Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

Sơ Lược Về Sự Hình Thành Và Phát Triển Tư Duy Xã Hội Học Quản Lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (210.61 KB, 16 trang )

Chương 2
Sơ lược về sự hình thành và phát triển tư duy xã hội học quản lý
Các tư duy xhhql thời kỳ Ai Cập, La Mã, Hy Lạp cổ đại
 Vào khoảng 2 - 3 nghìn năm trước Công nguyên các nhà nước phương Đông cổ
đại như Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Ba Tư đã có những hình thức tổ chức, quản lí sơ khai
gắn liền với các hình thức tổ chức tôn giáo.
 Mô hình quản lí xã hội thời Cổ đại:
có những phương pháp thống kê số lượng dân chúng trong các làng xã phục vụ
cho việc phân công lao động, huy động binh lính, thu thuế và các khoản đóng khác đối
với người dân trong xã hội tuy còn rất thô sơ, thủ công.
Việc quản lí ruộng đất giữa người chủ ruộng đất &những người làm thuê, giữa địa
chủ chúa đất -người nông dân,giữa địa chủ -nô lệ..
Những quan chức nhà nước và tôn giáo có quyền lực rất cao trong việc quản lí xã
hội.
 Tuy nhiên những phương pháp quản lí xã hội thời cổ đại còn rất thô sơ, thủ công

Các tư duy xã hội học quản lí thời kỳ Ai Cập, La Mã, Hy Lạp cổ đại (tiếp)
 khu vực lao động nô lệ chiếm phần quan trọng trong nền kinh tế xã hội ở phần
Trung và Bắc á cổ đại. Tuy nhiên điểm hạn chế căn bản trong công tác quản lí xã hội đã
dẫn tới hiệu quả lao động nô lệ thấp.
 Những nguyên nhân cơ bản là cơ cấu nghề nghiệp, nghề đơn điệu không đa dạng,
thứ ba là không có sự cạnh tranh giữa lao động tự do và lao động cưỡng chế.
 Thực chất của việc quản lí xã hội của các quốc gia phương Đông cổ đại là nền
chuyên chế độc tài nhà nước nhưng quyền lực tập trung vào một người là vua. Nhờ có cơ
chế tổ chức lao động xã hội dựa trên sự phân chia sức lao động, nhà nước đã có những
điều luật cụ thể quy định quyền hạn, trách nhiệm nghĩa vụ cho từng loại dân, phân hạng
bậc quan lại trong bộ máy quản lý. Các thành viên của các nhóm xã hội xác định cũng có
những quyền tự do nhất định trong việc lựa chọn nghề nghiệp của mình




Một giai đoạn mới đánh dấu một sự tiến bộ đặc biệt trong công tác quản lí xã
hội là những tư tưởng cai trị của các triết gia Hy Lạp cổ đại. Đó là Xôcơrát (469-399
trước công nguyên), Kxênô Phantơ (570-478 trước công nguyên), Pơlaton (427-347
trước Công nguyên), Aritxtốt (384-322 trước Công nguyên).



Họ đều là những người có cách nhìn tiến bộ về việc quản lí xã hội từ việc
nghiên cứu quá trình phân công lao động xã hội. Theo các tác giả này, thì việc phân
công lao động xã hội tất yếu sẽ dẫn tới sự phân tầng xã hội, sự đa dạng hoá các loại
hình lao động, lao động theo nghề nghiệp, và hệ thống trao đổi kinh tế bằng “hàng
hoá-dịch vụ”.




Pơlatôn là người đầu tiên đưa ra quy luật sự đa dạng hoá một cách cân đối phân
công lao động trên cơ sở của ba yếu tố sau:






- Sự đa dạng nhu cầu của con người.
- Sự đa dạng về năng lực lao động.
- Sự đa dạng của các loại hình lao động.

Sự khác biệt về các nhu cầu của các khu vực dân cư cũng như lối sống của họ, đòi
hỏi phải có sự quản lí cho phù hợp. Từ lí do đó các nhà cầm quyền trong xã hội đã tổ

chức lao động theo kiểu chuyên môn hóa nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả lao
động, đáp ứng những nhu cầu phát triển mạnh mẽ cả về vật chất lẫn tinh thần của xã hội.



Pơlatôn là người đầu tiên đưa ra lí luận về tổ chức nô dịch theo nghề nghiệp. Việc
quản lí xã hội sẽ quy về việc thiết chế hoá nghề nghiệp. Trong khi đó Kxênô Phantơ tập
trung phân tích mối quan hệ giữa con người trong quá trình biến đổi từ lao động phức tạp
đến đơn giản trong phạm vi hẹp (các nhóm lao động).
3. Các tư duy xã hội học quản lí ở Trung hoa thời kỳ cổ đại





3.1. Tư tưởng Đức trị - Khổng Tử
3.2. Tư tưởng Pháp trị - Hàn Phi Tử
3.3. Tư tưởng quản lí theo binh pháp Tôn Tử

3. Các tư duy xã hội học quản lí ở Trung hoa thời kỳ cổ đại (tiếp)
3.1. Tư tưởng Đức trị - Khổng Tử
(551-479 trước Công nguyên)

Nguyên tắc Đức trị - "Người trên noi gương, kẻ dưới tự giác tuân theo" để
giúp vua cai trị đất nước. Dù ở cương vị "người trên" hay 'kẻ dưới" cũng đều phải
lấy chữ "Đức" làm khái niệm trung tâm để chỉ đạo hành vi ứng xử.
 "Đức" mà Khổng Tử dùng ở đây chính là "Đức nhân", vì thế thuyết Đức trị còn
gọi là thuyết Nhân trị.

