Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ CỦA VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.16 KB, 20 trang )

1. Khái niệm về tỷ giá và chính sách tỷ giá
1.1 Khái niệm về tỷ giá
Có nhiều khái niệm về tỷ giá được đưa ra từ những trường phái khác nhau:
Theo trường phái cổ điển: Tỷ giá là so sánh ngang giá vàng trong nội dung
đồng tiền mỗi nước. Khái niệm này đúng trong chế độ bản vị vàng, theo chế độ
bản vị vàng các quốc gia ấn định giá trị đồng tiền của mình với vàng: 1 ounce
vàng đổi được bao nhiêu đồng tiền mỗi nước, từ sự ngang giá vàng đó tỷ giá
giữa hai đồng tiền được xác định. Như vậy bản vị vàng giữa hai đồng tiền trở
thành tỷ giá hối đoái.
Theo trường phái tự nhiên học: Tỷ giá là quan hệ, là hệ số dùng để chuyển
đổi từ đồng tiền này sang đồng tiền khác. Theo trường phái này thì tỷ giá được
công bố cố định bởi ngân hàng trung ương cho phép đổi lượng đơn vị tiền tệ của
nước này sang tiền tệ nước khác và tỷ giá này không chịu sự tác động của bất kỳ
yếu tố thị trường nào.
Theo trường phái hiện đại: Tỷ giá là giá cả đồng tiền nước này được biểu
hiện bằng đơn vị tiền tệ nước khác. Theo Kinh tế chính trị Mác-Lênin giá cả là
biểu hiện bằng tiền của giá trị. Giá trị đồng tiền của một quốc gia được xác định
dựa vào cung cầu tiền tệ nước đó. Như vậy khái niệm mà trường phái hiện đại
đưa ra, tỷ giá đã được xác định dựa trên quan hệ cung cầu trên thị trường. Tỷ giá
được hình thành dựa trên quan hệ cung cầu chính là tỷ giá mà các nền kinh tế
đều hướng tới. Do đó có thể đưa ra định nghĩa về tỷ giá như sau: “ Tỷ giá là giá
cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác”.
Phân loại:
Có rất nhiều tiêu thức để phân loại tỷ giá:
Thứ nhất: Căn cứ vào cơ chế quản lý tỷ giá được phân loại thành tỷ giá cố
định, tỷ giá thả nổi và tỷ giá thả nổi có quản lý.
Tỷ giá cố định: Là tỷ giá được NHTW công bố cố định trong một biên độ
dao động hẹp. Dưới áp lực cung cầu của thị trường, để duy trì tỷ giá cố định,
1
buộc NHTW phải thường xuyên can thiệp, do đó làm cho dự trữ ngoại hối quốc
gia thay đổi.


Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Là tỷ giá được hình thành hoàn toàn theo cung
cầu thị trường, NHTW không hề can thiệp.
Tỷ giá thả nổi có quản lý: Là tỷ giá thả nổi, nhưng NHTW tiến hành can
thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
Thứ hai: Căn cứ vào mốc thời gian tỷ giá được phân loại thành tỷ giá đóng
và tỷ giá mở.
Tỷ giá đóng: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch cuối cùng trong
ngày. Thông thường các ngân hàng không công bố tỷ giá của tất cả các hợp
đồng được kí kết trong ngày, mà chỉ công bố tỷ giá đóng cửa. Tỷ giá đóng là
một chỉ tiêu quan trọng phản ánh tình hình biến động của tỷ giá trong ngày.
Tỷ giá mở: Là tỷ giá áp dụng cho hợp đồng giao dịch đầu tiên trong ngày.
Thứ ba: Căn cứ theo nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối tỷ giá được phân loại
thành:
Tỷ giá giao ngay: Là tỷ giá được thỏa thuận hôm nay nhưng việc thanh toán
diễn ra trong vòng 2 ngay làm việc tiếp theo.
Tỷ giá kỳ hạn: Là tỷ giá được thỏa thuận ngày hôm nay nhưng việc thanh
toán diễn ra sau đó từ 3 ngày làm việc trở lên.
Tỷ giá hoán đổi = tỷ giá kỳ hạn - tỷ giá giao ngay. Đây là tỷ giá được áp
dụng trong giao dịch hoán đổi tiền tệ: là giao dịch trong đó gồm hai giao dịch:
giao ngay và kỳ hạn.
Tỷ giá quyền chọn: Là tỷ giá được áp dụng trong giao dịch quyền chọn. Đối
với tỷ giá này ngoài yếu tố cung cầu, còn phụ thuộc vào mức phí quyền chọn là
cao hay thấp, do đó tỷ giá quyền chọn có thể cao hơn hoặc thấp hơn đáng kể so
với tỷ giá giao ngay, tỷ giá kỳ hạn.
Tỷ giá hợp đồng tương lai: Là tỷ giá được áp dụng trong giao dịch hợp
đồng tương lai.
2
Thứ tư: Căn cứ theo cách thể hiện tỷ gá được phân loại thành tỷ giá chính
thức và tỷ giá tự do.
Tỷ giá chính thức (Ở Việt Nam hiện nay là tỷ giá giao dịch bình quân trên

