Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

tình hình xuất khẩu của Việt Nam 1989_2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (172.7 KB, 14 trang )

Lời nói đầu
Trong tính toán tổng cầu, xuất khẩu được coi là nhu cầu từ bên ngoài
(ngoại nhu). Mức độ phụ thuộc của một nền kinh tế vào xuất khẩu được đo
bằng tỷ lệ giữa giá trị nhập khẩu và tổng thu nhập quốc dân. Đối với những
nền kinh tế mà cầu nội địa yếu, thì xuất khẩu có ý nghĩa quan trọng đối với
tăng trưởng kinh tế. Chính vì thế, nhiều nước đang phát triển theo đuổi chiến
lược công nghiệp hóa hướng vào xuất khẩu. Tuy nhiên, vì xuất khẩu phụ
thuộc vào yếu tố nước ngoài, nên để đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và
bền vững, IMF thường khuyến nghị các nước phải dựa nhiều hơn nữa vào cầu
nội địa.
Việt Nam đang trên con đường khẳng định mình, việc phát triển xuất
khẩu là một trong những tiêu chí phát triển nền kinh tế Việt Nam. Việt Nam
gia nhập WTO mở ra những cơ hội và thách thức cho các mặt hàng xuất khẩu
phát triển.
Việc có những chính sách phù hợp là điều kiện tiên quyết cho việc thúc
đẩy xuất khẩu. Thực tế cho thấy, những đổi mới chính sách của nhà nước đã
thúc đẩy xuất khẩu liên tục tăng trưởng. Song vẫn còn đó những hạn chế
khiến cho xuất khẩu của nước ta chưa tương xứng với tiềm lực. Bài viết này
là tổng hợp những thông tin thống kê, những hạn chế và những biện pháp
thúc đẩy xuất khẩu đã được nhiều nhà kinh tế nghiên cứu, chính phủ và nhà
nước nhận định.
Xin chân thành cảm ơn GS.TS Đặng Đình Đào đã hướng dẫn em thực
hiện bài viết này.
Sv : Nguyễn Đức Minh
Kinh tế thương mại_ĐH KTQD 1
1. Các chính sách ngoại thương của nhà nước qua các thời kỳ phát
triển, sau đổi mới nhằm thúc đẩy xuất khẩu.
Sau mốc năm chuyển đổi nền kinh tế 1986, đã có nhiều văn bản luật,
thông tư, nghị định với mục đích phát triển xuất khẩu. Với những đổi mới tích
cực.
1.1: Thông tư ngày 7-8-1989


Hướng dẫn thi hành nghị định số 64/HĐBT ngày 10-6-1989 của Hội
Đồng Bộ Trưởng về chế độ và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh xuất
nhập (Bộ Kinh tế đối ngoại, người ký Tạ Cả)
“Nhà nước quản lý việc xuất nhập khẩu hàng hoá thông qua việc cấp hạn
ngạch đối với một số mặt hàng xuất khẩu, nhập khẩu quan trọng trong từng
thời gian nhất định và bằng việc cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu hàng
hoá.
Các giấy phép xuất khẩu hàng hoá vượt quá hạn ngạch hoặc không do
người có thẩm quyền ký đều không có giá trị thực hiện và bị xử lý theo pháp
luật hiện hành.”
“Nhà nước khuyến khích các đơn vị sản xuất hàng xuất khẩu được trực
tiếp tham gia hoạt động xuất nhập khẩu, dưới các hình thức thích hợp, để tiếp
cận với khách hàng nước ngoài, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, phát
triển sản xuất hàng xuất khẩu và nâng cao chất lượng hàng xuất khẩu.”
KL: Nhà nước độc quyền về Ngoại Thương.
1.2 Nghị định số 114-HĐBT
Nghị định số 114 – H Đ BT về quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu do
hội đồng bộ trưởng ban hành. ( Hội đồng bộ trưởng, người ký Phan Văn
Khải )
“Căn cứ luật Tổ chức Hội đồng Bộ trưởng ngày 4 tháng 7 năm 1981;
Để khuyến khích mạnh mẽ xuất khẩu, hướng nhập khẩu phục vụ tốt sản xuất và
tiêu dùng bảo vệ và phát triển sản xuất trong nước, nâng cao hiệu quả xuất
nhập khẩu, mở rộng hợp tác kinh tế - thương mại với nước ngoài, góp phần
thực hiện mục tiêu kinh tế - xã Hội của đất nước”
Kinh tế thương mại_ĐH KTQD 2
Chương 3:DOANH NGHIệP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU
Điều 5. - Để kinh doanh xuất nhập khẩu, doanh nghiệp phải có giấy phép
kinh doanh xuất nhập khẩu do Bộ Thương mại du lịch cấp.
Điều 6. - Điều kiện để được cấp giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu
quy định như sau:

