Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Đánh giá hiệu quả đầu tư đổi mới công nghệ của Tân Hiệp Phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.46 KB, 21 trang )

Môn: Quản Lý Công Nghệ
GVHD: Kiều Thị Hường

Nhóm 1
LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như hiện nay, các doanh nghiệp cần
tìm cho mình một hướng đi đúng để có thể tồn tại và phát triển. Và đổi mới công
nghệ cũng là một trong những hướng đi đúng có thể mang lại cho các doanh nghiệp
những thành công lớn. Đổi mới công nghệ là một tiến bộ về công nghệ mà nhờ chúng
sản phẩm sản xuất ra sẽ có năng suất cao hơn, chất lượng tốt hơn, chi phí thấp hơn do
đó sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh công ty về giá thành hay sự khát biệt về sản phẩm.
Vậy đổi mới công nghệ là gì?
Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, nhóm chúng tôi đã đi đến lựa chọn đề tài : “Đánh
giá hiệu quả đầu tư đổi mới công nghệ của Tân Hiệp Phát”


Nội dung nghiên cứu gồm 3 phần:
 Phần 1: Cơ sở lý luận
 Phần 2: Thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ của Tân Hiệp phát
 Phần 3: Giải pháp

Trang 1


Môn: Quản Lý Công Nghệ
GVHD: Kiều Thị Hường
Nhóm 1
ĐỀ TÀI: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ CỦA TẬP
ĐOÀN TÂN HIỆP PHÁT
PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN


1.1

Công nghệ và đổi mới công nghệ
1.1.1 Công nghệ
Công nghệ là một hệ thống, phương tiện, phương pháp, kỹ năng, kỹ
xảo của con người, ứng dụng những quy luật khách quan của tự nhiên của
xã hội của tư duy tác động lên các đối tượng vật chất nhằm tạo ra sản phẩm
thỏa mãn cho nhu cầu con người.
1.1.2 Đổi mới công nghệ
Đổi mới công nghệ là một tiến bộ về công nghệ, tiến bộ này dưới
dạng một phương pháp mới về sản xuất, một kỹ thuật mới về tổ chức, quản
lý, marketing, mà nhờ chúng sản phẩm sản xuất ra sẽ có năng suất cao hơn,
chất lượng tốt hơn, chi phí thấp hơn do đó sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh
công ty về giá thành hay sự khác biệt về sản phẩm. Vậy đổi mới công nghệ



là gì?
Đổi mới công nghệ được hiểu là việc thay thế phần quan trọng (cơ bản, cốt
lõi) hay toàn bộ công nghệ đang sử dụng bằng một công nghệ khác tiên tiến



hơn, hiệu quả hơn.
Đổi mới công nghệ có thể chỉ nhằm giải quyết các bài toán tối ưu các thông
số sản xuất như năng suất, chất lượng, hiệu quả…(đổi mới công nghệ quá
trình) hoặc có thể nhằm tạo ra một sản phẩm, dịch vụ mới phục vụ thị




trường (đổi mới công nghệ sản phẩm)
Đổi mới công nghệ có thể là đưa ra hoặc ứng dụng những công nghệ hoàn
toàn mới (ví dụ sáng chế công nghệ mới) chưa có trên thị trường công nghệ
hoặc là mới ở nơi sử dụng nó lần đầu và trong một hoàn cảnh hoàn toàn
mới (ví dụ, đổi mới công nghệ nhờ chuyển giao công nghệ theo chiều

1.2

ngang).
Nhận thức về đổi mới công nghệ
Trang 2


Môn: Quản Lý Công Nghệ
GVHD: Kiều Thị Hường
Nhóm 1
1.2.1 Đổi mới công nghệ là tất yếu:
Công nghệ là một sản phẩm của con người và nó tuân theo quy luật
chu kỳ sống của sản phẩm. Tức là nó được sinh ra, phát triển và cuối cùng
là suy vong. Bất kỳ một nhà quản lý nào mà không có những hoạt động
nhằm không ngừng đổi mới công nghệ của mình thì chắc chắn hệ thống
công nghệ của họ sẽ bị đào thải, sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp
đó sẽ bị đe dọa. Đổi mới công nghệ là tất yếu và phù hợp với quy luật phát
triển.
Lý do đổi mới công nghệ:
+ Công nghệ cũ lạc hậu.
+ Nhu cầu thay đổi.
+ Tăng sức cạnh tranh.
+ Các phát minh mới của khoa học kỹ thuật.
+ Do cạn kiệt về tài nguyên

+ Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu.
Tính tất yếu của đổi mới công nghệ còn do các lợi ích khác nhau cho
doanh nghiệp đổi mới cũng như cho toàn bộ xã hội nói chung.
Các lợi ích của đổi mới công nghệ đối với cơ sở đổi mới công nghệ:
 Cải thiện nâng cao chất lượng sản phẩm
 Duy trì và củng cố thị phần
 Mở rộng thị phần của sản phẩm
 Mở rộng phẩm cấp sản phẩm, tạo thêm chủng loại sản phẩm
 Đáp ứng được các quy định, tiêu chuẩn, luật lệ
 Giảm tiêu hao nguyên vật liệu, năng lượng
 Cải thiện điều kiện làm việc, nâng cao độ an toàn sản xuất
 Giảm tác động xấu đối với môi trường sống.
1.2.2 Cơ sở của đổi mới công nghệ
Ngày nay quá trình đổi mới công nghệ gắn liền với sự phát triển của
khoa học, thành tựu của khoa học đó chính là cơ sở của đổi mới công nghệ.
Sự tăng trưởng theo quy luật hàm số mũ của các phát minh và sáng chế
hiện nay đã rút ngắn chu kỳ của vòng đời đổi mới công nghệ. Phát minh là
việc tìm, khám phá ra những hiện tượng, quy luật của tự nhiên và xã hội
nhờ đó làm thay đổi cơ bản nhận thức của con người, còn sáng chế là việc

