Tải bản đầy đủ (.doc) (100 trang)

Đặc điểm truyện dân gian viết lại của Tô Hoài

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (404.77 KB, 100 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ MINH NHÂN

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN DÂN GIAN VIẾT LẠI
CỦA TÔ HOÀI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2012


2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

PHẠM THỊ MINH NHÂN

ĐẶC ĐIỂM TRUYỆN DÂN GIAN VIẾT LẠI
CỦA TÔ HOÀI

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:


TS. LÊ THANH NGA


3

NGHỆ AN - 2012
MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................-1MỞ ĐẦU....................................................................................................-41. Lí do chọn đề tài......................................................................................-42. Lịch sử vấn đề.........................................................................................-53. Đối tượng nghiên cứu..............................................................................-134. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu..........................................................-135. Phương pháp nghiên cứu.........................................................................-136. Đóng góp mới của luận văn.....................................................................-147. Cấu trúc của luận văn..............................................................................-14Chương 1: TRUYỆN DÂN GIAN VIẾT LẠI TRONG SỰ NGHIỆP
SÁNG
TÁC
CỦA

HOÀI
...............................................................................................
-151.1. Truyện dân gian – một nguồn đề tài khá hấp dẫn đối với các nhà
văn
Việt
Nam
hiện
đại
...........................................................................................................
-151.1.1. Truyện dân gian và truyện dân gian viết lại......................................-151.1.2. Truyện dân gian viết lại trong văn học Việt Nam hiện đại...............-191.1.3. Truyện dân gian viết lại cho thiếu nhi trong văn học Việt Nam
hiện
đại
.........................................................................................................
-231.2. Tô Hoài - một người viết cần mẫn.......................................................-26-


4


1.2.1.

Hoài

vài
nét
tiểu
sử
...................................................................................................................
-261.2.2.

Hoài,
một
nhà
văn
giàu
trải
nghiệm
...................................................................................................................
-301.2.3. Những chặng đường sáng tác của Tô Hoài
...................................................................................................................
-341.2.3.1.
Trước
cách
mạng
tháng
Tám
...................................................................................................................
-341.2.3.2.
Sau

cách
mạng
tháng
Tám
...................................................................................................................
-371.3. Truyện dân gian viết lại - một kiểu thể hiện con người tâm đắc với
những
“chuyện
ngày
xưa”
...........................................................................................................
-401.3.1. Tô Hoài – nhà văn của những “chuyện ngày xưa”
...................................................................................................................
-401.3.2. Tổng quan về những câu chuyện dân gian viết lại của Tô Hoài
...................................................................................................................
-43Chương 2: CẢM NHẬN CỦA NHÀ VĂN VỀ CUỘC SỐNG QUA
MẢNG TRUYỆN DÂN GIAN VIẾT LẠI
...............................................................................................
-472.1.
Đời
sống
của
người
Việt
cổ
xưa
...................................................................................................................
-47-



5

2.1.1. Công cuộc mở mang bờ cõi, bảo vệ chủ quyền dân tộc
...................................................................................................................
-472.1.2. Cuộc đấu tranh giữa những mặt đối lập trong hành trình tồn tại và
nhận
thức
thế
giới
.........................................................................................................
-512.2. Thế giới của tình yêu thương và không gian văn hóa thuần Việt.......-532.2.1. Một cuộc sống nhọc nhằn với bao thử thách và khát vọng...............-532.2.2. Một thế giới của tình yêu thương và niềm tin...................................-572.2.3. Một không gian văn hóa đậm đà bản sắc người Việt........................-602.3. Quan điểm tiếp cận thế giới “cổ tích” của tác giả qua mảng truyện dân
gian viết lại…………………………………………………………...-632.3.1. Những bài học rút ra cho người đọc, trong đó có bạn đọc thiếu nhi..-632.3.2. Những nguồn cảm hứng lớn về lịch sử, về cuộc sống……………....-67Chương 3: NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN CỦA TÔ HOÀI TRONG
NHỮNG TRUYỆN DÂN GIAN VIẾT LẠI DÀNH CHO
THIẾU NHI...........................................................................-713.1. Vấn đề cốt truyện của Tô Hoài trong mảng truyện dân gian viết lại
...................................................................................................................
-713.1.1. Việc xử lí chất liệu dân gian trong xây dựng cốt truyện
...................................................................................................................
-713.1.2. Đem cốt truyện dân gian trở về với đời sống
...................................................................................................................
-733.1.3. Xây dựng cốt truyện mang tính phiêu lưu………………………….-753.2.

Thế

giới

nhân

vật



6

...................................................................................................................
-793.2.1. Nhân vật là người anh hùng trong truyền thuyết...............................-793.2.2. Nhân vật khác....................................................................................-823.2.3. Các biện pháp xây dựng nhân vật…………………………………….-843.3. Nghệ thuật kể chuyện...........................................................................-893.3.1. Kể chuyện theo cách kể của dân gian................................................-893.3.2. Vấn đề sử dụng từ loại.......................................................................-92KẾT LUẬN................................................................................................-95TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................-97-


7

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Tô Hoài là một trong những nhà văn lớn của nền văn học Việt
Nam hiện đại. Hơn 160 tác phẩm lớn nhỏ trong gần 70 năm cầm bút với nhiều
thể loại, nhiều đề tài đã chứng tỏ sức sáng tạo dồi dào của tác giả. Việc
nghiên cứu sự nghiệp sáng tác của nhà văn tuy đã được tiến hành hết sức rộng
rãi, song vẫn còn một số vấn đề bỏ ngỏ. Tiếp tục nghiên cứu Tô Hoài là góp
phần làm đầy đặn thêm những hiểu biết về tác giả này.
1.2. Trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài, có một mảng quan trọng
dành cho thiếu nhi. Ở đó, ngoài những truyện viết về loài vật, về những tấm
gương anh hùng trong cách mạng và kháng chiến, về cuộc sống mới... còn có
mảng truyện được viết lại từ những câu chuyện dân gian. Tuy nhiên, việc tìm
hiểu những sáng tác này vẫn chưa được tiến hành một cách rốt ráo, vì thế, cần
phải tiếp tục tìm hiểu để làm sáng tỏ thêm.
Trong tình hình văn học thiếu nhi nhiều khi còn chưa được quan tâm
đúng mức, việc tìm hiểu những sáng tác này là hi vọng làm sáng tỏ thêm một
số vấn đề phục vụ cho việc bồi dưỡng tâm hồn các em.
1.3. Cho đến nay, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về sự nghiệp
sáng tác của Tô Hoài, nhưng viết về tiểu thuyết lịch sử của Tô Hoài còn ít ỏi
và chỉ đề cập đến một vài phương diện trong Nhà Chử, Đảo hoang, Chuyện
nỏ thần.
Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu: “Đặc điểm truyện dân

gian viết lại của Tô Hoài” với mong muốn tìm hiểu và đánh giá một cách đầy
đủ hơn những thành công và đóng góp của Tô Hoài ở mảng truyện này.