thị trường ngoại tệ liên ngân hàng): Là tỷ giá do NHTW công bố, nó phản ánh
chính thức về giá trị đối ngoại của đồng nội tệ. Tỷ giá này được áp dụng để tính
thuế xuất nhập khẩu và một số hoạt động khác liên quan đến tỷ giá chính thức.
Ngoài ra ở VN tỷ giá chính thức còn là cơ sở để các NHTM xác định tỷ giá kinh
doanh trong biên độ cho phép.
Tỷ giá tự do: Là tỷ giá hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng, do quan
hệ cung cầu trên thị trường tự do quyết định.
Thứ năm: Căn cứ theo bản chất tỷ giá được phân loại thành tỷ giá danh
nghĩa và tỷ giá thực.
Tỷ giá danh nghĩa: Là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua
đồng tiền khác mà chưa đề cập tới tương quan sức mua hàng hóa và dịch vụ
giữa chúng.
Tỷ giá thực: Là tỷ giá được xác định trên cơ sở tỷ giá danh nghĩa đã được
điều chỉnh bởi tỷ lệ lạm phát giữa trong nước với nước ngoài, do đó nó là chỉ số
phản ánh tương quan sức mua giữa nội tệ và ngoại tệ.
Thứ sáu: Căn cứ theo hồ sơ, chứng từ thanh toán tỷ giá được phân loại
thành:
Tỷ giá điện hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng điện. Ngày nay do ngoại
hối được chuyển chủ yếu bằng điện nên tỷ giá niêm yết tại các ngân hàng là tỷ
giá điện hối.
Tỷ giá thư hối: Là tỷ giá chuyển ngoại hối bằng thư ( không phổ biến).
Tỷ giá tiền mặt: Là tỷ giá áp dụng cho ngoại tệ tiền kim loại, tiền giấy, séc
du lịch và thẻ tín dụng. Thông thường tỷ giá mua tiền mặt thấp hơn và tỷ giá bán
tiền mặt cao hơn tỷ giá chuyển khoản.
Tỷ giá chuyển khoản: Là tỷ giá áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ
là các khoản tiền gửi tại ngân hàng.
3
1.2 Khái niệm chính sách tỷ giá.
Theo nghĩa rộng: Chính sách tỷ giá là những hoạt động của chính phủ ( mà
đại diện thường là NHTW) thông qua 1 chế độ tỷ giá nhất định và hệ thống các

