Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Phân tích và đánh giá chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 2008 – 6 tháng đầu năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.25 KB, 7 trang )

Chuyên đề Tài chính quốc tế
PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Giá cả của hàng hoá dịch vụ luôn luôn biến động theo thời gian, tuy nhiên nếu
như giá cả thay đổi quá nhanh chóng, nó có thể là một cú sốc đối với nền kinh tế.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) là một chỉ số cơ bản đo lường giá cả hàng hoá dịch vụ
và cho biết liệu nền kinh tế có bị lạm phát hoặc giảm phát hay không. Theo số liệu
của Tổng cục Thống kê, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước sự gia tăng rất
nhanh của chỉ số giá tiêu dùng kể từ hơn 10 năm trở lại đây.
CPI được hình thành từ các thông tin chi tiêu của hàng nghìn hộ gia đình trên
toàn quốc. Thông tin được thu thập thông qua phỏng vấn và nhật kí chi tiêu của
các đối tượng lựa chọn để nghiên cứu. Các số liệu này sẽ hình thành lên một bức
tranh về sự biến động của chi phí sinh hoạt từ đó giúp các chuyên gia tài chính
nhận định được khả năng lạm phát có nguy cơ làm suy sụp cả một nền kinh tế nếu
ở lạm phát ở mức độ quá cao. Cả lạm phát và giảm phát quá mức đều rất đáng sợ
mặc dù giảm phát quá mức ít khi xảy ra hơn.
Thay đổi của giá cả của hàng hoá dịch vụ trên thị trường ảnh hưởng trực tiếp
đến các chứng khoán có lãi suất cố định. Nếu giá cả tăng, các khoản lãi cố định sẽ
có giá trị thực tế thấp hơn và do đó làm giảm mức sinh lợi của các chứng khoán.
Lạm phát cũng sẽ gây ảnh hưởng đến các khoản tiền lương, trợ cấp, hưu trí vì
chúng là các khoản tiền trả cố định.
Bên cạnh đó biến động giá cả có thể ảnh hưởng xấu đến các công ty. Người ta
thường kì vọng mức độ lạm phát nhẹ trong nền kinh tế đang tăng trưởng, tuy nhiên
nếu giá cả của các yếu tố đầu vào tăng quá nhanh các nhà sản xuất sẽ bị giảm lợi
nhuận. Mặt khác giảm phát chắc chắn sẽ dẫn tới giảm mức cầu của người tiêu
dùng. Trong trường hợp này các nhà sản xuất buộc phải giảm giá để bán được
hàng, tuy nhiên giá cả các yếu tố đầu vào có thể không giảm một lượng tương ứng.
Vì thế biên lợi nhuận của nhà sản xuất cũng sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì thế mà đề
tài: “ Phân tích và đánh giá chỉ số giá tiêu dùng của Việt Nam giai đoạn 2008
– 6 tháng đầu năm 2010”, nhằm thấy được thực trạng và nguyên nhân tăng giảm
của chỉ số CPI, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm duy trì chỉ số này ở một tỷ lệ


cho phép.
1
Chuyên đề Tài chính quốc tế
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu chung:
- Phân tích tình hình biến động chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong những năm
qua, các nhân tố ảnh hưởng đến CPI. Qua đó có thế biết được những tác động của
CPI đối với nền kinh tế, từ đó có thể đề xuất một số giải pháp nhằm kiểm soát chỉ
số giá tiêu dùng tốt hơn.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Thực trạng chỉ số giá tiêu dùng trong những năm qua.
- Phân tích tình hình biến động chỉ số giá tiêu dùng.
- Các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ số CPI.
- Một số giải pháp nhằm kiểm soát chỉ số giá tiêu dùng tốt hơn.
3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp:
+ Tổng hợp những thông tin từ tạp chí, tài liệu, báo cáo của tổng cục
thống kê, Internet…
3.2. Phương pháp phân tích số liệu
- Phương pháp so sánh, thống kê mô tả tổng hợp số liệu: Thu thập số
liệu thứ cấp từ việc tổng hợp các tài liệu từ báo, tạp chí, truyền hình và internet để
phân tích.
4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
4.1. Phạm vi về thời gian
- Thời gian nghiên cứu là hạn chế nên các số liệu thứ cấp được thu thập chủ
yếu tập trung từ năm 2008, 2009 đến 6 tháng đầu năm 2010.
4.2. Phạm vi về không gian
- Đề tài tập trung nghiên cứu ở Việt Nam
Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và khả năng nghiên cứu còn nhiều hạn