8

2. Lịch sử vấn đề
2.1. Từ lâu, cái tên Tô Hoài đã trở nên quen thuộc với bạn đọc ở nhiều
lứa tuổi khác nhau. Tô Hoài viết nhiều tác phẩm thuộc nhiều thể loại, đề tài và
đến lượt con người và sáng tác của ông cũng trở thành đối tượng quan tâm
của nhiều nhà nghiên cứu, phê bình văn học. Các bài viết về tác phẩm của Tô
Hoài thường tập trung vào những mảng đề tài quen thuộc hoặc các tác phẩm
nổi tiếng của ông.
Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan trong bài: “Tô Hoài - Nguyễn Sen”
(Nhà văn hiện đại, quyển IV, Nhà xuất bản Tân Dân, 1944) đã xếp Tô Hoài
vào nhóm tác giả “tả chân” nhưng “có khuynh hướng xã hội”. Qua phân tích
Quê người và O chuột, tác giả bài viết phát hiện ra “biệt tài về những cảnh
nghèo nàn của dân quê” và khả năng miêu tả tinh tế thế giới loài vật cùng
những điểm yếu trong văn Tô Hoài ở giai đoạn này.
“Lời giới thiệu” cho Tuyển tập Tô Hoài, 1987 của giáo sư Hà Minh
Đức là một bài viết công phu, đánh giá khá đầy đủ những đóng góp của Tô
Hoài qua gần nửa thế kỉ sáng tác, trong những tác phẩm viết cho tuổi thơ và
người lớn, về làng quê ngoại ô và miền núi, ở các thể loại truyện ngắn, tiểu
thuyết và kí. Bài viết cũng làm nổi bật phong cách sáng tạo nghệ thuật của Tô
Hoài ở “năng lực phát hiện và nắm bắt nhanh chóng thế giới khách quan”, ở
các phương diện miêu tả phong tục tập quán, khung cảnh thiên nhiên, tính
cách nhân vật, tìm tòi sáng tạo ngôn từ và cấu trúc câu văn. Với giáo sư Hà
Minh Đức, Tô Hoài là “cây bút văn xuôi sắc sảo và đa dạng”, là “một ngòi
bút tươi mới không bị cũ đi với thời gian”.
Trong bài Sáng tác của Tô Hoài (Sách Tác giả văn xuôi Việt Nam

hiện đại, Nhà xuất bản Khoa học Xã hội, 1976), nhà nghiên cứu Vân Thanh
điểm qua những tác phẩm Tô Hoài viết từ trước Cách mạng tháng Tám cho
đến năm 1971, tập trung phân tích những thành công của đề tài miền núi qua
Núi cứu quốc, Truyện Tây Bắc, Miền Tây, Tuổi trẻ Hoàng Văn Thụ, ở các


9

phương diện miêu tả khung cảnh miền núi, xây dựng những nhân vật tích
cực, phản ánh sự đổi thay trong cuộc đời người dân vùng cao qua hai giai
đoạn trước và sau cách mạng.
Tác giả Nguyễn Long trong bài Quan niệm nghệ thuật về con người
trong truyện ngắn Tô Hoài về miền núi (Diễn đàn văn nghệ Việt Nam, số
tháng 6/1999), qua phân tích những trường hợp cụ thể trong Núi cứu quốc,
Truyện Tây Bắc, liên hệ đến Họ Giàng ở Phìn Sa, Miền Tây và một vài tác
phẩm của các tác giả khác, đã rút ra quan niệm nghệ thuật về con người trong
truyện ngắn Tô Hoài về miền núi biểu hiện ở chỗ con người được đặt trong
hoàn cảnh chính trị, xã hội của những năm đầu sau cách mạng. Đó là sự giác
ngộ và vùng lên đấu tranh của đồng bào dân tộc, là sự giản dị, gần gũi, cùng
chia sẻ ngọt bùi cay đắng với dân của người cán bộ kháng chiến. Theo tác giả
nét chung ở nhân vật của Tô Hoài là được phát hiện từ đám đông. Tác giả bài
viết cũng khẳng định: “Quan niệm nghệ thuật về con người trong truyện ngắn
Tô Hoài về đề tài miền núi có một chất lượng mới so với quan niệm nghệ
thuật về con người ở giai đoạn trước”.
Nguyễn Đình Thi với bài Tập truyện ngắn Núi cứu quốc năm 1949,
giới thiệu hoàn cảnh sáng tác, nêu đề tài chung của cả sáu truyện ngắn trong
tập là nói về những cuộc đời lam lũ đau thương nhưng giàu lòng yêu nước của
người dân ở vùng núi Cứu quốc trong những năm kháng chiến chống Pháp.
Bài viết cũng chỉ ra hạn chế của Tô Hoài ở cái nhìn đôi lúc ẩn chứa nét giễu
cợt trước sự lạc hậu, mê tín, đói rách của người dân miền núi. Nói như

Nguyễn Đình Thi là: “Tô Hoài thú Việt Bắc chứ chưa thực sự yêu Việt Bắc”,
“chưa thực đem tâm hồn và tư tưởng vào hàng ngũ”, “chưa kịp hòa tư tưởng
và tâm hồn theo đề tài”.
Về Truyện Tây Bắc, tác phẩm được giải thưởng văn xuôi năm 1955 của
Hội Nhà văn Việt Nam, các bài viết Tô Hoài và “Truyện Tây Bắc” của Hoàng
Trung Thông (1954), “Truyện Tây Bắc” của Tô Hoài của Huỳnh Lý (1980),