Nội dung chủ yếu của thuyết Nhân trị: chỉ ra cách thức quản lí theo mối quan

hệ con người.

"đức nhân" có nghĩa là đạo đức làm người. Đạo đức làm người được
Khổng tử khái quát chung là tình yêu con người. Mọi người đều cần quan hệ cư xử
với nhau bằng tình người, tình đồng loại.

Về quan điểm dùng chữ Nhân của Khổng Tử trong quản lí là: "Nhân" là yêu
người, là "cái gì mình không muốn thì đừng làm cho người khác", là "mình muốn


tự lập thì cũng thành lập cho người, mình muốn thành công thì cũng giúp người
thành công"

Nhà quản lí cần phải làm được năm đức tính: "cung, khoan, tín, mẫn, huệ"
thì mới là nhà quản lí có Nhân.

-

Ngoài "đức nhân" nhà quản lí cũng cần phải có các đức: Chính, Kính, Tín,

lễ.

-

+ Chính có nghĩa là ngay thẳng
+ Kính có nghĩa là cung kính

+ Tín là được dân tin tưởng - Khổng Tử nói với Tử Cống rằng: "Dân vô tín
bất lập" (Nếu dân không tin thì chính quyền phải đổ).


-

 Nhà quản lí muốn thành công thì phải được cấp dưới tin tưởng, muốn làm
được điều đó cần phải có tác phong cung kính, thận trọng, lời nói phải đi đôi với
việc làm và phải giữ đúng Lễ.



- Trong năm đức trên Khổng Tử nhấn mạnh đức Nhân và Lễ. Chữ Lễ ở đây
có nghĩa là cách ứng xử theo một trật tự thứ bậc cao thấp khác nhau giữa các cá
nhân trong một cấu trúc xã hội cụ thể, chính trật tự này qui định mô hình hành vi
ứng xử của các cá nhân, vì vậy nhà quản lí cần phải học Lễ.

-

Đối với việc "Trị dân", Khổng Tử đưa ra các chính sách dưỡng dân, giáo
dân, phương pháp chính hình (chính lệnh và hình pháp), võ bị và ngoại giao. Trong
đó dưỡng dân và giáo dân là quan trọng hơn cả vì "khéo nuôi dân thì nước trị mà
nhà cầm quyền được dân quí, ngược lại thì nước loạn, dân sẽ bỏ đi nước khác...“

-

 XHHQL đã cho thấy rằng tư tưởng trên của Khổng Tử là khoa học và
chính xác cho tới ngày nay. Hiện nay rất nhiều nhóm dân cư di cư từ nước này sang
nước khác vì lí do đói nghèo. Bên cạnh việc nuôi dân tốt còn phải chăm lo tới việc
giáo dục họ để họ có đủ tri thức để thực hiện nghĩa vụ và quyền hạn của mình.



 Như vậy tư tưởng "đức trị" hầu như xuyên suốt các thao tác quản lí của

Khổng Tử. Cái lăng kính chủ quan của ông "Từ bụng ta suy ra bụng người" hay
còn gọi là phép nội suy trong khi lí giải các sự kiện xã hội, phương pháp này liệu có
còn hoàn toàn chính xác không khi mà đất nước ta đang tiến vào "công nghiệp hoá,
hiện đại hoá"? Câu trả lời hãy còn bỏ ngỏ, tuy nhiên chúng ta không thể phủ nhận
sự ảnh hưởng to lớn của tư tưởng "đức trị' của Khổng Tử đối với hoạt động quản lí


nói riêng và các quan hệ xã hội ở Việt Nam nói chung.



3.1. Tư tưởng Pháp trị – Hàn Phi Tử
(280-233 trước Công nguyên)
3.2.1. Bản chất hám lợi và hám quyền lực của con người
 Cái tính bản thiện chỉ có được ở một số ít người mà nhất là những bậc vĩ
nhân, còn đại đa số con người đều có tính ác, họ tranh giành nhau về quyền lợi, vì
chức vụ, họ tranh giành nhau vì quyền lực, vì sự vinh quang và bản chất của mọi
hành vi con người xuất phát từ lợi ích.
 Hàn Phi Tử là một triết gia, một nhà quản lí xã hội sống cách chúng ta
khoảng 2500 năm, nhưng tư tưởng của ông được đánh giá là một tư tưởng rất thực
tế và thậm chí là tư tưởng thực dụng khi bàn về vấn đề quản lí xã hội.
 Quan điểm về cái vị lợi của con người đã được Hàn Phi Tử giải thích trong
mọi mối quan hệ, từ mối quan hệ máu mủ trong gia đình họ hàng đến quan hệ xã
hội.

-

Quan điểm về sự rối loạn của xã hội: khi nền sản xuất không đáp ứng
được nhu cầu của xã hội, không có sự tương đồng giữa cung và cầu tất yếu sẽ dẫn tới
sự rối loạn xã hội. Sự rối loạn xã hội một phần do sự nghèo khổ dẫn tới, sự nghèo khổ

lại là nguyên nhân của sự gia tăng dân số quá nhanh và nền sản xuất thấp kém, đất
đai chật hẹp và xã hội tiến theo quy luật đấu tranh sinh tồn, cho nên con người vì sự
tồn tại của chính mình, người nào cũng muốn sống sót cho nên họ phải đấu tranh và
loại trừ lẫn nhau (bản tính ác của con người).

