Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

PHƯƠNG PHÁP TẬP HỢP, TỔ CHỨC, ĐIỀU HÀNH HỌC SINHTHAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO CỦA NHÀTRƯỜNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (162.42 KB, 10 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm

Trang - 1

Đề tài:
PHƯƠNG PHÁP TẬP HỢP, TỔ CHỨC, ĐIỀU HÀNH HỌC SINH
THAM GIA CÁC HOẠT ĐỘNG PHONG TRÀO CỦA NHÀ
TRƯỜNG
Họ và tên:
Đơn vị:

Nguyễn Thị Minh Tính
Trường THCS Lương Thế Vinh – Huyện Krơng
Ana –
Tỉnh Đăk Lăk
Trình độ chun mơn: Cao đẳng sư phạm.
Mơn đào tạo:
Lịch sử – Giáo dục cơng dân.

I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
1. Lí do khách quan.
- Qua một thời gian thực hiện chủ trương đổi mới về phương pháp dạy – học
bậc THCS đòi hỏi người giáo viên cần phải có sự sáng tạo trong việc tổ chức
giáo dục học sinh để thích ứng với q trình đổi mới của nền giáo dục Việt
Nam.
- Do nhu cầu của q trình hội nhập, bắt buộc người giáo viên phải khơng
ngừng sáng tạo trong q trình giáo dục học sinh. Từ đó đào tạo nên những
con người có tính năng động, sáng tạo thích ứng với q trình hội nhập của
đất nước.
- Để chứng minh cho chủ trương đổi mới về phương pháp dạy – học của ngành
giáo dục Việt Nam là một tất yếu phải thực hiện, đó là một chủ trương đúng


đắn, phù hợp với đường lối lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và tư
tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục.
- Do tác động tiêu cực của cuộc sống, tệ nạn xã hội đã ảnh hưởng đến học sinh,
để các em tránh xa các tệ nạn xã hội, ngồi truyền thụ kiến thức cần phải lơi
cuốn các em vào các hoạt động phong trào.
- Chúng ta đang thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện,
học sinh tích cực”, biết cách tập hợp học sinh và tổ chức điều hành các hoạt
động phong trào của lớp chính là góp phần vào việc thực hiện tốt cuộc vận
động này.
2. Lí do chủ quan.
- Do sự nhìn nhận sai lệch của một số lãnh đạo ngành giáo dục, giáo viên, của
cha mẹ học sinh và của chính bản thân học sinh về vai trò của hoạt động
phong trào trong nhà trường: Đối với giáo viên thì cho rằng đây là hoạt động
Nguyễn Thò Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh – Krông Ana – Đăk Lăk


Sáng kiến kinh nghiệm

Trang - 2

khơng cần thiết, chỉ cần quan tâm đến việc truyền thụ kiến thức là đủ; học
sinh thì cho rằng đây là một hoạt động khơng quan trọng nên khơng chú tâm
vào các hoạt động phong trào do trường lớp tổ chức. Từ đó dẫn đến chất
lượng hoạt động phong trào ở một số trường, lớp còn thấp. Học sinh thì
khơng có hứng thú tham gia. Chính vì vậy giáo viên chủ nhiệm cần phải có sự
sáng tạo để tạo ra sự hứng thú và khơng khí thoải mái của học sinh khi tham
gia các hoạt động phong trào của nhà trường.
- Kĩ năng phương pháp tập hợp, tổ chức, điều hành học sinh khi tham gia các
hoạt động phong trào của một số giáo viên chủ nhiệm còn nhiều hạn chế,
như: thiếu phương pháp tổ chức, khả năng thuyết phục học trò chưa cao, thậm

chí khơng nắm bắt được các kĩ năng hoạt động phong trào, dẫn đến các hoạt
động phong trào của lớp đạt kết quả chưa cao.
- Do học sinh ở một số vùng khó khăn, kĩ năng thể hiện mình trước tập thể còn
nhiều hạn chế, như nhút nhát, chưa mạnh dạn. Tham gia các các hoạt động
phong trào như thể dục thể thao, văn nghệ do các cấp tổ chức còn lúng túng,
kĩ năng giao tiếp còn nhiều hạn chế.
- Ý thức đạo đức của một số học sinh chưa cao, cần phải giáo dục đạo đức cho
các em thơng qua các hoạt động phong trào.

