Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.23 KB, 27 trang )

GVHD:Th.S Kiều thị Hường

Nhóm 4

DANH SÁCH NHÓM 4
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14

TÊN
NGUYỄN QUỐC PHƯƠNG (nhóm trưởng)
NGUYỄN THỊ PHƯƠNG ( thuyết trình)
NGUYỄN THỊ MAI PHƯƠNG
NGUYỄN THỊ THU PHƯƠNG
TRẦN THỊ ĐÔNG PHƯƠNG (thuyết trình)
TRẦN THỊ KIM PHƯỢNG
HUỲNH THIỆN QUANG
NGUYỄN NGỌC QUANG
TRẦN NGỌC QUANG


PHAN THANH QUẢNG
NGUYỄN HỒNG QUÂN
LÊ TẤN RIN
NGUYỄN DUY SANG
SOUTHAVLAY NILAXAY

MỤC LỤC

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại Việt Nam

Page 1


GVHD:Th.S Kiều thị Hường

Nhóm 4

LỜI MỞ ĐẦU
Công nghệ là sản phẩm của lao động, của tinh hoa trí tuệ con người tạo ra
cho xã hội. Nó là công cụ, phương tiện chủ yếu để con người đạt được những lợi
ích cần thiết. Sự phát triển của nhiều nước cho thấy công nghệ là nhân tố quyết
định khả năng của một nước đạt được các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội với
tốc độ cao và ổn định. Chính vì vậy người ta nói, công nghệ là chìa khoá cho sự
phát triển, là niềm hy vọng cơ bản để cải thiện đời sống trong mọi xã hội. Công
cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa mà toàn Đảng, toàn dân ta tiến hành chỉ có thể
thành công khi chúng ta thực sự tạo cho mình một trình độ sản xuất tiên tiến, hiện
đại. Để có được điều đó, trước tiên chúng ta phải đi trước một bước phát triển khoa
học công nghệ. Để nâng cao trình độ khoa học công nghệ đòi hỏi chúng ta phải
đồng thời kết hợp giữa vấn đề tự nghiên cứu khoa học công nghệ trong nước với
việc du nhập tiến bộ công nghệ thế giới, Tuy nhiên việc du nhập khoa học công

nghệ thế giới không hề dễ dàng, chúng ta không được rập khuôn mà phải có sự

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại Việt Nam

Page 2


Nhóm 4

GVHD:Th.S Kiều thị Hường

chọn lọc, loại bỏ khuyết điểm, lựa chọn ưu điểm của mô hình sao cho phù hợp với
điều kiện thực tiễn của đất nước, truyền thống dân tộc và xu thế thời đại.Vì vậy để
có bước đi riêng và tìm ra mô hình phù hợp thì việc định hướng lựa chọn công
nghệ thích hợp là một hoạt động hết sức cần thiết nhằm mang lại lợi ích cho Việt
Nam. Chính vì những lý do trên nhóm chúng tôi tiến hành nghiên cứu vấn đề
“định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp ở Việt Nam”
 Nội dung nghiên cứu gồm 3 phần: - Cơ sở lý luận.
- Thực trạng.
- Hạn chế và Giải pháp.
PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.

Khái niệm
Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công
cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành các sản phẩm.
Công nghệ thích hợp là các công nghệ đạt được các mục tiêu của quá trình
phát triển kinh tế - xã hội, trên cơ sở đó phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện

2.


của địa phương.
Căn cứ để lựa chọn công nghệ thích hợp
Sự thích hợp của công nghệ không phải là bản chất của bất kỳ công nghệ
nào, mà nó nhận được từ hoàn cảnh và mục tiêu được dùng để đánh giá nó.
Hoàn cảnh: dân số, tài nguyên thiên, kinh tế, công nghệ, môi trường sống,
văn hóa, xã hội , chính trị, pháp luật, quan hệ quốc tế…
Mục tiêu: Dựa vào mục tiêu của quốc gia, của ngành của địa phương, của

3.

cơ sở xác định, nhưng phải tối đa hiệu quả và tối thiểu hậu quả.
Định hướng công nghệ thích hợp
3.1.
Định hướng theo trình độ công nghệ

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại Việt Nam

Page 3


GVHD:Th.S Kiều thị Hường

Nhóm 4

Tiền đề cơ bản làm cơ sở cho định hướng này là có một loạt công nghệ
sẵn có để thỏa mãn nhu cầu nhất định. Các công nghệ sẵn có được sắp xếp
theo trình độ thô sơ, thủ công tiên tiến đến hiện đại. Đối với các nước đang
phát triển lựa chọn công nghệ tiên tiến tạo ra năng suất lao động cao,chất
lượng tốt, hạ giá thành, thuận lợi trong phân công hợp tác quốc tế, tạo cơ hội

để công nghiệp hóa nhanh chóng.
Tuy nhiên, các công nghệ tiên tiến vốn ứng dụng kết quả của khoa học
hiện đại nên khi tiếp nhận chúng các nước đang phát triển thường gặp khó
khăn như hạn chế về vốn, đòi hỏi tình độ quản lí cao, tính thích nghi giảm…
Cho nên có quan điểm cho rằng các nước đang phát triển là đang dng hòa để
có thể chọn ra công nghệ trung gian.Loại công nghệ này có trình độ trung
gian giữa công nghệ thô sơ và công nghệ tiên tiến.
3.2.
Định hướng theo nhóm mục tiêu
Cơ sở định hướng là dựa theo các nhóm mục tiêu phát triển công nghệ.
Thông thường các nhóm mục tiêu này được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, đó
là cơ sở để lựa chọn công nghệ thích hợp theo từng giai đoạn.
Nhóm mục tiêu bao gồm:


3.3.

