CHƯƠNG IX. BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC ẢNH HƯỞNG
9.1. Vấn đề phát thải khí nhà kính ở Quảng Ngãi
Khí nhà kính là những khí có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (hồng ngoại)
được phản xạ từ bề mặt trái đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, sau đó
phân tán nhiệt lại cho trái đất, gây nên hiệu ứng nhà kính. Các khí nhà kính chủ yếu
bao gồm: hơi nước, CO
2
, CH
4
, N
2
O, O
3
, các khí CFC.
Tỷ lệ phần trăm các khí gây hiệu ứng nhà kính:
- CO2: 50%
- CFC: 20%
- CH
4
: 16%
- O
3
: 8%
- N
2
O: 6%
Tỷ lệ phần trăm các hoạt động của loài người đối với sự làm tăng nhiệt độ Trái
Đất:
- Sử dụng năng lượng: 50%
- Công nghiệp: 24%
- Nông nghiệp: 13%
- Phá rừng: 14%
Theo kết quả kiểm kê khí nhà kính ở Việt Nam năm 1994, mức phát thải của
chúng ta hiện vẫn còn rất thấp: 103 triệu tấn CO
2
tương đương. Tuy nhiên, trong xu
thế phát triển của đất nước, chắc chắn mức phát thải này sẽ còn tăng lên.
Tại Quảng Ngãi, ngoài những lĩnh vực tiềm năng gây phát tán khí nhà kính như
sử dụng nhiên liệu hóa thạch trong công nghiệp, sử dụng nhiên liệu trong giao thông,
phát tán khí mêtan (CH
4
) từ bãi rác và từ khai thác than, phá rừng… thì một lĩnh vực
gây phát tán khí nhà kính cần đặc biệt quan tâm là từ các hồ chứa thủy lợi và thủy điện
(có mật độ khá cao và đang gia tăng nhanh chóng).
Trong một thời gian dài trước đây, thủy điện được coi là nguồn năng lượng
không phát thải. Giờ đây, người ta biết rằng tất cả các phương án lựa chọn sản xuất
năng lượng, trong chu kỳ sống của chúng, đều phát thải khí nhà kính, do quá trình xây
dựng, vận hành và, đối với trường hợp nhiệt điện còn là do đốt nhiên liệu. Mặc dù là
nguồn năng lượng tái tạo, nhưng thủy điện có thể là nguồn phát thải khí nhà kính vì
các hồ chứa thủy điện có thể phát thải cả cacbon điôxit (CO
2
) và mêtan (CH
4
), là hai
loại khí nhà kính hàng đầu. Tác động của methane tới nóng lên toàn cầu mạnh gấp 21
lần so với CO
2
. Mức độ phát thải thực tế này, như là một phần trong chu kỳ cacbon
toàn cầu, còn chưa được đề cập một cách đầy đủ.
Tất cả các hệ thống nước ngọt đều bốc ra khí nhà kính do sự phân hủy các chất
hữu cơ. Hồ, sông, cửa sông, đầm lầy, các vùng bị lũ lụt theo mùa và các hồ chứa đều
phát thải khí nhà kính. Trong một khu vực nhất định có cùng điều kiện sinh thái, hồ
chứa và hệ thống nước tự nhiên tạo ra một mức phát thải như nhau tính theo một đơn
vị diện tích. Trong một vài trường hợp, các khối nước tự nhiên và các hồ chứa nước
ngọt hấp thụ nhiều khí nhà kính hơn là chúng thải ra.
Hồ chứa nước ngọt là nơi thu gom các vật liệu đến từ toàn bộ lưu vực sông. Như
là một phần của chu kỳ tự nhiên, chất hữu cơ được dồn vào nơi thu gom này từ các hệ
1
sinh thái trên cạn bao quanh. Ngoài ra, chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp và ô
nhiễm nông nghiệp cũng dồn vào hệ sinh thái này và phát thải khí nhà kính. Khi ước
tính lượng phát thải khí nhà kính nguồn gốc con người từ một hồ chứa, chỉ cần tính
đến thay đổi ròng về lượng phát thải, bằng cách trừ đi lượng hấp thụ/phát thải tự nhiên
từ các vùng đất bị ngập, đầm lầy, sông và hồ nằm trong khu vực này trước khi ngăn
nước, cũng như phát thải gây ra bởi hoạt động của con người ở xa trong lưu vực.