-

Tư tưởng này cũng tương tự như tư tưởng của một nhà xã hội học thuộc
trường phái "Tiến hoá xã hội" là H. Spencer (1820-1903), tuy nhiên H.Spencer nhấn
mạnh khả năng thích ứng về mặt chức năng xã hội sẽ giúp cho cá nhân cũng như xã
hội "sống sót" và hoàn thiện.



3.1. Tư tưởng Pháp trị – Hàn Phi Tử
(280-233 trước Công nguyên)
3.2.2. Mối quan hệ giữa người cai trị và kẻ bị trị

Trong thời đại phong kiến, mối quan hệ giữa người cai trị và kẻ bị trị chính
là mối quan hệ vua và tôi. Khi Khổng Tử chủ yếu nhấn mạnh quan điểm này dựa
vào đạo đức, dựa vào cái nhân nghĩa thì Hàn Phi Tử lại dựa vào khoảng cách về địa
vị giữa người cai trị và kẻ bị trị, đó là mối quan hệ quyền lực mà ngày nay XHHQL


tập trung điểm chú ý để nghiên cứu nó.



Dựa trên quan điểm cho rằng người dân, kẻ bị trị cũng như người cai trị
đều có chung một bản chất là ham lợi và ham quyền lực. Đối với người bị cai trị là

người dân thì quyền lực cai trị không có do đó họ tập trung vào ham lợi và phục
tùng quyền lực, điều này giúp cho nhà cai trị nắm được quy luật chung mà lập
chính sách, thi hành chính sách của nhà nước.



Theo ông thì nhà vua phải nắm cả ba quyền lực đó là Lập pháp, Hành
pháp và Tư pháp. Đây chính là hình thức tốt nhất của quản lí xã hội nhằm hạn chế
tội lỗi, lập lại trật tự kỷ cương cho xã hội.



Khi đánh giá về khả năng, năng lực quản lí ông cho rằng những người cai
trị, ở đây trực tiếp là nhà vua mà nghiêm túc công tâm, ít chú ý đến tư lợi cá nhân
thì sẽ làm cho dân giàu nước mạnh.

-

Mối quan hệ giữa người quản lí và kẻ bị quản lí là mối quan hệ một chiều, trong
đó có sự mâu thuẫn với nhau về mặt lợi ích.

-

mô hình quản lí xã hội của Hàn Phi Tử là mô hình quản lí pháp trị cứng nhắc
theo một trật tự quyền lực từ cao nhất đến thấp nhất trong thang bậc quyền lực,

 - Khi bàn về mối quan hệ giữa các bộ phận trong xã hội có nghĩa là giữa cái công

và giữa cái tư, giữa cái xã hội với cái gia đình thì Hàn Phi Tử cho rằng quan hệ công tư là
một mối quan hệ mâu thuẫn và chúng tồn tại trong việc mâu thuẫn đó phần thua thiệt

phải thuộc về phía tư có nghĩa là tư phải sẵn sàng hy sinh cho công, gia đình phải phục
tùng và sẵn sàng hy sinh cho xã hội, vì lợi ích của xã hội





3.1. Tư tưởng Pháp trị – Hàn Phi Tử
(280-233 trước Công nguyên)
3.2.3 Cấu trúc của hoạt động quản lí
* Thế

“Thế là địa vị, uy quyền". Ông cho rằng tài đức chỉ cần ở mức độ trung bình
nhưng có Thế tức là có quyền lực, có một chức vụ cụ thể là có thể quản lí được. Đối
với Pháp gia trọng chữ "Thế" cũng là trọng sự cưỡng chế" và chính vì thế mà:



Vua".

- "Chủ quyền (lập pháp, hành pháp, tư pháp) tập trung cả vào một người là




- "Vua phải được tôn kính tuân theo triệt để..., dân không được trái ý vua,
vua bắt chết phải chết, không chết nghĩa là không trung..."




Khái niệm này tương đương như khái niệm địa vị (status) trong xã hội học
hiện đại. Tuy nhiên trong xã hội phong kiến hầu như không tồn tại một nền dân chủ
(theo nghĩa hiện đại) nên chỉ có một vị trí cao nhất do một người nắm giữ đó là vua.
Pháp

 "Pháp là hiến lệnh công bố ở các công sở, thưởng hay phạt đều được dân tin

chắc là thi hành, thưởng người cẩn thận giữ pháp luật, phạt kẻ phạm pháp, như vậy
bề tôi sẽ theo pháp"

 Pháp chính là hệ thống các chuẩn mực xã hội, các điều luật nó buộc các thành
viên của xã hội phải tuân thủ."Pháp" phải đảm bảo bốn yêu cầu :

 - Luật pháp phải hợp thời.
 - Pháp luật phải soạn thảo sao cho dân dễ biết, dễ thi hành.
 - Pháp luật phải công bằng, bênh vực kẻ yếu, số ít.
 - Pháp luật có tính cách phổ biến
 Cụ thể là Pháp luật phải đảm bảo tính thời sự hay kịp thời, tính dễ hiểu hay
phổ biến đối với mọi tầng lớp trong xã hội, tính khả thi và tính công bằng, nhờ đó
mà xã hội ổn định trong một trật tự bền vững.
Thuật




Thuật là kỹ thuật cai trị. Theo hai nghĩa:

- Một là "kỹ thuật" tức là cách thức dùng để tuyển dụng và nhận xét, đánh
giá khả năng của quan lại. Vì thế mà Thân Bất Hại đã định nghĩa “Thuật” như sau:
"Thuật là nhân tài năng mà giao cho chức quan, theo cái danh mà trách cứ cái thực,

nắm quyền sinh sát trong tay mà xét khả năng của quần thần".

