MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU....................................................................................2
B. PHẦN NỘI DUNG.................................................................................3
I. KHÁI NIỆM VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP............................................3
1. Môi trường văn hoá doanh nghiệp............................................................3
2. Các thành tố bao gồm: ..............................................................................7
3. Tìm hiểu về quan niêm Chân - Thiện - Mĩ trong doanh nghiệp:...............8
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP......................8
1. Cơ sở triíet học để phân tích đánh giá:......................................................8
2. Thực trạng văn hoá doanh nghiệp ở Việt Nam ........................................9
III. NGUYÊN NHÂN BẤT CẬP VÀ CÁC BIỆN PHÁP XÂY DỰNG
VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP - ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG VĂN HOÁ
DOANH NGHIỆP TRONG THẾ KỈ 21......................................................10
1. Nguyên nhân: .........................................................................................10
2. Biện pháp xây dựng văn hoá doanh nghiệp.............................................10
3. Định hướng xây dựng văn hoá doanh nghiệp ở nước ta.........................12
IV. LIÊN HỆ THỰC TẾ...............................................................................15
1. Chủ trương của nhà nước........................................................................15
2. Liên hệ.....................................................................................................15
C. KẾT LUẬN..........................................................................................18
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................19
1
A. PHẦN MỞ ĐẦU
Thời bao cấp, chúng ta thường nghe thấy các cụm từ “Văn hóa vùng”,
“Văn hóa làng xã”, “Văn hóa gia đình”, “Văn hóa dân tộc” và các nghiên cứu
liên quan đến các chủ đề này. Ngày nay, cụm từ “Văn hóa doanh nghiệp” lại
xuất hiện và đang được xã hội quan tâm, đặc biệt là các doanh nghiệp.
Chuyển sang nền kinh tế thị trường và hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế
thế giới đòi hỏi hàng hóa và các dịch vụ của Việt Nam phải cạnh tranh thắng lợi
không chỉ trên đất nước mình và cả ở các quốc gia khác. Thành tựu về công
nghệ thông tin cũng đang xói mòn không ít các giá trị của xã hội truyền thống
trong đó có việc khẳng định vai trò của lớp người trẻ tuổi, của tiếng nói cá nhân
và nhóm nhỏ, sự phân tầng xã hội và khoảng cách giàu nghèo đang gia tăng...
Những thay đổi từ môi trường bên ngoài như vậy, sự cạnh tranh khắt khe
trên quy mô toàn cầu đặt doanh nghiệp Việt Nam trước những bắt buộc phải lựa
chọn, phải thay đổi để làm ăn có hiệu quả khi môi trường kinh tế - xã hội đã
khác trước. Phải chăng, đó là lý do vì sao lại là doanh nghiệp chứ không phải
loại tổ chức xã hội hay tổ chức hành chính nào khác đi tiên phong trong việc tìm
kiếm hướng tiếp cận mới để phát triển tổ chức. Thay đổi tổ chức chính là cách
thức làm cho tổ chức thích ứng với môi trường bên ngoài đang đổi thay.
Nghiên cứu về văn hóa tổ chức trở thành là khuynh hướng trên thế giới
những năm 1980 xuất phát từ việc các doanh nghiệp phương Tây nhận ra yêu
cầu phải thay đổi cách tiếp cận về tổ chức. Từ chỗ họ quá dựa vào các cơ cấu
phức tạp, chi tiết và cơ chế kế hoạch quá cứng nhắc khiến họ phải chấp nhận sự
suy giảm về kinh tế, để chuyển sang cách tiếp cận văn hoa tổ chức với cách nhìn
không máy móc và giàu trí tưởng tượng hơn để hiểu tổ chức hoạt động hoạt
động như thế nào.
Đó là lí do em chọn đề tài: Văn hoá doanh nghiệp hiện nay nhìn từ góc độ
triết học.
