Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Quản lý chất thải rắn chương 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.31 KB, 10 trang )

Chương 1: Giới thiệu
Tóm tắt
Khái niệm rác là một sản phẩm phụ, chất thải từ hoạt động con người và những vấn đề
liên quan đến rác thải đang được tranh luận rất nhiều thời gian gần đây. Dựa trên những
tranh luận này, các mục tiêu môi trường liên quan đến quản lý rác thải ra đời. Các cách
tiếp cận để đạt các mục tiêu môi trường trong thời gian gần đây chủ yếu dựa vào pháp
luật, mang tính chất “cuối đường ống” về mặt chiến lược. Các nguyên tắc và các khó
khăn của luật pháp hiện hành cũng được đưa ra thảo luận. Một cách tiếp cận mới, quản
lý kết hợp, được giới thiệu làm chủ đề cơ bản của cuốn sách này.

1.1 Rác là gì
Các định nghĩa về “rác” luôn luôn nói đến sự thiếu hữu dụng hay thiếu giá trị của loại
chất thải này hay đôi khi còn gọi là những “phần thừa vô dụng”. “Rác” là chất thải ra từ
hoạt động con người. Về mặt lý học, nó cũng chứa các vật chất giống như các sản phẩm
hữu dụng. Nó chỉ khác các sản phẩm hữu dụng ở chỗ nó không mang giá trị. Do đó, cách
cơ bản để giải quyết vấn đề rác là lấy lại giá trị cho nó. Trong nhiều trường hợp, tính
“thiếu giá trị” liên quan đến thành phần tạp hoặc không được biết đến của rác. Tách các
thành phần trong rác sẽ làm tăng giá trị của nó nếu như các thành phần đó vẫn còn sử
dụng được. Định nghĩa chính xác Rác là gì và Rác không là gì không chỉ là mối quan tâm
về mặt khoa học. Nó sẽ quyết định thành phần nào trong rác sẽ cần phải được tăng cường
quản lý về mặt pháp lý và thành phần nào không cần thiết.
Rác có thể được phân loại bằng nhiều cách: bằng tính chất vật lý (rắn, lỏng, khí) và công
dụng (rác bao bì, thực phẩm); bằng vật liệu (thủy tinh, giấy...); bằng hình thức xử lý (có
thể đốt, có thể làm phân bón, có thể tái chế); bằng nguồn gốc (sinh hoạt, thương mại,
nông nghiệp, công nghiệp..) hay bằng cấp độ an toàn (độc hại và không độc hại). Cuốn
sách này chỉ tập trung vào quản lý rác thải sinh hoạt và thương mại. Đây chỉ là một phần
nhỏ trong tổng số các loại chất thải rắn. Mỗi năm, các quốc gia công nghiệp thải ra trên
năm tỉ tấn chất thải rắn gồm rác sinh hoạt, thương mại và công nghiệp.
Có lý do khi đề cập đến rác thải sinh hoạt và thương mại. Thứ nhất, vấn đề quản lý chất
thải đang thu hút sự quan tâm của toàn xã hội. Thứ hai, rác thải sinh hoạt, về mặt tự nhiên
là một trong những nguồn khó quản lý hiệu quả nhất. Rác sinh hoạt bao gồm nhiều thành



1


phần (thủy tinh, kim loại, giấy, nhựa, và chất hữu cơ) trộn lẫn vào nhau, trong đó mỗi
thành phần chiếm một số lượng nhỏ. Thành phần rác thải sinh hoạt cũng đa dạng tùy
thuộc vào sự khác biệt giữa các mùa trong năm và vị trí địa lý giữa các quốc gia, và giữa
nông thôn và thành thị.
Trái lại, rác thải thương mại, công nghiệp và các nguồn khác có xu hướng thuần nhất
hơn, trong đó số lượng từng thành phần cũng nhiều hơn. Như vậy, nếu như một hệ thống
được thiết kế để quản lý hiệu quả các thành phần trong rác sinh hoạt, hệ thống đó có thể
được áp dụng trong quản lý các nguồn rác thải khác. Nói cụ thể hơn, trong những chương
sau, một hệ thống thu gom, phân loại và quản lý rác sinh hoạt có thể chấp nhận các nguồn
rác tương tự.
Như vậy, mặc dù cuốn sách này cơ bản đề cập các loại rác thải sinh hoạt, nó có thể áp
dụng đối với tất cả các lãnh vực quản lý chất thải rắn.