Thỏa mãn các nhu cầu tối thiểu, tạo công ăn việc làm và nâng

cao mức sống đồng đều.
 Tăng năng suất lao động và sức cạnh tranh trên thị trường.
 Tự lực và độc lập về công nghệ.
Định hướng theo sự hạn chế các nguồn lực
Cơ sở định hướng là xem xét công nghệ có thích ứng với nguồn tài

nguyên vốn có, phù hợp với điều kiện chung trong sự phát triển ở các địa
phương hay không. Một số trong các nguồn lực và đội ngũ nhân lực, vốn

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại Việt Nam


Page 4


GVHD:Th.S Kiều thị Hường

Nhóm 4

đầu tư nội địa, năng lực và nguyên vật liệu. Vấn đề là sử dụng nguồn lưc này
sao cho hợp lí, vừa hiệu quả trong hiện đại ngắn hạn, đồng thời bảo đảm sử
dụng lâu dài, bền vững.
Định hướng theo sự hòa hợp ( không gây đột biến)

3.4.

Định hướng theo sự hòa hợp đó là mong muốn có được tiến bộ công nghệ
thông qua phát triển chứ không phải cách mạng. Có nghĩa là phải có sự hài hòa
giữa sử dụng, thích nghi, cải tiến, đổi mới. sự phát triển theo tuần tự, không gượng
ép, không gây ô nhiễm, không gây mất cân bằng sinh thái, bảo đảm hòa hợp tự
nhiên. Kết hợp công nghệ nội địa và cong nghệ ngoại nhập, tạo sự phát triển nhanh
và bền vững, không mâu thuẫn giữa quốc gia và địa phương, hòa hợp giữa công
nghệ truyền thống và hiện đại..v.v…
4.

Các tiêu thức tham khảo lựa chọn công nghệ thích hợp
Lựa chọn công nghệ thích hợp không phải là lựa chọn bản thân công
nghệ mà trước hết là lựa chọn tập hợp các tiêu thức để lựa chọn công nghệ.
Đối với các nước đang phát triển, viện nghiên cứu Brace, Canada đưa ra một
số tiêu thức tham khảo như sau:
-


Công nghệ thíc hợp có mục tiêu cơ bản là là đáp ứng nhu cầu cơ bản

-

của nhân dân, đặc biệt là nông dân.
Công nghệ thích hợp có khả năng thu hút số lượng lớn lao động,

-

trong đó có lao động nữ.
Công nghệ thích hợp bảo tồn và phát triển công nghệ truyền thống và

-

tạo ra các ngành nghề mới.
Công nghệ thích hợp tạo ra khả năng hoạt động cho các cơ sở sản
xuất nhỏ, vừa, lớn kết hợp.

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại Việt Nam

Page 5


GVHD:Th.S Kiều thị Hường

Nhóm 4

-

Công nghệ thích hợp tiết kiệm tài nguyên.

Công nghệ thích hợp có khả năng thu hút việc sử dụng dịch vụ và

-

nguyên vật liệu trong nước.
Công nghệ thích hợp phải có khả năng sử dụng được phế liệu và

-

không gây ô nhiễm môi trường.
Công nghệ thích hợp tạo cơ hội tăng trưởng kinh tế cho xã hội và

-

đôgn đảo quần chúng nhân dân.
Công nghệ thích hợp tạo ra sự phân bố rộng rãi và giảm sự bất bình

-

đẳng trong thu nhập.
Công nghệ thích hợp không gây xáo trộn đối với văn hóa – xã hội.
Công nghệ thích hợp tạo tiền đề để tăng cường xuất khẩu, phân công

-

hợp tác quốc tế.
Công nghệ thích hợp tạo tiềm năng nâng cao năng lực công nghệ.
Công nghệ thích hợp được hệ thống chính trị chấp nhận.

Với sự liệt kê chứ đầy đủ trên, chúng ta thấy rõ cái tên công nghệ thích hợp là

một công cụ vạn năng đó là điều không thể có. Nhắc lại, sự thích hợp của công
nghệ không phải là bản chất nội tại của bất kì công nghệ nào mà nó xuất phát từ
môi trường xung quanh trong đó công nghệ được sử dụng. Chính con người xác
định sự thích hợp bằng cách xác định tối đa hiệu quả và tối thiểu hậu quả công
nghệ cho hiện tại cũng như trong tương lai. Hơn nữa môi trường xung quanh chúng
ta đòi hỏi phải được xem xét một cách toàn diện.

PHẦN II:THỰC TRẠNG VIỆC ĐỊNH HƯỚNG LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ
THÍCH HỢP TẠI VIỆT NAM.
2.1. Khái quát về khoa học- công nghệ của Việt Nam

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại Việt Nam

Page 6


GVHD:Th.S Kiều thị Hường

Nhóm 4

Trong xu thế hội nhập hiện nay, nước ta với mục tiêu tăng trưởng kinh tế cần
phải lựa chọn định hướng công nghệ thích hợp. Tuy nhiên không nhất thiết phải
lựa chọ định hướng nhất định nào mà cần phải có sự linh hoạt, sáng tạo, tiếp thu ưu
điểm và gạt bỏ những hạn chế của các nước đi trước. Qua quá trình chọn lọc những
mặt tích cực đó ta sẽ vận dụng cho phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, điều kiện tự
nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, pháp luật… của đất nước.
Hiện nay nước ta cần phát triển có chọn lọc trong một số ngành công nghệ trọng
điểm bao gồm: những công nghệ tiên tiến có tác động to lớn tới việc hiện đại hóa
các ngành kinh tế - kỹ thuật, bảo đảm quốc phòng an ninh. Trên cơ sở đó tạo điều
kiện hình thành và phát triển một số nghành nghề mới, nâng cao sức cạnh tranh của

ngành kinh tế.
2.2. Định hướng lựa chọn một số công nghệ
2.2.1

Công nghệ sinh học(CNSH)- định hướng lựa chọn công nghệ theo
sự hòa hợp
Công nghệ sinh học ở Việt Nam ngày càng phát triển và có sự phối
hợp của nhiều định hướng theo sự hòa hợp, phát triển một cách tuần
tự không gượng ép và ngày càng hiện đại hơn. Biết kết hợp công nghệ
nội địa va công nghệ quốc tế đảm bảo sự phát triển nhanh và bền
vững tạo điều kiện cho công nghệ sinh học ngày càng phát triển hơn.
Xây dựng và phát triển các công nghệ nền tảng của công nghệ sinh