II. ĐỐI TƯỢNG, CƠ SỞ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng nghiên cứu.
- Học sinh bậc trung học cơ sở (Lớp 7A6 - trường THCS Lương Thế Vinh).
- Giáo viên chủ nhiệm thuộc các trường trung học cơ sở (Giáo viên chủ nhiệm
trường THCS Lương Thế Vinh)
2. Cơ sở nghiên cứu.
Trên cơ sở nghiên cứu nhiệm vụ và mục tiêu của bậc giáo dục THCS, vai trò,
mục tiêu của hoạt động ngồi giờ lên lớp và hoạt động Đội TNTP Hồ Chí Minh.
Vai trò, chức năng và trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm lớp.
3. Phương pháp nghiên cứu.
- Điều tra trắc nghiệm.
- Nghiên cứu phân tích tài liệu.
- Trao đổi, thảo luận.

III. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Nhiệm vụ của đề tài.
- Nhằm đưa ra biện pháp để nâng cao chất lượng hoạt động phong trào trong
lớp chủ nhiệm.
- Tìm hiểu nhu cầu tham gia hoạt động phong trào của học sinh, sau đó giáo
viên sẽ có những điều chỉnh phù hợp về phương pháp tập hợp, tổ chức, điều
hành học sinh khi tham gia các hoạt động phong trào.


Nguyễn Thò Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh – Krông Ana – Đăk Lăk


Sáng kiến kinh nghiệm

Trang - 3

- Nghiên cứu, phân tích, áp dụng các phương pháp tập hợp, tổ chức, điều hành
học sinh khi tham gia các hoạt động phong trào nhằm đạt các u cầu cụ thể
sau:
+ Phân tích mục đích, u cầu, ưu điểm, nhược điểm của phương pháp tập
hợp, tổ chức, điều hành học sinh khi tham gia các hoạt động phong trào.
+ Đưa ra kết quả nghiên cứu cuối cùng và nhân rộng phương pháp tập
hợp, tổ chức, điều hành học sinh khi tham gia các hoạt động phong trào
trong phạm vi đơn vị cơng tác.
+ Xây dựng một kế hoạch cụ thể của lớp khi tham gia hoạt động phong
trào do nhà trường phát động.
+ Hướng dẫn sử dụng phương pháp tập hợp, tổ chức, điều hành học sinh
khi tham gia các hoạt động phong trào một cách hợp lí để học sinh tích cực
tham gia.
+ Thơng qua các hoạt động phong trào, học sinh sẽ được rèn luyện về kĩ
năng giao tiếp, kĩ năng hoạt động, rèn luyện phẩm chất đạo đức.
2. Kết quả nghiên cứu.
- Tổng số lớp được điều tra: 1.
- Tổng số học sinh được điều tra: 42
+ Nữ: 22
+ Dân tộc: 10
+ Nữ dân tộc: 7
Kết quả điều tra đối với học sinh:

1. Em có muốn tham gia các hoạt động phong trào do trường lớp tổ chức
khơng:(Văn nghệ, thể dục thể thao, vòng tay bè bạn, ni heo đất, kế hoạch
nhỏ…)
A. Muốn.
B. Rất muốn. 42/42
C. Khơng muốn.
2. Theo em, tham gia các hoạt động phong trào trên nhằm mục đích gì?
A. Giải trí.
B. Rèn luyện và học tập. 42/42
C. Để nhà trường khỏi phê bình.
3. Theo em, khi tham gia các hoạt động phong trào trên, vai trò chỉ đạo là
của ai?
A. Giáo viên chủ nhiệm.
B. Lớp trưởng.
C. Nhóm trưởng.
D. Tất cả các đối tượng trên. 42/42

Nguyễn Thò Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh – Krông Ana – Đăk Lăk


Sáng kiến kinh nghiệm

Trang - 4

4. Khi tham gia các hoạt động phong trào trên, em mong muốn kết quả như
thế nào?
A. Khơng cần giải thưởng, chỉ cần vui là được. 15/42
B. Phải đoạt giải. 5/42
C. Phải có phong trào, nhưng khơng nhất thiết phải đoạt giải. 22/42
5. Theo em, khi tham gia các phong trào trên có cần cả lớp tham gia khơng?