10

“Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài của Nguyễn Văn Long (1982), Về “Vợ
chồng A Phủ” của Đỗ Kim Hồi (1997), Vợ chồng A Phủ của Nguyễn Quang
Trung (1999), “Vợ chồng A Phủ” của Tô Hoài (Hà Minh Đức)... đều giới
thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm và cảm hứng sáng tác của tác giả. Ở mức
độ khác nhau, các bài viết hoặc phân tích của ba truyện hoặc đi sâu vào một
truyện, làm nổi bật các phương diện chủ đề, nội dung, nghệ thuật xây dựng
nhân vật, ý nghĩa nhân đạo sâu sắc của tác phẩm. Các tác giả cũng thống nhất
khẳng định chất thơ đậm đà của cảnh và người Tây Bắc, cái nhìn đúng đắn,
chân thực đầy cảm thông và trân trọng của nhà văn đối với người dân vùng
cao, ghi nhận bước tiến rõ nét so với cái nhìn của Tô Hoài trong những tác
phẩm viết về miền núi trước đây.
Về tiểu thuyết Miền Tây, giải thưởng Hội Nhà văn Á Phi năm 1970, các
bài Tô Hoài với “Miền Tây” của Phan Cự Đệ (1968), Tiểu thuyết “Miền Tây”
của Tô Hoài của Hà Minh Đức (1968), Đọc “Miền Tây” của Khái Vinh (1969)
đã tập trung làm rõ sự cũ và xã hội mới, những đặc sắc trong miêu tả thiên
nhiên và phong tục vùng cao cùng những chỗ được và chưa được khi xây
dựng tính cách nhân vật trong tác phẩm.
Đối với những tác phẩm viết về vùng quê ngoại ô của tác giả, bài “Quê
nhà”, “Quê người”, “Mười năm”, bộ ba tiểu thuyết về quê hương của giáo sư
Hà Minh Đức ghi lại câu chuyện với Tô Hoài về hoàn cảnh sáng tác, những

điểm chung về nhân vật, sự kiện trong ba cuốn tiểu thuyết, quan niệm của nhà
văn khi viết về người nông dân, chỗ giống và khác nhau của làng quê trong
tác phẩm của Tô Hoài so với tác phẩm của Nam Cao và Ngô Tất Tố.
Bài Tô Hoài với “Người ven thành” của tác giả Triều Dương (1973) đề
cập đến hai truyện viết về vùng ngoại ô quê ngoại Tô Hoài là Câu chuyện bờ
đầm sen cửa miếu Đồng Cổ và Người ven thành. Bài viết đánh giá cao những
trang miêu tả thiên nhiên, sinh hoạt, phong tục, quang cảnh quá khứ, vốn hiểu
biết về nghề làm giấy dó của Tô Hoài. Đồng thời cũng chỉ ra nhược điểm ở


11

chỗ tâm trạng nhân vật chưa khơi sâu, vào chi tiết chưa thật chính xác và bày
tỏ kỳ vọng ở Tô Hoài trong mảng tiểu thuyết lịch sử.
Cũng về hai truyện ngắn này, trong bài Người ven thành xưa... và nay,
tác giả Thiếu Mai lại nhấn mạnh vẻ đẹp của người Hà Nội xưa và nay qua các
nhân vật, khẳng định thành công của tác giả trong bố cục, dựng cảnh, sáng tạo
ngôn ngữ nhưng vẫn không bỏ qua vài chỗ dùng từ đặt câu khó chấp nhận.
Xoay quanh mảng hồi ức và chân dung văn học của Tô Hoài, bài viết
Tô Hoài qua “Tự truyện” (Vân Thanh, 1980) đề cập đến những tác phẩm ghi
lại hồi ức của tác giả về quãng đời thơ ấu (Cỏ dại), những năm học cấp 1
(Mùa hạ đến, mùa xuân đi) và những năm tháng đi kiếm việc làm (Những
người thợ củi, Đi làm). Đó là “chuyện cá nhân, gia đình, làng quê và xa hơn
chút ít là Kẻ chợ...”. Bài Những gương mặt - chân dung văn học Tô Hoài của
tác giả Phạm Việt Thương (1989) giới thiệu cuốn sách gần 200 trang viết về
Các cây bút văn xuôi “thế hệ trước Cách mạng tháng Tám” cùng những mày
mò, trăn trở, vật lộn với cuộc đời... và chân dung hai nhà thơ Nguyễn Bính,
Trần Huyền Trân với tâm niệm “hãy hiểu con người qua tác phẩm của họ”.
Bài Cát bụi chân ai đăng trên báo Văn nghệ ngày 13/11/1993 ghi lại cuộc trao
đổi giữa Xuân Sách và Trần Đức Tiến về cuốn hồi ký đã cho bạn đọc “nhìn

một số nhân vật lớn của văn chương nước nhà từ một cự ly gần”. Còn nhà
nghiên cứu Đặng Thị Hạnh trong bài Viết về một cuộc đời và những cuộc đời
(1998) thì đi sâu phân tích cấu trúc thời gian và ngôn ngữ trong Cát bụi chân
ai.
Giáo sư Phong Lê trong bài Tô Hoài, 60 năm viết... (1999) đã đánh giá
chặng đường sáng tác 60 năm của Tô Hoài qua các giai đoạn trước và sau
cách mạng, những đóng góp của Tô Hoài cho nền văn học ở các đề tài và thể
loại, đồng thời khẳng định vẫn “chưa nói hết được những điều muốn nói” về
Tô Hoài.


12

Ngoài công trình của các nhà nghiên cứu, phê bình văn học còn có một
số khóa luận đại học, luận văn cao học bàn về một khía cạnh nào đó trong
sáng tác của Tô Hoài. Có thể kể đến Con người và không gian ngoại ô trong
tác phẩm Tô Hoài trước cách mạng (Nguyễn Thị Mỹ Dung, 2002), Đặc điểm
ngôn ngữ miêu tả trong truyện “Tây Bắc” của Tô Hoài (Hà Thị Thu Hiền,
2004), Nghệ thuật trần thuật trong hồi ký của Tô Hoài (Lê Thị Hà, 2007),
Hình tượng tác giả trong hồi ký Tô Hoài (Nguyễn Văn Tài, 2008)...
Nhà nghiên cứu Thanh Vân trong Tô Hoài với thiếu nhi (1982) đánh giá
cao những đóng góp của Tô Hoài trong mảng sáng tác của thiếu nhi ở đề tài
phong phú, thể loại đa dạng, nội dung phù hợp với lứa tuổi. Truyện về các tấm
gương anh hùng trước cách mạng và trong kháng chiến có tác dụng giáo dục lý
tưởng và đạo đức cho các em sắp bước vào đời. Sáng tác thuộc loại “những
mẩu chuyện nhỏ”, xinh xắn, nhẹ nhàng nhưng sâu sắc nhằm ca ngợi xã hội mới
là viết cho bạn đọc nhỏ tuổi hơn. Truyện lịch sử viết cho lứa tuổi lớn, gợi khát
vọng tìm hiểu đất nước, tình yêu quê hương, yêu lao động và bài học về ý chí,
nghị lực của con người. Bài viết cũng phân tích bút pháp miêu tả sinh động,
khả năng quan sát sắc sảo, yếu tố trữ tình thấm đẫm và nghệ thuật sử dụng

