Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (161.67 KB, 24 trang )

PHẦN 1:
LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
1.1. Mục đích:
Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối
chiếu và so sánh các số liệu tài chính hiện hành và quá khứ. Thông qua đó
giúp người sử dụng thông tin đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng
như những rủi ro trong tương lai để ra các quyết định kinh tế.
Báo cáo tài chính là phương pháp thể hiện và truyền tải thông tin kế
toán đến người ra quyết định kinh tế. Các báo cáo tài chính phản ánh kết quả
và tình hình các mặt hoạt động của doanh nghiệp bằng các chỉ tiêu giá trị.
BCTC là nguồn tài liệu rất quan trọng và cần thiết đối với việc quản trị
doanh nghiệp đồng thời là nguồn thông tin hữu ích đối với những người bên
trong và bên ngoài doanh nghiệp có lợi ích kinh tế trực tiếp hoặc gián tiếp của
doanh nghiệp như:
- Chủ sở hữu: quan tâm đến tổng thể tình hình sản xuất kinh doanh…
- Các nhà quản lý doanh nghiệp: Quan tâm đến tất cả các kế hoạch kinh
doanh để đưa ra các quyết định tài chính chính xác, để khắc phục các vấn đề
có thể khắc phục được. đưa ra những giải pháp, kiến nghị.
- Các nhà đầu tư hiện tại và tương lai: xem xét khả năng sinh lời, mức
độ rủi ro, quan hệ làm ăn, uy tín, trả lời câu hỏi có nên đầu tư vào doanh
nghiệp hay không?, đầu tư khi nào?...
- Các chủ nợ hiện tại và tương lai (người cho vay, cho thuê hoặc bán
chịu hàng hóa, dịch vụ): quan tâm đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp…
- Cơ quan quản lý chức năng của nhà nước.
- Chính phủ
Mỗi đối tượng quan tâm tới các báo cáo tài chính của doanh nghiệp với
những mục đích khác nhau. Phân tích báo cáo tài chính giúp các đối tượng
giải quyết được các vấn đề họ quan tâm khi đưa ra các quyết định kinh tế.

1
Phương pháp phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp :


Bao gồm một hệ thống các công cụ và biện pháp nhằm tiếp cận, nghiên
cứu các sự kiện hiện tượng, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài, các
luồng dịch chuyển và biến đổi tài chính, các chỉ tiêu tài chính tổng hợp và chi
tiết, nhằm đánh giá tình hình tài chính doanh nghiệp.
- Phương pháp so sánh
- Phương pháp phân tích dọc, phân tích ngang
- Phương pháp phân tích hệ số (tỷ số)
- Phương pháp phân tích tổng hợp
Các giai đoạn của quá trình phân tích:
- Thu thập tài liệu
- Kiểm tra số liệu
- Tiến hành phân tích
- Lập báo cáo tài chính
1.2. Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp
1.2.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là tài liệu quan trọng đối với việc nghiên cứu,
đánh giá khái quát tình hình tài chính, quy mô cũng như trình độ quản lý và
sử dụng vốn. Để làm được việc đó, khi phân tích bảng cân đối kế toán cần
xem xét, xác định và nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau:
Thứ nhất: Xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài
sản thông qua việc so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn số
tương đối của tổng số tài sản cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản. Qua
đó thấy được sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của
doanh nghiệp.
- Sự chuyển biến của tiền và đầu tư tài chính ngắn hạn ảnh hưởng đến
khả năng ứng phó đối với các khoản nợ đến hạn.
- Sự biến động của hàng tồn kho chịu ảnh hưởng lớn bởi quá trình sản
xuất kinh doanh từ khoản dự trữ sản xuất đến khâu bán hàng.

2

- Sự biến động của các khoản thu chi chịu ảnh hưởng của công việc
thanh toán và chính sách tín dụng của doanh nghiệp đối với khách hàng. Điều
đó ảnh hưởng lớn đến việc quản lý và sử dụng vốn.
- Sự biến động của tài sản cố định cho thấy qui mô và năng lực sản
xuất hiện có của doanh nghiệp…
Thứ hai: Thông qua việc xác định tỷ trọng của từng loại tài sản trong
tổng tài sản đồng thời so sánh tỷ trọng từng loại giữa cuối kỳ với đầu năm để
thấy sự biến động của cơ cấu vốn. Kết hợp với việc xem xét tác động của
từng loại tài sản đến quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đạt được
trong kỳ.
Thứ ba: Khái quát xác định mức độ đối lập (hoặc phụ thuộc) về mặt tài
chính của doanh nghiệp qua việc so sánh từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ
với đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối, xác định và so sánh giữa cuối
kỳ với đầu năm về tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn. Nếu
nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng thì điều đó cho
thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp là cao, mức độ
phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ thấp và ngược lại.
Thứ tư: Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu, các khoản mục
trên bảng cân đối kế toán.
Nguồn vốn chủ sở hữu (nguồn vốn) = Tiền đầu tư tài chính ngắn
hạn, hàng tồn kho, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, chi phí sự
nghiệp + Tài sản cố định, đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ
bản dở dang
Điều đó có nghĩa là nguồn vốn chủ sở hữu vừa đủ trang trải các loại tài
sản cho các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp mà không phải đi vay hoặc
chiếm dụng.
TSCĐ và đầu tư dài hạn = Nguồn vốn chủ sở hữu + Vay dài hạn

