Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Quản lý chất thải rắn chương 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (466.85 KB, 25 trang )

Chương 3: Sự tạo ra chất thải rắn
Tóm tắt:
Chương 3 đánh giá số lượng và thành phần của chất thải rắn có khả năng được phát
sinh trong một phạm vi nhất định. Việc thiếu thu thập số liệu toàn diện và tiêu chuẩn
hóa là một trong những yếu tố hạn chế trong quy trình này, và trong sự phát triển của
hệ thống quản lý chất thải rắn hiệu quả nói chung. Chương này trình bày cho số liệu
có giá trị liên quan việc phát sinh và thành phần của chất thải rắn nói chung, và đặc
biệt CTRĐT đối với Châu Âu. Số liệu hạn chế; không đầy đủ và được dựa trên việc
định nghĩa khác nhau về các loại chất thải rắn. Những định nghĩa được nói rõ đối với
loại rác thải được giải quyết trong cuốn sách này, chủ yếu là CTRĐT bao gồm rác
thải sinh hoạt (được thu gom và vận chuyển), rác thải thương mại và rác thải văn
phòng. Những hạn chế của chương trình phân loại hiện nay được thảo luận và việc
phát triển trong việc phân tích rác thải được phác thảo.

24


Nguyên
liệu thô

Năng
lượng

Chất thải rắn hộ gia
đình/ thương mại

RANH GIỚI
HỆ THỐNG

Hệ thống thu gom tận nơi
Chất tái sinh khô



Phân lọai ban
đầu tại hộ gia
đình

Kho nguyên liệu thô

Rác trong vườn

Kho nguyên liệu pha
trộn

Vò trí trung tâm

Rác sinh học

Vò trí trung tâm

Rác lớn
Chất thải dư

Thu gom

Hệ thống thu gom lề đường

Rác sinh học
thương mại

Chất tái sinh khô


Sản phẩm tái chế

Rác sinh học

RDF

Phân
lọai
RDF
Phân sinh
học từ
CTRĐT

Nguyên
liệu thứ
cấp

Phân lọai
MRF

Năng
lượng
Tiền phân loại

Thối rữa

Rác cặn

Tạo thành
khí mê tan


RDF

Đốt tổng
hợp

Đốt RDF

Đốt
nhiên
liệu

Đốt tổng
hợp

tro

chôn

Tiền xử lý

Tạo thành
phân sinh học

Bã phân SH

Bụi

chôn


Bãi chơn
lấp rác
nguy hiểm.

Hình 3.1 Chất thải rắn được đưa vào hệ thống quản lý chất thải rắn kết hợp
25

Phân
sinh học

Khí
thải
Nước
thải
Chất thải
trơ cuối
cùng


3.1.Giới thiệu:
Xác định rõ dòng rác thải là cần thiết, nhất là trong nghiên cứu liệt kê vòng đời rác
thải. Hầu hết tổng lượng chất thải từ trong một hệ thống nào đó phản ánh những gì có
trong rác thải đầu vào. Điều này nhấn mạnh nhu cầu cần giảm lượng rác thải và
nguyên liệu độc hại tiềm năng. Sự thay đổi đối với hệ thống quản lý rác thải có thể
dẫn đến thay đổi nơi rác thải rời khỏi một hệ thống.

3.2 Sự tạo ra chất thải rắn ở Châu Âu:
Khoảng 5 tỉ tấn rác thải được sinh ra ở Châu Âu mỗi năm. Bảng 3.1 chỉ rõ lượng rác
được tạo ra ở từng quốc gia, phân theo nguồn rác thải. Mặc dù bảng 3.1 chỉ tượng
trưng cho việc ước đoán lượng rác thải được sinh ra, các chính phủ đã thông báo rằng

nhiều số liệu liên quan đến phát sinh rác chỉ là ước đoán.
Hai yếu tố chính góp phần cho việc thiếu số liệu xác thực này: thiếu việc thu thập số
liệu có tính hệ thống và thiếu những tiêu chuẩn phân loại rác thải. Về phương diện
lịch sử, rác thải được đo lường bằng tấn khi vứt bỏ hơn là khi được tạo ra. Do đó, nơi
mà rác thải được sinh ra và được xử lý, như với rác thải nông nghiệp, những loại rác
thải này không được đo lường hoặc thể hiện trong thống kê. Cũng như thế, việc vứt
bỏ rác thải nằm ưu tiên trong các chính sách chính trị trước đây. Do đó, những dữ liệu
thống kê quốc gia được cập nhật về rác thải rất hạn chế.
Việc phân loại rác thải theo truyền thống là từ ở nguồn hơn là theo thành phần. Tuy
nhiên, do những phương pháp quản lý khác nhau ở các quốc gia Châu Âu, không có
qui định phân loại chung nào được chấp nhận. Loại “chất thải rắn đa thành phần” là
thí dụ tiêu biểu. (Carra and Cossu, 1990). Ở một vài quốc gia, số liệu chỉ được thu
thập đối với rác thải sinh hoạt, trong khi những quốc gia khác bao gồm thêm rác thải
thương mại và đôi khi từ những ngành công nghiệp nhẹ. Tương tự, số liệu về chất
thải rắn được sinh ra trong quá trình sản xuất năng lượng có thể được thể hiện riêng
hoặc thể hiện chung với rác thải công nghiệp. Rõ ràng, “chất thải rắn” là một khái
niệm đa dạng. Mặc dù việc phân định các loại rác thải là khó khăn, việc thiếu các
khái niệm cố định đem lại cho các quốc gia nhiều vấn đề. Những loại rác thải phổ
biến nhất được trình bày ở bảng 3.2.