A. Tất cả lớp phải tham gia. 20/42
B. Chỉ có những người có kĩ năng tham gia. 22/42
C. Thầy cơ chỉ định ai thì người đó phải tham gia.
6. Em tham gia các hoạt động phong trào dưới các hình thức nào?
A. Người trực tiếp tham gia. 35/42
B. Là cổ động viên của lớp. 7/42
7. Khi chuẩn bị tham gia một phong trào lớn, theo em thời gian chuẩn bị là
bao nhiêu lâu?
A. 3 tuần. 7/42
B. 2 tuần. 30/42
C. 1 tuần. 5/42
8. Khi triển khai kế hoạch, theo em ai là người triển khai?
A. Giáo viên chủ nhiệm. 42/42
B. Giáo viên chủ nhiệm giao cho lớp trưởng.
9. Hoạt động phong trào của lớp có cần lập thành kế hoạch khơng?
A. Khơng cần.
B. Rất cần thiết. 42/42
10. Theo em kế hoạch cần phải phổ biến như thế nào?
A. Phổ biến trước lớp, cho cả lớp biết. 42/42
B. Chỉ phổ biến cho các bạn tham gia.
11. Trong q trình chuẩn bị có cần sự giám sát của thầy cơ chủ nhiệm
khơng?
A. Rất cần thiết. 42/42
B. Khơng cần, chỉ cần những người tham gia có tinh thần tự giác.
12. Trong q trình chuẩn bị, có cần sự quan tâm động viên, giúp đỡ của các
đối tượng nào?
A. Ban đại diện của cha mẹ học sinh.
B. Thầy cơ chủ nhiệm.
C. Học sinh trong lớp.
D. Tất cả các đối tượng trên. 42/42

13. Một kế hoạch hoạt động phong trào của lớp có cần thơng qua Ban đại
diện cha mẹ học sinh của lớp khơng?
A. Rất cần thiết. 42/42
Nguyễn Thò Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh – Krông Ana – Đăk Lăk


Sáng kiến kinh nghiệm

Trang - 5

B. Khơng cần thiết.
C. Có cũng được, khơng cũng được.
14. Khi tham gia các hoạt động phong trào, có sự quan tâm của thầy cơ chủ
nhiệm em nhận thấy như thế nào?
A. Rất tin tưởng vào cơng việc.
B. Tình cảm thầy trò càng gắn bó.
C. Tất cả các ý kiến trên. 42/42
15. Em học được gì thơng qua các hoạt động phong trào?
A. Học tập và củng cố các chuẩn mực đạo đức: kỉ luật, trung thực, đồn
kết, thân ái, hồ đồng…
B. Kĩ năng trong cuộc sống.
C. Tất cả các ý trên. 42/42
16. Khi tham gia các hoạt động phong trào em cảm thấy như thế nào?
A. Rất vui và thích thú. 42/42
B. Khơng cảm nhận được gì.
17. Thái độ điều hành cơng việc của thầy cơ chủ nhiệm theo em phải như thế
nào?
A. Nghiêm khắc.
B. Nhẹ nhàng, tình cảm nhưng vẫn đảm bảo nghiêm túc. 42/42
C. Bình thường.