2
B. PHẦN NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP
Có rất nhiều quan niệm về văn hoá doanh nghiệp nhưng chung chỉ khác
nhau về từ ngữ thôi. Đây là một trong những khái niệm về văn hoá doanh nghiệp
của tiến sĩ Đỗ Minh Cường – trường đại học Thương Mại: “ Văn hoá doanh
nghiệp ( Văn hoá công ty là một dạng của văn hoá tổ chức bao gồm những giá
trị những nhân tố văn hoá mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình sản xuất kinh
doanh, tạo nên bản sắc của doanh nghiệp và tác động tới tình cảm lí trí và hành
vi của tất cả các thành viên của nó.” Văn hoá doanh nghiệp gắn với từng dân
tộc, từng giai đoạn phát triển cho dến từng doanh nhân, nhười lao độngnên nó
phong phú và đa dạng. Mỗi doanh nghiệp đều có một nền văn hoá đặc thù riêng.
Do đó văn hoá doanh nghiệp chính là cái phân biệt giữa các doanh nghiệp với
nhau. Văn hoá doanh nghiệp bao gồm:
1. Môi trường văn hoá doanh nghiệp
1.1. Môi trường văn hoá bên trong:
Mục tiêu của môi trường văn hoá bên trong là hành vi ứng xử của chủ thể
quản lý, người bị quản lý, giữa các thành viên với nhau. Thước đo của nó là sự
đồng thuận nhất trí cao trrong một doanh nghiệp.
1.2. Môi trường văn hoá bên ngoài:
Đó chính là cách ứng xử của chủ thể quản lý( giám đốc) với khách hàng,
đối tác, đối thủ cạnh tranh, thị trường, luật pháp, môi trường và các yếu tố văn
hoá dân tộc.
Có thể thấy rõ: văn hoá doanh nghiệp bao gồm các yếu tố pháp luật và đạo
đức. Văn hoá doanh nghiệp không thể hình thành một cách tự phát mà phải được
hình thành thông qua nhiều hoạt động của bản thân mỗi doanh nghiệp, mỗi
doanh nhân, của Nhà nước và các tổ chức xã hội. Thực tiễn cho thấy hệ thống
3
thể chế, đặc biệt là thể chế chính trị, thể chế kinh tế, thể chế hành chính, thể chế
văn hoá tác động rất sâu sắc đến việc hình thành và hoàn thiện văn hoá doanh
nghiệp.
Xin nêu lên một số điểm về thể chế cần được quan tâm để hình thành và
ngày càng hoàn thiện văn hoá doanh nghiệp phù hợp với đặc điểm nước ta.
Trước hết, đó là khơi dậy tinh thần kinh doanh trong nhân dân, khuyến
khích mọi người, mọi thành phần kinh tế cùng hăng hái tìm cách làm giầu cho
mình và cho đất nước. Xoá bỏ quan niệm cho kinh doanh là xấu, coi thường
thương mại, chỉ coi trọng quan chức, không coi trọng thậm chí đố kỵ doanh
nhân. Xoá bỏ tâm lý ỉ lại, dựa vào bao cấp của Nhà nước, đề cao những nhân tố
mới trong kinh doanh, những ý tưởng sáng tạo, sáng kiến tăng năng xuất lao
động, tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá. Tôn vinh những doanh nhân năng
động, sáng tạo, kinh doanh đạt hiệu quả cao, có ý chí vươn lên, làm rạng rỡ
thương hiệu Việt Nam trên thị trường thế giới.
Trong thực tế, trải qua những năm đổi mới, bằng thể nghiệm của bản thân
cũng như của mỗi gia đình, ngày nay, nhân dân ta đã thấy rõ việc chuyển đổi từ
kế hoạch hoá tập trung sang thể chế kinh tế thị trường là tất yếu; thái độ của dân
chúng đối với kinh tế thị trường là thái độ thiện cảm. Vấn đề còn lại là các cơ
quan Nhà nước phải tiếp tục thay đổi tư duy quản lý, đề xuất những chủ trương,
chính sách quản lý đủ mạnh để khuyến khích hơn nữa tinh thần kinh doanh
trong các thành phần kinh tế, tạo môi trường thuận lợi về thể chế và tâm lý xã
hội cho sự phát triển kinh tế tư nhân, xoá bỏ sự phân biệt đối xử đối với kinh tế
tư nhân kể cả trong tư duy cũng như trong các chủ trương, chính sách cụ thể.
