Tải bản đầy đủ (.pdf) (29 trang)

Giáo trình tài chính tín dụng phần 1 ths huỳnh kim thảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.17 KB, 29 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TP.HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

GIÁO TRÌNH

TAØI CHÍNH TÍN DUÏNG
MÃ SỐ :

440 006 – 441 006 – 442 006

Biên soạn : ThS. HUỲNH KIM THẢO

LƯU HÀNH NỘI BỘ
TP.HCM, tháng 06 năm 2013
1


Lời mở đầu
Trong nền kinh tế thị trường hiện đại, thị trường tài chính đóng vai trò cực kỳ
quan trọng : chuyển đổi thời gian đáo hạn của các sản phẩm tài chính, đa dạng
hóa danh mục đầu tư nhờ đó giảm đến mức thấp nhất các rủi ro. Thị trường tài
chính có thể được xem như là nhân tố khởi đầu của nền kinh tế thị trường. Các
hoạt động của thị trường tài chính tác động trực tiếp và gián tiếp đến lợi ích của
mỗi cá nhân, tốc độ phát triển của doanh nghiệp và đến hiệu quả chung của nền
kinh tế. Cùng vận hành trong thị trường tài chính là các định chế tài chính trung
gian như hệ thống ngân hàng, tổ chức tín dụng, nhà đầu tư, doanh nghiệp và
các cơ quan chính phủ. Đây là những nhịp cầu nối quan trọng dẫn vốn từ nơi
tạm thời thừa vốn đến nơi tạm thời thiếu vốn, từ đó đầu tư phát triển nền kinh tế
. Thị trường tài chính trong nền kinh tế là nơi phân bổ vốn tiết kiệm một cách
hiệu quả cho người sử dụng cuối cùng. Tính hiệu quả là yếu tố đưa người đầu


tư cuối cùng và người tiết kiệm cuối cùng gặp nhau với chi phí thấp nhất và sự
thuận lợi nhất có thể.
Nghiên cứu môn học Tài chính - Tín dụng sẽ bổ sung cho sinh viên những kiến
thức quản trị tài chính hữu ích. Nội dung chính của học phần gồm có :
Chương 1 : TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH
I - Sự ra đời và phát triển của tài chính
1. Sự ra đời
2. Quá trình phát triển
II - Bản chất của tài chính
1. Các đặc trưng cơ bản của tài chính
2. Các quan hệ tài chính
III - Chức năng của tài chính
1. Chức năng hy động vốn (tạo lập nguổn tài chính)
2. Chức năng phân phối (sử dụng nguồn tài chính)
IV - Vai trò của tài chính
1. Tài chính – công cụ phân phối sản phẩm quốc dân
2


2. Tài chính – cơng cụ quản lý và điều tiết vĩ mơ nền kinh tế
V - Hệ thống tài chính
1. Khái niệm và cơ cấu hệ thống tài chính
2. Đặc điểm các bộ phận của hệ thống tài chính
VI - Thị trường tài chính
1. Đối tượng của thị trường tài chính
2. Cơng cụ của thị trường tài chính
3. Chủ thể của thị trường tài chính
Chương 2 : TÀI CHÍNH CƠNG VÀ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
I - Khái niệm, đặc điểm, vai trò của tài chính cơng
1. Khái niệm

2. Đặc điểm của tài chính cơng
3. Vai trò của tài chính cơng
II - Ngân sách nhà nước
1. Khái niệm
2. Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước
2.1.

Hệ thống ngân sách nhà nước

2.2.

Nguyên tắc quản lý hệ thống NSNN

2.3.

Cân đối thu chi ngân sách nhà n

2.4.

Cân đối thu, chi ngân sách trung ương

2.5.

Cân đối thu, chi ngân sách đòa phương

III - Thu ngân sách nhà nước
1. Thu thuế
2. Thu phí và lệ phí
3. Thu từ hoạt động kinh tế
3



4. Thu từ viện trợ và vay nợ của chính phủ
IV - Chi ngân sách nhà nước
1. Chi thường xuyên
2. Chi đầu tư phát triển
3. Chi trả nợ của chính phủ
V - Các quỹ tài chính khác của nhà nước
1. Các quỹ dự trữ
2. Quỹ bảo hiểm
3. Các quỹ hổ trợ tài chính
Chương 3 : TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
I - Bản chất và vai trò của tài chính doanh nghiệp
1. Doanh nghiệp và các đặc trưng của doanh nghiệp
2. Bản chất của tài chính doanh nghiệp
3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp
II - Cấu trúc tài chính doanh nghiệp
1. Khái niệm và các đặc trưng tài sản kinh doanh
2. Tài sản cố định – Vốn cố định
3. Tài sản lưu động – Vốn lưu động
III - Cơ chế tài trợ của tài chính doanh nghiệp
1. Tài trợ trực tiếp
2. Tài trợ gián tiếp
IV - Thu nhập và phân phối thu nhập
Chương 4 : THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH
I - Khái niệm về thị trường tài chính
II - Phân loại thị trường tài chính

4



1. Căn cứ vào thời gian vận động của nguồn vốn
2. Căn cứ vào cách thức huy động
3. Căn cứ vào cơ cấu tổ chức
III - Thị trường tiền tệ
1. Khái niệm
2. Phân loại
3. Đặc điểm thị trường tiền tệ
4. Nhiệm vụ thị trường tiền tệ
5. Công cụ trên thị trường tiền tệ
6. Các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ
7. Khả năng thị trường tiền tệ
8. Chức năng thị trường tiền tệ
IV - Thị trường vốn
1. Phân loại
2. Công cụ trên thị trường vốn
3. Chủ thể tham gia thị trường
4. Chức năng, vai trò của thị trường vốn
5. Hành vi tiêu cực trên thị trường
V - Một số phương thức giao dịch trên thị trường chứng khoán
Chương 5 : NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
I - Bản chất ngân hàng thương mại
1. Khái niệm
2. Bản chất
II - Chức năng ngân hàng thương mại
1. Chức năng trung gian tín dụng
2. Chức năng trung gian thanh toán và cung ứng phương tiện thanh toán
5