Trang 3


Môn: Quản Lý Công Nghệ
GVHD: Kiều Thị Hường
Nhóm 1
làm ra những cái mới chưa từng có trong tự nhiên và xã hội (sáng chế là
việc áp dụng các phát minh lần đầu).
Vì sáng chế có khả năng áp dụng nên nó có ý nghĩa thương mại và
được cấp bằng sáng chế, có thể mua bán patent hoặc ký các hợp đồng cấp

giấy phép sử dụng cho người có nhu cầu và được bảo hộ quyền sở hữu
công nghiệp.
Sáng chế có 2 loại. Sáng chế kế tiếp và sáng chế không kế tiếp. Sáng
chế không kế tiếp là cùng với việc tạo ra sản phẩm mới là việc tạo ra hành
vi tiêu dùng mới còn sáng tiếp kế tiếp thì ngược lại. chẳng hạn như sự ra
đời của các thế hệ vô tuyến màu đời mới là các sáng chế kế tiếp. Còn bản
thân chiếc vô tuyến đầu tiên lại là sáng chế không kế tiếp. Đổi mới công
nghệ phải sử dụng được các phát minh và sáng chế thì mới có hiệu quả.

1.2.3


Phân loại đổi mới công nghệ
Từ những năm 1950, các nhà kinh tế học tân cổ điển đã nhận thức
được vai trò của công nghệ. Các nhà khoa học đã khẳng định chính
đổi mới công nghệ đã giúp cho nền kinh tế, một mặt thoát khỏi tình



trạng lợi tức giảm, mặt khác đạt được tỷ lệ trang trưởng dài hạn.
Nếu đổi mới công nghệ có thể giúp nhà sản xuất tạo ra cùng một
lượng sản phẩm nhưng tiết kiệm vốn nhiều hơn tiết kiện lao động,
trong trường hợp này người ta gọi là đổi mới công nghệ tiết kiệm



vốn.
Nếu đổi mới công nghệ tiết kiệm lao động nhiều hơn tiết kiệm vốn
thì đổi mới công nghệ được gọi là đổi mới công nghệ tiết kiệm lao




động.
Trong trường hợp đổi mới công nghệ có tác dụng tiết kiệm cả hai
yếu tố cùng một tỷ lệ, thì đổi mới công nghệ được gọi là trung tính.
Trang 4


Môn: Quản Lý Công Nghệ
GVHD: Kiều Thị Hường
Nhóm 1
• Cũng có cách phân loại đổi mới công nghệ phần cứng và đổi mới
công nghệ phần mềm.
1.2.4 Một số xu thế ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ
1.2.4.1
Xu thế hợp tác quốc tế
Xu thế này nhấn mạnh vào tầm quan trọng của sự hợp tác trong khoa
học – công nghệ giữa các quốc gia, một quy luật tất yếu của sự phát triển. Sự
hợp tác rất đa dạng như thông qua các ấn phẩm xuất bản (sách, báo, tạp chí…)
trên phạm vi toàn thế giới.
Một dạng khác của xu thế hợp tác quốc tế mới xuất hiện gần đây một
cách đều đặn đó là các hoạt động liên ngành, đặc biệt mối quan hệ hữu cơ giữa
các trường đại học và khu vực công nghiệp ngày càng trở nên quan trọng.
Đối với các quốc gia đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng thì
mối quan hệ liên kết giữa R & D với các khu vực sản xuất càng lỏng lẻo, các
cơ quan R & D không nhận thức được nhu cầu thực sự của quốc gia do đó vai
trò của R & D trong đổi mới công nghệ nói riêng và phát triển kinh tế của quốc
gia nói chung là chưa được phát huy. Tuy nhiên ở Việt Nam trong thời gian
gần đây nhờ vào những chính sách khuyến khích ứng dụng các đề tài khoa học
vào thực tiễn sản xuất kinh doanh của chính phủ thì mới quan hệ đó đang dần

được cải thiện và trở nên hữu cơ hơn.
1.2.4.2
Xu thế thứ hai liên quan đến bản chất của sản phẩm và
quy trình
1.2.4.3
Xu thế thứ ba
Xu thế thứ ba liên quan tới sự xuất hiện của một ngành công nghệ non
trẻ ( so với các công nghệ truyền thống) đó là công nghệ thông tin. Sự xuất
hiện và phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin mà đặc biệt quan trọng
là công nghệ máy tính, Internet, và công nghệ mạng đang làm thay đổi tất cả
các loại hình công nghệ của loài người nó tạo ra con đường phát triển hoàn
toàn mới cho tất cả các công nghệ.