Hai là, Nhà nước cần tiếp tục hoàn chỉnh hệ thống thể chế kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa nhằm tạo lập đồng bộ các yếu tố của thị trường,
từng bước hình thành thể chế kinh tế thị trường phù hợp với đặc điểm nước ta.
Thực tế cho thấy, thể chế kinh tế có tác động rất lớn đối với việc hình thành văn
hoá doanh nghiệp. Do đó, điều cần nhấn mạnh là thể chế kinh tế phải đủ sức
4
khuyến khích doanh nhân phát huy truyền thống văn hoá trong kinh doanh của
cha ông, bổ sung những nhân tố mới trong văn hoá doanh nghiệp của thời đại,
kết hợp chặt chẽ giữa truyền thống và hiện đại, bảo đảm cho kinh tế thị trường
triển khai lành mạnh, đạt hiệu quả cao, văn hoá doanh nghiệp được hình thành
với những đặc điểm của nước ta.
Thể chế đó phải chú trọng khuyến khích doanh nghiệp xác định đúng đắn
chiến lược kinh doanh, có mục tiêu phấn đấu lâu dài nâng cao sức cạnh tranh, có
chương trình làm ăn căn cơ theo định hướng quy hoạch, kế hoạch chuyển đổi cơ
cấu của nền kinh tế, không những phải thành công trong nước mà còn vươn ra
thế giới, đạt hiệu quả cao trong hội nhập kinh tế quốc tế, khắc phục tâm lý kinh
doanh cò con, manh mún, không đầu tư lớn, làm ăn lâu dài.
Thế chế đó cũng phải khuyến khích doanh nghiệp thực hiện các biện pháp
hợp pháp trong việc mưu cầu lợi ích cá nhân, đạt lợi nhuận cao cho doanh
nghiệp và doanh nhân, đương nhiên có sự kết hợp hài hoà với lợi ích toàn xã hội
nhưng không vì thế mà đi đến triệt tiêu lợi ích cá nhân cũng tức là triệt tiêu dộng
lực kinh doanh. Đồng thời, phải ngăn chặn những hành vi vi phạm pháp luật,
gian lạn thương mại, những kiểu làm ăn phi văn hoá, chạy chat cvửa sau, lợi
dụng các quan hệkhông lành mạnhk để kiếm lời. Doanh nghiệp phải tôn trọng,
đặc biệt là giữ chữ tín đối với khách hàng và đối tác kinh doanh.
Thể chế đó phải khuyến khích mọi thành phần kinh tế, khắc phục phân biệt
đối xử, bảo đảm cho các thành phần kinh tế hợp tác và cạnh tranh bình đẳng
trong khuôn khổ luật pháp; khắc phục tình trạng biến độc quyền nhà nước thành
độc quyền doanh nghiệp, tạo ra cạnh tranh không bình đẳng, tạo ra cạnh tranh
không bình đẳn, những khoản lợi nhuận không do tài năng kinh doanh của
doanh nghiệp mà do vị thế độc quyền mang lại, những điểm dẫn đến triệt tiêu
văn hoá doanh nghiệp. Điều cấp bách là Nhà nước phải có các qui phạm pháp
luật về khuyến khích cạnh tranh hợp pháp, kiểm soát và hạn chế độc quyền.
5
Thể chế đó cũng phải chú trọng nhân tố con người, phát triển con người,
đặc biệt coi trọng việc bồi dưỡng nhân tài, đãi ngộ xứng đáng, tôn vinh doanh
nhân giỏi. Trong doanh nghiệp, đó là đảm bảo thu nhập hợp pháp của chủ doanh
nghiệp tư nhân, là tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, đối
xử bình đẳng, tạo ra môi trường hoà thuận, sự cố kết, chung sứ chung lòng tập
trung vào việc thực hiện mục tiêu kinh doanh, vì sự phát triển bền vững của
doanh nghiệp và lợi ích của mỗi thành viên trong doanh nghiệp.
