Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Quản trị rủi ro pháp lý của công ty xuất nhập khẩu thủy sản An Giang.doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (719.63 KB, 32 trang )

LỜI MỞ ĐẦU
ĐẶT VẤN ĐỀ:
_ Hội nhập kinh tế, tăng cường giao thương quốc tế luôn gắn liền với sự gia tăng rủi
ro pháp lý. Không thể loại bỏ hết được các rủi ro nhưng doanh nghiệp hoàn toàn có
thể hạn chế nó bằng chính sự hiểu biết về pháp luật và sự tỉnh táo trong khi thực
hiện mỗi giao dịch thương mại quốc tế.
_ Và đã kinh doanh thì phải biết chấp nhận rủi ro, vấn đề là làm thế nào để lường
trước, giám thiểu và hạn chế đến mức thấp nhất. Một số vụ rủi ro điển hình mà phía
doanh nghiệp Việt Nam thua thiệt gần đây như vụ Công ty Vinafood II năm 1995 đã
phải đền 5 triệu USD do không thực hiện được việc giao gạo cho đối tác nước
ngoài. Hãng hàng không Việt Nam thua kiện luật sư Liberaty và nhiều khả năng sẽ
bị mất 5,2 triệu Euro chỉ vì không dự phiên toà sơ thẩm năm 1995 tại Roma. Công
ty Centrimex thua kiện mất 1,54 triệu USD vì đã từ chối không nhận lô phân bón
Đức... Đây là những bài học mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể rút ra được khi
hoạt động thương mại với đối tác nước ngoài. Viện Khoa học Pháp lý (Bộ Tư pháp)
và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam vừa tổ chức hội thảo bàn về những kinh
nghiệm phòng ngừa các rủi ro pháp lý mà doanh nghiệp thường gặp.
 Đây cũng là lý do chính mà nhóm chúng tôi chon đề tài: “”, là một bài học đáng
giá cho chúng ta về vấn đề rủi ro pháp lý.
MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Từ bài học về rủi ro pháp lý của CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN
GIANG chúng tôi muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của sự hiểu biết về pháp luật sẽ
có thể giúp cho công ty nói riêng và doanh nghiệp Việt Nam nói chúng hạn chế
được các thiệt hại và ảnh hưởng do rủi ro pháp lý mang lại.
Và từ đó nhóm chúng tôi sẽ đưa ra các giải pháp cụ thể để có thể nâng cao sự hiểu
biết đo cho doanh nghiệp. Mong được sự đóng góp của cô và các bạn.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Trong bài nghiên cứu này, bên cạnh những rủi ro mà công ty thường xuyên gặp phải
và ở đây chúng tôi chỉ tập trung khai thác khía cạnh các yếu tố rủi ro pháp lý phát
sinh ảnh hưởng đến sự phát triển của CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦY
SẢN AN GIANG ( đặc biệt là việc bán phá giá của công ty vào thị trường Hoa Kì )


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Nhóm chúng tôi đã sử dụng các nguồn thông tin thứ cấp để nêu bật lên thực trạng
rủi ro pháp lý mà CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN AN GIANG đã
đang và sẽ gặp phải. Và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp Việt
Nam cũng như đề ra các phương án giải pháp.
KẾT CẤU BÀI NGHIÊN CỨU
Kết cấu đề tài gồm 3 phần chính:
Phần 1: Giới thiệu tổng quan về Công Ty Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản An Giang:
_ Giới thiệu chung về công ty
_ Hoạt động kinh doanh chính
_ Tình hình thị trường và vị thế của công ty
 Thuận lợi và khó khăn mà công ty đang đối mặt
_ Định hướng phát triển của công ty trong tương lai ( năm 2010)
_ Các rủi ro mà công ty thường xuyên gặp phải ( đặc biệt là rủi ro về pháp
lý: chống bán phá giá)
Phần 2: Cơ sở lí thuyết về chống bán phá giá, các giải pháp chống bán phá giá:
_ Chống bán phá giá
_ Vai trò chống bán phá giá và các biện pháp tự vệ
_ Các đề xuất về các giải pháp chống bán phá giá
Phần 3: Lựa chọn phương án tối ưu cho doanh nghiệp nhằm phòng ngừa và quản trị
rủi ro trong hiện tại và tương lai trên thực tế
PHẦN 1:
I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY:
_ Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang tiền thân là Xí nghiệp Đông
lạnh An Giang được xây dựng năm 1985 do Công ty Thủy sản An Giang đầu tư cơ
sở hạ tầng và trang thiết bị. Năm 1990, Xí nghiệp Đông lạnh được sáp nhập vào
Công ty Xuất nhập khẩu Nông thủy sản An Giang và được đổi tên là Xí nghiệp
Xuất khẩu Thủy sản. Tháng 10/1995, Công ty Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang
được thành lập trên cơ sở sáp nhập giữa Xí nghiệp Xuất khẩu Thủy sản với Xí
nghiệp Đông lạnh Châu Thành. Ngày 28/6/2001, Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu

