MỤC LỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................2
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ......................................................................4
I. Khái niệm về đói nghèo và môi trường......................................................4
1. Khái niệm về đói nghèo.......................................................................4
2. Khái niệm về Môi trường...................................................................4
II. Mối quan hệ giữa đói nghèo và môi trường.............................................5
1. Tình trạnh ô nhiễm môi trường.........................................................5
2. Tình hình đói nghèo ở Việt Nam........................................................6
3. Mối quan hệ giữa đói nghèo và môi trường......................................8
III.Giải pháp..................................................................................................10
KẾT LUẬN...........................................................................................13
1
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Môi trường và nghèo đói là vấn đề nóng bỏng đang được quan tâm hiện
nay ở hầu hết các nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Khi khoa học kỹ
thuật càng phát triển, đời sống con người được nâng cao thì môi trường cũng bị
ảnh hưởng không ít. Tăng trưởng kinh tế cao nhưng chưa hẳn đã xoá bỏ được
đói nghèo. Như vậy, giữa môi trường và đói nghèo có liên quan đến nhau hay
không?. Có rất nhiều câu hỏi liên quan đến mối liên hệ giữa đói nghèo và môi
trường được đặt ra: người nghèo nhận thức thế nào về mối liên hệ giữa đói
nghèo và môi trường? mối liên hệ giữa sinh kế của người nghèo tác động lên
môi trường và ngược lại?. người nghèo bị ảnh hưởng như thế nào khi môi
trường bị suy giảm?. và ở Việt Nam chúng ta đã giải quyết những vấn đề này ra
sao?.
Nước ta đã đạt những tiến bộ đáng kể trong việc giảm đói nghèo, các
nguồn tài nguyên môi trường nhìn chung vẫn có xu hướng giảm sút. Nhóm cộng
đồng nghèo phải chịu đứng vấn đề này nhiều hơn là các cộng đồng có thu nhập
khá hơn trong xã hội, có một vài lý do dẫn đến tình hình này. Đầu tiên là người
nghèo nhìn chung phải phụ thuộc nhiều hơn vào các nguồn tài nguyên thiên
nhiên hơn là những người khá giả. Hầu hết những người nghèo ở Việt Nam vẫn
phụ thuộc vào canh tác nông nghiệp nhỏ để sinh sống, và khi chất lượng đất,
nước giảm đi, chất lượng cuộc sống của họ cũng bị giảm theo. người nghèo
cũng ít có khả năng hơn trong việc bảo vệ bản than họ trước ô nhiễm môi trường
hoặc đối phó với các vấn đề về sức khoẻ do ô nhiễm môi trường gây ra. Hơn
nữa họ thường bị ảnh hưởng do những tác động của thiên tai gây ra, trong khi đó
họ lại không có đủ điều kiện trong việc tái thiết cuộc sống của họ sau thiên tai.
Rất may là mối liên hệ giữa môi trường và nghèo đói là mối quan hệ hai chiều
và cái thiên chất lượng môi trường cũng góp phần làm giảm nghèo đói. Ví dụ
như cải thiện hệ thống cấp nước sách có thể nâng cao sức khoẻ và làm giảm thời
2
gian cho việc lấy nước, tạo điều kiến có thời gian làm việc khác. Việc làm giảm
ảnh hưởng của thiên tai đối với người nghèo sẽ làm cho họ có điều kiện tiếp cận
tốt hơn với các sinh kế và nguồn cung cáp lương thực thực phẩm. Những cái
thiện trong quản lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên có thể giúp cho những
người nghèo, những người vốn phụ thuộc vào nguồn tài nguyên có thể nâng cao
mức sống của họ. Vì vậy những cái thiện chung về môi trường sẽ đem lại lợi ích
cho người nghèo.
3
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Khái niệm về đói nghèo và môi trường
1. Khái niệm về đói nghèo
- Nghèo diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng
với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định.
- Tổ chức y tế TG (WHO) định nghĩa: “Một người là nghèo khi thu nhập
hang năm ít hơn một nữa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm ”.
- Nghèo tuyệt đối: (theo định nghĩa của NH Thế Giới): “Nghèo ở mức độ
tuyệt đối là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt
đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong
tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt qua sức tưởng tượng mang dấu ấn của
cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta ”.
- Nghèo tương đối: là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và
phi vật chất cho những người thuộc về một số tổng lớp XH nhất định so với sự
sung túc của XH đó.
2. Khái niệm về Môi trường.
- theo điều 1,luật bảo vệ môi trường của Việt Nam: “Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao
quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người và thiên nhiên”.
- Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại:
+ Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá
học, sinh học tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác
động của con người. Đó là ánh sang mặt trời, núi song, biển cả, không khí, thực
vật,…
4
Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa,
cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu
thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để
giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú.
+ Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là
những luật lệ, thể chế, quy định,…Môi trường xã hội định hưởng hoạt động của
con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho
sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác.
- Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ
bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc
sống con người. Tóm lại môi trường là tất cả những gì có xung quanh ta, cho ta
cơ sở để sống và phát triển.
II. Mối quan hệ giữa đói nghèo và môi trường
1. Tình trạnh ô nhiễm môi trường
- Ô nhiễm môi trường là tình trạng môi trường bị ô nhiễm bởi các chất hoá
học sinh học… gây ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, các cơ thể sống khác .
- Ô nhiễm môi trường đất: Môi trường đất là nơi trú ngụ của con người và
hầu hết các sinh vật cạn, là nền mong cho các công trình xây dưng dân dụng,
công nghiệp và văn hoá của con người. Đất nguồn tài nguyên quý giá, con người
sử dụng tài nguyên đất vào hoạt động sản xuất nông nghiệp để đảm bảo nguồn
cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người. Nhưng với nhịp độ gia tăng dân
số và tốc độ phát triển công nghiệp và hoạt động đô thị hoá như hiện nay thì
diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp, chất lượng ngày càng bị suy thoái,
diện tích đất bình quân đầu người giảm – riêng chỉ với ở Việt Nam, thực tế suy
thoái tài nguyên đất là rất đáng lo ngại.
Ô nhiễm môi trường nước: Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi
các tính chất vật lý – Hoá học – Sinh học của nước với sự xuất hiện các chất lạ ở
5