Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

Tiểu luận diễn biến thị trường chứng khoán việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (637.06 KB, 13 trang )

CHUYÊN ĐỀ NHÓM 2 :
DIỄN BIẾN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT NAM


Năm 2011 là một năm khá khó khăn của nền k inh tế Viêt Nam theo đó thị trường
chứng khoán, vốn là phong vũ biểu của nền kinh tế, cũng phản ánh rõ điều này với
xu hướng giảm điểm là xu hướng chính và chủ đạo. Trong cả năm, thị trường chỉ
có được hiếm hoi hai đợt hồi phục ngắn vào cuối tháng 5 và khoảng g iữa tháng 8,
toàn bộ khoảng thời gian còn lại thị trường chủ yếu đi xuống trong sự chán nản và
mệt mỏi của các nhà đầu tư. Chốt phiên ngày 30/12/2011, VN Index và HNX
Index lần lượt đóng cửa ở 351,55 và 58,74 điểm, như vậy so với đầu năm 2011 sàn
Hồ Chí Minh đã giảm mạnh 27,46% còn sàn Hà Nội thì lao dốc đến hơn 48%.
Không chỉ chịu áp lực giảm về mặt điểm số, diễn biến giao dịch trên thị trường
càng ngày càng theo hướng trầm lắng và ảm đạm hơn, thể hiện qua sự khô kiệt của
tính thanh khoản, so với con số của năm 2010 thì giá trị trung bình mỗi ph iên giao
dịch của mỗi sàn đều sụt giảm mạnh đến xấp xỉ 60%. Nguyên nhân chủ yếu của
hiện tượng này trước hết đến từ phía các vấn đề vĩ mô cơ bản trong nước, đặc biệt
là áp lực tỷ giá, lạm phát và lãi suất. Tình hình lạm phát mặc dù về cuối năm đã
dần trở nên ổn định và được k iểm soát nhưng nếu so với năm ngoái thì vẫn ở mức
cao, mặt bằng lãi suất đã hạ nhiệt sau một loạt các biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt
của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) nhưng chưa thực sự thấp. Không chỉ có vậy,
trong thời gian qua thị trường chứng khoán Việt Nam còn chịu ảnh hưởng bởi
những thông tin tiêu cực trên thị trường thế giới mà nổi bật nhất là vấn đề nợ công
ở Châu Âu vẫn chưa được giải quyết và khả năng suy thoái kép của nền kinh tế
toàn cầu.


Trong hai quý đầu của năm 2011, khi mà những bất ổn từ phía kinh tế vĩ mô trong
nước dần bộc lộ, đặc biệt là bắt đầu từ lúc tỷ giá điều chỉnh tăng thêm 9,3% và lạm
phát tăng mạnh trong tháng 2, thì cũng là lúc xu hướng giảm điểm chiếm ưu thế


trên thị trường. Cùng với việc chính sác tiền tệ được điều chỉnh theo hướng chặt
chẽ hơn hướng tới mục tiêu đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô thì càng giao dịch, diễn
biến và bầu không khí giao dịch trên thị trường cũng càng trở nên ảm đạm hơn.
Phải đến cuối tháng 5, thị trường mới lóe lên điểm sáng với một đợt hồi phục ngắn
trong khoảng 3 tuần đến giữa tháng 6.Tuy nhiên đợt phục hồi n ày mang khá nhiều
tính kỹ thuật do mặt bằng giá cổ phiếu đã thấp hơn đáng kể nên chỉ cần những
thông tin hỗ trợ dù không thực sự mạnh,như mức tăng CPI của tháng 5 tuy giảm so
với tháng 4 nhưng thực tế vẫn khá cao, cũng đủ để kích thích cầu bắt đáy,dòng tiền
mang tính đầu cơ theo đó đổ mạnh vào thị trường, tập trung nhiều vào cổ phiếu
nóng với tính thanh khoản cao.Cũng vì đà tăng này không có được ủng hộ mạnh từ
phía các yếu tố vĩ mô cơ bản cho nên tính thiếu bền vững của nó nhanh chóng
được thể hiện, trước khi kết thúc quý II/2011, xu hướng giảm điểm đã trở lại.
Bước sang quý III, đây là quý có thể xem như khởi sắc nhất của thị trường chứng
khoán trong năm 2011 với một đợt tăng điểm khá dài của thị trường chứng khoán
kéo dài khoảng 1 tháng từ giữa tháng 8 đến giữa tháng 9. Trước đây nếu như
những khó khăn từ phía vĩ mô trong nước là nguyên nhân chính làm thị tường sụt
giảm thì khi mà những vấn đề đó đã có dấu hiệu chuyển biến tích cực hơn thì cũng
là lúc thị trường bứt phá. Đầu tiên phải kể đến việc lạm phát đã dần được kiềm chế


