Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM Ở CÁC LÀNG NGHỀ Ở NÔNG THÔN: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.12 KB, 6 trang )

Họ và tên: Đặng Thị Ngọc Loan
Lớp: DH5PN
MSSV:DPN042342
TÌNH TRẠNG Ô NHIỄM Ở CÁC LÀNG NGHỀ Ở NÔNG THÔN:
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
I. Bối cảnh
Những năm vừa qua, đời sống nông dân ở nhiều vùng nông thôn đã được cải thiện khá
rõ rệt, một mặt là do sản xuất nông nghiệp phát triển mặt khác là việc khôi phục và phát
triển làng nghề truyền thống. Nhiều làng nghề không những đã giải quyết được tình
trạng lao động nông nhàn một cách hiệu quả mà còn giúp người dân tại địa phương và
các vùng lân cận tăng thêm thu nhập chẳng hạn như làng nghề làm gốm ở Bát Tràng có
hơn 1.100 lò gốm, mỗi năm sản xuất 100 - 120 tỷ đồng hàng hóa. Phát triển nghề gốm
sứ, không chỉ Bát Tràng giàu, mà nơi đây cũng đã tạo việc làm cho 4.000 -5.000 lao
động từ các địa phương khác đến, với mức thu nhập 400.000 - 500.000 đ/tháng
(Nguyễn Thủy, 2001).
Tuy nhiên, chính ở các làng nghề này đã và đang phải đối mặt với tình trạng ô nhiễm
môi trường. Theo báo Hà Nội mới (11/12/2002) thì đã có 2/3 số làng nghề ô nhiễm (
(tại 83 cơ sở làng nghề thì có tới 53 cơ sở vượt mức nhiệt độ tiêu chuẩn cho phép, và 57
cơ sở có nồng độ bụi vượt quá tiêu chuẩn cho phép) gây ra thực trạng ô nhiễm môi
trường đáng lo ngại ở các làng nghề.
Các kết quả khảo sát tại làng nghề giấy Phú Lâm và Phong Khê (Bắc Ninh): bụi vượt
tiêu chuẩn cho phép từ 1,1-1,3 lần, SO
2
vượt 1,3 lần, H
2
S vượt 2 lần, nước thải có COD
= 617 mg/l (vượt 6 lần tiêu chuẩn cho phép), BOD
5
= 130 mg/l (vượt 4,3 lần, coliform
gấp 7 lần tiêu chuẩn cho phép (Viện Hoa Học Công Nghệ Môi Trường, Đại Học Bách
Khoa Hà Nội, 2005).