3
Điều này cho thấy cách tài trợ các loại tài sản ở doanh nghiệp mang lại

sự ổn định và an tâm về mặt tài chính. Bởi lẽ doanh nghiệp đã dùng nguồn
vốn dài hạn để tài trợ cho sử dụng dài hạn vừa đủ. Tuy nhiên trong thực tế có
thể xảy ra một trong hai trường hợp.
Trường hợp 1: Vế phải>Vế trái. Điều đó cho thấy việc tài trợ ở doanh
nghiệp từ các nguồn vốn là rất tốt, nguồn vốn dài hạn thừa để tài trợ cho tài
sản cố định và đầu tư dài hạn. Phần thừa này doanh nghiệp giành cho sử dụng
ngắn hạn. Đồng thời tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn lớn hơn nợ ngắn hạn
thể hiện khả năng thanh toán nợ ngắn hạn hoặc là xấu hoặc tốt ( vấn đề này sẽ
được xem xét kỹ ở phần sau).
Trường hợp 2: Vế trái>Vế phải: nguồn vốn sử dụng dài hạn nhỏ hơn tài
sản cố định và đầu tư dài hạn. Doanh nghiệp đã dùng nợ ngắn hạn tài trợ cho
sử dụng dài hạn, điều này cho thấy tình hình tài chính của doanh nghiệp là
không sáng sủa. Trường hợp này thể hiện khả năng thanh toán của doanh
nghiệp là yếu vì chỉ có tài sản lưu động và đầu tư ngắn hạn mới có thể chuyển
đổi thành tiền trong thời gian ngắn để đảm bảo cho việc trả nợ.
Thứ năm: Xem xét trong năm doanh nghiệp đã có những khoản đầu tư
nào, làm cách nào doanh nghiệp mua sắm được tài sản? doanh nghiệp đang
gặp khó khăn hay phát triển? thông qua việc phân tích tình hình khai thác và
sử dụng nguồn tài trợ vốn trong năm.
1.2.2. Phân tích khái quát tình hinh tài chính qua báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh
Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần xem xét, xác
định các vấn đề cơ bản sau
Thứ nhất: Xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa
kỳ này với kỳ trước. So sánh cả về số tuyệt đối và tương đối trên từng chỉ tiêu
giữa kỳ này với kỳ trước. Điều này sẽ có tác dụng rất lớn nếu đi sâu xem xét
những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của từng chỉ tiêu.

4
Thứ hai: Tính toán và phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng

các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chính là một báo cáo tài chính tổng hợp
phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ. Báo cáo
lưu chuyển tiền tệ thực chất là một báo cáo cung cấp thông tin về những sự
kiện và nghiệp vụ kinh tế có ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ của một doanh
nghiệp trong kỳ báo cáo.
- Doanh nghiệp làm cách nào để kiểm soát được tiền và việc chi tiêu nó. -
Quá trình đi vay và trả nợ vay của doanh nghiệp. --
Quá trình mua và bán lại chứng khoán vốn của doanh nghiệp. ---
Quá trình thanh toán cổ tức và các quá trình phân phối khác cho các cổ đông.
- Những nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tạo ra tiền và khả
năng thanh toán của doanh nghiệp.
Như vậy, qua báo cáo lưu chuyển tiền tệ, các đối tượng quan tâm sẽ
biết được doanh nghiệp đã tạo ra tiền bằng cách nào, hoạt động nào là hoạt
động chủ yếu tạo ra tiền, doanh nghiệp đã sử dụng tiền vào mục đích gì và
việc sử dụng đó có hợp lý hay không.
Việc phân chia thành 3 loại hoạt động (hoạt động kinh doanh, hoạt
động đầu tư, hoạt động tài chính) giúp các đối tượng quan tâm biết được từng
loại hoạt động đã kiếm được tiền bằng cách nào và đã sử dụng tiền ra sao.
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp qua báo cáo
lưu chuyển tiền tệ, trước hết cần tiến hành so sánh lưu chuyển tiền tệ thuần (là
chênh lệch giữa số tiền thu vào và chi ra) từ hoạt động kinh doanh với các
hoạt động khác. Đồng thời so sánh từng khoản tiền vào và chi ra của các hoạt
động để thấy được tiền tạo ra chủ yếu từ hoạt động nào, hoạt động nào thu
được nhiều tiền nhất, hoạt động nào sử dụng ít nhất. Điều này có ý nghĩa quan
trọng trong việc đánh giá khả năng tạo tiền cũng như sức mạnh tài chính của
doanh nghiệp. Sức mạnh tài chính của doanh nghiệp thể hiện ở khả năng tạo

