Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Xây dựng đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.07 KB, 7 trang )

Xây dựng đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế
Với cách hiểu cơ bản nhất: doanh nhân là người chủ sở hữu hoặc là đại diện chủ
sở hữu tham gia điều hành hoạt động của doanh nghiệp, thì doanh nhân Việt Nam
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đội ngũ các cán bộ chủ
chốt đang được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý các doanh
nghiệp nhà nước, các chủ sở hữu và người điều hành các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác.
Với cách hiểu cơ bản nhất: doanh nhân là người chủ sở hữu hoặc là đại diện chủ
sở hữu tham gia điều hành hoạt động của doanh nghiệp, thì doanh nhân Việt Nam
trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là đội ngũ các cán bộ chủ
chốt đang được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ lãnh đạo và quản lý các doanh
nghiệp nhà nước, các chủ sở hữu và người điều hành các doanh nghiệp thuộc các
thành phần kinh tế khác.
Trong bức thư lịch sử Bác Hồ đã gửi cho giới công thương cách đây hơn 60 năm,
Người viết “việc nước, việc nhà bao giờ cũng đi liền với nhau, nền kinh tế quốc
dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà công thương thịnh
vượng”. Người khẳng định: “Chính phủ nhân dân sẽ tận tâm giúp giới công
thương trong công cuộc kiến thiết”. Những quan điểm đó của Người về vai trò của
doanh nhân, về quan hệ giữa Chính phủ và doanh nghiệp vẫn còn nguyên giá trị
trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển đất nước hôm nay.
Theo tư tưởng của Người, những năm qua, trong công cuộc đổi mới Đảng và Nhà
nước ta đã từng bước tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp,
doanh nhân phát triển. Trong thời kỳ chiến tranh, ở miền Bắc đã xuất hiện nhiều
gương mặt làm công thương nghiệp giỏi. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà
nước ta đã khẳng định: doanh nghiệp, doanh nhân là lực lượng xung kích, là đội
quân chủ lực trong sự nghiệp phát triển kinh tế và hội nhập. Nghị quyết hội nghị


BCH Trung ương Đảng lần thứ 7 (Khóa IX) lần đầu tiên đã nêu yêu cầu xây dựng
đội ngũ doanh nhân Việt Nam bên cạnh nhiệm vụ xây dựng giai cấp công nhân,
nông dân và đội ngũ trí thức. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ X đã đề ra chủ


trương cho phép Đảng viên làm kinh tế tư nhân và nêu yêu cầu xây dựng chiến
lược quốc gia về phát triển doanh nghiệp với mục tiêu cả nước có 500 nghìn doanh
nghiệp vào năm 2010. Có thể nói, công cuộc đổi mới đã từng bước tạo môi trường
thuận lợi khuyến khích tất cả người dân được thể hiện khả năng sáng tạo trong
kinh doanh ở tất cả các lĩnh vực và ngành nghề trong xã hội. ý chí kinh doanh của
người Việt Nam trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, đội ngũ doanh nhân Việt Nam
ngày càng đông đảo và đầy sức sống, nhất là trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế hiện nay.
1. Khái quát thực trạng đội ngũ doanh nhân Việt Nam
Cho đến nay, sau hơn 20 năm đổi mới, chúng ta đã có mội đội ngũ doanh nghiệp
doanh nhân ngày càng đông đảo, với trên 350 nghìn doanh nghiệp và gần 4 triệu
hộ kinh doanh với hàng triệu doanh nhân đã và đang đóng góp tích cực vào sự
nghiệp phát triển kinh tế đất nước. Trong đó, cũng phải khẳng định: khối doanh
nghiệp dân doanh và các hộ kinh doanh cá thể hiện đang tạo 65% số lượng việc
làm phi nông nghiệp và trong tương lai vẫn sẽ là động lực chính để tạo việc làm,
đóng góp tích cực cho tăng trưởng kinh tế và góp phần xóa đói, giảm nghèo bền
vững.
Cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đội ngũ doanh nhân
Việt Nam đã tăng nhanh cả về số lượng lẫn chất lượng, đã hình thành ngày càng
đông đảo tầng lớp doanh nhân trí thức, có khả năng dẫn dắt các doanh nghiệp, các
tập đoàn kinh tế lớn chiếm lĩnh thị trường trong nước và thâm nhập sâu rộng vào
thị trường quốc tế. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam hiện nay đang phát huy vai trò
là lực lượng xung kích trên mặt trận phát triển kinh tế, lãnh đạo doanh nghiệp sản


