Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Tổng quan kinh tế việt nam sau đổi mới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.77 KB, 4 trang )

Tổng quát thành tựu kinh tế Việt Nam sau 20 năm đổi mới
15:27 | 14/01/2006 Từ nền kinh tế bao cấp, trì trệ bị bao vây cấm vận,
đời sống nhân dân hết sức khó khăn, đến hôm nay, sau 20 năm đổi
mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nền kinh tế nước ta đã có những
bước tiến vững vàng, tạo đà cho thế kỷ phát triển mới của đất nước.
Chúng ta có thể tự hào khẳng định, kinh tế Việt Nam 20 năm qua đạt được
nhiều thành tựu to lớn:
Một là, đã đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, kinh tế
tăng trưởng nhanh, cơ sở vật chất - kỹ thuật được tăng cường, đời sống
của các tầng lớp nhân dân không ngừng được cải thiện.
Từ năm 1986 đến năm 1989, công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu
bước đầu rất quan trọng. Nhưng vào đầu thập kỷ 90, khi bước vào thực
hiện chiến lược 10 năm 1991 - 2000, đất nước vẫn chưa ra khỏi khủng
hoảng kinh tế - xã hội. Nhờ triển khai mạnh mẽ đường lối đổi mới toàn
diện của Đảng, đến năm 1995, hầu hết các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch
năm 1991-1995 được hoàn thành vượt mức; đất nước đã ra khỏi khủng
hoảng kinh tế - xã hội, đã tạo được tiền đề cần thiết để chuyển sang thời
kỳ phát triển mới: đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Từ năm 1996 đến năm 2000 đất nước đã đạt được nhịp độ tăng trưởng
cao. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân của 10 năm (1990-2000) đạt
7,5%; năm 2000 so với năm 1990, GDP tăng hơn 2 lần. Trong 5 năm
(2001-2005) của nhiệm kỳ Đại hội IX, GDP bình quân tăng gần 7,5%; cơ
cấu kinh tế có sự chuyển dịch đáng kể, nguồn lực phát triển trong các
thành phần kinh tế đã được huy động khá hơn; nhiều lợi thế so sánh trong
từng ngành, từng vùng đã được phát huy. Năng lực cạnh tranh của nền
kinh tế được cải thiện.
Hai là, thực hiện có kết quả chính sách phát triển kinh tế nhiều thành
phần.
Để nâng cao vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước, Đảng đã quan tâm lãnh
đạo đổi mới cơ chế, chính sách đối với doanh nghiệp nhà nước. Luật
Doanh nghiệp nhà nước năm 2003 tạo khung pháp lý, có tác dụng giải


phóng lực lượng sản xuất, phục vụ cho việc sắp xếp, đổi mới và phát triển
doanh nghiệp nhà nước. Cơ chế quản lý doanh nghiệp nhà nước được đổi
mới một bước quan trọng theo hướng xoá bao cấp, thực hiện chế độ công
ty, phát huy quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong kinh
doanh, giảm thiểu sự can thiệp trực tiếp của Nhà nước vào hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp; đã tập trung chỉ đạo sắp xếp, đổi mới, nâng cao
chất lượng và hiệu quả của doanh nghiệp nhà nước. Qua sắp xếp, đổi mới
và cổ phần hoá, số doanh nghiệp nhà nước giảm đi (năm 1990 là 12.084,
đến tháng 6 năm 2005 còn 2.980 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước),
ngoài ra còn có 670 công ty cổ phần do Nhà nước chi phối trên 51% vốn
điều lệ. Nhờ đổi mới như vậy mà các doanh nghiệp nhà nước hoạt động có


hiệu quả hơn. Năm 2005 các doanh nghiệp đã đóng góp 39% GDP, 50%
tổng ngân sách nhà nước.
Kinh tế tập thể, mà nòng cốt là hợp tác xã, đã được đổi mới từng bước
theo Luật Hợp tác xã và các chính sách của Đảng và Nhà nước. Các hợp
tác xã đã chứng tỏ được rõ hơn vai trò, vị trí đối với kinh tế hộ trong sản
xuất hàng hóa, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, đóng góp vào
tổng sản phẩm trong nước của khu vực hợp tác xã giảm nhanh, nhưng bắt
đầu có chiều hướng phục hồi. Số lượng hợp tác xã tuy giảm nhiều so với
trước (mặc dù hằng năm đã xuất hiện nhiều hợp tác xã mới), nhưng nhờ
đổi mới cơ chế quản lý trong hợp tác xã, nên đã bảo đảm được nguyên tắc
tổ chức và hoạt động của hợp tác xã tốt hơn, chất lượng và hiệu quả hoạt
động khá hơn, mang lại hiệu quả cao hơn trước. Năm 2005, kinh tế tập thể
đóng góp 8% GDP.
Kinh tế tư nhân phát huy ngày càng tốt hơn các nguồn lực và tiềm năng
trong nhân dân, nhất là từ sau khi có Luật Doanh nghiệp năm 2000. Sau
gần 5 năm, cả nước có gần 108.300 doanh nghiệp mới đăng ký, đưa tổng
số doanh nghiệp đăng ký lên khoảng 150.000, tăng gấp gần 2 lần so với 9

