Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

PHƯƠNG ÁN GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA TUYẾN VTHKCC SỐ 32 (GIÁP BÁT – NHỔN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (304.32 KB, 24 trang )

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA TUYẾN VTHKCC SỐ 32
CHƯƠNG 3 : PHƯƠNG ÁN GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA TUYẾN
VTHKCC SỐ 32 (GIÁP BÁT – NHỔN)
3.1. Các giải pháp chung giảm thiểu tác động môi trường của PTVT trong đô thị
Để giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong tổ chức khai thác vận tải, cần phải sử dụng nhiều
biện pháp đồng thời như tăng cường quản lý nhà nước và kiểm soát ô nhiễm môi trường, quy
hoạch giao thông vận tải, trồng cây xanh trên các trục đường giao thông và áp dụng các biện pháp
kỹ thuật khác,…
3.1.1. Giải pháp về quản lý
a) Quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường do GTVT
Quản lý nhà nước thông qua luật và các văn bản dưới luật về GTVT và môi trường có tác
dụng quan trọng đến việc bảo vệ môi trường và phát triển bền vững của đất nước trong từng thời
kỳ phát triển. Trong cơ chế thị trường, chủ sở hữu các phương tiện vận tải quan tâm chủ yếu đến
lợi ích kinh tế, ít quan tâm đến bảo vệ môi trường. Do vậy, cần tiến hành kiểm soát ô nhiễm để có
những đối sách phù hợp như:
- Xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn Việc xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn về khí
thải, rung động, tiếng ồn, bụi do phương tiện vận tải tạo ra là đặc biệt quan trọng vì nó có tác dụng
hạn chế mức độ phát sinh các loại hình gây ô nhiễm môi trường. Các tiêu chuẩn này theo thời gian
ngày càng được siết chặt và trở nên khắt khe hơn.
- Không cho lưu hành những loại phương tiện phát thải những chất ô nhiễm quá tiêu chuẩn
cho phép (thông qua đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ). Biện pháp này ở Việt Nam đã được
áp dụng từ năm 1996, tiêu chuẩn khí thải đã được siết chặt dần nhưng vẫn còn cao so với thế giới.
- Quy định niên hạn sử dụng đối với các loại phương tiện vận tải. Ở Việt Nam, từ năm 2005
đã quy định niên hạn cho xe ô tô tải và ô tô khách là 25 năm và theo tiến trình sẽ giảm dần con số
này. Việc quy định niên hạn sử dụng ngoài mục đích đảm bảo an toàn giao thông còn phục vụ mục
đích bảo vệ môi trường vì xe càng cũ lượng nhiên liệu tiêu thụ trên 100km quãng đường chạy càng
lớn.
- Để chống bụi lan truyền trong khu vực đường giao thông công cộng cần thực hiện các
biện pháp hạn chế bụi hoặc thu gom bụi như: Tăng cường công tác thu gom bụi, rác trên đường
giao thông bằng phương pháp thủ công hoặc bằng xe hút bụi.
- Các loại phương tiện thường xuyên chở đất, đá, cát sỏi cần được che kín khi đi trên


