TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU- CAM RANH
HỌ VÀ TÊN:
BÀI DỰ THI TÌM HIẺU VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN THỊ XÃ CAM
RANH
Câu1 a. Tiềm năng và thế mạnh của thị xã Cam Ranh:
Nằm giữa thành phố Nha Trang và thành phố Phan Rang - Tháp Chàm (Ninh
Thuận), nằm trên các trục giao thông quan trọng của cả nước (đường sắt - đường biển -
đường bộ - đường hàng không), Cam Ranh hội đủ những điều kiện thuận lợi cho việc giao
lưu trong nước và quốc tế, phát triển kinh tế hàng hóa, mở rộng thị trường tiêu thụ sản
phẩm, trở thành một trung tâm kinh tế năng động phía Nam của tỉnh Khánh Hòa và của cả
vùng duyên hải Nam Trung bộ.
Án ngữ phía đông và phía Nam của thị xã là vịnh Cam Ranh, vũng Bình Ba nước
sâu, kín gió, kín sóng rất thuận tiện cho xây dựng cảng neo đậu tàu thuyền tránh bão và
cung cấp dịch vụ đi biển. Bên cạnh đó, Cam Ranh gần đường hàng hải quốc tế quan trọng
của biển Đông, đồng thời có cảng Ba Ngòi đã và đang được nâng cấp mở rộng thành cảng
quan trọng trong hệ thống cảng biển của vùng Nam Trung bộ, thuận lợi để phát triển giao
lưu quốc tế, tạo cơ hội tốt hơn cho Cam Ranh tham gia thị phần vận tải biển quốc tế và
khu vực.Với tài nguyên biển, tài nguyên ven bờ đa dạng và phong phú, Cam Ranh là vùng
có nhiều tiềm năng phát triển các ngành kinh tế biển như: công nghiệp đóng tàu; xây dựng
hệ thống cảng tiếp nhận, trung chuyển hàng hóa, cảng thương mại; phát triển mạng lưới
các cơ sở dịch vụ du lịch; nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy, hải sản; sản xuất muối tập
trung và các sản phẩm sau muối, nhất là muối công nghiệp. Sự phát triển của hệ thống
cảng biển sẽ kéo theo hoạt động của nhiều ngành dịch vụ khác, tạo cơ hội thu hút nhiều
lao động, giải quyết việc làm, trước hết là cho lực lượng lao động của thị xã và của tỉnh.
Bên cạnh sân bay Cam Ranh - một trong số ít sân bay có đường băng lớn và dài
nhất ở Việt Nam hiện nay, sân bay có tốc độ tăng trưởng hành khách khá cao, thị xã Cam
Ranh còn nằm trên các trục giao thông huyết mạch của cả nước (Quốc lộ 1A, tuyến đường
sắt thống nhất Bắc - Nam ) rất thuận lợi cho xây dựng trung tâm tiếp nhận và trung chuyển
khách du lịch.Ngoài ra, Cam Ranh có điều kiện tự nhiên đa dạng với địa hình đất bằng,
rừng, biển - vịnh, khí hậu tương đối ôn hòa, có nguồn bùn khoáng, nước khoáng nóng dồi
dào là điều kiện tốt cho du lịch và nghỉ dưỡng.
b. Danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử được trên công nhận: Vịnh Cam Ranh.
c. Ưu thế của cảng Cam ranh:
Theo nhiều nhà địa lý quốc tế, có 3 cảng biển tự nhiên tốt nhất thế giới lad San
Francisco của Mỹ, Rio de Janéro của Brazil và Cam Ranh của Việt Nam.Vịnh Cam Ranh
với vẻ đẹp nguyên sơ, đặc trưng duyên hải Trung Bộ, có diện tích gần 60km2. Chỗ hẹp
nhất khoảng 10km, rộng nhất 20km, độ sâu trung bình từ 18 - 20m. Vịnh gần như khép kín
bởi bán đảo Cam Ranh từ phía bắc chạy phủ kín cả phía đông, phía tây. Phía nam vịnh là
đất liền, chỉ mở ra một cửa lớn - được ví như một cánh tay ôm lấy vịnh, tạo thành một
vành đai nên mặt nước. có khả năng đón nhận nhiều hạm đội một lúc, nhiều tàu chiến tàu
ngầm và các tàu có trọng tải trên 100.000 tấn có thể ra vào dễ dàng bấtcứ lúc nào trong
năm.
Về địa chất hải dương, đáy vịnh gần như bằng phẳng, cấu tạo bởi loại cát pha bùn
khá chắc, thuận tiện cho việc thả neo. Vịnh Cam Ranh được bán đảo che chắn nên khá kín
gió, là nơi trú bão tốt cho tàu thuyền. Phía ngoài vịnh có một số đảo và cù lao án ngữ,
trong đó có điểm cao thuận tiện cho việc xây dựng hệ thống đèn biển và ra-đa hàng hải.
1
Là một cảng nước sâu nằm trên tuyến đường biển chiến lược nối với Biển
ĐôngVịnh Cam Ranh nằm tại tỉnh Khánh Hòa, miền trung Việt Nam cách Sài Gòn 220
dặm về hướng bắc, đây được xem là một trong những cảng nước sâu tốt nhất tại Châu Á
với tầm quan trọng chiến lược về thương mại nối với tuyến đường ra Biển Đông.