3. Cung ứng dịch vụ ngân hàng
III - Phân loại ngân hàng thương mại
1. Dựa vào hình thức sở hữu
2. Dựa vào chiến lược kinh doanh
IV - Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam
1. NHTM nhà nước (NHTM quốc doanh)
2. Ngân hàng thưuơng mại cổ phần
3. Ngân hàng liên doanh
4. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài
5. Ngân hàng thương mại 100% vốn nước ngoài
V - Các nghiệp vụ cơ bản của ngân hàng thương mại
1. Nghiệp vụ nguồn vốn (nghiệp vụ Nợ)
2. Nghiệp vụ tín dụng và đầu tư (nghiệp vụ thuộc tài sản có sinh lời)
3. Nghiệp vụ kinh doanh dịch vụ ngân hàng
Chương 6 : TÍN DỤNG VÀ LÃI SUẤT
I - Khái niệm và đặc điểm
1. Khái niệm
2. Đặc điểm
II - Bản chất, chức năng, vai trò của tín dụng
1. Bản chất
2. Chức năng
3. Vai trò
III - Các hình thức tín dụng
1. Tín dụng thương mại
2. Tín dụng ngân hàng
3. Tín dụng nhà nước
6


IV - Lãi suất tín dụng

1. Khái niệm
2. Các loại lãi suất
3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lãi suất
4. Vai trò của lãi suất
Chương 7 : NGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ
QUỐC GIA
I - Ngân hàng Trung ương
1. Khái niệm
2. Hệ thống ngân hàng của một quốc gia
3. Ngân hàng Trung ương Việt Nam
II - Bản chất, chức năng của ngân hàng Trung ương
1. Bản chất
2. Chức năng
3. Mô hình tổ chức Ngân hàng Trung ương
III - Chính sách tiền tệ quốc gia
1. Khái niệm
2. Đặc trưng chủ yếu
3. Các loại chính sách tiền tệ
4. Công cụ thực thi chính sách tiền tệ

7


Chương 1 :

TỔNG QUAN VỀ TÀI CHÍNH
I - SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TÀI CHÍNH
Khái niệm tài chính :
Tài chính là hệ thống các quan hệ kinh tế phát sinh trong q trình hình
thành (tạo lập) và phân phối (sử dụng) các nguồn tài chính để thực hiện các

mục tiêu kinh tế - xã hội của các chủ thể trong nền kinh tế tồn cầu.
1. Sự ra đời :
Hoạt động tài chính :



Là những hoạt động liên quan đền việc tạo lập, phân phối và sử dụng các
nguồn lực tài chính thường được lượng hóa bằng tiền tệ .



Tn thủ những ngun tắc nhất định của chu trình tái sản xuất xã hội .
- Nền sản xuất hàng hóa và sự phân cơng lao động xã hội.
- Chế độ tư hữu và Nhà nước xuất hiện nên cần có sự trao đổi hàng hóa và
phân phối bằng hiện vật.
- Chuyển sang trao đổi bằng tiền và tạo thu nhập cho người sản xuất hàng
hố
- Các khoản thu nhập bằng tiền tạo thành nguồn tài chính
- Các nguồn tài chính mới tạo lập và sử dụng làm nảy sinh các quan hệ
phân phối tài chính.
2. Q trình phát triển :
a) Sự ra đời và phát triển của tài chíùnh gắn liền với sự ra đời và
phát triển của nền kinh tế hàng hoá – tiền tệ :

-

Sự phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hóa :


Sự ra đời của nền sản xuất hàng hóa và sự phát triển của các hình

thái giá trị dẫn đến sự ra đời của tiền tệ.



Sự xuất hiện của tiền tệ đã làm nên cuộc cách mạng trong cơng nghệ
8


phân phối, từ phân phối bằng hiện vật (phi tài chính) sang phân phối
bằng giá trị (phân phối tài chính).
-

Sự phát triển tiền tệ thông qua quá trình phân phối tài chính:
 Khi những hình thức tài chính đầu tiên xuất hiện theo sự xuất hiện
của Nhà nước (thuế) thì đã có sự xuất hiện và tồn tại của sản xuất
hàng hoá - tiền tệ.
 Hình thức tiền tệ đã được sử dụng trong lĩnh vực của các quan hệ
tài chính như một tất yếu.
 Ngân sách Nhà nước - một loại quỹ tiền tệ tập trung đã được hình
thành và ngày càng có tính hệ thống chặt chẽ, ngày càng đóng vai
trò quan trọng phân phối của cải xã hội dưới hình thức giá trị.
 Hình thức giá trị tiền tệ càng trở thành hình thức chủ yếu của thu
nhập và chi tiêu của Nhà nước.
 Thu nhập bằng tiền qua thuế và công trái đã trở thành nguồn thu chủ yếu
của Nhà nước.
 Chi tiêu bằng tiền đã làm phong phú các hình thức chi tiêu và linh hoạt
trong khi sử dụng vốn.