đường. Các phương tiện vận tải trước khi đi vào nội đô phải qua trạm rửa xe.
- Thực hiện thường xuyên việc dùng xe phun nước chống bụi, trước hết là ở các đô thị.
Nguyễn Xuân Vũ – K46
53
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA TUYẾN VTHKCC SỐ 32
- Khuyến khích sử dụng các loại nhiên liệu ít gây ô nhiễm như: sử dụng xăng không pha chì
(Pb), sử dụng khí ga hoá lỏng (LPG), năng lượng sạch,… Ở Việt Nam cho đến nay đã sử dụng
xăng không pha chì, đang nghiên cứu sử dụng khí ga hoá lỏng và nhiên liệu sinh học. Đó là những
hướng tốt có thể hạn chế ô nhiễm.
b) Trồng cây xanh hai bên đường giao thông
Cây xanh có tác dụng tạo bóng mát, hút bớt bức xạ mặt trời, hút bụi và giữ bụi, lọc không
khí, hút và che chắn một phần tiếng ồn.
Cây xanh có thể che chắn được 10÷90% lượng bức xạ mặt trời chiếu xuống Trái Đất tuỳ
theo kích thước của cây và lá. Cây xanh làm giảm nhiệt độ không khí, hấp thụ khí CO2 và bổ sung
lượng O2 cho không khí.
Cây xanh có tác dụng hấp thụ bớt các chất độc hại trong môi trường không khí trên cơ sở
các quá trình hoạt động hoá sinh và vật lý. Các chất khí độc và kim loại nặng được cây hấp thụ chủ
yếu giữ ở phần mô bì của lá cây, một phần được chứa trong thân cây, cành và rễ cây. Các loại cây
thân gỗ có tác dụng tốt đối với môi trường và không gây độc hại cho con người. Cây xanh có thể
giảm ô nhiễm do các chất khí độc hại trong môi trường khoảng 10÷35%.
Cây xanh có thể giảm nồng độ bụi trong không khí từ 20÷60% bằng cách giữ bụi trên cành
lá (tác dụng lọc bụi) và hạn chế nguồn bụi bay lên từ mặt đất.
Cây xanh có khả năng hấp thụ tiếng ồn hai bên đường giao thông do hiện tượng sóng âm
thanh truyền qua các lùm cây bị phản xạ qua lại nhiều lần làm giảm cường độ âm thanh. Các dãy
cây xanh dày đặc rộng 10÷15m có thể giảm tiếng ồn từ 15÷18dB.
Ở những nơi có ảnh hưởng tiếng ồn lớn cần kết hợp biện pháp trồng cây với xây dựng
tường chống ồn.
c) Quy hoạch mạng lưới giao thông
Khi tiến hành quy hoạch mạng lưới giao thông cần kết hợp giữa các yếu tố phát triển kinh
tế và bảo vệ môi trường.

Quy hoạch mạng lưới giao thông kết hợp với việc đánh giá tác động môi trường để có phản
ánh lựa chọn tối ưu nhằm giảm thiểu các tác động môi trường trong xây dựng và hoạt động giao
thông (giảm ùn tắc, giảm ô nhiễm không khí, tiếng ồn,…). Ở nước ta, các dự án xây dựng các
đường cao tốc chất lượng cao, cầu vượt đã và đang triển khai phần nào khắc phục được vấn đề quá
tải của phương tiện cơ giới hiện nay.
Ưu tiên phát triển mạng lưới vận tải hành khách công cộng nhằm hạn chế sự phát triển của
các phương tiện cá nhân, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Nguyễn Xuân Vũ – K46
54
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA TUYẾN VTHKCC SỐ 32
d) Tổ chức khai thác phương tiện vận tải bộ
Đảm bảo xe chạy đúng trọng tải thiết kế vì non tải lượng nhiên liệu bị đốt cháy và phát thải
cũng xấp xỉ như khi đủ tải; còn khi quá tải phương tiện phải đi ở số thấp nhiều làm tăng lượng phát
thải. Do vậy, đối với ô tô con và ô tô khách cần chở đủ người theo quy định, ô tô tải cần hạn chế
chạy khi không có hàng. Các loại xe không được chở quá tải.
Lượng phát thải ngoài việc phụ thuộc vào chất lượng phương tiện còn phụ thuộc vào trình
độ và phương pháp lái xe. Các phương pháp tăng tốc - chạy trơn, lái xe ép số,… đều làm tăng ô
nhiễm môi trường. Chạy xe không giữ cự ly quy định giữa các xe trên đường vừa không đảm bảo
an toàn giao thông vừa tăng mật độ phương tiện.
Các phương tiện cần chạy đúng luồng tuyến theo quy hoạch để giảm tắc nghẽn giao thông.
Khi xảy ra ùn tắc không nổ máy tại chỗ.
Thực hiện tổ chức vận tải hợp lý giữa các phương tiện giao thông như: dịch chuyển phương
thức vận tải đường bộ sang vận tải đường sắt hoặc vận tải đường thuỷ khi cự ly vận tải lớn; chuyển
nhu cầu đi ô tô, xe máy riêng sang đi các phương tiện vận tải công cộng như xe buýt, xe điện,…
Thực hiện các biện pháp nhằm giảm số phương tiện và người tham gia giao thông như:
hoàn thiện mạng lưới thông tin (điện thoại cố định, điện thoại di động, internet,…); tăng cường hệ
thống bán lẻ và phục vụ nhu cầu nhu yếu phẩm tại từng gia đình.
e) Biện pháp giáo dục
Giáo dục là một trong những biện pháp bảo vệ môi trường mang tính hiệu quả cao kết hợp
với chính sách quản lý của nhà nước. Tuyên truyền, phát động các phong trào bảo vệ môi trường từ