2


Hộp 1.1. RÁC THẢI: VÀI KHÁI NIỆM QUAN TRỌNG

1. Mối quan hệ giữa rác thải và giá trò
Tiêu thụ hoặc sử dụng ï

Sản phẩm
hữu dụng

Rác thải


Khơi phục giá trò

2. Mối quan hệ giữa giá trò và sự pha trộn
1

Giá trò = f
Mức độ pha trộn

3. Các phân lọai rác thải
Theo: - tính chất vật lýù
- cơng dụng
- loại vật liệu
- hình thức xử lý
- nguồn gốc
- mức an tòan

3


1.2 Các mối quan ngại về môi trường.
Từ lâu nay, sức khỏe và sự an toàn là những vấn đề quan tâm chính trong quản lý rác
thải. Hiện nay, xã hội đặt ra yêu cầu cao hơn nữa: bên cạnh yếu tố an toàn, quản lý rác
thải cũng cần quan tâm đến những tác động rộng hơn lên môi trường. Các mối quan tâm
về môi trường đối với quản lý chất thải có thể được chia thành 2 lãnh vực chủ yếu: bảo
tồn tài nguyên và ô nhiễm môi trường.
1.2.1 Bảo tồn tài nguyên
Vào năm 1972, cuốn sách bán chạy nhất Limits to growth (Những giới hạn của phát triển)
(Meadows et al., 1972) được xuất bản. Nó tranh luận rằng tỉ lệ sử dụng tài nguyên không
tái sinh và các nguồn năng lượng có thể sẽ không tiếp tục một cách vô tận. Hai mươi năm
sau, cuốn tiếp theo, Beyond the limits (Bên kia những giới hạn) (Meadows et al., 1992)

cũng đề cập về vấn đề tương tự, nhưng với sự khẩn trương hơn. Nguyên liệu đang được
khai thác với tốc độ nhanh hơn tốc độ tái tạo tự nhiên hay tốc độ tìm ra các nguồn thay
thế. Kết quả là, tương lai của hành tinh nằm trong khái niệm phát triển bền vững. Khái
niệm này được định nghĩa trong Báo cáo Brundtland “Our Common Future” (Tương lai
chung của chúng ta) (WCED, 1987) như sau: “(đó là) sự phát triển đáp ứng nhu cầu của
thế hệ hiện tại mà không làm giảm đi khả năng đáp ứng nhu cầu của thế hệ tương lai” Sự
Bền vững đòi hỏi tài nguyên thiên nhiên phải được quản lý và nếu có thể, bảo tồn hiệu
quả.
Tạo ra và thải nhiều rác được xem như lãng phí tài nguyên của trái đất. Chôn rác vào hố
có vẻ như quản lý tài nguyên không hiệu quả. Tuy nhiên, cần nhớ rằng dù trái đất là hệ
thống mở đối với năng lượng, trước tiên nó là hệ thống đóng đối với nguyên liệu. Dù
nguyên liệu có thể được di chuyển vòng quanh, sử dụng, thải ra hay cô đặc, tổng số lượng
nguyên liệu của trái đất vẫn giữ nguyên (trừ những nguyên tố phóng xạ không ổn định).
Thật vậy, lượng nguyên liệu hữu dụng trong các bãi chôn lấp cao hơn trong các mỏ
quặng nguyên liệu thô. Rồi đến một ngày người ta sẽ đào xới khai thác các bãi chôn lấp
như đã xảy ra ở một số nước. Như thế việc chôn lấp được xem như tích lũy tài nguyên
hơn là thải bỏ. Nhưng đó có phải là cách quản lý tài nguyên hiệu quả?
1.2.2 Sự ô nhiễm môi trường.
Ô nhiễm thật sự hay tiềm năng là cơ sở cho các quan ngại nhất hiện nay về môi trường.
Từ trước đến nay, môi trường được xem như bể chứa chất thải do con người tạo ra.