-

học đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, bao gồm:
Công nghệ gen( tái tổ hợp AND)
Công nghệ vi sinh định hướng công nghiệp.
Công nghệ enzym – protein phục vụ phát triển công nghiệp thực
phẩm, dược phẩm.

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại Việt Nam

Page 7


GVHD:Th.S Kiều thị Hường

Nhóm 4


Công nghệ tế bào ( thực vật và động vật) phục vụ cho chọn, tạo giống

-

mới trong nông, lâm thủy sản và phát triển liệu pháp tế bào trong y
tế.
 phát triển công nghệ sinh học trong các ngành kinh tế quốc dân:
-

CNSH nông nghiệp( nông- lâm – ngư): phát triển xí nghiệp nhân
giống cây, con sạch bệnh, sản xuất hạt giống chất lượng cao, ứng
dụng các kĩ thuật CNSH tạo giống cây,con có chất lượng cao, tập
trung vào nhóm cây lương thực, rau quả, cây lâm nghiệp, vật nuôi,

-

thủy sản.
CNSH chế biến: phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu.
CNSH y dược: bảo đảm chế phẩm y tế cho dự phòng( vacxin, kháng

-

sinh, sinh phẩm chẩn đoán), đảm bảo an toàn.
CNSH môi trường: kiểm soát, xử lý, giám định môi trường, tập
trung vào các vùng công nghiệp, các trang trại chế biến nông sản, xử
lý nước thải, khí thải, khắc phục sự cố, bảo vệ đa dạng sinh học.

Ví dụ về CNSH môi trường: Xử lí nước thải bằng công nghệ Unitank
Cả nước hiện có khoảng trên 200 khu công nghiệp (KCN) khu chế xuất (KCX)
đã được Chính phủ phê duyệt, chưa kể đến các cụm công nghiệp và các làng nghề

do địa phương thành lập. Các KCN có quy mô thường là 100 ha đến 1.000 ha rải
khắp các tỉnh thành trong cả nước.trong quá trình hoạt động sẽ có nước thải cần xử
lí.
Sơ đồ nguyên tắc hệ thống thoát nước khu công nghiệp

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại Việt Nam

Page 8


GVHD:Th.S Kiều thị Hường

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại Việt Nam

Nhóm 4

Page 9


GVHD:Th.S Kiều thị Hường

Nhóm 4

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp bằng công nghệ unitank

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại Việt Nam

Page 10



GVHD:Th.S Kiều thị Hường

Nhóm 4

 Thuyết minh công nghệ xử lý nước thải khu công nghiệp bằng công nghệ
unitank:
Nước thải sau khi được xử lý cục bộ tại từng nhà máy được thu gom bởi hệ

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại Việt Nam

Page 11


GVHD:Th.S Kiều thị Hường

Nhóm 4

thống hố ga, cống rãnh lần lượt chảy qua song chắn rác thô rồi về hầm tiếp nhận.
Nước từ hầm tiếp nhận được bơm lên song chắn rác tinh nhiệm vụ lược bớt một
phần chất rắn hữu cơ có trong nước thải của nhà bếp hay các loại rác có kích thước
nhỏ.. Sau khi qua song chắn rác tinh, nước thải sẽ chảy vào bể gạt váng dầu và
chảy vào bể điều hòa. Để giảm bớt mùi hôi, ta sục khí liên tục vào bể.
Nước thải sau khi qua bể điều hòa được bơm lên sang bể phản ứng. Tại bể phản
ứng, hóa chất hiệu chỉnh môi trường và hoá chất keo tụ được châm vào bể với liều
lượng nhất định. Hóa chất keo tụ và các chất ô nhiễm trong nước thải tiếp xúc,
tương tác với nhau, hình thành các bông cặn nhỏ li ti trên khắp diện tích và thể tích
bể. Hỗn hợp nước thải này tự chảy qua bể keo tụ tạo bông. Tại bể keo tụ tạo bông,
hóa chất trợ keo tụ được châm vào bể với liều lượng nhất định.. Hỗn hợp nước và
bông cặn hữu dụng tự chảy sang bể lắng 1. Nước thải sau lắng sẽ chảy qua máng
răng cưa và vào mương trung hòa rồi chảy được bơm luân phiên vào

Tại bể Unitank, quá trình xử lí sinh học hiếu khí lơ lững được thực hiện. Trong bể
Unitank diễn ra quá trình oxy hoá sinh hoá các chất hữu cơ hoà tan và dạng keo
trong nước thải dưới sự tham gia của các vi sinh vật hiếu khí. Cấu tạo đơn giản
nhất của một hệ thống UNITANK là một khối bể hình chữ nhật được chia làm ba
nsgăn. Ba ngăn này thông thuỷ với nhau bằng cửa mở ở phần tường chung. Mỗi
ngăn được lắp một thiết bị sục khí. Hai ngăn ngoài có thêm hệ thống máng tràn
nhằm thực hiện cả hai chức năng vừa là bể Aeroten (sục khí) và bể lắng. Nước thải
được đưa vào từng ngăn. Nước sau xử lý theo máng tràn ra ngoài; bùn sinh học dư
cũng được đưa ra khỏi hệ từ hai ngăn ngoài.
 Ưu điểm
Cấu trúc chắc gọn, là một khối các ngăn bằng betong liền nhau cho phép tiết kiệm
tối đa diện tích và vật liệu xây dựng. Tổng diện tích mặt bằng cho xây dựng chỉ cần