khu phố đến trường học, công sở. Nhà nước cần đưa ra chính sách giáo dục cộng đồng về tầm quan
trọng của khu vực xanh và khuyến khích mọi người tham gia trồng cây. Khuyến khích mọi người
sử dụng phương tiện GTCC
3.1.2. Giải pháp về mặt kỹ thuật
Xử lý ô nhiễm với các động cơ đang được sử dụng có hai hướng giải quyết: Xử lý bên
trong động cơ như nghiên cứu hoàn thiện quá trình cháy và hoàn thiện kết cấu động cơ; xử lý bên
ngoài động cơ như: Đốt lại khí xả và lọc khí xả. Tìm kiếm sử dụng các nguồn năng lượng sạch
(không tạo ra các sản phẩm ô nhiễm, hoặc nếu có thì với hàm lượng rất nhỏ) như: Nhiên liệu khí
hóa lỏng (LPG), khí thiên nhiên (CNG), cồn, nhiên liệu có nguồn gốc sinh khối (BIOFUEL), nhiên
liệu Hydro, công nghệ pin nhiên liệu (FUEL CELL), năng lượng điện, năng lượng mặt trời.
Nguyễn Xuân Vũ – K46
55
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA TUYẾN VTHKCC SỐ 32
a) Cải tiến kết cấu động cơ đốt trong
 Các biện pháp hạn chế khí thải độc hại từ động cơ
Tiêu chuẩn khí thải của các PTVT ngày càng được siết chặt, do vậy việc thiết kế và chế tạo
động cơ ngoài các chỉ tiêu về công suất hay độ bền còn phải tính đến mức độ phát sinh các chất
gây ÔNKK trước khi ra khỏi supáp xả. Các biện pháp xử lý như sau:
- Cải tạo hệ thống thông gió cácte kín.
- Lắp đặt hệ thống thu hồi hơi nhiên liệu đối với các buýt cũ
- Lắp đặt hệ thống hút và hệ thống phun không khí vào khí xả
- Lắp đặt hệ thống tự động sưởi khí nạp
- Các biện pháp xử lý khí xả của động cơ diezel : Ở động cơ diezel thành phần độc hại chủ
yếu là các hạt cứng, khói và NOx sau đó là CO và HC. Ngoài các biện pháp kỹ thuật có thể sử
dụng nêu trên, biện pháp lọc và hấp thụ khói xả được đặc biệt quan tâm.
 Các biện pháp chống ồn và rung động
Có nhiều phương pháp chống ồn và rung động cho ôtô, có thể tổng hợp thành các biện pháp
cơ bản sau:
- Giảm nguồn kích thích rung động: sử dụng loại động cơ và hệ thống truyền lực có độ cân
bằng tốt, ngăn cản sự truyền dao động cơ học đến khung xe bằng cách dùng đệm đỡ chân máy,

đệm đỡ ống xả, hệ thống treo,… một cách phù hợp. Sử dụng loại giảm âm chất lượng cao lắp ở
cuối ống xả; xây dựng đường giao thông với chất lượng cao,…
- Cách ly rung động: là phương pháp sử dụng giảm chấn khối lượng để đẩy tần số dao động
cộng hưởng ra ngoài vùng mà con người có thể cảm nhận (nghe thấy). Hoặc dùng giảm chấn động
lực học để đẩy vùng cộng hưởng ra ngoài khoảng tần số mà con người cảm nhận được.
- Cách âm: để giảm tiếng ồn sinh ra bởi các phần tử dao động có thể dùng các tấm cách âm.
Để tăng khả năng cách âm của tấm cách âm có thể ghép 2 tấm cách âm và dùng vật liệu cách âm
đặt giữa chúng. Ngoài ra có thể dùng vật liệu hấp thụ âm thanh. Vật liệu hấp thụ âm thanh thường
là những chất xốp có tính chống thấm cao như kính, nhựa, nỉ, bọt polyvisethane,… Chúng được sử
dụng như những tấm thảm cách âm trên sàn xe, nắp cabin, trần xe,…
b) Sử dụng nguồn năng lượng sạch
Nguyễn Xuân Vũ – K46
56
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA TUYẾN VTHKCC SỐ 32
 Khí thiên nhiên và khí thiên nhiên hoá lỏng - LPG, CNG
Khí nén thiên nhiên CNG (Compressed Natural Gas). CNG là khí thiên nhiên nén, thành
phần hóa học chủ yếu là metane (CH4) và các Hydrocacbon khác như là Etan, Propan . . .được lấy
từ các mỏ khí thiên nhiên, qua xử lý và nén ở áp suất cao (250 atm) để tồn trữ.
Khí hóa lỏng LPG (Liquefied Petrolium Gas). LPG thực chất là khí dầu mỏ hóa lỏng, có
thành phần hóa học chủ yếu là propane (C3H8) và butane (C4H10), tồn tại dưới dạng lỏng với áp
suất khoảng 7 atm. Ở Việt Nam, tính đến cuối năm 2005 mới có khoảng 200 xe ôtô con dùng LPG
đang chạy thí điểm. Để có thể tăng nhanh số lượng cần có những biện pháp hỗ trợ đồng bộ khác.
Bảng 3.1: Một số tính chất của LPG và CNG.
Khí thiên nhiên nénCNG Khí hóa lỏng LPG
Metan Propan Butan
Công thức hóa học CH4 C3H8 C4H10
K. lượng phân tử 16 44 58
K. lượng riêng (kg/l) 0.51 0.58
Nhiệt độ sôi (
C

