Tải bản đầy đủ (.ppt) (28 trang)

Đề tài phân tích mối quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất (hay quy luật QHSX phải phù hợp với

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.47 MB, 28 trang )

Thảo luận những nguyên
lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác- Lênin I
Mã lớp học phần: 1459MLNP0111
PCS.TS.PHƯƠNG KỲ SƠN

Nhóm: 14


phân tích mối quan hệ biện chứng
giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất (hay quy luật QHSX
phải phù hợp với trình độ phát
triển của LLSX). Sự vận dụng quy
luật này trong công cuộc đổi mới,
xây dựng đất nước như thế nào?


I: Khái niệm phương thức sản xuất,
lực lượng sản xuất, quan hệ sản xuất.
II: Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phải
phù hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
II: Sự vận dụng vào quá trình đổi mới đất nước.


I. Khái niệm phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất,
quan hệ sản xuất.
Phương thức sản xuất là chỉ những cách thức mà con người sử
dụng để tiến hành quá trình sản xuất của xã hội ở những giai đoạn
lịch sử nhất định. Mỗi xã hội ở mỗi giai đoạn lịch sử nhất định đều
có phương thức sản xuất của nó với những đặc điểm riêng.




I. Khái niệm phương thức sản xuất, lực lượng sản xuất,
quan hệ sản xuất.


Lực lượng sản xuất là tổng hợp các yếu tố vật chất và tinh thần tạo
thành sức mạnh thực tiễn cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu sinh tồn,
phát triển của con người.


Quan hệ sản xuất là mối quan
hệ giữa người với người trong
quá trình sản xuất nó bao gồm
sản xuất và sự tái sản xuất xã hội
, nó còn là sự thống nhất của ba
mặt:
Quan hệ giữa người với người
về sở hữu tư liệu sản xuất.
Quan hệ giữa người với người
trong quản lí tổ chức xã hội.
Quan hệ trong việc phân phối
sản phẩm.


II. Nội dung quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp
với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất.
Trình độ của
LLSX


Thủ công

Cơ khí hoá

Hiện đại hoá

Công cụ LĐ

Cầm tay
N.suất thấp

Máy móc
N.suất cao

C.nghệ cao
N.suất rất cao

Quy mô SX

Nhỏ, hẹp
Khép kín

Lớn, công
xưởng, ngành,
quốc gia…

Rất lớn, tính
chất toàn cầu

Trình độ PCLĐ


Đơn giản

Sâu sắc

Rất sâu sắc, tính
chất toàn cầu

Trình độ NLĐ

Thấp,
kinh nghiệm

Có hiểu biết
KH - KT
(áo xanh)

Có hiểu biết cao
(áo trắng)



2. Lực lượng sản xuất giữ vai trò quyết định đối với quan hệ sản xuất.
 LLSX là nội dung của PTSX, thường biến đổi nhanh còn QHSX là
hình thức của PTSX, thường ổn định và biến đổi chậm hơn so với
LLSX
 Khi LLSX phát triển cao, sinh ra LLSX mới, làm cho QHSX hiện có
trở nên lỗi thời, lạc hậu.
 Mâu thuẫn này tất yếu đòi hỏi QHSX cũ phải được thay thế bằng
QHSX mới, phù hợp với trình độ phát triển của LLSX mới ( khi đó ra

đời một PTSX mới cao hơn ).
 Lực lượng sản xuất thường biến đổi nhanh còn quan hệ sản xuất
thường biến đổi chậm hơn so với lực lượng sản xuất => mâu thuẫn
giữa lực lượng sản xuất mới và quan hệ sản xuất đã trở nên lỗi
thời, lạc hậu
 Do yêu cầu khách quan tất yếu đòi hỏi quan hệ sản xuất cũ phải
được thay thế bằng quan hệ sản xuất mới phù hợp với trình độ
phát triển của lực lượng sản xuất => phương thức sản xuất mới,
cao hơn ra đời, thay thế PTSX cũ


3. Quan hệ sản xuất tác động tích cực trở lại sự phát triển
của lực lượng sản xuất.
 QHSX không phải hoàn phụ thuộc vào LLSX mà nó có thể tác động
tích cực trở lại đối với sự phát triển của LLSX, vì nó quy định phạm
vi, khuynh hướng và động lực của sản xuất.
 QHSX tác động trở lại đối với LLSX theo 2 hướng:
- Nếu QHSX phù hợp với trình độ phát triển của LLSX thì sẽ thúc đẩy
LLSX phát triển.
- Nếu QHSX không phù hợp (lỗi thời hay tiến tiến giả tạo) với trình độ
phát triển của LLSX thì sẽ kìm hãm sự phát triển của LLSX.
Ví dụ: Trước đây, nước ta xây dựng QHSX sở hữu toàn dân, sở hữu
tập thể nên không phù hợp, kiềm hãm sự phát triển của LLSX. Hiện
nay ý thức được LLSX vẫn còn kém nên nước ta xây dựng QHSX đa
sở hữu, đa thành phần kinh tế, từ đó thúc đẩy phát triển của LLSX.


