Tải bản đầy đủ (.pdf) (13 trang)

tai biến thiên nhên và sự cố môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.68 KB, 13 trang )

CHƯƠNG VIII. TAI BIẾN THIÊN NHIÊN VÀ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG
8.1. Tai biến thiên nhiên
8.1.1. Giới thiệu chung
Tai biến thiên nhiên (thiên tai) được hiểu là những hiện tượng xảy ra trong tự
nhiên gây tác hại về của cải vật chất và tính mạng con người như: bão lốc, lũ lụt, xâm
nhập mặn, nứt đất, động đất. Tai biến trở thành thảm họa khi thiệt hại do nó gây ra với
khối lượng rất lớn và xảy ra trên một phạm vi rộng. Tai biến thiên nhiên bắt nguồn từ
các điều kiện tự nhiên, quá trình tự nhiên và hiện tượng tự nhiên. Các tai biến do chính
con người gây ra như: tràn dầu, hỏa hoạn do chập điện, vỡ đập của hồ chứa nước, nổ
nhà máy điện nguyên tử có nguồn gốc nhân sinh được xem như sự cố môi trường.
Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển miền Trung, lãnh thổ Quảng Ngãi nằm trong
vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, có địa hình phân hóa rõ rệt theo chiều đông - tây, bao
gồm vùng biển ven bờ, vùng đồng bằng, vùng trung du và miền núi với những đỉnh
cao hơn 1.000m như Cà Đam (1.600m), Đá vách (1.500m); U Bò (1.100m); Cao Muôn
(1.085 m), núi Lang Râm ở Ba Lế, Ba Tơ1084m; đỉnh 1630m ở Trà Xinh, Tây Trà. Vì
vậy hàng năm Quảng Ngãi chịu nhiều tác động của thiên tai, bị thiệt hại lớn về của cải
vật chất và tính mạng con người.
8.1.2. Khái quát hiện trạng tai biến thiên nhiên
Ở Quảng Ngãi, cũng như một số vùng khác ở nước ta, do vị trí địa lý, đặc điểm
địa hình, cấu tạo nền địa chất và các yếu tố khác, nên cũng thường xuyên bị tác hại của
tai biến thiên nhiên. Các dạng tai biến thiên nhiên có thể xảy ra ở Quảng Ngãi theo
nguồn gốc phát sinh có thể chia ra các nhóm: Tai biến liên quan với động đất; Tai biến
trượt lở đất; Tai biến liên quan với hoạt động của biển; Tai biến liên quan với hoạt
động hỗn hợp sông- biển; Tai biến liên quan với biến đổi khí hậu toàn cầu.
a) Nguy cơ động đất và Tai biến thiên nhiên
Khi có động đất xảy ra thì tác hại chính do nó gây ra là phá hủy cơ sở hạ tầng,
gây thiệt hại về của cải vật chất. Tùy thuộc vào quy mô và cường độ, tai biến do động
đất có thể trở thành thảm họa. Những trận động đất gần đây trên thế giới như ở
Sumatra (Indonesia) năm 204, ở Chile năm 2010 thực sự là những thảm họa thiên
nhiên trong lịch sử nhân loại hiện đại. Mức độ phá hủy do thiên tai động đất phụ thuộc
vào các yếu tố liên quan trong vùng xảy ra động đất: độ mạnh của động đất theo thang