chế, đề tài không thể tránh khỏi những thiếu sót, nhóm kính mong có sự cảm thông
và góp ý của cô để hoàn thiện hơn.
2
Chuyên đề Tài chính quốc tế
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1 – THỰC TRẠNG CHỈ SỐ GIÁ TIÊU DÙNG (CPI) CỦA
VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ SỞ VỀ CPI
1.1 Một số khái niệm cơ sở về chỉ số giá tiêu dùng CPI.
1.1.1 Định nghĩa CPI.
Chỉ số giá tiêu dùng (hay được viết tắt là CPI, từ các chữ tiếng Anh
Consumer Price Index) là chỉ số tính theo phần trăm để phản ánh mức thay đổi
tương đối của giá hàng tiêu dùng theo thời gian. Sở dĩ chỉ là thay đổi tương đối vì
chỉ số này chỉ dựa vào một số hàng hóa đại diện cho toàn bộ hàng tiêu dùng. ( Ví
dụ như: gạo, thịt, cá, hàng may mặc, xăng dầu, vật liệu xây dựng, điện, nước, ...)
1.1.2 Cách tính CPI.
Việc tính toán CPI ở Việt nam do Tổng cục Thống kê đảm nhiệm. Quyền
số để tính CPI được xác định năm 2000 và bắt đầu áp dụng từ tháng 7 năm 2001.
Quyền số này dựa trên kết quả của hai cuộc điều tra là Điều tra mức sống dân cư
Việt nam 1997-1998 và Điều tra kinh tế hộ gia đình năm 1999. Điều đáng chú ý là
quyền số của nhóm hàng Lương thực - Thực phẩm chiếm tới 47,9% trong khi Văn
hoá - Thể thao - Giải trí chỉ chiếm 3,8%.
Để làm được điều đó phải tiến hành như sau:
1. Cố định giỏ hàng hoá: thông qua điều tra, người ta sẽ xác định lượng
hàng hoá, dịch vụ tiêu biểu mà một người tiêu dùng điển hình mua.
2. Xác định giá cả: thống kê giá cả của mỗi mặt hàng trong giỏ hàng hoá tại
mỗi thời điểm.
3. Tính chi phí (bằng tiền) để mua giỏ hàng hoá bằng cách dùng số lượng
nhân với giá cả của từng loại hàng hoá rồi cộng lại.
4. Lựa chọn thời kỳ gốc để làm cơ sở so sánh rồi tính chỉ số giá tiêu dùng
bằng công thức sau:

