Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Trình bày các nguyên tắc cần tuân thủ khi quản lý hoạt động đầu tư và biểu hiện của các nguyên tắc này trong công tác quản lý hoạt động đầu tư hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.28 KB, 23 trang )

Đề bài: Trình bày các nguyên tắc cần tuân thủ khi quản lý hoạt
động đầu tư và biểu hiện của các nguyên tắc này trong công tác quản lý
hoạt động đầu tư hiện nay.
Các nguyên tắc quản lý hoạt động đầu tư tuân theo những nguyên tắc
của quản lý kinh tế nói chung và được vận dụng cụ thể vào quản lý đầu tư.
Các nguyên tắc quản lý kinh tế do con người đặt ra nhưng không phải
do suy nghĩ chủ quan, mà phải tuân thủ các đòi hỏi khách quan như:
− Nguyên tắc phải thể hiện được yêu cầu của các quy luật khách quan.
− Các nguyên tắc phải phù hợp với mục tiêu của quản lý.
− Các nguyên tắc phải phản ánh đúng đắn tính chất và các quan hệ
quản lý.
− Các nguyên tắc quản lý phải đảm bảo tính hệ thống, tính nhất quán
và phải được đảm bảo bằng pháp luật.
Các nguyên tắc quản lý phản ánh các yêu cầu khách quan của các quy
luật chi phối lên quá trình quản lý. Tức là muốn biết có nguyên tắc nào thì
trước tiên phải biết có quy luật nào. Đây là vấn đề chưa được các nước xã
hội chủ nghĩa giải đáp rõ ràng, vì nó đang còn trong quá trình tìm kiếm và
nhận thức.
1. Nguyên tắc thống nhất giữa chính trị và kinh tế, kết hợp hài
hòa hai mặt kinh tế xã hội
Thống nhất lãnh đạo chính trị và kinh tế, nhằm đảm bảo quan hệ đúng
đắn giữa kinh tế và chính trị,và tạo động lực đồng chiều cho mọi người dân
trong xã hội, là một trong những nguyên tắc cơ bản của việc quản lý kinh tế
có căn cứ khoa học trong phạm vi quốc gia. Phát triển luận điểm của Mác và
1
Ănghen về sự tương quan giữa chính trị và kinh tế, Lênin đã xác định sự
thống nhất biện chứng và sự tác động qua lại giữa hai hoạt động của con
người: chính trị và kinh tế.
Chính trị là lĩnh vực của những quan hệ nhất định trong xã hội diễn ra
như là hoạt động có ý thức của con người. Đó là một hình thức nhận thức
phản ánh mức độ lớn nhất các quan hệ kinh tế của con người. Ngoài những


yếu tố khách quan, chính trị bao gồm cả yếu tố chủ quan.
Trong xã hội tư bản chủ nghĩa có hai đối sách đối lập nhau: Đối sách
của Nhà nước tư bản chủ nghĩa và đối sách của giai cấp công nhân do đảng
cộng sản lãnh đạo. Mối liên hệ và tác động qua lại giữa chính trị và kinh tế
trong xã hội tư bản chủ nghĩa được thực hiện qua sự đấu tranh thường xuyên
giữa hai lực lượng đó.
Dưới chế độ xã hội chủ nghĩa không có sự phân chia đó, vì nhân dân
là người chủ thực sự của tư liệu sản xuất, nắm quyền lực chính trị trong tay.
Nhưng cũng không dễ có chính sách thích nghi ngay với yêu cầu, khi chưa
có cơ sở kinh tế xã hội chủ nghĩa. Theo quan điểm của Lênin, sự thích nghi
của chính trị với kinh tế không thể tránh khỏi, nhưng không phải ngay tức
khắc đã trơn tru, không phải giản đơn và trực tiếp. Trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội ở nước này hay nước khác,vẫn chưa giải quyết được
vấn đề thích nghi đầy đủ giữa chính trị với nhu cầu phát triển kinh tế trong
khuôn khổ được chấp nhận của con người.
∗ Sự thống nhất và sự tác động khách quan khác nhau giữa chính trị
và kinh tế được thể hiện ở các đặc điểm sau:
Một là, sự thống nhất và mối liên hệ lẫn nhau giữa chính trị và kinh tế
không có nghĩa là sự đồng nhất giữa chúng, vì đó là hai phạm vi khác nhau
của hoạt động con người, tuy chúng được phát triển trong sự thống nhất và
phụ thuộc lẫn nhau. Không thể nhìn thấy ngay lợi ích kinh tế trực tiếp và đầy
2
đủ trong mọi hành động chính trị. Đôi khi muốn đạt được lợi ích kinh tế nào
đó, cần có hàng loạt biện pháp chính trị quá độ. Có thể có lợi ích chính trị
trong những trường hợp mà lợi ích kinh tế trực tiếp không đáng kể và được
con người chấp nhận.
Hai là, trong sự thống nhất giữa chính trị và kinh tế, suy đến cùng vai
trò quyết định thuộc về kinh tế. Nhà nước xã hội chủ nghĩa giữ vai trò người
cải tạo kinh tế, trên cơ sở vận dụng tự giác các quy luật khách quan. Thực tế
đó là lý do để đánh giá cao vai trò của chính trị, để giải thích chính trị như là