0
)
-162 -43.7 -0.9
Nhiệt trị thấp (MJ/kg) 50.0 46.4 45.46
Nhiệt độ bốc cháy (
C
0
)
540 510 490
Chỉ số Octan 120 97 - 112
Tỷ số A/F (kg KK/kg NL) 17.23 15.45 – 15.67
Do không có benzene và hydrocarbon thơm kèm theo, nên khi đốt, hai loại nhiên liệu này
không giải phóng nhiều khí độc như NO, CO..., và hầu như không phát sinh bụi. Ngoài ra, chúng
cũng không gây đóng cặn tại bộ chế hòa khí, do đó kéo dài được chu kỳ bảo dưỡng động cơ và khi
cháy không tạo màng.
Các nghiên cứu bằng thực nghiệm do khoa kỹ thuật giao thông, Trường đại học Bách khoa
TP HCM đã chỉ ra rằng:
Nếu dùng khí ga hoá lỏng LPG để chạy xe ôtô thay xăng trong điều kiện khai thác bình
thường thì:
- Lượng CO phát thải giảm đáng kể (có thể giảm đến 10 lần) do tỷ số H/C của LPG cao
hơn xăng và do hỗn hợp được hoà trộn đồng đều hơn.
- Lượng phát sinh HC thấp (có thể giảm đến 7 lần) do LPG bay hơi dễ, không có màng
nhiên liệu lỏng trên đường nạp, trên thành buồng cháy.
Nguyễn Xuân Vũ – K46
57
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA TUYẾN VTHKCC SỐ 32
- Lượng NOx phát thải cũng giảm nhiều (có thể giảm đến 10 lần) chủ yếu do nhiệt độ màng
lửa nhiên liệu khí thấp hơn nhiệt độ màng lửa xăng.
Các nhà khoa học New Zealand đã đưa ra thông báo nếu dùng 100.000 xe con, 2000 xe
khách và 10.000 xe tải chạy LPG trong vòng 5 năm thì lượng khí nhà kính CO2 giảm 340.000 tấn,

chất thải cứng giảm 500 tấn.
Nếu dùng khí nén thiên nhiên CNG để chạy xe ôtô thay diezel trong điều kiện khai thác
bình thường thì:
- Lượng phát thải khí nhà kính giảm (10÷20%)
- Lượng NOx giảm khoảng 10 lần.
- Lượng HC giảm khoảng 10-15 lần
- Lượng CO giảm khoảng 7-10 lần
 Sử dụng rượu, cồn
Cồn có hai loại chính dùng làm nhiên liệu cho động cơ đốt trong là cồn Metanol (CH3OH)
và cồn Etanol (C2H5OH). Etanol giống như Methanol nhưng nó sạch hơn nhiều, ít chất độc và ít
chất ăn mòn.
Đặc tính của nhiên liệu cồn
Bảng 3.2: Các tính chất của nhiên liệu cồn.
Metanol Etanol Metanol Etanol
Công thức phân tử CH3OH C2H5OH
K. lượng phân tử 32 46
K. lượng riêng (kg/l) 0.792 0.785
Nhiệt trị thấp (kJ/kg) 20000 26900
A/F (kgKK/kgNL) 6.47 9.00
Chỉ số Octan: * R
* M
108.7
88.6
108.6
89.7
Ưu điểm của nhiên liệu cồn
- Cồn có chỉ số Octan cao hơn xăng, cháy sạch hơn, phát thải ít CO hơn và giảm đáng kể
lượng muội than, SOx, chất PM.
- Cồn có nhiệt ẩn hóa hơi cao nên có hiện tượng làm mát bên trong và điều này cho phép
xylanh nạp đầy hơn.

