Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Cái bi và nghệ thuật bi kịch của shakespear qua các vở bi kịch rômeô juliet,hămlet,ôtenlô,vua lear,macbeth

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.94 KB, 86 trang )

BỘ GIÁODỤC VÀ ĐÀO TẠO
T
2
4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
T
2
4

KHOA NGỮ VĂN
T
2
4

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
T
2
4

NIÊM KHOÁ 1995 – 1999
T
2
4

MÔN VĂN HỌC PHƯƠNG TÂY
T
2
4

ĐỀ TÀI:


T
2
4

CÁI BI VÀ NGHỆ THUẬT BI KỊCH
CỦA SHAKESPEAR QUA CÁC VỞ
KỊCH RÔMEÔ – JULIET, HA8MLET,
ÔTENLÔ, VUA LEAR, MACBETH
T
2
4

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: GS. LƯƠNG DUY TRUNG
T
2
4

SINH VIÊN THỰC HIỆN: TỐNG THỊ THIỀU HƯƠNG
T
2
4

TP. HỒ CHÍ MINH – 1999
T
2
4

T
2
4



LỜI CẢM ƠN
T
2
4

Em xin cảm ơn thầy Lương Duy Trung- người đã tận tình giúp đỡ và tạo
điều kiện cho em hoàn thành luận văn này.
Nhân đây em xin ngỏ lời biết ơn đến Thầy cô trong khoa ngữ vănđã
không quản nhọc nhằn dạy dỗ em và các bạn trong những năm vừa qua.
Sinh viên: Tống Thị Thiều Hương


MỤC LỤC
MỤC LỤC ............................................................................................................................ 5
T
9
4

T
9
4

PHẦN I:DẪN LUẬN ........................................................................................................... 7
T
9
4

T

9
4

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ................................................................................................. 7

T
9
4

T
9
4

II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ ...................................................................................................... 8

T
9
4

T
9
4

PHẦN II: CHƯƠNG KHẢO LUẬN ................................................................................ 10
T
9
4

T
9

4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ XÃ HỘI LỊCH SỬ ........................................................................ 10
T
9
4

T
9
4

1.1.Thời đại Phục Hưng ............................................................................................. 10
T
9
4

T
9
4

1.2.Nền văn hóa văn nghệ Phục Hưng ....................................................................... 10
T
9
4

T
9
4

1.3. Nước Anh thời Phục Hưng .................................................................................. 12

T
9
4

T
9
4

1.4. Shakespear - cuộc đời và các giai đoạn sáng tác của ông. .................................. 14
T
9
4

T
9
4

CHƯƠNG 2: CÁI BI VÀ NGHỆ THUẬT BI KỊCH CỦA SHAKES PEARE ............ 17
T
9
4

T
9
4

2.1.NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG............................................................................... 17
T
9
4


T
9
4

2.1.1.Cái bi ................................................................................................................. 17
T
9
4

T
9
4

2.1.2. Bi kịch .............................................................................................................. 17
T
9
4

T
9
4

2.1.3. Nguồn gốc của cái bi và bi kịch. ...................................................................... 20
T
9
4

T
9

4

2.1.4. Nghệ thuật bi kịch ............................................................................................ 22
T
9
4

T
9
4

2.2.CÁI BI VÀ NGHỆ THUẬT BI KỊCH CỦA SHAKESPEARE. .............................. 24
T
9
4

T
9
4

2.2.1. Bi kịch của Shakcspeare nguyên nhân và nguồn gốc ....................................... 24
T
9
4

T
9
4

2.2.2.CÁI BI VÀ NGHỆ THUẬT BI KỊCH CỦA SHAKESPEARE QUA TỪNG

VỞ BI KỊCH .............................................................................................................. 26
T
9
4

T
9
4

2.2.2.1. Bi kịch Rômêô và Juliét............................................................................ 26
T
9
4

T
9
4

2.2.2.2. Hămlet - Một sự nghiệp quá lớn đặt trên một đôi vai quá yếu. ................ 37
T
9
4

T
9
4

2.2.2.3. "Ôtenlô " tấn bi kịch về lòng tin tan vỡ. ................................................... 53
T
9

4

T
9
4

2.2.2.4. Vua Lear : Bi kịch của ý thức cá nhân cực đoan ...................................... 65
T
9
4

T
9
4

2.2.2.5. Macbeth .................................................................................................... 74
T
9
4

T
9
4

TỔNG KẾT ........................................................................................................................ 83
T
9
4

T

9
4

5


THƯ MỤC THAM KHẢO ............................................................................................... 88
T
9
4

T
9
4

6


PHẦN I:DẪN LUẬN
. ..oOo...
T
6
4

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
"Trong mỗi con người chúng ta ai cũng chỉ có một lần sinh ra và cũng
chỉ có một lần ra đi mãi mãi vào cõi vĩnh hằng. Nhưng những gì là thơ, là
nghệ thuật luôn luôn sống mãi với thời gian" (Van-goc).
Có lẽ Shakespear và bi kịch của Shakespear là trường hợp như thế . Đã
gần 400 trôi qua, đã trải qua biết bao thế hệ nhưng tên tuổi của Shakespear và

tác phẩm của Shakespear vẫn sống mãi với chúng ta. Những bộ phim, những
vở kịch : Rômeo -Juliet, Hămlet, Otenlô…vẫn không bao giờ ngớt khách dẫu
có chiếu đi chiếu lại đến mấy trăm lần. Giữa Shakespear và chúng ta có biết
bao điều cách biệt cả về "không gian và thời gian. Từ khi Shakespear mất cho
đến nay nhân loại đã tiến lên những bước tiến khổng lồ, thời đại đã bao lần
hưng vong, điều kiện xã hội - chính trị đã bao lần thay đổi, khoa học kinh tế
đạt đến những đỉnh cao chưa từng thấy, văn hóa trải qua một chặng đường
dài.... Những tưởng Shakespear phải xa lạ với con người hiện đại con người
của thế kỷ XX nhưng không Shakespear vẫn sống mãi với chúng ta. Cùng với
sự tiến bộ xã hội, con người biết đến với Shakespear ngày càng nhiều, cách
hiểu về Shakespear ngày càng sâu sắc hơn, sự tiếp thu thẩm mỹ những di sản
của Shakespear ngày càng cao hơn...đó chính là điều kỳ diệu của Shakespear
và những tác phẩm của ông.
Dẫu cho biết bao đổi thay nhưng mỗi thế hệ chúng ta đều tìm thấy trong
mỗi tác phẩm Shakespear một cái gì tha thiết với cuộc sống mình. Shakespear
của Anh cũng như Nguyễn Du của Việt Nam và cũng như các thiên tài khác
chúng ta càng tìm hiểu càng thấy mới, càng thấy ngạc nhiên, càng thấy hay,
càng thấy đẹp. Bởi vì Shakespear đúng như Ben - Jon - xơn, một nhà thơ nhà
7


