Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (105.57 KB, 2 trang )
DRAFT REPORT
CHƯƠNG 1: CHUỖI GIÁ TRỊ THANH LONG BÌNH THUẬN
I. GIỚI THIỆU
Thanh long được du nhập vào Việt Nam khá lâu đời, riêng tại Bình Thuận được biết đến từ
đầu thế kỉ 20. Tuy nhiên Thanh Long chỉ thực sự phát triển thành sản phẩm hàng hóa và có
ý nghĩa quan trọng đối với đời sống dân cư Bình Thuận từ những năm 1989-1990 trở lại
đây.
Ngược dòng thời gian, cách đây khoảng 25 năm trở về trước, cây thanh long do một số hộ
nông dân trồng chủ yếu làm cây cảnh hoặc sử dụng cho việc thờ cúng. Đến 1985, người
nông dân Bình Thuận bắt đầu trồng và sử dụng quả thanh long nhưng còn hạn chế. Đến
năm 1990, quả thanh long được ưa chuộng sử dụng rộng rãi và người nông dân Bình
Thuận bắt đầu chú ý đến thanh long và mở rộng diện tích sản xuất vì thanh long đem lại
hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên vào thời điểm đó thanh long cũng chỉ mới được sử dụng
trong nước và chưa xuất khẩu. Đến năm 1993, Đảng và Nhà Nước đã có chủ trương
khoán diện tích đất nông nghiệp đối với người nông dân và chính sách mở cửa để hòa
nhập, giao lưu kinh tế thương mại quốc tế thì quả thanh long bắt đầu có chỗ đứng trong thị
trường trong nước và quốc tế (nguồn 6, phụ lục 2).
Với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng thuận lợi, Bình Thuận những năm trước đây và hiện
nay, được xem là tỉnh có nhiều lợi thế nhất trong việc phát triển cây thanh long. Ở Việt
Nam, hiện nay tỉnh Bình Thuận được coi là miền đất của trái thanh long Việt Nam.
Việc phát triển thanh long mang lại nhiều lợi ích trực tiếp cho nông nghiệp địa phương như
sử dụng được sức lao động nhàn rỗi của nông dân vào các tháng mùa khô, góp phần giải
quyết công ăn việc làm và thúc đẩy các ngành nghề nông thôn; sử dụng ngày càng tốt hơn
quĩ đất của hộ gia đình, đa dạng hóa nguồn sản vật địa phương, tránh được rủi ro trong
sản xuất nông nghiệp thường gặp, đồng thời góp phần chuyển dịch cơ cấu cây trồng và
phát triển kinh tế nông nghiệp địa phương (theo sở NN&PTNT)
Chính vì vậy, việc góp phần tìm ra phương hướng phát triển bền vững cho loại cây chủ lực
này của tỉnh từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ, đặc biệt trong việc tăng cường hơn nữa
giá trị và thị trường xuất khẩu thanh long hiện được Bộ Nông Nghiệp Phát Triển Nông Thôn
và các tổ chức đầu ngành của tỉnh Bình Thuận đặc biệt quan tâm. Ngòai ra, cón có nhiều tổ
chức quốc tế cũng quan tâm và giúp đỡ nghiên cứu cây thanh long tại Bình Thuận. Gây