18. Sau khi tổ chức xong một hoạt động phong trào cần phải đánh giá, tổng
kết, nhận xét rút kinh nghiệm khơng?
A. Cần thiết. 42/42
B. Khơng cần thiết.
Như vậy, hoạt động phong trào là một hoạt động quan trọng cần thiết cùng
với việc truyền thụ kiến thức góp phần vào việc đào tạo nên những con người có
kiến thức, có kĩ năng sống, có cách ứng xử phù hợp. Chính vì vậy cùng với học
tập kiến thức thì học sinh cần phải tham gia các hoạt động phong trào.
3.Vai trò và mục tiêu của hoạt động phong trào:
Hoạt động phong trào trong nhà trường chính là mơi trường để các em rèn
luyện phẩm chất đạo đức, kĩ năng học tập, lao động và giao tiếp ứng xử.
Thơng qua các hoạt động phong trào các em biết đồn kết, tương trợ, có
tinh thần trách nhiệm với tập thể. Có thể khẳng định, nhiều chuẩn mực đạo đức
và chuẩn mực pháp luật đã được hình thành cho học sinh thơng qua các hoạt
động phong trào. Khi tham gia các phong trào các em có điều kiện để thể hiện
khả năng của bản thân, các em càng mạnh dạn, tự tin hơn, dám khẳng định mình
trước tập thể, phát huy sự sáng tạo của mình. Trong q trình tham gia hoạt động
phong trào, học sinh sẽ chủ động làm chủ các hành vi của bản thân. Đây chính là
những trang bị cần thiết để các em tự tin bước vào cuộc sống.
Nguyễn Thò Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh – Krông Ana – Đăk Lăk


Sáng kiến kinh nghiệm

Trang - 6

Hoạt đđộng phong trào còn có tác dụng giáo dục ý thức kỷ luật cho học
sinh, xây dựng cho học sinh ý thức chấp hành nội quy của nhà trường, qui định
nơi cơng cộng, pháp luật của nhà nước. Tham gia hoạt động phong trào, các em
sẽ biết xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, tránh xa các tệ nạn xã hội,

biết lên án, phê phán các hành vi tiêu cực trong cuộc sống.
Cũng từ mơi trường giáo dục bổ ích này, học sinh sẽ biết điều chỉnh hành
vi của bản thân, sống nhân ái, bao dung, chan hồ với mọi người, biết kính trọng,
lễ phép với người lớn tuổi.
Nói tóm lại: Hoạt động phong trào là nhịp cầu nối giúp học sinh gắn bó
với nhau, thêm u trường lớp, thầy cơ, hăng say học tập tốt, để mỗi ngày đến
trường mang theo tiếng cười và những ước mơ, giúp các em học sinh phát triển
tồn diện, thể hiện năng khiếu và sự sáng tạo của mình.
4. Những u cầu cơ bản để tổ chức hoạt động phong trào của lớp:
- Trước hết, giáo viên chủ nhiệm phải bám sát nội dung kế hoạch chỉ đạo của
nhà trường, của Liên đội, nắm đầy đủ các u cầu trong kế hoạch đề ra (thời
gian, việc làm, nhân sự, phương thức hoạt động….)
- Xây dựng thành kế hoạch cụ thể của lớp, dự kiến thời gian, nhân sự tham gia
( phụ trách chính, nhóm trưởng, hậu cần, học sinh có khả năng tham gia….),
cách thức tổ chức, cần sự hỗ trợ của ai?
- Tham khảo ý kiến từ các giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm, thăm dò, trao
đổi ý kiến với giáo viên bộ mơn, Tổng phụ trách, thậm chí kể cả học sinh
trong trường, lớp.
- Sưu tầm tài liệu, vật dụng hỗ trợ, dự kiến tài chính, nguồn hỗ trợ tài chính cần
thiết cho hoạt động.
- Đối với các phong trào lớn như cắm trại, du lịch, hội khoẻ Phù Đổng, văn
nghệ….cần trao đổi, bàn bạc trước với Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp,
khi đã có sự thống nhất hỗ trợ của Ban đại diện cha mẹ học sinh thì tiến hành
xây dựng thành một kế hoạch cụ thể, sau đó tiến hành triển khai kế hoạch
trước học sinh.
Để tiến hành các bước trên đây, giáo viên chủ nhiệm cần phải có thời gian
chuẩn bị.
- Trước khi triển khai kế hoạch, giáo viên cần phải cho học sinh thấy được tầm
quan trọng, vai trò và ý nghĩa của hoạt động phong trào đó. Khi tham gia các
em sẽ được những lợi ích gì. Đây là lúc giáo viên kích thích sự quan tâm

tham gia của học sinh. Với nghiệp vụ sư phạm, giáo viên sẽ thuyết phục học
sinh bằng những lời nói tình cảm, hành động thân thiện với học sinh, từ đó đ
học sinh thấy được sự cần thiết tập thể lớp phải tham gia. Sau đó giáo viên
tiến hành triển khai kế hoạch.