soạn kịch đương thời với Shakespear đã viết "Shakespear là linh hồn của thời
đại ông không chỉ thuộc về thời đại minh mà thuộc về tất cả mọi thời đại ... tự
anh, anh đã là một đài kỷ niệm, không cần mộ chí anh sẽ sống khi sách anh
còn sống và khi chúng tôi còn đủ trí thông minh để đọc sách anh, ca ngợi
anh".
Xã hội ngày càng phát triển thì cũng đồng thời nảy sinh ra nhiều vần đề
phức tạp khó giải quyết, bên cạnh những tiến bộ cũng còn tồn tại nhiều mâu
thu ẩn khó giải quyết mà "nghệ thuật là tấm gương phản ánh đời sống. Do đó
ngành kịch Việt Nam cưa chúng ta còn phải học hỏi rất nhiều ở Shakespear,

bi kịch Shakespear, nhất là nghệ thuật bi kịch của ông, những sáng tác của
Shakespear vẫn luôn là những đề tài hay và hấp dẫn, càng đi sâu vào nghiên
cứu chúng ta càng thấy cái hay cái đẹp cái ý nghĩa tiềm ẩn trong nó, mà chúng
ta cần phải học hỏi, phải bắt chước ông.
Bộ môn văn học nước ngoài Lớp 10 trường phô thông trung học thì phần
văn học Phục Hưng chiếm một vị trí khá quan trọng, trong đó Shakespear và
bi kịch của ông cũng chiếm một vị trí đặc biệt, số tiết dành cho Shakespear và
bi kịch của Shakespear là không ít.
Shakespear và bi kịch của ông luôn là đề tài mà tôi cảm thấy hứng thú
bởi nội dung, nghệ thuật và ý nghĩa của nó. Chính những điều này đã thúc đẩy
tôi chọn đề tài : "Cái bi và nghệ thuật bi kịch của Shakespear qua các vở bi
kịch Rômeo - Juliet, Hămlet, Otenlô, Vua Lear, Macbeth". Và mong muôn
góp một phần ý kiến của mình về cái bi và nghệ thuật bi kịch của Shakespear.
Tất nhiên trên khuôn khổ hạn hẹp của luận văn này, tôi không thể nêu được
hết tất cả những vấn đề mà bi kịch Shakespear đề cập.
II. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
Ben Jon-Xơn (1573 -1637) một nhà thơ và một nhà soạn kịch nổi tiếng
8


đương thời với Shakespear đã viết về Shakespear "Shakespear là linh hồn của
thời đại. Ông không chỉ thuộc về thời đại mình mà thuộc về tất cả mọi thời
đại... Tự anh, anh đã là một đài kỷ niệm, không cần mộ chí anh sẽ sống khi
sách anh còn sống và khi chúng tôi đủ trí thông minh để đọc sách anh, ca ngợi
anh". Đã hơn ba thế kỷ trôi quan những tác phẩm cua Shakespear vẫn sống
mãi với nhân loại, vẫn được mọi người ngưỡng mộ và yêu mến. Trên thế giới
nhất là từ thế kỷ XIX. Người ta đã viết về Shakespear và kịch Shakespear với
một khối lượng khổng lồ gấp trăm gấp nghìn lần sáng tác của ông. Đã có rất
nhiều nhà nghiên cứu nhà lý luận phê bình, nhà Shakespear học nổi tiếng trên
thế giới nghiên cứu về Shakespear và kịch Shakespear như: Hegel, Mác,

Puskin, Biêlinxky, A.Asmirnov, Khrapptenko, A.Anixt. Các nhà nghiên cứu
đều đưa ra những nhận định đáng giá của riêng mình về thiên tài Shakespear
và đặc biệt kịch Shakespear.
Nhìn chung khi nghiên cứu về Shakespear và bi kịch của Shakespear các
nhà nghiên cứu đều đánh giá rất cao thiên tài nghệ thuật Shakespear. họ điều
thừa nhận Shakespear là một thiên tài nghệ thuật kịch đặc biệt là bi kịch.
Shakespear đã đạt tới đỉnh cao chót vót của nghệ thuật bi kịch "Shakespear là
thiên tài lớn nhất trong những người sáng tạo, nhà thơ tuyệt diệu nhất, điều đó
không còn nghi ngờ gì nữa. Shakespear con người kỳ diệu, con người vĩ đại,
con người không ai sánh nổi đã bắt được mạch đập của vũ trụ" (Biêlinxky).
Với bi kịch Shakespear các phạm trù về cái bi, bi kịch, nghệ thuật bi
kịch, nhân vật bi kịch, số phận bi kịch được mở rộng và nhân cao khái quát
hơn so với những quan niệm cố điên truyền thông. Shakespear đã đưa bi kịch
tính cách lên mức độ cao chưa từng thấy "nhân vật mà Shakespear miêu tả là
nhân

9


PHẦN II: CHƯƠNG KHẢO LUẬN
. ..()()()...
T
6
4

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ XÃ HỘI LỊCH SỬ
1.1.Thời đại Phục Hưng
Thế kỷ XV - XVI ở Tây Âu được gọi là thời đại Phục Hưng trong đó con
người "muốn làm sống lại, muốn tái sinh nền văn hóa cổ đại" - Nền văn hóa
ra đời trước đạo Gia Tô và chưa hề biết đến Thần Học là gì, Kinh viện học là

gì, một nền văn hóa đã đâm hoa kết quả khi chế độ phong kiến chưa hình
thành chưa hề bị trói buộc bởi những xiềng xích của luân lý đạo đức phong
kiến. Nền văn hóa đó coi trọng con người và đời người. Con người thời đại
Phục Hưng muốn tái sinh lại nhưng tinh hoa đó để đấu tranh xây dựng một
cuộc sống mới hoàn toàn khác hẳn cuộc sống con người xưa, một cuộc sống
văn minh và tiến bộ hơn.
Thời đại Phục Hưng là thời đại quá độ từ chế độ phong kiến sang chế độ
tư bản, giai cấp tư sản hình thành đang phản đối lại chế độ phong kiến cả về
hai mặt ý thức và kinh tế. Đây là bước ngoặt lịch sử vĩ đại mang tính chất hai
mặt : một mặt đó là "thời đại cần đến những con người khổng lồ và sản sinh
ra những con người khổng lồ, khổng lồ về tư tưởng, về nhiệt tình về tính cách,
khổng lồ về tài nâng nhiều mặt, về hiểu biết sâu rộng"(Angghen). Thời đại
Phục Hưng là một sự khám phá mới ra vũ trụ và con người. Mặt khác thời đại
Phục Hưng đồng thời là thời đại tích lũy nguyên thủy của chủ nghĩa tư bản
đây là thời đại mà như Mác đã kết luận "đứa trẻ tư bản sơ sinh toát và máu và
dơ bẩn ở tất cả các lỗ chân lông của nó từ đầu đến chân" (Tư bản)
1.2.Nền văn hóa văn nghệ Phục Hưng
Trong lĩnh vực văn học nghệ thuật thời kỳ này đã xuất hiện nhiều tài
10