độ Richter, cường độ chấn động 12 bậc theo thang MSK, đặc điểm nền đất xây dựng
và chất lượng công trình.
Phá hủy cơ sở hạ tầng do động đất là loại phá hủy cơ học. Một dạng tai biến khác
liên quan với động đất là hỏa hoạn cũng gây tác hại không nhỏ. Ví dụ năm 1906 ở
Sanfransisco, Mỹ, động đất gây ra hỏa hoạn và phá hủy 70% thành phố này. Nguyên
nhân dẫn đến hỏa hoạn là do động đất phá hủy các đường dây tải điện cao thế, hạ thế,
cũng như gây ra chập điện, hoặc nổ vỡ các đường ống dẫn dầu khí, các trạm xăng bị
đổ vỡ, các bình chứa ga bị va đập nổ đều có thể dẫn đến hỏa hoạn trong cảnh đổ nát,
hoang tàn do động đất vô phương cứu chữa. Động đất tàn phá, hủy diệt cùng với hỏa
hoạn thiêu trụi chết nhiều người dẫn đến tâm lý sợ hãi trong cư dân, tạo nên cú sốc gây
stress cho nhiều người, đây cũng được xem là một tác hại nghiêm trọng liên quan với
động đất.

1
Lãnh thổ Quảng Ngãi bị chia cắt bới các hệ thống đứt gãy chính đã được ghi
nhận bằng tài liệu địa chất và địa vật lý, gồm có: đứt gãy Trà Bồng; đứt gãy Ba Tơ -
Gia Vực; đứt gãy Ba Tơ - Củng Sơn; đứt gãy kinh độ 110 Tây biển Đông. Đi liền với
chúng là các đới phát sinh động đất, gồm có: đới Ba Tơ - Củng Sơn với cường độ cực
đại đã quan sát thấy 5,3 (6) độ Richter; đới kinh độ 110 với cường độ cực đại đã quan
sát thấy 5,9 độ Richter (Đặng Thanh Hải, Cao Đình Triều, 2006). Vào tháng 11 năm
2007 xảy ra động đất ngoài biển khơi nam Việt Nam. Theo Viện Vật lý địa cầu, trận
động đất này xảy ra ở độ sâu 10km, có toạ độ tâm chấn là 9,819 vĩ độ Bắc và 108, 039
kinh độ Đông. Động đất xảy ra theo tuyến đứt gẫy Thuận Hải - Minh Hải hay tuyến
đứt gãy Tây biển Đông là những đứt gãy đang hoạt động chạy dọc theo bờ biển Nam
Trung Bộ và Nam Bộ. Như vậy, ở phía Nam Việt Nam, trong đó có Quảng Ngãi, cũng
từng xảy ra những trận động đất, mặc dù với cường độ không lớn (Ms <5.5),chúng báo
hiệu nguy cơ tiềm ẩn cần được lưu tâm vì động đất ở biển và sóng thần đi liền với nó
là những thảm hoạ bất ngờ xảy ra đối với con người.
b) Tai biến thiên nhiên liên quan với Sóng thần:
Đi liền với các trận động đất ở biển và đại dương là nguyên nhân phát sinh sóng