nhân tố quyết định so với kinh tế. Nhưng cho dù phạm vi chính trị có phức
tạp đến đâu chăng nữa, thì suy cho cùng cũng do các điều kiện kinh tế quy
định.
Ba là, chính trị không phản ánh một cách thụ động thực tế kinh tế. Nó
là phương tiện mạnh mẽ tác động đến các quá trình kinh tế khách quan. Sự
tác động ngược lại của chính quyền Nhà nước đén sự phát triển kinh tế có 3
loại: tác động cùng hướng thì sự phát triển kinh tế sẽ nhanh; tác động ngược
hướng thì kìm hãm sự phát triển kinh tế, hoặc nó cản trở sự phát triển trong
những hướng nhất định; và thúc đẩy sự phát triển kinh tế theo hướng khác.
Rõ ràng trong trường hợp thứ hai và thứ ba, chính quyền có thể gây thiệt hại
to lớn cho sự phát triển kinh tế, dường lối chính trị sai sẽ dẫn đến sự bế tác
về kinh tế.
Dưới chủ nghĩa xã hội, chính trị và kinh tế không thể tách rời nhau vì
chính sách của đảng là cơ sở của mọi biện pháp lãnh đạo kinh tế, hướng dẫn
sự phát triển không ngừng của nền kinh tế.
∗ Nội dung của nguyên tắc thống nhất giữa lãnh đạo chính trị và kinh
tế là:
− Phải đảm bảo sự lãnh đạo của đảng trên mặt trận kinh tế và quản lý
kinh tế. Cụ thể là:
3
1. Đảng phải vạch ra đường lối, chủ trương phát triển kinh tế - xã hội.
2. Đảng phải chỉ rõ con đường, biện pháp, thủ thuật, phương tiện để
thực hiện đường lối chủ trương đã vạch ra.
3. Đảng phải động viên được đông đảo đảng viên, quần chúng, đoàn
kết nhất trí thực hiện đường lối, chủ trương; đảng phải nắm chắc công tác
nhân sự.
− Phải phát huy vai trò điều hành, quản lý của Nhà nước cụ thể là:
1.Nhà nước phải dùng quyền lực của mình để thống nhất ban hành
luật pháp, thể chế.
2. Nhà nước phải biến đổi các đường lối của đảng thành các kế hoạch

phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Nhà nước phải chăm lo giải quyết vấn đề cán bộ, vấn đề lao động,
vấn đề xã hội.
4. Nhà nước phải triển khai thực hiện kế hoạch đã vạch ra.
5. Nhà nước phải kiểm tra, tổng kết việc thực hiện kế hoạch, tìm tòi
mọi giải pháp có thể phát triển đất nước.
Vừa phát triển kinh tế, vừa phải quan tâm đến vấn đề an ninh, quốc
phòng của đất nước.
Trong phạm vi nhỏ hơn (các doanh nghiệp), nguyên tắc kết hợp lãnh
đạo chính trị và kinh tế là sự ràng buộc mà các doanh nghiệp phải tuân thủ
về luật pháp, thông lệ kinh doanh trong quá trình hoạt động. Còn trong quan
hệ làm ăn kinh tế trước mắt mà mất cảnh giác thì dễ bị thôn tính về mặt
chính trị, bị hòa tan vào chủ nghĩa tư bản.
2. Nguyên tắc quản lý theo ngành kết hợp quản lý theo địa
phương và vùng lănh thổ
4
Nhà nước phải có một thể chế thống nhất. Bộ máy Nhà nước được tổ
chức hoạt động theo các cấp hành chính nhàn nước và theo quy định là cấp
dưới phải phục tùng cấp trên. Địa phương phải phục tùng Trung ương. Đó là
quản lý lãnh thổ của chính quyền địa phương.
Các đơn vị thuộc các ngành kinh tế - kỹ thuật đều nằm trên một địa
bàn lãnh thổ nhất định. Các đơn vị đó phải chịu sự quản lý lãnh thổ của
Ngành (Bộ), đồng thời nó cũng phải chịu quản lý lãnh thổ của chính quyền
địa phương trong một số mặt theo chế quy định. Hai mặt đó tạo nên sự thống
nhất giữa cơ cấu kinh tế ngành với cơ cấu kinh tế lãnh thổ trong một cơ cấu
kinh tế chung.
Nguyên tắc này đòi hỏi quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ
phải phối hợp, gắn bó với nhau trên tất cả mọi lĩnh vực kinh tế, có trách
nhiệm chung trong việc hoàn thành kế hoạch Nhà nước của ngành cũng như
lãnh thổ, có trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền lợi của từng bên và của cả hai