Trang 5


Môn: Quản Lý Công Nghệ
GVHD: Kiều Thị Hường

1.2.5

Nhóm 1

Quá trình đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp
Với một doanh nghiệp, sơ đồ khối điển hình của quá trình đổi mới
công nghệ được thể hiện ở hình 1.1 bên dưới:

N
Nảy sinh ý
đồ


Xác định khái
niệm

Phân tích kỹ
thuật
Phê chuẩn

Phân tích thị
trường

Kế hoạch kinh
doanh

Loại bỏ

Sản xuất và
Kiểm định
Triển khai
thương mại
thông qua thị
hóa
trường
Hình 1.1 Các bước điển hình đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp.
Các bước trong sơ đồ có thể minh họa như sau:
- Nảy sinh ý đồ:
Ghi nhận nhu cầu, tìm cách đáp ứng nhu cầu đó, phân tích các giải pháp,
-

chọn giải pháp tốt nhất và tiêu chuẩn lựa chọn, đề đạt thực thi.

Xác định khái niệm
Xác định khái niệm sản phẩm hay dịch vụ, định mục tiêu kỹ thuật và ưu

-

tiên, dự kiến kết quả thực hiện.
Phân tích thị trường
Xác định thị trường, phân tích nhu cầu hiện tại và tương lai, tìm hiểu

-

khách hàng, tìm hiểu đối thủ cạnh tranh, xác định cơ hội.
Phân tích kỹ thuật
Trang 6


Môn: Quản Lý Công Nghệ
GVHD: Kiều Thị Hường
Nhóm 1
Các nguông lực cần thiết, nguồn lực sẵn có, lịch trình triển khai.
- Kế hoạch kinh doanh
Phân tích ma trận SWOT, phân tích kinh tế, vốn, triển vọng chiến lược.
- Phê chuẩn:
Phê chuẩn của cấp quản lý cao nhất của công ty, các phê chuẩn khác.
- Triển khai:
Sản xuất thử: kiểm định, thử nghiệm
Marketing: kiểm định trên thị trường, chiến lược giới thiệu ra thị trường,
Marketing đổi mới, xác định thời gian, đo lường sự phản ứng của thị
-


-

1.3

trường.
Sản xuất và thương mại hóa:
Sản xuất đại trà, hoàn thiện công nghệ, xây dựng hệ thống vận chuyển
tới các đại lý, kho tàng…
Loại bỏ: do sự lỗi thời hay vấn đề môi trường…

Đánh giá hiệu quả đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp
1.3.1 Hiệu quả đổi mới công nghệ
Một số nước trong khối ASEAN, khi đánh giá kết quả đổi mới công
nghệ đã sử dụng chỉ tiêu hiệu quả đổi mới công nghệ:
LỢI ÍCH
HQ =
CHI PHÍ
VA2 – VA1
=
CT + CH + C1 + C0

Trang 7


Môn: Quản Lý Công Nghệ
GVHD: Kiều Thị Hường
Nhóm 1
Trong đó lợi ích của đổi mới được đánh giá thông qua so sánh giá trị gia
tăng của doanh nghiệp trước và sau khi đổi mới. Các chi phí cho đổi mới
thể hiện ở các chi phí đầu tư cho 4 thành phần công nghệ:

CT : chi phí đổi mới phần kỹ thuật
CH : chi phí đào tạo nhân lực cho kỹ thuật mới
C1 : chi phí cho thông tin, tư vấn, bí quyết
C0 : chi phí cải tạo bộ máy quản lý.
Phương án này đơn giản,song chỉ đánh giá được tác động của đổi mới đối
với 4 thành phần của công nghệ mà không phản ánh được tác động của sự
thay đổi các yếu tố đầu vào, trong kết quả của đổi mới.

1.3.2

Hiệu quả tổng hợp của đổi mới công nghệ

KA

KB

A

B
Q = const

LB

LA

L

Hình 1.2 đổi mới công nghệ làm dịch chuyển đường đẳng lượng.
Trên hình 1.2 ta thấy điểm A (L A; KA) là trạng thái công nghệ thích hợp ở thời
điểm chưa đổi mới. Sau đổi mới trạng thái mới là điểm B (LB; KB), ta có:

Trang 8


Môn: Quản Lý Công Nghệ
GVHD: Kiều Thị Hường

Nhóm 1
KB < KA
LB < LA

Điều đó chứng tỏ trạng thái công nghệ sau đổi mới sẽ sử dụng một lượng
đầu vào ít hơn so với lượng trạng thái công nghệ chưa đổi mới. Hay nói cách
khác, nhờ đổi mới đã giảm các nhân tố đầu vào tức là đã làm giảm chi phí sản
xuất do đó làm tăng hiệu quả cho sản xuất, mang lại lợi nhuận cao hơn cho nhà
sản xuất.

Trang 9


Môn: Quản Lý Công Nghệ
GVHD: Kiều Thị Hường
Nhóm 1
Phần II: Thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ của tập đoàn Tân Hiệp
Phát
2.1 Tổng quan về thị trường nước giải khát Việt Nam
Trong những năm gần đây, thị trường nước giải khát Việt Nam trở nên rất
sôi động, lượng tiêu thụ tăng mạnh. Theo dự báo, đến năm 2012, tổng lượng
đồ uống bán lẻ ở Việt Nam sẽ tăng gần 50% so với năm 2007. Vì vậy, thị
trường nước giải khát Việt Nam rất hấp dẫn đối với nhiều doanh nghiệp
trong nước và cả nước ngoài.