năng khổng lồ trong đó thế kỷ XV đạt đến trình độ chín muồi của tư tưởng
nghệ thuật. Thế kỷ này đã sản sinh ra ba ngôi sao tiêu biểu nhất trên văn đàn
bây giờ : Rabelais; Cervantes, Shakespear. Văn học Phục Hưng khẳng định
những giá trị to lớn của nền văn hóa Hy Lạp cổ đại, nền văn hóa mà trong đó
nhân phẩm con người được tôn trọng, cuộc đời trần thế được đề cao, hạnh
phúc trần tục được chấp nhận. Văn hóa văn nghệ thời kỳ này lên tiếng chống
lại những quan niệm mà thời trung cổ đề ra. Thời kỳ trung cổ trong đó giáo
hội thiên chúa đóng vai trò quan trọng chi phối toàn bộ sinh hoạt xã hội đã
đưa ra những luật lệ hà khắc đối với con người. Nhà Thờ chủ trương cấm dục,

nền văn học thời trung cổ không có tình yêu nam nữ, quan hệ tình cảm giới
tính cùng không có chỉ có duy nhất mối quan hệ giữa con người với Thiên
Chúa. Nội dung cốt yếu của văn học Phục Hưng là đập tan chủ nghĩa quyền
uy, ngu dân, thần bí, khổ hạnh, cấm dục. Hệ tư tưởng chủ đạo, hạt nhân cơ
bản, điểm xuất phát và qui tụ của toàn bộ nền văn học Phục Hưng là chủ
nghĩa nhân văn.
♦Chủ nghĩa nhân văn : (Humanus) "là toàn bộ những quan niệm đạo đức
chính trị bắt nguồn không phải từ cái gì siêu nhiên, kỳ ảo, từ những nguyên lý
ngoài đời sống nhân loại mà từ con người tồn tại thực tế trên mặt đất với
những nhu cầu, những khả năng trần thế và hiện thực của nó, và những nhu
cầu và những khả năng đó phải được phát triển đầy đủ, phải được thỏa mãn"
(Chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa xã hội - Vôn Ghin).
Nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa nhân văn là giải phóng con người ra
khỏi xiềng xích phong kiến gông cùng của nhà thờ để họ tự do phát triển
những khả năng vô tận của họ. Chủ nghĩa nhân văn trả con người về với thế
giới trần tục để họ tận hưởng những khát vọng khổng lồ về vật chất và tinh
thần của họ.

11


1.3. Nước Anh thời Phục Hưng
Vào thế kỷ XV - XVI nước Anh bước vào một thời đại mới, thời đại tan
rã những quan hệ phong kiến và hình thành những quan hệ tư bản chủ nghĩa
trong đó "giai cấp quí tộc cũ bị tiêu diệt hoàn toàn trong cuộc chiến "hai hoa
hồng" và được thay thế bằng một giai cấp thuộc dòng dõi tư sản (Tiu - đô) và
có khuynh hướng tư sản" (Ang ghen).
Nước Anh đến triều đại Alizabeth, đây là giai đoạn "nước Anh vui vẻ".
Nhưng thực chất của giai đoạn này lại sản sinh ra nhiều vấn đề. Đây là thời kỳ
thắng lợi huy hoàng của nước Anh. Nước Anh chiến thắng "hạm đội vô địch"

của Tây Ban Nha trở thành cường quốc số một ở Châu Âu. Nhưng bên cạnh
đó những cuộc đấu tranh trong nội bộ nước Anh vẫn diễn ra gay gắt : đấu
tranh giữa bọn quí tộc phong kiến cũ với chính quyền chuyên chế và giai cấp
tư sản. Giai cấp tư sản làm giàu trên xương máu và sức lao động của nhân
dân, chúng bóc lộc sức lao động của nhân dân. Đây cũng là thời kỳ nước Anh
phát triển mạnh về ngành công nghiệp, đặc biệt là kỹ nghệ len dạ -cánh đồng
được phá đi trồng cỏ để nuôi cừu, chính điều này người dân đã bị cướp hết
ruộng đất, bị đuổi ra khỏi làng mạc trở thành nhưng kẻ lang thang không nhà
cửa bán sức lao động để kiếm sống. Đây chính là thời kỳ tích lũy nguyên thủy
tư bản của nghĩa của nước Anh. Về mặt tôn giáo đây cũng là thời kỳ nước
Anh xây dựng nền quốc giáo của mình, thoát ly khỏi ách thống trị của giáo
hội La Mã. Quá trình xây dựng Anh quốc giáo cũng là quá trình đấu tranh đổ
máu. Ngay dưới triều Elizabeth các tín đồn theo cơ đốc giáo vẫn nhiều lần nổi
dậy và các cuộc khởi nghĩa đó đều dìm trong biển máu.
Tất cả những chuyển biến về kinh tế, chính trị, xã hội nói trên là cơ sở
tốt cho nước Anh tiếp thu trào lưu nhân văn chủ nghĩa.
* Phong trào văn hóa văn nghệ Anh thời kỳ này phát triển rực rỡ. Nước
Anh trở thành người khổng lồ vượt các nước Tây Âu về triết học, xã hội học,
12


văn học... Như nhà triết học duy vật Bacon (1561 - 1626), nhà xã hội học
không tưởng Thomas More. Về văn học cũng có nhưng đại biểu xuất sắc về
thi ca như : Thomas Nau (1503 - 1542). Phillip Sidney (1552 - 1599),
Edmund Spener (1552 - 1599), của văn xuôi như : John Lyly (1554 - 1606),
Thomas Lodge (1558 - 1628), Robert Green (1558 - 1592), .... Và đặc biệt
phát triển nhất là bi kịch vì trong các loại thể loại văn học kịch là loại hình
nghệ thuật có khả năng phản ánh xã hội hơn cả. Truyền thống kịch dân gian
thời trung cổ bắt gặp phong trào văn học Phục Hưng đã được tiếp thu nguồn
sinh khí mới. Trước William Shakespear bước vào kịch trường nền kịch Anh