và ổn định hơn với thông tin mức tăng CPI trong tháng 8 của cả nước chỉ chưa đến
1% với con số 0,93%. Không dừng lại ở đó, thị trường còn nhận được sự hỗ trợ
mạnh mẽ khẳng định khá chắc chắn của NHNN về việc hạ mặt bằng lãi suất với
nhiều biện pháp cứng rắn và quyết liệt thể hiện quy ết tâm cao đảm bảo đảm thực
hiện mục t iêu kể trên, đặc biệt đáng chú ý là quyết định áp trần lãi suất huy động
14% vào ngày 07/09. Kết quả là niềm tin vào thị trường dần được phục hồi, giao
dịch ngày càng trở nên sôi động hơn qua từng phiên, dòng tiền có dấu hiệu trở lại
thị trường chứng khoán trong sự hứng khởi của các nhà đầu tư.
Mặc dù vậy trước khi quý III/2011 khép lại, từ khoảng giữa tháng 9 trở đi, thị
trường chứng khoán Việt Namđã phải chịu tác động tiêu cực từ cả yếu tố trong

nước, như những vấn đề nảy sinh sau khi hạ lãi suất mà đặc biệt là vấn đề tỷ giá,
lẫn yếu tố thế giới, như diễn b iến xấu trong việc giải quyết vấn đề nợ công ở Châu
Âu mà kéo theo đó là tr iển vọng yếu kém của nền k inh tế toàn cầu. Kết quả là từ
cuối quý III đến hết quý IV/2011, thị trường chứng khoán cứ ảm đạm dần qua từng
phiên với xu hướng giảm điểm là chủ đạo,không có đợt hồi phục nào đủ dài được
ghi nhận. Đáng chú ý là trong giai đoạn n ày, tình hình lạm phát đã dần được kiềm
chế và đi vào ổn đ ịnh v ới mức tăng lạm phát của ba tháng cuối năm đều dưới 1%
mặc dù vậy thị trường và các nhà đầu tư cũng không tỏ ra quá quan tâm đ ến đ iều
này khi mà còn không ít những nỗi lo khác đang tồn tại.
MỘT SỐ ĐIỂM NỔI BẬT CỦA THỊ TRƯỜNG TRONG NĂM 2011
Nhà đầu tư nước ngoài hạn chế giao dịch với thái độ thận trọng và dè dặt với
thị trường chứng khoán Việt Nam do chịu tác động tiêu cực từ những bất ổn của
kinh tế vĩ mô trong nước lẫn thế giới.
Nếu như trong năm 2010, thị trường chứng khoán Việt Nam đã nhận được lực hỗ
trợ rất mạnh của dòng vốn ngoại thì ngược lại, trong năm 2011, dòng vốn n ày lại
có dấu hiệu rút khỏi thị trường và theo đó cũng đã góp phần làm cho thị trường
càng trở nên ảm đạm hơn. Cũng cần phải lưu ý thêm rằng năm 2011 là một năm
không chỉ khó khăn đối với Việt Nam mà còn cả nền kinh tế thế giới nói chung với
tâm điểm là cuộc khủng hoảng nợ công ở Châu Âu mà kéo theo đó chính là nguy
cơ suy thoái kép, điều này đã dẫn đ ến một làn sóng rút vốn đầu tư khỏi các tài sản
rủi ro, đặc biệt ở những thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam. Bên cạnh đó,
một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến hiện tượng kể trên còn bắt nguồn từ
chính những bất ổn của nền kinh tế trong nước, nhất là vấn đề tỷ giá. Có thể thấy
rằng từ sau khi tỷ giá được điều chỉnh tăng khá mạnh, hơn 9%, vào giữa tháng 2 thì
các nhà đầu tư nước ngoài cũng dần hạn chế động thái mua ròng và đến khoảng
giữa quý III trở đi thì xu hướng bán ròng trở nên rõ nét và chiếm ưu thế hơn hẳn.