 Như vậy, sự tồn tại và phát triển của kinh tế hàng hoá - tiền tệ là một
tiền đề khách quan quyết định sự ra đời và phát triển của tài chính.

b) Sự ra đời và tồn tại của Nhà nước:
-

Sự phát triển của Nhà nước:
+ Khi Nhà nước ra đời, để duy trì hoạt động của mình, Nhà nước đã dùng
quyền lực chính trị để quy định sự đóng góp của cải của các tổ chức, đơn
vị kinh tế và của cá nhân dân cư cho Nhà nước.
 Sự ra đời của Nhà nước đã làm nảy sinh trong xã hội những quan hệ
kinh tế mà trước đó chưa có.
 Những quan hệ kinh tế này lúc đầu được biểu hiện dưới dạng hình
thái hiện vật. Đó chính là hình thái phôi thai của tài chính.
+ Trong quá trình phát sinh, phát triển của nền kinh tế hàng hoá tiền tệ, để
tồn tại và phát triển cũng như để thực hiện chức năng quản lý toàn diện
xã hội của Nhà nước ở các quốc gia và ở mọi thời kỳ, cần thiết phải sử
9


dụng tài chính.
 Tài chính tồn tại với tư cách là một công cụ trong tay Nhà nước để
phân phối sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, đảm bảo cho sự tồn
tại và hoạt động của Nhà nước.
 Hình thức sớm của tài chính như thuế bắt đầu xuất hiện
+ Nhà nước ở các quốc gia và ở mọi thời kỳ phải sử dụng công cụ tài chính
vì:
 Thông qua các quan hệ tài chính, để thực hiện phân phối của cải
xã hội theo yêu cầu phát triển quốc gia.
 Sử dụng công cụ tài chính điều tiết một phần thu nhập cuả các
thành phần kinh tế, phục vụ các mục tiêu kinh tế xã hội trong các
giai đoạn phát triển.
 Thông qua phân phối tài chính, đảm bảo tái sản xuất xã hội và

thực hiện đầu tư phát triển kinh tế.
 Sử dụng các công cụ tài chính, thực hiện giám sát toàn bộ các hoạt
động của quốc gia, đảm bảo sử dụng các nguồn tài chính có hiệu
quả.
-

Sự phát triển của hội nhập kinh tế quốc tế: đáp ứng nhu cầu quan hệ
thương mại, quan hệ kinh tế quốc tế thông qua hoạt động xuất, nhập khẩu
hàng hoá giữa các quốc gia trên thế giới.
 Như vậy, có thể nói rằng trong điều kiện lịch sử nhất định khi có sự xuất
hiện, tồn tại và hoạt động của Nhà nước thì có sự xuất hiện, tồn tại và
hoạt động của tài chính.
Sự cần thiết khách quan của tài chính là do sự tồn tại khách quan của
các tiền đề tài chính. Trong đó, để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền
kinh tế và quản lý xã hội, Nhà nước của các quốc gia cần thiết phải nắm
lấy tài chính như một công cụ sắc bén để quản lý quốc gia.
II - BẢN CHẤT CỦA TÀI CHÍNH
1. Các đặc trưng cơ bản của tài chính:



Tài chính là những quan hệ kinh tế trong phân phối, phản ánh quan hệ về
lợi ích kinh tế giữa người với người trong quá trình phân phối của cải quốc
dân do họ sáng tạo ra.
10




Tài chính là môn khoa học về sự lựa chọn trong đầu tư, sự lựa chọn giữa

nhu cầu của thị trường, của xã hội, của con người và khả năng cho phép để
quyết định sản xuất cái gì, bằng cách nào và bán cho ai. Sao cho đạt hiệu
quả cao nhất với chi phí thấp nhất.



Tài chính luôn gắn liền với Nhà nước, là công cụ quan trọng được Nhà
nước sử dụng để quản lý vĩ mô và vi mô nền kinh tế, thực hiện các nhiệm
vụ và chức năng của Nhà nước.



Tài chính là những quan hệ kinh tế, quan hệ tiền tệ, nhưng tài chính thể
hiện sự thống nhất tương đối giữa hiện vật và giá trị.
2. Các quan hệ tài chính:

Bản chất của tài chính thể hiện qua việc hình thành các mối quan hệ kinh tế
được biểu hiện bằng tiền sau đây:
- Quan hệ giữa Chính phủ với các tổ chức kinh tế-xã hội như doanh
nghiệp, cá nhân, các cơ quan Nhà nước và nước ngoài.
-

Quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan Nhà nước, với các doanh
nghiệp với nhau, trong nội bộ các doanh nghiệp, với cá nhân và với cả
nước ngoài.

- Quan hệ giữa cá nhân (gia đình) với các cơ quan Nhà nước, với các DN
và với nước ngoài.
- Quan hệ giữa nước ngoài với các chủ thể trong nước .


 Bản chất của tài chính phản ảnh các mối quan hệ kinh tế tất yếu khách quan
được biểu hiện bằng tiền giữa các chủ thể với nhau trong quá trình tạo lập
và phân phối nguồn tài chính.
+ Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với ngân sách Nhà nước
 Nhà nước cấp phát, hỗ trợ vốn và góp vốn cổ phần theo những nguyên
tắc và phương thức nhất định để tiến hành sản xuất kinh doanh và phân
chia lợi nhuận.
 Phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân
giữa ngân sách Nhà nước với các DN được thể hiện thông qua các khoản
thuế mà doanh nghiệp phải nộp vào ngân sách Nhà nước theo luật định.
+ Mối quan hệ tài chính giữa các doanh nghiệp với thị trường tài chính
11