bên theo luật định.
Nhà nước ta có phương hướng phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc
Bộ, phía Nam và miền Trung đến 2010 tầm nhìn đến 2020. Trong đó nhấn
mạnh mục tiêu nâng tốc độ tăng trưởng GDP, tốc độ xuất khẩu bình quân
đầu người,...
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố là Hà Nội,
Hải Phòng, Quảng Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Vĩnh Phúc, Bắc
Ninh. Theo quyết định của Thủ tướng, vùng sẽ phải tăng tỷ trọng đóng góp
trong GDP của cả nước từ 21% năm 2005 lên khảng 23-24% vào năm 2010
và 28-29% vào năm 2020. Giá trị xuất khẩu bình quân đầu người mỗi năm
từ 447 USD lên 1.200 USD năm 2010 và 9.200 USD năm 2020.
Vùng kinh tế này sẽ được ưu tiên phát triển các ngành kỹ thuật cao
5
như công nghiệp phần mềm, thiết bị tin học, tự động hóa, thép chất lượng
cao... Nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng, một loạt dự án xây dựng sẽ được phê
duyệt gồm các tuyến đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Ninh
Bình, đường xe điện ngầm, đường sắt nội đô,... Hà Nội có nhiệm vụ đưa
công nghiệp, đặc biệt các sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm ra xa nội thành,
còn Hải Phòng có thể tăng quy mô dân số nội thị vào năm 2010 lên đến
750.000 - 900.000 người.
Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm thành phố Hồ Chí Minh,
Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh, Bình Phước, Long
An cần đạt tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hằng năm giai đoạn 2006 -
2010 ở mức 1,2 lần, tăng tỷ lệ đóng góp của vùng trong GDP cả nước từ
36% hiện nay lên 40 - 41% vào năm 2010, tăng giá trị xuất khẩu bình quân
đầu người mỗi năm từ 1.493 USD năm 2005 lên 3.620 USD năm 2010 và
22.310 USD năm 2020. Khu đô thị tổng hợp ở Tây Bắc TP HCM, trung tâm
đào tạo chất lượng cao ở Bình Dương, Vũng Tàu,... sẽ được đầu tư xây
dựng.
3. Nguyên tắc tập trung dân chủ

Nội dung của nguyên tắc là phải đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ và tối
ưu giữa tập trung và dân chủ trong quản lý kinh tế. Tập trung phải dựa trên
cơ sở dân chủ, dân chủ phải thực hiện trong khuôn khổ tập trung.
∗ Biểu hiện của tập trung là:
− Thông qua công tác kế hoạch hóa để vạch ra mục tiêu phát triển đất
nước.
− Thông qua và thực thi hệ thống pháp luật quản lý kinh tế.
− Thực hiện chế độ một thủ trưởng ở tất cả các đơn vị, các cấp.
6
∗ Biểu hiện của dân chủ là:
− Xác định rõ vị trí, trách nhiệm, quyền hạn của các cấp.
− Hạch toán kinh tế.
− Chấp nhận cạnh tranh, chấp nhận mở cửa.
− Giáo dục, bồi dưỡng trình độ kiến thức cho quần chúng.
− Kết hợp quản lý theo ngành và quản lý theo địa phương, vùng
lãnh thổ.
Hiện nay ở Việt Nam, việc đầu tư công không được kiểm soát chặt
chẽ trong thời gian dài là một trong những nguyên nhân chính khiến lạm
phát tăng cao. Trong báo cáo kiểm toán năm 2007, Kiểm toán Nhà nước kết
luận, đã có nhiều sai phạm, thiếu sót trong đầu tư xây dựng cơ bản, diễn ra ở
mọi khâu: từ khâu lập và giao dự toán cho tới khâu giám sát, thực hiện; tình
trạng đầu tư dàn trải, manh mún diễn ra trong những năm vừa qua vẫn chậm
được khắc phục, dẫn đến việc bố trí vốn cho các dự án vượt quá khả năng.
Công tác quản lý nguồn vốn đầu tư lỏng lẻo đã tạo các kẻ hở gây thất thoát
vốn đầu tư ngân sách và vốn tín dụng đầu từ Nhà nước.
Ông Lê Hải Mơ, Phó Viện trưởng, Viện Khoa học tài chính (Học
Viện Tài Chính) cho rằng: “Chúng ta đã duy trì thời gian khá dài tình trạng
sử dụng lãng phí nguồn lực về vốn, về tài sản ở khu vực Nhà nước. Qua
nghiên cứu, chúng tôi cho rằng, chúng ta đã hình thành một cơ cấu đầu tư
không có lợi cho tăng trưởng nhanh và tăng trưởng bền vững nên mặc dù