Như đã đề cập ở trên, trong năm 2011, cả HNX và VN Index đều trượt giảm mạnh,
tuy nhiên sau khi phân chia các cổ phiếu trên 2 sàn theo các nhóm vốn hóa lớn,

trung bình và nhỏ thì có thể thấy sự suy giảm này phần lớn là do ảnh hưởng từ sự
tuột dốc của nhóm cổ phiếu vốn hóa vốn hóa trung bình và nhỏ trên thị trường. Cụ
thể, đóng cửa ngày 30/12/2011, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn mức lợi suất-6,70%,
nhỏ hơn rất nhiều so với con số sụt giảm của HNX và VN Index, còn nhóm cổ
phiếu vốn hóa trung bình và nhỏ lần lượt có mức lợi suất âm lên tới -29,66% và 43,09%.Không chỉ có vậy, mặc dù năm 2011 đã được ghi nhận là một năm với xu
thế giảm điểm là chủ đạo trên thị trường chứng khoán nhưng căn cứ vào số liệu
thống kê cũng như theo biều đồ trên, nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn trong suốt năm
qua chủ yếu đi ngang với biên độ tương đối hẹp, thể hiện một khả năng chống chịu
và là trụ đỡ tốt cho thị trường. Trong khi đó hai nhóm cổ phiếu còn lại, chiếm số
đông các mã niêm yết trên hai sàn, thì lại thể hiện rất rõ xu hướng đ i xuống cùng
chiều với thị trường.
Ưu thế kể trên của nhóm vốn hóa lớn trước hết là do những cổ phiếu này thường là
những cổ phiếu của các công ty, tập đoàn lớn đầu ngành, có uy tín thương hiệu tốt
trên thị trường, tình hình tài chính lành mạnh với nguồn vốn lớn, đồng thời cũng đã
trải qua một thời g ian phát triển nhất định v ới kinh nghiệm quản lý được tích lũy,
theo đó những công ty này cũng sẽ có triển vọng v à khả năng chống chịu tốt hơn
trong bối cảnh nền kinh tế đang gặp khó khăn. Hơn thế nữa, những công ty như
vậy luôn có được sự quan tâm ưu ái và nâng đỡ của dòng vốn ngoại, chính điều
này cũng đã làm ưu thế của nhóm vốn hóa lớn càng trở nên rõ nét hơn.


Động thái thay đổi cổ phiếu trong danh mục tính chỉ số của các quỹ đầu tư theo
chỉ số đã tạo nên giao dịch đột biến về giá trị và khối lượng với một số cổ phiếu.
Việc sụt giảm đáng kể của thị trường chứng khoán Việt Nam trong năm 2011 đã
dẫn tới việc thay đổi một số cổ phiếu trong rổ tính toán các chỉ số chứng khoán
Việt Nam của một số tổ chức uy tín nước ngoài, thông thường các ETF đầu tư theo
chỉ số sẽ dựa vào các chỉ số này để có chiến lược đầu tư hợp lý. Trong năm qua,
FTSE Index Company, tổ chức sở hữu chỉ số FTSE Vietnam Index và FTSE
Vietnam All-share Index, trong báo cáo công bố vào quý III đã đưa MSN cùng IJC
vào rổ tính toán chỉ số FTSE Vietnam Index và PNJ vào rổ tính toán chỉ số FTSE