 Mục tiêu chính: Tài trợ và đáp ứng các nhu cầu vốn của DN.
 Với thị trường tiền tệ thông qua hệ thống ngân hàng, các DN nhận được
các khoản tiền vay để tài trợ cho các nhu cầu vốn ngắn hạn và ngược lại,
các doanh nghiệp phải hoàn trả vốn vay và tiền lãi trong thời hạn nhất
định.
 Với thị trường vốn, thông qua hệ thống các tổ chức tài chính trung gian
khác, doanh nghiệp tìm kiếm các nguồn tài trợ khác để đáp ứng nhu cầu
vốn dài hạn bằng cách phát hành các chứng khoán. Ngược lại, các doanh
nghiệp phải hoàn trả mọi khoản lãi cho các chủ thể tham gia đầu tư vào
doanh nghiệp bằng một khoản tiền cố định hay phụ thuộc vào khả năng
kinh doanh của doanh nghiệp (Thị trường chứng khoán).
 Thông qua thị trường tài chính, các doanh nghiệp cũng có thể đầu tư vốn
nhàn rỗi của mình bằng cách ký gửi vào hệ thống ngân hàng hoặc đầu tư
vào chứng khoán của các doanh nghiệp khác.
+ Mối quan hệ tài chính giữa doanh nghiệp với các thị trường khác:
 Các thị trường khác như thị trường hàng hóa, dịch vụ, thị trường sức lao

động,...Là chủ thể hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải
sử dụng vốn để mua sắm các yếu tố sản xuất như vật tư, máy móc thiết
bị, trả công lao động, chi trả các dịch vụ...
 Thông qua các thị trường, doanh nghiệp xác định nhu cầu sản phẩm và
dịch vụ mà DN cung ứng, để làm cơ sở hoạch định ngân sách đầu tư, kế
hoạch sản xuất, tiếp thị...nhằm làm cho sản phẩm, dịch vụ của DN luôn
thỏa mãn nhu cầu của thị trường.
+ Mối quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp
Đây là mối quan hệ tài chính khá phức tạp, phản ánh quan hệ tài chính giữa
các bộ phận sản xuất kinh doanh, giữa các bộ phận quản lý, giữa các thành
viên trong doanh nghiệp, giữa quyền sở hữu vốn và quyền sử dụng vốn.
 Có thể nói tài chính là một phạm trù trừu tượng được khái quát từ sự vận
động của tiền tệ gắn liền với hoạt động của con người.
III - CHỨC NĂNG CỦA TÀI CHÍNH
1. Chức năng huy động vốn (Tạo lập nguồn tài chính)
-

Nguồn tài chính là biểu hiện bằng tiền (giá trị) của toàn bộ của cải, tài sản
xã hội của một quốc gia đạt được trong một thời kỳ nhất định.
12


-

Cn c vo giỏ tr: Ngun ti chớnh bao gm:


GDP do cỏc ngnh saỷn xuaỏt v dũch vuù to ra trong 01 nm.




Ti sn tớch ly trong quỏ kh.



Ti nguyờn thiờn nhiờn cú th mua bỏn, chuyn nhng, cho thuờ



Ti sn t nc ngoi chuyn vo ln hn ti sn trong nc chuyn
ra.

-

Cn c vo hỡnh thỏi vt cht: Ngun ti chớnh hu hỡnh v ngun ti
chớnh vụ hỡnh.

-

Cn c vo ngun gc phỏt sinh: Ngun ti chớnh trong nc v ngun ti
chớnh nc ngoi.
Huy ng ngun vn vi chi phớ thp: õy l chc nng th hin kh
nng t chc khai thỏc cỏc ngun ti chớnh nhm ỏp ng nhu cu phỏt
trin ca nn kinh t.
Chớnh sỏch huy ng vn cn ỏp ng cỏc yờu cu v thi gian, kinh t
v phỏp lý.
2. Chc nng phõn phi (S dng ngun ti chớnh)

L chc nng m nh ú, cỏc ngun ti lc i din cho nhng b phn ca ci
xó hi c a vo cỏc qu tin t khỏc nhau s dng cho nhng mc ớch

khỏc nhau, m bo nhu cu, nhng li ớch khỏc nhau ca i sng xó hi.
Cỏc ch th cn cú chớnh sỏch s dng ngun ti chớnh cú hiu qu cao nht
Quỏ trỡnh phõn phi
a) Phõn phi ln u: L s phõn phi c tin hnh trong lnh vc
sn xut cho nhng ch th tham gia vo quỏ trỡnh sỏng to ra ca
ci vt cht hay thc hin cỏc dch v.
b) Phõn phi li: L quỏ trỡnh s dng cỏc qu tin t hỡnh thnh t
quỏ trỡnh phõn phi ln u v cú th dn n vic to lp cỏc qu
tin t khỏc
3. Chc nng giỏm c ti chớnh :
- L hot ng kim tra quỏ trỡnh huy ng v phõn phi ngun ti chớnh
13


nhằm:

-



Đảm bảo tính khả thi, tính hợp pháp, tính hiệu quả.



Tìm ra những ngun nhân sai sót và đề ra các biện pháp để huy động
và phân phối nguồn tài chính tốt hơn trong tương lai.

Các hình thức giám đốc tài chính : thanh tra tài chính, kiểm tốn nội bộ,
kiểm tốn độc lập, kiểm tốn nhà nước.


- Các hoạt động giám đốc tài chính:
a) Kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện:
- Thực hiện thông qua sự vận động của tiền vốn, bằng việc sử dụng
chức năng thước đo giá trò và phương tiện thanh toán của tiền tệ.
-

Thực hiện thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính.