-

- Hai là "Tâm thuật". "Tâm thuật" là mưu mô để chế ngự quần thần, bắt họ
phải để lộ thâm ý của họ ra".



Theo cách hiểu của tâm lí học hiện đại thì thuật chính là tác động tâm lí của
người lãnh đạo đến cấp dưới để nắm bắt được suy nghĩ của cấp dưới đối với cấp
trên.




Trong XHH đây chính là một dạng tương tác xã hội giữa những người nắm
giữ cương vị khác nhau trong một cấu trúc xã hội nào đó. Dựa vào mối quan hệ phụ
thuộc lẫn nhau về mặt vị trí xã hội để tìm cách điều khiển cấp dưới tuân theo ý chí
cấp trên.



Cả hai loại kỹ thuật mà Hàn Phi Tử đã đưa ra cách đây mấy nghìn năm, ngày
nay vẫn được vận dụng rộng rãi trong công tác quản lí nhân sự trong các cơ quan,
tổ chức và các nhóm xã hội.



Tóm lại cả Khổng Tử và Hàn Phi Tử đều có những đóng góp rất lớn trong

kho tàng lí thuyết về quản lí xã hội.

-

Nếu như Khổng Tử tập trung vào quan điểm của học thuyết Đức trị, lấy tấm
gương của người cán bộ lãnh đạo - cán bộ quản lý, để hướng dẫn cho cấp dưới, cho
nhân dân noi theo thực hiện những kỷ cương của đất nước, của tổ chức

-

Hàn Phi Tử dựa vào tính cứng rắn của quyền lực mà chi phối, khống chế, ép
buộc hành vi con người phải tuân theo pháp luật.

-

 Hai quan điểm tuy khác nhau nhưng trong những lĩnh vực, trong những
điều kiện và hoàn cảnh xã hội cụ thể đều có những ý nghĩa xã hội tích cực.
3.3. Tư tưởng quản lí theo binh pháp Tôn Tử
3.3.1. Chiến lược sử dụng quyền lực
 3.3.1.1. Khái niệm quyền lực



Quyền lực ở đây được sử dụng theo nghĩa rộng và chung nhất là sức mạnh
của người này đối với người kia trong tương tác xã hội mà kết quả là một bên giành
được thắng lợi hay đạt được mục đích không phụ thuộc vào ý chí, tình cảm của bên
kia.
 Muốn sử dụng được quyền lực cần phải hiểu rõ các mối quan hệ và các nhân
tố tạo ra quyền lực, nói một cách khác những nhân tố nào dẫn chủ thể hành động
tới thắng lợi, mà theo Tôn Tử “thắng lợi” tức là lấy “thắng” làm “lợi”.

 Trong chiến lược quyền lực các chủ thể của quan hệ xã hội đều bị ràng buộc
lẫn nhau, có liên quan đến nhau theo mức độ trực tiếp hoặc gián tiếp khác nhau như
là một cái “lưới”, tuy nhiên nó không cố định như các mắt của cái lưới mà nó có
tĩnh có động, vì bản chất của sự cơ động đó là sự tồn tại.
 Từ quan niệm về chiến tranh người ta đã khái quát hoá tư tưởng của Tôn Tử
thành lối sống văn hoá ứng xử trong đời sống xã hội.
3.3.1.2. Những nhân tố cơ bản trong chiến lược quyền lực




Đạo
Đạo trong binh pháp tôn Tử "chỉ phép tắc, qui luật"




Đạo là qui tắc ứng xử giữa người với người giữ những cương vị xã hội khác
nhau. Nội dung cơ bản của "Đạo" là việc qui định người dân phải tuân theo ý chí của
vua chúa, kẻ dưới phải tuân theo người trên, con phải tuân thủ cha... Nếu như nhân
tố này không có hoặc không đạt được mức độ cho phép thì quan hệ trên dưới (người
lãnh đạo với cấp dưới) sẽ bị rối loạn và không có diều kiện giành thắng lợi.
 Trời
 Trời là qui luật của tự nhiên như mùa (xuân, hạ, thu, đông), gió, bão, tuyết,
nắng, mưa, ngày và đêm... Dựa vào những qui luật của tự nhiên này để tiến hành
một cuộc chiến tranh sao cho có lợi nhất.
3.3.1.2. Những nhân tố cơ bản trong chiến lược quyền lực
(tiêp)
 * Đất




Đất ở đây dược Tôn Tử hiểu là sự xa gần về mặt địa lý, sự lợi hại của nó như
cao thấp, hiểm trở hay bằng phẳng trên cơ sở đó mà bày binh bố trận.
 * Tướng



Tướng là những phảm chất cần thiết của người lãnh đạo như thông minh,
trung thành, dũng cảm, nhân ái, nghiêm túc.
 * Pháp



Pháp là mô hình thể chế. Trong đó cách sắp xếp trật tự của các vị trí xã hội
sao cho phù hợp với những phẩm chất cụ thể của mỗi cá nhân, ngoài ra còn đề cập
tới số lượng biên chế trong quân sự phù hợp với một nhiệm vụ chiến đấu nào đó.
 Muốn thắng đối phương phải hiểu rõ tương quan giữa các bên về 5 nhân tố
này.
3.3.1.2. Những nhân tố cơ bản trong chiến lược quyền lực (tiếp)
*Thế