=> CPI
t
= 100 x (Chi phí để mua giỏ hàng hoá thời kỳ t)/(Chi phí để
mua giỏ hàng hoá kỳ cơ sở).
Thời kỳ gốc sẽ được thay đổi trong vòng 5 đến 7 năm tùy ở từng nước
1.1.3. Sự khác nhau giữa CPI và lạm phát.
Chỉ số giá tiêu dùng là tỷ số phản ảnh giá cả của một rổ hàng hóa chọn lựa
qua các năm khác nhau so với giá của cùng rổ hàng hóa đó trong một năm được
3
Chuyên đề Tài chính quốc tế
chọn là năm gốc. Như vậy, chỉ số giá tiêu dùng không hoàn toàn phản ảnh chính
xác mức độ lạm phát do chỉ số này chỉ phản ảnh sự gia tăng trong giá cả các hàng
hóa tiêu dùng trong khi lạm phát không những chỉ phản ảnh sự thay đổi giá cả các
hàng hóa tiêu dùng mà còn là sự thay đổi trong giá cả của các hàng hóa mà người
tiêu dùng không trực tiếp mua, ví dụ như các loại máy móc dùng trong công
nghiệp... Nhiều nhà kinh tế trên thế giới cho rằng tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng
thường cao hơn tốc độ lạm phát thực tế trong nền kinh tế. Dù vậy, giá tiêu dùng là
một thước đo của lạm phát, giá tiêu dùng tăng cao ắt sẽ dẫn đến lạm phát.
1.2 Thực trạng chỉ số giá tiêu dùng CPI hiện nay của Việt Nam.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước tháng 10/2010 đã tăng 1,05% so với
tháng 9 và tăng 9,66% so với tháng 10 năm 2009, đưa CPI 10 tháng qua tăng
7,58% so với tháng 12/2009 và tăng 8,75% so với bình quân 10 tháng năm 2009.
Với đà tăng này, cộng với những diễn biến bất lợi tác động và quy luật tiêu dùng
“nóng” cuối năm, khả năng CPI cả năm 2010 không giữ được mốc 8,5%.
Theo số liệu công bố ngày 23/10 của Tổng cục Thống kê, CPI tháng 10
tăng ở 10/11 nhóm trong rổ hàng hóa chung. Nhóm giáo dục tiếp tục dẫn đầu
tháng thứ 2 liên tiếp với mức tăng mạnh nhất là 3,9%. Tiếp đến là hai nhóm có
mức tăng trên 1% gồm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,32%, trong đó lương
thực tăng 1,89%, thực phẩm tăng 1,22%, ăn uống ngoài gia đình tăng 1,03%, Nhà
ở và vật liệu xây dựng với mức tăng 1,04%.

Các nhóm có mức tăng dưới 1% gồm đồ uống và thuốc lá; hàng hóa và dịch
vụ khác, thiết bị và đồ dùng gia đình, may mặc, mũ nón, giày dép, thuốc và dịch
vụ y tế, văn hóa giải trí và du lịch. Riêng nhóm bưu chính viễn thông tiếp tục
nhiều tháng liên tiếp giảm 0,07%.
Nguyên nhân, do giá gạo xuất khẩu thế giới tiếp tục tăng mạnh (nguồn cung
lương thực giảm) trong khi tại các tỉnh phía Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu tăng
cường thu mua lúa gạo để thực hiện các hợp đồng xuất khẩu đã “đẩy” giá gạo
trong nước tăng rõ rệt. Mặt khác, giá một loạt các mặt hàng thiết yếu như khí hóa
lỏng, vật liệu xây dựng, thuốc chữa bệnh, sữa tiếp tục tăng giá đã kéo CPI tháng
10 tăng mạnh. Đặc biệt, do ảnh hưởng nặng nề của các đợt thiên tai, lũ lụt ở các
tỉnh miền Trung, giá lương thực, thực phẩm…đã bị tăng đột biến bởi nguồn cung
bị giảm mạnh.
4
Chuyên đề Tài chính quốc tế
Ngoài các yếu tố bất lợi tác động kép đẩy CPI tháng 10 tăng như Tổng cục
Thống kê nhận định, chính sách lãi suất và chính sách tỷ giá giữa USD và đồng
Việt Nam hiện nay tiếp tục tạo sức ép bất lợi khiến giá cả nhiều nguyên nhiên liệu
đầu vào phục vụ sản xuất và các hàng hóa thiết yếu nhập khẩu phục vụ tiêu dùng
như sữa, thuốc… tăng mạnh.
Thêm vào đó, CPI tháng 10 tăng còn có sự đóng góp đáng kể tăng CPI của
đầu tàu kinh tế Hà Nội (tăng 1,22%, cao hơn mức tăng bình quân cả nước) khi nhu
cầu tiêu dùng tăng mạnh trong dịp Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội.
Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế, với diễn biến bất lợi của thiên tai
trên thế giới và ở trong nước, giá lương thực, thực phẩm (nhóm hàng có quyền số
cao nhất trong rổ hàng hóa chung) sẽ tiếp tục tăng mạnh trong tháng 11, nhất là tại
Hà Nội và một số tỉnh phía Bắc cũng như miền Trung bởi nguồn cung về thực
phẩm chủ yếu như thịt bò, thủy sản, thịt lợn... sẽ khan hiếm hơn.
5

×