có hai khuynh hướng tiêu biểu.
John Lyly và Rober Greene chuyên chú mô tả những cái êm dịu nhẹ
nhàng tinh tế. Đề tài mà họ đề cập thường là những mối tình éo le, trắc trở
trong thần thoại hoặc trong truyền thuyết nhưng với lối văn đối thoại tinh tế ý
vị gây cười nhẹ nhàng. Kịch của Greene có nhiều tính chất bi thảm nhưng kết
thúc thường vui vẽ và chú trọng yếu tố yêu nước.
Thomas Kyd (1558 - 1594) và Christapher Marcovv (1564 - 1593) : chú
trọng mô tả nhưng cảnh rùng rợn đen tối đẫm máu và nước mắt. họ đề cập
đến hai chủ đề hoàn toàn mới mẻ: chủ đề hận thù với những cảnh tràn đầy
nước mắt và máu. Chủ đề khát vọng với những nhân vật có dục vọng ghê
gớm phi thường, khát vọng chinh phục toàn thế giới.
Tliomas Kyd và Marcovv là hai tác giả lớn nhất của kịch trường Anh
trước Shakespear.
Shakespear tiếp thu cả hai khuynh hướng này vận dụng và phát huy hơn
nữa thế mạnh của mỗi xu hướng kết hợp cả hai và tạo ra một phong cách nghệ
thuật kịch đặc sắc làm rạng rỡ cho nền kịch Anh

13


1.4. Shakespear - cuộc đời và các giai đoạn sáng tác của ông.
William Shakespear là : "linh hồn của thời đại, kỳ tài của sân khấu,
Shakespear không chỉ thuộc về thời đại mình mà còn thuộc về tất cả mọi thời
đại" (B. Johnson)
"Shakespear là thiên tài lớn nhất trong những người sáng tạo. Nhà thơ
tuyệt diệu nhất, cái đó không nghi ngờ gì nữa. Shakespear con người kỳ diệu,
con người vĩ đại, con người không ai sáng nổi đã bắt được mạch đập của vũ
trụ" (Biêlinxky) "trang đầu tiên của Shakespear mà tôi được đọc, đã chinh
phục tôi suốt đời, cuộc sống của tôi được nhân lên đến vô cùng" (Goethe).
Shakespear sinh ngày 23 - 4 - 1564 tại Strafor (Anh). Cha là John

Shakespear một công dân giàu làm thị trưởng thường chủ trì các buổi diễn
kịch. Mẹ là Mary Arden, con gái một gia đình có tiếng tăm. Năm 23 tuổi
Shakespear thị trấn quê hương, gia đình lên kinh thành Luân Đôn để tìm một
hướng đi cho hoài bảo của mình. Con đường đến với nghệ thuật của
Shakespear đầy gian khổ. Lúc đầu ông làm chân giữ ngựa ở cổng rạp hát, sau
đó làm người soát vé, nhắc vở, làm diễn viên rồi đến đạo diễn và vinh quang
nhất khi ông trở thành một kịch gia. Trải qua biết bao gian truân chìm nổi
Shakespear đã đạt đến tuyệt đỉnh vinh quang, từ một con người không có
bằng cấp không là quí tộc mà trở thành một nhà soạn kịch nổi tiếng mà cả thế
giới ngưỡng mộ và kính phục. Shakespear mất ngày 23 - 4 -1616. Để lại 40
vở kịch trong đó có những vở được coi là báu vật của kho tàng văn học thế
giới.
Shakespear là kẻ thù của tư tưởng thời trung cổ, của thái độ cuồng tín
trong tôn giáo và tệ phân biệt chủng tộc. Trong các tác phẩm của Shakespear
ông tôn trọng sự bình đẳng, giá trị đạo đức của con người thuộc về tất cả các
giai cấp và mọi chủng tộc. Ông tập hợp tất cả những tinh hoa ưu tú nhất của
các nền văn học : văn học cổ đại, văn học dân gian, văn học Phục Hưng để tạo
14


nên tác phẩm nghệ thuật của mình và đã đưa nó lên tuyệt đỉnh vinh quang của
nghệ thuật. Ông đã tổng hợp được cả hai khuynh hướng bi kịch đương thời là
: tươi tắn nhẹ nhàng và rùng rợn đẫm máu, đồng thời phản ánh được sự
chuyển biến phi thường của thời đại cả cái huy và cái đen tối, cái bi và cái hài
của nó.
Các nhà nghiên cứu thường chia quá trình sáng tác của Shakespear thành
ba giai đoạn:
1 . Giai đoạn thứ nhất (1592 - 1600) : màu xanh của mùa
T
2

3

xuân.
Đây là giai đoạn ra đời của những tác phẩm mang tính lãng mạn, lạc
quan yêu đời mà tiền đề là xã hội lịch sử nước Anh vui tươi dưới triều đại
Elizabeth. về thể loại gồm có : kịch lịch sử, hài kịch và hai vở kịch đó là
Romeo Juliet và Judo Xêđa.
2 . Giai đoạn thứ hai (1601 - 1608) : những cơn giông tố của
T
2
3

mùa hạ
Lúc này sự đoàn kết tạm thời giữa quí tộc và tư sản tan rã hẳn. Trung
thành với tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa Shakespear đoạn tuyệt, dứt khoát hẳn
với ảo tưởng phong kiến đương thời. Ông nhận ra rằng thời kỳ Phục Hưng
đang dần chết. Những nhân vật trên sân khấu của Shakespear thường là những
con người đa diện luôn suy nghĩ băng khoăn để tìm ra ý nghĩa của cuộc sống.
Chưa bao giờ vấn đề ý nghĩa cuộc sống, vấn đề hạnh phúc con người được đặt
ra gay gắt hơn và bắt người ta suy nghĩ nhiều như ở các vở kịch Hămlet,
Otenlô, Macbeth, Vua Lear.
Các vở hài kịch giai đoạn này cũng đượm phần chua chát : Cái gì kết
thúc là cái ấy tốt - 1602 ; Troihis và Cressida (1602)
3. Giai đoan thứ 3 (1608 — 1616) vẻ u buồn của mùa thu.
15


Từ năm 1608 thế lực quân chủ tạm thời thắng thế. Trên sân khấu lối kịch
kiểu cách đáp ứng thị hiếu của quí tộc đã lấn áp những vở kịch của
Shakespear. Ở giai đoạn này Shakespear vẫn quay lại những vấn đề đã đề cập

trước kia nhưng lúc này nội dung phản ánh có phần dịu xuống. Mâu thuẫn
không gay gắt quyết liệt, kết thúc kịch không phải là những cảnh tan nát chết
chóc, đẫm máu như giai đoạn trước mà là một kết thúc vui vẻ đoàn viên .
Qua ba giai đoạn sáng tác này của Shakespear cho thấy : Wiliiam
Shakespear là người tiêu biểu lỗi lạc cuối cùng của tư tưởng nhân đạo thời
Phục Hưng và là người mở đầu cho nền văn học cận đại, đề cao bênh vực
quyền sống quyền tự do yêu đương và những khát vọng của con người.
Shakespear mất đi đã để lại cho kho tàng văn học thế giới những tác phẩm
văn học vô cùng quí báu. Có những tác phẩm của ông như Ronieo Juliet,
Hămlet, Otenlô, Macbetth, Vua Lear được coi là những báu vật của kho tàng
văn học thế giới trải qua thời gian nó vẫn tỏa sáng lấp lánh khiến nhiều người
phải ngỡ ngàng, đã biết bao người, bao thế hệ khám phá nó tìm hiểu nó mà
vẫn không thấy cái hay cái đẹp ẩn dấu trong nó.