ngôn ngữ sinh động, cụ thể, phù hợp tâm lý thiếu nhi của nhà văn Tô Hoài.
Cùng viết về tác phẩm nổi tiếng Dế mèn phiêu lưu ký, trong khi các tác
giả Nguyễn Lộc - Đỗ Quang Lưu đi sâu phân tích nội dung, ý nghĩa của tác
phẩm, từ chuyện con dế liên tưởng đến con người thì tác giả Trần Đăng Xuyền,
ngoài việc đề cập đến ý nghĩa tác phẩm, còn nhấn mạnh sở trường miêu tả
phong tục nông thôn qua xã hội loài vật và tài năng quan sát tinh tế của Tô
Hoài. Tác giả Gôlômep lại nói về sự đón nhận nồng nhiệt của bạn đọc nhỏ
tuổi Liên Xô khi Dế mèn phiêu lưu ký được dịch sang tiếng Nga và một số thứ
tiếng dân tộc khác ở Liên Xô.
Ở những mức độ khác nhau, các bài viết của các nhà nghiên cứu Hà
Minh Đức, Vân Thanh, Hoàng Anh đều ghi nhận thành công của Tô Hoài ở


13

mảng sáng tác cho thiếu nhi, nhất là khi viết về loài vật. Ngoài ra còn có các
khóa luận đại học của Mai Thị Huệ (1995) bàn về Nghệ thuật miêu tả thế
giới loài vật của Tô Hoài trong “Dế mèn phiêu lưu ký”, Nguyễn Vân Anh
(1998) Tìm hiểu những thành công trong nghệ thuật miêu tả thế giới loài vật
của Tô Hoài,...
Từ truyện Kim Đồng viết về tấm gương anh hùng của Kim Đồng tức
Nông Văn Dền, người đội viên đầu tiên của Đội Thiếu niên tiền phong, Tô
Hoài viết kịch bản phim Kim Đồng. Bộ phim giành được 4 giải thưởng tại
Đại hội điện ảnh Á Phi ở Giacacta 1963. Các bài viết: Kim Đồng - một bộ
phim về truyền thống cách mạng của nhân dân ta (Nguyễn Hồ, 1964), Những
bộ phim chiến đấu (Phỏng vấn của báo Văn nghệ, 1964), Kim Đồng, một bộ
phim tốt (báo Văn nghệ, 28/8/1964) đã phân tích những yếu tố làm nên thành
công của bộ phim từ đạo diễn tài năng, quay phim sáng tạo đến diễn viên
nhập vai khá đạt. Riêng tác giả kịch bản, nhà văn Tô Hoài, để xây dựng nhân
vật Kim Đồng, “đã viết từ một cảm xúc sâu sắc, ấp ủ từ lâu”.

2.2. Trong bài Tiểu thuyết “Đảo hoang” của Tô Hoài (1976), giáo sư
Phan Cự Đệ đánh giá cao những giá trị nội dung của tác phẩm: ca ngợi tình yêu
quê hương đất nước, ca ngợi sức mạnh của ý chí và nghị lực con người trong
công cuộc chinh phục thiên nhiên qua nhân vật tiêu biểu Mai An Tiêm. Tác giả
bài viết cũng phát hiện nhà văn Tô Hoài đã khai thác những đặc điểm của thần
thoại, truyền thuyết, cổ tích trong việc miêu tả thế giới cây cỏ, chim muông,
khơi dậy ước mơ khám phá thiên nhiên ở các em thiếu nhi và khẳng định Đảo
hoang “đánh dấu một bước tiến đáng kể trong nghệ thuật viết tiểu thuyết”, “là
một thành công quan trọng... mở ra những phương hướng và kinh nghiệm trong
việc khai thác một cách khoa học và nghiêm túc văn học dân gian để viết thành
truyện và tiểu thuyết cho thiếu nhi...”. Cũng theo tác giả bài viết, trong tác
phẩm này, Tô Hoài chưa chú ý đúng mức sự phân chia giai cấp bước đầu trong
xã hội, chưa quan tâm đến mặt đấu tranh xã hội ở nhân vật An Tiêm.


14

Gọi Đảo hoang là “cuốn sách tuyệt vời”, trong bài Đọc “Đảo hoang”
dịch ở Liên Xô (1981), tác giả Accađi Xtơrugaxki đã nêu ấn tượng sâu sắc của
mình về cốt truyện phiêu lưu hấp dẫn, những nhân vật hết sức sinh động và trí
tưởng tượng phong phú của Tô Hoài thể hiện trong tác phẩm; tác giả bài viết
cũng bày tỏ sự ngưỡng mộ Tô Hoài ở nhiều phương diện: nhà văn, nhà hoạt
động xã hội nổi tiếng, con người khiêm nhường, chân thành, thủy chung trong
tình bạn, một người tốt “không bị vinh quang làm hỏng”.
Trong bài Đọc “Chuyện nỏ thần” (1985), sau khi nêu những điều kiện
thuận lợi về lịch sử, xã hội, văn hóa làm cơ sở cho việc hình thành tiểu thuyết
Chuyện nỏ thần, tác giả Đỗ Bạch Mai đã đánh giá trí tưởng tượng và vốn
sống của Tô Hoài trong việc miêu tả, trần thuật, xây dựng nhân vật, đồng thời
cũng khẳng định “cuốn tiểu thuyết có một giọng văn thuần Việt khá mẫu
mực”.