Ba là, việc hình thành văn hoá doanh nghiệp cũng đòi hỏi đẩy mạnh cuộc
cải cách hành chính dân chủ, trong sạch, vững mạnh, chuyên nghiệp và hiện đại
hoá. Đây là một yêu cầu hết sức bức xúc đối với toàn bộ sự phát triển kinh tế đất
nước ũng như đối với việc hình thành văn hoá doanh nghiệp nước ta hiện nay.
Điều cần nhấn mạnh hiện nay là tiếp tục xoá bỏ cơ chế "xin-cho", xoá bỏ những
thủ tục hành chính rườm rà gây tốn kém, tăng chi phí đầu tư và giảm năng lực
cạnh tranh của hàng hó. Phải sắp xếp lại bộ máy tinh gọn, khắc phục chồng
chéo, quan liêu, nâng cao hiệu lực và hiệu quả của bộ máy hành chính trong
quản lý điều hành. Việc lành mạnh hoá cán bộ, công chức là rất cần thiết để
khắc phục tình trạng một số công chức do kém năng lực và phẩm chất không
những đã làm sai lệch những chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước gây
trở ngại, phiền hà dối với doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, mà trong
không ít trường hợp đã câu kết, tiếp tay cho những hành vi tiêu cực, vi phạm
pháp luật của doanh nghiệp, làm xấu văn hoá doanh nghiệp.
Rất cần phát triển một cáh thường xuyên, định kỳ các cuộc tiếp xúc trực
tiếp giữa cơ quan nhà nước với doanh nghiệp, để cùng trao đổi ý kiến về việc
thực hiện các cơ chế, chính sách, qua đó doanh nghiệp hiểu thêm nội dung các
cơ chế, chính sách và cơ quan Nhà nước cũng nghe được tâm tư, nguyện vọng
của doanh nghiệp, nắm thêm thực tế giúp cho việc hoạch định chính sách được
sát thực tế hơn. Các cơ quan Nhà nước cần tạo thói quen làm việc với hiệp hội
doanh nghiệp, tôn trọng vcác quyền của Hiệp hội, lắng nghe và giải quyết đúng
6
pháp luật những kiến nghị của Hiệp hội doanh nghiệp. Đây cũng chính là một
nội dung quan trọng trong văn hoá quản lý.
Như vậy, văn hoá doanh nghiệp chỉ có thể được xây dựng và hình thành
trong môi trường văn hoá lãnh đạo, văn hoá quản lý được đổi mới, nâng cao,
đúng tầm, có ảnh hưởng tích cực trở lại đối với văn hoá doanh nghiệp.( Vũ Quốc
Tuấn).
Chuyên gia cao cấp
Ban Nghiên cứu của Thủ tướng Chính phủ)
/>2. Các thành tố bao gồm:
2.1. Các hoạt động sinh hoạt văn hoá, nghệ thuật như : ca, nhạc của doanh
nghiệp.
2.2. Phong tục tập quán, thói quen, tâm lý chung của doanh nghiệp
2.3. Các truyền thuyết, huyền thoại chung của doanh nghiệp.
2.4. Hệ thống các giá trị của doanh nghiệp.
Từ đó ta thấy rằng văn hoá doanh nghiệp chính là một nguồn lực vô cùng
quan trọng. Nó tạo ra bản sắc riêng cho doanh nghiệp trên thị trường. Nó tạo cho
doanh nghiệp có khả năng phát triển bền vững. Để có những nguồn lực đó
không ai khác chính là các chủ thể(giám đốc) và ứng với mỗi trình độ bản lĩnh
của các giám đốc đó sẽ có một văn hoá doanh nghiệp tương ứng.Nhưng thương
trường chỉ chấp nhận văn hoá ở những doanh nghiệp mang tính chất Chân -
Thiện - Mĩ . Vậy Chân - Thiện - Mĩ ở trong các doanh nghiệp là gì?
7