26


Việc thiếu số liệu thống kê chính xác đối với việc phát sinh rác thải dẫn đến có sự
khác biệt lớn trong các số liệu được báo cáo. Sự khác biệt này được thể hiện dưới
dạng biểu đồ ở hình 3.2. Nó cung cấp các số liệu khác nhau về việc phát sinh rác thải
ở nước Anh trong cùng khoảng thời gian. Hầu hết sự khác biệt này có thể lý giải do
những khác biệt trong số lượng ước đoán cho rác thải ngành nông nghiệp và khai mỏ.
Thật khó đánh giá việc xử lý đối với 2 loại rác này. Cũng có một báo cáo tái đánh giá
những gì cấu thành nên “chất thải” trong ngành nông nghiệp (DoE, 1992).

Việc thảo luận về quản lý rác thải cũng bị cản trở bởi những nguồn dữ liệu không
chắc chắn. Thiếu số liệu xác thực dẫn đến việc tăng nhanh các báo cáo trong đó việc
trích dẫn số liệu không thể hiện được các nguồn.
Tuy nhiên, việc thiếu những định nghĩa nhất quán và số liệu thống kê đáng tin cậy
trên phạm vi một quốc gia không nhất thiết cản trở việc lập các chương trình quản lý
chất thải rắn tổng hợp cấp địa phương hoặc quốc gia vì những chương trình này yêu
cầu số liệu địa phương chính xác hơn là số liệu quốc gia. Hầu hết những chính quyền
địa phương có được số liệu về lượng rác thải được sản xuất ra. Tuy nhiên, họ phải
dựa vào các số liệu trung bình của quốc gia đối với thành phần của rác thải, vì việc
phân tích rác thải tốn kém và đòi hỏi nhiều lao động để thực hiện.

27


Bảng 3.1

Sư tạo ra chất thải rắn (CTRĐT) ở Châu Âu (nghìn tấn/năm)

Quốc gia

Năm

CTRĐT

o
Bỉ
Bungary
Cộng hòa Séc
Đan Mạch
Phần Lan

Pháp
Đức
Hy Lạp
Hungary
Ai xơ len
Ai len
Ý
Lúc xem bua
Hà Lan
Na Uy
Ba Lan
Bồ Đào Nha
Cộng hòa Xlô Vác
Tây Ban Nha
Thụy Điển
Thụy Só
Thỗ Nhó Kỳ
Vương quốc Anh

1990
1988
1990
1987
1985
1990
1990
1990
1990
1989
1990

1984
1991
1990
1990
1990
1991
1990
1987
1990
1990
1990
1989
1990

4783
3410
2562
2600
2430
3100
20320
27958
3000
4900
80
1100
20033
170
7430
2000

13300
2538
1901
12546
3200
3000
19500
20000

Nơng nghiệp

Khai thác mỏ/
Khai thác đá

880

21

9028
451

1506755
533373

23000
400000

21650
100000
19296

3900

90
62000
22000

1930

19210
18000
81000
942
112102
21000

391
9000
85200
202
4276
70000
28000

80000

107000

Sản xuất CN

Sản xuất

năng lượng

Xây dựng

31801
27000
370757
39604
2304
10160
50000
81906
4304
45000
135
1580
34710
1300
7665
2000
17000
662
22602
13800
13000
1000

1150
1069
195560

25774
1532
950

18309
680

29598
7680

120394

56000

13000

2677
1747
7000

Bùn kênh Bùn cống

111
4805
333885
23071
3000

365
687

776
2750
1263
1000
600
1750

Khác

2830

150
9800

30000
130

1553
18800
165
3128
625

240
34374
5240
12390
2000

17500


5977
22000
1200
2000
32000

Nguồn: EUROSTAT (1994b)

28

570
3428
15
320
1000
1000
1041
10000
220
260

21000

1000

860

15
497

3850

0


Bảng 3.2

Phân lọai chất thải rắn

Những loại chất thải rắn

Đặc điểm

Nguồn gốc nông nghiệp
Nguồn gốc quặng, mỏ

Rác thải sinh ra từ hoạt động nơng nghiệp
Chủ yếu là các loại rác khoáng chất trơ, từ việc khai thác than và
từ các loại quặng mỏ khác

Từ nạo vét kênh mương

Rác hữu cơ và khoáng chất từ việc nạo vét

Nguồn gốc xây dựng

Rác từ hoạt động xây dựng chủ yếu là vật liệu trơ và gỗ

Nguồn gốc công nghiệp


Rác thải từ các quá trình công nghiệp, đôi khi bao gồm rác từ
quá trình sản xuất năng lượng