Cũng về tác phẩm này, tác giả Văn Hồng trong “Chuyện nỏ thần”,
hiện thực và huyền thoại lại tập trung làm rõ mối quan hệ giữa bút pháp hiện
thực và bút pháp huyền thoại trong các chi tiết miêu tả phong tục tập quán,
hội hè, lao động xây thành, làm nỏ cũng như trong nghệ thuật xây dựng hai
nhân vật điển hình là Cao Lỗ và vua Thục. Theo Văn Hồng thì “cách nhìn,
cách cảm nhận của tác giả mang tính hiện thực lịch sử, còn cách nhìn, cách
cảm nhận của nhân vật... ít nhiều mang tính huyền thoại”.
Ngoài ra, trong bài Tô Hoài với thiếu nhi, tác giả Vân Thanh có đề cập
đến vẻ đẹp và sức hấp dẫn của Đảo hoang, ý nghĩa giáo dục thiếu nhi qua nhân
vật An Tiêm. Tác giả Hà Minh Đức trong Lời giới thiệu (Tuyển tập Tô Hoài)
có bàn đến sự tìm tòi sáng tạo ngôn từ của Tô Hoài thể hiện trong Nhà Chử.
“Là một nhà văn có nghề” (Hà Minh Đức), “Tô Hoài là một tấm gương
sáng về tinh thần lao động sáng tạo, về công phu rèn luyện tay nghề của một
người viết văn xuôi ở nước ta” (Trần Hữu Tá). Bởi vậy, “khám phá về ông cả
về văn lẫn về đời là một say mê với chúng ta, những người có hạnh phúc


15

được cùng thời với ông, và chắc cả thế hệ sau. Khám phá về ông... là đòi hỏi
của tình cảm, của lòng biết ơn, sự noi gương” (Vũ Quần Phương).
Cho đến nay, đã có hơn 80 bài viết về Tô Hoài và các tác phẩm của ông
và con số đó chắc sẽ chưa dừng lại. Ở đây, do khuôn khổ của luận văn, chúng
tôi mới chỉ đề cập được một phần. Nhìn chung, các bài viết đều tập trung vào
một số điểm sau đây:
Về sáng tác của Tô Hoài cho người lớn, phần nhiều các công trình
nghiên cứu thường đi sâu vào phong cách nghệ thuật hoặc một mảng đề tài
quen thuộc (ngoại ô, miền núi...) hoặc những tác phẩm nổi tiếng của ông
(Truyện Tây Bắc, Miền Tây, Cát bụi chân ai...). Ở mảng sáng tác cho thiếu
nhi, đa số bài viết xoay quanh truyện về loài vật, truyện về tấm gương anh

hùng hay một số tác phẩm tiêu biểu (Dế mèn phiêu lưu ký, Kim Đồng...).
Hầu hết các nhà nghiên cứu, phê bình đều đánh giá cao trí tưởng tượng,
vốn sống và vốn ngôn ngữ phong phú của Tô Hoài, đồng thời khẳng định tài
năng của ông trong nghệ thuật xây dựng nhân vật và nghệ thuật miêu tả (tả
thiên nhiên, phong tục, lễ hội và tả loài vật).
Đề tài lịch sử với ba tác phẩm đặc sắc Nhà Chử, Đảo hoang, Chuyện
nỏ thần mới chỉ có ít công trình đề cập đến và cũng chỉ bàn về một số phương
diện nào đó mà chưa đi sâu vào thế giới nghệ thuật của ba tác phẩm này. Luận
văn về Tô Hoài khá nhiều nhưng về truyện lịch sử của ông còn quá ít ỏi. Còn
với những truyện dân gian viết lại trong “101 chuyện ngày xưa”, cho đến nay
vẫn chưa có tài liệu nghiên cứu nào đề cập đến.
Nhìn chung, ý kiến bàn về tác phẩm của Tô Hoài khá phong phú, dù
trực tiếp hay không trực tiếp bàn về đề tài lịch sử đều chứa đựng ít nhiều
những gợi ý quý báu cho chúng tôi trong việc thực hiện đề tài này.
3. Đối tượng nghiên cứu


16

Đặc điểm truyện dân gian viết lại của Tô Hoài.
4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu
Luận văn đặt ra 3 vấn đề nghiên cứu:
- Tìm hiểu một cách khái quát về mảng truyện dân gian viết lại trong sự
nghiệp sáng tác của Tô Hoài.
- Hình tượng cuộc sống cổ xưa của người Việt trong buổi đầu dựng
nước và giữ nước, từ đó thấy được quan điểm tiếp cận truyền thống của tác
giả qua Nhà Chử, Đảo hoang, Chuyện nỏ thần và 101 chuyện ngày xưa.
- Những đặc sắc nghệ thuật qua ba tác phẩm Nhà Chử, Đảo hoang,
Chuyện nỏ thần và 101 chuyện ngày xưa.
5. Phương pháp nghiên cứu

Trong luận văn này, chúng tôi vận dụng và kết hợp nhiều phương pháp
nghiên cứu, trong đó có các phương pháp chính:
- Phương pháp phân tích.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp thống kê.
- Phương pháp so sánh.
- Phương pháp loại hình.
6. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn tập trung tìm hiểu và xác định những đặc điểm trong những
truyện dân gian viết lại của Tô Hoài. Kết quả của luận văn có thể là tài liệu
tham khảo cho việc nghiên cứu về sáng tác của Tô Hoài, về văn học viết cho
thiếu nhi hoặc về các tác phẩm văn học được gợi hứng từ quá khứ.
7. Cấu trúc của luận văn


17

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn được triển khai trong 3 chương:
Chương 1. Truyện dân gian viết lại trong sự nghiệp sáng tác của Tô
Hoài
Chương 2. Cảm nhận của nhà văn về cuộc sống trong mảng truyện
dân gian viết lại
Chương 3. Nghệ thuật kể chuyện của Tô Hoài trong những truyện
dân gian viết lại dành cho thiếu nhi


18

Chương 1

TRUYỆN DÂN GIAN VIẾT LẠI
TRONG SỰ NGHIỆP SÁNG TÁC CỦA TÔ HOÀI
1.1. Truyện dân gian - một nguồn đề tài khá hấp dẫn đối với các nhà văn
Việt Nam hiện đại
1.1.1. Truyện dân gian và truyện dân gian viết lại
Trong kho tàng văn học Việt Nam, văn học dân gian là sự kết tinh quá
trình sáng tạo nghệ thuật của nhân dân qua nhiều thế hệ. Những tác phẩm còn
lưu truyền đến hôm nay đã được sàng lọc qua thời gian, bởi vậy chúng có giá
trị về nhiều mặt. Văn học dân gian không chỉ bồi đắp cho tâm hồn muôn triệu
con người Việt Nam mà còn là nguồn cảm hứng vô tận đối với các nhà
thơ, nhà văn, giúp các nhà thơ, nhà văn học tập được nhiều điều.
Học tập văn học dân gian là sự tiếp nối, kế thừa một cách sáng tạo những
vẻ đẹp của văn học dân gian. Các tác giả không sao chép một cách vụng về
thành tựu của văn học dân gian. Họ "học được văn trong cổ tích, học được
thơ trong ca dao" (Đỗ Bình Trị). Sự học ấy không chỉ giản đơn, thoáng chốc
trong ngày một, ngày hai mà là cả một quá trình lâu dài, bền bỉ. Những
truyện cổ tích, những áng ca dao cứ va đập trong tâm hồn nghệ sĩ để rồi hồn
văn, hồn thơ dân gian tự nhiên chuyển hoá vào văn học viết chứ không phải là
một sự bắt chước sống sượng, vô hồn.
Trong sáng tác văn học, thể loại truyện cổ tích do các nhà văn sáng tác
mà cội nguồn của nó gần gũi và gắn bó mật thiết với truyện kể dân gian, trong
đó, trước nhất phải kể đến truyện cổ tích dân gian. Thể loại văn học này phản
ánh rõ nhất mối quan hệ giữa văn học dân gian và văn học viết. Truyện cổ
tích của nhà văn là một hiện tượng lớn, tồn tại trong lịch sử hình thành và
phát triển của nhiều nền văn học trên thế giới. Có thể nói, đây là thể loại xuất
hiện tương đối sớm trong nền văn học viết của mỗi dân tộc và không ngừng