Vịnh Cam Ranh là nơi lý tưởng để tổ chức các loại hình du lịch biển quốc tế như:
bơi thuyền, câu cá, lặn biển xem san hô, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, leo núi Xung quanh có
núi bao bọc làm cho vùng biển luôn kín gió.
Câu 2:
Tháng 4 năm 2007 theo nghị định số 65/2007/NĐ-CP của Chính phủ cắt các xã: Cam Tân,
Cam Hòa, Sơn Tân, Cam Hải Tây, Cam Đức, Cam Hiệp Bắc, Cam Hiệp Nam, Cam Thành
Bắc, Cam An Bắc, Cam An Nam, Cam Phước Tây, Cam Hải Đông của thị xã Cam Ranh
và các xã Suối Tân, Suối Cát của huyện Diên Khánh thành lập huyện Cam Lâm.
Thị xã Cam Ranh :
• Trước khi thành lập huyện Cam Lâm:
Diện tích tự nhiên là 690km2.Dân số khoảng 209.000 người
Gồm có 27 xã, phường, trong đó có 9 phường và 18 xã: các phường Cam Nghĩa, Cam
Phúc Nam, Cam Phúc Bắc, Cam Linh, Cam Lợi, Cam Lộc, Cam Thuận, Cam Phú, Ba
Ngòi và các xã Cam Hải Tây, Cam Hải Đông, Cam Thành Bắc, Cam Thành Nam, Cam
Hiệp Bắc, Cam Hiệp Nam, Cam An Nam, Cam An Bắc, Cam Phước Tây, Cam Phước
Đông, Cam Thịnh Tây, Cam Thịnh Đông, Cam Tân, Cam Hòa, Cam Đức, Cam Bình, Cam
Lập, Sơn Tân.
• Sau khi thành lập huyện Cam Lâm:
Diện tích: 31.643ha.Dân số: 125.311 người (4/2007)
Bao gồm có 9 phường là: Cam Nghĩa, Cam Phúc Bắc, Cam Phúc Nam, Cam Lộc, Cam
Phú, Ba Ngòi, Cam Thuận, Cam Lợi, Cam Linh và 6 xã: Cam Thành Nam, Cam Phước
Đông, Cam Thịnh Tây, Cam Thịnh Đông, Cam Lập, Cam Bình.
Vị trí địa giới hành chính của Cam Ranh hiện nay : Phía Bắc giáp Huyện Cam
Lâm.Phía Tây giáp huyện Khánh Sơn.Phía nam giáp tỉnh Ninh Thuận.Phía Đông là biển
Đông .
Câu 3: Những thành tựu nổi bật của Thị Xã Cam Ranh qua 10 năm thành
lập:
1. Đổi mới và phát triển kinh tế
Kinh tế tiếp tục tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội đạt và vượt kế hoạch, cơ cấu
kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực:
Với quyết tâm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thị xã, đặc biệt là trong hơn 20 năm
thực hiện công cuộc đổi mới, Cam Ranh đã khắc phục mọi khó khăn, huy động nội lực để
phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự bứt phá mạnh mẽ, tăng trưởng vững chắc. Trong những
năm qua, thị xã Cam Ranh đã thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội, tăng cường
nguồn vốn đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, đưa nền kinh tế đi vào phát triển ổn định cả
chiều rộng lẫn chiều sâu; GDP bình quân đầu người tăng dần qua các năm. Từ năm 2001
đến nay, tăng trưởng kinh tế của thị xã bình quân hàng năm đạt trên 10%; riêng trong giai
đoạn 2005 - 2008 tăng bình quân hàng năm 13,9% (Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thị xã lần
thứ IX đề ra 11%).
Đến cuối năm 2008, GDP bình quân đầu người đạt 836USD, tăng gấp đôi so với năm
2005.
2
Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo đúng định hướng: công nghiệp, tiểu thủ công
nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông, lâm, ngư nghiệp. Tập trung chuyển đổi nhanh theo
hướng tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ
trọng lớn trong cơ cấu kinh tế chung. Năm 2005 tỷ trọng ngành công nghiệp chiếm 39,9%,
thương mại - dịch vụ chiếm 22,5%, nông nghiệp chiếm 37,6%, đến năm 2008 tỷ trọng
tương ứng là: 57,2%; 21,4%; 21,4%.
Tình hình phát triển một số ngành chủ yếu:
- Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: Ngành công nghiệp bước đầu khai thác được tiềm
năng, thế mạnh của thị xã và trở thành ngành kinh tế đóng vai trò chủ lực thúc đẩy nền
kinh tế tăng trưởng, thu hút nhiều doanh nghiệp đầu tư sản xuất công nghiệp có quy mô
lớn, nhất là ngành đóng mới sửa chữa tàu thuyền, sản xuất vật liệu xây dựng, mộc dân
dụng…Các ngành nghề chế biến nông sản, thực phẩm, mộc, dăm gỗ, thủ công mỹ nghệ
nhất là chế biến thủy sản xuất khẩu phát triển đa dạng.
- Thương mại, dịch vụ: Là ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng tạo động lực phát triển đô
thị, thị xã đã tập trung phát triển và mở rộng các ngành dịch vụ như bưu chính viễn thông,
tài chính ngân hàng, cảng biển, hàng không, du lịch, dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp
và công nghiệp. Mạng lưới thương mại dịch vụ được xây dựng phát triển, giá trị sản xuất
thương mại, dịch vụ tăng bình quân hàng năm 12,5%.