5

tiền từ hoạt động kinh doanh chứ không phải tiền tạo ra từ hoạt động đầu tư
và hoạt động tài chính.
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư dương (thu>chi) thể hiện
quy mô đầu tư của doanh nghiệp là thu hẹp vì đây là kết quả của số tiền thu
do bán tài sản cố định và thu hồi vốn đầu tư tài chính nhiều hơn số tiền chi ra
để mở rộng đầu tư, mua sắm TSCĐ…
- Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính dương thể hiện lượng
vốn cung ứng từ bên ngoài tăng. Điều đó cho thấy tiền tạo ra từ hoạt động tài
chính là do sự tài trợ từ bên ngoài và như vậy doanh nghiệp có thể bị phụ
thuộc vào người cung ứng ở tiền ở bên ngoài.
Tiến hành so sánh (cả số tuyệt đối và tương đối) giữa kỳ này với kỳ
trước (năm nay với năm trước) của từng khoản mục, từng chỉ tiêu trên báo
cáo lưu chuyển tiền tệ để thấy sự biến động về khả năng tạo tiền của từng hoạt
động từ sự biến động của từng khoản thu, chi. Điều này có ý nghĩa quan trọng
trong việc xác định xu hướng tạo tiền của các hoạt động trong doanh nghiệp
làm tiền đề cho việc dự toán khả năng tạo tiền của doanh nghiệp trong tương
lai. Đây cũng là cơ sở để đánh giá tiếp theo và dự đoán tình hình tài chính và
khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
1.2.4. PHÂN TÍCH QUA CÁC HỆ SỐ (TỶ SỐ)
Các hệ số thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính là:
1. Các hệ số phản ánh khả năng thanh toán:
2. Hệ số đòn cân nợ
3. Hệ số hoạt động
4. Hệ số doanh lợi
5. Hệ số cổ phần thường
6. Hệ số đo lường nội tại.

6
PHẦN 2:
VẬN DỤNG VÀO PHÂN TÍCH BCTC CỦA DOANH NGHIỆP

CÔNG TY CỔ PHẦN DẦU THỰC VẬT TƯỜNG AN
1. Giới thiệu chung:
- Tên Công ty : Công ty CP Dầu thực vật Tường An (mã CK: TAC)
- Địa chỉ: 48/5 Phan Huy Ích, Phường 15 Quận Tân Bình Tp HCM
- Ngày niêm yết: 26/12/2006 (Sàn HOSE)
- Ngành nghề kinh doanh: Sản xuất, mua bán xuất nhập khẩu các sản phẩm
chế biến từ dầu, mỡ động thực vật, từ các loại hạt có dầu.
- Mệnh giá: 10.000 VND
- Giá sổ sách: 17.692 VND
- EPS (2007): 6.623 VND
- Dividend yield: 24,32%
- EPS 4 quý gần nhất: 6.196 VND
- P/E 4 quý gần nhất: 7,82
- Số lượng cổ phiếu lưu hành: 18,98 triệu
- Giá cao nhất/giá thấp nhất (52 tuần): 186.000/48.500 VND
- Khối lượng giao dịch trung bình: 50.370 CP

7
I. Phân tích hoạt động tài chính doanh nghiệp
1. Cơ cấu bảng cân đối kế toán
2007 2006 2005
Số tiền(VNĐ)
tỷ
trọng
(%)
tỷ
trọng lượng
tỷ
trọng
TÀI SẢN