1. Đối với doanh nghiệp chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu:
a. Doanh nghiệp được thành lập theo đúng pháp luật (doanh nghiệp Nhà
nước thành lập theo Nghị định 388-HĐBT ngày 20 tháng 11 năm 1991; Công
ty cổ phần và Công ty trách nhiệm hữu hạn thành lập theo Luật Công ty;
doanh nghiệp tư nhân thành lập theo Luật doanh nghiệp tư nhân) và cam kết
hoạt động theo đúng pháp luật.
b. Hoạt động theo đúng ngành hàng đã đăng ký.
c. Doanh nghiệp phải có vốn lưu động tính bằng tiền Việt Nam, tương
đương 200.000 (hai trăm nghìn) USD tại thời điểm đăng ký kinh doanh xuất,
nhập khẩu; số vốn này phải được xác nhận về mặt pháp lý.
2. Đối với doanh nghiệp sản xuất:
Doanh nghiệp được thành lập theo đúng pháp luật (như quy định tại mục
a điểm 1 nói trên) có hàng xuất khẩu, không kể mức vốn lưu động, không kể
kim ngạch nhiều hay ít, không phân biệt thành phần kinh tế, đều có thể được
xuất khẩu hàng hoá do mình sản xuất, nhập khẩu vật tư, nguyên liệu cần thiết
cho sản xuất doanh nghiệp.
Điều 7. - Doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh xuất, nhập khẩu
phải nộp lệ phí (một lần) bằng tiền Việt Nam. Bộ Tài chính cùng Bộ Thương
mại và Du lịch quy định mức lệ phí và hướng dẫn thống nhất việc nộp lệ phí.
KL: nhà nước mở rộng quyền xuất nhập khẩu, không còn độc quyền về
ngoại thương.
Kinh tế thương mại_ĐH KTQD 3
1.3: Nghị định 33CP -13/1/1994
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 33-CP NGÀY 19-4-1994 VỀ QUẢN LÝ NHÀ
NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU. (nơi ban
hành Chính phủ, người ký Phan Văn Khải )
Điều 24.- Bộ Thương mại chủ trì cùng Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Tổng
cục Hải quan xây dựng và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quy định về
các chế tài đối với việc vi phạm của các doanh nghiệp kinh doanh xuất, nhập
khẩu.

Điều 25.- Bộ Thương mại chủ trì bàn với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà
nước và các ngành hữu quan soạn thảo và trình Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt các Quy chế sau đây:
1. Quy chế về các doanh nghiệp Việt Nam mở cửa hàng, lập chi nhánh,
công ty ở nước ngoài.
2. Quy chế về hội chợ, triển lãm và quảng cáo thương mại trong và ngoài
nước.
Bộ Thương mại chịu trách nhiệm quản lý và hướng dẫn thực hiện các
Quy chế nêu trên.
KL: dần có sự hình thành của luật Thương mại.
1.4: Nghị định 57CP-1998
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 57/1998/NĐ-CP NGÀY 31 THÁNG 7 NĂM 1998 QUY
ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU,
NHẬP KHẨU, GIA CÔNG VÀ ĐẠI LÝ MUA BÁN HÀNG HOÁ VỚI NƯỚC NGOÀI
( nơi ban hành Chính phủ, người ký Phan Văn Khải )
Nghị định bao gồm các hướng dẫn chi tiết việc thi hành Luật Thương
mại về xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá trong hoạt động thương mại với nước
ngoài; gia công và đại lý mua bán hàng hoá của thương nhân Việt Nam với
thương nhân nước ngoài.
Hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu của các doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngoài tại Việt Nam thực hiện theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,
các văn bản pháp luật khác có liên quan và những quy định tại Nghị định này
KL: Thực thi luật thương mại, thực chất là mở rộng kinh doanh xuất nhập
khẩu.
Kinh tế thương mại_ĐH KTQD 4
1.5: Quyết định 46 TTG- 4/4/2001
CỦA BỘ THƯƠNG MẠI SỐ 11/2001/TT-BTM NGÀY 18 THÁNG 4 NĂM 2001
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 46/2001/QĐ-TTG NGÀY 04 THÁNG 4
NĂM 2001 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ QUẢN LÝ XUẤT KHẨU, NHẬP
KHẨU HÀNG HOÁ THỜI KỲ 2001 - 2005


Quyết định trên về quản lý xuất khẩu,nhập khẩu hàng hóa thời kì 2001-
2005.Từ thời kì này Chính Phủ dự báo trung hạn về chính sách trong 5 năm
một lần nhằm giúp các doanh nghiệp yên tâm hoạt động
Mục I - Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu
Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu thời kỳ 2001-2005 thuộc diện
quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước được ban hành tại phụ lục số
01 của Thông tư này.
Mục II - các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu
1. Đối với hàng hoá xuất khẩu:
Theo qui định của Chính phủ, thời kỳ 2001-2005 không có hàng hoá xuất
khẩu thuộc diện quản lý chuyên ngành của Ngân hàng Nhà nước.
KL: Từ thời kì này Chính Phủ dự báo trung hạn về chính sách trong 5
năm một lần nhằm giúp các doanh nghiệp yên tâm hoạt động.
1.6: Nghị định 12CP -2006
QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH LUẬT THƯƠNG MẠI VỀ HOẠT ĐỘNG MUA
BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ VÀ CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẠI LÝ MUA, BÁN, GIA CÔNG
VÀ QUÁ CẢNH HÀNG HÓA VỚI NƯỚC NGOÀI( nơi ban hành Chính phủ, người
ký Phan Văn Khải )
Nghị định này quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động
mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất,
tạm xuất tái nhập, chuyển khẩu; các hoạt động ủy thác và nhận ủy thác xuất
khẩu, nhập khẩu, đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa.
KL: Việt Nam gia nhập WTO, triển khai luật thương mại mới_ tất cả
những ai có điều kiện xuất khẩu điều được nhà nước cho phép.
1.7: Nghị định 156/2006 QĐ-TTg
Quyết định về đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006-2010 của thủ
tướng chính phủ ngày 30/06/2006 ( nơi ban hành chính phủ, người ký Nguyễn
Tấn Dũng)
Mục tiêu tổng quát: “Phát triển xuất khẩu với tốc độ tăng trưởng cao

và bền vững. Đẩy mạnh đầu tư phát triển sản xuất cao mặt hàng xuất khẩu
Kinh tế thương mại_ĐH KTQD 5

×