19


tồn tại, phát triển cho đến ngày nay mà cội nguồn, nền tảng của nó chính là
kho tàng truyện kể dân gian. Truyện cổ tích, thần thoại, truyền thuyết, ngụ
ngôn, truyện cười... đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành thể loại
này.
Còn nhà nghiên cứu Chu Xuân Diên thì gọi đây là truyện cổ tích của văn
học thành văn. Ông còn giải thích rõ thêm: tức là sáng tạo của cá nhân nhà
văn và được cố định hóa bằng ngôn ngữ viết.
Trong truyện cổ tích dân gian, việc mô tả nhân vật thường theo khuynh
hướng nội dung có sẵn, không qua cá tính hóa mà theo con đường trừu tượng
hóa, khái quát hóa. Nhân vật trong truyện cổ tích dân gian mang đặc điểm tâm
lí và khắc họa chân dung ngắn gọn, được xây dựng chủ yếu qua con đường
đối thoại và hành động. Do vậy, hành động là quy luật xây dựng cốt truyện
của truyện cổ tích dân gian. Việc đặt nhân vật vào hoàn cảnh có tính chất
hoang đường để nhân vật thực hiện mục đích bằng hành động của mình đóng
vai trò quan trọng trong truyện cổ tích dân gian. Trong bất kì truyện cổ tích
dân gian nào, những bước ngoặt bất ngờ của cốt truyện bao giờ cũng có ý
nghĩa đặc biệt cho sự phát triển hành động của cốt truyện.
Truyện cổ tích dân gian là những tác phẩm thường bằng văn xuôi truyền
miệng, hư cấu với hình ảnh kì vĩ, có cấu trúc kết cấu truyện ổn định và hướng
đến người nghe bằng hình thức kể chuyện. Truyện cổ tích dân gian vốn lưu
truyền bằng hình thức truyền miệng và về sau được ghi chép lại. Việc truyện
cổ tích dân gian được kể lại, thuật lại và ghi chép lại là kết quả của sự xâm
nhập của văn học viết, của sáng tạo cá nhân vào lĩnh vực nghệ thuật mang
tính tập thể. Trong quá trình ghi chép này làm xuất hiện một số khuynh
hướng.
Một số tác giả trong khi thuật lại, kể lại đã nhấn mạnh đến ý nghĩa tư
tưởng của truyện cổ tích, một số khác quan tâm đến phong cách dân gian hóa
qua sự biểu hiện của tục ngữ, thành ngữ hoặc đưa vào truyện cổ tích những



20

yếu tố, thành phần không mang tính đặc trưng thi pháp dân gian như thay đổi
vị trí, sử dụng vốn từ sách vở, từ địa phương... Sự chế tác văn học khác với
việc kể lại, thuật lại ở mức độ thâm nhập của cá nhân vào trong truyện cổ tích
dân gian. Trong văn bản chế tác văn học có thể thấy được một số yếu tố thuộc
phong cách viết nổi trội hơn phong cách kể chuyện dân gian. Phong cách viết
làm cho tính toàn vẹn của hệ thống nghệ thuật của truyện cổ tích dân gian bị
phá vỡ, nhưng về cơ bản những đặc trưng được quy định của một tác phẩm cụ
thể được bảo lưu. Tác phẩm chế tác văn học thể hiện một chất lượng khác hơn
so với việc thuật lại, chép lại, kể lại ở chỗ vai trò ban đầu của tác giả thể hiện
trước hết là ở hình thức kể chuyện, thuật chuyện. Ở đây, phong cách thi pháp
dân gian được thay thế bởi phong cách kể chuyện sách vở. Vào thời kì đầu,
những thay đổi của tác giả hầu như không đụng chạm đến cái cốt lõi của cốt
truyện cổ tích dân gian. N.V. Nôvicôp cho rằng, “thường những thay đổi chỉ
rơi vào ngôn ngữ và phong cách của truyện cổ tích rất hiếm thấy ở các
trường hợp thuộc hình ảnh và cốt truyện".
Mặc dù truyện cổ tích dân gian và truyện cổ tích của nhà văn có nhiều
đặc điểm chung giống nhau, nhưng truyện cổ tích của nhà văn cũng có những
nét riêng của một thể loại văn học viết. Truyện cổ tích của nhà văn là thể loại
thuộc sáng tác cá nhân, không phải là sáng tác tập thể, mặc dù nó tiếp thu và
vận dụng kinh nghiệm thẩm mĩ dân gian. Đây là thể loại được lưu truyền
bằng văn bản. Tác phẩm có tác giả rõ ràng, văn bản là cố định và không có dị
bản. Đặc điểm này để phân biệt với truyện cổ tích dân gian là sản phẩm chung
của nhiều thế hệ dân chúng, tồn tại chủ yếu bằng hình thức truyền miệng.
Như vậy, truyện cổ tích của nhà văn đã chuyển từ hình thức truyền miệng dân
gian sang hình thức văn học viết, từ khuyết danh đến có tác giả cụ thể. Nếu ở
truyện cổ tích dân gian có nhiều dị bản khác nhau và hàng loạt mô típ nghệ
thuật có sẵn được lặp đi lặp lại nhiều lần thì truyện cổ tích của nhà văn là tác