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại Việt Nam

Page 12


GVHD:Th.S Kiều thị Hường

Nhóm 4

khoảng 50% so với công nghệ bùn hoạt tính thông thường. Trong điều kiện khan
hiếm đất như hiện nay thì đây là ưu điểm nổi bật nhất.
Kết hợp chức năng oxy hoá và chức năng sa lắng tách bùn trong cùng một bể nên
không cần hồi lưu bùn.
Quá trình xử lý linh hoạt theo chương trình và có thể điều chỉnh nên rất phù hợp
với các loại nước thải có tính chất đầu vào hay thay đổi.
Vận hành hoàn toàn tự động, đảm bảo chất lượng ổn định của nước thải đã xử lý,
dẫn đến chi phí vận hành thấp. Dễ dàng mở rộng các chức năng khử N, P.

Tại bể khử trùng nước thải được châm dung dịch NaOCl với liều lượng nhất định
để tiệt trùng nước trước khi xả ra hồ sinh học…
2.2.2. Công nghệ tự động hóa và cơ điện tử
Việt Nam đầu tư vào những công nghệ tiên tiến, hàm lượng kỹ thuật cao như:
Nghiên cứu và ứng dụng công nghệ tự động hóa, cơ điện tử nhằm nâng cao chất
lượng, hiệu quả sản xuất, nhằm nâng cao sức cạnh tranh của các doanh nghiệp và
nền kinh tế.
Ứng dụng thiết bị toàn bộ; máy động lực; máy công cụ; cơ khí phục vụ nông –
lâm – ngư nghiệp chế biến công nghệ thiết kế và chế tạo với sự trợ giúp của máy
tính (CAD/CAM) trong một số ngành sản xuất như: dệt, may, da giày và ngành cơ
khí (trong các lĩnh vực trọng điểm:; cơ khí xây dựng; đóng tàu; thiết bị điện – điện
tử; cơ khí ô tô – cơ khí giao thông vận tải)
Ví dụ như:
-

Nhằm góp phần giải quyết tình trạng thiếu rau xanh của đảo, Trung tâm
Thông tin và ứng dụng khoa học công nghệ Bình Thuận đã triển khai thực
hiện dự án “Ứng dụng tiên tiến bộ kỹ thuật xây dựng và mô hình sản xuất
rau trên đất cát” tại đảo Phú Quý. Dự án này được Trung tâm Thông tin &

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại Việt Nam

Page 13


GVHD:Th.S Kiều thị Hường

Nhóm 4

Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh phối hợp triển khai 30 mô hình

trồng rau trong nhà lưới và vòm lưới chắn gió mặn cũng như có tác dụng
che mưa, nắng…
-

Nghiên cứu, chế tạo một số sản phẩm cơ điện tử, đặc biệt trong một số lĩnh
vực cơ khí trọng điểm (máy công cụ, máy động lực, thiết bị điện – điện tử,

-

cơ khí ô tô và các thiết bị đo lường điều khiển).
Chẳng hạn như tận dụng một số cảm biến nhiệt đã qua sử dụng, Nguyễn
Đức Nhân, giảng viên Khoa điện – Trường Trung cấp Kỹ thuật – Công
Nông Nghiệp Tỉnh Quảng Bình đã nghiên cứu, chế tạo công nghệ hệ thống
báo cháy và chữa cháy cục bộ, có thể áp dụng tại nhiều công trình nhỏ, vừa
và lớn, hệ thống tự động báo cháy và chữa cháy cục bộ, được thiết kế đơn
giản, gồm một số cảm biến nhiệt ở máy lạnh, điều hòa… đã qua sử dụng,
còi báo động , hệ thống phát tín hiệu, hệ thống chữa cháy, bơm, van nước.
Sự phù hợp ở đây là khắc phục được một số nhược điểm trong phòng cháy
chữa cháy, đó là: Giúp người phát hiện nhanh, chính xác vị trí đám cháy
bằng còi hú, đèn tín hiệu… đồng thời, kích hoạt hệ thống tự động chữa

-

cháy sớm để giảm thiệt hại do cháy gây ra…
Ứng dụng rộng rãi công nghệ tự động hóa đo lường và xử lý thông tin phục

-

vụ các ngành sản xuất, dự báo thời tiết và thiên thai, bảo vệ môi trường.
Nghiên cứu ứng dụng và phát triển kỹ thuật rô bốt ưu tiên áp dụng trong

những công đoạn sản xuất không an toàn cho con người, trong môi trường
độc hại, trong một số dây chuyền công nghiệp công nghệ cao và phục vụ
quốc phòng, an ninh.