Hiện nay, số lượng các doanh nghiệp hoạt động trên thị trường nước giải
khát khá đông với việc tung ra thị trường ngày một nhiều hơn những sản
phẩm chất lượng, mẫu mã, hương vị thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu
dùng và chiếm được thị phần cao. Trong khi đó, nhu cầu sử dụng hàng hóa
của người tiêu dùng Việt ngày càng khắt khe. Họ đòi hỏi sản phẩm phải đạt
chất lượng cao, đáp ứng nhiều tiêu chuẩn để nâng cao chất lượng cuộc sống
của mình. Nhìn xa trông rộng hơn , sản phẩm Việt phải có những “phẩm
chất” quốc tế để hội nhập. Tất cả những thúc bách hợp lý đó buộc các
doanh nghiệp Việt Nam phải đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng sản
phẩm, giảm giá thành … giúp các doanh nghiệp có thể đứng vững và tăng
khả năng cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường này và đáp ứng tốt
nhất nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.

2.2

Thực trạng đầu tư đổi mới công nghệ của Tân Hiệp Phát
2.2.1 Tổng quan về Tân Hiệp Phát
Trang
10


Môn: Quản Lý Công Nghệ
GVHD: Kiều Thị Hường
Nhóm 1
Trụ sở chính : Tọa lạc tại 219 quốc lộ
13,huyện Thuận An ,tỉnh Bình Dương,Việt
Nam. Có quy mô nhà máy sản xuất rộng
hơn 110.000m2,với các thiết bị, dây chuyền
công nghệ nghiên cứu và sản xuất hiện đại



bậc nhất Đông Nam Á.
Được thành lập từ năm 1994 với tiền thân
là nhà máy bia Bến Thành, Tân Hiệp Phát
(THP) đã vươn vai trở thành tập đoàn nước giải khát hùng mạnh với những
dòng sản phẩm có lợi cho sức khoẻ. Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp tiên
phong trong việc thay đổi thói quen giải khát của người dân Việt Nam: thân
thiện hơn với thức uống đóng chai có lợi cho sức khỏe. Các sản phẩm như
Trà xanh Không Độ, Trà thảo mộc Dr.Thanh, nước tăng lực Number 1, sữa
đậu nành Number 1 Soya,…đang là những thương hiệu hàng đầu trên thị
trường, đã chứng tỏ được Tân Hiệp Phát luôn đi đầu trong việc tiếp cận và



hiểu rõ những nhu cầu luôn thay đổi của người tiêu dùng.
Đứng trước những đòi hỏi ngày càng cao của người tiêu dùng Việt và sức ép
cạnh tranh ngày càng gay gắt của các đối thủ cạnh tranh trong thị trường
nước giải khát, Tân Hiệp Phát vẫn có thể đứng vững và chiếm lĩnh được thị
trường nước giải khát. 17 năm xây dựng và phát triển, Tân Hiệp Phát luôn
được đánh giá là một trong những doanh nghiệp kinh doanh phát triển, an
toàn, hiệu quả, đóng góp đáng kể vào sự phát triển của ngành công nghệ
thực phẩm Việt Nam và đang bước đi vững chắc để từng bước hội nhập,



vươn ra thị trường thế giới.
2.2.2 Đầu tư đổi mới công nghệ của Tân Hiệp Phát
2.2.2.1 Đổi mới cơ sở vật chất
Tân Hiệp Phát tự hào là một trong những đơi vị trong nước sở hữu nhiều
công nghệ sản xuất, dây chuyền hiện đại nhất Việt Nam như dây chuyền

chiết lạnh vô trùng Aseptic, dây chuyền sản xuất bia tươi…
Trang
11


Môn: Quản Lý Công Nghệ
GVHD: Kiều Thị Hường
Nhóm 1
- Năm 1996: chuyển đổi công nghệ, nhập dây chuyền sản xuất
nước giải khát lên men và sữa đậu nành. Liên tục cải tiến công



-

nghệ và quy trình kỹ thuật, sản xuất bia hơi, bia chai.
Năm 2000: xây dựng nhà máy bia hiện đại với dây chuyền sản

-

xuất hoàn toàn tự động của Đức.
Năm 2004: sản xuất sữa đậu nành với công nghệ tách vỏ tiên tiến

-

của Nhật Bản, lần đầu tiên áp dụng tại Việt Nam.
Năm 2005: dây chuyền Trà xanh không độ, dây chuyền Aseptic.
Nhà máy bao bì riêng để phục vụ cho việc cung ứng các mẫu mã

bao bì đa dạng cho mình và thị trường.

THP đã mạnh dạn đầu tư chi phí rất lớn cho những dây chuyền công nghệ
sản xuất Châu Âu hiện đại bậc nhất thế giới, với công suất 60.000 chai/giờ,
đáp ứng năng lực sản xuất mạnh mẽ để cung ứng liên tục cho thị trường.
Phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm được xem là trung tâm khoa học và
ứng dụng phát triển chuyên biệt, từ việc hình thành ý tưởng sản phẩm, thử
nghiệm kiểm chứng và đưa vào sản xuất thực tiễn, trên tinh thần sáng tạo,
khác biệt, đột phá.