21

phẩm duy nhất và không lặp lại, được thể hiện thông qua cá tính sáng tạo của
nhà văn và phát triển theo quy luật sáng tạo văn học.
Để phù hợp với hình thức lưu truyền bằng miệng, cốt truyện của truyện
cổ tích dân gian thường ngắn gọn đơn giản, còn ở truyện cổ tích của nhà văn
không chỉ dùng để kể mà chủ yếu là để đọc, nên bên cạnh những cốt truyện
đơn giản còn có nhiều cốt truyện phức tạp, có trường hợp có tới hai, ba cốt
truyện cổ tích dân gian khác nhau được tác giả ghép nối vào nhau. Nếu như
truyện cổ tích dân gian nặng về khái quát hóa, nhân vật mang đặc điểm loại
tính nhiều hơn, thì ở truyện cổ tích của nhà văn vừa có tính khái quát vừa có
tính cá thể. Có thể nói rằng với truyện cổ tích của nhà văn, việc đi vào miêu tả
tâm lí nhân vật bước đầu được chú ý hơn. Hơn nữa, trong truyện cổ tích dân
gian không có bình luận, có chăng chỉ là những lời giải thích sự việc xuất hiện
ở phần kết thúc câu chuyện. Còn trong truyện cổ tích của nhà văn, lời bình
luận, triết lí của tác giả không chỉ xuất hiện ở phần kết thúc mà nhiều khi
được xen lẫn vào từng phần của câu chuyện. Nhiều khái niệm mới, hiện đại
của đời sống cũng được các nhà văn sử dụng trong tác phẩm của mình. Như
vậy có thể nói, truyện cổ tích của nhà văn là tác phẩm tự sự, với hình thức sử
thi nhỏ, cốt truyện tưởng tượng, hệ thống hình ảnh ước lệ thần kì và khác với
truyện cổ tích dân gian ở quan niệm của tác giả về thế giới quan, nhiệm vụ tư
tưởng thẩm mĩ của thời đại và mối quan hệ với phương pháp nghệ thuật của
nhà văn.
Văn học dân gian mãi còn là một đề tài hấp dẫn cho những ai yêu mến
thiếu nhi, yêu mến thời thơ ấu của mình dấn thân vào cuộc phiêu lưu có tên là
khám phá.
1.1.2. Truyện dân gian viết lại trong văn học Việt Nam hiện đại
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, nhân dân Việt Nam đã sáng tạo nên
nhiều giá trị vật chất và tinh thần to lớn, đáng tự hào. Nền văn học Việt Nam

là một trong những bằng chứng tiêu biểu cho năng lực sáng tạo tinh thần ấy.


22

Trong đó, dựa vào sự phát triển của xã hội, nền văn học nước nhà cũng phát
triển để đáp ứng nhu cầu của thời đại. Truyện dân gian viết lại được ra đời
trong bối cảnh ấy, nó ngày càng phát huy được truyền thống của dân tộc, càng
đáp ứng được sở thích của lứa tuổi thanh thiếu niên. Mang trên mình tiếng nói
của dân tộc, truyện dân gian viết lại ngày càng phát triển với nhiều tiếng nói
khác nhau của các nhà văn hiện đại, trong đó có không ít tác phẩm dành cho
các bạn nhỏ thiếu nhi.
Truyện ngắn sử dụng chuyện xưa tích cũ thường không bị lặp lại mà còn
tạo ra những giá trị mới qua sự nhìn nhận và đánh giá của con người hiện đại
về những nhân vật vốn “im lặng” trong truyện xưa. Trên văn đàn Việt Nam
đương đại, dạng truyện ngắn viết lại đang nở rộ khác thường. Đây được xem
là một hiện tượng giàu ý nghĩa với sự góp mặt của các tác giả như Tô Hoài,
Phạm Hổ, Nguyễn Huy Thiệp, Lê Đạt, Lê Minh Hà, Hoà Vang, Trương Quốc
Dũng, Bùi Hoàng Vị, Lưu Minh Sơn, Hồ Anh Thái… Dạng truyện này không
chỉ có hình thức đa dạng, phong phú mà phạm vi phản ánh cũng rất rộng, đề
cập đến mọi vấn đề trong đời sống xã hội, đặc biệt là một số vấn đề mang tính
nhạy cảm trong xã hội hiện đại. Việc tìm hiểu dạng truyện này còn giúp
chúng ta hiểu thêm về mối quan hệ giữa đời sống văn học và đời sống xã hội.
Dạng truyện ngắn này sử dụng các mẩu chuyện xưa hay một số tích cũ
làm vật liệu để kiến tạo nên tác phẩm mới. Đó có thể là những chuyện cổ tích,
những giai thoại, những mẩu chuyện lưu truyền trong dân gian, nay được viết
lại, viết thêm hoặc dựa trên những yếu tố cơ bản như nhân vật, sự kiện để viết
thành cốt truyện mới. Sự sáng tạo bằng hệ thống thi pháp hiện đại, đã làm cho
loại truyện cổ này không còn đơn thuần là công cụ chức năng nữa, mà nó
được nâng lên tầm cao hơn, chuyên chở những thông điệp khác nhau, mang

màu sắc hiện đại.
Việc viết lại truyện dân có nhiều cách thức khác nhau, trong đó cách giữ
nguyên cốt truyện cũ và gia cố thêm các chi tiết mới như nhân vật, tình tiết,


23

diễn biến câu chuyện. Một số truyện cổ được tái hiện trong các truyện ngắn
đương đại với cốt truyện không hề thay đổi nhưng cũng không phải là kể lại
hoặc dịch lại nguyên văn chuyện cũ. Thay vào đó, tác giả bổ sung một số chi
tiết làm cho truyện đó vừa mang màu sắc cổ xưa vừa mang màu sắc của cuộc
sống đương đại với sự bộn bề, phức tạp đa dạng cũng như sự phong phú trong
đời sống nội tâm của con người.
Nếu như, những nhân vật cổ xuất hiện trong truyện ngắn của Nguyễn
Huy Tưởng, Tô Hoài, Hà Ân, Hoàng Quốc Hải… vẫn mang dáng vẻ của thời
đại cũ, thì ở trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp những nhân vật như Hồ
Xuân Hương, Trương Chi… đều được trao cho một dáng vẻ của con người
hiện đại. Chút thoáng Xuân Hương được gợi ý từ thơ của Hồ Xuân Hương,
tuy Hồ Xuân Hương không xuất hiện. Trong truyện Trương Chi, cũng không
phải là một Trương Chi hát hay, đàn giỏi như trong hình dung xưa nay mà là
một anh chàng rất đời thường, tính toán, nhưng không phải là do bản chất của
chàng không tốt mà vì chàng hiểu ra bản chất của cuộc đời, sự khốn nạn của
kiếp sống nghèo hèn do sự tàn nhẫn phi lý của hiện thực. Hiện thực ấy khiến
chàng đau khổ, tức giận và căm ghét.
Có thể so sánh, giọng điệu, ngôn ngữ của nhân vật trong các truyện cổ ít
biểu cảm, thiên về miêu tả và nhân vật chỉ được miêu tả hành động không có
diễn biến nội tâm, nếu có thì cũng mang tính chung chung. Trong khi đó, các
truyện viết lại truyện dân gian tái hiện các nhân vật đó nhưng không chỉ được
miêu tả nội tâm đa dạng mà còn có rất nhiều đối thoại thậm chí độc thoại. Lời
nói của nhân vật cũng không còn vẻ chung chung nữa mà mang tính cá nhân