16


CHƯƠNG 2: CÁI BI VÀ NGHỆ THUẬT BI KỊCH CỦA
SHAKES PEARE
2.1.NHỮNG KHÁI NIỆM CHUNG
2.1.1.Cái bi
Theo "từ điển thuật ngữ văn học" : "Cái bi là một phạm trù mỹ học phản
ánh một hiện tượng có tính qui luật của thực tế đời sống xã hội, thường diễn
ra trong cuộc đấu tranh không ngang sức giữa cái thiện và cái ác, cái mới và
cái cũ, cái tiến bộ với cái phản động... Trong điều kiện những cái sau còn
mạnh hơn cái trước. Đó sự trả giá tự nguyện cho chiến thắng và sự bất tử về
tinh thần bằng nỗi đau và cái chết của nhân vật chính diện. Cái bi tạo ra một
cảm xúc thẩm mỹ phức hợp bao gồm cả nỗi đau niềm hân hoan lẫn nỗi sợ
khủng khiếp cái bi thường đi liềnvới nỗi đau và cái chết. Song bản thân nỗi
đau và cái chết chưa phải là cái bi.Nỗi đau vài cái chết chỉ trở thành cái bi khi

hướng tới và khẳng định cái bất tử về mặt tinh thần của con người".
Cái bi là cơ sở qui định đặc trưng của xung đột nghệ thuật trong thể loại
bi kịch. Đó là sự xung đột được tạo nên bởi hành động tự do của nhân vật
trong việc thực hiện cái tất yếu mà nó tự thấy trước là không tránh khỏi bị
giẫy chết như nhân vật trong bi kịch anh hùng, hoặc không thấy trước như
trong bi kịch về sự lầm lạc.
2.1.2. Bi kịch
Theo "từ điển thuật ngữ văn học" : "Bi kịch là một loại hình kịch thường
được coi là đối lập với hài kịch. Bi kịch phản ánh không phải bằng tự sự mà
bằng hành động của nhận vật chính trong mỗi xung đột không thể điều hòa
được giữa cái thiện và cái ác, cái cao cả và cái thấp hèn.... diển ra trong một
tình huống cực kỳ căng thẳng mà nhân vật chỉ thoát ra khỏi nó bằng cái chết
17


bi thảm, bằng sự hy sinh mất mát, gây nên những suy tư và xúc động mạnh
mẽ đối với chúng".
Theo Engels : "Bi kịch là sự thể hiện cái xung đột giữa yêu cầu tất yếu
về mặt lịch sử và tình trạng không khả năng thực tế thực hiện yêu cầu đó"
Theo Engels : "Bi kịch là sự thể hiện cái xung đột giữa qui luật khách
quan (nghĩa là không phụ thuộc và chủ quan con người) và và khả năng con
người không thể khắc phục được, không chiến thắng được hoàn cảnh khách
quan. Trong bi kịch cái chết không chỉ là sự hủy diệt, nó còn có nghiã là sự
bảo tồn dưới hình thức biến dạng cái mà trong hình thức có sẵn cần phải bị
tiêu vong".
Theo Arisíote trong nghệ thuật thi ca :
"Bi kịch là sự bắt chước hành động hệ trọng và trọn vẹn nhằm dùng hành
động chứ không phải bằng kể chuyện, bằng cách gây nỗi xót thương và nỗi sợ
hãi để thực hiện sự thanh lọc những nỗi xúc động tương tự... Bi kịch nhằm
miêu tả những con người tốt nhất so với những con người trong thực tế. vì bi

kịch đã miêu tả những con ngươi tốt hơn mọi người nên ta cần bắt chước
những họa sĩ vẽ chân dung giả : tức là khi vẽ người nào đó thì đồng thời với
việc làm cho các bức chân dung giống người được vẽ, họ còn vẽ người đó
thành đẹp hơn thực.
Và Aritxtôphan cho rằng : "Bi kịch và hài kịch đem lên sân khấu nhưng
sự thực xây ra trong đời sống ... Những việc đó đối với chúng ta rất quen
thuộc, những việc đó chúng ta đã sống hàng ngày...".
"Giá trị của bi kịch là sự thanh lọc tình cảm thông qua xót thương và sợ
hãi" (Aritxtot)
Sự thanh lọc tình cảm đó chính là sự giáo dục đạo đức và thẩm mỹ. Còn
sự xót thương và sự sợ hãi theo như Higels và Aritxtot thì sự xót thương có
18


hai nghĩa. Nhưng sự xót thương mà bi kịch nói đến chính là lòng thương chân
chính "lòng thương chân chính là lòng thương cố gắng đồng cảm với cái gì
cao thượng là khẳng định, là cối tử trong con người đang đau khổ" (Heghen).
Nhiều loại bi kịch và các tác giả đã phân chia bi ra làm 6 loại bi kịch :
Bi kịch của cái mới, cái tiến bộ, cái cách mạng còn đang trong thế yếu.
Bi kịch của cái mới, cái tiến bộ, cái cách mạng đang ở trong thế thắng
trong toàn cục nhưng một bộ phận của nó còn lâm vào hoàn cảnh trớ trêu
khiến người anh hùng bị sa cơ và tiêu vong. Đó là bi kịch của các nhân vật bị
chết trước bình minh, cái chết mang tính bi hùng kịch.
Bi kịch của cái cũ là bi của cái đã lật đến trang cuối cùng nhưng chưa
hoàn toàn trở thành xấu xa, phản động, trái lại nó còn có ít nhiều sứ mạng
trước lịch sử mà sớm bị tiêu vong thảm thương
Bi kịch của chính cái xấu là cái cũ thật sự trở thành cái xấu và gây tác
hại khủng khiếp và cần bị trừng phạt nghiêm khắc (...).
Bi kịch của sự nhầm lẫn, của sự kém hiểu biết, của sự ngu dốt "sự ngu
dốt là con quỉ mà chúng ta e rằng nó sẽ còn gây nhiều tấn bi kịch. (Marx).