- Thực hiện đối với quá trình hình thành, phân phối và sử dụng các
quỹ tiền tệ.
- Thực hiện ở tất cả các giai đoạn trước, trong và sau khi thực hiện.
b) Quản trò rủi ro tài chính
- Làm giới hạn những rủi ro trong giới hạn mong muốn, tránh các rủi ro
ngoài ý muốn.
- Chấp nhận những rủi ro phù hợp với những hoạt động đầu tư của các
doanh nghiệp.
 Là việc lựa chọn các hoạt động tài chíùnh phục vụ sản xuất kinh doanh
với rủi ro thấp nhất.
c) Tư vấn tài chíùnh :
Tư vấn tài chíùnh là sử dụng các số liệu như :
- Lãi suất
- Vốn
- Điều kiện cung ứng vốn
 Để tạo ra những thông tin và lời khuyên, giúp khách hàng đưa ra
những quyết đònh tốt hơn cho việc kinh doanh của họ.
IV - VAI TRỊ CỦA TÀI CHÍNH
14


1, Tài chính - cơng cụ phân phối sản phẩm quốc dân



Tài chíùnh tiến hành phân phối sản phẩm quốc dân để hình thành các
nguồn vốn tích lũy và tiêu dùng.



Chính phủ thông qua các chính sách và công cụ tài chính thực hiện
phân phối tổng sản phẩm quốc dân (GNP) theo hướng ưu tiên cho tích
lũy để ổn đònh và phát triển kinh tế.



Việc phân phối của tài chíùnh cũng phải bảo đảm cung cấp các nguồn
vốn để thoả mãn các u cầu về hàng hoá công cộng mà khu vực tư
nhân không thể đảm nhận, đồng thời đảm bảo sự hoạt động của chính
phủ.



Đối với thu nhập cá nhân, thông qua các công cụ tài chính Chính phủ
thực hiện việc phân phối và phân phối lại một cách có hiệu quả và công
bằng xã hội.



Mục tiêu cơ bản khi thực hiện vai trò phân phối:
- Phân phối lần đầu và phân phối lại
- Tiêu dùng, tiết kiệm và đầu tư
- Nâng cao đời sống nhân dân

- Góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững
- Điều tiết thu nhập, bảo đảm cơng bằng xã hội.



GDP (Gross Domestic Product) là tổng sản phẩm quốc nội, là tồn bộ giá
trị được sản xuất trong một năm của quốc gia. Giá trị này có thể được tạo
ra bởi các cơng ty nước ngồi hay trong nước, miễn là trong lãnh thổ của
quốc gia đó.



GNP (Gross National Product) là tổng sản phẩm quốc dân, là tồn bộ giá
trị được sản xuất trong một năm bởi những cơng dân, pháp nhân của nước
đó. Những người này có thể nằm ở trên nhiều lãnh thổ khác nhau.
2,

-

Tài chính - cơng cụ quản lý và điều tiết vĩ mơ nền kinh tế :

Việc can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế là cần thiết nhằm chữa
những “căn bệnh” mà tự thân nền kinh tế không thể chữa nổi và đònh
15


hướng sự phát triển bền vững.
-

-


Mục tiêu việc điều tiết vó mô của chính phủ:


Phân phối thu nhập, thực hiện công bằng xã hội.



Tạo việc làm, hạn chế thất nghiệp



Kiềm chế lạm phát



Cải thiện cán cân thanh toán quốc tế, ổn đònh tỷ giá hối đoái.

Thơng qua các cơng cụ tài chính như : ngân sách nhà nước, thuế, tài trợ,
đầu tư...

-

Các hoạt động quản lý và điều tiết vĩ mơ nền kinh tế:
 Tham gia vào q trình thực hiện các định hướng kinh tế.
 Hướng dẫn các hoạt động kinh doanh: khuyến khích, hạn chế, xóa bỏ
 Điều chỉnh các quan hệ kinh tế theo đúng chính sách phát triển kinh tế xã
hội.

- Điều kiện thực hiện tốt vai trò điều chỉnh vó mô nền kinh tế, hệ thống tài

chính cần phải co ù:


Cơ chế quản lý tài chiùnh hợp lý



Tài chiùnh công hoạt động hữu hiệu



Luật pháp hoàn thiện



Cán bộ quản lý tài chiùnh có năng lực.

V- HỆ THỐNG TÀI CHÍNH
1, Khái niệm và cơ cấu hệ thống tài chính :
-

Hệ thống tài chính là tổng thể các quan hệ tài chính trong các lãnh vực
hoạt động khác nhau, nhưng thống nhất và liên hệ hữu cơ với nhau về sự
hình thành và sử dụng các quỹ tiền tệ, bao gồm thị trường tài chính và các
chủ thể tài chính
16


-


Hệ thống tài chính của nước ta hiện nay có 4 bộ phận cơ bản sau:
 Tài chính nhà nước (chủ yếu là NSNN).
 Tài chính doanh nghiệp .
 Tài chính trung gian (các tổ chức bảo hiểm, tín dụng…).
 Tài chính các tổ chức xã hội và tài chính các hộ gia đình, dân cư.
2, Đặc điểm các bộ phận của hệ thống tài chính:
a. Tài chính nhà nước (chủ yếu là NSNN):

-

Ln gắn liền với nhà nước, phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn
liền với q trình tạo lập, phân phối và sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của
nhà nước nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên cơ sở pháp luật
qui định.
Trong nền kinh tế thò trường, Tài chính nhà nước có các vai trò:
+

Huy động nguồn tài chính để đảm bảo các nhu cầu chi tiêu của
Chính phủ.