công cụ can thiệp nhằm duy trì một mức tỷ giá cố định hay tác động để tỷ giá
biến động đến một mức cần thiết phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ quốc
gia.
Chế độ tỷ giá là các loại hình tỷ giá được các quốc gia lựa chọn áp dụng,
bao gồm các quy tắc, cơ chế xác định, phương thức mua bán, trao đổi giữa các
thể nhân và pháp nhân trên thị trường ngoại hối
Các quốc gia khác nhau có thể áp dụng các chế độ tỷ giá khác nhau và
trong một quốc gia ở mỗi thời kỳ có thể áp dụng các chế độ tỷ giá khác nhau
nhằm đạt được các mục tiêu phát triển của từng thời kỳ.
Căn cứ vào vai trò của chính phủ và vai trò của thị trường trong việc hình
thành tỷ giá có 3 chế độ tỷ giá đặc trưng sau: Chế độ tỷ giá cố định, chế độ tỷ
gái thả nổi hoàn toàn, chế độ tỷ giá thả nổi có sự quản lý của nhà nước.
Chế độ tỷ giá cố định: Là chế độ tỷ giá trong đó NHTW công bố và cam kết
can thiệp để duy trì một mức tỷ giá cố định ( gọi là tỷ giá trung tâm) trong một
biên độ hẹp đã được định trước. Như vậy trong chế độ này NHTW buộc phải
mua vào hay bán ra đồng nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì cố định tỷ
giá hoặc duy trì sự biến động của nó trong một biên độ dao động hẹp đã định
trước. Để tiến hành can thiệp trên thị trường ngoại hối đòi hỏi NHTW phải có
sẵn nguồn dự trữ ngoại hối nhất định.
Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn: là chế độ trong đó tỷ giá được xác định
hoàn toàn tự do theo quy luật cung cầu trên thị trường ngoại hối mà không có
bất cứ can thiệp nào của NHTW. Trong chế độ tỷ giá này, sự biến động của tỷ
giá là không có giới hạn và luôn luôn phản ánh những thay đổi trong quan hệ
cung cầu trên thị trường ngoại hối. Chính phủ tham gia vào thị trường ngoại hối
với tư cách là thành viên bình thường nghĩa là chính phủ có thể mua vào hoặc
bán ra một đồng tiền nhất định để phục vụ cho mục đích hoạt động của chính
4
phủ chứ không nhằm mục đích can thiệp ảnh hưởng lên tỷ giá hay để cố định tỷ
giá.
Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết: Khác với chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn,

chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết tồn tại khi NHTW tiến hành can thiệp tích cực
trên thị trường ngoại hối nhằm duy trì tỷ giá biến động trong một vùng nhất
định, nhưng NHTW không cam kết duy trì một tỷ giá cố định hay một biên độ
dao động hẹp xung quanh tỷ giá trung tâm. Chẳng hạn NHTW không công bố và
không cam kết duy trì một mức tỷ giá cố định nào, nhưng cam kết can thiệp để
tỷ giá ngày hôm nay chỉ biến động trong một giới hạn tỷ lệ phần trăm nhất định
so với ngày hôm trước. Đây được xem như chế độ tỷ giá hỗn hợp giữa chế độ tỷ
giá cố định và chế độ tỷ gíá thả nổi hoàn toàn.
Các công cụ can thiệp của chính phủ:
Công cụ can thiệp của chính phủ gồm hai nhóm công cụ: nhóm công cụ tác
động trực tiếp và nhóm công cụ tác động giá tiếp:
Nhóm công cụ tác động trực tiếp lên tỷ giá:
Được thực hiện thông qua hoạt động của NHTW trên thị trường ngoại hối
thông qua việc mua bán đồng nội tệ nhằm duy trì một tỷ giá cố định ( trong chế
độ tỷ giá cố định) hay ảnh hưởng làm cho tỷ giá thay đổi đạt tới một mức nhất
định theo mục tiêu đã đề ra ( trong chế độ tỷ giá thả nổi). Để tiến hành can thiệp,
buộc NHTW phải có một lượng dự trữ ngoại hối đủ mạnh. Hơn nữa các hoạt
động can thiệp trực tiếp của NHTW tạo ra hiệu ứng thay đổi cung tiền tệ trong
lưu thông, có thể tạo ra áp lực lạm phát hay thiểu phát không mong muốn cho
nền kinh tế; chính vì vậy, đi kèm theo hoạt động can thiệp trực tiếp, NHTW
thường phải sử dụng thêm một nghiệp vụ thị trường mở để hấp thụ lượng dư
cung hay bổ sung phần thiếu hụt tiền tệ trong lưu thông. Do có những hạn chế
nhất định, nên các NHTW của các nước phát triển đã dần dần chuyển từ can
thiệp trực tiếp sang can thiệp gián tiếp mà chủ yếu là thông qua công cụ lãi suất
tái chiết khấu.
Ngoài ra trong nhóm công cụ trực tiếp phải kể đến các biện pháp can thiệp
hành chính của chính phủ có thể áp dụng là:
5
Biện pháp kết hối: Là việc chính phủ quy định đối với các thể chế và pháp
nhân có nguồn thu ngoại tệ phải bán một tỷ lệ nhất định trong một thời gian nhất