Bi kịch của khát vọng nảy sinh do mâu thuẫn gay gắt giữa khát vọng
chính đáng và khả năng không thực hiện được. Nó nói lên sự tan vỡ và mất
mát của những gì yêu quí nhất, đáng trân trọng nhất của con người.
Shakespeare không phải là một nhà lý luận. Ông không phát biểu hay
trình bày quan điểm thuần túy của mình về cái bi. Ông đã trình bày quan điểm
của mình về cái bi và bi kịch qua từng vở kịch thông qua lời nói, suy nghĩ
việc làm của từng nhân vật. Quan điểm của Shakespeare về cái bi và bi kịch
rất phong phú và cũng rất độc đáo. Có khi Shakespeare còn đi ngược lại
những khái niệm về bi kịch, những quy luật chung đã định ra. Ví dụ như
19


Aristote cho rằng "bi kịch là sự bắt chước hành động cao thượng" nhận định
trên rất đúng trong các vở bi kịch "Romêô - Juliét", "Hamlét", "Otenlô".
Nhưng chưa thật đúng so với hai vở "Vua Lear" và "Macbeth". Nhưng nhân
vật như Vua Lear và Macbeth không thể xem là "những người tốt nhất so với
nhưng người trong thực tế", mà hai nhân vật này đúng như Lénine đã nhận
định đó là "Hiện tượng phong phú hơn qui luật". Lear và Macbeth trong hai
vở kịch là nhân vật tội lỗi mù quáng ảo tưởng, say mê quyền lực, tràn đầy dục
vọng. Và hành động của họ thì đó không phải là "sự bắt chước hành động
nghiêm túc và cao thượng". Như vậy chúng ta có thể thấy rằng Shakespeare,
một thiên tài, ông xây dựng nhân vật bi kịch của mình bằng cách nhìn cách
đánh giá rất riêng sáng tác chứ không gò bó theo một khuôn mẫu có sẵn. Qua
đó chúng ta có thể thấy rằng cái khái niệm cái bi và bi kịch chỉ đứng trên tổng
thể, với bi kịch truyền thống. Còn đối với bi kịch của Shakespeare thì có lẽ
không một ai có thể đưa ra một khái niệm hoàn toàn chính xác. Chính vì vậy
mà trải qua mấy thế kỷ mà những chàng Romeo, Hămlet, Otenlô, những nàng
Juliét, Dexdeniôna, vẫn được mọi người ngợi khen và ngưỡng mộ.
2.1.3. Nguồn gốc của cái bi và bi kịch.
Cái bi - một phạm trù mỹ học hơn bi kịch - một thể loại văn học. Cái bi

đã xuất hiện trong thần thoại Hy Lạp (hành động đầu tội lỗi thảm khóc
của Oedipe) và trong anh hùng ca Homère (Cảnh chia tay của vợ chồng
Hector khi chàng sắp xông ra chiến trận).
Bi kịch xuất hiện sau cái bi rất lâu. Nó xuất hiện từ khi nhà nước dân chủ
chủ nô Athenes hình thành "Quyền lực tối cao của nhà nước đó là thuộc về
hội đồng nhân dân. Ở đó mọi người dân Athenes có quyền tham gia và phát
biểu (Angels). Nhà nước đã tạo tiền đề cho sự phát triển cá tính, sự trổi dậy
của cá tính. "Nghệ thuật Hy Lạp cổ đại là sự thể hiện của các hình thức đẹp đẽ
của cá tính (Hégel). "Không có dân tự do Hy Lạp thì không thể sinh ra nghệ
20


thuật bi kịch Hy Lạp. Đó là một mệnh đề vô cùng chính xác (Hầu Loại Ngư).
Bi kịch có nguồn gốc từ "bài ca về con dê" do những người giáo đầu các
khúc ca thần rượu nho sáng tác (Aristote) và được hội đồng ca hát trong buổi
lễ tế thần Dionysos.
Thời Hy Lạp cổ đại những khái niệm đơn giản ngây thơ về cuộc đời
không còn nữa. Con người muốn nhận thức, ly gián những mâu thuẫn xung
đột gay gắt của cuộc đời bằng tư tưởng, hành động, cái nhìn thẩm mỹ. Do đó
bi kịch mở rộng chủ đề, đề tài mang ý nghĩa xã hội rộng lớn hơn, cá nhân con
người được đề cao hơn.
Anh hùng ca Momise, bi kịch của Etchyle, Sophơie, Euripiđe ra đời. Các
tác phẩm đều chú ý đến tính bất tử của chất người chân chính, cảm hứng về
sự tái sinh của vẻ đẹp con người đặt dưới một hình thái mới đầy an ủi.
Bi kịch thời trung cổ phuơng Tây mang màu sắc tôn giáo gắn với truyền
thuyết Ađam - Eva, truyền thuyết giáng thế và chịu khổ hình hàng trên thập
giá của Chúa Jesus. Nó không mỹ hóa vẽ đẹp của con người, ca ngợi sự quằn
quại, đau thương của con người bằng triết lý khắc kỷ" (Đỗ Văn Khang- Đỗ
Huy).
Bi kịch phục hưng đặt ra vấn đề nhân sinh và mang tính lý tưởng rõ rệt,

xây dựng xung đột giữa "tính cách khổng lồ và hoàn cảnh khắc nghiệt, khai
thác nhưng cơn lốc dục vọng, quá trình trở thành nạn nhân của dục vọng,
những trở ngại của cuộc sống bên ngoài, phản ánh những mâu thuẫn sâu sắc
giữa lý tưởng nhân văn hướng về tự do, muốn giải phóng con người với thực
tại cuộc sống là con người đang rơi vào siềng xích mới khủng khiếp hơn.
Bi kịch cổ điển cuối thế kỷ xvII phản ảnh mâu thuẫn giữa nghĩa vụ và
dục vọng, phản ánh vấn đề đạo đức công lệ và danh dự. Bi kịch thời này đã
đạt được những giá trị to lớn về mặt nghệ thuật : có đóng góp quan trọng
21