thần. Sóng thần truyền đi trong môi trường biển với năng lượng lớn, tốc độ nhanh, khi
ập vào bờ với những đợt sóng cao có sức tàn phá ghê gớm chẳng kém gì động đất: phá
hủy công trình, xói lở bờ biển, làm chết người…
Ở ven biển miền Trung những người dân chài cũng thường kể chyện với nhau về
sóng thần. Theo tài liệu lịch sử, tại Vũng Tàu năm 1904, sóng thần ập vào làm 40 tàu
thuyền bị nhấn chìm mất tích; Tại Đông Mỹ Chợ Lớn sóng thần 1904 đã làm chết
5.000 người. Sóng thần đã từng xuất hiện ở Minh Hải năm 1993, Cà Mau năm 1995
với cột sóng cao 4,5- 6,0m gây thiệt hại về người và của. Tuy chưa có những kết qủa
nghiên cứu về hiện tượng sóng thần ở ven biển Trung Bộ, có thể do động đất hay do
nguyên nhân khác, nhưng những ghi nhận trên cho thấy cần phải cảnh giác và đề
phòng tai biến sóng thần ở những vùng ven biển Quảng Ngãi.
Sóng thần hình thành trên các đại dương và biển: Theo số liệu thống kê thì: 80%
số sóng thần hình thành ở Thái Bình Dương; 10% ở Ấn Độ Dương; 5-10% ở biển Địa
Trung Hải; 5% còn lại ở Đại Tây Dương, biển Caribê và các biển khác. Các vành đai
động xung quanh và giữa Thái Bình Dương đều có thể phát sinh động đất mạnh gây
sóng thần. Theo tài liệu lịch sử, hầu hết các trận sóng thần gây thiệt hại lớn (các đảo
Hawaii, Samoa, Easter, New Zealand, Úc, Philippin, Indonesia, Chile, Nhật Bản…)
đều được hình thành trong khu vực Thái Bình Dương vì đây là đại dương lớn nhất,
chiếm 1/3 diện tích bề mặt Trái đất, được bao bọc và phân cắt bởi các đới hút chìm các
mảng kiến tạo, nơi phát sinh động đất mạnh.
Cảnh báo nguy cơ xuất hiện sóng thần ở Quảng Ngãi: Việt Nam nói chung và
Quảng Ngãi nói riêng có vị trí nằm ở bờ biển phía tây của Thái Bình Dương nên
không loại trừ nguy cơ bị ảnh hưởng của sóng thần xuất phát từ phía Thái Bình
Dương. Các nghiên cứu về sóng thần ở Việt Nam chỉ mới được quan tâm khoảng 10
năm nay trong các công trình của Phạm Văn Thục, Nguyễn Hồng Lân (1995, 1998,
2002). Đặc biệt sau thảm họa sóng thần Sumatra năm 2004 và sau Hội thảo Động đất
và Sóng thần do Bộ TN&MT tổ chức năm 2005, vấn đề sóng thần mới thực sự được
quan tâm.
Theo nghiên cứu của Nguyễn Đình Xuyên (2007), một số biểu hiện của sóng
thần nghi ngờ có nguồn gốc động đất và núi lửa là các trận sóng thần năm 1923 ở vùng


2
biển Khánh Hòa và sóng thần năm 1991 ở bờ biển Tuy Hòa, Phú Yên. Theo ghi chép
của Armand Krempt- trợ lý của bác sĩ Alexandre Yersin, năm 1923 sóng thần đã phá
hỏng chuồng ngựa của bác sĩ Alexandre Yersin ở Nha Trang, nằm cách bờ biển 5-6m.
Sự cố này liên quan với động đất mạnh 6,1 độ Richter và phun trào núi lửa ở đảo Hòn
Tro, quần đảo Phú Quý. Trong các năm 1960, 1963 phun trào núi lửa lại hoạt động
nhưng yếu hơn. Điều đó cho thấy hoạt động núi lửa cũng là một nguồn phát sinh sóng
thần đáng quan tâm ở biển Đông. Lưu ý rằng đảo Lý Sơn của Quảng Ngãi đã được
hình thành do phun trào bazan từ núi lửa hoạt động trong thời kỳ Đệ Tứ.
Một số nghiên cứu khác cho thấy, tại phía Tây Philippin, tức rìa phía Đông của
biển Đông, đã từng xảy ra động đất mạnh với đủ các điều kiện để gây ra sóng thần:
năng lượng lớn (M >8), độ sâu chấn tiêu nhỏ (h <30km), có cơ chế trượt thuận. Nếu
động đất mạnh xảy ra ở rìa Tây cung đảo Philippin thì nguy cơ sóng thần sẽ xuất hiện
tại đới bờ biển Việt Nam, trong đó có Quảng Ngãi.
Nghiên cứu phối hợp của các cán bộ Viện Vật lý địa cầu Việt Nam và Viện Vật
lý Trái đất Liên bang Nga năm 2005 chỉ ra rằng dọc đới bờ nam Trung Bộ có những di
tích về khả năng sóng thần cổ trong thời kỳ Holocen có độ cao khoảng 15m, biểu hiện
bằng sự xáo trộn dữ dội các loại trầm tích trên các bậc thềm biển ở độ cao 8-18m.
Theo nghiên cứu tính toán của Viện Vật lý địa cầu, với giả thiết động đất đạt cực
đại tại đới hút chìm Manila (Philippin) với cường độ Ms = 8,5 độ Richter thì bờ biển
Việt Nam sẽ chịu ảnh hưởng của sóng thần, cụ thể là độ cao sóng thần tại bờ biển Huế
là 1,5m, Đà Nẵng 1,8m, Quảng Nam 4,0m, Quảng Ngãi 3,74m, Bình Định 2,95, Phú
Yên 2,97, Khánh Hòa 3,15m. Theo kết quả tính toán của Vũ Thanh Ca (Viện khí
tượng thuỷ văn), Phạm Quang Hùng (Viện vật lý địa cầu) nếu trường hợp xảy ra động
đất ở phía tây Philippin với cường độ 9 độ Richter thì 2 giờ sau động đất sẽ gây ra
sóng thần tràn tới bờ biển Việt Nam với độ cao 3-5m.
Như vậy, theo các tính toán lý thuyết, sóng thần từ nguồn động đất ở xa có thể
đạt độ cao 1,5-5m tại vùng bờ biển Trung Bộ. Những dẫn liệu lịch sử về sóng lớn ở
biển Việt Nam mà nhiều người cho là sóng thần cũng đã từng xảy ra là dấu hiệu nhắc