Trang
12


Môn: Quản Lý Công Nghệ
GVHD: Kiều Thị Hường
Nhóm 1
• Công nghệ Aseptic với thiết bị hiện đại được thực hiện khép khín trong
điều kiện vô trùng. Trong đó, bán thành phẩm sau khi tạo ra phải đưa qua
hệ thống UHT (siêu thanh trùng). Ngoài ra, nắp chai,vỏ chai, bao bì cũng
phải qua hệ thống vô trùng. Kể cả các trang thiết bị sản xuất hỗ trợ để tạo
ra sản phẩm cũng được vô trùng. Công nhân khi vào phòng chiết phải đạt
tiêu chuẩn vệ sinh để đảm bảo tốt nhất vấn đề an toàn vệ sinh khi sản xuất.
Hơn nữa, dây chuyền chiết lạnh Aseptic còn có khả năng giữ lại cao nhất
các chất dinh dưỡng cần thiết trong nguyên liệu tự nhiên. Công nghệ trang
thiết bị hiện đại không chỉ giúp THP thực hiện mục tiêu sản xuất “sạch” mà
còn hướng đến mục tiêu sản xuất “xanh”. Hiện nay, hệ thống kiểm soát
chất lượng của THP cũng rất quan tâm đến môi trường. THP đã quan tâm
đầu tư theo quy trình sản xuất sạch hơn bằng cách cải tiến liên tục quá trình
sản xuất công nghiệp, tiết kiệm nguyên vật liệu, loại trừ các nguyên liệu
độc, giảm lượng và độ độc của các dòng thải trước khi đi ra khỏi quá trình
sản xuất.




Khi xây dựng nhà máy mới tại tỉnh Bình Dương năm 2001, Tân Hiệp Phát
đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải hiện đại của Italia trị giá 3
triệu USD và đưa vào hoạt động năm 2004. Toàn bộ nước thải của nhà máy
đều được thu gom về hệ thống, được xử lý theo phương pháp vi sinh kết
hợp với lắng lọc trước khi xả ra môi trường. Đây là một trong những hệ
thống xử lý nước thải hiện đại tại Việt Nam đã đạt QCVN 24:2009 (Quy
chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp) và đạt COD (Chemical
Oxygen Deman – nhu cầu oxy hóa học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa
các hợp chất hóa học trong nước bao gồm cả vô cơ và hữu cơ). Nước thải
Trang
13


Môn: Quản Lý Công Nghệ
GVHD: Kiều Thị Hường
Nhóm 1
qua xử lý của Công ty luôn đạt tiêu chuẩn A mặc dù trong khu vực chỉ bắt
buộc đạt tiêu chuẩn B. Đây cũng là mô hình xử lý nước thải công nghiệp
được chọn làm mô hình tiêu biểu cho toàn tỉnh Bình Dương. Hiện nay, Tân
Hiệp Phát còn chịu sự giám sát của hệ thống camera tự động kiểm soát việc
xử lý nước thải của công ty 24/24h do Sở Tài nguyên – môi trường tỉnh


Bình Dương lắp đặt.
Bên cạnh đó, Tân Hiệp Phát còn đầu tư xây dựng hệ thống khí thải bằng
phương pháp hấp thụ và đạt tiêu chuẩn khí thải trước khi thải ra môi
trường. Về rác thải, Công ty đã quy hoạch khu chứa rác trung tâm và thực

hiện phân loại rác tại nguồn gồm rác sinh hoạt, phế liệu, phế phẩm, rác độc
hại và thực hiện quản lý chất thải theo luật định. Công ty luôn đảm bảo tiêu
chuẩn vệ sinh công cộng theo Quyết định số 505/QĐ-BYT của Bộ Y tế.
Ngoài ra, Công ty có hệ thống kỹ thuật đảm bảo an toàn sản xuất đến từng
bộ phận trực thuộc các nhà máy, trang bị đầy đủ phương tiện phòng chống
cháy nổ, bảo hộ lao động đảm bảo an toàn cho người và tài sản trong các



dây chuyền sản xuất kinh doanh.
Sự đổi mới của THP luôn được thể hiện rõ khi liên tục tung ra sản phẩm
mới ngay lập tức tạo được tiếng vang trên thị trường nước giải khát . Trong
đó, năm 2012 được đánh giá là nền kinh tế chìm sâu trong khủng hoảng,
hàng loạt doanh nghiệp đã phải ngừng sản xuất hoặc thu hẹp nhà máy , dây
chuyền thì THP đã thể hiện được sức mạnh của mình khi tung ra sản phẩm
mới và đồng thời thêm một lần nữa ghi dấu ấn với nước tăng lực Number 1
chanh, khẳng định thế mạnh của thương hiệu Number 1 tiên phong trong



dòng sản phẩm nước tăng lực.
2.2.2.2 Hệ thống thông tin
Mới đây, Tập đoàn Tân Hiệp Phát (THP) đã lựa chọn IBM trở thành đối tác
hỗ trợ công ty trong việc xây dựng một nền tảng CNTT năng động. Những
sản phẩm và giải pháp mà IBM cung cấp sẽ giúp THP có được một nền
Trang
14