Vietnam All-share Index, đồng thời loại bỏ một số cổ phiếu khác.
Trước khi thông tin chính thức được công bố, cũng đã có khá nhiều nhận định và
dự báo được đưa ra trước đó. Vì vậy trong quý III, ba cổ phiếu kể trên đều có
những đột biến nhất định về giá tr ị và khối lượng giao dịch, những cổ phiếu này
không chỉ thu hút được lực cầu từ các quỹ ETF đầu tư theo chỉ số mà còn cả những
nhà đầu tư trong nước.
Đáng chú ý là do được sự hỗ trợ mạnh của các quỹ ETF nên các cổ phiếu trong rổ
chỉ số có sức chống chịu khá tốt trước xu thế giảm điểm của thị trường trong bối
cảnh khó khăn chung và hứa hẹn đem lại một lợi nhuận hấp dẫn. Ngoài ra những
cổ phiếu được lưa chọn đưa vào rổ tính toán chỉ số thường là cổ phiếu của những
công ty đã được các tổ chức uy tín trên thế giới đánh giá và kiểm định với tiềm
năng cơ bản tốt. Có lẽ cùng vì vậy mà MSN, IJC và PNJ đã tỏ ra khá nổi bật và thu
hút được một lượng lớn các nhà đầu tư trong và ngoài nước quan tâm. Tính riêng
trong giai đoạn 6 tháng cuối năm 2011, thị giá của PNJ nhảy vọt thêm hơn 55%,
IJC nhích thêm 6,33%, còn MSN giảm nhẹ chỉ 6,70%.
Dự báo trong năm 2012, việc thay đổi cơ cấu trong rổ danh mục tính toán chỉ số là
hoàn toàn có khả năng sẽ xảy ra và chắc hẳn những cổ phiếu mới được đưa thêm
vào có khả năng cao sẽ đột phá, trong khi đó những cổ phiếu vẫn duy trì sự hiện
diện của mình trong danh mục sẽ tiếp tục nổi bật và thậm chí có thể còn là trụ đỡ
quạn trọng cho thị trường.
Phần đông các công ty chứng khoán gặp khó khăn và chịu thua lỗ trong năm
2011
Cùng với sự sụt giảm cả về điểm số lẫn giá trị giao dịch của thị trường chứng
khoán Việt Nam thì, theo thống kê chưa đầy đủ , trong năm 2011, số lượng công ty
chứng khoán chịu thua lỗ chiếm ưu thế áp đảo. Trong số hiếm hoi những công ty
có lợi nhuận thì các khoản này chủ yếu đến từ mảng kinh doanh khác ngoài dịch vụ
môi giới cũng như tự doanh. Để tiếp tục tồn tại, một số công ty đã phải cắt giảm
nhân sự thậm chí là loại bỏ một số nghiệp vụ, trong đó có môi giới cụ thể như



trường hợp của công ty chứng khoán SME, chứng khoán Gia Anh, chứng khoán
Đông Dương và chứng khoán Hà Nội. Không chỉ có vậy, một số công ty chứng
khoán còn bị Trung tâm Lưu ký cảnh cáo vì mất khả năng thanh toán gây hoang
mang cho các nhà đầu tư, vốn đã khá mệt mỏi và e dè trong suốt một thời gian dài
thị trường trượt giảm.

Với triển vọng và dự báo của thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2012 còn
không ít khó khăn thì hiện tượng thua lỗ của các công ty chứng khoán có lẽ sẽ chưa
dừng lại. Theo đó thị trường có thể sẽ xuất hiện ra những xáo trộn nhất định trong
ngành chứng khoán, một số công ty có khả năng đứng trước yêu cầu phải thay đổi,
tái cơ cấu, sáp nhập hoặc bị thâu tóm bởi công ty khác và thậm chí xấu hơn là phá
sản. Điều này trong ngắn hạn sẽ có tác động xấu với thị trường chứng khoán cũng
như tâm lý của các nhà đầu tư. Tuy nhiên chúng tôi đánh giá đây là một hiện tượng
hợp lý và cần thiết trong giai đoạn hiện nay, những công ty còn tồn tại được sau
thời kỳ khó kh ăn là minh chứng tốt nhất cho sức khỏe và tình hình tài chính lành
mạnh cũng như năng lực quản lý để từ đó có thể đem lại lợi ích tối đa cho thị
trường và các nhà đầu tư. Sau một thời gian phát triển thì rõ ràng thị trường lúc này
cần có sự thanh lọc để đảm bảo những bước tiến chắc chắn và bền vững trong dài
hạn
Xét về tốc độ tăng trưởng, TTCK Việt Nam được coi là có tốc độ tăng trưởng rất
cao, tới 60 – 70%, nhưng xem xét một cách toàn diện thì TTCK rất bất ổn. Thị
trường cổ phiếu lên xuống thất thường, thị trường trái phiếu (TTTP) Chính phủ vẫn


chưa phát triển. Sự biến động của TTCK cũng như thị trường vàng, thị trường
ngoại tệ ở Việt Nam chẳng theo một quy luật nào đã cho thấy những bất ổn của thị
trường phát sinh từ chính những yếu tố nội tại của thị trường như thiếu sự liên kết
chặt chẽ giữa các bộ phận của TTCK (thị trường sơ cấp, sở giao dịch, thị trường
UpCoM, TTTP chuyên biệt), giữa TTCK với thị trường ngoại hối, thị trường tín
dụng và thị trường vàng. Thị trường tài chính bị phân khúc, chưa có sự minh bạch