năm trước đây (1991-1999); tổng số vốn đăng ký đạt hơn 302.250 tỷ đồng
(tương đương 18 tỷ USD, cao hơn số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong
cùng thời kỳ).
Đóng góp lớn nhất và quan trọng nhất của kinh tế tư nhân là tạo việc làm
và góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động xã hội. Năm 2004, số lao động
làm việc trực tiếp trong các doanh nghiệp tư nhân đã gần bằng tổng số lao
động trong các doanh nghiệp nhà nước, giải quyết khoảng 1,6 đến 2 triệu
việc làm. Riêng số doanh nghiệp vừa và nhỏ (chiếm 96% tổng số doanh
nghiệp ngoài nhà nước) đã thu hút 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông
thôn, khoảng 25-26% lực lượng lao động cả nước. Các doanh nghiệp và
hộ kinh doanh cá thể phi nông nghiệp đã sử dụng khoảng 16% lực lượng
lao động xã hội (khoảng hơn 6 triệu người). Năm 2005, khu vực kinh tế tư
nhân đóng góp 37,7% GDP của cả nước.
Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài cũng có bước phát triển quan trọng.
Tính đến tháng 6 -2004, có 4.575 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài được
cấp giấy phép và còn hiệu lực, với tổng vốn đăng ký đạt trên 43 tỷ USD.
Năm 2005, khu vực này đóng góp 15,5% GDP, trên 7,5% tổng thu ngân
sách, trên 17,1% tổng vốn đầu tư xã hội, trên 23% kim ngạch xuất khẩu
(không kể dầu khí), đạt trên 35% giá trị sản xuất công nghiệp; thu hút hơn
nửa triệu lao động.
Ba là, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa dần được
hình thành.
Nền kinh tế nhiều thành phần theo chủ trương của Đảng và được quy định
trong Hiến pháp 1992 đã được cụ thể hoá bằng các luật, pháp lệnh. Với
Luật Doanh nghiệp, quyền tự do kinh doanh được Hiến pháp 1992 quy


định đã thực sự đi vào cuộc sống. Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế, Bộ Luật
Dân sự, Luật Thương mại, Luật Đầu tư nước ngoài, Luật Khuyến khích
đầu tư trong nước đã tạo khung pháp lý ban đầu cho các yếu tố thị trường

hình thành và vận hành từng bước. Đồng thời, Nhà nước đã thể chế hoá
thành cơ chế, chính sách về đất đai, tín dụng, ưu đãi thuế,... Nhờ đó, đã
góp phần tích cực cho quá trình phát triển kinh tế thị trường trong suốt gần
20 năm qua.
Nhà nước đã từng bước tách chức năng quản lý nhà nước về kinh tế của
các cơ quan nhà nước, chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước của
Nhà nước và chức năng kinh doanh của doanh nghiệp chuyển từ quản lý
cụ thể các hoạt động của nền kinh tế sang quản lý tổng thể nền kinh tế
quốc dân; chuyển từ can thiệp trực tiếp vào nền kinh tế sang can thiệp gián
tiếp thông qua hệ thống pháp luật, kế hoạch, cơ chế, chính sách và các
công cụ điều tiết vĩ mô khác.
Bốn là, cơ cấu kinh tế ngành, vùng có sự chuyển dịch tích cực theo
hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Về cơ cấu ngành kinh tế: từ năm 1988 đến nay, tỷ trọng công nghiệp và
xây dựng trong GDP tăng nhanh và liên tục (năm 1988 là 21,6% GDP,
năm 1995 là 28,8%, năm 2003 là 40%, dự kiến năm 2005 chiếm 41%
GDP). Từ chỗ chưa khai thác dầu, đến nay đã có sản lượng (quy ra dầu)
gần 20 triệu tấn/năm; ngành công nghiệp chế tác chiếm 80% giá trị sản
lượng công nghiệp; công nghiệp xây dựng phát triển khá mạnh; sản phẩm
công nghiệp xuất khẩu ngày càng tăng. Tỷ trọng nông nghiệp trong GDP
năm 1988 là 46,3%, năm 2003 còn 21,8%; năm 2005 là 20,5%. Trong nội
bộ ngành nông nghiệp, cơ cấu cây trồng và vật nuôi đã chuyển dịch theo
hướng tăng tỷ trọng các sản phẩm có năng suất và hiệu quả kinh tế cao,
các sản phẩm có giá trị xuất khẩu. Giá trị tạo ra trên một đơn vị diện tích
tăng lên. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP đã tăng từ 33,1% năm 1988
lên 38,2% năm 2003, 38,5% năm 2005. Các ngành dịch vụ đã phát triển đa
dạng hơn, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của sản xuất và đời sống. Ngành bưu
chính - viễn thông và du lịch phát triển nhanh. Các dịch vụ tài chính, ngân
hàng, tư vấn pháp lý... có bước phát triển khá.
Về cơ cấu các vùng kinh tế: có sự chuyển dịch theo hướng phát huy lợi thế