4


Nguyên vật liệu đã được thải vào khí quyển hay nguồn nước hay bỏ vào các bãi chôn lấp
và được phép pha loãng và khuếch tán. Ở mức độ ô nhiễm thấp, các qui trình sinh học và
hóa-địa tự nhiên xử lý các dòng thải này mà không gây ra những thay đổi về điều kiện
môi trường. Tuy nhiên , khi mức độ thải cao hơn do tăng dân số và hoạt động con người,
các qui trình xử lý tự nhiên không đủ khả năng ngăn chặn những thay đổi môi trường.
Trong những trường hợp ô nhiễm nghiêm trọng (sông, kênh rạch) các qui trình tự nhiên

hoàn toàn sụp đổ dẫn đến những biến đổi lớn về chất lượng môi trường.
Cũng như nguyên liệu không phải là vô hạn, môi trường không phải là bể chứa chất thải
vô tận. Các diều kiện môi trường xuống cấp do con người gây ra ngày nào đó sẽ quay lại
ám ảnh xã hội loài người. Kết quả là ngày càng có nhiều người ý thức hơn về vấn đề
không xem môi trường là bể chứa chất thải của xã hội và là yếu tố đứng ngoài, nhưng là
thành phần của hệ sinh thái toàn cầu cần phải quản lý hiệu quả và cẩn trọng.
Ở cấp địa phương, người ta bắt đầu quan ngại về các kỹ thuật xử lý chất thải được giới
thiệu. Các nhà máy đốt rác tạo nỗi lo về mức độ phát thải nói chung, và lượng dioxin nói
riêng. Tương tự, các bãi chôn lấp đang tạo ra các khí từ bãi. Mức độ toàn cầu có tiềm
năng sự ấm toàn cầu. Rủi ro về vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngầm do nước rỉ từ bãi rác
cũng đang được quan tâm. Các vấn đề môi trường địa phương đang tạo ra nhiều áp lực
cho các nhà lập kế hoạch quản lý rác đô thị.

1.3 Những cách tiếp cận hiện nay: pháp lý
Trong những quốc gia phát triển, quản lý rác thải trước đây dựa vào luật pháp. Các công
cụ pháp lý chủ yếu tập trung hai lãnh vực: các qui định “cuối đường ống” và các mục tiêu
chiến lược.
1.3.1 Các qui định “cuối đường ống”:
Đây là những qui định về kỹ thuật và liên quan đến các qui trình trong xử lý và thải bỏ
rác. Ví dụ như những qui định về sự xả khí thải đối với các nhà máy đốt rác . Những nội
qui như vậy có thể được đặt ra ở cấp quốc gia hay cấp quốc tế. Sự phát thải ở các nhà
máy đốt rác là tâm điểm của 2 luật hướng dẫn (directives) ở Cộng đồng Châu Âu
(89/369/EEC và 89/429/EEC). Cần thiết có những qui định để đảm bảo sự hoạt động an
toàn trong qui trình xử lý rác thải và dù sử dụng các công nghệ mới nhất, các qui định
“cuối đường ống” không dẫn đến những thay đổi lớn trong quản lý rác.

5


Hộp 1.2.