trong quản trị điều hành và trách nhiệm giải trình của các cơ quan quản lý, giám sát
ở tầm vĩ mô, cũng như các thông tin thị trường chưa được cập nhật một cách chuẩn
xác đến các nhà đầu tư, trong khi yếu tố tâm lý luôn bị chi phối nặng nề bởi các tin
đồn; trên thị trường vẫn có khoảng trống pháp lý cho những nhà kinh doanh, đầu
cơ có điều kiện thôn tính, lũng đoạn thị trường. Vì vậy vấn đề cấp thiết hiện nay là
làm thế
nào để TTCK Việt
Nam phát tr iển
ổn
định?
* Giải pháp cho sự phát triển bền vững TTCK Việt Nam
Thứ nhất, Tiếp tục tái cấu trúc TTCK một cách sâu, rộng theo hướng minh bạch,
đồng bộ và thống nhất phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Việc chuyển đổi từ Trung tâm giao dịch chứng khoán Tp.HCM, Hà Nội thành Sở
giao dịch chứng khoán (SGDCK) hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Nhà
nước một thành viên; tách bộ phận lưu ký thành Trung tâm lưu ký chứng khoán
độc lập hoạt động theo mô hình Công ty TNHH Nhà nước một thành viên, xây
dựng TTTP chuyên biệt…đó cũng là kết quả bước đầu của việc tái cấu trúc TTCK,
tuy rất then chốt, nhưng chưa đủ cho một TTCK phát triển minh bạch, ổn định.
Một trong những chính sách tác động mạnh đến TTCK đó là chính sách tài khóa
(CSTK) và chính sách tiền tệ (CSTT). Đối với CSTT, trong đó đặc biệt nhấn mạnh
việc điều hành CSTT. Với việc điều hành CSTT theo hướng nới lỏng hoặc thắt
chặt đều tác động không nhỏ đến tính thanh khoản trên TTCK. Chỉ với một biện
pháp của Ngân hàng Nhà nước nhằm chấn chỉnh công tác tín dụng của hệ thống
ngân hàng(5), ngay lập tức khối lượng cổ phiếu giao dịch cả hai sàn và giá cả của
chúng đều giảm mạnh. Tình trạng này nói lên điều gì? tiền dùng để đầu tư, kinh
doanh chứng khoán chủ yếu là nguồn nào? Tại sao TTCK lại quá nhạy cảm theo sự
mở rộng hay thu hẹp tín dụng của các ngân hàng thương mại (NHTM)? Việc này
có lý giải được phần nào những băn khoăn của người dân khi Chính phủ cho phép
các NHTM triển khai gó i kích thích kinh tế với mức hỗ trợ lãi suất 4%? TTCK tại

sao luôn lên xuống theo tin đồn? Nhìn vào những bất cập của thị trường sẽ thấy
cần phải tiếp tục tái cấu trúc TTCK, để TTCK phải đúng ngh ĩa là kênh huy động
vốn trung và dài hạn thiết thực cho doanh nghiệp phục vụ cho sản xuất, kinh doanh
và là kênh hút vốn nhàn rỗi của các cá nhân và các tổ chức trong và ngoài nước.
Nguyên tắc tái cấu trúc phải đảm bảo sự ổn định của hệ thống, theo đó xây dựng và
vận hành có hiệu quả hệ thống thị trường tài chính (thị trường tiền tệ, TTCK, thị


trường tín dụng, TTTP Chính phủ…), thực hiện các chuẩn mực tốt nhất trong quản
trị công ty, chuẩn mực kế toán và công bố thông tin. Thực hiện vấn đề này theo
hướng:
- Phân định rõ từng thị trường để quản lý chúng: thị trường cổ phiếu: nơi n iêm yết
cổ phiếu của các doanh nghiệp lớn; thị trường các doanh nghiệp vừa và nhỏ; thị
trường UpCoM; thị trường OTC; thị trường công cụ nợ và thị trường công cụ phái
sinh. Hoàn thiện thị trường giao dịch cổ phiếu công ty đại chúng chưa niêm yết
(UpCoM) để khắc phục ngay những quan ngại v ề tính thanh khoản của thị trường
này.
- Thực hiện chuyển đổi sở hữu của SGDCK v à Trung tâm lưu ký chứng khoán từ
Công ty TNHH Nhà nước một thành viên sang công ty cổ phần, trong đó Nhà nước
vẫn nắm giữ cổ phần chi phối (trên 51%). Cho phép đại diện Công ty chứng khoán
(CTCK), Tổ chức niêm yết, một số chuyên gia kinh tế tham gia vào Hội đồng quản
trị của SGDCK. Khi đó SGDCK là công ty cổ phần đại chúng, hoạt động sẽ năng
động và minh bạch vì mục tiêu phát triển lành mạnh của TTCK.
- Đối với các CTCK cũng cần thực hiện tái cấu trúc theo hướng nâng cao yêu cầu
về vốn điều lệ tối thiểu, yêu cầu về cơ sở vật chất, năng lực quản trị công ty và
nguồn nhân lực, song song với v iệc thực hiện sát nhập, mua lại… để giảm bớt về
số lượng CTCK, hướng một số CTCK lớn phát triển thành Tập đoàn, cũng như các
nhà tạo lập thị trường. Hiện nay trên TTCK Việt Nam có 105 CTCK, xét về thị
phần môi giới cổ phiếu cho khối nhà đầu tư nước ngoài, thì 10 CTCK đứng đầu đã
chiếm tới 95,18%, nếu xét thị phần môi giới cho khối nhà đầu tư trong nước, thì 10