nhở phải cảnh giác với loại thiên tai gây thảm họa này đối với đới bờ biển Quảng
Ngãi. Tuy nhiên, nguyên nhân của những lần có sóng lớn này có thể còn là do các hiện
tượng của thời tiết (đặc biệt khi có bão). Dọc bờ biển Quảng Ngãi đã có không ít lần
nước dâng trong bão có độ cao tới 2,0 mét hoặc hơn gây thiệt hại không nhỏ cho vùng
đất ven biển.
Ở Việt Nam hiện chưa có hệ thống cảnh báo sóng thần, nhưng tại Viện Vật lý
Địa cầu Hà Nội đã có Phòng báo tin động đất và cảnh báo sóng thần để xử lý số liệu
của quốc tế và thông báo sóng thần trong trường hợp cần thiết. Như vậy, nguy cơ sóng
thần ở bờ biển Việt Nam nói chung và đới bờ Quảng Ngãi nói riêng là một thực tế, cần
nghiên cứu, đánh giá đúng mức để có giải pháp phù hợp với loại hình thiên tai nguy
hiểm này.

3
c) Mực nước biển dâng và nguy cơ Tai biến thiên nhiên:
Theo kịch bản Biến đổi khí hậu, nước biển dâng cho Việt Nam do Bộ Tài nguyên
và Môi trường công bố tháng 6/2009 cho thấy, Báo cáo lần thứ 4 của IPCC ước tính
mực nước biển dâng khoảng 26-29cm vào năm 2010 và không loại trừ khả năng tốc độ
cao hơn. Tuy nhiên một số nghiên cứu gần đây cho rằng mực nước biển toàn cầu có
thể tăng 50-140cm vào năm 2100.
Các mực nước biển dâng cho Việt Nam được tính toán theo 3 kịch bản: phát thải
thấp nhất (B1), phát thải trung bình (B2) và phát thải cao nhất (A1FI). Kết quả tính
toán theo các kịch bản phát thải thấp, trung bình và cao cho thấy vào giữa thế kỷ 21
mực nước biển có thể dâng thêm 28 đến 33cm và đến cuối thế kỷ 21 mực nước biển
dâng thêm từ 65 đến 100cm so với thời kỳ 1980-1999 (bảng 1).
Bảng 8.1. Mực nước biển dâng (cm) so với thời kỳ 1980- 1999
Kịch bản

Các mốc thời gian của thế kỷ 21

Thấp

Trung bình
Cao
2020
11
12
12
2030
17
17
17
2040
23
23
24
2050
28
30
33
2060
35
37
44
2070
42
46
57
2080
50
54
71