định cho các tổ chức được phép kinh doanh ngoại hối. Biện pháp kết hối được
áp dụng trong những thời kỳ khan hiếm ngoại tệ giao dịch trên thị trường ngoại
hối. Mục đích chính của biện pháp kết hối là nhằm tăng cung ngoại tệ tức thời,
để đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho thị trường, hạn chế hành vi đầu cơ và giảm áp
lực phải phá giá nội tệ.
Quy định hạn chế đối tượng được mua ngoại tệ, mục đích sử dụng ngoại tệ,
số lượng mua ngoại tệ, thời điểm được mua ngoại tệ. Tất cả các biện pháp này
đều nhằm mục đích giảm cầu ngoại tệ, hạn chế đầu cơ và tác động giữ cho tỷ giá
ổn định.
Với xu thế mở cửa của nền kinh tế, tự do hóa thương mại và tự do hóa tài
chính, thì các biện pháp can thiệp hành chính ngày càng trở nên không phù hợp.
Chính vì vậy, xu thế trên thế giới là ngày càng hạn chế can thiệp hành chính và
chuyển mạnh sang sử dụng các công cụ thị trường.
Nhóm công cụ tác động gián tiếp lên tỷ giá:
Đầu tiên là công cụ lãi suất tái chiết khấu: Với các yếu tố khác không đổi,
khi NHTW tăng mức lãi suất tái chiết khấu, sẽ có tác dụng làm tăng mặt bằng lãi
suất thị trường: lãi suất thị trường tăng háp dẫn các luồng vốn ngoại tệ chạy vào
làm cho nội tệ lên giá. Khi lãi suất tái chiết khấu giảm sẽ có tác dụng ngược
chiều.
Thứ hai là thuế quan: Thuế quan cao có tác dụng làm hạn chế nhập khẩu,
nhập khẩu làm cho cung nội tệ giảm, kết quả làm cho nội tệ lên giá. Khi thuế
quan thấp sẽ có tác dụng ngược lại.
Thứ ba là hạn ngạch: Hạn ngạch có tác dụng hạn chế nhập khẩu, do đó có
tác dụng lên tỷ giá giống như thuế quan cao.
Thứ tư là giá cả: Thông qua hệ thống giá cả, chính phủ có thể trợ giá cho
những mặt hàng xuất khẩu chiến lược hay đang trong giai đoạn đầu sản xuất.
Trợ giá xuất khẩu làm cho khối lượng xuất khẩu tăng, làm tăng cung ngoại tệ,
6
khi đó nội tệ lên giá. Chính phủ cũng có thể bù giá cho một số mặt hàng nhập
khẩu thiết yếu: bù giá làm tăng nhập khẩu, kết quả là làm cho nội tệ giảm giá.