Thế là tình thế được tạo ra dựa trên tương quan quản lí giữa các bên. Phán xét tình
thế sẽ giúp cho người cầm quyền lực chọn phương án tác chiến, nếu thấy thế địch mạnh
thì nên tránh, dùng các thao tác quân sự để đánh lừa địch tạo ra thế mạnh cho ta. ông đã
chỉ ra những thao tác quan sự như “dùng lợi nhỏ để nhử kẻ địch nhân địch rối loạn mà
chiến thắng”, kẻ địch có binh lực mạnh thì phải tránh xa nó, “dùng lời lẽ nhún nhường để
kẻ địch kiêu căng mà lơi lỏng”v.v.  Tóm lại, Tôn Tử hiểu “thế” là tương quan sức mạnh

giữa các bên tham chiến được tạo nên do các yếu tố như địa hình, sĩ khí, cách bố trí đội
hình, quân số, vũ khí, lương thảo, sự chi viện của hậu phương.





Hư-Thực

Hư thực là phạm trù đối lập với sự thống nhất. Phạm trù này dùng để chỉ binh lực
nhiều hay ít, trang bị mạnh hay yếu,ý chí chiến đấu của quân sĩ dũng cảm hay khiếp
nhược, tính chiến đấu ở trạng thái chủ động hay bị động. Những gì liên quan đến yế tố
“lợi” đều là “thực”, ngược lại quan đến bất lợi là “hư”.




“Hư-Thực” được áp dụng rộng trong chiến lược quan hệ không những trong chiến
tranh mà còn ngay trong các quan hệ xã hội, nhát là quan hệ thương mại, chính trị. Trong
quan hệ con người luôn tiến tới cái “thực”, lấy cái “thực” của mình làm cho đối phương
nhận phần “hư” để giành quyền chủ động và đạt tới mục đích đã định.



Tư tưởng dùng nguyên tắc tránh “thực” đánh “hư” kết hợp “kỳ” và “chính” để thắng
quân địch vì mục tiêu cuối cùng là thắng lợi. Dùng “ sở trường” của mình để đánh vào “sở
đoản” của địch có nghĩa là dùng thế mạnh của mình để đánh vào thế yếu của địch. Có thể
lấy yếu đánh mạnh, lấy ít đánh nhiều mà vẫn giành được thắng lợi. Nhưng tại những thời
điểm và những vị trí xác định thì binh lực của mình phải mạnh hơn đối phương.




Khi nói đến “kỳ” và “chính” Tôn Tử muốn bàn đến sự vận dụng một cách hợp lí
giữa “thực” và “hư”, ví dụ “xuất phát ở nơi kẻ địch không tới, tiến tới nơi kẻ địch không
ngờ”.
3.3.2. Quyền mưu



“Quyền mưu là sức mạnh bản chất của con người, là trí tuệ của nhân loại, là
một hình thức tồn tại của trí tuệ loài người”. Quyền mưu trong chiến đấu còn gọi là
mưu công. có nghĩa là vận dụng các mưu kế, sách lược để chiến thắng kẻ địch. Như
vậy vấn đề quyền mưu là vấn đề tất yếu, nó là nghệ thuật của chiến tranh. Nghệ
thuật đó cũng được kết tinh bởi trí tuệ con người và quay trở lại thực tiễn để phục
vụ con người.

Quyền mưu có bản chất là “việc binh đứng trên phép lừa” vì bản chất của
chiến tranh là giành thắng lợi. Nếu mục đích của chiến tranh là bảo vệ dân tộc
chống xâm lược thì chiến tranh đó là chiến tranh chính nghĩa và chiến tranh xâm
lược là phi nghĩa. Quyền thuật trong binh pháp Tôn Tử đã được áp dụng rộng rãi
trong đời sống chính trị, thương mại hiện nay. Ngày nay người ta hay dùng thuật
ngữ quyền thuật cũng là cách dùng để chỉ một số quyền mưu trong đời sống chính
trị mà bản chất của nó cũng chỉ là nghệ thuật lừa đối phương để giành lấy thắng lợi.
Người ta có thể dùng những ngôn từ rất hợp lòng người mới có thể điều khiển được
con người. Trong kinh doanh người kinh doanh cần thu lợi nhuận cho nên phải tính
toán cân đối giữa thu và chi.



4. Các tư tưởng xã hội học quản lí Thời kỳ Trung cổ


*

Thời kỳ này không có quan niệm đặc biệt mới trong quản lí xã hội loại trừ tư
tưởng tôn giáo.

*

Học thuyết của Arơgustin (Thế kỷ 4-5) cũng một lần nữa nhấn mạnh tính chất lao
động xã hội, đó là sự khác biệt giữa lao động chân tay và trí óc mà những triết gia thời cổ


đại Hy Lạp đã đưa ra.

*

Các nhà tư tưởng thời trung cổ có bổ sung thêm quan niệm về động cơ đạo đức
trong vấn đề lao động xã hội. Nghĩa là con người cần lao động để chuộc lại, để đền bù
cho tội lỗi của mình, lao động đảm bảo cho sự tồn tại sinh học của con người, còn một sự
tồn tại nữa không qua lao động đó là linh hồn thuộc về chúa.
4. Các tư tưởng xã hội học quản lí Thời kỳ Trung cổ (tiếp)

*

Quản lí xã hội dựa trên niềm tin và tôn giáo sẽ giúp cho nhà quản lý, những người
cai trị ổn định tư tưởng an tâm của người dân, thủ tiêu đấu tranh trong dân chúng. Đó
cũng chính là tư tưởng quản lí xã hội của Acơvinski ở thế kỷ 13-14.