THỬ THÁCH CỦA QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

Hoạt
động của
con người

Chất thải
rắn

NHƯNG

Thái độ thông thường:
-

miễn là không nằm trong vườn nhà
tôi

-

miễn là không phải trong nhiệm kỳ
của tôi

-

hoàn toàn không xây dựng vào bất
cứ lúc nào, bất cứ ai

SỰ PHẢN ỨNG LẠI
MỘT CHIẾN LƯC TỔNG QUÁT NHẰM GIẢM

TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
Giảm lượng rác thải ra
Quản lý rác khơng thể tránh được

6


Hộp 1.3 NHỮNG CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẠT ĐƯC TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN

1. Tiếp cận riêng biệt (bolt-on)

Rác

Hệ Thống Hiện Thời

Có khả năng xảy ra:

Trở thành

+

Hệ Thống 1

Hệ Thống 2
(Bolted-on)
?

chi phí cao hơn
tác động vòng đời lớn hơn ngay cả khi nguyên liệu được tái chế hay làm phân


2. Tiếp cận tồng chất lượng

Rác

Hệ Thống hiện thời

Sẽ xảy ra:

Sử dụng các nguồn lực
của Hệ Thống hiện thời
như:
sức người, tiền bạc, công
cụ, áp dụng để đạt được
những mục tiêu mới

Hệ Thống Mới

một sự cải thiện tác động vòng đời theo đònh nghóa
với những chi phí phụ trội thấp nhất

7


Giá trò từ hàng hóa
và dòch vụ

NHIỀU HƠN

CÔNG NGHIỆP


Nguyên liệu

với

Chất thải
+
Rác

Năng lượng

ÍT HƠN

(a)

Giá trò từ sản phẩm
được khôi phục

NHIỀU HƠN

CÔNG NGHIỆP QUẢN
LÝ CHẤT THẢI

rác
Năng lượng,
không gian

với

Chất thải
ÍT HƠN

(b)

Hình 1.1 ‘nhiều hơn với ít hơn’ và phát triển bền vững.
(a) Sự phát triển bền vững. Báo cáo Brundland về Sự Phát Triển Bền Vững (WECD, 1987) đã giới
thiệu khái niệm về ‘nhiều hơn và ít hơn’, chẳng hạn nhu cầu sản xuất nhiều giá trò hơn từ hàng
hoá và dòch vụ với ít nguyên liệu thô và năng lượng tiêu hao hơn, với ít chất thải sinh ra hơn.
(b) Quản lý chất thải bền vững hay còn được gọi là ‘nhiều hơn với ít hơn’, chẳng hạn nhiều sản
phẩm có giá trò hơn được khôi phục từ chất thải với ít năng lượng, ít tiêu hao không gian và ít
chất thải hơn.

8


1.3.2 Các mục tiêu chiến lược:
Các chiến lược đang được sử dụng nhiều hơn để xác định những phương cách rác thải sẽ
được xử lý trong tương lai. Ở các nước Đức, Hà Lan và Anh đã có các luật và hướng dẫn
cho các giải pháp quản lý rác thải (chủ yếu là tái chế). Ở cấp khu vực Cộng đồng Châu
Âu, các Bộ luật (Directive) về quản lý CTRĐT đã được xây dựng.

1.4 Chi phí kinh tế của việc cải thiện môi trường
Những cải thiện môi trường đối với các phương pháp loại bỏ chất thải nên được hoan
nghênh, khi chúng được bảo vệ một cách khoa học. Dù sao những cải thiện thường kết
hợp với những chi phí kinh tế. Điều này luôn đúng với giải pháp cuối-đường-ống khi lắp
đặt công nghệ mới làm sạch những phát tán theo sau những kiểm soát nghiêm ngặt
thường xuyên. Nó cũng có thể đúng với những giải pháp chiến lược giảm tác động môi
trường trong quản lý chất thải, như là việc tái chế. Xem các chương trình ‘Hộp Xanh’ mà
đã được giới thiệu cho việc thu gom lề đường các nguyên liệu tái chế được ở nhiều nơi ở
Bắc Mỹ, và gần đây ở Sheffield và Adur, Anh , hay hệ thống song song (Dual) đang hoạt
động ở Đức với các nguyên liệu đóng gói làm những ví dụ. Trong khi những hệ thống
này có thể thu gom số lượng lớn nguyên liệu chất lượng cao, các chương trình thu gom