Môn: Quản Lý Công Nghệ

GVHD: Kiều Thị Hường
Nhóm 1
tảng thông minh hơn, quản lý các nguồn lực một cách hiệu quả, đáp ứng
các yêu cầu hiện tại cũng như nhu cầu phát triển và mở rộng trong tương


lai.
Tập đoàn THP đã có những bước phát triển vượt bậc khiến các ứng dụng
ERP và nền tảng CNTT của công ty không còn thích hợp. THP cần phải có
một nền tảng đủ mạnh, linh hoạt, đáng tin cậy và luôn sẵn sàng, cho phép
công ty có thể mở rộng kinh doanh của mình bất kể khi nào. Sau khi cân
nhắc cẩn thận các nhà cung cấp CNTT có tiếng, THP đã tin tưởng vào mối
quan hệ hợp tác toàn cầu giữa công ty IBM và nhà cung cấp giải pháp SAP.
THP đã lựa chọn ứng dụng ERP của SAP để chạy trên nền tảng của IBM,
bao gồm máy chủ IBM Power p550, máy chủ phiến BladeCenter HS22,
giải pháp lưu trữ DS4700, TS3200 và bộ chuyển đổi SAN24B
Với hai chứng nhận tích hợp ISO và HACCP đầy đủ trong lĩnh vực
thực phẩm bao gồm:
- Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000.
- Hệ thống quản lý môi trường ISO 14001:2004 và Hệ thống quản lý
vệ sinh an toàn thực phẩm theo tiêu chuẩn HACCP.



Từ những thành tựu đạt được, Tân Hiệp Phát là doanh nghiệp duy nhất được
Quỹ hỗ trợ sáng tạo kỹ thuật Việt Nam ( VIFOTEC) trao giải thưởng
WIPO - đơn vị có những sáng tạo, ứng dụng hệ thống sở hữu trí tuệ trong
chiến lược sản xuất và phát triển thương hiệu, mang lại hiệu quả kinh tế cao




năm 2008.
2.2.2.3 Bộ phận quản lý vật tư:
Tập đoàn CSC triển khai phiên bản mới nhất SAP R3 cho toàn bộ các
mảng kinh doanh của Tập đoàn Tân Hiệp Phát bao gồm các nhà máy sản
xuất nước giải khát và nhà máy đóng gói bao bì. Sau khi ERP được đưa
Trang
15


Môn: Quản Lý Công Nghệ
GVHD: Kiều Thị Hường
Nhóm 1
vào sử dụng, quy trình và hệ thống quản lý các hoạt động sản xuất đạt hiệu
quả đáng kể. Chi phí hoạt động được giảm thiểu trong khi năng lực sản
xuất gia tăng và chất lượng sản phẩm được nâng cao. Mặt khác, khả năng
tiết kiệm năng lượng và tính linh hoạt của hệ thống cũng gia tăng đáng kể.
Nhờ hệ thống này, Tân Hiệp Phát có thể triển khai thực hiện kế hoạch mở
rộng hoạt động kinh doanh tại thời điểm hiện tại cũng như trong tương lai
mà vẫn đảm bảo được tỷ lệ thu hồi vốn (ROI) ở mức cao.

Đánh giá hiệu quả đổi mới công nghệ
2.2.3.1 Ưu điểm
Với những nổ lực lớn của công ty và việc đầu tư mạnh vào dây chuyền công
2.2.3



nghệ, máy móc thiết bị hiện đại đã mang lại cho Tân Hiệp Phát những kết
quả như mong đợi, nhanh chóng trở thành một trong những tập đoàn lớn

nhất Việt Nam với doanh thu tăng trưởng hằng năm ở mức hàng nghìn tỷ
đồng, sản lượng tăng trưởng bình quân từ năm 2007 đến năm 2010 là 40%,


luôn dẫn đầu trên thị trường nước giải khát trong nước và vươn tầm thế giới.
Năng suất lao động tăng lên nhờ đưa dây chuyền chiết lạnh Aseptic vào quy
trình sản xuất đã nâng công suất lên 60.000 chai/giờ và trong thời gian tới sẽ
nâng công suất lên 80.000chai/giờ. Tiết kiệm được nguyên liệu và chi phí



cho người lao động.
Chất lượng sản phẩm: với những công nghệ tiên tiến hiện đại đã giúp THP
nâng cao chất lượng sản phẩm, sản phẩm mang hương vị riêng và bảo vệ sức
khỏe của người tiêu dùng, điều này được minh chứng với sự tin dùng của
người Việt qua các dòng sản phẩm của công ty như trà xanh không độ, trà
thảo mộc Dr.Thanh, Number 1…, sản phẩm đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm. Sản phẩm của Tân Hiệp Phát liên tục đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam
Trang
16


Môn: Quản Lý Công Nghệ
GVHD: Kiều Thị Hường
Nhóm 1
chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn, vinh danh Thương Hiệu
Quốc Gia năm 2010, cùng nhiều giải thưởng có giá trị khác, được tin dùng
rộng rãi nhờ đảm bảo công tác quản lý chất lượng và bảo vệ môi trường và
đạt tiêu chuẩn ISO tích hợp: Hệ thống Quản lý Chất lượng theo tiêu chuẩn
ISO 9001:2000 (1999), hệ thống Quản lý Môi trường theo tiêu chuẩn ISO