Thủy sản An Giang được thành lập từ việc cổ phần hóa Công ty Xuất nhập khẩu
Thủy sản An Giang theo quyết định số 792/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
_ Ngày 01/09/2001, Công ty Agifish chính thức hoạt động theo hình thức Công ty
cổ phần và được cấp phép niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán Việt nam
ngày 8/3/2002.
II. HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CHÍNH:
_ Hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty là sản xuất kinh doanh, chế
biến và xuất nhập khẩu thủy hải sản đông lạnh, nông sản thực phẩm và vật tư nông
nghiệp. Công ty AGIFISH là doanh nghiệp đầu tiên và duy nhất của ngành thủy sản
có mô hình sản xuất kinh doanh khép kín từ khâu sản xuất cá giống, phát triển sinh
sản nhân tạo, nuôi cá bè, chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu và chế biến tận
dụng các phụ phẩm của cá tra và cá basa.
_ Công ty AGIFISH được ghi nhận có nhiều thành tích trong việc đầu tư nghiên cứu
sinh sản nhân tạo cá basa, cá tra. Hoạt động này được hợp tác với trường ĐH Cần
Thơ và Trung tâm hợp tác quốc tế về nghiên cứu nông nghiệp phục vụ phát triển-
CIRAD (Pháp). Công ty đã cho ra đời thành công mẻ cá basa sinh sản nhân tạo đầu
tiên trên thế giới vào ngày 20/5/1995.
III. TÌNH HÌNH THỊ TRƯỜNG VÀ VỊ THẾ CỦA CÔNG TY:
_ Sản phẩm cá basa, cá tra fillet đông lạnh của AGIFISH được xuất khẩu đi các thị
trường nước ngoài. Các thị trường xuất khẩu chính của Công ty là: Mỹ, Hồng Kông
(Trung Quốc), Châu Âu (EU), và các nước Đông Nam A'-ASEAN.
_ Cơ cấu thị trường xuất khẩu có nhiều thay đổi so với năm 2008 và phân bố khá
đồng đều: Australia 16.23%, Tây Âu 33.30%, Trung Đông 16.10%, Hoa kỳ 9.80%,
Đông Âu và Nga 9.20%, Châu Á 16.89% , Nam Mỹ 5.12%
_ Hiện nay trong cả nước có trên 10 doanh nghiệp xuất khẩu cá tra và cá basa đông
lạnh, phần lớn tập trung ở hoạt động trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Công ty AGIFISH hiện là doanh nghiệp đứng đầu về sản lượng và kim ngạch xuất
khẩu cá Tra, cá Basa fillet đông lạnh. Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải
sản, AGIFISH nằm trong số những doanh nghiệp hàng đầu . Lợi thế cạnh tranh của
AGIFISH là ổn định được nguồn nguyên liệu đầu vào, có trang thiết bị máy móc