Từ đó cho thấy, mức độ ô nhiễm ở làng nghề đã ở mức báo động đòi hỏi sự quan tâm,
hỗ trợ kịp thời của các ngành, các cấp, đặc biệt là chính quyền các địa phương nơi có
làng nghề để giải quyết kịp thời tình trạng ô nhiễm như hiện nay và tạo cơ sở cho việc
phát triển các làng nghề một cách hiệu quả và bền vững.
Tài liệu của Nguyễn Thị Tươi có thể tốt hơn, vì khái quát hơn, phù hợp hơn cho phần
mở đầu này. Tại sao em lại dùng các số liệu quá chi tiết của từng làng nghề, trong khi
chưa nói lên được bức tranh chung của toàn quốc (vì đề tài này giải quyết bài toán ô
nhiễm trên phạm vi toàn quốc mà?)
II. Thực trạng
1. Tình hình phát triển của các làng nghề hiện nay
Làng nghề ở nước ta đã hình thành từ rất lâu nhưng thời gian gần đây nhiều làng nghề
đã được hồi sinh và phát triển. Có được điều này là nhờ vào chủ trương khôi phục và
phát triển các làng nghề truyền thống do Đảng và nhà nước khởi xướng. Trong vòng 10
năm trở lại đây, cùng với sự hỗ trợ từ các nguồn ngân sách của nhà nước (thông qua
nguồn vốn vay ưu đãi) và việc mở rộng thị trường, cơ chế thông thoáng đã tạo điều
kiện cho làng nghề phát triển nhanh chóng với tốc độ 8 %/năm và mỗi năm việc xuất
khẩu hàng hóa ở các làng nghề đạt khoảng 600 triệu USD (Xuân Lương, 2003).
Theo số liệu thống kê của tổ chức Hội Nông dân các cấp, năm 2006 cả nước có khoảng
2.017 làng nghề phân bố ở 64 tỉnh thành phố trong cả nước (Thanh Xuân, 2006).
Các làng nghề phân bố ở cả 3 miền Bắc –Trung- Nam, đặc biệt là khu vực phía Bắc
chiếm 70 % số lượng làng nghề hiện có. Nhìn chung, quy mô làng nghề vẫn là hộ gia
đình với tỷ lệ chiếm 80% (Xuân Lương, 2003).
Các làng nghề Việt Nam phát triển khá đa dạng với nhiều loại hình và mặt hàng như
thủ công mỹ nghệ, dệt nhuộm, đồ da, tái chế phế liệu, chế biến nông sản thực phẩm…
Trong đó các làng nghề thủ công mỹ nghệ chiếm ưu thế.
Nhiều sản phẩm của các làng nghề truyền đã tạo được chỗ đứng trên thị trường như
gốm sứ Bát Tràng, giấy Yên Hòa, dệt Triều Khúc, khảm gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh), mây,
tre đan, chiếu cói (Hưng Yên, Thái Bình)…đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng
đặc biệt là khách nước ngoài. Nhiều sản phẩm thủ công của các làng nghề dự thi ở các
cuộc triển lãm quốc tế cũng đạt thứ hạng cao như: Giải Công vàng châu Âu cho đồ gỗ

mỹ nghệ Phù Khê, Huy chương Vàng cho gốm sứ Đông Thành...
Nhưng hiện nay phần lớn làng nghề sản xuất đều bị ô nhiễm môi trường tùy theo mức
độ khác nhau. Chính việc sản xuất không đi kèm các biện pháp xử lý chất thải, bảo vệ
môi trường đã làm cho môi trường ở các làng nghề bị ô nhiễm nghiêm trọng ảnh hưởng
đến sức khỏe của người dân tại làng nghề so với các vùng khác. Tỷ lệ bệnh tật chung ở
các làng nghề là 13-54 %; trong khi tại các xã thuần nông, tỷ lệ này là 11% (Đỗ Văn
Thông, 2007).
2. Hiện tượng ô nhiễm ở các làng nghề
Song song với hiệu quả kinh tế từ sản xuất ở các làng nghề thì tình trạng ô nhiễm ở
chính nơi này cũng gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là các làng nghề lâu năm. Theo Viện
Khoa Học Công Nghệ Môi Trường, Đại Học Bách Khoa Hà Nội đặc điểm ô nhiễm làng
nghề như sau:
- Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề là dạng ô nhiễm cục bộ trên phạm vi một khu
vực nông thôn (thôn ,làng).
- Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề mang đậm nét đặc thù của hoạt động sản xuất
theo ngành nghề và loại hình sản phẩm và tác động trực tiếp tới môi trường nước,
không khí, đất trong khu vực dân sinh.(Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia phần
tổng quan năm 2005).
Tùy theo tính chất của từng loại làng nghề mà loại chất thải gây ô nhiễm môi trường
cũng khác nhau. Chẳng hạn, ở làng nghề sản xuất mặt hàng mây, tre đan Bình Minh,
khi sấy nguyên liệu cần phải sử dụng hoá chất là bột lưu huỳnh. Ước tính, mỗi tấn mây
tre phải qua tất cả 5 lần sấy, tổng cộng là hết 10 kg lưu huỳnh, và ở Bình Minh hàng
năm phải tiêu tốn 3,5 tấn lưu huỳnh (Diễn Đàn Các Nhà Báo Môi Trường Việt Nam,
2007).
Tại một số làng nghề mộc nồng độ bụi đo được như sau: làng mộc Bích Chu (Vĩnh Phúc)
trong khoảng 4,8 - 24,5 mg/m
3
, tại làng mộc Minh Tân (Vĩnh Phúc) trong khoảng 2,5 - 18,3
mg/m
3