2.2.3. Công nghệ năng lượng

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại Việt Nam

Page 14


GVHD:Th.S Kiều thị Hường
-

Nhóm 4

Định hướng lựa chọn công nghệ trong lĩnh vực này là công nghệ hiện đại,
an toàn và được kiểm chứng, đảm bảo hệu quả kinh tế, thuận lợi cho vận
hành, bảo trì, sữa chửa, đào tạo nhân lực, quản lí cũng như khă năng tiến

-

tới nội địa hóa thiết bị. Cụ thể cho từng ngành như sau:
 Phát triển điện hạt nhân:
Nghiên cứu lựa chọn công nghệ cho các dự án nhà máy điên hạt nhân, tiếp
thu và làm chủ công nghệ nhập để vận hành nhà máy an toàn và hiệu quả
kinh tế cao. Nghiên cứu và ứng dụng rông rãi các kỹ thuật hạt nhân, búc xạ
và đồng vị phóng xạ trong các ngành kinh tế quốc dân, trong y tế, địa chất,

-


thủy văn và môi trường …. quản lí chất thải phóng xạ.
 Phát triển công nghệ năng lượng tái tạo:
Nguồn năng lượng mặt trời ở nước ta cũng khá dồi dào với mức độ bức xạ
nhiệt từ 3-4,5kWh/m2/ngày(mùa đông), 4,5-6,5kWh/m2/ngày (mùa hè).
Như khu vực ở phía nam ứng dụng các dàn pin mặt trời (PMT) phục vụ
thắp sáng và sinh hoạt văn hóa tại một số vùng nông thôn xa lưới điện.Đến
nay có khoảng 800- 1000 dàn PMT đã được lắp đặt và sử dụng cho các hộ
gia đình, công suất mỗi dàn từ 22,5 – 70 Wp. Khu vực miền trung có bức
cạ mặt trời khá tốt và số giờ nắng cao, rất thích hợp cho việc ứng dụng
PMT. Hiện tại khu vực miền trung có 2 dự án ghép lai PMT có công suất
lớn nhất Việt Nam đó là: dự án phát điện ghép giữa PMT và thủy điện nhỏ,

-

công suất 125 kW được lắp đặt tại huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai.
Việc tiếp cận để tận dụng nguồn năng lượng mới này không chỉ góp phần
cung ứng kịp thời nhu cầu năng lượng của xã hội mà còn giúp tiết kiệm

-

điện năng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Tiềm năng năng lượng gió của Việt Nam cũng khá lớn: tại hải đảo là 8601410 kWh/m2/ năm, khu vực duyên hải là 800-1000 kWh/m2/ năm....VD:
Một dự án điện gió có tên là Tuy Phong có diện tích là 1500 ha tại huyện

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại Việt Nam

Page 15



GVHD:Th.S Kiều thị Hường

Nhóm 4

Tuy Phong tỉnh Bình Thuận sẽ kết nối với mạng lưới điện quốc gia với
công suất ban đầu là 7,5 MW trong tháng 8. Tuy nhiên do áp dụng công
nghệ năng lượng gió đòi hỏi chi phí cao nên chưa được áp dụng rộng rãi ở
nước ta.

2.2.4 Công nghệ phần cứng – điện tử( Công nghệ. thông tin- truyền thông)
 Thực trạng công nghệ phần cứng - điện tử
Hiện tại công nghệ phần cứng Việt Nam có sản phẩm xuất khẩu sang 35 quốc gia
trên thế giới, kim ngạch, xuất khẩu tăng 16 lần trong 10 năm trở lại đây. Trong đó
kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU là cao nhất tiếp đến là Thái Lan và chủ
yếu là các nhóm hàng điện tử, máy tính và linh kiện.
Trong 10 năm qua, công nghiệp phần cứng – điện tử đã có thành công trong việc
thu hút đầu tư nước ngoài. Tiêu biểu là 1 số dự án đầu tư trên 1 tỷ USD của Intel
tại thành phố HCM và Samsum Electronics tại Bắc Ninh. Theo thống kê chưa đầy
đủ của các doanh nghiệp có vốn nước ngoài chiếm trên 90% tổng vốn đầu tư trong
ngành công nghệ phần cứng – điện tử.
Sản phẩm của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài như Fujitsu và Canon chủ yêú
là linh kiện phụ tùng xuất khẩu. các liên doanh và các doanh nghiệp Việt Nam lại
tập trung lắp ráp các sản phẩm tiêu dùng trong thị trường nội địa.
Hiện có khoảng 120 ngàn công nhân đang hoạt động trong ngành công nghiệp
phần cứng, tốc độ thu hút nguồn nhân lực 10%/ năm. Đây là ngành chiếm phần lớn

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại Việt Nam

Page 16



GVHD:Th.S Kiều thị Hường

Nhóm 4

nguồn lao động do có mức lương cao đồng thời là ngành đang được ưa chuộng vì
vậy giải quyết được phần lớn công ăn việc làm cho người lao động.
Định hướng lựa chọn công nghệ trong lĩnh vực này là ứng dụng rộng rãi công nghệ
phần cứng – điện tử trong mọi lĩnh vực, khai thác có hiệu quả thông tin và tri thức
trong tất cả các ngành. Xây dựng và phát triển Việt Nam điện tử với công dân điện
tử, Chính phủ điện tử, doanh nghiệp điện tử, giao dịch và thương mại điện tử để
Việt Nam đạt trình độ khá trong khu vực ASEAN

 Nội dung phát triển công nghệ phần cứng- điện tử
a) Xây dựng và phát triển công dân điện tử
Đảm bảo trên 80% thanh niên ở các thành phố, thị xã, thị trấn có thể sử dụng các
ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông và khai thác Internet. Từng bước
đưa công nghệ thông tin và truyền thông vào đời sống của nông dân, thu hẹp
khoảng cách số giữa nông thôn và thành thị. Người dân được truy cập thông tin và
tri thức kịp thời thông qua phát thanh, truyền hình, Internet và các trang thông tin
điện tử. Phát triển và phổ cập hệ thống quản lý điện tử đến trên 80% số bệnh viện
trên toàn quốc. Phổ cập sử dụng tin học cho trên 70% cán bộ y tế.
b) Xây dựng và phát triển Chính phủ điện tử
Đảm bảo hệ thống chỉ đạo, điều hành, trao đổi thông tin thông suốt, kịp thời từ
Trung ương đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương; trên 50% các văn bản được lưu chuyển trên
mạng; đa số cán bộ, công chức nhà nước có điều kiện sử dụng thư điện tử và khai
thác thông tin trong công việc. 100% các cơ quan của Chính phủ có trang thông tin