hiện đại với công suất lớn, và quan trọng là đã tạo được mối quan hệ đối tác với
nhiều khách hàng lớn trên thế giới.
IV. NHỮNG NÉT NỔI BẬT TRONG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH:
 ĐÁNH GIÁ CHUNG của công ty năm 2009 không đạt được kế hoạch đề ra do
nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Suy giảm kinh tế thế giối tác động
mạnh đến hoạt động sản xúât kinh doanh của công ty. Tiêu thụ tại các thị trường
đều giảm về lượng lẫn giá. Do cơ cấu xúât khẩu của Agilfish năm 2008 thị trưiờng
Nga chiếm 60% thị trường, nên khi mất thị trường Nga, 6 tháng đầu năm Công ty
gặp nhiều khó khăn. Trong 6 táhng cuối năm, nhờ tăng cường công tác thị trường
chuyển hướng kip thời sang các thị trường khác công ty đã giải quyết được phần
nào lượng hàng tồn kho.
 Hàng giá trị gia tăng tiêu thụ trong nước đã có nhiều nỗ lực để hoàn thành kế
hoạch đề ra trong tình hình cạnh tranh gay gắt. Sản phẩm của Agifish được bình
chọn là Hàng Việt Nam chất lượng cao năm 2009, tiêu thụ mạnh trong mạng lưới
các nước các đại lý khắp cả nước, hệ thống diêu thị Metro, Coop- Mart, Big C,.. sản
lượng tiêu thụ 2.642 tấn và doanh thu 89 tỷ, đạt 98,88% kế hoạch năm 2009. Cùng
với sự phục hồi của thị trường chứng khoán trong quý III/2009, các khoản đầu tư tài
chính mang lại hiệu quả tương đối khá cho công ty.
V. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN:
1. THUẬN LỢI:
_ Làn sóng đầu tư từ các nước vào sẽ giúp doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản có điều
kiện mở rộng quy mô sản xuất, ứng dụng công nghệ mới vào lĩnh vực nuôi trồng và
chế biến
_ Công ty có hơn 25 năm kinh nghiệm trong nuôi trồng, có nông trại nổi tiếng và
đứng đầu trong lĩnh vự nuôi cá Tra/Basa ở Việt Nam. Tính từ đầu kỳ cho đến nay,
công ty đã cung ứng sản lượng khoảng 80,000 tấn nguyên liệu với trang trại đặt trên
sông MêKông, thuộc tỉnh An Giang, vùng châu thổ sông MêKông, miền nam Việt
nam.
_ Ở trang trại, công ty có chương trình theo dõi nghiêm ngặc và kiểm soát tốc độ
phát triển của cá trong suốt tất cả các giai đoạn phát trriển. Từ con giống, cá trưởng

thành cho đến khi cung cấp cá đến nhà máy chế biến.
_ Kiểm soát về bệnh cá, màu cá, kháng sinh, đặc biệt là không còn nhưng lượng
kháng sinh trong cá. Điều này làm cho sản phẩm của cá tra/basa fillet của chúng tôi
tốt cho sức khoẻ, hình dạng tốt cũng như sản phẩm hài hòa, cấu trúc săn chắc. Sau
khi nấu chín, cá không bị rã, co rút và không có mùi bùn.
_ Nhà máy đặt dọc bờ sông MêKông, nên có những điều kiện thuận lợi về việc vận
chuyển cá nguyên liệu từ nhiều nông trại lân cận bằng ghe đục, Điều này giúp cho
cá được vận chuyển vẫn còn tươi sống khi đến nhà máy
_ Nhà máy chế biến có năng suất là 15,000 MTS thành phẩm mỗi năm. Phòng kỹ
thuật và trang thiết bị được lắp đặt theo tiêu chuẩn vệ sinh cao và chất lượng tốt với
các tiêu chuẩn HACCP - GMP - SSOP, ISO-9001:2000 BVQI No.1976898, FDA
No.13799569862, HALAL tạo ra sản phẩm đông lạnh an toàn và hợp vệ sinh.
_ Công ty là thành viên của hiệp hội sản xuất và xuất khẩu thuỷ sản việt nam
(VASEP).
._ Thương hiệu của Agifish ngày càng được nâng cao. Đầu tư và có giải pháp tiêu
thụ nội địa tốt với sản lượng tiêu thụ và doanh thu nội địa tăng cao. Sản phẩm của
Agifish tiếp tục được bình chọn hàng Việt Nam chất lượng cao, tiêu thụ mạnh trong
mạng lưới các đại lý khắp cả nước, hệ thống siêu thị.
2. KHÓ KHĂN:
_ Suy giảm kinh tế đã tác động mạnh đến tình hình sản xuất kinh doanh của công
ty: Sản lượng xuất khẩu giảm hầu hết tại các thị trường về lượng lẫn giá. Do cơ cấu
xúât khẩu của Agilfish năm 2008 thị trưiờng Nga chiếm 60% thị trường, nên khi
mất thị trường Nga, 6 tháng đầu năm công ty gặp nhiều khó khăn. Trong 6 tháng
cuối năm, nhờ tăng cường công tác thị trường chuyển hướng kip thời sang các thị
trường khác công ty đã giải quyết được phần nào lượng hàng tồn kho
_ Cạnh tranh là tất yếu khách quan của nền kinh tế thị trường. Hiện nay, đã có hơn
20 doanh nghiệp sản xuất cá tra, cá basa ở khu vực ĐBSCL, nên sức ép cạnh tranh
giữa các doanh nghiệp trong nước hết sức gay gắt. Các nhà xuất khẩu thủy sản nước
ngoài đầu tư vào Việt Nam có lợi thế về vốn và công nghệ, tình hình doanh nghiệp
trong nước sẽ càng khó khăn hơn.