4. Sự phát triển kế tiếp nhau của 5 PTSX trong lịch sử.

Sự tác động biện chứng giữa LLSX và

QHSX như trên làm cho các PTSX phát
triển từ thấp đến cao, thay thế kế tiếp
nhau trong lịch sử, theo quy luật
(5PTSX) như sau:

PTSX
PTSX

PTSX

CHNL
CMXH
CSNT

CMXH

P/K

PTSX
CSCN

CMXH
PTSX

CMXH

TBCN


III. Sự vận dụng vào quá trình đổi mới đất nước.

1.Đảng ta lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ TBCN,
coi đó là lựa chọn duy nhất đúng đắn .

Trong thực tiễn quá trình đổi mới, chúng ta ngày càng công nhận rõ hơn
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. “ Con đường đi lên của
nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản
chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ xã hội và
kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu kế thừa những
thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt
là về khoa học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây
dựng nền kinh tế hiện đại”.


III. Sự vận dụng vào quá trình đổi mới đất nước.
1.Đảng ta lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ TBCN,
coi đó là lựa chọn duy nhất đúng đắn .
Trong thực tiễn quá trình đổi mới, chúng ta ngày càng công nhận rõ hơn con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. “ Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ
lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, nhưng tiếp thu kế thừa những
thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa, đặc biệt là về khoa
học và công nghệ, để phát triển nhanh lực lượng sản xuất, xây dựng nền kinh tế hiện
đại”.
Quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta là quá trình xây dựng cơ sở
vật chất, kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội- cốt lõi của quá trình xã hội hóa sản xuất
trong thực tế. Để có được nền móng của chủ nghĩa xã hội chúng ta chỉ có thể rút
ngắn cái phải trải qua theo quy luật lịch sử tự nhiên, chứ không thể bỏ qua cái phải
trải qua. Cái phải trải qua ấy là cái gì? Là phát triển mạnh lực lượng sản xuất, là xã
hội hóa sản xuất trong thực tế thông qua các quá trình chuyển hóa nền kinh tế nông
nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp, từ mô hình nông thôn sang mô hình đô thị, từ
tổ chức cộng đồng xóm, sang tổ chức cộng đồng dân tộc, quốc tế.



III. Sự vận dụng vào quá trình đổi mới đất nước.
1.Đảng ta lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội không qua chế độ TBCN,
coi đó là lựa chọn duy nhất đúng đắn .

Nhận định chung về quá trình định hướng xã hội chủ nghĩa sau những
năm đổi mới Đảng ta khẳng định: về cơ bản việc hoạch định và thực hiện
đường lối đổi mới qua những năm là đúng đắn, đúng định hướng xã hội
chủ nghĩa. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện có một số khuyết điểm,
lệch lạc kéo dài dẫn đến chệch hướng ở mức độ này hay mức độ khác.
Nhận định đó là đúng đắn và sáng suốt, phản ánh tinh thần trách nhiệm
của Đảng ta đối với vận mệnh của dân tộc, của hàng triệu quần chúng
nhân dân lao động- nền tảng của chế độ ta. Từ đó môt mặt cổ vũ nhân dân
ta phát triển tinh thần tự lực tự cường để đưa đất nước ra khỏi danh sách
nghèo nàn lạc hậu, mặt khác đòi hỏi mọi người phát huy tinh thần trách
nhiệm khắc phục trở ngại trên con đường đi tới một chế độ do nhân dân
lao động làm chủ.