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại Việt Nam


Page 17


GVHD:Th.S Kiều thị Hường

Nhóm 4

điện tử với đầy đủ thông tin về hoạt động của cơ quan, pháp luật, chính sách, quy
định, thủ tục hành chính, quy trình làm việc, các dự án đầu tư, đấu thầu và mua
sắm.
Xây dựng Chính phủ điện tử tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh đạt mức trung
bình khá trong khu vực. Đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và
truyền thông trong quốc phòng, an ninh phục vụ sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
c) Xây dựng và phát triển doanh nghiệp điện tử
Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin và truyền thông trong những ngành dịch
vụ kinh tế có tính hội nhập cao như viễn thông, ngân hàng, hải quan, hàng không,
du lịch, thuế, v.v..., đảm bảo năng lực quản lý và chất lượng dịch vụ của các ngành
này đạt trình độ tiên tiến trong khu vực. 50 - 70% doanh nghiệp ứng dụng công
nghệ thông tin và truyền thông vào các hoạt động quản lý, điều hành, quảng bá
thương hiệu, tiếp thị, mở rộng thị trường, giám sát, tự động hoá các quy trình sản
xuất, thiết kế, kiểm tra, đánh giá chất lượng sản phẩm, v.v... Hơn 50% doanh
nghiệp tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh thực hiện báo cáo thống kê, khai báo
thuế, đăng ký và được cấp phép kinh doanh qua mạng.
d) Phát triển giao dịch và thương mại điện tử
Hình thành và thúc đẩy phát triển môi trường giao dịch và thương mại điện tử.
Hình thành các sàn giao dịch thương mại điện tử, mạng giá trị gia tăng, hệ thống
quản lý dây truyền cung ứng. Đảm bảo 25 - 30% tổng số giao dịch của các ngành
kinh tế được thực hiện thông qua hệ thống giao dịch và thương mại điện tử. Giao
dịch và thương mại điện tử có trị giá tăng gấp 10 lần so với năm 2002.

 Mục tiêu và định hướng của công nghệ phần cứng- điện tử

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại Việt Nam

Page 18


GVHD:Th.S Kiều thị Hường


Nhóm 4

Góp một phần vào lĩnh vực công nghệ thông tin nước nhà trở thành một
trụ cột quan trọng để đưa nước Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về



công nghệ thông tin và truyền thông.
Giúp cho CNTT sớm có thương hiệu trên trường quốc tế, có đóng góp
cho GDP quốc gia, tạo năng lực cạnh tranh và hỗ trợ cho các ngành khác



phát triển.
Tạo đội ngũ doanh nghiệp mạnh có năng lực mạnh có sức cạnh tranh cao,
có khả năng chiếm lĩnh thị trường trong nước và vươn ra thị trường nước



ngoài.

Phát triển một số sản phẩm, dịch vụ công nghiệp phần cứng-điện tử mang
thương hiệu Việt Nam được sử dụng rông rãi ở thi trường nôi địa và có



khả năng xuất khẩu.
Thu hút nhiều dự án đầu tư nước ngoài tạo ra giá tri cao có hiêu quả,
trọng tâm là các dự án tập trung vào nghiên cứu phát triển sản xuất, dịch



vụ trong công nghiệp phần cứng – điện tử.
Phát triển đội ngũ nguồn nhân lực về công nghiệp phần cứng có chất
lượng cao đáp ứng nhu cầu của nền công nghiệp phần cứng – điện tử
đồng thời tiến tới xuất khẩu nguồn nhân lực về công nghiệp phần cứng.

2.2.5 Công nghệ vũ trụ
Công nghệ vũ trụ định hướng lựa chọn công nghệ theo sự hạn chế các nguồn
lực, có được tiến bộ công nghệ thông qua sự tích lũy nhiều kinh nghiệm, đảm bảo
sử dụng nguồn lực một cách hợp lí, vừa có hiệu quả trong ngắn hạn, đồng thời sử
dụng lâu dài, bền vững.
Công nghệ vũ trụ nghiên cứu tiếp thu, làm chủ công nghệ và phóng vệ tinh nhỏ
quan sát trái đất, trạm thu mặt đất, phục vụ nhu cầu nghiên cứu khoa học, phát triển

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại Việt Nam

Page 19


GVHD:Th.S Kiều thị Hường


Nhóm 4

kinh tế- xã hội và quốc phòng an ninh. Xây dựng tiềm lực khoa học công nghệ và
vũ trụ của Việt Nam đến năm 2010 có đủ năng lực thiết kế, chế tạo các loại vệ tinh
nhỏ, thiết kế và chế tạo các trạm thu mặt đất, phát triển một số vũ trụ mang tính
thương mại, làm chủ được công nghệ và kỹ thuật tên lửa.
Ví dụ như:
-

Vinasat-1 đã phủ sóng toàn bộ lãnh thổ Việt Nam, ngoài ra Vinasat-1 còn
phủ sóng ở Nhật Bản, miền Đông Trung Quốc, bán đảo Triều Tiên, Ấn Độ,
các nước Đông Nam Á, Úc, Biển Đông và một phần Myanma. Vinasat-1
sau khi phóng lên có thể cung cấp dịch vụ đường truyền vệ tinh để phát
triển để phát triển các dịch vụ ứng dụng như điện thoại, truyền hình, truyền
số liệu, internet, dịch vụ đào tạo y tế từ xa, truyền tin cho ngư dân trên biển,
dự báo thời tiết, bảo đảm an ninh quốc phòng…đặc biệt cung cấp đường
truyền thông tin cho các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, bão lũ, đường
truyền cho vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo mà các phương thức
truyền khác khó vương tới được. Ngoài ý nghĩa kinh tế, viecj phóng vệ tinh
Vinasat-1 còn khẳng định chủ quyền của Việt Nam trong không gian, nâng
cao vị thế của Việt nam trên trường quốc tế. Nhờ đó Việt Nam trở thành
nước thứ 93 trên thế giới và nước thứ 6 trong khu vực Đông Nam Á có vệ
tinh bay vào quỹ đạo.