, tại làng mộc khắc gỗ Đồng Kỵ (Bắc Ninh) trong khoảng 1,2 - 9,8 mg/m
3
, tại làng mộc
Chàng Sơn (Hà Tây) là 4,7 - 8,3 mg/m
3
(Nguyễn Trinh Hương, 2006).
Ở các làng nghề tái chế nhựa khi làm sạch nguyên liệu người ta đã thải vào sông hồ
một lượng chất thải nguy hiểm như thuốc trừ sâu, hóa chất…gây ô nhiễm nguồn nước,
không chỉ thế khi nấu chảy nguyên liệu còn tạo ra mùi rất khó chịu.
Chính môi trường sản xuất ô nhiễm đã làm cho sức khỏe của người dân tại các làng
nghề bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Điển hình như ở Bát tràng qua số liệu khảo sát sức
khỏe của 223 người dân thì có tới 76 người mắc bệnh về đường hô hấp, 23 người bị
lao. Năm 1995 có 23 người bị chết vì ung thư, cư dân làng này chiếm tới 70% số bệnh
nhân bị ung thư trong các bệnh viện Hà Nội năm 1996 (Ngô Đồng, 2006).
Thêm vào đó, ý thức bảo hộ lao động của người dân sản xuất tại làng nghề còn thấp.
Trong quá trình sản xuất, người lao động chưa được trang bị hoặc trang bị thiếu các
dụng cụ bảo hộ lao động nên tai nạn lao động xảy ra là chuyện thường. Như ở làng
nghề kim khí Thanh Thùy chuyện mất ngón tay, ngón chân, bỏng…là chuyện bình
thường (Viện nghiên cứu bảo hộ lao động, 2006).
Người lao động vẫn chưa nhận thức rõ những tác hại do ô nhiễm môi trường sản xuất
có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe bản thân. Trong một nghiên cứu của Viện Bảo
Hộ Lao Động ( (2005) điều tra về tình hình mắc bệnh trong vòng 2 tháng gần nhất tại
một số làng nghề cho biết: “Theo những người bị bệnh, 50,8 % cho rằng bệnh mà mình mắc
có liên quan đến công việc, 33,3% khác cho là không liên quan đến công việc và 15,9 % không
biết là bệnh mà mình mắc có liên quan đến công việc hay không”. Chính vì vậy nâng cao ý
thức về bảo hộ lao động của người lao động tại các cơ sở sản xuất ở làng nghề là điều hết
sức cần thiết.
Đó chỉ là những thông số trong nhiều thông số thống kê về tình trạng môi trường và sức
khỏe của người dân tại các làng nghề .
Vậy nguyên nhân của hiện trạng ô nhiễm này do đâu?