(6)
CTCK đứng đầu đã chiếm 48,18% . Như vậy rõ ràng thị phần cho 95 CTCK còn
lại là quá nhỏ, trong đó có một số công ty vốn điều lệ rất thấp, hiệu quả kinh doanh
chủ yếu là hoạt động tự doanh. Vì vậy, để thị trường hoạt động có hiệu quả cũng
rất cần sắp xếp các CTCK có qui mô quá nhỏ, năng lực tài chính yếu này.
- Phát triển một số tổ chức tạo lập thị trường. Ở một số nước, nhà tạo lập thị trường
thường là các NHTM, CTCK, công ty bảo hiểm, quĩ đầu tư, quĩ hưu trí, công ty tài
chính… Đây là những tổ chức có năng lực tài chính mạnh, kinh doanh chuyên
nghiệp, có khả năng liên kết cao. Nhưng ở Việt Nam hiện nay, không phải tất cả
các tổ chức đều có thể trở thành nhà tạo lập thị trường. Vì vậy, trước mắt lựa chọn
một số NHTM, CTCK lớn đáp ứng các điều kiện qui định thực hiện chức năng nhà
tạo lập thị trường. Sự năng động và minh bạch của thị trường phụ thuộc không nhỏ
vào
hoạt
động
của
các
nhà
tạo
lập
thị
trường.
Thứ hai, hoàn thiện các văn bản pháp lý, cơ chế chính sách cho sự phát triển của
TTCK.
Xem xét sửa đổi, bổ sung Luật chứng khoán theo hướng mở rộng phạm vi điều
chỉnh của luật cho phù hợp với xu thế hội nhập của nền kinh tế; ban hành các văn
bản hướng dẫn về một số nghiệp vụ chứng khoán như giao dịch bán khống, vay và


cho vay chứng khoán, giao dịch phái sinh; giao dịch chuyển nhượng của cổ đông

sáng lập…Trong bối cảnh nền k inh tế suy thoái, cầu t iêu dùng trong dân cư giảm
mạnh, đi đôi với gói giải pháp kích cầu trung và dài hạn đến năm 2011, cần xem
xét chính sách thuế để đảm bảo sự phát triển bền vững của TTCK.
Phối hợp CSTT với CSTK trong việc thúc đẩy sự phát triển của TTCK Việt Nam.
Mục tiêu cuối cùng của CSTT là ổn định tiền tệ, còn mục tiêu của CSTK là đạt đến
một chính sách ngân sách minh bạch, tạo sự ổn định sản lượng, cải thiện ph ân bổ
nguồn lực và kiểm soát ảnh hưởng của phân phối. Hai chính sách này có mối quan
hệ mật thiết, ràng buộc lẫn nhau và tác động đến nền kinh tế và hệ thống thị trường
tài chính. Nếu quản lý tài khoá yếu kém, sẽ tăng kỳ vọng lạm phát, có thể làm tăng
lãi suất và cung tiền, điều này ảnh hưởng lớn đ ến v iệc vay nợ của Chính phủ trên
TTCK. Ngược lại, lạm phát và lãi suất tăng cao, không những làm giảm nguồn thu
cho Chính phủ, mà còn làm cho giá chứng khoán biến động mạnh theo xu hướng
giảm, làm nản lòng nhà đầu tư trên thị trường do tính thanh khoản của thị trường bị
ảnh hưởng. Vì vậy rất cần một sự nhận thức đúng và đầy đủ về mối quan hệ giữa
hai chính sách, nhằm tăng cường sự kết nối và giảm sung đột giữa chúng để cùng
đạt
được
mục
tiêu
đặt
ra.
Thứ ba, tạo hàng hoá có chất lượng tốt cho thị trường.
Tiếp tục thực hiện cổ phần hoá để tạo hàng hoá có chất lượng cao cho TTCK. Tạo
điều kiện cho các nhà đầu tư chiến lược (trong và ngoài nước) mua cổ phiếu của
các doanh nghiệp Việt Nam theo phương thức thoả thuận, hoặc đấu giá giữa các
nhà đầu tư chiến lược với nhau, để cải thiện nhanh hơn về năng lực tài chính, chất
lượng quản trị doanh nghiệp. Thực tế tại một số NHTM cổ phần đã có yếu tố nước
ngoài cho thấy, khi có sự tham gia của nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ 20%, các
NHTM Việt nam đã nhanh chóng xoá đi những yếu kém về năng lực tài chính,
trình độ công nghệ, cùng chia sẻ vì lợi ích của cả hai bên. Vì vậy, để cải thiện một