xuất nhiều của cải cho xã hội, đóng góp cho ngân sách Nhà nước, tạo công ăn việc
làm cho người lao động, thực hiện tốt trách nhiệm xã hội.
Đội ngũ doanh nhân Việt Nam đa dạng về cơ cấu và đang được trẻ hóa dần. Riêng
trong số doanh nhân hoạt động trong khu vực doanh nghiệp, có khoảng trên 25%
số doanh nhân là phụ nữ chủ yếu tập trung vào các ngành như sản xuất thực phẩm,

đồ uống, các dịch vụ bán lẻ, đại lý buôn bán. Nếu như cách đây 10 năm, đa số các
doanh nhân có độ tưổi trung bình từ 45- 55, thì nay phần lớn các doanh nhân ở vào
độ tuổi 35- 44. Doanh nhân thuộc các dân tộc ít người cũng tham gia tích cực vào
công việc kinh doanh. Các doanh nhân chủ yếu tập trung ở hai thành phố lớn là Hà
Nội và thành phố Hồ chí Minh. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam có nguồn gốc công
việc rất đa dạng. Có nhiều doanh nhân đã từng làm việc trong khu vực nhà nước
và trong quân ngũ.
Trong những năm gần đây, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã có những nỗ lực vượt
bậc để vươn tới những chuẩn mực quốc tế đáp ứng yêu cầu hội nhập. Nhiều doanh
nhân đã không ngừng học hỏi nâng cao trình độ, kỹ năng quản lý của mình qua
thực tiễn kinh doanh, qua các chương trình đào tạo, các khóa tập huấn, các chuyến
khảo sát thị trường để trở thành những nhà lãnh đạo doanh nghiệp có bản lĩnh, tự
tin. Các doanh nhân Việt Nam đã tập hợp theo nhiều hình thức như câu lạc bộ,
hiệp hội doanh nghiệp ở các địa phương, hiệp hội ngành nghề, hoặc hiệp hội theo
đặc trưng riêng của mình như hội các nhà doanh nghiệp trẻ, hội đồng doanh nhân
nữ v.v. để liên kết, tập hợp nhằm tăng cường khả năng hợp tác, tương trợ giúp đỡ
lẫn nhau trong công việc kinh đoanh, hướng tới việc hình thành nên những nét đặc
trưng riêng của văn hóa kinh doanh Việt Nam. Đặc biệt, đội ngũ doanh nhân Việt
Nam đã đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện trách nhiệm xã hội, tạo dựng
quan hệ lao động hài hòa, thúc đẩy phát triển kinh tế nông thôn, góp phần xóa đói
giảm nghèo, cải thiện và bảo vệ môi trường.


Tuy nhiên, sự phát triển của đội ngũ doanh nhân Việt Nam vẫn còn nhiều mặt hạn
chế, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phát triển. Đặc biệt là trong tương
quan so sánh quốc tế, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đang bộc lộ một số bất cập
sau đây:
Thứ nhất: Số lượng doanh nghiệp và cũng là số doanh nhân hoạt động trong khu
vực chính thức có đăng ký hoạt động còn ít so với các nước trong khu vực và trên
thế giới. Tính trên đầu người, thì ở Việt Nam bình quân 350 người dân mới có một