- Thiếu mặt bằng sản xuất và sản xuất hỗn hợp nhiều loại hình khác nhau.
+ Làng nghề thường tập trung chủ yếu ở các nơi dân cư đông đúc, gần các đô thị, dọc
theo bờ sông hay gần đường giao thông nên thiếu mặt bằng sản xuất
+ Các cơ sở sản xuất nằm xen kẻ trong khu dân cư gây khó khăn cho việc bố trí xử lý
chất thải.
+ Mặt khác, làng nghề phát triển với nhiều loại hình đa dạng như: chế biến thực phẩm,
tái chế, dệt nhuộm, thủ công mỹ nghệ, đan lát…làm đa dạng nguồn chất thải gây ô
nhiễm môi trường.
- Công nghệ sản xuất lạc hậu, chất thải chưa qua xử lý đã thải vào môi trường
+ Đây là điểm dễ nhận thấy ở phần lớn làng các làng nghề. Máy móc thiệt bị cũ kỹ (sản
xuất từ những năm 50- 60), chắp vá dẫn đến tình trạng tiêu hao năng lượng và thừa
nguyên vật liệu sản xuất gây ô nhiễm.
+ Chất thải ở phần lớn làng nghề chưa qua khâu xử lý đã thải trực tiếp vào môi trường
gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường tự nhiên.
- Ý thức môi trường của người dân tại khu vực làng nghề còn thấp
+ Vì lợi ích kinh tế họ sẵn sàng “lờ đi” tình trạng ô nhiễm hiện tại.
+ Trình độ học vấn và chuyên môn thấp: tại các làng nghề chỉ có khoảng 7% thợ giỏi,
trên 55 % lao động không có chuyên môn (Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia
phần tổng quan 2005).
- Quy mô sản xuất nhỏ, manh mún, không tập trung
+ Làng nghề ở nước ta phát triển phần lớn mang tính tự phát
+ Quy mô nhỏ và phân tán nên công tác quản lý, giám sát, xử lý ô nhiễm khó khăn
+ Vốn đầu tư ít nên hạn chế bố trí xử lý chất thải.
Mặc dù, tình trạng ô nhiễm môi trường làng nghề được cảnh báo từ nhiều năm qua, các
nhà môi trường, khoa học, các cơ quan chính quyền đã vào cuộc nhưng các phương án,
kế hoạch xử lý ô nhiễm vẫn chưa được triển khai rộng rãi chỉ ở mức thí điểm hay điều
tra, khảo sát. Từ thực trạng trên cho thấy tình trạng môi trường ở làng nghề vẫn đang là
một bức xúc lớn, đòi hỏi phải được giải quyết đồng bộ và hiệu quả.
3. Giải pháp
- Để phát triển bền vững các làng nghề và khắc phục tình trạng ô nhiễm như hiện nay

thì vai trò của các cơ quan Nhà nước vô cùng quan trọng.
+ Nhà nước cần tiến hành quy hoạch, tổ chức, phân bố lại sản xuất tại các làng nghề
cho phù hợp với tính chất đặc thù của từng loại hình làng nghề.
+ Bên cạnh đó, Nhà nước cần tăng cường đầu tư, hỗ trợ về tài chính (thông qua
nguồn vốn vay ưu đãi) để các làng nghề sản xuất đổi mới trang thiết bị phục vụ
sản xuất thay thế dần công cụ thủ công lạc hậu.
+ Hình thành tổ chức quản lý môi trường tại các làng nghề, tạo nên sự liên kết
chặt chẽ giữa các nhà quản lý, nhà môi trường, nhà lập kế hoạch với cộng đồng
làng nghề.
+ Xử lý triệt để các cơ sở làng nghề sản xuất gây ô nhiễm môi trường
- Một nhân tố có tác động mạnh mẽ đến bảo vệ môi trường ở các làng nghề chính là
người sản xuất và cộng đồng tại các làng nghề
+ Vì vậy các cơ quan nhà nước cần tăng cường công tác phổ biến, giáo dục, tuyên
truyền vận động về vệ sinh môi trường cũng như ý thức về bảo vệ an toàn lao
động đến tận hộ sản xuất cá thể và tổ chức sản xuất.
+ Nâng cao dân trí nhằm nâng cao ý thức của người dân tại các làng nghề để tự họ
nhận thấy việc bảo vệ môi trường làng nghề chính là bảo vệ lợi ích thiết thực và
sức khỏe lâu dài của cộng đồng cũng như sản phẩm của họ.
+ Nâng cao trình độ lao động chuyên môn cho người lao động
- Đối với người chủ sản xuất tại các làng nghề
+ Cần đầu tư vốn để tăng cường mua sắm các trang thiết bị sản xuất
+ Cần thường xuyên tiến hành vệ sinh môi trường nơi làm việc
+ Trang bị dụng cụ an toàn lao động cho người lao động.
+ Tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường một cách chặt chẽ
Đề xuất bản thân
- Công tác bảo vệ môi trường làng nghề nên tiến hành đồng bộ theo hướng xã hội hóa
- Nhà nước nên tiến hành quy hoạch tập trung theo mô hình các khu công nghiệp vừa
và nhỏ ở nông thôn.
- Khai thác tiềm năng du lịch từ các làng nghề. Hiện nay, các tour du lịch từ các làng
nghề cũng bắt đầu phát triển khá rầm rộ như tuyến du lịch từ thành phố Hồ Chí Minh