9.2. Thiên tai
Là một tỉnh ven biển có địa hình đa dạng, phức tạp, hệ thống sông ngòi dày đặc,
khí hậu thuộc vùng giao thoa giữa khí hậu Đại dương và khí hậu Lục địa, lại nằm gần
một trong năm ổ bão lớn nhất thế giới vì vậy thiên tai, bão, lũ lụt, lũ quét, ngập úng,
hạn hán, hỏa hoạn, sa mặc hoá, xâm nhập mặn, lốc, tố, sạt lở đất, nước biển dâng..., là
các hiện tượng tự nhiên thường xẩy ra hàng năm gây rất nhiều thiệt hại về người và tài
sản cho nhân các địa phương trong tỉnh. Theo cảnh báo của các nhà khoa học, động
đất và sóng thần cũng là 02 loại thiên tai có thể xẩy ra, ảnh hưởng tới khu vực tỉnh
Quảng Ngãi.
Do ảnh hưởng của các yếu tố địa lý tự nhiên, địa hình, địa chất, khí hậu … hàng
năm Quảng Ngãi thường bị thiên tai, bão, lụt gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng về
người, tài sản, các công trình hạ tầng cơ sở, môi trường sống. Quảng Ngãi là tỉnh chịu
thiệt hại về người vào hàng cao nhất cả nước (Hình 9.1)
9.2.1. Bão
Việt Nam nằm ở khu vực Tây Bắc Thái Bình Dương là một trong những vùng
bão với số lượng lớn và cường độ mạnh với xu thế ngày càng gia tăng, đặc biệt là
trong 3 thập kỷ gần đây. Bão là một trong những loại hình thiên tai chủ yếu và nguy
hiểm ở Việt Nam, trong vòng hơn 50 năm (1954-2006) đã có 380 trận bão và áp thấp
nhiệt đới ảnh hưởng đến Việt Nam, trong đó 31% đổ bộ vào Bắc Bộ, 36% đổ bộ vào
Bắc và Trung Trung Bộ, 33% đổ bộ vào Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Bão vào thường
gặp lúc triều cường nước biển dâng cao, kèm theo mưa lớn kéo dài, gây lũ lụt. Có tới
80 - 90% dân số Việt Nam chịu ảnh hưởng của bão. Hàng năm trong đoạn bờ biển từ
Quảng Nam - Đà Nẵng đến Khánh Hòa trung bình có 1,04 cơn bão đổ bộ vào. Bão là
loại hình thời tiết nguy hiểm thường xuất hiện ở Quảng Ngãi từ tháng 9 đến tháng 11,
khả năng tập trung vào tháng 9 là 20% tháng 10 khoảng 40%. Theo Bộ Nông nghiệp &
Phát triển nông thôn, các tỉnh thành duyên hải Trung bộ (trong đó có Quảng Ngãi)
thường xuyên gánh chịu khoảng 70% tổng số các cơn bão đổ bộ vào nước ta; trong đó,
có từ 60 - 65% số cơn bão có sức mạnh từ cấp 8 - cấp 12, gió bão thường đi kèm với
triều cường ven biển nên hậu quả gây ra đối với môi trường và đời sống sản xuất của
nhân dân là rất lớn, khôn lường.
2
Hình 9.1. Tình hình thiệt hại do thiên tại tại các tỉnh
Bảng 9.1. Tần suất bão đổ bộ vào các vùng bờ biển Việt Nam, 1961 - 2008
Vùng bờ biển
T4 T5 T6 T7 T8 T9 T10 T11 T12
Quảng Ninh - Thanh Hóa 0.00 0.00 0.21 0.53 0.51 0.38 0.11 0.02 0.00
Nghệ An - Quảng Bình 0.00 0.00 0.02 0.09 0.23 0.32 0.23 0.00 0.00
Quảng Trị - Quảng Ngãi 0.00 0.04 0.09 0.02 0.13 0.36 0.21 0.06 0.02
Bình Định - Ninh Thuận 0.02 0.00 0.04 0.00 0.02 0.02 0.45 0.45 0.09
Bình Thuận - Cà Mau 0.00 0.00 0.02 0.00 0.00 0.00 0.09 0.17 0.00
Bắc Biển Đông 0.00 0.00 0.02 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
Giữa Biển Đông 0.00 0.02 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.02 0.00
Dọc Biển Đông 0.02 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00 0.00
3
Hình 9.2 Các cơn bão đổ bộ vào vùng biển Quảng Trị - Quảng Ngãi, 1961-2009
9.2.2. Lũ lụt
Lũ lụt là hiện tượng tự nhiên thường xuyên xẩy ra ở Quảng Ngãi. Các sông từ
Quảng Ngãi mùa lũ xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 12. Lũ chính vụ thường xẩy ra
trong 2 tháng 10 và 11. Mùa mưa lũ chỉ kéo dài 4 tháng nhưng năm nhiều có thể có 5 -
6 đợt lũ, năm ít có tù 1-2 đợt lũ. Đây là khu vực có hệ thống sông ngắn, dốc, lũ lên