2090
57
64
86
2100
65
75
100
Quảng Ngãi có địa hình phân bậc thấp dần theo chiều Tây- Đông, từ miền núi
cao Tây Trà, Sơn Tây, Ba Tơ, qua vùng trung du Bình Sơn, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành,
đến đồng bằng ven biển Tư Nghĩa, Mộ Đức, Đức Phổ trong một khoảng cách 50-
60km, kết quả độ dốc của các sông như Trà Bồng, Trà Khúc, Sông Vệ, Trà Câu…
tương đối lớn, vì vậy khoảng cách xâm nhập mặn theo các triền sông này vào nội địa
do hiện tượng nước biển dâng trong những năm tới không lớn. Tuy nhiên về lâu dài,
nước biển dâng có thể ảnh hưởng trực tiếp đến các vùng đất thấp như vùng cửa sông
Trà Bồng, các đầm ven biển: Lâm Bình, An Khê, làm thay đổi đặc tính hệ sinh thái
của chúng. Nước biển dâng cũng sẽ làm ngập và giảm diện tích canh tác của đồng
muối nổi tiếng Sa Huỳnh, gián tiếp tác động đến đời sống của diêm dân ở đây. Dựa
trên bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10.000 và lớn hơn hoàn toàn có thể tính chính xác diện tích
bị ngập của tỉnh Quảng Ngãi do nước biển dâng cho từng mốc thời gian của thế kỷ 21.
d) Tai biến xói lở - bồi tụ bờ biển:
Xói lở- bồi tụ bờ biển là loại thiên tai được hình thành do hoạt động của sóng
biển trong sự kết hợp với ảnh hưởng của các nhân tố khác (sự gia tăng của bão, mực
nước biển dâng lên, dòng chảy sông, biển, độ bền vững của đất đá tạo bờ, các hoạt
động của con người v.v...) góp phần làm gia tăng hay giảm cường độ của chúng.
Dọc bờ biển Quảng Ngãi đã từng xảy ra hiện tượng xói lở bờ biển ở Mộ Đức,
Đức Phổ v.v…Tại Sa Huỳnh vào cuối năm 2000 triều cường đã gây sạt lở đoạn bờ
biển trên 650 m. xói mòn vào bờ từ 25- 30 m sau khi đánh sập hoàn toàn 16 căn nhà
của dân, tiếp tục uy hiếp 30 căn nhà khác và khu du lịch Sa Huỳnh. Sau 10 năm, đầu
năm 2010 đoạn bờ này đã trở lại trạng thái cân bằng và một khu nghỉ dưỡng mới đang

được hình thành tại đây.
Liên quan với hoạt động hỗn hợp sông - biển thường dẫn đến xói lở - bồi tụ bờ
biển ở vùng cửa sông, ví dụ điển hình ở Quảng Ngãi là của Lở sông Vệ. Sông Vệ bắt
nguồn từ vùng núi đông Trường Sơn trên lãnh thổ huyện Ba Tơ, chảy theo hướng đông