*


Nếu như Acơvinski kết thúc giai đoạn “tiền khoa học” của các tư tưởng xã hội học
quản lí vào thế kỷ 14 thì có thể coi M. Luther (1483-1546) là người bắt đầu của thời đại
khoa học của những nghiên cứu tư duy xã hội học quản lý. Cả Luther và Canvin (15091564) đều đã đưa ra được thuyết về quản lí xã hội dựa trên luận điểm về tinh thần đạo
đức tôn giáo. Theo họ thang đo giá trị của chủ nghĩa tư bản chính là tính chủ động tích
cực cao, có nguyên tắc đạo đức, yêu lao động, lương tâm nghề nghiệp vì lao động là sự
trừng phạt của Chúa. Do đó lao động chỉ đảm bảo sự duy tồn hiện tại về mặt sinh học.
Những người thực hiện cuộc sống tu luyện, khổ hạnh là những người lao động cực nhọc
nhất và họ sẽ được cứu vớt linh hồn ở kiếp sau trên thiên đàng.

*

Quan niệm về "xã hội lao động" là một dạng mới của nền văn minh nhân loại trên
cơ sở của lao động theo tinh thần "đạo đức tin lành". Quản lí xã hội gắn liền với việc tổ
chức lao động nhân danh Chúa và vì Chúa, đây cũng là lí do thúc đẩy chủ nghĩa tư bản
đạt được những thành tựu rực rỡ về kinh tế xã hội ở thế kỷ 16-17.
5. Các học thuyết kinh điển
(đầu thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 )




5.1. Marx, Anghen và cấu trúc luận kinh điển

- Tổ chức XH nào cũng là kết quả của hoạt động thực tiễn XH của con người,là
thước đo chung nhất của hình thái KTXH. Hình thái naỳ sẽ chi phối mọi quan hệ xã
hội .CNXH quản lí xã hội theo chương trình cụ thể đã được kế hoạch hoá phục vụ lợi ích
toàn dân và tập thể




K. Marx tuyên bố sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản bởi chủ nghĩa cộng sản Marx
đã xem xét giải thích các hiện tượng xã hội như là các sự kiện và cũng xây dựng các
khoa học xã hội dựa theo mô hình khoa học tự nhiên.



Ông giải thích về quản lí hành chính mà ông gọi là nguyên tắc thống nhất (phối
hợp) giá trị



K. Marx đã chỉ ra tính chất quản lí có tính kế hoạch của nhà nước xã hội chủ


nghĩa và việc phân công lao động hợp lí theo năng lực của các thành viên, đó là cơ sở
hợp lí để dần dần xoá bỏ những bất bình đẳng cơ bản.



Công nhân làm việc trong một nhà máy tư bản hiện đại coi công việc của mình là
vô nghĩa, đơn điệu và không mang tính sáng tạo. Những nhà quản lí này gắng sức
khuyến khích người công nhân bằng cách trao cho họ những biểu tượng có tính danh
tiếng và hữu nghị rẻ tiền người
5. Các học thuyết kinh điển



5.2. E.Durkheim (1858-1917)
Đối tượng của XHH là tổng thể các sự kiện xã hội- là các sự kiện có tính tập thể, nhóm
xã hội như niềm tin tôn giáo, đạo đức, quy tắc hành vi, chuẩn mực phong tục tập

quán v.v. Con người cần phải tồn tại bên nhau và vì nhau, họ cần ở xã hội cái trật
tự ổn địnhđoàn kết XH(đoàn kết cơ giới, đoàn kết hữu cơ)



5.3. M.Weber (1864-1920)
5.3.1 Vài nét về đóng góp về mặt lí luận XHHQL
2 nguyên tắc cơ bản để xây dựng hệ thống phương pháp luận
- Nguyên tắc 1: là mối liên hệ mật thiết giữa XHH Kinh nghiệm với lịch sử.
- Nguyên tắc 2 : là tính thứ nhất của các yếu tố văn hoá xã hội quyết định tính xã
hội thứ hai (tồn tại xã hội).
5.3.2. Những nguyên tắc trong quản lí hành chính của Weber



Theo Weber thì việc tổ chức quản lí hành chính một cách hợp pháp là cơ sở là nền
tảng mọi của tổ chức xã hội


-

1 tổ chức hành chính cần phải thực hiện 4 điều như sau:
Hoạt động của tổ chức dựa vào các văn bản pháp quy, các quy định có từ trước.

Chỉ có những người đã được giữ chức vụ nhất định mới có quyền quyết định việc
ra quyết định trong phạm vi quyền hạn
- Chỉ giao chức vụ, giao quyền hạn cho người có năng lực và có khả năng tổ chức trên
cơ sở chấp hành nghiêm túc luật lệ của tổ chức đó.
- Mọi quyết định trong tổ chức phải mang tính khách quan và tất cả phải vì lợi ích chung
và mục tiêu chung.

5.3.2. Những nguyên tắc trong quản lí hành chính của Weber( tiếp)



Mỗi một tổ chức thường có hai đòi hỏi:
(1) Yêu cầu mọi thành viên phải tuân thủ tổ chức
(2) Làm cho mọi thành viên cảm nhận sự an tâm về trật tự của tổ chức (cơ quan



Một người quản lí hay lãnh đạo chỉ có quyền uy khi quyền lực của ông ta được


cấp dưới thừa nhận là hợp lý .