Nguyễn Thò Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh – Krông Ana – Đăk Lăk


Sáng kiến kinh nghiệm

Trang - 7

- Khi triển khai kế hoạch, chỉ cần triển khai những nội dung quan trọng trong
kế hoạch, nên trình bày nội dung kế hoạch lên bảng để học sinh theo dõi.
Phần này phải hết sức cụ thể: số lượng học sinh trực tiếp tham gia, vật dụng
cần thiết, thời gian chuẩn bị, thời gian hồn thành, số lượng học sinh phục vụ,
hỗ trợ, địa điểm chuẩn bị và thực hiện cơng việc…
- Trong q trình triển khai kế hoạch, giáo viên phải có thái độ tình cảm nhẹ
nhàng, khơng q nghiêm khắc, nhưng vẫn đảm bảo tính nghiêm túc. Đây là
yếu tố quan trọng tạo nên khơng khí tâm lí thoải mái cho học sinh, đây chính
là biện pháp động viên học sinh tham gia tích cực, tranh thủ sự tự nguyện
tham gia của học sinh.
- Khi phân cơng nhiệm vụ khơng nên áp đặt cho học sinh, trước tiên khuyến
khích tinh thần tự giác, tự nguyện của học sinh. Nên gợi ý định hướng về
những học sinh có khả năng, động viên khuyến khích các em có khả năng tự
nguyện tham gia, nếu các em nhút nhát khơng dám xung phong, giáo viên
tiếp tục động viên để các em khác giới thiệu, đây chính là cơ sở để giáo viên
giao trách nhiệm cho những học sinh có khả năng. Nếu học sinh khơng tự
nguyện, đồng thời khơng có học sinh giới thiệu thì giáo viên phải dùng biện
pháp chỉ định. Khi chỉ định, giáo viên phải hết sức khéo léo, tế nhị, thuyết

phục học sinh bằng những lời nói tình cảm, tạo ra sự tin tưởng cho học sinh
khi tham gia phong trào, giáo viên phải làm thế nào đó để học sinh ln
hướng về giáo viên chủ nhiệm, coi giáo viên chủ nhiệm là một chỗ dựa vững
chắc để các em tự tin tham gia.
- Khi các em đồng ý tham gia, giáo viên nên động viên các em bằng cách đề
cao vai trò cá nhân của các em khi tham gia phong trào, để các em quyết tâm
thực hiện nhiệm vụ.
- Sau khi phân cơng nhiệm vụ cho từng em tham gia, giáo viên cần phải phân
cơng các em có nhiệm vụ phục vụ, hỗ trợ. Nên chọn các em là bạn thân, hợp
tính nết với các em trực tiếp tham gia để phục vụ, hỗ trợ cho các bạn.
- Sau khi phân cơng nhiệm vụ xong, giáo viên nên cho biểu quyết để thể hiện
sự quyết tâm của lớp. Sau nội dung này, giáo viên phải lên một thời gian biểu,
một kế hoạch cụ thể trên giấy để các em tiện theo dõi và chuẩn bị. Khi kế
hoạch đã được thống nhất trong lớp nên thơng báo cho Ban đại diện cha mẹ
học sinh của lớp. Nếu có thể trong buổi sinh hoạt chuẩn bị cho hoạt động
phong trào nên mời Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp cùng tham gia để
tạo nên sự thống nhất chung giữa học sinh – giáo viên và gia đình. Trong q
trình tham gia của các em nên mời Ban đại diện cha mẹ học sinh của lớp
tham gia cổ vũ và hỗ trợ cho các em. Đồng thời tranh thủ sự đồng tình ủng hộ
từ phía cha mẹ học sinh. Đối với các em, gia đình chưa hiểu và thơng cảm
cho hoạt động phong trào của lớp, giáo viên cần phải làm cơng tác tư tưởng
Nguyễn Thò Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh – Krông Ana – Đăk Lăk