- Sản xuất nông, lâm, thủy sản: tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng
nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm hàng hóa, đa dạng hóa ngành nghề, từng bước
nâng cao giá trị ngành dịch vụ, kinh tế nông thôn. Khuyến khích đầu tư các phương tiện
khai thác đánh bắt xa bờ, tăng giá trị sản lượng đánh bắt hải sản. Nuôi trồng thủy sản được
quy hoạch và đa dạng hóa các đối tượng nuôi, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Tạo được
hàng hóa phục vụ cho nhu cầu phát triển đô thị, đồng thời cải thiện môi trường và làm
phong phú cảnh quan đô thị.
- Thu ngân sách: hàng năm đều vượt kế hoạch, tổng thu ngân sách năm 2008 trên địa bàn
68,762 tỷ đồng, tăng 1,8 lần so với năm 2005. Kim ngạch xuất khẩu trên địa bàn đạt 30
triệu USD, tăng 17,2% so với năm 2007, trong đó 80% là hàng thủy sản.
1.3. Xây dựng - phát triển kết cấu hạ tầng:
- Trong những năm qua, qui mô thị xã không ngừng mở rộng, tốc độ phát triển đều qua
các năm; vốn đầu tư phát triển xã hội trong hai năm 2006 và 2007 đạt 1.662,5 tỷ đồng; cơ
cấu vốn đa dạng, huy động được nhiều thành phần kinh tế tham gia, đáp ứng yêu cầu mở
rộng và nâng cao năng lực sản xuất của các ngành kinh tế, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng,
phát triển kinh tế xã hội. Cải tạo nâng cấp đô thị được chủ động, đã làm thay đổi rất tích
cực bộ mặt kiến trúc cảnh quan đô thị.
- Về cấp nước, đã nâng cấp được công suất Nhà máy nước Cam Ranh, cung cấp cho thị xã
là 8.000m
3
/ngày - đêm; dự kiến đến 2010 đạt 12.000m
3
/ngày - đêm. Hiện nay, với 91,7km
đường ống thì lượng nước sử dụng bình quân đạt 80 lít/người/ngày - đêm, với 72% dân số
được cấp nước. Dự kiến đến năm 2010 sẽ nâng lên 100lít/người/ngày - đêm và 90% dân số
được cấp nước.
1.4 Về thoát nước, thị xã có 42,8km đường phố chính có hệ thống thoát nước với tổng
chiều dài các tuyến cống và kênh thoát nước là 51,3km. Hiện tại thị xã đang triển khai
thực hiện xây dựng dự án thoát nước từ nguồn vốn hỗ trợ ADB và vốn đối ứng của tỉnh
với tổng vốn đầu tư 8,3 triệu USD. Dự kiến sau khi hoàn thành, sẽ đảm bảo thu gom và xử
lý 90% lượng nước thải.
1.5. - Về cấp điện và chiếu sáng đô thị, đã cải tạo, nâng cấp mở rộng các tuyến điện cao
thế và hạ thế, để nâng sản lượng điện tiêu thụ cho khu vực nội thị. Sản lượng điện thương
3
phẩm bình quân của khu vực nội thị năm 2008 là 68.060.097KWh đạt bình quân đầu
người 680,6KWh/người/năm. Tuy nhiên, hầu hết vẫn là mạng đường dây nổi, chưa được
ngầm hóa để đảm bảo an toàn, mỹ quan đô thị.
Lưới điện chiếu sáng đô thị hiện mới được xây dựng trên hầu hết các trục chính của đô thị.
Tổng chiều dài các tuyến đã được chiếu sáng là 52km, chiếm 91,3% tổng chiều dài các
tuyến đường.
- Về hệ thống công viên cây xanh, đất cây xanh trong đô thị có tổng diện tích là 111,65ha -
bình quân đạt 11,9m
2
/người - đạt tiêu chuẩn quy định (10m
2
/người). Ngoài ra, Cam Ranh
còn có 35,8 ha đất cây xanh sinh thái núi và mặt nước tự nhiên trong đô thị; 2.446,19 ha
đất nông nghiệp kề cận nội thị, góp phần quan trọng cải thiện môi trường sinh thái.
- Về thông tin bưu điện viễn thông, đã phát triển mở rộng mạng điện thoại di động và cố
định, nâng số máy điện thoại cố định lên 18.725 máy và 2.887 số máy điện thoại di động
(trả trước và trả sau) đảm bảo phục vụ đầy đủ nhu cầu thông tin của thị xã.
Việc xây dựng cơ sở hạ tầng của thị xã đã góp phần quan trọng cải thiện và nâng cao sức
hấp dẫn của môi trường đầu tư, kinh doanh; góp phần ngày càng lớn cho tăng trưởng kinh
tế và thúc đẩy đô thị phát triển theo đúng qui hoạch được duyệt, làm cho bộ mặt đô thị
được cải thiện khang trang, sạch đẹp hơn và trật tự đô thị có nhiều chuyển biến tích cực.