+

Điều tiết nền kinh tế vó mô, đònh hướng phát triển sản xuất,
điều tiết thò trường, bình ổn giá cả, điều chỉnh đời sống xã hội.

-

Ngân sách nhà nước là chủ thể thống nhất, trong đó có phân cấp giữa ngân
sách trung ương và ngân sách địa phương.


-

Hệ thống ngân sách nhà nước là hệ thống thống nhất, hoạt động theo
ngun tắc tập trung, dân chủ, cơng khai, có phân cơng trách nhiệm gắn
với quyền hạn, phân cấp quản lý giữa các ngành các cấp.
b. Tài chính doanh nghiệp :

-

Là khâu cơ sở của cả hệ thống tài chính vì đây là khâu sáng tạo ra thu nhập
cho xã hội, tạo nguồn thu thuế cho nhà nước.

-

Tài chính doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả thì hệ thống tài chính quốc
gia mới có nền móng vững chắc để phát triển.

-

Gắn liền với các chủ thể của nó là các DN (pháp nhân hoặc thể nhân)
c. Các trung gian tài chính :
17


Các tổ chức nhận tiền gửi :
 Ngân hàng thương mại.
 Các hiệp hội cho vay và tiết kiệm.
 Các ngân hàng tiết kiệm tương trợ.
 Các liên hiệp tín dụng.
Các tổ chức nhận gửi tiết kiệm theo hợp đồng :

 Các Công ty bảo hiểm sinh mạng.
 Các Công ty bảo hiểm cháy và tai nạn.
 Quỹ trợ cấp (tư nhân) và các quỹ hưu trí.
Những trung gian đầu tư :
 Các Công ty y tài chính.
 Quỹ tương trợ.
 Các quỹ tương trợ thị trường tiền tệ.
Các trung gian tài chính tại Việt Nam hiện nay :
a) Bảo hiểm:
-

Là một dịch vụ tài chính, có thể có nhiều hình thức và nhiều quỹ tiền tệ
khác nhau.

-

Nguồn quỹ bảo hiểm tạm thời nhàn rỗi có thể được sử dụng tạm thời như
các quỹ tín dụng, do đó bảo hiểm cũng có quan hệ với các bộ phận tài
chính khác thông qua thị trường tài chính . Bảo hiểm như một trung gian
tài chính trong hệ thống tài chính quốc gia.

-

Quỹ bảo hiểm được tạo lập và sử dụng để bồi thường tổn thất nhiều dạng
cho những chủ thể tham gia bảo hiểm tùy theo mục đích của quỹ.

-

Xét theo tính chất của hoạt động bảo hiểm có bảo hiểm kinh doanh và bảo
hiểm xã hội.

+ Bảo hiểm kinh doanh bao gồm : bảo hiểm nhân thọ (các sản phẩm bảo
hiểm con người) và bảo hiểm phi nhân thọ (bảo hiểm tài sản, bảo hiểm
con người và các nghiệp vụ bảo hiểm khác). Được tạo lập và sử dụng có
18


tính chất thương mại, vì mục đích kinh doanh lấy lợi nhuận.
+ Bảo hiểm xã hội bao gồm : bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất
nghiệp. Được hình thành và sử dụng không vì mục đích kinh doanh lấy
lãi, mà mang tính chất tương hỗ, góp phần ổn định đời sống cho người
lao động và gia đình trong các trường hợp tạm thời hoặc vĩnh viễn mất
sức lao động.
b) Tín dụng:
-

Được tạo lập bằng việc thu hút các nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi theo
nguyên tắc hoàn trả có thời hạn và có lợi tức, sau đó nguồn quỹ này được
sử dụng để cho vay theo nhu cầu SXKD hoặc đời sống… theo nguyên tắc
hoàn trả có thời hạn và có lợi tức

-

Hoạt động tín dụng mang tính chất thương mại, vì mục đích kinh doanh
lấy lợi nhuận.

-

Tổ chức tín dụng gồm: các NH thương mại, Cty tài chính, Cty cho thuê tài
chính, quỹ tín dụng nhân dân….
c. Tài chính các tổ chức xã hội và tài chính hộ gia đình :

Tài chính các tổ chức xã hội :

-

Quỹ tiền tệ riêng của các tổ chức chính trị, chính trị-xã hội, đoàn thể xã
hội, các hội nghề nghiệp…

-

Nguồn quỹ của các tổ chức xã hội chưa được sử dụng có thể tham gia thị
trường tài chính thông qua các quỹ tín dụng hoặc các hình thứ khác (mua
tín phiếu, trái phiếu …)
Tài chính hộ gia đình :

-

Nguồn tài chính này được hình thành từ tiền lương, tiền công, thu nhập
của các thành viên trong gia đình do lao động hay SXKD ; từ nguồn thừa
kế tài sản ; từ các nguồn khác như lãi tiền gửi NH, lợi tức từ những khoản
góp vốn, mua cổ phiếu…

-

Nguồn tài chính tạm thời nhàn rỗi của các hộ gia đình có thể được sử dụng
để đầu tư vào SXKD trong phạm vi kinh tế hộ gia đình, hoặc tham gia vào
thị trường tài chính qua việc góp cổ phần, mua cổ phiếu, trái phiếu, tín
phiếu…

VI – THỊ TRƯỜNG TÀI CHÍNH :
19



Laø nơi diễn ra caùc hoạt động cung vaø cầu veà vốn (mua bán các tài sản tài
chính).


Đối tượng của thị trường tài chính: là những nguồn cung cầu về vốn trong
xã hội của các chủ thể kinh tế như Nhà nước, DN, các tổ chức xã hội, các
định chế tài chính trung gian và công chúng.