4
bắc đổ ra biển qua của Lở. Lòng sông dốc, hàng năm chuyển tải trầm tích cát, bột ra
biển với khối lượng rất lớn, kết hợp dòng chảy biển ven bờ vận chuyển cát biển theo
hướng nam- bắc, để tạo nên dải cồn cát phía đông huyện Mộ Đức và ép dần cửa sông
Vệ chuyển dịch về phía bắc. Đây là xu thế chung của các cửa sông ở miền Trung như
cửa đầm Ô Loan ở Phú Yên; cửa Đề Gi, Cửa Hà Ra, của sông Lại Giang ở tỉnh Bình
Định. Vì vậy vào mùa hè thịnh hành gió đông và đông nam, đem cát đến bồi lấp cửa
sông Vệ, thậm chí bịt kín của sông, dòng chảy của sông này phả đổi hướng về phía cửa
Đại. Thời kỳ cửa sông Vệ bị cạn, hoặc bị đóng kín, dân chài không thể đưa tàu thuyền
ra vào qua cửa này, điều đó cản trở hoạt động nghề cá của họ. Vào mùa mưa lũ, khi
nước sông lên to, động lực dòng chảy mạnh, phá vỡ doi cát trước của sông và dòng
chảy sông Vệ đổ thẳng ra biển, luồng lạch lại thông thương.
Như vậy, quá trình đóng- mở cửa sông Vệ là quy luật tự nhiên theo chu kỳ năm,
tiến hành những công việc trái với quy luật này, ví dụ nạo vét cửa sông Vệ, khai thông
luồng lạch đều không khả thi, tốn tiền của Nhà nước và công sức của người dân. Tuy
nhiên, vào đầu mùa mưa, các vùng đất thấp ở hạ du sông Vệ có thể bị ngập lũ do cửa
sông còn đóng kín. Biện pháp thoát lũ đơn giản nhất là khơi thông một rãnh nhỏ và để
sông Vệ tự mở rộng cửa cho nước lũ thoát ra biển.
e) Tai biến thiên nhiên liên quan với biến đổi khí hậu toàn cầu
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi trạng thái của khí hậu theo một xu hướng nhất
định so với dao động trung bình của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài.
Như vậy, sự biến động dài hạn của khí hậu dẫn đến biến đổi khí hậu. Biến đổi khí hậu
là vấn đề mang tính toàn cầu mà cả nhân loại đang quan tâm sâu sắc. Trong báo cáo
phát triển con người 2007/2008 của Liên Hợp Quốc nhấn mạnh rằng vào đầu thế kỷ 21
nhân loại phải đối mặt với tình huống hết sức khẩn cấp của một cuộc khủng hoảng liên

quan ngày hôm nay và ngày mai. Đó là cuộc khủng hoảng biến đổi khí hậu.
Những biểu hiện của biến đổi khí hậu hiện đại trên Trái đất mà con người có thể
quan sát được bao gồm: sự nóng lên của Trái đất, sự tan băng và dâng cao mực nước
biển, sự dịch chuyển các đới khí hậu, sự thay đổi chế độ mưa, dòng chảy và hạn hán,
sự biến đổi của xoáy thuận nhiệt đới, cùng với những hệ quả về kinh tế, xã hội và môi
trường, sinh thái do chúng gây ra.
Bão và áp thấp nhiệt đới:
Quảng Ngãi nằm ở dải bờ phía Tây của biển Đông. Theo quy luật thông thường
hàng năm có nhiều cơn bão nhiệt đới đổ bộ vào miền Trung Việt Nam, giờ đây dường
như có sự thay đổi, bão và áp thấp nhiệt đới có thể xảy ra ở bất cứ thời gian nào trong
năm. Đối với Quảng Ngãi trong những năm gần đây, bão lốc, áp thấp nhiệt đới, mưa
to, ngập lũ và các hiện tượng thời tiết cực đoan khác xuất hiện ngày càng nhiều về tần
suất, càng mạnh về cường độ; có lúc có nơi, thiên tai xảy ra đến mức vượt ngưỡng
chịu tải của môi trường tự nhiên và cộng đồng dân cư ven biển và vùng đồng bằng,
dẫn đến thảm họa môi trường.
Theo số liệu thống kê, từ 2005 đến 2009 bão và áp thấp nhiệt đới vào biển Đông
nhiều hơn, trung bình năm có 13-17 cơn. Bão ảnh hưởng đến miền Trung và Quảng
Ngãi cũng gia tăng: Năm 2005 Việt Nam hứng chịu 5 cơn bão, trong đó đổ bộ vào
Quảng Ngãi chỉ có 1 cơn, nhưng lại là cơn bão mạnh. Năm 2006 là 2 cơn, trong đó cơn
bão Xangsen là bão mạnh nhất kể từ 2006 về trước.Năm 2007: 5 cơn, năm 2008: 7
cơn, năm 2009: 3 cơn, nhưng cơn bão số 9 có tên gọi KETSANA đổ bộ vào Quảng

5

×