2. Văn hóa - xã hội có tiến bộ, đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện.
2.1. Về giáo dục đào tạo
Toàn thị xã hiện có: 186 lớp mẫu giáo, mầm non và nhà trẻ với 4.967 học sinh, trung bình
có 38 học sinh/1.000 dân; có 34 trường phổ thông (20 trường tiểu học, 11 trường trung học
cơ sở, 03 trường trung học phổ thông) gồm 782 lớp học với tổng số 26.015 học sinh (trong
đó: tiểu học 10.790 học sinh - trung bình có 83 học sinh/1.000 dân, trung học cơ sở 9.676
học sinh - trung bình có 74 học sinh/1.000 dân, trung học phổ thông 5.549 học sinh - trung
bình có 42,5 học sinh/1.000 dân). Trung tâm giáo dục thường xuyên có 1 trường với 17
lớp học, 605 học sinh và 9 giáo viên.
Tập trung đầu tư nâng cấp hệ thống trường học theo hướng chuẩn hóa, có 05 trường tiểu
học, 02 trường THCS và 02 trường mẫu giáo đạt chuẩn quốc gia; thành lập và đưa vào
hoạt động 13 trung tâm học tập cộng đồng; duy trì 15/15 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về
chống mù chữ, PCTH; 14/15 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về phồ cập THCS.
2.2. Về y tế
Trung tâm Y tế Cam Ranh có quy mô 220 giường bệnh, đội ngũ y, bác sĩ 65 người, điều
dưỡng trung cấp 51 người. Hiện tại, đang đầu tư xây dựng nâng cấp phát triển thành Bệnh
viện Đa khoa khu vực. Mạng lưới y tế cơ sở tiếp tục được đầu tư, đến nay có 11/15 Trạm
Y tế xã, phường đã được xây dựng kiên cố theo mô hình chuẩn quốc gia và có bác sĩ; các
chương trình y tế quốc gia được triển khai thực hiện có hiệu quả, góp phần tích cực trong
việc phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm.
2.3. Về thể dục thể thao
Phong trào TDTT quần chúng và công tác xã hội hóa TDTT có nhiều tiến bộ. Cơ sở vật
chất phục vụ được quan tâm đầu tư, gồm: Nhà luyện tập, thi đấu có diện tích 800m
2
với
sức chứa 200 chỗ ngồi, 01 sân vận động với diện tích 10.000m
2
sức chứa 6.000 chỗ ngồi.
Ngoài ra trên địa bàn thị xã còn có 38 cơ sở tập luyện TDTT do xã, phường quản lý và 17
cơ sở do các cơ quan đơn vị đóng trên địa bàn thị xã quản lý. Tổng diện tích đất các công
trình TDTT khu vực nội thị là 12,34 ha.
2.4 . Công tác chính sách xã hội, xóa đói giảm nghèo
Quan tâm thực hiện tốt Pháp lệnh ưu đãi người có công, đến nay 100% gia đình chính sách
có mức sống trung bình trở lên. Hơn hai năm qua, đã đào tạo nghề cho 6.335 lao động,
4
nâng tỷ lệ đào tạo nghề từ 26% năm 2005 lên 31% năm 2007. Thực hiện lồng ghép các
chương trình kinh tế - xã hội, huy động nhiều nguồn lực để thực hiện giảm nghèo, năm
2007 có 875 hộ nghèo đến năm 2008 chỉ còn 389 hộ nghèo. Tỷ lệ hộ nghèo năm 2008
giảm chỉ còn 1,41% so với chuẩn quốc gia (năm 2007 có 3.166 hộ nghèo, năm 2008 còn
1.722 hộ, còn 6,24% so với chuẩn của tỉnh).
2.5. Công tác văn hóa, thông tin tuyên truyền
Mạng lưới truyền thanh - tiếp hình được tăng cường thêm cơ sở vật chất kỹ thuật, 90%
khu dân cư được phủ sóng phát thanh và truyền hình các cấp, đáp ứng đời sống tinh thần
cho nhân dân; đồng thời tập trung tuyên truyền đưa nghị quyết của Đảng vào cuộc sống,
động viên, phản ảnh kịp thời những nhân tố tích cực và đấu tranh chống tiêu cực; tuyên
truyền vận động người dân thực hiện nếp sống văn minh, lịch sự. Hệ thống Bưu điện văn
hóa xã phát triển đến địa bàn dân cư đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu thông tin liên lạc
của nhân dân. Các thiết chế văn hóa như: thư viện, bảo tàng, các nhà văn hóa thiếu nhi đã
và đang được đầu tư xây dựng nâng cấp. Các lễ hội văn hóa truyền thống được thường
xuyên bảo tồn, phát triển và không ngừng mở rộng giao lưu trong tỉnh.
a. 2.6. Về quốc phòng an ninh:
Quốc phòng - an ninh trên địa bàn thị xã được tăng cường và củng cố, thường xuyên duy
trì các hoạt động giáo dục quốc phòng toàn dân, nâng cao nhận thức, đề cao cảnh giác, làm
thất bại mọi âm mưu và thủ đoạn “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch. Tích cực
xây dựng nền quốc phòng và thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân
dân vững chắc; thực hiện tốt các chính sách hậu phương quân đội, huấn luyện dân quân tự
vệ, công tác tuyển quân hàng năm luôn đạt 100% chỉ tiêu trên giao. Thực hiện tốt các nghị
quyết của Ban Thường vụ Thị ủy về lãnh đạo nhiệm vụ quốc phòng và bảo đảm an ninh
trật tự địa phương hàng năm. Tổ chức diễn tập vận hành theo cơ chế 02 và 28 của Bộ
Chính trị đạt yêu cầu đề ra.