bước về năng lực tài chính của các NHTM cũng như các doanh nghiệp sau cổ phần
hóa, để tăng tính hấp dẫn về cổ phiếu của các loại hình doanh nghiệp này, trong đó
có cổ phiếu của các NHTM, Chính phủ có thể đưa mức sở hữu của các tổ chức
nước
ngoài
đối
với
các
NHTM
tối
đa
lên
30%.
Thứ tư, tăng cường công tác thanh tra giám sát hoạt động của của các tổ chức
tham gia thị trường, xử lý nghiêm các vi phạm về công bố thông tin, về tin đồn gây
bất lợi cho hệ thống thị trường tài chính, về rò rỉ thông tin.
Sự rò rỉ thông tin bất luận từ khâu nào đều được coi là tệ hại và nguyên nhân cơ
bản để tin đồn có “đất” lộng hành chính từ sự rò rỉ thông tin. Vậy, có khắc phục
được tình trạng này không? Đây là việc làm không đơn giản, nhưng không phải
không hạn chế được vấn nạn này. Một là: Rà soát lại thông tư của Bộ Tài chính
hướng dẫn về việc công bố thông tin và áp dụng thống nhất cho việc công bố thông


tin trên thị trường; tăng cường kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm khắc việc công bố
thông tin chậm, công bố thông tin không chính xác, để rò rỉ thông tin bất luận là tổ
chức hay cá nhân. Hai là: xử lý nghiêm khắc các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sử
dụng phương tiện truyền thông (báo, chí, trang tin…) đưa thông tin sai lệch, hoặc
làm méo mó tin, hoặc thông tin bất lợi cho thị trường mà không rõ nguồn gốc. Ba
là: tiếp tục yêu cầu các công ty đại chúng đăng ký trên thị trường UpCoM bằng các
quy định và chế tài cụ thể (đối v ới các công ty chưa thực hiện đăng ký khi có đủ

điều kiện). Bốn là: Về phía cơ quan quản lý nhà nước cần có thông điệp rõ ràng,
minh bạch về việc điều h ành các chính sách kinh tế - tài chính cũng như các thông
tin v ĩ mô để mọi người dân biết, hiểu đúng và chấp hành nghiêm túc. Năm là: Thu
hẹp hoạt động của thị trường tự do bằng cách yêu cầu các công ty đại chúng g iao
dịch trên thị trường tự do phải tuân thủ các yêu cầu về kiểm toán, công bố thông
tin, quản trị công ty như các doanh nghiệp đã niêm yết. Điều này vừa giúp giảm
thiểu rủi ro trong thanh toán, vừa làm cho các giao dịch này được công khai, dễ
kiểm soát, từng bước thu hút vào thị trường có tổ chức. Mặt khác cũng cần cải tiến
và nâng cao chất lượng công tác tuyên truyền để người dân tiếp cận được thông tin
kịp thời về cơ chế chính sách của Nhà nước nói chung và TTCK nói riêng./.
* Giải pháp cụ thể :
Giải pháp kinh tế vĩ mô
- Về vấn đề lãi suất: Có các giải pháp xử lý cung cầu về vốn nhằm làm cho lãi suất
ổn định lại, không để lãi suất tăng cao hơn. Lãi suất tăng cao cũng tác động đến
lạm phát (chi phí đẩy), đồng thời ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng (kinh nghiệm
khủng hoảng tài chính châu Á cho thấy nếu lãi suất tăng cao sẽ dẫn đến chỉ có các
tín dụng rủi ro mới tiếp cận được) làm giá chứng khoán giảm và làm cho di chuyển
tiền tệ giữa các khối kinh doanh trở nên phức tạp, khó kiểm soát hơn.
- Xử lý vấn đề thanh khoản của các NHTM để đảm bảo an toàn cho ngân hàng kết
hợp với xử lý vấn đề nợ đọng cho vay chứng khoán và bất động sản trong các
NHTM để tránh đổ vỡ cả hệ thống ngân hàng.
- NHNN rà soát lại tổng mức vay tiền gửi ngo ại tệ và nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ;
kết hợp với Bộ Tài chính rà soát lại tổng mức đầu tư gián tiếp nước ngoài. Trên cơ
sở tổng mức dự trữ ngoại hối, có sự đánh giá lại khả năng chống đỡ của nền kinh tế
nếu có sự đảo chiều.
- NHNN xem xét cơ chế báo cáo giao dịch đối với nhà ĐTNN mua cổ phần trong
các NHTM dưới mức 5% thay cho cơ chế xin phép NHNN, đặc biệt là các NHTM