hoạt động song song với việc thu gom rác gia đình. Hai xe sẽ đến trước từng nhà, thay vì
chỉ một xe như trước đây. Những hệ thống này, cùng với việc thu gom các chất thải còn
lại, chắc chắn sẽ tăng chi phí. Việc cân bằng thỏa hiệp giữa chi phí kinh tế và tác động
môi trường đã được xem như một trở ngại đối với những cải thiện môi trường trong việc
quản lý chất thải.
Gộp vào các chi phí môi trường bên ngoài. Các chi phí môi trường và xã hội để loại bỏ
rác thải về mặt lịch sử đã được xem là những chi phí bên ngoài. Thí dụ, các ảnh hưởng
của việc phát tán do đốt rác, hay việc rò rĩ nước rác và khí thoát ra từ những bãi rác
không được xem như phần chi phí của những phương pháp loại rác này. Tuy nhiên gần
đây hơn, khi các quy định về phát tán trở nên chặt chẽ hơn, các chi phí để kiểm soát phát
tán đã được đưa vào chi phí loại bỏ rác. Tương tự, khi luật pháp (ví dụ Luật Bảo Vệ Môi
Trường tại Anh, 1990) đòi hỏi giám sát các khu đổ rác thải sau khi đã đóng cửa, và việc
cung cấp các hợp đồng bảo hiểm để đền bù các vấn đề môi trường có thể xảy ra trong
tương lai, chi phí thật cho từng giải pháp quản lý rác thải trở nên rõ ràng. Với những điều

9


kiện như thế, các chọn lựa quản lý rác thải với các tác động môi trường thấp hơn đã có vẽ
đắt hơn và có thể trở nên bền vững về mặt kinh tế.
Xây dựng các mục tiêu môi trường trong hệ thống quản lý rác thải. Một hệ thống bổ sung
hay một giải pháp cuối-đường-ống sẽ đòi hỏi các chi phí phụ. Một hệ thống kết hợp có
thể xử lý tất cả các nguyên liệu trong dòng rác thải. Một hệ thống kết hợp dựa-trênnguyên-liệu cho phép thu gom hiệu quả và quản lý rác thải từ nhiều nguồn khác nhau.
Mục tiêu chất lượng sẽ tối thiểu hóa các tác động môi trường của cả hệ thống quản lý rác
thải, trong khi giữ các chi phí kinh tế ở một mức chấp nhận được. Định nghĩa chấp nhận
được sẽ thay đổi tùy theo nhóm quan tâm, và với không gian, nhưng nếu chi phí nhỏ hay
không nhiều hơn chi phí hiện hữu, nó sẽ được chấp nhận nhiều nhất.

1.5 Một tiếp cận kết hợp để quản lý chất thải rắn
Mục đích của cuốn sách này là đề nghị một phương pháp kết hợp để quản lý chất thải rắn

mà có thể đạt được tính bền vững cả về kinh tế và môi trường. Rõ ràng là không có một
phương pháp xử lý rác đơn lẽ nào có thể xử lý tất cả nguyên liệu trong rác thải một cách
bền vững môi trường. Lý tưởng là cần có nhiều giải pháp quản lý để chọn lựa. Việc sử
dụng các giải pháp khác nhau như việc ủ phân hay phục hồi nguyên liệu cũng sẽ tùy
thuộc vào việc thu gom và hệ thống phân loại được sử dụng. Do đó, bất kỳ hệ thống quản
lý rác thải nào cũng cần tập hợp nhiều quy trình liên quan lẫn nhau và kết hợp với nhau.
Thay vì tập trung hay so sánh các giải pháp riêng lẽ, cần thử nghiệm để tổng hợp các hệ
thống quản lý rác thải mà có thể xử lý cả dòng rác thải, và sau đó so sánh các hoạt động
chung của chúng trong phạm vi kinh tế và môi trường.

10



×