Nguyễn Xuân Vũ – K46
58
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA TUYẾN VTHKCC SỐ 32
- Cồn có thể sản xuất cồn bằng các công nghệ sản xuất hiện nay.
- Không cần thay đổi nhiều kết cấu của phương tiện khi dùng nhiên liệu cồn.
- Động cơ xăng khi sử dụng hỗn hợp xăng _ cồn với hàm lượng nhỏ hơn 20%, thì không
cần thiết cải tạo lại động cơ cũ.
- Cồn có thể sử dụng làm nhiên liệu chủ yếu trong động cơ kết hợp với phun 10% nhiên
liệu diesel. Mức độ phát thải ô nhiểm NOx, HC và các chất phát ô nhiễm giảm đáng kể khi dùng
nhiên liệu diesel pha cồn.
Khuyết điểm của nhiên liệu cồn
- Cồn có chứa axít axêtic gây ăn mòn kim loại, ăn mòn các chi tiết máy động cơ làm giảm
thời gian sử dụng động cơ.
- Nhiệt trị cồn thấp, thùng nhiên liệu lớn.
- Đầu tư ban đầu cao.
- Ngọn lửa của nhiên liệu cồn cháy không có màu, điều này sẽ gây khó khăn trong việc
nghiên cứu quá trình cháy của nhiên liệu cồn.
- Các độc chất tiềm ẩn trong nhiên liệu cồn vẫn đang trong quá trình nghiên cứu
 Dầu thực vật: Biodiesel
Dầu thực vật Là loại dầu được chiết suất từ các hạt, các quả của cây cối. Thành phần hóa
học của dầu thực vật gồm 95% các Triglyceridevà 5% các axít béo tự do.
Bảng 3.3: Các tính chất của các Biodiesel.
Este K. lượng riêng
(g/cm3)
Độ nhớt (200C)
( cSt )
Chì số Cetan Nhiệt trị
(MJ/kg)
Metyl dầu cải 0,88 7,09 43 37,70
Metyl dầu dừa 0,886 5,3 43 37,83

Thuận lợi sử dụng nhiên liệu dầu thực vật – biodiesel
- Chủ động được về nguồn nhiên liệu, không phụ thuộc giá dầu mỏ thị trường thế giới.
- Giảm đáng kể lượng ô nhễm, cải thiện môi trường do Oxy sinh ra từ các vụ mùa.
- Trong dầu thực vật - Biodiesel hoàn toàn không chứa lưu huỳnh, chất tạo ra SO2, H2SO4
và muối amonium làm giảm khả năng đề kháng cơ thể và tạo nên mưa axit.
Nguyễn Xuân Vũ – K46
59
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA TUYẾN VTHKCC SỐ 32
- Có thể sử dụng trong động cơ đốt trong, có thể pha trông với diesel ở bất kỳ tỷ lệ thành
phần nào.
- An toàn trong bảo quản và vận chuyển.
- Bôi trơn động cơ tốt hơn làm động cơ hoạt động êm hơn.
- Giải quyết các sản phẩm đầu ra cho nông dân.
Khó khăn sử dụng nhiên liệu dầu thực vật– biodiesel
- Dầu thực vật và biodiesel còn là một khái niệm rất mới đối với người dân Việt Nam.
- Mất thời gian cho việc quy hoạch đất đai trồng các loại cây lấy dầu.
- Năng suất các cây lấy dầu ở nước ta vẫn còn thấp so với thế giới.
- Việc sử dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu trên một diện tích đất trồng lớn sẽ gây
ô nhiễm môi trường.
- Hiện nay giá thành dầu thực vật còn khá cao so với dầu diesel
 Sử dụng năng lượng điện - điện hoá (ắcquy)
FC là một thiết bị dùng Hydro (hay các nhiên liệu giàu Hydro) và Oxy để tạo ra điện bằng
một quá trình điện hóa. Các loại FC: Màng ngăn chuyển đổi Proton, axit Photphoric, Metanol trực
tiếp, kiềm, muối Cacbonate nóng chảy, oxit kim loại.
Thuận lợi FC
- Hiệu suất cao.
- Dường như không có ô nhiễm môi trường.
- Động cơ điện sử dụng FC có hiệu suất cao, không có tiếng ồn, có đường đặt tính tốt hơn
so với động cơ đốt trong, ít bảo trì, bảo dưỡng, dễ sửa chữa.
- Hydro có thể được điều chế từ nước.

