng lưới giao thông công
cộng đủ sức giải quyết tình trạng tắc nghẽn lưu thông hiện nay.




Đến năm 2007 quận Tân Bình sẽ được cấp nước bởi 3 nguồn từ nhà máy nước Thủ
Đức, nhà máy nước Hóc Môn và nhà máy nước sông Sài Gòn giai đoạn I. Sau năm
2010 nguồn nước sạch của thành phố sẽ được bổ sung thêm từ nhà máy nước
sông Sài Gòn giai đoạn II dự kiến hoạt động năm 2010, nhà máy nước Thủ Đức giai
đoạn II (hoạt động năm 2012) và nhà máy nước Kênh Đông Củ Chi bắt đầu cấp
nước năm 2010.



Ngoài ra, quận sẽ bổ sung thêm một số công viên đảm bảo chỉ tiêu cây xanh. Nguồn
điện sử dụng trong khu vực quận được cấp từ các trạm 110/15 Kv Bà Quẹo, Hỏa
Xa, Trường Đua; giai đoạn sau sẽ được bổ sung thêm nguồn từ các trạm 110/15-22
Kv và xây mới trạm Hòa Hưng (quận 10); trạm Tân Sơn Nhất (công viên Gia Định
giáp ranh quận Tân Bình) và trạm Gò Vấp 1.




Quận Tân Bình rất thuận lợi về địa lý kinh tế, về giao thông đường bộ
đường hàng không, về du lịch và các hoạt động thương mại dịch vụ, lại có
lực lượng sản xuất đông. Luôn mở cửa rộng đón tiếp nhưng nhà doanh
nhân, nhà du lịch lữ hành và nhà đầu tư đến hoạt động trên địa bàn quận
Tân Bình; làm giàu cho dân, cho nước và cho mình, thực hiện mục tiêu
của Đảng và Nhà nước “ Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ và văn minh”.




Quận Tân Bình là một trong những quận có nền kinh tế mạnh và tích cực. Nó có
nhiều xu hướng phát triển cao và luôn đáp ứng đúng nhu cầu phát triển của các
thành phần kinh tế cần thiết. Mỗi năm dịch vụ và giá trị sản xuất công nghiệp của
quận đạt mức tăng trưởng 29,68%, vượt chỉ tiêu so với Nghị quyết Đại hội Đảng bộ
quận đề xuất từ 20-25%. Tổng số tiền đầu tư của các doanh nghiệp lớn, nhỏ và tư
nhân đặt tới 5.587 tỷ đồng. Từ nhiều năm qua, quận Tân Bình đã và đang tạo nhiều
điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư lớn tham gia xây dựng các trung tâm thương
mại và khu vui chơi lớn như Parkson Plaza, Trung tâm Thương mại - Văn hóa Lạc
Hồng... Quận còn quan tâm đến một số hoạt động trang hoàng, chỉnh tu lại quận
như nâng cấp các vỉa hè và trồng cây xanh. Quận còn thúc đẩy mạnh các dịch vụ du
lịch để thu hút nhiều khác du lịch trong và ngoài nước. Đồng thời quận kiên quyết
đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội.

7. Văn hóa



Quận còn có nhiều di tích lịch sử tôn giáo như: công viên Hoàng Văn Thụ, khu bom Phú
Thọ Hòa, mộ cụ Phan Châu Trinh, chùa Viên Giác, chùa Phổ Quang, chùa Hải Ấn, chùa

Hải Quảng, chùa Phước Thạnh, chùa Giác Lâm, chùa Ân Tông, chùa Bửu Lâm Tịnh
Uyển,nhà thờ Phú Trung, Tân Sa Châu, Tân Chí Linh, Hy Vọng, Tân Châu, Tân Việt …



Về dân tộc có dân tộc Kinh chiếm 93,33%; Hoa 6,38%; Khmer 0,11%; các dân tộc
khác là Tày 0,05%, Thái 0,01%, Nùng 0,03%, Mường 0,02%, Chăm 0,02% và người
nước ngoài ...




Về tôn giáo Phật giáo chiếm 19,62%, Công giáo 22,9%, Tin lành 0,37%, Cao đài
0,4%, Hòa Hảo 0,01; Hồi giáo 0,02%, không có đạo chiếm 56,68%. Toàn quận có
140 cơ sở tôn giáo trong đó, Phật giáo 74, Công giáo 60, Tin lành 4, Cao đài 2.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×