-

Ngày 16/5/2012, vệ tinh Vinasat-2 của Việt Nam sẽ được phóng lên quỹ
đạo .Vệ tinh VINASAT-2 có công suất, trọng lượng lớn hơn, số bộ phát đáp
nhiều hơn (VINASAT-2 có 24 bộ phát đáp trong khi VINASAT-1 chỉ có 20

bộ phát đáp) có thời gian sống 15 năm. Với thực tế việc kinh doanh băng
tần Ku thuận lợi, VINASAT-2 chỉ được xây dựng với băng tần Ku. Tuy

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại Việt Nam

Page 20


Nhóm 4

GVHD:Th.S Kiều thị Hường

VINASAT-2 có hạn chế là vùng phủ của vệ tinh nhỏ hơn chỉ bao gồm Việt
Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan và một phần Mianma, tuy nhiên
VINASAT-2 cũng đã được thiết kế với nhiều giải pháp kỹ thuật kết hợp với
kết quả phối hợp tần số quỹ đạo vệ tinh sẽ có các vùng phủ linh hoạt mở
rộng khả năng phục vụ nhu cầu khách hàng các nước trong khu vực. Cùng
với VINASAT-1, vệ tinh VINASAT-2 sẽ tạo thành một hệ thống vệ tinh có
khả năng dự phòng về dung lượng và giảm thiểu rủi ro giữa các vệ tinh,
củng cố an ninh, an toàn cho mạng viễn thông quốc gia, đồng thời đem lại
lợi ích chung cho cộng đồng, góp phần tăng cường khả năng khai thác hiệu
quả nguồn

tài

nguyên

tần

số


quỹ

đạo

vệ

tinh.

Tiếp nối phóng vệ tinh VINASAT-1 việc thực hiện dự án phóng vệ tinh
VINASAT-2 sẽ tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của ngành vệ tinh viễn thông
Việt Nam, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng trong và ngoài
nước, hỗ trợ và nâng cao hạ tầng viễn thông của 3 nước Việt nam, Lào,
Campuchia, góp phần nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ khoa học, làm chủ
kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực thông tin vệ tinh hiện đại. Trong đó, Cục
Tần số đã tiên phong mở đường tìm “đất” cho vệ tinh của Việt Nam cất
cánh.
2.2 Đánh giá

Như vậy Việt Nam ta đã kết hợp nhiều định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp
khác nhau cho từng lĩnh vực công nghệ, để từ đó làm tiền đề cho sự phát triển của
đất nước.
Tuy nhiên việc lựa chọn công nghệ còn gặp nhiều khó khăn và thử thách đòi hỏi sự
nỗ lực hết sức của Đảng và nhà nước, cũng như đội ngũ tri thức khoa học công
nghệ trong nước. Quá trình CNH-HĐH ở nước ta diễn ra mạnh mẽ với sự phát

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại Việt Nam

Page 21



GVHD:Th.S Kiều thị Hường

Nhóm 4

triển nhanh chóng của khoa học công nghệ mang lại cho đất nước nhiều cơ hội
,mangs lại cho nền kinh tế nứơc ta nhiều lợi ích lớn như tạo công ăn việc làm cho
người lao động, nâng cao năng suất lao động, mở rộng thị trường…trong khi vẫn
giữ được bản sắc văn hóa dân tộc. Bên cạnh đó cũng có những thách thức không
nhỏ như một số cá nhân tổ chức chỉ quan tâm đến lợi nhuận mà bỏ qua sự hòa hợp
giữa sử dụng, thích nghi, cải tiến và đổi mới, họ còn gây ra ô nhiễm môi trường,
mất cân bằng sinh thái, không đảm bảo sự hòa hợp giữa công nghệ truyền thống và
công nghệ hiện đại…
2.2.1 Đánh giá ưu điểm
Việc định hướng lựa chọn công nghệ ở Việt Nam ta đã đem lại một số ưu điểm như
sau:
-

Nhận thức và định hướng của Đảng và Nhà nước ta về việc đầu tư và phát
triển công nghệ thích hợp ngày càng rõ ràng hơn trong nhiều lĩnh vực như
công nghệ tự động hóa- cơ điện tử, công nghệ vũ trụ…

-

Tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, phân bổ lại lao động cho hợp lí.

-

Nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng hiệu quả sản xuất trong
cá ngành như nông nghiệp, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu, y tế, giao thông

vận tải, bưu chính viễn thông, năng lượng, xây dựng…,

-

Thu hút và tạo ra một đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ có trình độ cao.

-

Tạo cơ sở cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế xã
hội, là nền tảng cho quá trình tiếp thu và làm chủ công nghệ mới.

-

Góp phần đưa nước ta phát triển ngày càng giàu mạnh hơn, có nhiều cơ hội
trong việc hội nhập kinh tế quốc tế.

-

Xây dựng và củng cố quốc phòng an ninh.

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại Việt Nam

Page 22


GVHD:Th.S Kiều thị Hường

Nhóm 4

2.2.1. Đánh giá hạn chế

-

Trình độ khoa học công nghệ của Việt Nam chưa bắt kịp với trình độ của thế
giới. nước ta còn hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm trong quá trình
chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào.