trong nghệ thuật xây dựng tính cách, sử dụng các biện pháp tu từ, nghệ thuật
kết cấu kịch. kịch của Corneille là "Trường học của những tâm hồn cao
thượng".
Bi kịch của thế kỷ ánh sáng phản ánh được sự nồng nhiệt của khát khao,
đam mê căm giận, kiêu hãnh, đau đớn hy vọng, tuyệt vọng của tình yêu và
tuổi trẻ trong việc chiếm lĩnh tư thức làm chủ cuộc đời.
2.1.4. Nghệ thuật bi kịch
Theo Max và Engels (về văn học nghệ thuật), "nghệ thuật bi kịch được
xem xét dựa trên các yếu tố : mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh tính
trọng đại bên trong của nhân vật bi kịch, ý thức đón nhận sự hy sinh của nhân
vật, tính lạc quan và đầy thi hứng của hành động bi kịch.... Bi kịch là một
trong những đỉnh cao của sự sáng tạo thi ca, là loại hình đầy chất triết luận,
phản ảnh sâu sắc các vấn đề trong cuộc sống. vẻ đẹp trong bi kịch là vẻ đẹp
của những kinh nghiệm cay đắng của cuộc sống. Bi kịch về bản chất là ca
ngợi, khẳng định sự bất tử của con người và phát hiện những phẩm chất cao
đẹp anh hùng của nó..."
2.1.5. Nhân vật bi kịch
"Bi kịch là sự trình bày hành động của nhân vật đấu tranh quyết liệt với
những cái đối lập bên ngoài (hoặc bên trong) để tìm cách tự khẳng định mình

theo sự thúc đẩy của chí khí và khát vọng bên trong... Để có hành động thực
sự kịch cần thiết rằng nguyên lý tự do và độc lập cá nhân đã phải thức dậy ít
nhất ý thức tự quyết định, ý muốn tự do và tự mình chịu trách nhiệm về
những hành động của bản thân và hậu quả của nó phải được thức tĩnh dậy
(Higels -Mỹ học)
Mỗi vở bi kịch đều mang một nội dung riêng, xây dựng những nhân vật
với với sự độc đáo riêng của nó. Yếu tố để tạo nên sự độc đáo hấp dẫn của
22


mỗi vở bi kịch là do tính cách của nhân vật quyết định. Nói về tính cách của
nhân vật trong bi kịch Aristote đã nhận xét : "Điều thứ nhất là điều quan trọng
hơn cả là tính cách (nhân vật bi kịch) phải cao thượng "(Aristote -Thi pháp).
"Nhân vật bi kịch là những con người có một mức độ phát triển nhất định vế
chất người, phải được xoa vào người một thứ dầu thánh nào đó để có đủ sức
va chạm với nhưng thế lực bên ngoài hay bên trong " (Hergen). Nhân vật bi
kịch là "một thủ phạm vô tội"
Nhân vật trong bi kịch luôn ý thức được mình tự biết mình phạm lỗi và
tuyên bố rằng mình nhận trách nhiệm về các tội lỗi của mình. Prométhée bị
thần Zeus trừng phạt vì tội đánh cắp lửa thiêng đem xuống cho loài người để
không hề ân hận vì việc mình đã làm.
"Ta cố tình phạm tội, phải, chính ta cố tình phạm tội. Việc đó ta không
chối cải, vì muốn cứu lấy loài người nên ta tự chuốc lấy đau khổ hôm nay"
(Promethée bị xiềng). Otenlô buột lòng giết người mình thương bởi vì chàng
cảm thấy vợ mình đã quá xúc phạm đến danh dự phẩm giá và lòng tin của
chàng. Chàng có đầy đủ lý lẽ để biện minh cho hành động của mình "Ta là kẻ
giết người đáng kính, ta giết người hoàn toàn không phải vì căm giận mà vì
lòng danh dự. (Otenlô).
Theo Aristote "bi kịch là sự bắt chước các hành động cao thượng", "miêu
tả những con người tốt nhất", "đẹp hơn thực". Nhận định này đúng với các vở

bi kịch Prométhee bị xiềng, Antigone, Romeo và Juliet, Hămlet, Otenlô
nhưng trong King Lear và Macbeth của Shakespeare thì chưa thỏa đáng nhất
là Macbeth . Như Lê-nin đã nhận đinh "hiện tượng phong phú hơn qui luật",
Lear và Macbeth là những nhân vật tội lỗi, mù quáng, say mê quyền lực, tràn
đầy dục vọng, những nhân vật này không thể nào được xem là "những con
người tốt nhất so với nhưng con người trong thực tế", cũng như các vở bi kịch
này không "nhằm miêu tả những con người tốt hơn mọi người", và cũng
không là "sự bắt chước các hành động nghiêm túc và cao thượng". Qua đó ta
23


có thể thấy Shakespeare đã đạt đến đỉnh cao của nghệ thuật bi kịch.
2.2.CÁI BI VÀ NGHỆ THUẬT BI KỊCH CỦA SHAKESPEARE.
2.2.1. Bi kịch của Shakcspeare nguyên nhân và nguồn gốc
Giữa lúc ông đang thành công rực rỡ trên hai thể loại : kịch lịch sử và hài
kịch thì ông lại chuyển sang một thể loại mới đó là bi kịch. Bi kịch đã trở
thành đỉnh cao nghệ thuật của Shakespeare. Chính điều này cho chúng ta tài
năng đa dạng của Shakespeare và một cảm quan hết sức nhạy bén của ông.
"Ngay giữa lúc ông muốn công chúng vui cười thỏa thích ông vẫn cảm
nhận được mối nguy cơ đe dọa con người, mưu toan bóp nghẹt tiếng cười gây
nên biết bao cảnh tang tóc đau thương khiên cả máu và nước mắc phải đổ ra
không ít". (Lương Duy Trung - Văn Học Phương Tây - NXBGD 1998).
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến cái bi trong bi kịch của Shakespeare.
Nhưng nguyên nhân sâu xa và chủ yếu đó là xã hội và thời đại. Sự biến
đổi lớn về thời đại đã tác động đến cảm quan Shakespeare. Cảm nhận xã hội
và thời đại của Shakespeare mang tính chất bi quan.
"Chán nản rồi ta kêu gào cái chết
Vì phải nhìn kẻ nghèo trong trơ trụi sinh ra
Thằng vô lại đắm mình trong hoan lạc
Lòng tin trong trắng bị nguyền rủa xót xa

Danh dự cao sang đặt vào nơi tủi hổ.
Tấm lòng trinh nữ bị tan nát dày vò
Sự điên rồ cai quản tài hoa
24