Việt Nam đầu tư rất cao 40 – 41%, nhưng tăng trưởng chỉ khoảng 7%, nếu
cố tăng lên nữa sẽ nóng. Tình trạng đầu tư của chúng ta như vậy thì khi gặp
tình thế khó khăn sẽ sinh ra trì trệ”.
Một trong những lý do xảy ra thiếu sót, sai phạm trong đầu tư công là
công tác giám sát đầu tư của các bộ, ngành, địa phương không nghiêm túc.
7
Kiểm toán Nhà nước đã phát hiện chỉ có hơn 51% số dự án được thực hiện
giám sát, nhưng trong số này thì chất lượng báo cáo giám sát nhiều dự án
cũng chưa đạt yêu cầu, nội dung sơ sài. Về vấn đề này, ông Vương Đình
Huệ, Tổng kiểm toán Nhà nước cho biết: “Kiểm toán Nhà nước có hai việc:
Một là, phải nghiên cứu hướng đến những vấn đề mới phát sinh của nền kinh
tế để tập trung vào trọng điểm. Hai là, quay trở lại để đánh giá những cái gì
đã xảy ra. Hai yếu tố này đều quan trọng như nhau. Trước đây hầu hết là tiến
hành hậu kiểm nên chúng tôi mới chỉ quan tâm đến việc diễn ra rồi mới đánh
giá. Tới đây chúng tôi sẽ chủ động hơn trong việc định hướng nội dung kiểm
toán để giúp cho Quốc hội giám sát tốt hơn và Chính phủ điều hành tốt
hơn”.
Đầu tư còn dàn trải, số lượng dự án duyệt chờ ngân sách cấp vốn có
xu hướng tăng thực tế đang là áp lực lớn đối với ngân sách Nhà nước trong
điều kiện ngân sách còn hạn hẹp như hiện nay. Do đó vấn đề đặt ra là cần
xác định rõ mục tiêu ưu tiên đầu tư, lĩnh vực, công trình cần đầu tư để tập
trung nguồn lực cho các lĩnh vực thiết yếu đó phát triển; đồng thời mở rộng
sự tham gia của các thành phần kinh tế tư nhân. Việc làm này không những
giúp cơ quan chức năng quản lý tốt hơn nguồn vốn đầu tư mà còn tận dụng
được mọi nguồn lực để phát triển.
Giáo sư tiến sỹ khoa học Nguyễn Quang Thái, Phó Chủ tịch kiêm
Tổng thư ký Hội khoa học kinh tế Việt Nam, phân tích: “Đối với nước ta
trong quá trình chuyển đổi thì cần tiếp tục coi trọng đầu tư công. Tuy nhiên
nên cho các thành phần kinh tế khác cùng tham gia vào các lĩnh vực mà đầu
tư công có thể không cần thiết. Nguồn vốn dôi ra đó tập trung vào nhiệm vụ

và trách nhiệm xã hội, vào những vấn đề mà các thành phần kinh tế khác
không thể làm được”.
8
Bên cạnh đó, việc phân cấp quản lý trong đầu tư và xây dựng cần cụ
thể, rõ ràng hơn, từ khâu thẩm định, đấu thầu, bố trí nguồn vốn cho đến quản
lý, thực hiện các dự án đầu tư. Phân cấp quyết định đầu tư cần được gắn liền
với trách nhiệm huy động vốn thực hiện, trách nhiệm khi để xảy ra thất
thoát, lãng phí và không hiệu quả của mỗi cá nhân, cơ quan cụ thể khi đã
được phân cấp.
Nâng cao chất lượng quản lý nguồn vốn ngân sách không những có
vai trò quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn góp phần kiềm chế
lạm phát. Việc Chính phủ chỉ đạo các Bộ ngành, địa phương cắt giảm chi
tiêu công, đình hoãn, giãn tiến độ các công trình chưa thật cần thiết không
chỉ góp phần kiềm chế lạm phát mà cho thấy sự quyết tâm của Chính phủ
trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này.
4. Nguyên tắc gắn phát triển kinh tế với phát triển văn hóa -
xã hội
Đây là một nguyên tắc hết sức quan trọng nhằm duy trì và phát triển
các đặc trưng phải có của chủ nghĩa xã hội.
Văn kiện Đại hội đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta đã khẳng
định: Nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong xây dựng nền kinh tế
nhiều thành phần:
− Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành
phần. Các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu
thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa,
cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh; trong đó kinh tế
9

×