14001:2004 (2006) và hệ thống Quản lý Vệ Sinh An Toàn Thực Phẩm theo


tiêu chuẩn HACCP (2006).
Năng lực cạnh tranh: trong nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như hiện
nay, việc THP đầu tư đổi mới công nghệ đã tạo ra những sản phẩm có chất
lượng cao, mức giá cả hợp lý và giành được chỗ đứng nơi người tiêu dùng
điều này tạo ra lợi thế cạnh tranh khá lớn cho THP. Với những đầu tư vào
công nghệ của mình, THP đã gặt hái nhiều thành công trên thị trường nước
giải khát Việt Nam đã khá chật hẹp. Vươn lên trở thành tập đoàn đứng đầu
trên thị trường nước giải khát và chiếm được thị phần lớn hơn so với các đối
thủ cạnh tranh trong nước và ngoài nước. Theo thống kê của Nielsen trong
năm 2011 về ngành hàng nước giải khát cho thấy, về nhãn hiệu, trà xanh
không độ chiếm 13% thị phần, C2 chiếm 8.1% , Sting chiếm 5.7%, CocaCola 5.4%, Number 1 và trà Dr.Thanh cùng có mức 4.9%, Pepsi 4.7%, Res



Bull 3.6%.
Giảm các tác động xấu đến môi trường, cải thiện điều kiện làm việc, nâng
cao độ an toàn trong sản xuất.
2.2.3.2 Hạn chế
2.2.3.2.1 Những hạn chế trong đổi mới công nghệ tại Việt Nam
Việc ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất sẽ giúp đưa ra những sản
phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng và làm giàu cho
doanh nghiệp. Và sự thành công rực rỡ của những thương hiệu nổi tiếng
trên toàn cầu đều đánh giá bằng những đột phá trong việc ứng dụng công
Trang
17



Môn: Quản Lý Công Nghệ
GVHD: Kiều Thị Hường
Nhóm 1
nghệ. Tuy nhiên, việc áp dụng công nghệ tiên tiến của Việt Nam trong sản
xuất còn chậm và yếu kém. Một thống kê cho biết, máy móc, thiết bị đang
sử dụng ở Việt Nam có đến 52% là lạc hậu và rất lạc hậu, 38% trung bình,
10% là hiện đại. Tỷ lệ sử dụng cao chỉ chiếm 2%. Trong khi đó các nước
trong khối ASEAN như Thái Lan tỷ lệ này là 31%, ở Malaysia là 51% và
Singapore là 73%. Phần lớn máy móc, thiết bị của doanh nghiệp Việt Nam
sử dụng cũ hơn mức trung bình trên thế giới từ 2 đến 3 thế hệ, 76% máy
móc, dây chuyền công nghệ được sản xuất từ những năm 1950 – 1960, 75%
số thiết bị đã hết khấu hao, 50% số thiết bị là đồ tân trang.
2.2.3.2.2 những hạn chế trong đổi mới công nghệ của công ty.
- Chi phí đầu tư đổi mới công nghệ cao sẽ ảnh hưởng đến giá thành sản
phẩm và sức mạnh canh tranh trên thị trường. Nếu chi phí bỏ ra cho đổi mới
công nghệ cao hơn lợi nhuận thu được thì việc đầu tư cho công nghệ mới là
không hiệu quả và rủi ro cao.
- Trình độ về khoa học công nghệ là chưa cao nên việc nhập dây chuyền
công nghệ từ nước ngoài về khó tránh khỏi gặp phải rủi ro như dây chuyền
công nghệ đã lỗi thời, hoặc đã khấu hao gần hết dẫn đến không đem lại hiệu
quả và tốn kém nhiều chi phí.
- Công nghệ cũng tuân theo quy luật chu kỳ sống của sản phẩm, tức là
nó được sinh ra, phát triển và suy vong. Vì vậy sẽ khó khăn rất lớn cho công
ty nếu những dây chuyền công nghệ đã đầu tư có chu kỳ sống ngắn.
2.2.3.3 Nguyên nhân
- Phần lớn dây chuyền công nghệ được nhập khẩu từ nước ngoài, bị
động và phụ thuộc vào nền khoa học công nghệ của thế giới. Nền kinh tế
đang trong tình trạng tăng trưởng âm.
Trang
18



Môn: Quản Lý Công Nghệ
GVHD: Kiều Thị Hường
Nhóm 1
- Quy chế giám định, thẩm định công nghệ, cũng như công nghệ chuyển
giao chưa chặt chẽ, chính xác, hiệu quả.
- Sự yếu kém cả chất và lượng về trình độ khoa học – công nghệ
- Chưa có sự đầu tư cho đội ngũ khoa học và phòng nghiên cứu.
Phần III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đỏi mới công nghệ của THP.
Định hướng đổi mới công nghệ của Tân Hiệp Phát
Trước khó khăn của nền kinh tế nhưng với những khát vọng, tìm tòi,
3.1