nhanh, xuống nhanh. Các sông ở khu vực này có hệ thống đê ngăn lũ thấp hoặc chưa
có đê. Nước lũ không chỉ chảy trong dòng chính mà còn chảy tràn qua đồng bằng, biên
độ dao động trên 8m
Lũ quét, lũ bùn đá thường xảy ra ở vùng đồi núi, nơi có độ dốc lớn, cường độ
mưa lớn mà đường thoát nước bất lợi. Lũ quét cũng có thể xảy ra do vỡ hồ chứa nhỏ,
sạt lở đất lấp dòng chảy... Lũ quét đã xảy ra và có nguy cơ xảy ra hầu khắp tại 33 tỉnh
miền núi trong cả nước thuộc 4 vùng: vùng núi phía Bắc, Trung Bộ, Tây Nguyên và
Đông Nam Bộ. Do sự biến đổi của khí hậu trong những năm gần đây, lũ quét xuất hiện
ngày càng nhiều ở nước ta, bình quân có từ 2 đến 4 trận lũ quét xảy ra trong mùa lũ
hàng năm. Có những nơi lũ quét xảy ra nhiều lần ở cùng một địa điểm. Lũ quét thường
phát sinh bất ngờ, xảy ra trong phạm vi hẹp nhưng rất khốc liệt và thường gây những
tổn thất nghiêm trọng về người và của. Các trận lũ quét điển hình như: trận lũ quét
4
ngày 27 tháng 7 năm 1991 tại thị xã Sơn La; trận năm 1994 tại Mường Lay, Lai Châu;
trận lũ quét tại Hà Tĩnh ngày 20 tháng 9 năm 2002; trận lũ quét năm 2005 tại Yên
Bái... Lũ quét hiện chưa dự báo được nhưng có thể chủ động phòng tránh bằng cách
khoanh vùng nhưng nơi có nguy cơ xảy ra lũ quét, xây dựng hệ thống cảnh báo.
Giải pháp ứng phó: Để bảo vệ mùa màng, tính mạng, tài sản của nhân dân, giảm
nhẹ thiệt hại do mưa lũ gây ra tỉnh đã áp dụng tổng hợp các biện pháp như: Nâng cao
nhận thức và năng lực cộng đồng, Xây dựng các hồ điều tiết, xây dựng đê điều (đến
nay đã đắp 157 km đê sông để ngăn lũ và 75 km đê biển để ngăn mặn) và công trình
tiêu thoát lũ, trồng rừng phòng hộ, tổ chức lại sản xuất, quy hoạch các khu dân cư theo
hướng thích nghi với tình hình lũ lụt ở địa phương. Tuy nhiên, do hạn chế về kinh phí
nên hệ thống đê còn nhiều bất cập và tiềm ẩn nhiều nguy cơ sự cố (hàng năm cứ có
mưa lũ là có đê vỡ và hàng chục km khác bị sạt lở), các biện pháp khác đang được tiến
hành chậm so với yêu cầu.
Đối với vùng cao không bị ngập lụt, phương châm là hạn chế mưa trực tiếp xói
mòn mặt đất tự nhiên, giữ nước, làm chậm dòng chảy, chống xói mòn, cải tạo và bảo
vệ đất. Đối với vùng thấp trũng bị ngập lụt là xây dựng công trình chống được lũ tiểu
mãn, lũ đầu vụ và lũ cuối vụ; phòng, né tránh, thích nghi và chung sống với lũ chính.
Tuy nhiên để tăng cường năng lực phòng tránh, ứng phó với lũ lụt cần tăng cường giải
quyết các vấn đề sau:
Bảo vệ phát triển rừng đầu nguồn
Áp dụng các biện pháp kỹ thuật tổng hợp để giữ nước, làm chậm lũ, chống xói
mòn, cải tạo và bảo vệ đất như: chọn cơ cấu cây trồng và kỹ thuật trồng vừa có giá trị
kinh tế vừa tạo được lớp phủ trên bề mặt, chống xói mòn, chắn cát và giữ nước; xây
dựng đồng ruộng theo đường đồng mức, đào mương tiêu nước kiểu xương cá; dùng
phế thải nông nghiệp hoặc nilon phủ trên mặt đất để giữ ẩm ..
Xây dựng các khu dân cư phù hợp với bão lụt và sát thực tế.
Tăng khả năng thoát lũ trên các tuyến giao thông, tuyến kênh mương; xây dựng
kiên cố hoá các tuyến đường giao thông. Bê tông hoá kênh mương phù hợp với tình
hình lũ lụt trên địa bàn.
Xây dựng và tăng cường năng lực các cảng cá đảm bảo tàu thuyền ra vào thuận
lợi và trú ẩn an toàn khi có bão lũ. Tăng cường năng lực con người và phương tiện
đánh bắt hải sản thích ứng với tình hình thiên tai trên biển.
Tăng cường năng lực dự báo, dự tính, thông tin cảnh báo để chủ động đói phó
với thiên tai.