-

Đường lối chính sách chưa phù hợp và còn nhiều bất cập.

-

Cách thức đầu tư và nghiên cứu vẫ còn lạc hậu. Chưa đánh giá, xét duyệt
chặc chẽ về công nghệ.

-

Vẫn còn tình trạng nhập khẩu các thiết bị, công nghệ lạc hậu, kém hiệu quả
thậm chí có thể biến nước ta thành một bãi phế thải cuả thế giới.

-

Đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ chưa đủ trình độ để tiếp nhận công
nghệ tiên tiến hiện đại của thế giới. vì thế dẫn đến việc lãng phí nguồn lực
mà không đạt kết quả cao.

-

Vẫn còn tình trạng một số doanh nghiệp vì xem trọng lợi ích trước mắt mà
lựa chọn những công nghệ còn lạc hậu, không những hiệu quả không cao mà

còn mang lại nhiều hậu quả xấu như ảnh hưởng đén năng suất, người lao
động, ô nhiễm môi trường, lãng phí tài nguyên…
2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế

 Các cấp Đảng Ủy, chính quyền Nhà Nước chưa tập trung trí tuệ, công sức

cho việc chỉ đạo các hoạt động liên quan đến khoa học công nghệ. Nhiều
chủ trương của đảng chưa được thực hiện hóa.
 Việc quản lý khoa học công nghệ trong cơ chế thị trường còn bất cập, chưa

có kinh nghiệm. Chưa đề cao tinh thần trách nhiệm và phát huy tính chủ
động của cơ sở nghiên cứu. chưa kết hợp hài hòa giữa chương trình nghiên
cứu khoa học công nghệ với chương trình kinh tế- xã hội

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại Việt Nam

Page 23


GVHD:Th.S Kiều thị Hường

Nhóm 4

 Nguồn vốn đầu tư còn hạn hẹp.
 Quy chế giám định, thẩm định công nghệ trong nước cũng như công nghệ

chuyển giao chưa chặt chẽ. Việc nghiệm thu các công trình liên quan tới
công nghệ chưa chính xác, chưa hiệu quả.
 Thiếu chiến lược thu hút, đào tạo, bồi dưỡng lực lượng cán bộ khoa học


công nghệ nên còn chưa cân đối giữa đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực.
nhiều chính sách chưa thỏa đáng, lao động trí óc chưa được đãi ngộ hợp lý,
chưa kích thích được sự nổ lực, sáng tạo của cán bộ.
 Một số cá nhân, tổ chức còn quá xem trọng lợi ích, lợi nhuận mà quên đi

những hậu quả xấu mà công nghệ có thể để lại.

III. GIẢI PHÁP
 Đảng và nhà nươc cần xây dựng chủ trương, chính sách nhất quán, mang

tầm chiến lược và ưu tiên về phát triển khoa học công nghệ.
 Hoàn thiện công tác quản lý khoa học công nghệ: công tác quản lý là một

trong những khâu chủ yếu cần được đổi mới mạnh mẽ, cần theo xu hướng
xóa sự lạc hậu, nâng cao tính tự chủ, tinh thần trách nhiệm của các tổ chức
cá nhân khoa học công nghệ. Cần phối hợp hài hòa giữa các chương trình
khoa học công nghệ và các hương trình về kinh tế- xã hội để đạt kết quả một
cách toàn diện hơn.
 Để có cơ hội tiếp thu những tiến bộ của khoa học công nghệ tiên tiến trên

thế giới thì Đảng và nhà Nước ta cần xem xét và đầu tư mạnh mẽ nguồn vốn
cho khoc học công nghệ. Đẩy mạnh đầu tư cho hoạt động chuyển giao công
nghệ.

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại Việt Nam

Page 24


Nhóm 4


GVHD:Th.S Kiều thị Hường

 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống giám định, thảm định công nghệ: trong công

tác cu nhập công nghệ nước ngoài vào thì chúng ta gặp rất nhiều khó khăn
như không rõ nguồn gốc, chất lượng, tuổi thọ…những công nghệ đó có nguy
cơ biến nước ta thành bãi phế thải công nghiệp. vì vậy chúng ta không
ngừng hoàn thiện hơn nữa hệ thống giám định, thẩm định công nghệ.
 Có những chính sách nhằm thu hút, đào tạo và bồi dưỡng nguồn nhân lực

khoa học công nghệ: đây là mối quan tâm hàng đầu của mỗi quốc gia, vì
công nghệ được chuyển giao bởi con người và cũng chính con người khai
thác và hoàn thiện chúng. Công nghệ sẽ không phát huy hết công dụng nếu
không gắn chúng với yếu tố con người.
 Cần có những biện pháp chặt chẽ, thậm chí là cưỡng chế đối với những

trường hợp du nhập công nghệ một cách tràn lan, khồng qua sự kiểm soát
của cơ quan có thẩm quyền.

KẾT LUẬN
Từ thực trạng định hướng lựa chọn công nghệ, Việt Nam đã có những định hướng
đúng đắn trong lựa chọn công nghệ thích hợp, tuy nhiên vẫn cón vấp phải nhiều
khó khăn nhất định. Đòi hỏi Đảng và nhà nước cần có những chính sách để khắc
phục các hạn chế còn tồn tại và phát huy hơn nữa những thế mạnh hiện có. Ngoài
mục tiêu phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người dân, việc lựa chọn công
nghệ cần phải đảm bảo được các yếu tố để có thể phát triển bền vững. Nếu làm

Định hướng lựa chọn công nghệ thích hợp tại Việt Nam


Page 25


×