Quản lí hành chính là quản lí dựa vào các vị trí tương ứng với nó là các chức
năng và nhiệm vụ, mặt khác để thực hiện được thông suốt với tư cách là một bộ máy, một
hệ thống từ cao nhất đến thấp nhất thì phải đảm bảo những nguyên tắc đúng đắn của
chính hệ thống đó, trên cơ sở quan tâm tới động cơ kinh tế của các thành viên.
5.4. Thuyết quản lí hành chính của Fayol

*

Chỉ ra bộ máy quản lí theo một trật tự thứ bậc của các vị trí quản lí từ cao
cho đến thấp

*


Khả năng quản lí của nhà quản lí không phụ thuộc nhiều vào phẩm chất và
năng lực cá nhân mà chủ yếu phụ thuộc vào phương pháp và những nguyên tắc chỉ
đạo hành vi của người lãnh đạo
5.4.1. Các chức năng quản lí

*
*
*
*
*

1) Chức năng dự báo và lập kế hoạch
2) Chức năng tổ chức.
3) Chức năng điều khiển.
4) Chức năng phối hợp.

5) Chức năng kiểm tra.
5.4.2. Những nguyên tắc trong quản lí hành chính theo Fayol

*
*
*
*
*
*

- Chuyên môn hoá
- Quyền hạn và trách nhiệm
- Kỷ luật.
- Thống nhất trong việc điều khiển.

- Thống nhất trong việc lãnh đạo.
- Lợi ích cá nhân phụ thuộc lợi ích chung.


*
*
*
*
*
*
*
*

- Thưởng.
- Tập trung quyền lực.
- Phân phối trật tự bộ máy lãnh đạo.
- Trật tự tổ chức, bố trí đúng người đúng việc.
- Sự hợp tình hợp lý.
- Sự ổn định về mặt nhiệm vụ.
- Phát huy tính sáng tạo.

- Tinh thần đoàn kết, tinh thần tập thể.
5.5. Thuyết quản lí theo khoa học của F.W.Taylor
Có 4 nguyên tắc về chuyên môn hoá quyết định sự thành công của hoạt động quản lí.

*
*
*
*


- Chuyên môn hoá trên phương diện mục tiêu.
- Chuyên môn hoá trên phương diện cách thức, quy trình công việc.
- Chuyên môn hoá trên phương diện nhóm.

- Chuyên môn hóa trên phương diện khu vực địa lý.
6. Các học thuyết quản lí hiện đại
6.1. Lý thuyết về quan hệ con người trong quản lý của Elton Mayo
6.1.1. Nội dung chính của lí thuyết quản lí xã hội của Mayo
* Khuyến khích vật chất và năng suất lao động
Theo Mayo thì những khuyến khích về vật chất, tiền bạc... không phải lúc nào cũng
có tác dụng nâng cao năng suất lao động mà đó chính là những yếu tố xã hội, mối
quan hệ xã hội giữa con người với con người.
* Mối quan hệ xã hội và năng suất lao động



1. Khối lượng của công việc được thực hiện là do quan hệ xã hội của người công
nhân đó quyết định. ở đây mối quan hệ xã hội chính là mối quan hệ với đồng nghiệp.



2. Những phần thưởng phi kinh tế đóng vai trò chính khuyến khích cũng như đem
lại cảm giác thoải mái cho người công nhân.



3. Chuyên môn hoá không phải lúc nào cũng là cách thức phân công lao động
hiệu quả nhất.





4. Phản ứng của công nhân trước các chỉ tiêu phần thưởng trong quản lí dựa trên
danh nghĩa thành viên của nhóm chứ không phải trên danh nghĩa cá nhân.
6.1.1. Nội dung chính của lí thuyết quản lí xã hội của Mayo( tiếp)
* Những nghiên cứu Hawthorne:

 Những nghiên cứu Hawthorne được thực hiện nhằm kiểm tra lời khẳng định của
trường phái cổ điển rằng điều kiện làm việc về thể chất và nhịp độ sản xuất chỉ có một
mối quan hệ trực tiếp và đơn thuần.

 Thí nghiệm nổi tiếng về "phòng đấu dây".
 Các nghiên cứu Hawthorne đi đến kết luận rằng mức sản xuất phụ thuộc vào các
định mức xã hội chứ không phải bằng khả năng thể chất của người công nhân
6.1.1. Nội dung chính của lí thuyết quản lí xã hội của Mayo( tiếp)
* Khái niệm về lợi ích hài hoà
So sánh 2 phương pháp tiếp cận cổ điển và phương pháp tiếp cận mối quan hệ con
người.
- Giống: Cả hai phương pháp đều không thấy được bất kỳ xung khắc nào giữa mục tiêu
của tổ chức và cá nhân.
- Khác:Trong khi phái cổ điển thấy được sự cân bằng giữa mục tiêu của tổ chức và nhu
cầu của con người thì trường phái mối quan hệ con người cho rằng trạng thái cân
bằng như vậy chỉ có thể đạt được nếu mối quan hệ giữa các thành viên trong tổ
chức thực sự đoàn kết và chia sẻ một tình cảm đồng nghiệp.
6.2. Cấu trúc luận hiện đại
Các nhà cấu trúc luận đã mở rộng và kết hợp cả hai phương pháp tiếp cận quan hệ con
người và cấu trúc xã hội theo những cách sau:









Nghiên cứu cả khía cạnh chính thức và khía cạnh không chính thức của tổ chức.
Không quá đề cao các tổ nhóm không chính thức.
Nhấn mạnh cả phần thưởng vật chất lẫn tinh thần.
Nghiên cứu cả loại hình tổ chức sản xuất lẫn không sản xuất.
Không xếp loại và giới hạn loại tổ chức “tốt hay xấu”.