Tăng cường năng lực tìm kiếm cứu nạn trên biển và trên đất liền.
Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao hiểu biết cho cộng đồng về
thiên tai và ý thức chấp hành pháp luật trong công tác phòng chống thiên tai .
Một số đề xuất cụ thể.
Đẩy mạnh công tác chăm sóc quản lý rừng đầu nguồn, trồng rừng theo chương
trình 5 triệu ha rừng. Nghiên cứu đưa chương trình trồng rừng thêm nhiệm vụ trồng tre
ven các bờ sông để chống sạt lở sau khi đã quy hoạch xác định tuyến chỉnh trị sông.
Áp dụng mô hình tổng hợp về canh tác trên đất đốc là giữ nước, chống xói mòn,
bảo vệ và cải tạo đất: trên đỉnh trồng cây lâm nghiệp, lưng chừng đồi trồng cây ăn quả,
5
tiếp theo là vườn đồi và đến hàng rào; xen giữa hai hàng rào chắn cát (trồng cây răng
cưa, cây dứa ta,..) xây dựng nhà ở hoặc đất canh tác; tiếp theo đường giao thông có
trồng tre chắn cát, chắn gió và mương tiêu nước (mương tiêu nước có tác dụng tập
trung nước, cắt và lọc phèn); dưới cùng là ruộng lúa hoặc cây trồng cạn.
Rà soát quy hoạch, lập dự án chỉnh trị sông ngòi, cửa sông, cửa biển làm cơ sở
từng bước củng cố vững chắc, cải tạo toàn diện các tuyến đê, các công trình tiêu úng
thoát lũ, khai thông dòng chảy trên các sông suối, cảI tạo những đoạn sông quá cong
đảm bảo tiêu úng thoát lũ dễ dàng. Di chuyển dân cư, công trình xây dựng tại những
nơi làm cản trở dòng chảy và ảnh hưởng đến an toàn của đê. Đẩy mạnh chương trình
bê tông hoá kênh mương nhằm tiết kiệm đất, giảm tổn thất nước và an toàn phòng
chống bão lũ.
Xây dựng các cụm dân cư, các kiểu nhà cao trên mực nước lũ lịch sử, kết hợp với
các công trình công cộng cao tầng để nhân dân tạm trú khi xảy ra lũ lớn nhằm đảm bảo
an toàn lâu dài cho nhân dân các vùng thấp trũng, vùng hạ lưu các hồ chứa. Di dân ra
khỏi các vùng thường bị bão lụt uy hiếp và các vùng thuộc phạm vi bảo vệ các công
trình theo quy định của pháp luật.
Tăng cường khả năng thoát lũ trên các tuyến đường bằng cách cải tạo mở rộng
khẩu độ thoát lũ các cầu, cống đã có; xây dựng thêm cầu, cống, tràn thoát lũ trên các
tuyến đường, đặc biệt là tuyến đường Bắc - Nam; kết hợp quy hoạch các tuyến đường
với quy hoạch các khu dân cư mới theo hướng dòng chảy lũ. Các tuyến đường ở vùng
lũ cần đạt một cao trình tiêu chuẩn vượt lũ nhất định, các đoạn đường thấp dưới lũ cần
đổ bê tông mặt và kè đá hai bên.
Xây dựng các trạm xử lý nước quy mô nhỏ ở các vùng trũng thấp thường xuyên
bị ngập lụt. Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân áp dụng “Sổ tay xử lý nước và vệ
sinh môi trường trong mùa mưa lũ “của Bộ Y tế. Xây dựng các bãi xử lý rác ở các
huyện, xử lý phế thải và xác động vật trôi tấp ở các vùng rốn lũ.
Tăng cường năng lực dự báo, dự tính, thông tin cảnh báo về bão lũ để chủ động
đói phó với thiên tai. Từng bước củng cố, tiêu chuẩn hoá các trạm thuỷ văn ở các sông
chính và cửa biển, kết hợp với quan trắc môi trường nước nhằm thu thập đầy đủ, kịp
thời các thông tin phục vụ cho dự báo, phòng chống và khắc phục hậu quả lũ lụt.
Xây dựng bản đồ ngập lụt tỉnh.
Đầu tư trung tâm tìm kiếm cứu nạn trên biển của tỉnh đủ mạnh để hàng ngày liên
lạc được với các phương tiện đánh bắt hải sản trên biển và xây dựng lực lượng cán bộ
đủ năng lực độc lập tiến hành công tác tìm kiếm, cứu hộ trên vùng biển của tỉnh và lân
cận. Chủ động hình thành các đội tàu cứu nạn của nhân dân tại các cửa sông, cửa biển.
Thường xuyên quan hệ với uỷ ban tìm kiếm cứu nạn TW phối hợp hành động khi có
sự cố.
6