tham gia vào hệ thống giao dịch cổ phiếu đại chúng trên TTGDCK Hà Nội, vì thực

chất cơ chế giám sát này gần như cơ chế giám sát của các ngân hàng đã niêm yết
trên SGDCK/TTGDCK.
Các giải pháp trên TTCK
- Tạm giãn bớt việc thắt chặt tín dụng với TTCK và bất động sản để tránh tác động
của việc sụt giảm tối đa bất động sản và chứng khoán, từ đó giảm bớt rủi ro cho
ngân hàng và TTCK.
- Hạn chế việc giải chấp chứng khoán, trong bối cảnh giá chứng khoán sụt giảm
mạnh như hiện nay, đề nghị các NHTM, CtyCK tạm ngừng giải chấp, tiếp tục gia
hạn hoặc NHNN hỗ trợ t ài chính thông qua hoạt động tái chiết khấu để tạo thanh
khoản cho các tổ chức tín dụng.
- Xử lý cầu ĐTNN: giữ tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài vào TTCK Việt Nam
như hiện nay (49%). Tuy nhiên, cần nghiên cứu tháo gỡ các thủ tục hành chính (ví
dụ như tháo gỡ quy định các ngân hàng nước ngoài mua cổ phiếu các NHTM chưa
niêm yết phải xin phép NHNN) để tạo ra sức cầu đối với khố i các ngân hàng, từ đó
tác động chung đến tâm lý thị trường.
- Điều chỉnh biên độ giá cổ phiếu: xem xét điều chỉnh b iên độ hợp lý để cải thiện
tính thanh khoản nhưng vẫn đảm bảo tính ổn định của thị trường, tránh gây sốc.
Trong điều kiện kinh tế vĩ mô còn khó khăn, tâm lý và lòng tin nhà đầu tư chưa
cao, thì việc mở biên độ sẽ chứa đựng nhiều rủi ro, vì vậy việc điều chỉnh b iên độ
cần dựa trên diễn biến của thị trường và theo hướng nới lỏng dần.
- Xây dựng cơ chế can thiệp thị trường từ SCIC để phát huy hiệu quả, giải pháp
này mang tính hỗ trợ và không nên coi là biện pháp bình ổn thị trường. Trên cơ sở
đó, nghiên cứu xem xét thành lập Quỹ bình ổn thị trường với sự tham gia của Nhà
nước và các thành viên thị trường.
- Đẩy mạnh việc kiểm tra, thanh tra để xử lý các vi phạm trên thị trường, đặc biệt
là các vi phạm về chào bán chứng khoán ra công chúng; vi phạm về công bố thông
tin và vi phạm liên quan đến giao dịch thao túng thị trường.
- Đẩy mạnh việc tái cấu trúc thị trường trên cơ sở chuyển đổi mô hình của các
TTGDCK, SGDCK, TTLKCK sang mô hình doanh nghiệp để tăng cường tính độc
lập, tự chủ tài chính. Tổ chức triển khai thị trường giao d ịch cổ phiếu của công ty

đại chúng chưa niêm yết theo mô hình thị trường OTC; Xây dựng thị trường TPCP
chuyên biệt, tập trung tại TTGDCK Hà Nội theo cơ chế giao dịch từ xa và có sự


tham gia tích cực của các tổ chức kinh doanh trái phiếu chuyên nghiệp (NHTM; tổ
chức bảo hiểm...).



×