Hoạt động của các ngành Công an, Tư pháp, Thanh tra, Kiểm sát, Tòa án có nhiều tiến bộ,
phối kết hợp chặt chẽ, đồng bộ và thống nhất trong hoạt động phòng ngừa, phát hiện, đấu
tranh và xử lý tội phạm. Trật tự trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội được đảm bảo,
góp phần giữ vững ổn định chính trị, tạo môi trường và điều kiện thuận lợi cho phát triển
kinh tế - xã hội.
Câu 4:
• Chi Bộ Đảng đầu tiên của Thị xã Cam Ranh thành lập tại Giếng Lác- phía
Bắc Hàm Rồng. Vào tháng 4 năm 1947, do ông Đoàn Việt Sửu làm bí thư.
• Đảng bộ Thị xã Cam Ranh đã qua 9 lần đại hội.
• Tại Đại Hội.Đảng bộ Thị xã Cam Ranh lần thứ IX (nhiệm kỳ 2006 - 2010),
Đảng bộ đã xác định cơ cấu phát triển kinh tế của thị xã là chuyển dich theo hướng : Công
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp- thương mại; dịch vụ- nông nghiệp. Cụ thể là Nghị quyết Đại
hội : "Tập trung các nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh trên địa bàn thị xã, đẩy
mạnh đầu tư phát triển sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng công nghiệp - thương mại, dịch vụ - nông nghiệp, bảo đảm tốc độ tăng trưởng kinh
tế nhanh và bền vững. Không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân,
giải quyết tốt các vấn đề xã hội bức xúc, tạo bước chuyển biến cơ bản về chất lượng nguồn
nhân lực, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ vững ổn định chính trị và trật tự an toàn xã hội,
bảo đảm quốc phòng và an ninh. Xây dựng Đảng và hệ thống chính trị từ thị xã đến cơ sở
vững mạnh toàn diện. Phấn đấu thị xã Cam Ranh trở thành đô thị loại 3 vào trước năm
2015".
Kết quả sự chuyển dịch:
5
Cơ cấu kinh tế của TX những năm qua chuyển dịch theo hướng tích cực, từng bước
đúng hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Các ngành thương mại - dịch vụ phát triển và
mở rộng như bưu chính viễn thông, tài chính ngân hàng, cảng biển, hàng không, du lịch,
dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp và công nghiệp. Sản xuất nông nghiệp tập trung vào
nâng cao năng suất cây trồng và chất lượng sản phẩm hàng hoá, kinh tế nông thôn từng
bước nâng cao giá trị ngành dịch vụ, đa dạng hoá ngành nghề. Nuôi trồng thuỷ sản được
quy hoạch và đa dạng hoá các đối tượng nuôi. Cùng với sự tăng trưởng về kinh tế, đời
sống tinh thần của người dân không ngừng được cải thiện. Các giá trị văn hoá vật thể, phi
vật thể được giữ gìn, phát huy, phù hợp với yêu cầu văn hóa của nhân dân, các lễ hội
truyền thống của đồng bào các dân tộc được duy trì và phát triển theo hướng tích cực.Quy
mô giáo dục được mở rộng và phát triển hợp lý, chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà
trường được nâng cao. Cơ sở vật chất trường học được xây dựng theo chuẩn hoá và hiện
đại, dự án trường tiểu học 2 buổi/ngày tiếp tục được triển khai; các xã đảo như Cam Bình,
Cam Lập đều có trường học, đáp ứng nhu cầu học tập của con em nhân dân nơi đây. Thị
xã đã đạt chuẩn quốc gia về phổ cập tiểu học và trung học cơ sở, hiện đang đẩy mạnh
chương trình phổ cập bậc trung học.
Mạng lưới khám chữa bệnh được tiếp tục đầu tư. Bệnh viện thị xã được nâng cấp để
chuẩn bị điều kiện hình thành bệnh viện đa khoa khu vực; 11 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia,
8 trạm y tế có bác sỹ. Các chương trình y tế quốc gia được triển khai thực hiện có hiệu
quả, góp phần vào việc phòng, chống các dịch bệnh nguy hiểm.
Câu 5 Thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa được công nhận là đô thị loại III theo
Quyết định 717/QĐ-BXD.
Vào lúc 14h30 ngày 17 tháng 9 năm 2009, tại hội trường Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị,
Ủy ban nhân dân thị xã Cam Ranh đã long trọng tổ chức Lễ công bố Quyết định số
717/QĐ-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009 của Bộ Xây dựng về việc công nhận thị xã Cam
Ranh là đô thị loại III.Về tham dự buổi lễ có các ông Nguyễn Đắc Tài, Bí thư Thị ủy, ông
Nguyễn Văn Hoàng, Phó Bí thư thị ủy, Chủ tịch Hội đồng nhân dân thị xã, ông Nguyễn
Tấn Hưng, Phó Bí thư thị ủy, Chủ tịch UBND thị xã và các ông bà là cán bộ lãnh đạo các
ban, ngành, đoàn thể, cơ quan, đơn vị trên địa bàn thị xã; các ông bà nguyên là cán bộ lãnh
đạo ban, ban, ngành, đoàn thể thị xã các thời kỳ cũng về tham dự trong buổi lễ.Sau phần
văn nghệ chào mừng và báo cáo của UBND thị xã (do ông Trần Khánh Nhân, Phó Chủ
tịch UBND thị xã trình bày), ông Nguyễn Tấn Hưng đã thay mặt Thị ủy, HĐND, UBND,
UBMTTQ Việt Nam thị xã công bố Quyết định số 717/QĐ-BXD của Bộ Xây dựng công
nhận Cam Ranh là đô thị loại III.Tiếp tục, ông Đào Văn Hòa, thay mặt Thường trực
UBND thị xã đã thông qua báo cáo về chương trình xây dựng đô thị đến năm 2010.Kết
thút chương trình buổi lễ là phát biểu chỉ đạo của ông Nguyễn Đắc Tài, Bí thư thị ủy.Lễ
công bố Quyết định thị xã Cam Ranh là đô thị loại III kết thúc vào lúc 16h00 cùng ngày.