Công cụ của thị trường tài chính: đây là nguồn sống cho hoạt động của thị
trường, bao gồm: công trái nhà nước, chứng khoán do DN phát hành, trái
phiếu công ty, trái phiếu của các định chế tài chính trung gian và các loại
giấy tờ có giá khác: séc, kỳ phiếu,...



Chủ thể của thị trường tài chính: đây là những pháp nhân và thể nhân đại
diện cho những nguồn cung và cầu về vốn tham gia trên thị trường tài
chính.

Như vậy, hệ thống tài chính trong nền kinh tế thị trường là :
-

Quan hệ của các thực thể tài chính trong quá trình tạo lập, phân phối và sử
dụng các nguồn lực tài chính .

-


Các thực thể tài chính này có qua n hệ hữu cơ với nhau tạo nên thị trường
tài chính đa dạng và phong phú trong nền kinh tế thị trường .

Câu hỏi ôn tập :
1/

Khái niệm thị trường tài chính là gì? Cấu trúc của thị trường tài chính?

2/

Vai trò của thị trường tài chính là gì?

3/

Chức năng và vai trò của tài chính ?

4/

Tóm tắt các đặc diểm của hệ thống tài chính ở nước ta hiện nay .

5/

Tại sao nói thị Chính phủ đã sử dụng tài chính như một công cụ hữu hiệu
để điều tiết vĩ mô nền kinh tế ?

20


Chương 2


TÀI CHÍNH CÔNG & NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
I - KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRỊ CỦA TÀI CHÍNH CƠNG
1.

Khái niệm :
a. Tài chính cơng :

Tài chính công là những hoạt động thu, chi tài chính của Nhà nước nhằm
thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình trong việc cung cấp dòch vụ công
cho xã hội.
Khu vực cơng

Chính quyền
trung ương

Các doanh nghiệp/tổ chức cơng

Các DN/tổ chức
cơng tài chính
Chính quyền địa
phương

Sơ đồ 8.1

Các DN/tổ chức
cơng phi tài chính
Các DN/tổ chức
cơng tài chính tiền tệ , gồm
NHTW

Các DN/tổ chức
cơng phi tiền tệ

Khu vực cơng

b. Tài chính nhà nước :
-

Tài chính nhà nước bao gồm tài chính công và tài chính các doanh
nghiệp nhà nước.

-

Tài chính công bao gồm quỹ ngân sách nhà nước (quan trọng nhất), quỹ
BHXH, các quỹ hỗ trợ tài chính .

-

Các doanh nghiệp nhà nước (DN hoạt động cơng ích và DN hoạt động
kinh doanh).Vốn các DN này do nhà nước cấp và tổ chức quản lý. Sau mỗi
chu kỳ tái sản xuất, DN phải nộp thuế vào ngân sách nhà nước, phần lợi
nhuận còn lại được sử dụng theo chính sách chung của nhà nước.
21


2.

Đặc điểm của tài chính cơng

-


Thuộc sở hữu nhà nước

-

Quyền quyết định thu, chi do nhà nước quy định và áp đặt

-

Tài chính cơng phục vụ cho những hoạt động khơng vì lợi nhuận

-

Tài chính cơng tạo ra dịch vụ cơng, mọi người dân đều được phục vụ mà
khơng phải trả tiền

-

Quản lý tài chính cơng phải tơn trọng ngun tắc cơng khai, minh bạch,
cơng bằng.
3.

Vai trò của tài chính cơng

-

Huy động nguồn tài chính đảm bảo nhu cầu chi tiêu của nhà nước

-


Thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đảm bảo nền kinh tế tăng trưởng
ổn định và bền vững

-

Góp phần ổn định thị trường và giá cả hàng hóa

-

Tái phân phối thu nhập xã hội giữa các tầng lớp dân cư, thực hiện cơng
bằng xã hội.

II. NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1.

Khái niệm

Ngân sách nhà nước, hay ngân sách chính phủ, là một phạm trù kinh tế và là
phạm trù lịch sử; là một thành phần trong hệ thống tài chính.
Thuật ngữ "Ngân sách nhà nước" được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh
tế, xã hội ở mọi quốc gia. Song quan niệm về ngân sách nhà nước lại chưa
thống nhất, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về ngân sách nhà nước tùy theo
các trường phái và các lĩnh vực nghiên cứu.
Thực chất, Ngân sách nhà nước phản ánh các quan hệ kinh tế phát sinh gắn liền
với q trình tạo lập, phân phối, sử dụng quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước khi
Nhà nước tham gia phân phối các nguồn tài chính quốc gia nhằm thực hiện các
chức năng của Nhà nước trên cơ sở luật định.
Luật Ngân sách Nhà nước của Việt Nam đã được Quốc hội Việt Nam thơng
qua ngày 16/12/2002 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là tồn bộ các khoản
thu, chi của Nhà nước trong dự tốn đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền

quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức
năng và nhiệm vụ của nhà nước.
2.