- So với bình điện (ắcquy) thì pin nhiên có khối lượng và thể tích nhỏ hơn.
Khó khăn FC
- Chi phí đầu tư ban đầu cho ô tô FC rất cao.
- Hydro không tồn tại ở trạng thái đơn chất, điều chế, sản xuất Hydro rất khó khăn và tốn
kém đôi khi nó dẫn đến ô nhiễm môi trường.
- Yêu cầu kỹ thuật bình chứa nhiên liệu rất khắt khe.
Nguyễn Xuân Vũ – K46
60
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG ÁN GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA TUYẾN VTHKCC SỐ 32
- Cơ sở hạ tầng cho Hydro chưa có, thói quen sử dụng Hydro còn hạn chế.
 Các nguồn năng lượng sạch khác
Ngoài các nguồn năng lượng trên còn có các nguồn năng lượng khác như:
- Năng lượng mặt trời
- Sử dụng khí Hyđro
3.2. Lựa chọn giải pháp giảm thiểu tác động môi trường cho tuyến xe buýt số 32
Đối với tuyến Buýt số 32 là tuyến trọng điểm của mạng lưới xe buýt Hà Nội, là tuyến có
tần suất chạy xe cao, sản lượng hành khách lớn nhất (chiếm gần 10%). Vì vậy nghiên cứu nâng cao
công suất, cải thiện chất lượng, giảm thiểu tác động môi trường trên tuyến là cực kỳ quan trọng.
Trong những giải pháp nêu trên. Để giảm thiểu tác động môi trường của VTHKCC trên
tuyến buýt 32 chúng ta cần chọn lựa các giải pháp phù hợp :
3.2.1. Giải pháp về mặt kỹ thuật
- Giải pháp cải tiến kết cấu động cơ đốt trong: là một trong những giải pháp quan trọng
nhằm giảm thiểu lượng khí thải do động cơ. Nhưng do vấn đề công nghệ, kinh phí cao, và tính về
lợi ích lâu dài theo tác giả không nên chọn giải pháp này áp dụng cho phương tiện buýt trên tuyến
32, cũng như cho hệ thống xe buýt thủ đô.
- Giải pháp sử dụng nguồn năng lượng sạch: Đây là giải pháp hiện đang được thực hiện ở
nhiều nước trên thế giới nhờ ưu điểm của nó như: giảm thiểu ô nhiểm môi trường, chi phí cho vận
hành thấp, giảm phụ thuộc vào nhập khẩu nhiên liệu…
Phân tích nhiều khía cạnh: kinh tế, công nghệ, chi phí - lợi ích… Báo cáo lựa chọn giải
pháp sử dụng nguồn năng lượng sạch: Chuyển đổi xe Buýt từ sử dụng dầu diezel sang dùng khí

nén thiên nhiên CNG (Compressed Natural Gas). Đây được coi là giải pháp phù hợp nhất cho xe
buýt thủ đô hiện nay và có khả năng ứng dụng phổ biến trong cả nước. Báo sẽ phân tích kỹ hơn
khả năng ứng dụng giải pháp sử dụng nhiên liệu CNG cho tuyến buýt số 32 trong phần sau
3.2.2. Giải pháp về quản lý
Đề giảm thiểu tác động ô nhiểm môi trường do xe buýt nói riêng và do GTVT nói chung thì
các biện pháp về quản lý phải được thực hiện thường xuyên.
Các giải pháp như đã trình bày ở trên bao gồm :
- Quản lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường do GTVT: Giải pháp này phải được tiến hành
một cách liên tục và mạnh mẽ không chỉ cho tuyên buýt 32, cho hệ thống VTHKCC mà còn cho tất
cả các phương tiện cơ giới khác trong thành phố.
Nguyễn Xuân Vũ – K46
61

×