_ Cái khó hiện nay của DN xuất khẩu thủy sản Agifish là chi phí đầu vào quá cao.
Chính sách thắt chặt tín dụng gây khó khăn về vốn và lãi suất quá cao đối với DN.
Ngoài ra, từ đầu năm đến nay, tình hình cắt điện thường xuyên khiến giá thành mỗi
kg sản phẩm tăng thêm khoảng 1.000 đồng. Bên cạnh đó, việc xuất khẩu hàng tại
cảng nhiều khi bị ách tắc.
_ Do giá nguyên liệu đầu vào tăng 7% so với tháng đầu năm giá nguyên liệu
thủy sản tăng cao trong thời gian gần đây khiến các hộ nuôi đẩy mạnh thu hoạch.
Thêm vào đó, tại một số nơi, người dân có xu hướng chuyển đổi từ nuôi tôm sang
nuôi một số loài thủy sản có giá trị kinh tế cao hơn khiến nguồn nguyên liệu thủy
sản cũng giảm sút mạnh.
_ Số liệu thống kê gần đây cho biết do liên tục bị thua lỗ nên nhiều hộ nuôi cá tra
không còn vốn tái đầu tư. Số ao hầm bị “treo” vào khoảng 30-40%, có thời điểm lên
đến 60%. Cả tỉnh có 23 nhà máy chế biến cá tra xuất khẩu, nhưng công suất hoạt
động chỉ có 50-60% công suất thiết kế. Đơn giản vì ngoài cây lúa, trái cây ra, ở đây
còn tập trung cho con tôm, cá tra, basa nên khi giá thức ăn tăng cao, ngân hàng siết
chặt cho vay tín dụng thì nhiều hộ nuôi trồng thủy sản buộc phải “treo” ao.
_ Do tình trạng thiếu hụt nguồn nguyên liệu trong nước nên công ty đã chuyển
hướng sáng các nước khác để thu mua nguyê liệu nhưng tình hình vẫn không khá
hơn bởi vì bởi giải quyết được bài toán nguyên liệu nhưng sản xuất lại không có lãi
do chi phí vận chuyển, bảo quản kho lạnh quá cao.
_ Khi Việt Nam gia nhập WTO, thì Mỹ áp thuế chống bán phá giá cá tra, basa với
các doanh nghiệp Việt Nam trong 5 năm tới, Biên độ phá giá cho giai đoạn 5 năm
tiếp theo được phía Mỹ xác định đến 63,88%. Năm 2009, mức thuế áp dụng với
Agifish được điều chỉnh xuống 0,52%, bắt đầu áp dụng từ cách đây 2 tháng. Do đó,
công ty phải bắt buộc hoạt động tối đa công suất, với một mức giá hợp lí để hy
vọng đem lai doanh thu cao nhưng trong điều kiện nền kinh tế đang gặp rất nhiều
khó khăn
VI. ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHÁT TRIỂN:
 Những giải pháp cụ thể trong năm 2010:
_ Tổ chức lại lao động từ bộ phận gián tiếp cho đến trực tiếp sản xuất theo hướng

tinh gọn bộ máy, nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
_ Sản xuất: duy trì sản xuất ổn định và kiểm soát chặt chẽ các tiêu chuẩn an toàn vệ
sinh thực phẩm nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm cung ứng cho khách hàng,
cung cấp các dịch vụ tốt nhất cho khách hàng như giao hàng đúng tiến độ, chất
lượng sản phẩm cao, đảm bảo chính xác theo đúng hợp đồng. Tiết kiệm các khoản
chi phí để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh.
_ Tiếp thị: đẩy mạnh tìm kiếm khách hàng tiềm năng ở những thị trường mới và thị
trường chất lượng cao thông qua các hội chợ thủy sản quốc tế, quảng bá thương
hiệu và sản phẩm. Đẩy mạnh xuất khảu hàng sang các thị trường truyền thống của

×