tới chợ nổi Cái Bè - làng nghề Vĩnh Long hay các tour du lịch trong ngày từ Hà Nội
đến: làng gốm Bát Tràng (Hà Nội); làng tranh Đông Hồ (Bắc Ninh)...
- Xử lý nghiêm những trường hợp tái phạm gây ô nhiễm môi trường.
- Tổ chức tuyên truyền, vận động về an toàn lao động và vệ sinh môi trường cho người
dân tại làng nghề trên các phương tiện thông tin đại chúng như truyền thanh, báo chí,...
I V. Kết luận
- Sự phát triển của các làng nghề có vai trò quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội
hiện nay ở nông thôn. Tuy nhiên, chúng ta cần phải quan tâm đến những hệ quả xấu từ
việc sản xuất và phát triển của các làng nghề
- Từ thực trạng trên cho thấy mức độ ô nhiễm và tình hình sức khỏe của người dân
tại nơi có làng nghề ô nhiễm là vấn đề cần quan tâm giải quyết hàng đầu
- Việc áp dụng các giải pháp phải tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng loại hình làng
nghề và từng địa phương.
- Công tác bảo vệ môi trường sản xuất tại làng nghề đang là đòi hỏi cấp thiết. Làm
sao để vừa phát triển kinh tế vừa bảo vệ môi trường sản xuất tại các làng nghề
hiệu quả hơn.
Tài Liệu Tham Khảo:
Bộ Tài Chính. 2005. Làng nghề truyền thống hấp dẫn khách du lịch [trực tuyến].
Đọc từ:
(ngày đọc
25/10/2007).
Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường, 2005. Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia phần
tổng quan năm 2005. Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường.Trang 61- 65.
Bộ tài chính. 2005. Làng nghề truyền thống hấp dẫn khách du lịch [trực tuyến].
Đọc từ:
(ngày đọc
25/10/2007).
Diễn Đàn Các Nhà Báo Môi Trường Việt Nam. 15/01/2007. Ô nhiễm môi trường từ các
làng nghề ai thấy - ai lo [trực tuyến]. Đọc từ />newsid=50607&CatID=9 ( (ngày đọc 5/10/2007).
Đỗ Văn Thông. 02/2007. Vấn đề môi trường và sức khỏe cộng đồng trong quá trình

công nghiệp hóa, hiện đại hóa [trực tuyến]. Viện kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.
Đọc từ: />idcha=1680&cap=3&id=4048 ( (ngày đọc 29/10/2007)
Ngô Đồng. 8/12/2006. Ô nhiễm môi trường từ các làng nghề ai thấy, ai lo [trực tuyến].
Cục an toàn lao động, Bộ Lao động - Thương Binh và Xã hội Việt Nam. Đọc từ:
/>B0243EE9B/View/Thong_tin_chuyen_de/O_nhiem_moi_truong_tu_cac_lang_nghe
-ai_thay_ai_lo/?print=428071097 (ngày đọc 29/10/2007)
Nguyễn Huy Côn. 2002. Vài ý kiến về môi trường các làng nghề nông thôn [trực
tuyến]. Bộ khoa học và công nghệ. Đọc từ: http://72.14.235.104/search?
q=cache:UdCJad3l0lUJ:www.tchdkh.org.vn/tchitiet.asp(%3Fcode

×