Tổ chức hệ thống ngân sách nhà nước
2.1. Hệ thống ngân sách nhà nước
22


a. Ngân sách trung ương
b. Ngân sách đòa phương
-

Ngân sách cấp tỉnh và thành phố trực thuộc trung ương

-

Ngân sách cấp huyện và tương đương cấp huyện

-

Ngân sách cấp xã và tương đương cấp xã.
Sơ đồ cơ cấu hệ thống Ngân sách Nhà nước
H E Ä T H O ÁN G N G A Â N S A ÙC H N H A Ø N Ư Ơ ÙC

N g a ân s a ù c h T r u n g ư ơ n g

N g a ân s a ùc h đ ò a p h ư ơ n g

N g a ân s a ùc h c a áp t ỉ n h

( N g a ân s a ùc h t h a øn h p h o á t h u o äc t r u n g ư ơ n g )
N g a ân s a ùc h t h a øn h p h o á
t h u o äc t ỉ n h

N g a ân s a ùc h

N g a ân s a ùc h

th ò xã

c a á p h u y e än

N g a ân s a ùc h

N g a ân s a ùc h

t h ò t r a án

c a áp x a õ ( p h ư ơ øn g )

-

NSTW tập trung đại bộ phận những nguồn thu lớn, qua đó đảm nhận
khoản chi gắn liền với việc thực hiện các dự án có tầm
chiến lược phát
triển của quốc gia.

-

NSTW đảm trách vai trò điều phối nguồnlực tài chính giữa các cấp ngân

sách trong hệ thống ngân sách và cân đối NSNN.

-

NSĐP phản ánh nhiệm vụ thu chi theo địa phận hành chính, đảm bảo thực
hiện các nhiệm vụ tổ chức, quản lý kinh tế xã hội của các cấp chính quyền
địa phương.
2.2. Nguyên tắc quản lý hệ thống NSNN
Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất theo nguyên tắc:

-

Tập trung dân chủ, công khai, minh bạch .

-

Có phân công, phân cấp quản lý .

-

Gắn quyền hạn với trách nhiệm .

-

Quốc hội quyết đònh dự toán ngân sách nhà nước, phân bố ngân sách,
phê chuẩn quyết toán ngân sách.
23


2.3. Cân đối thu chi ngân sách nhà nước

* Tổng quát :
-

Tổng thu ngân sách = Tổng chi ngân sách
 Ngân sách cân đối

-

Tổng thu ngân sách < Tổng chi ngân sách
 Bội chi ngân sách (thâm hụt)

-

Tổng thu ngân sách > Tổng chi ngân sách
 Thặng dư ngân sách
2.4

Cân đối thu, chi ngân sách trung ương :

-

Cân đối theo ngun tắc tổng thu về thuế, phí và lệ phí phải lớn hơn
tổng số chi thường xuyên nhằm giành một phần tích lũy cho đầu tư phát
triển kinh tế xã hội

-

Trường hợp bội chi ngân sách : Số bội chi phải nhỏ hơn chi đầu tư phát
triển


-

Có rất nhiều nguyên nhân làm bội chi ngân sách, nhưng một nguyên
nhân thông thường là nhu cầu chi của nhà nước ngày càng tăng trong
khi việc tăng nguồn thu bằng thuế sẽ tác động mạnh đến mọi mặt trong
đời sống kinh tế xã hội do đó không thể tăng tuỳ ý.


Thực tế cho thấy, nếu bội chi ngân sách không có nguồn bù đắp hợp
lý sẽ dẫn đến lạm phát, gây tác hại xấu đến đời sống kinh tế.



Tuy nhiên, bội chi ngân sách không phải hoàn toàn tiêu cực. Nếu bội
chi dưới một mức độ nhất đònh (5%), nó sẽ kích thích sản xuất phát
triển, do đó phải kiểm soát được bội chi ngân sách.

-

Có hai biện pháp bù đắp bội chi ngân sách : phát hành thêm tiền và đi
vay.

-

Vay bù đắp bội chi phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu
dùng, chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển kinh tế xã hội.

-

Vay trong nước được thực hiện dưới hình thức phát hành trái phiếu

chính phủ.
2.5

-

Cân đối thu, chi ngân sách đòa phương

Cân đối theo nguyên tắc tổng số chi không vượt quá tổng số thu
24


-

Trường hợp xây dựng kết cấu hạ tầng vượt quá khả năng cân đối ngân
sách tỉnh thì chỉ được huy động vốn đầu tư trong nước theo quyết đònh
của Thủ tướng chính phủ theo từng công trình.

-

Đòa phương huy động vốn đầu tư trong nước thông qua phát hành trái
phiếu công trình, huy động sự đóng góp tự nguyện của các tổ chức cá
nhân…

III - THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
1. Thu thuế :
a. Khái niệm:
Thuế là một khoản đóng góp bắt buộc của các thể nhân và pháp nhân được
nhà nước quy đònh thông qua hệ thống luật pháp, nhằm đáp ứng nhu cầu chi
tiêu của nhà nước.
* Các đặc điểm cơ bản của thuế:

- Là hình thức động viên mang tính bắt buộc trên ngun tắc luật định.
- Là khoản đóng góp khơng hồn trả trực tiếp cho người nộp.
- Là hình thức đóng góp được quy định trước.
b. Phân loại :
* Theo tính chất kinh tế :
- Thuế trực thu: Nhà nước trực tiếp thu thuế của người chòu thuế. Người
nộp thuế chính là người chòu thuế.
- Thuế gián thu: Người nộp thuế thu và nộp thuế hộ cho người chòu thuế
* Theo đối tượng đánh thuế :
- Thuế thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh và dòch vụ
- Thuế thu từ hàng hóa
- Thuế thu từ thu nhập
- Thuế thu từ tài sản
* Hệ thống thuế hiện hành ở Việt Nam:
- Thuế môn bài: Là khoản thu có tính chất lệ phí, thu hàng năm, vào
các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dòch vụ.
-

Thuế tiêu thụ đặc biệt: là loại thuế gián thu, thu vào các tổ chức, cá
nhân thuộc các thành phần kinh tế có sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh
25


×