• Ý nghĩa của việc công nhận Thị Xã Cam Ranh là đô thị loại III:
Sự kiện Cam Ranh được công nhận là đô thị loại III đánh dấu quá trình phát triển và
trưởng thành nhanh chóng của thị xã, góp phần nâng vị thế của Cam Ranh lên tầm cao
mới, cả trong nước và ngoài nước. Với tiềm năng và lợi thế vốn có, cùng với sự quyết tâm
của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân toàn thị xã, tiếp tục phát huy những thành tựu kinh
tế - xã hội đạt được trong những năm qua - nhất là trong gần 10 năm xây dựng và phát
triển thị xã, phát huy mạnh mẽ tính năng động, sáng tạo, vượt qua mọi khó khăn thử thách,
đoàn kết một lòng, cùng nhau nỗ lực phấn đấu xây dựng đô thị Cam Ranh phát triển toàn
diện, bền vững với tốc độ cao hơn, nhanh hơn, xứng đáng là trung tâm kinh tế, văn hoá -
6
xã hội, là vùng động lực phát triển phía Nam của tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế
- xã hội của tỉnh Khánh Hòa và khu vực Nam Trung bộ.
• Các dự án lớn trên lĩnh vực công nghiệp, thương mại, dịch vụ du lịch mà Thị
xã Cam Ranh
hiện đang triển khai:
Chương trình phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật:
Mục tiêu: Tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Bắc Bán đảo Cam
Ranh; tạo môi trường thu hút đầu tư; Tạo sự liên kết giữa khu vực Bắc bán đảo Cam ranh
với các khu vực khác trong tỉnh, với các khu vực khác của miền trung và quốc tế.
Các dự án ưu tiên đầu tư
- Dự án xây dựng đuờng Sông Lô - Cầu Hin - sân bay Cam Ranh
- Dự án nâng cấp sân bay Cam Ranh , cầu nối sân bay Cam Ranh với Quốc lộ IA
- Dự án xây dựng hệ thống dẫn nước từ Hồ Cam Ranh Thượng và nhà máy nước Bắc TX
Cam Ranh .
- Dự án xây dựng trạm xử lý chất thải.
Chương trinh phát triển du lịch - thương mại
- Xây dựng các khu vui chơi giải trí và cây xanh cảnh quan: du lịch sinh thái Hòn Rồng,
Khu du lịch cao cấp sân gold Cam Lập.
- Xây dựng các khu du lịch: dựng bãi tắm Cam Phúc Nam, khu vui chơi giải trí, du lịch
nghỉ dưỡng ở khu vực Trà Long - Ba Ngòi
- Xây dựng trung tâm thương mại - tài chính - hội nghị quốc tế: Cảng Cam Ranh thành
Cảng Tổng hợp - Container phục vụ nhu cầu vận chuyển hàng hóa trong khu vực Nam
Trung bộ
Chương trình phát triển và cải tạo khu dân cư với hạ tầng kỹ thuật và xã hội đồng bộ
.Câu 6: Sự kiện đáng nhớ tại Cam Ranh cách đây 64 năm: Chủ tịch Hồ Chí
Minh đến thăm vịnh Cam Ranh.