trăn trở Tân Hiệp Phát vẫn theo đuổi mục tiêu “ Đổi mới – Định hướng
khách hàng – Vì sự phát triển bền vững”
Tân Hiệp Phát đi đầu trong việc mở rộng sản xuất. Ngày 22/5, Công
ty CP Number One Chu Lai (thuộc Tập đoàn Tân Hiệp Phát) đã khởi công
xây dựng Nhà máy sản xuất nước giải khát Number One Chu Lai tại Khu
công nghiệp (KCN) Bắc Chu Lai (Quảng Nam) với vốn đầu tư lên đến
1.820 tỷ đồng.Nhà máy được xây dựng trên khu đất diện tích 23ha, công
suất thiết kế 600 triệu lít/năm. Điều đáng quan tâm là nhà máy được đầu tư
mới 100% toàn bộ các dây chuyền sản xuất đồng bộ và hiện đại nhất từ
châu Âu. Dự kiến, vào tháng 12/2013, nhà máy sẽ hoàn thành và đưa vào
hoạt động sơ bộ 3 dây chuyền sản xuất.
Không chỉ dừng lại ở nhà máy sản xuất tại KCN Bắc Chu Lai, hiện
tại, Tân Hiệp Phát đang triển khai dự án nhà máy thứ hai tại Hà Nam có
vốn đầu tư tương đương nhà máy ở Chu Lai và dự kiến sẽ được khởi công
vào tháng 10 năm nay.Cả hai nhà máy sẽ sản xuất 40 sản phẩm hiện có của
Tân Hiệp Phát và còn nhắm vào một mảng mới với các loại bia, rượu vang,

mì ống, mì sợi, thức ăn chế biến sẵn... Trong khi nhà máy Number One
Chu Lai cung ứng cho thị trường khu vực các tỉnh miền Trung - Tây
Nguyên thì nhà máy ở Hà Nam sẽ phục vụ cho thị trường phía Bắc. Giai
Trang
19


Môn: Quản Lý Công Nghệ
GVHD: Kiều Thị Hường
Nhóm 1
đoạn 1, mỗi nhà máy này sẽ có công suất 300 triệu lít/năm và đến năm
2016 hai nhà máy sẽ nâng công suất lên 700 triệu lít/năm. Đến năm 2016
Tập đoàn THP sẽ có sản lượng 2,4 tỷ lít nước giải khát/năm (tại hai nhà
máy Number One miền Trung và nhà máy Number One miền Bắc mỗi nhà
máy 700 triệu lít/năm; tại Bình Dương là 1 tỷ lít/năm).
3.2

-

Những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đổi mới công nghệ

của Tân Hiệp Phát.
Công ty cần kiên định mục tiêu “ Đổi mới – Định hướng khách hàng – Phát
triển bền vững” vì đây chính là nền tảng để công ty có thể vượt qua những

-

khó khăn hiện nay.
Công ty cần tập trung nguồn lực tài chính để đầu tư vào một số loại sản


-

phẩm có lợi thế cạnh tranh, tránh đầu tư nhiều mà không đem lại hiệu quả.
Lựa chọn thời điểm đổi mới công nghệ phù hợp
Xây dựng một hệ thống thông tin làm việc có hiệu quả, kiểm tra một cách
chặt chẽ, đánh giá chất lượng , tính hiệu quả và tính hiện đại của công nghệ
để biết được công nghệ đó có phù hợp không và để đưa ra quyết định đúng

-

trong đầu tư đổi mới công nghệ.
Xây dựng đội ngũ kỹ thuật, kỹ sư giỏi, phòng nghiên cứu và sự hỗ trợ của
các chuyên gia nước ngoài để đạt hiệu quả cao hơn trong việc nghiên cứu,

-

lắp đặt, sửa chữa, vận hành hệ thống dây chuyền, máy móc thiết bị.
Có những biện pháp nhằm kéo dài chu kỳ sống của dây chuyền công nghệ.

KẾT LUẬN
Tân Hiệp Phát với những nổ lực của mình trong hoạt động đầu tư để đổi
mới công nghệ đã mang lại cho công ty những hiệu quả lớn. Sự đổi mới về
Trang
20


Môn: Quản Lý Công Nghệ
GVHD: Kiều Thị Hường
Nhóm 1
công nghệ làm tăng năng suất lao động, tăng chất lượng sản phẩm và tăng

năng lực cạnh tranh cho THP trong tình hình nền kinh tế thế giới và Việt Nam
còn gặp nhiều khó khăn. Giúp THP có thể đứng vững và dẫn đầu trên thị
trường nước giải khát Việt Nam. Tuy nhiên, để có thể đứng vững được lâu dài
thì THP và các doanh nghiệp sản xuất … cần phải thuyền xuyên có những
hoạt động nhằm đổi mới công nghệ, tránh tình trạng đầu tư vào những công
nghệ đã lỗi thời để đạt hiệu quả cao hơn.
Việc đánh giá hiệu quả đầu tư đổi mới công nghệ của Tân Hiệp Phát
vẫn còn những điểm còn thiếu sót do hạn chế về thời gian, nguồn tư liệu cũng
như kinh nghiệp nên nhóm chúng tôi chỉ đánh giá hiệu quả đầu tư cho dây
chuyền sản xuất, rất mong nhận được nhận xét và ý kiến đóng góp từ Cô cùng
tất cả các bạn.
XIN CHÂN THÀNH CẢM ƠN…!!!

Trang
21



×