Ngoài các công cụ gián tiếp thông dụng nêu trên, trong từng thời kỳ chính
phủ ( chủ yếu là các nước đang phát triển) còn có thể áp dụng một số biện pháp
cá biệt khác:
+ Điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ đối với các NHTM: Khi
ngoại tệ khan hiếm trên thị trường ngoại hối, NHTW có thể tăng tỷ lệ dự trữ bắt
buộc đối với vốn huy động bằng ngoại tệ của các NHTM, làm cho chi phí sử
dụng vốn ngoại tệ tăng lên; để kinh doanh có lãi buộc các NHTM phải hạ thấp
lãi suất huy động ngoại tệ, kết quả là việc nắm giữ ngoại tệ trở nên kém hấp dẫn
hơn so với nắm giữ nội tệ, khiến cho những người sở hữu ngoại tệ phải bán đi
lấy nội tệ, làm tăng cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
+ Quy định mức lãi suất trần kém hấp dẫn đối với tiền gửi bằng ngoại tệ
+ Quy định trạng thái ngoại tệ với các NHTM ngoài mục đích chính là
phòng ngừa rủi ro tỷ giá, còn có tác dụng hạn chế đầu cơ ngoại tệ, làm giảm áp
lực lên tỷ giá khi cung cầu mất cân đối.
II. Chính sách tỷ giá của Việt Nam qua các giai đoạn trong các giai đoạn từ
năm 1955 đến nay
1. Thời kỳ 1955- 1989:
Đây là thời kỳ nền kinh tế mang tính kế hoạch hóa tập trung bao cấp, Nhà
nước can thiệp vào mọi mặt đời sống xã hội, quyết định các chính sách kinh tế
vi mô và vĩ mô theo một kế hoạch quy mô tập trung toàn quốc. Sự can thiệp này
đã ngăn cản khả năng phát huy tác dụng của quy luật cung cầu trên thị trường,
nếu có thì cũng bị bóp méo, sai lệch. Hơn nữa, hệ thống các nước XHCN lại áp
dụng một chiến lược phát triển kinh tế hướng nội, đóng cửa, các mối quan hệ
bên ngoài đều thông qua hệ thống độc quyền của Nhà nước về ngoại thương và
ngoại hối do đó độc quyền trong việc ban hành và ấn định tỷ giá. Vì vậy việc áp
dụng chế độ tỷ giá cố định do Nhà nước độc quyền xác định, không cần tính đến
yếu tố cung cầu của thị trường. Với cơ sở kinh tế như vậy, Việt Nam cũng như
7
các nước Xã Hội Chủ Nghĩa khác đều duy trì phương pháp xác định tỷ giá dựa
trên cơ sở so sánh sức mua đối nội và sức mua đối ngoại giữa các đồng tiền và

sau đó được quyết định bằng những Hiệp định thanh toán được ký kết giữa các
nước XHCN với nhau. Sản phẩm của cơ chế xác định tỷ giá này là, Việt Nam
cũng như các nước XHCN khác duy trì chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá, đồng
thời triệt tiêu môi trường và mọi điều kiện để hình thành và phát triển các thị
trường nói chung trong đó có thị trường ngoại hối, là nơi gặp gỡ cung cầu ngoại
tệ, từ đó hình thành nên tỷ giá thị trường.
Hậu quả của một cơ chế tỷ giá cố định và đa tỷ giá mang tính áp đặt bất
chấp quy luật cung cầu tiền tệ đã để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng. Đồng tiền
Việt Nam được định giá quá cao so với các đồng tiền tự do chuyển đổi. Tỷ giá
chính thức ngày càng chênh lệch xa tỷ giá thị trường, làm cho hoạt động xuất
khẩu gặp khó khăn, cán cân thương mại bị thâm hụt nặng. Đối với các doanh
nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu đã rơi vào tình trạng
khó khăn thua lỗ, tuy có chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương (lỗ thì ngân sách
cấp bù, còn lãi thì nộp ngân sách) nhưng vẫn triệt tiêu động lực phát triển xa
hơn.
2. Thời kỳ 1989-1999:
Từ năm 1989 Việt Nam áp dụng cơ chế kinh tế mở, thực hiện đa dạng hóa:
đa dạng hóa các thành phần kinh tế, mọi thành phần kinh tế đều được tham gia
hoạt động xuất nhập khẩu; đa dạng hóa quan hệ. Để thực hiện cơ chế kinh tế mở,
Nhà nước Việt Nam đã chuyển tỷ giá hối đoái từ chế độ đa tỷ giá sang chế độ tỷ
giá thống nhất được xác định theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà
nước bằng cách ấn định tỷ giá chính thức có biên độ giao dịch. Tỷ giá mua bán
của các NHTM được phép dựa trên tỷ giá chính thức do NHNN công bố ± 5%
và chênh lệch giữa tỷ giá mua bán quy định là 0.5%.
Trong thời gian này, Nhà nước đã mở hai trung tâm giao dịch gồm trung
tâm giao dịch ngoại tệ TP HCM và trung tâm giao dịch ngoại tệ Hà Nội để cho
các doanh nghiệp và ngân hàng mua bán, trao đổi ngoại tệ theo giá thỏa thuận.
8

×