A TÀI SẢN NGẮN HẠN 601,396,272,556 71.85 263,110,733,687 48.06 324,769,931,258
75.91
I. Tiền và các khoản tương đương tiền 364,228,585,799 43.51 115,278,641,919 21.06 42,570,634,955
9.95
1 Tiền 78,473,585,799 9.37 35,278,641,919 6.44 42,570,634,955
9.95
2 Các khoản tương đương tiền 285,755,000,000 34.14 80,000,000,000 14.61 0
0.00
II. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 50,000,000,000 5.97 0 0.00 180,000,000,000
42.07
1 Đầu tư ngắn hạn 50,000,000,000 5.97 0 0.00 180,000,000,000
42.07
2 Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn 0 0.00 0 0.00 0
0.00
III. Các khoản phải thu ngắn hạn 28,186,656,195 3.37 28,061,725,178 5.13 21,865,403,106
5.11
1 Phải thu khách hàng 23,492,419,644 2.81 22,418,278,860 4.10 14,319,136,224
3.35
2 Trả trước cho người bán 603,390,921 0.07 77,492,616 0.01 4,744,734,492
1.11
3 Phải thu nội bộ ngắn hạn 0 0.00 0 0.00 0
0.00
4 Phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng 0 0.00 0 0.00 0
0.00
5 Các khoản phải thu khác 4,090,845,630 0.49 5,565,953,702 1.02 2,883,977,943
0.67
6 Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi 0 0.00 0 0.00 -82,445,553
-0.02
IV. Hàng tồn kho 151,885,292,016 18.15 115,081,614,518 21.02 76,657,379,285
17.92

1 Hàng tồn kho 151,885,292,016 18.15 115,081,614,518 21.02 76,657,379,285
17.92
2 Dự phòng giảm giá hàng tồn kho 0 0.00 0 0.00 0
0.00
V. Tài sản ngắn hạn khác 7,095,738,546 0.85 4,688,752,072 0.86 3,676,513,912
0.86
1 Chi phí trả trước ngắn hạn 365,188,263 0.04 2,313,734,364 0.42 697,614,667
0.16
2 Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ 6,730,550,283 0.80 2,214,150,636 0.40 2,885,704,245
0.67
3 Thuế và các khoản khác phải thu Nhà nước 0 0.00 135,765,292 0.02 0
0.00

8
4 Tài sản ngắn hạn khác 0 0.00 25,101,780 0.00 93,195,000
0.02
B TÀI SẢN DÀI HẠN 235,665,133,108 28.15 284,297,933,757 51.94 103,057,634,751
24.09
I. Các khoản phải thu dài hạn 0 0.00 0 0.00 0
0.00
1 Phải thu dài hạn của khách hàng 0 0.00 0 0.00 0
0.00
2 Vốn kinh doanh ở các đơn vị trực thuộc 0 0.00 0 0.00 0
0.00
3 Phải thu dài hạn nội bộ 0 0.00 0 0.00 0
0.00
4 Phải thu dài hạn khác 0 0.00 0 0.00 0
0.00
5 Dự phòng phải thu dài hạn khó đòi 0 0.00 0 0.00 0
0.00

II. Tài sản cố định 225,499,001,268 26.94 152,313,933,757 27.82 101,681,634,751
23.77
1 Tài sản cố định hữu hình 44,431,510,612 5.31 51,516,488,993 9.41 63,393,279,024
14.82
Nguyên giá 164,665,945,891 19.67 160,775,217,257 29.37 160,612,618,609
37.54
Giá trị hao mòn lũy kế -120,234,435,279 -14.36 -109,258,728,264 -19.96 -97,219,339,585
-22.72
2 Tài sản cố định thuê tài chính 0 0.00 0 0.00 0
0.00
Nguyên giá 0 0.00 0 0.00 0
0.00
Giá trị hao mòn lũy kế 0 0.00 0 0.00 0
0.00
3 Tài sản cố định vô hình 21,323,340,757 2.55 34,110,865,801 6.23 35,067,959,565
8.20
Nguyên giá 23,808,897,338 2.84 39,150,394,538 7.15 38,570,394,538
9.02
Giá trị hao mòn lũy kế -2,485,556,581 -0.30 -5,039,528,737 -0.92 -3,502,434,973
-0.82
4 Chi phí xây dựng cơ bản dở dang 159,744,149,899 19.08 66,686,578,963 12.18 3,220,396,162
0.75
III. Bất động sản đầu tư 0 0.00 0 0.00 0
0.00
Nguyên giá 0 0.00 0 0.00 0
0.00
Giá trị hao mòn lũy kế 0 0.00 0 0.00 0
0.00
IV. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 1,984,000,000 0.24 131,984,000,000 24.11 1,376,000,000
0.32

1 Đầu tư vào công ty con 0 0.00 0 0.00 0
0.00
2 Đầu tư vào công ty liên kết, liên doanh 0 0.00 0 0.00 0
0.00
3 Đầu tư dài hạn khác 1,984,000,000 0.24 131,984,000,000 24.11 1,376,000,000
0.32
4 Dự phòng giảm giá đầu tư tài chính dài hạn 0 0.00 0 0.00 0
0.00

9

×