Tập trung vào vấn đề cấu trúc tình huống, đối mặt với các loại hình tổ chức khác
nhau, tập trung vào các nhân tố công nghệ cũng như nguyên vất liệu thô để chế biến sản
phẩm...
Tóm lại theo các nhà cấu trúc luận, cần có những hình thái tổ chức phù hợp với những
mục đích cụ thể.
6.3. lí thuyết hành vi trong quản lí XH
6.3.1. Lí thuyết quản líX


(Mc.Gregor,1906-1964)
Con người thường thường có mối ác cảm với công việc, cho nên họ lẩn tránh công
việc, lẩn tránh trách nhiệm trong trường hợp có thể lẩn tránh được.
Nhà quản lí phải là người phải biết khơi dậy những tiềm năng
của con người đó, là việc quản lí bằng những phương pháp lãnh đạo kiểm
tra hướng dẫn và động viên cấp thiết.
6.3. lí thuyết hành vi trong quản lí XH
6.3.2. Lí thuyết Y
Việc quản lí con người phải dựa trên những giả thuyết sau






- Khen thưởng những cố gắng của người lao động bằng vật chất và tinh thần.
- Khơi dậy tính tự chủ khả năng tự quản lí bản thân.

- Phần thưởng liên quan đến kết quả của việc thực hiện mục tiêu và phải có
phần thưởng tương xứng với việc làm của nhân viên.



- Trong một khung cảnh thích hợp thoả đáng thì một người bị quản lí không
những chấp nhận trách nhiệm về mình mà còn học cách chấp nhận trách nhiệm nữa.




- Tập trung trí tuệ của cấp dưới bằng cách động viên khuyến khích.

- Trong điều kiện của nền công nghiệp hiện đại thì một phần trí thức con người
được huy động, còn một phần lớn đang ở trạng thái tiềm tàng còn có thể khai thác tốt.
Nếu như lí thuyết X tập trung vào phương thức quản lí bằng lãnh đạo, bằng kiểm tra
và khuyến khích thì thuyết Y khơi dậy tính tự giác, tinh thần sáng tạo tự chủ và
trí tuệ của con người trong vấn đề quản lý  nên phối hợp giữa lí thuyết X và Y
6.4. lí thuyết động cơ trong QL
6.4.1. lí thuyết nhu cầu hành vi của Maslow (1908-1970)
Maslow cho rằng nhu cầu chính là yếu tố thúc đẩy hành vi con người
Ông đã phân loại các nhu cầu theo một trật tự như sau [33, 40-41]:


 + Nhu cầu sinh lý.
 + Nhu cầu về an ninh, an toàn.
 + Nhu cầu về liên kết và thừa nhận xã hội.
 + Những nhu cầu về sự tôn trọng.
 + Nhu cầu tự hoàn thiện.
6.4. lí thuyết động cơ trong QL (tiếp)
6.4.2. lí thuyết hai yếu tố thúc đẩy của Heizbeg


Trong hoạt động quản lí có hai nhóm yếu tố dẫn tới một kết quả, đó là yếu tố duy
trì việc tổ chức hoạt động và yếu tố khuyến khích (động viên bằng vật chất hoặc
tinh thần)
6.4.3. Động cơ thúc đẩy hành vi của Victor. H. Vroom



Con người ý thức rất rõ về giá trị hành vi của họ. Có nghĩa là có một động cơ nào
đó thúc đẩy hành vi của con người để chiếm lĩnh mục tiêu nào đó .



Động cơ thúc đẩy được đo bằng mức độ hấp dẫn đối tượng của chủ thể với niềm
mong đợi, hy vọng vào mục tiêu sẽ đạt được.
6.5. lí thuyết quản lí theo văn hoá của William Ouchi

 Vấn đề quản lý chủ yếu tập trung vào vấn đề giá trị tập thể. Mọi người trong một
tập thể đều có một giá trị chung cho nên việc hoà trộn các giá trị cá nhân vào giá trị
chung của tập thể là một yếu tố đảm bảo sự liên kết và độ kết dính cao trong công ty

 Việc tổ chức điều khiển công ty dựa vào niềm tin, dựa vào quan hệ, dựa vào tình


cảm cá nhân cũng như sự đồng cảm tập thể trên cơ sở của các chuẩn mực của các giá trị
văn hoá xí nghiệp, chứ không phải dựa vào sự kiểm soát, vào địa vị xã hội của người lãnh
đạo và người bị lãnh đạo.
6.6. Nhóm lí thuyết quản lí định lượng



Tiêu biểu của nhóm lí thuyết này là Drucker. Lí thuyết chủ yếu tập trung vào vấn
đề ra quyết định.



Để có thể ra những quyết định đúng đắn, nhà quản lí phải có cách nhìn khái quát
hệ thống, phải có cách xem xét một cách kỹ lưỡng, đầy đủ về mặt tư liệu cũng như khả
năng đáp ứng việc xử lí tư liệu, xử lí thông tin.



Ông coi doanh nghiệp hay một tổ chức xã hội đều là một hệ thống trong đó được
chia thành phức hợp các yếu tố:
- Các thành phần tạo thành hệ thống.
- Các mối liên hệ chi phối lẫn nhau của các thành phần trong hệ thống.
- Hoạt động phối hợp để đạt mục tiêu chung.



×