2. Đổi mới về QHSX:
a. Đổi mới về quan hệ sở hữu đối với TLSX.
Xây dựng cơ cấu kinh tế nhiều thành phần. Hiện nay nước ta đang duy trì 5
thành phần kinh tế là kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư bản tư
nhân, kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, trong đó
kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo.Việc chuyển đổi từ nền kinh tế với hai
thành phần kinh tế chủ yếu là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể trước
đây sang nền kinh tế nhiều thành phần như hiện nay phù hợp với thực trạng
thấp kém và không đồng đều của LLSX trong thời kỳ quá độ. Sự phù hợp
này có tác dụng thúc đẩy tăng năng suất lao động, tăng trưởng kinh tế, tạo

điều kiện nâng cao hiệu quả kinh tế trong các thành phần kinh tế và trong
toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Mặt khác cơ cấu kinh tế nhiều thành phần tạo
tiền đề khắc phục tình trạng độc quyền, tạo ra quan hệ cạnh tranh, động lực
quan trọng thúc đẩy cải tiến kỹ thuật, phát triển LLSX.


2. Đổi mới về QHSX:
b. Đổi mới về quản lý sản xuất xã hội.
Phát triển kinh tế thị trường là tất yếu kinh tế đối với nước ta. Một nhiệm vụ
kinh tế cấp bách để chuyển nền kinh tế lạc hậu của nước ta thành nền kinh tế
hiện đại, hội nhập vào sự phân công lao động quốc tế. Đó là con đường đúng
đắn để phát triển lực lượng sản xuất, khai thác có hiệu quả tiềm năng của đất
nước vào sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nước ta đang thực hiện
chuyển đổi nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền
kinh tế thị trường. Mô hình kinh tế của Việt Nam được xác định là nền kinh tế
hàng hoá nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường, có sự quản lí của
nhà nước, theo định hướng XHCN. Thực tiễn những năm đổi mới đã chứng
minh rằng, việc chuyển sang nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần là hoàn
toàn đúng đắn. Nhờ phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, chúng ta đã
khai thác được tiềm năng trong nước và thu hút được vốn, kĩ thuật, công nghệ
nước ngoài, giải phóng được năng lực sản xuất, góp phần quyết định vào việc
đảm bảo tăng trưởng kinh tế với nhịp độ tương đối cao trong thời gian qua.


2. Đổi mới về QHSX:
c. Đổi mới về phân phối
Sự biến đổi lịch sử của LLSX và QHSX kéo theo sự biến đổi của quan hệ
phân phối. Đồng thời quan hệ phân phối có tác động trở lại đối với quan hệ
sở hữu và do đó đối với LLSX. Phân phối thực sự theo lao động có vai trò
đảm bảo tái sản xuất sức lao động, kích thích sản xuất phát triển, khuyến

khích tài năng, khuyến khích làm giàu chính đáng đi đôi với xóa đói giảm
nghèo thực hiện tốt các chính sách xã hội.. Trước đây do chỉ áp dụng một
hình thức phân phối duy nhất đã kìm hãm động lực phát triển của nền sản
xuất, làm người lao động không có động lực phát triển. Đây là một trong
những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng khủng hoảng nền kinh tế Việt
Nam những năm 1980, việc thực hiện nhiều hình thức phân phối sẽ kích
thích lực lượng lao động trong mọi thành phần kinh tế góp phần đẩy mạnh
sự phát triển của LLSX.


3. Đổi mới về LLSX.
a. Đổi mới về công nghệ.
Đại hội đã biểu lần thứ VIII của Đảng đã
khẳng định “xây dựng nước ra thành một
nước công nghiệp có cơ sở vật chất – kỹ
thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế phù hợp,
quan hệ sản xuất tiến bộ và phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất,
đời sống vật chất và tinh thần phải được
nâng cao, quốc phòng an ninh vững chắc
dân giàu nước mạnh xã hội công bằng văn
minh. Để xây dựng một tiềm lực khoa học
công nghệ thích ứng với đòi hỏi của sự
nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa thì
Đảng và nhà nước ta đã có những chính
sách như sau:


3. Đổi mới về LLSX.
b. Đổi mới về lực lượng lao động:


Nhận thức rõ vị trí, vai trò của giai cấp công
nhân trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nước, ngày 28-1-2008, Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa X) đã ban hành Nghị
quyết số 20-NQ/TW về “Tiếp tục xây dựng
giai cấp công nhân Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”


3. Đổi mới về LLSX.
a. Đổi mới về công nghệ
 Đẩy mạnh công tác nghiên cứu để đánh giá chính xác tài nguyên
quốc gia, nắm bắt các công nghệ cao cùng những thành tựu của khoa
học và công nghệ.
 Mở rộng quan hệ hợp tác Khoa học – công nghệ với các nước và tổ
chức kinh tế nhằm tiếp cận kế thừa các thành tựu KH –CN của thế
giới, tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ quốc tế.
 Xây dựng tiềm lực nhằm phát triển một nền khoa học tiên tiến, bao
gồm các hình thức đào tạo, tăng cường cơ sở vật chất- kỹ thuật cho
các ngành khoa học và công nghệ.