doanh nghiệp, thấp hơn rất nhiều so với mức 50 người dân có một doanh nghiệp ở
nhiều nước. Thực tế đó cho thấy khả năng và tiềm năng phát triển theo hướng kinh
tế thị trường ở nước ta còn rất lớn và môi trường kinh doanh cần được tiếp tục đổi
mới và hoàn thiện hơn nữa để tạo điều kiện cho doanh nghiệp và doanh nhân Việt
Nam phát triển.
Thứ hai, trình độ của doanh nhân Việt Nam còn hạn chế, nhiều doanh nhân chủ
yếu trưởng thành từ kinh nghiệm thực tiễn trong kinh doanh, đa số còn thiếu
những kỹ năng cơ bản của doanh nhân. Tỷ lệ doanh nhân có trình độ đại học, cao
đẳng trở lên ở mức thấp (1); trong đó, tỷ lệ doanh nhân có kiến thức về quản trị
doanh nghiệp lại càng thấp hơn. Thiếu đội ngũ doanh nhân chuyên nghiệp đang là
trở ngại lớn cho đất nước trên con đường phát triển, nhất là trong bối cảnh hội
nhập hiện nay.
Thứ ba, các yếu tố như tinh thần doanh nghiệp chưa cao, tầm nhìn và ý chí phát
triển kinh doanh còn hạn chế, sự thiếu sự tin tưởng vào chính sách lâu dài của Nhà
nước, tâm lý ỷ lại, trông chờ ở sự bảo hộ của Nhà nước ở một số doanh nhân cũng
là những cản trở đối với sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp. Trong thời đại
toàn cầu hoá và cạnh tranh cao hiện nay, sự do dự, chậm trễ, thụ động, cùng với
hạn chế về năng lực sẽ đẩy doanh nhân Việt Nam và nền kinh tế Việt Nam tụt hậu
xa hơn, nguy cơ bỏ lỡ thời vận phát triển sẽ ngày càng lớn.


Thứ tư, khả năng lao động sáng tạo trong hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều
doanh nhân hiện nay còn chưa được phát huy để đáp ứng được yêu cầu cạnh tranh
thắng lợi đặt ra trong bối cảnh hiện nay. Bên cạnh đó các khả năng và kỹ năng cần
thiết cho việc hợp tác, liên kết, xây dựng thực tiễn và văn hóa kinh doanh chuẩn
mực, cũng như nhận thức và hành xử của doanh nghiệp đối với các vấn đề lao
động, môi trường và thực hiện trách nhiệm xã hội của một số doanh nhân hiện nay
đang còn hạn chế. Do theo đuổi lợi nhuận bằng mọi giá, trong đời sống kinh tế của
xã hội vẫn còn tồn tại những hành vi xấu, vi phạm pháp luật của doanh nghiệp,
doanh nhân làm tổn hại đến lợi ích của bản thân doanh nghiệp, của cộng đồng

doanh nghiệp và của toàn xã hội.
Thực trạng trên bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân. Đó là, quá trình đổi mới, phát
triển kinh tế, cải thiện môi trường kinh doanh còn chưa hoàn thiện, sự nhìn nhận,
đánh giá và tâm lý của xã hội đối với vai trò của đội ngũ doanh nhân ở đâu đó còn
chưa thực sự đúng đắn, môi trường kinh doanh nói chung, đặc biệt là ở cấp địa
phương ở nhiều nơi còn gây trở ngại đối với sự phát triển của doanh nghiệp, nhất
là với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bản thân đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã có
nhiều nỗ lực vươn lên nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Hiệu quả hoạt động của các hiệp hội
doanh nghiệp còn hạn chế. Không phải tất cả các hiệp hội doanh nghiệp đều có
khả năng tập hợp được tiếng nói của các hội viên và hỗ trợ cho các hội viên trong
ngành, trong khu vực mình. ý kiến đóng góp và phản biện của các doanh nhân qua
các cuộc đối thoại với các cấp chính quyền vẫn chưa được xem xét một các
nghiêm túc và thấu đáo. Đây là cản trở chính khiến cho doanh nhân không phát
huy được tính sáng tạo, chủ động của trong quá trình phát triển doanh nghiệp và
phát triển cộng đồng.
Sự nghiệp xây dựng đội ngũ doanh nhân đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp phát triển
kinh tế và hội nhập phải bắt đầu từ việc tiếp tục hoàn thiện các chính sách, giải