Khái quát sự kiện trên:
Cách đây 60 năm, trên đường từ Pháp về VN, thể theo lời mời của Cao uỷ Pháp tại Đông
Dương lúc bấy giờ là Đô đốc Đácgiăngliơ (D'argenlieu), ngày 18.10.1946, Chủ tịch Hồ
Chí Minh đã ghé vào vịnh Cam Ranh để trao đổi về việc thực hiện Tạm ước 14.9.1946 với
D'argenlieu trên tuần dương hạm Suffren. Do nhiều nguyên nhân, sự kiện lịch sử này chưa
được đề cập nhiều. Tại hội thảo, các đại biểu đã phân tích bối cảnh lịch sử, diễn biến sự
kiện Chủ tịch Hồ Chí Minh hội kiến lần cuối cùng với Cao uỷ Pháp D¿argenlieu tại vịnh
Cam Ranh, trước khi Người kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Một nội dung quan trọng khác
được đề cập tại hội thảo là tấm lòng của người dân Cam Ranh (Khánh Hoà) nói riêng và
nhân dân miền Nam nói chung đối với Bác Hồ. Cách đây 62 năm, ngày 31/5/1946, Chủ
tịch Hồ Chí Minh lên đường sang thăm nước Pháp theo lời mời chính thức của chính phủ
Pháp. Cùng đi với Bác, có phái đoàn của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sang
đàm phán với chính phủ Pháp.Ngày 6/7/1946 Hội nghị Phông-ten-nơ-blô khai mạc và kéo
dài đến ngày 10/9 bàn về các vấn đề: Địa vị của Việt Nam trong khối Liên hiệp Pháp và
nhiều nội dung liên quan đến mối bang giao giữa Việt Nam với các nước liên bang Đông
Dương, vấn đề thống nhất 3 kỳ và trưng cầu dân ý ở Nam bộ.Nhưng do lập trường thực
dân của chính phủ Pháp và các hành động gây chiến vi phạm các điều khoản Hiệp định 6/3
của Pháp ở Việt Nam. Vì vậy cuộc đàm phán chính thức Việt - Pháp ở Phông-ten-nơ-blô
không đạt kết quả. Phái đoàn đàm phán của chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa rời
Paris vào tối 13/9/1946 và xuống tàu về nước ngày 14/9 tại cảng Mác-xây.Nhưng để tỏ rõ
hơn nữa thái độ thiện chí vì hòa bình của Việt Nam, tranh thủ thêm thời gian hòa hoãn để
7
xây dựng đất nước, chuẩn bị lực lượng cho cuộc kháng chiến sắp xảy ra. Chủ tịch Hồ Chí
Minh quyết định ở lại nước Pháp thêm một thời gian nữa để tiếp tục đàm phán.Người đã
gặp Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại Mariuyt Mute vào trưa 13/9 và đêm 14/9, Chủ tịch Hồ
Chí Minh và Bộ trưởng Pháp quốc hải ngoại đã ký bản Tạm ước 14/9. Bản Tạm ước gồm
11 khoản, trong đó có điều khoản quan trọng nhất là đình chỉ chiến sự ở Miền Nam, quyết
định thời gian tiếp tục đàm phán Việt - Pháp vào đầu năm 1947.Ngày 16/9/1946 Chủ tịch
Hồ Chí Minh rời Paris, và ngày 18/9 Người cùng đoàn tùy tùng trên chiến hạm Duy-mông
Duyêcvin của Pháp về nước.Trên đường về, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gởi nhiều thư, điện
tín cho bạn bè thân hữu và quan chức của Pháp quốc tiếp tục thể hiện thiện chí hòa bình
của Việt Nam.Ngày 18/10/1946 nhận lời mời của cao ủy Pháp, tàu Duy-mông Duyêcvin
đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh tiến vào vịnh Cam Ranh để hội kiến với Đác-giang-liơ và
tướng Molie về việc thực hiện Tạm ước 14/9. Hai bên đã thỏa thuận được một số điểm:
Đồng ý về việc bổ nhiệm một đại diện của chính phủ Việt Nam để phối hợp thực hiện việc
ngừng bắn. Chủ tịch Hồ Chí Minh kiên quyết phản đối và từ chối yêu cầu của Đác-giang-
liơ đòi quân đội Việt Nam tại miền Nam phải rút về miền Bắc. Và cuối cùng cuộc hội kiến
cũng kết thúc vui vẻ. Đây là lần thứ 2 sau 7 tháng, Cao ủy Đác-giang-liơ đón Chủ tịch Hồ
Chí Minh theo nghi lễ chính thức trên biển.Ngày 20/10 tàu Duy-mông Duyêcvin đưa Chủ
tịch Hồ Chí Minh về đến Hải Phòng. Ngày 21/10 Bác đi chuyến xe lửa đặc biệt về thủ đô
Hà Nội. Hai bên đường từ Hải Phòng đến Hà Nội, hàng chục ngàn nhân dân, cờ đỏ sao
vàng rợp trời thay mặt cho nhân dân cả nước chào đón Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu trở
về thủ đô Hà Nội.Chuyến thăm nước Pháp năm 1946 của Chủ tịch Hồ chí Minh với tư
cách Chủ tịch nước Việt Nam độc lập, khách mời đặc biệt của Chính phủ Pháp, là một sự
kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa lịch sử hết sức to lớn đến vận mệnh của đất nước lúc
bấy giờ. Lần đầu tiên Quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được treo ngang
hàng với Quốc kỳ Pháp và tung bay trên đất Pháp. Đây cũng là lần cuối cùng Chủ tịch Hồ
Chí Minh đến nước Pháp cho đến lúc người đi xa về cõi vĩnh hằng.Sự kiện ngày
18/10/1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ghé vào vịnh Cam Ranh hội kiến với cao ủy Pháp Đác-
giang-liơ là một mốc lịch sử quan trọng trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác, tại
cuộc hội kiến này, Bác đã thể hiện thái độ thiện chí vì hòa bình, nhưng rất cương quyết,
bản lĩnh, đấu tranh đến cùng vì độc lập, tự do của dân tộc. Kể từ năm 1911, khi Người rời
Việt Nam ra đi tìm đường cứu nước tại bến cảng Nhà Rồng, thì đây là lần đầu tiên và cũng
là lần cuối cùng Người trở lại miền Trung. Vì vậy sự kiện lịch sử đặc biệt quan trọng này
không chỉ đối với Đảng bộ và nhân dân tỉnh Khánh Hòa mà còn đối với toàn thể nhân dân
miền Nam.
Câu 7: Hãy viết bài viết nêu cảm xúc, suy nghĩ hoặc đề xuất giải pháp đóng góp cho
sự phát triển đi lên của thị xã (không quá 1000 từ).