Và chân lý gọi lầm là đơn giản.
(Đoạn kết Hămlet)
Trong bi kịch của mình Shakespeare chỉ rõ cho chúng ta thấy,
nguyênnhân, nguồn gốc dẫn đến bi kịch. Mỗi vở bi kịch Shakespeare đề cập
đến một vấn đề, đề tài riêng. Nhưng cho dù ông đề cập đến những đề tài khác
nhau như thế nào chăng đi nữa thì tất cả các vở bi kịch của ông đều có chung
một nguyên nhân dẫn đến bi kịch đó là : xã hội và thời đại ông đang sống, xã
hội mà Chủ nghĩa tư bản ra đời, đồng tiền lên ngôi làm khuynh đảo mọi "luân
thường đạo lý",... xã hội nảy sinh ra chủ nghĩa cá nhân
"Cái bi trong bi của Shakespeare không chỉ bó hẹp trong một phạm vi
nhất định mà là cái bi bao quát toàn bộ cuộc sống trong nhưng biểu hiện đa
dạng nhất của nó". (A.Anixt).
"Những xung đột mang tính chất bi kịch trong bi kịch của Shakespeare
có nguồn gốc từ xã hội nhưng những bi kịch trong bi kịch của Shakespeare
thuộc về con người" (A.Anixt). Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến cái bi trong bi
kịch của Shakespeare đó là những dục vọng cá nhân. Nguồn gốc tất cả nhưng
gì xảy ra trong bi của Shakespeare là tính hành động và ước vọng của con
người. A.Anixt khi tìm hiểu về bi kịch của Shakespeare đã khái quát : "không
có một cái gì phụ thuộc vào thiên nhiên mà lại là nguyên nhân của cái bi trong
Shakespeare. Cái gì ở ngoài ý chí con người có thể là thảm khốc nhưng không
thể là bi kịch. Cái bi trong Shakespeare chỉ có một nguồn gốc cuộc sống trần
thế của con người và chủ yếu là sự xung đột quyền lợi của con người theo
đuổi nhưng mục đích phù hợp với cá tính và ham muốn riêng".
Trong tất cả các vở bi kịch của Shakespeare đều xuất hiện cái ác. Cái ác

ngoài yếu tố khách quan Shakespeare còn chỉ ra rằng cái ác được sinh ra từ
chính những ham muốn thấp hèn ích kỷ của con người - muốn chiếm đọat của
cải vật chất. Cũng có khi cái ác còn có nguồn gốc khác không phải nằm trong
25


những ham muốn vật chất mà còn cả trong những ham muốn tinh thần của
con người, đôi khi những ham muốn tốt, những nguyên nhân cao quí lại là
nguyên nhân dẫn đến hậu quả tai hại trong bi kịch của Shakespeare.
Cách thể hiện của Shakespeare về cái bi không hình thành ngay một lúc.
Nó phát triển đồng thời với nhưng mặt khác nhau trong sáng tác của ông...
2.2.2.CÁI BI VÀ NGHỆ THUẬT BI KỊCH CỦA SHAKESPEARE
QUA TỪNG VỞ BI KỊCH
2.2.2.1. Bi kịch Rômêô và Juliét
Rômêô và Juliét là vở bi kịch đầu tay của Shakespeare ra đời vào cuối
giao đoạn sáng tác thứ nhất, giữa lúc mà Shakespeare đang gặt hái được nhiều
thành công trên hai thể loại lịch sử và hài kịch. Rô mèo và Juliét tuy là bi kịch
nhưng vẫn mang màu xanh của mùa xuân. vở kịch tuy kết thúc bằng cái chết
của đôi trai gái yêu nhau, nhưng tác phẩm vẫn mang tính chất lãng mạng, lạc
quan, yêu đời. Theo ý kiến của các nhà nghiên cứu thí tác phẩm được viết vào
khoảng 1594 - 1595. Viết vở kịch này Shakespeare đã dựa theo một truyện
bằng văn vần (khoảng 3000 câu) của một nhà thơ trẻ người Anh là Athur
Brooke, xuất bản 1560. Brooke sáng tác dựa theo một truyện bằng văn xuôi
do Matteo Bandello (Ý) viết, xuất bản khoảng 1535 và của Adrien Sevin xuất
bản 1542... Mỗi người viết hoặc dịch đều thêm thắt sửa đổi theo ý mình để
câu chuyện thêm hấp dẫn. Nhưng chỉ đến Shakespeare thì câu chuyện tình của
đôi bạn tình thành Veron mới được lưu lại cho hậu thế.
Rômêô và Juliét là bản tình ca bất tử ca ngợi sức mạnh của tình yêu đã
chiến thắng oán thù, và cả những thế lực đen tối trong xã hội. Nội dung vở
kịch xoay quanh mối tình say đắm mãnh liệt của đôi trai gái thành Veron là

Rô mèo và Juliét. Rômêô và Juliét là đôi trai gái được sinh ra từ hai gia đình
có oán thù nhau từ lâu đời. "Mối thù sâu sắc đến nỗi kể cả hai họ, thâm chí
26


giai nhân hai gia đình gặp nhau là có chuyện cãi cọ hoặc chém giết nhau".
Nhưng thật bất ngờ cuộc gặp gỡ giữa đôi trai gái này lại diễn ra như một
"định mệnh", như một mối "duyên tiền định".
Một đêm tộc trưởng Cupulet mở dạ yến. Romeo, con trai của tộc trưởng
Montagui, đang say mê Rodalin, một cô gái trong họ Cupulet, nên cùng vài
người bạn đeo mặt nạ đến dự buổi dạ yến này để gặp Rodalin. Nhưng khi đến
nơi Romeo gặp Juliet con tộc trưởng Capulet, và hai người đã yêu nhau say
đắm từ ánh mắt đầu tiên.
Nửa đêm hôm đó, sau khi tiệc tan họ đã gặp nhau và hai người " trao
nhau lời thề chung thủy".
Sáng hôm sau, Romeo tới gặp cha linh hiến là tu sĩ Lôrân và yêu cầu tu
sĩ làm phép cưới cho hai người. Tu sĩ ưng thuận vì hy vong rằng “mối duyên
lành này sẽ làm mối hận thù giữ hai họ đổi thành tình sâu nghĩa nặng ”.
Nhưng cùng ngày hôm đó đã xảy ra một chuyện không hay. Tibân
(Tybalt), anh họ Juliet, gặp Romeo và buông lời hỗn xược, Romeo nhịn
nhưng bạn Romeo là Mêkiuxio thì bực tức và đánh nhau với Tibân. Thừa lúc
Romio len vào giữa để can, Tibân đâm chết Mêkiuxio. Để báo thù cho bạn
Romeo đã đâm chết Tibân. Vương chủ thành Vêsora kết án Romeo phải đày
khỏi thành Vêsona.
Sau khi giết Tibân, Rômeo trốn trong phòng tu sĩ Lôrân. Nhờ sự an ủi và
khuyên bảo của tu sĩ và nhờ sự giúp đỡ của vú nuôi Juliet, Romeo ngay đêm
đó đã tới để gặp nàng và từ biệt nàng.
Khi Romeo ở nhà cha Juliet ép nàng phải lấy một thanh niên quý tộc là
bá tước Parit, Juliet không muốn làm vợ Parit nên đã nhờ tu sĩ Lôrân nhờ giúp
đỡ. Lôrân cho nàng uống một liều thuốc ngủ để nàng giả vờ chết, đợi Romeo

trở về. Tưởng Juliet, Romeo từ nơi lưu đày lén trở về Veron. Chàng có mang
27


×