Sáng kiến kinh nghiệm

-

-


-

-

-

-

-

Trang - 8

để gia đình tạo điều kiện cho các em tham gia. Ngay từ đầu năm học, giáo
viên cần nhấn mạnh đến tồn bộ cha mẹ học sinh trong lớp về vai trò, vị trí
của hoạt động phong trào để cha mẹ học sinh quan tâm giúp đỡ.
Trong q trình chỉ đạo hoạt động phong trào, giáo viên phải kết hợp giáo
dục tính chí cơng vơ tư cho học sinh, xác định mục tiêu tham gia phong trào
để các em có điều kiện vui chơi, giải trí, rèn luyện và học tập, khơng nên cay
cú ăn thua. Điều quan trọng nhất khi tham gia phong trào các em sẽ được học
nhiều điều bổ ích.
Một cơng việc khơng thể thiếu trong hoạt động phong trào là cần phải có cổ
động viên để cổ vũ (đối với các phong trào thể dục thể thao, văn nghệ, hội
thi…), giáo viên khơng qn nhắc nhở số học sinh còn lại tham gia cổ vũ cho
lớp.
Khi phân cơng nhiệm vụ cho một nhóm học sinh, cũng nên lựa chọn nhóm
học sinh có quan hệ thân thiện, hồ đồng. Phải chỉ định một học sinh có uy
tín trong nhóm làm nhóm trưởng và phải chịu trách nhiệm đơn đốc, theo dõi
mọi hoạt động của nhóm cùng với giáo viên chủ nhiệm.
Khi tham gia hoạt động, giáo viên khơng nên phó thác hồn tồn cho học
sinh, cũng khơng nên làm hết tất cả, cần phải phân cơng cơng việc hợp lí cho

từng thành viên trong lớp để các em thấy được vai trò trách nhiệm của mỗi
thành viên , mỗi cá nhân trong hoạt động tập thể.
Khi học sinh tham gia phong trào, sự quan tâm kịp thời của giáo viên chính là
nguồn động viên lớn để các em tích cực tham gia. Một câu hỏi thăm, một việc
làm chăm sóc các em như nước uống, bồi dưỡng, một lời cổ vũ, một lời tán
dương… đó chính là món q tinh thần vơ cùng lớn để động viên các em.
Sau khi kết thúc đợt hoạt động phong trào, giáo viên cần phải tổ chức sinh
hoạt lớp, cho học sinh nhận xét, rút kinh nghiệm để phát huy những mặt tích
cực, khắc phục những mặt hạn chế. Dù đạt được kết quả cao hay khơng, giáo
viên vẫn phải tun dương những học sinh tích cực tham gia. Đồng thời cần
giải quyết ngay những tồn đọng trong và sau hoạt động phong trào, như thanh
tốn kinh phí, trao phần thưởng (nếu có), giải quyết những mâu thuẫn nhỏ
trong học sinh (nếu có). Cuối cùng vẫn phải khẳng định cho học sinh thấy
được phải biết sắp xếp thời gian biểu hợp lí cho học tập và tham gia hoạt
động phong tràò khơng nên q say sưa với các hoạt động phong trào để rồi
lơ là trong học tập.
Cần thơng báo kết quả hoạt động trước lớp và thơng báo cho Ban đại diện cha
mẹ học sinh của lớp biết về thành tích đạt được. Sau hoạt động phong trào,
giáo viên cần tham khảo ý kiến đánh giá nhận xét của lãnh đạo nhà trường,
của Liên đội để có những thay đổi kịp thời trong việc tập hợp, tổ chức và điều
hành học sinh tham gia hoạt động phong trào.