3. Đổi mới về LLSX.
b. Đổi mới về lực lượng lao động:
 Các cấp ủy Đảng và chính quyền luôn quan tâm phát triển đội ngũ CNVC-









LĐ của , thông qua các cơ chế, chính sách, chỉ đạo các tổ chức công đoàn
tạo điều kiện nâng cao trình độ về mọi mặt, chăm lo đời sống vật chất, tinh
thần và bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho công nhân, người lao
động.
Tạo điều kiện để các doang nghiệp tổ chức các lớp dạy nghề cho công nhân,
đồng thời liên tục tuyển dụng các đội ngũ công nhân kỹ sư có trình độ cao.
Cải cách căn bản chương trình giáo dục
Xây dựng hệ thống các trường học trường dạy nghề rộng khắp
Mở rộng quan hệ hợp tác giáo dục, đào tạo với nước ngoài như : Đức, Nga,
Trung Quốc , tạo điều kiện để những kỹ sư có khả năng được ra nước ngoài
học tập nâng cao khả năng
Thường xuyên phát động các phong trào thi đua yêu nước trong CNVC-LĐ
đã được các cấp công đoàn


3. Đổi mới về LLSX:
c. Đổi mới về cơ sở hạ tầng:
- Ngay từ khi bắt đầu công
cuộc Đổi mới, Nghị quyết Đại
hội Đảng toàn quốc lần thứ VI
(1986) xác định: “GTVT là
khâu quan trọng nhất của kết
cấu hạ tầng’’ và “GTVT phải
đi trước một bước để đáp ứng
yêu cầu phát triển của nền
kinh tế quốc dân’’.


Cầu Mỹ Thuận - cây cầu dây văng lớn
nhất Đông Nam Á


3. Đổi mới về LLSX:
c. Đổi mới về cơ sở hạ tầng:
* Giao thông vận tải:
- Từ năm 1986 trở lại đây, nhiều công trình giao thông đã được triển khai:
+ Đường bộ: nâng cấp toàn tuyến Quốc lộ 1 từ Lạng Sơn đến Cần Thơ xây dựng 02
công trình qui mô và hiện đại là Hầm đường bộ đèo Hải Vân và cầu Mỹ Thuận. Đường
mòn Hồ Chí Minh cũng được hoàn thành ngay sau đó.
+ Đường sắt: Từng bước nâng cấp các tuyến đường sắt hiện có, nâng cao an toàn và rút
ngắn đáng kể thời gian chạy tàu, các cầu và ga trên đường sắt Thống Nhất đã được cải
tạo và nâng cấp
+ Đường sông: đã hoàn thành nâng cấp 2 tuyến đường thuỷ phía Nam (TP HCM - Cà
Mau, TP HCM - Kiên Lương); đồng thời từng bước nâng cấp các tuyến sông chính yếu
khác.
+ Hàng không: Từ chỗ chỉ có các máy bay thế hệ cũ của Liên Xô (trước đây) như TU,
AN..., đội máy bay của Vietnam Airlines thuê 10 chiếc máy bay Airbus A320 và mua
các máy bay như ATR72, Fokker70 để đưa vào khai thác.


3. Đổi mới về LLSX:
c. Đổi mới về cơ sở hạ tầng:
* Hệ thống thông tin liên lạc:
-Ngày 15/11/1990, tổng đài điện thoại E.10B của hãng ALCATEL (Pháp)
dung lượng 15.000 số, công nghệ kỹ thuật số đầu tiên được đưa vào khai thác
tại Hà Nội
- Tháng 10/1993, tuyến cáp quang dung lượng 34Mbps đầu tiên Hà Nội - TP

Hồ Chí Minh được đưa vào hoạt động.
-5 giờ 17 phút sáng ngày 19/4/2008 phóng thành công vệ tinh Vinasat 1 đây là quả vệ tinh viễn thông đầu tiên của Việt Nam được phóng lên vũ trụ
- Ngày 12/10/2009, tại Hà Nội Vinaphone chính thức khai trương mạng
Vinaphone 3G


×