so sánh và quan tâm hỗ trợ các vùng còn có nhiều khó khăn. Ba vùng kinh
tế trọng điểm đã phát triển với tốc độ cao hơn mức bình quân của cả nước,
hiện chiếm hơn 60% GDP của cả nước, dần phát huy lợi thế so sánh, bước
đầu có vai trò thúc đẩy các vùng khác phát triển. Các vùng kinh tế còn khó
khăn đang từng bước vươn lên, có chuyển biến tốt về đời sống kinh tế - xã
hội. Tốc độ đô thị hoá tương đối nhanh. Các vùng ngoại thành, ven đô thị
được chú trọng phát triển.
Về cơ cấu lao động: có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỷ lệ lao động
trong sản xuất thuần nông, tăng tỷ lệ lao động trong công nghiệp và dịch


vụ. Năm 1990, lao động nông, lâm, ngư nghiệp chiếm 73,02% tổng số lao
động xã hội, năm 2004 còn 58%, năm 2001 còn 57%; năm 2005 lao động
trong công nghiệp và xây dựng là gần 18%, trong dịch vụ là 25%.
Việc chuyển dịch cơ cấu đầu tư có nhiều tiến bộ. Tỷ lệ tiết kiệm trong
nước so với GDP tăng khá nhanh; nguồn vốn tích luỹ trong nước đã được
khai thác tốt hơn, chiếm trên 60% tổng vốn đầu tư. Mặt khác, cũng huy
động được nhiều vốn bên ngoài cho đầu tư phát triển. Đã hướng mạnh hơn
đầu tư vào các mục tiêu chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế
nông thôn; bổ sung thiết bị và hiện đại hoá một số ngành công nghiệp; xây
dựng có chọn lọc một số cơ sở công nghiệp sản xuất tư liệu sản xuất; xây
dựng kết cấu hạ tầng; đầu tư phát triển nguồn nhân lực, xoá đói, giảm
nghèo - nhất là ở vùng núi, vùng khó khăn.
Năm là, đạt được những kết quả tích cực trong hội nhập kinh tế khu
vực và thế giới.
Vượt ra khỏi chính sách bao vây cấm vận của Mỹ và các lực lượng thù
địch nước ngoài, Việt Nam đã tham gia hợp tác, liên kết kinh tế quốc tế
trên các cấp độ và trong các lĩnh vực kinh tế then chốt (như thương mại
dịch vụ, lao động, đầu tư, khoa học và công nghệ ...). Đặc biệt là, nước ta
đã tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày 28-71995, đã không ngừng mở rộng các quan hệ kinh tế song phương, tiểu

vùng, vùng, liên vùng và tiến tới tham gia liên kết kinh tế toàn cầu. Đến
năm 2005, nước ta đã có quan hệ thương mại với 221 nước và vùng lãnh
thổ, ký 90 hiệp định thương mại song phương, trong đó, nổi bật là Hiệp
định Thương mại với Mỹ, tạo điều kiện mở rộng giao lưu hàng hoá với
nước ngoài và sẵn sàng ra nhập tổ chức thương mại quốc tế.
(Theo Báo cáo Tổng kết một số vấn đề
lý luận thực tiễn qua 20 năm đổi mới)



×