rõ rệt, những nhân vật cổ luôn bị đóng khung trong những khuôn phép chuẩn
mực nay được trở thành những người mang tình cảm, lối sống, suy tưởng…
hiện đại. Qua lời nói, nhân vật có thể bộc lộ những nỗi niềm của một con
người với đầy đủ quyền lợi đáng phải có. Cũng chính từ những chi tiết được
thêm vào và lời nói của nhân vật mà tác giả thể hiện được ý tưởng nghệ thuật


24

của mình. Trong bối cảnh văn học có sự phát triển mạnh mẽ, phương thức
sáng tạo đó hoàn toàn được chấp nhận. Các hình thức cách tân, sự đa nghĩa và
khẳng định bản sắc phong cách riêng của từng nhà văn được khuyến khích.
Hình thức mượn xưa để nói nay đã là truyền thống từ trước, nay được
phát triển hơn nữa, nhằm chuyên chở những thông điệp không tiện nói ra trực
tiếp nên mượn vỏ bọc của chuyện xưa, người cũ, như vậy vừa hiệu quả, vừa ít
bị bắt bẻ. Ngoài hình thức làm mới cốt truyện cũ thì truyện dân gian viết lại
còn có một số hình thức thể hiện khác.
Truyện Sự tích ngày đẹp trời nói về Mị Nương - người con gái xưa nay
ta vẫn hình dung là hiền thục, thật thà, xinh đẹp đã hạnh phúc hài lòng khi
theo Sơn Tinh về núi Tản Viên bỏ lại Thủy Tinh thất bại, căm hận, dâng nước
trả thù. Những con nước bạc hàng năm nhấn chìm hoa màu làm hại đến đời
sống của nhân dân là do vết thương lòng đó gây ra. Chúng ta quen ngợi ca
Sơn Tinh và nguyền rủa Thuỷ Tinh, kẻ thất bại, kẻ độc ác, kẻ xấu xa. Và
chúng ta quên đi một điều hãy đối xử thật công bằng để xem xét lại mọi việc,
khi xét lại mọi việc mới thấy Thủy Tinh quả bị oan, chàng cũng là một người
có tình cảm sâu nặng nhưng do thua thiệt đủ đường từ lễ vật đến khoảng cách,
chàng thua Sơn Tinh là phải. Một người nặng tình như thế thì Mị Nương một người con gái lấy chồng theo ý cha - không nhớ không lưu tâm mới là
điều không bình thường. Và vì cảm thông cho nỗi niềm của Mị Nương và
Thuỷ Tinh, như một sự bù đắp “một ngày đẹp trời” xuất hiện mỗi năm cho hai
người gặp nhau. Trong truyện này tác giả để cho nhân vật tự bộc lộ và giãi

bày suy nghĩ. Lời nói của nhân vật là lời của những con người hiện đại có cái
tôi to lớn, phát ngôn để tự bào chữa cho mình. Câu chuyện khiến độc giả thấy
thương cho Mị Nương và Thuỷ Tinh. Mỗi người có một lý lẽ riêng. Tuy là
phần hậu truyện nhưng lại có mối liên hệ khớp với truyện cổ chúng ta thường
nghe. Đây vừa là cái nhìn mới mẻ của nhà văn, cũng là sự đánh giá của con


25

người hiện đại về những chuyện đã thuộc về lịch sử. Cách lật ngược vấn đề
như vậy chính là một nét đặc sắc trong các sáng tác văn học ngày nay.
Tác giả Lê Minh Hà có các truyện như Châu Long, Ngày xưa cô Tấm,
An Dương Vương đều được viết theo cách thức này. Truyện Châu Long đã lần
đầu tiên đưa Châu Long - người phụ nữ vĩ đại của tích xưa - xuất hiện với tư
cách là nhân vật trung tâm trong một tác phẩm văn học. Tình bạn của Lưu
Bình và Dương Lễ đã trở thành giai thoại, để người đời sau hết lời ca ngợi
nhưng lại không ai biết rằng có được tình bạn cao cả đó, đã có một người phụ
nữ hy sinh cuộc đời của mình trở thành một thứ phương tiện trong tay đàn
ông. Tác giả đã nhìn ra nỗi thiệt thòi của Châu Long, vì thế ở cuối truyện
nàng đã được nâng lên đúng tầm. Còn hai người đàn ông mà nàng đã vì họ
quên mình lại bị hạ bệ. Ở đây tác giả đã nói lên những cơ cực của Châu Long,
cách nói đầy hàm súc. Nàng lấy chồng, không được chăm sóc cho chồng, mà
được chồng bắt đi chăm sóc bạn chồng. Tay nàng vun vén, vỗ về giúp người
bạn của chồng đậu đạt vinh quy bái tổ. Nàng chẳng được hưởng niềm vui đó
mà phải trở về theo lời chồng dặn. Sau hơn mười năm xa cách, chăn đơn gối
chiếc, trái tim của nàng đã lạnh giá, lại bị chồng ngờ vực. Suốt quãng đời còn
lại nàng sống trong lặng lẽ, giá băng. Đó chính là phần sau của một câu
chuyện có hậu.
Dù viết tiếp, nhưng truyện không bị lặp lại mà còn tạo ra những giá trị
mới qua sự nhìn nhận và đánh giá của con người hiện đại về những nhân vật

đã “im lặng” trong truyện xưa từng được ca ngợi. Trước đó các nhân vật chỉ
được nhìn một chiều, hành động theo chức năng thì nay trong phần hậu truyện
được nhìn ở nhiều góc cạnh khác nhau, từ đó tái hiện được mọi biểu hiện của
tâm trạng nhân vật, hoặc nói cách khác nhân vật được sống trong thời hiện đại
với sự đa giọng điệu và con người cá nhân được bộc lộ rõ ràng tự nhiên nhất.
Họ được nói lên tiếng nói của lòng mình chứ không phải nói thay cho một


×