Bản thân tôi nghĩ rằng sự phát triển đi lên của thị xã là sự kết hợp của nhiều
yếu tố lại với nhau một cách rất ăn ý và hoàn hảo.
Trước tiên, Cam Ranh có lợi thế về vị trí địa lí và thiên nhiên ưu đãi vùng đất
này. Với địa hình được thiên nhiên ưu đãi, có vùng biển rộng lớn, bờ biển dài 25km,
những bán đảo và đảo tạo nên Vịnh Cam Ranh - một trong những vịnh tự nhiên tốt nhất
thế giới, có vị trí chiến lược rất quan trọng cả về kinh tế và quân sự, do nằm ở trung tâm
biển Đông, trên tuyến đường hàng hải quốc tế và là cửa ngõ lưu thông của khu vực Tây
Nguyên - Nam Trung Bộ ra biển. Địa bàn thị xã trải dài theo trục giao thông quan trọng
Quốc lộ IA, có tuyến đường sắt Bắc - Nam, Đại lộ Nguyễn Tất Thành nối liền Nha Trang
với Cảng hàng không quốc tế, Cảng Cam Ranh đang từng bước đầu tư xây dựng thành
8
Cảng Containner đủ điều kiện tiếp đón tàu trọng tải trên 30.000 tấn ra vào tạo nên một
đô thị tương đối hoàn chỉnh về lĩnh vực giao thông.
Tiếp đó là ý chí bất khuất và tinh thần đoàn kết của con người nơi đây.Khi thực
dân Pháp, rồi đế quốc Mỹ đến xâm lược nước ta, tình hình dân cư ở Cam Ranh có nhiều
biến đổi mạnh mẽ, dân số tăng lên nhanh chóng do sự di cư của nhiều người dân ở miền
Trung vào lập nghiệp. Sau ngày giải phóng, dân số Cam Ranh tiếp tục phát triển với đặc
điểm là sự đa dạng, đan xen bởi nhiều tộc người như Kinh, Raglai, Hoa, Êđê với những
nét văn hóa đặc thù khác nhau. Trải qua các thời kỳ lịch sử, nhân dân Cam Ranh luôn vượt
qua mọi khó khăn, gian khổ, đoàn kết đấu tranh với thiên nhiên, với kẻ thù xâm lược để
tồn tại và phát triển. Bằng sự lao động cần cù, sáng tạo và tinh thần bất khuất, người dân
Cam Ranh đã từng bước khai phá đất đai, xây dựng, phát triển đời sống kinh tế, văn hoá -
xã hội và tích cực đấu tranh bảo vệ quê hương, đất nước.
Và có lẽ quan trọng nhất là sự lãnh đạo tài tình sáng suốt của cấp trên. Đảng
bộ, chính quyền, mặt trận và các đoàn thể thị xã qua các thời kỳ thì luôn đoàn kết, thống
nhất, năng động, sáng tạo, biết kế thừa và phát huy những kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo
điều hành phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng hệ thống chính trị
qua các thời kỳ để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị của địa phương. Hiện nay, bộ
máy chính quyền của thị xã đã được kiện toàn, sắp xếp lại; đội ngũ cán bộ, công chức hầu
hết đều đạt chuẩn về lý luận chính trị và trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có kinh nghiệm
trong công tác quản lý và phát triển đô thị trong giai đoạn mới.
Những lợi thế về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, chính trị và nguồn lực con
người là động lực quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh
tế - xã hội của thị xã. Sự phát triển của Cam Ranh đã và đang đóng góp tích cực vào
thành tựu phát triển kinh tế - xã hội chung của tỉnh Khánh Hòa và vùng duyên hải Nam
Trung Bộ - Tây Nguyên, đảm bảo an ninh quốc phòng, bảo vệ vững chắc chủ quyền huyện
đảo Trường Sa, bảo vệ môi trường sinh thái trong khu vực, góp phần phát triển đồng bộ hệ
thống đô thị trên toàn tỉnh.
Tôi cho rằng cùng với phát triển kinh tế, lĩnh vực văn hóa - xã hội ,quốc phòng, an
ninh cần không ngừng được củng cố, giữ vững được trật tự trị an; làm thay đổi bộ mặt
thành thị, nông thôn, miền núi, hải đảo; cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của nhân dân … Đặc biệt cần huy động được nhiều nguồn lực trong xã hội và được
chỉ đạo đúng hướng để thực hiện tốt các công tác giảm nghèo, phát triển KT-XH miền núi,
chăm lo các đối tượng chính sách, đồng bào dân tộc thiểu số…
Công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị cần tiếp tục được đẩy
mạnh .Đặc biệt, cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minhcần
tiếp tục được triển khai thực hiện để có thể góp phần tạo nên sự chuyển biến trong thực
hiện nhiệm vụ chính trị và ý thức rèn luyện, tu dưỡng đạo đức Hồ Chí Minh của cán bộ,
đảng viên từ tỉnh đến cơ sở; khắc phục một bước tình trạng suy thoái về chính trị, tư
tưởng, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên.
Cùng vớiđó, việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức
Đảng, củng cố và kiện toàn hệ thống chính trị các cấp là rất cần thiết.
Tôi hi vọng rằng thị xã Cam Ranh sẽ ngày càng giàu đẹp và trở thành một
điểm thu hút khách du lịch cũng như một thành phố trẻ, năng động trong tương lai
không xa.
Theo tôi có 1234 người tham gia cuộc thi này.
9
10