Nguyễn Thò Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh – Krông Ana – Đăk Lăk


Sáng kiến kinh nghiệm

Trang - 9

5. Kết quả thực hiện:

Với những kinh nghiệm tập hợp, tổ chức, điều hành học sinh khi tham gia các
hoạt động phong trào của nhà trường trên đây, tập thể 7A6 trường THCS Lương
Thế Vinh – Năm học 2007 – 2008 đã đạt được những kết quả cụ thể sau đây:
- Bài dự thi tìm hiểu phòng chống ma t: 42/42 học sinh tham gia.
- Đạt chun hiệu Nhà Sử học nhỏ tuổi: 42/42
- Đạt chun hiệu Thầy thuốc nhỏ tuổi: 42/42
- Tham gia vẽ tranh về đề tài phòng chống ma t: 42/42.
- Viết thư UPU lần thứ 37: 42/42.
- Bài tìm hiểu nội dung, ý nghĩa 5 Điều Bác Hồ dạy: 42/42.
- Thu gom giấy vụn: 50 kg (đứng thứ 2/24)
- Đạt giải nhất ni heo đất đợt I (282.000 đồng).
- Đạt giải nhì ni heo đất đợt II (410.000 đồng).
- Đạt giải khuyến khích văn nghệ chào mừng 22/12.
- Đạt giải nhì Hội thi “Chúng em kể chuyện Bác Hồ” cấp trường.
- Đạt giải nhất Câu lạc bộ vui học khối 7.
- Trong Hội khoẻ Phù Đổng cấp trường ngày 22/12/2007 đạt được nhiều giải:
giải nhì nghi thức Đội; giải nhất cầu lơng khối 6-7; giải nhì chạy bền nữ; giải
nhất nhảy bao bố nam khối 7.
- Tham gia tất cả các hoạt động Đội do Liên đội phát động, kết quả đều đạt và
vượt chỉ tiêu….
- Từ những kết quả của hoạt động phong trào trên đây, tác động tích cực đến
việc học tập và rèn luyện đạo đức của học sinh trong lớp: kết quả về học học
tập
Cuối năm học 2007 – 2008 được nhà trường và Liên đội khen tặng là tập thể
lớp tham gia hoạt động phong trào tích cực.
IV. NHỮNG ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Đối với lãnh đạo nhà trường:
- Cần bố trí giáo viên chủ nhiệm có kinh nghiệm chủ nhiệm các lớp đầu cấp, để
các em có cơ hội được học tập kĩ năng hoạt động phong trào của giáo viên và
sớm bộc lộ, phát huy năng khiếu sở trường cá nhân.

- Thời gian dành cho các hoạt động phong trào phải hợp lí để khỏi ảnh hưởng
đến thời gian, chương trình dạy – học.
- Cần cho xây dựng khu vực sân chơi, bãi tập tách riêng khỏi khu vực học tập
để khơng ảnh hưởng đến việc giảng dạy của giáo viên và việc học của học
sinh.
2. Đối với Liên đội:
- Xây dựng kế hoạch phải có hướng dẫn cụ thể, chi tiết, thời gian thực hiện kế
hoạch phải hợp lí, khơng nên chồng chéo giữa các hoạt động.
Nguyễn Thò Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh – Krông Ana – Đăk Lăk


Sáng kiến kinh nghiệm

Trang - 10

- Chỉ đạo hoạt động phong trào nên hài hồ, mềm dẻo, tránh cứng nhắc, áp đặt
cho giáo viên chủ nhiệm.
- Phải biết chọn lọc phong trào để thực hiện, khơng nhất thiết phong trào nào
của Hội đồng Đội huyện chỉ đạo cũng phải tham gia, nên tuỳ thuộc vào tình
hình thực tế của Liên đội để tổ chức.
- Chỉ đạo hoạt động phong trào phải đi đơi với kiểm tra thực tế.
- Cần tham mưu với nhà trường về kinh phí khen thưởng phù hợp cho các hoạt
động phong trào để động viên, khen thưởng kịp thời các tập thể và cá nhân
học sinh tích cực tham gia các hoạt động phong trào của nhà trường.
3. Kiến nghị với Hội đồng Đội huyện
- Phải biết chọn lọc phong trào để chỉ đạo các Liên đội thực hiện.
- Phong trào thực hiện phải thiết thực, tránh hình thức.
- Phát động phong trào phải có kiểm tra đánh giá thực chất, khách quan, tránh
phiến diện một chiều.


Nhận xét của Hội đồng chấm cấp trường
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Chủ tịch Hội đồng
(Ký tên, đóng dấu)

Nguyễn Thò Minh Tính – Trường THCS Lương Thế Vinh – Krông Ana – Đăk Lăk



×