pháp khuyến khích, tạo “lực đẩy” cho doanh nghiệp và doanh nhân, làm cho người
có vốn yên tâm bỏ vốn đầu tư thành lập doanh nghiệp, làm giàu cho mình và cho
đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, doanh nhân và doanh nghiệp rất cần được hoạt
động trên một “sân chơi” bình đẳng, có cơ hội bình đằng trong việc tiếp cận các cơ
hội kinh doanh, nguồn lực, đào tạo, hỗ trợ về nghề nghiệp, được tôn vinh... Chính
sự ra đời đội ngũ doanh nhân năng động, sáng tạo sẽ hình thành hệ thống các
doanh nghiệp đương đầu được với sức ép cạnh tranh ngày một gia tăng khi Việt
Nam hội nhập sâu rộng hơn. Đội ngũ doanh nhân Việt Nam cần phải đông về số
lượng và mạnh về chất lượng. Doanh nhân Việt Nam phải là những doanh nhân
chuyên nghiệp, có bản lĩnh, được trang bị kiến thức kinh doanh đáp ứng được yêu

cầu của phát triển, đồng thời phải có văn hóa kinh doanh, ý thức đầy đủ và thực
hiện tốt trách nhiệm xã hội.
2. Một số giải pháp
Để tạo điều kiện phát triển cho cộng đồng doanh nghiệp và đội ngũ doanh nhân
cần tiếp tục thực hiện những giải pháp sau đây:
- Thứ nhất, làm rõ vai trò và tầm quan trọng của doanh nghiệp, doanh nhân lực
lượng chủ đạo trong hội nhập và phát triển kinh tế của đất nước, tiếp tục cải thiện
môi trường kinh doanh theo hướng tạo thuận lợi tối đa cho hoạt động của doanh
nghiệp.
- Thứ hai, Nhà nước tạo sân chơi bình đẳng cho tất cả các thành phần doanh
nghiệp, tuy nhiên vẫn bảo đảm, trong từng giai đoạn, thực hiện được các chính
sách thích hợp đối với việc phát triển các thành phần kinh tế.
- Thứ ba, bên cạnh việc tiếp tục nâng cao vai trò thực thi nghiêm minh của pháp
luật, quản trị công cần theo hướng minh bạch, hữu hiệu và công bằng, tạo điều
kiện thông thoáng và khuyến khích mọi nguồn lực trong xã hội tham gia vào phát
triển kinh tế. Đặc biệt là các việc cải thiện và đổi mới trong các dịch vụ công đối


với khu vực doanh nghiệp, hướng tới nền hành chính và công vụ hiệu quả phục vụ
sự phát triển của doanh nghiệp, của đất nước.
- Thứ tư, Nhà nước chú trọng bằng thực tiễn cuộc sống đối với việc phát triển
cộng đồng doanh nghiệp dân doanh, tạo điều kiện và cơ hội để cộng đồng doanh
nghiệp dân doanh góp tay cùng với các thành phần kinh tế khác trong việc xây
dựng nội lực kinh tế, cũng như góp phần giải quyết các vấn đề kinh tế của đất
nước. Nếu có được chính sách thực thi đúng đắn đối với việc phát triển khu vực
kinh tế này, thì sẽ giải phóng được tối đa và hiệu quả nhất các nguồn lực trong xã
hội cho phát triển kinh tế.
- Thứ năm, tiếp tục hoàn thiện và vận hành hiệu quả hệ thống thị trường các yếu tố
cần thiết phục vụ cho hoạt động của doanh nghiệp như: thị trường vốn, thị trường
lao động, thị trường các dịch vụ khoa học kỹ thuật và công nghệ, dịch vụ pháp lý,

dịch vụ giáo dục đào tạo, dịch vụ phát triển kinh doanh...
(1) Theo kết quả điều tra mới đây của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, số chủ doanh
nghiệp có trình độ Thạc sỹ trở lên chỉ chiếm 2,99%, đại học 37,82%, cao đẳng
3,56%, trung học chuyên nghiệp 12,33% và 43,3% chủ doanh nghiệp có trình độ
học vấn từ cấp 3 trở xuống.



×