Từ quá trình sản xuất năng lượng Chất thải rắn từ các nhà máy sản xuất năng lượng bao gồm cả
bụi tro sinh ra từ việc đốt than
Cặn, rác từ cống rãnh

Rác hữu cơ rắn, bò thải bỏ qua việc thiêu hủy và thải ra biển (sẽ
sớm bò ngăn cấm), sẽ được sử dụng để làm phân bón cho đất hay
làm phân sinh học

Rác nguy hiểm/ đặc biệt

Chất thải rắn có chứa những nguyên tố gây nguy hiểm đến tính
mạng được gọi là “rác nguy hiểm” theo chỉ thò của Châu Âu hay
“rác đặc biệt” ở Anh.

Nguồn gốc thương mại

Chất thải rắn từ các văn phòng, cửa hàng, nhà hàng,…v… thường
được đề cập trong tập hợp CTRĐT

Chất thải rắn đô thò

Chất thải rắn được thu gom và kiểm soát bởi các đô thò, chủ yếu
bao gồm rác thải sinh hoạt, rác thương mại và rác văn phòng

29



Rá c thả i sinh ra

Triệu tấn/ năm

DOE, 1990

300

OECD, 1991
DOE, 1992

250

Biffa, 1992

200
150
100
50
0
Nông
nghiệp

Quặng/mỏ

Nạo vét

Xà bần

Cống rãnh


Năng

NGUỒN lượng/ tro

Công
nghiệp

Thương
mại

Căn hộ

Loại khác

Hình 3.2 Sự đa dạng trong dữ liệu về phát sinh rác thải (tại Anh, cuối thập niên 1980)

Loại khác, 2%
Rác cống rãnh,
5%

Chất thải rắn đô
thò, 3%

Biểu đồ quản lý
chất thải rắn

Rác nông
nghiệp, 16%


Xà bần, 5%
Rác năng lượng,
6%

Rác sản xuất,
16%

Rác quăïng, mỏ,
46%

Hình 3.3 Thành phần chất thải rắn ở Đông Âu theo
nguồn

30


3.3 Các loại chất thải rắn trình bày trong nghiên cứu này:
Mặc dù được sử dụng một cách phổ biến trong quản lý rác thải, CTRĐT không phải
là một khái niệm được định nghĩa một cách tự nhiên. Nó được định nghĩa một cách
đơn giản như rác thải được thu gom và được kiểm soát bởi chính quyền địa phương
hoặc chính quyền thành phố. Bởi vậy, không có sự đồng nhất trong thành phần cấu
tạo nên rác này, đơn thuần chỉ là nó được thu gom như thế nào và chính xác hơn là
bởi ai. CTRĐT tiềm năng là loại rác đa dạng nhất vì nó gồm rác từ nhiều nguồn khác
nhau, mỗi nguồn trong đó thì hỗn tạp. Vì mục đích của nghiên cứu này, các nguồn rác
sẽ được định nghĩa như sau:


Rác thải sinh hoạt: được sinh ra bởi các hộ gia đình riêng biệt, gồm tất cả các
chất thải rắn bắt nguồn từ hộ gia đình, bao gồm rác trong vườn. Rác sinh hoạt
có thể được chia thành những phần nhỏ hơn:


-

Rác thải sinh hoạt được thu gom: rác thải sinh hoạt được thu gom từ hộ gia đình
bởi dịch vụ thu gom rác. Về cơ bản lượng rác thải này được gom từ các xọt rác,
túi rác, thùng rác màu xanh v.v…

-

Rác sinh hoạt được vận chuyển: rác sinh hoạt được chuyển đến điểm thu gom bởi
chủ hộ, gồm các loại rác lớn cồng kềnh (thí dụ bếp, lò và vỉ nướng, tủ lạnh…) và
rác thải trong vườn, cộng với rác có thể tái chế (chai lọ, giấy…). Loại rác thải này
sẽ không được tính trong những phân tích đối với rác trong các thùng rác và có
thể không được đề cập ở một số số liệu thống kê.


Rác thải thương mại: rác thải được sinh ra bởi các cơ sở thương mại, các cửa
hàng, nhà hàng hoặc các văn phòng.



Rác thải văn phòng: rác thải được sinh ra ở các trường học, những cơ sở giải
trí, các bệnh viện (ngoại trừ rác thải từ các phòng khám) v.v…

3.4 Số lượng CTRĐT
Lượng CTRĐT đại diện một phần nhỏ nhưng ý nghĩa của chất thải rắn nói chung, ước
tính khoảng 3-4% tổng lượng chất thải rắn sinh ra ở Châu Âu (bảng 3.1 và hình 3.3).
Khi được chia nhỏ theo quốc gia, có thể thấy được rằng có sự khác biệt giữa các vùng
về lượng rác theo mỗi người (bảng 3.3 và hình 3.4). Với những khác biệt giữa các
quốc gia về thành phần trong chất thải đô thị, Phần Lan, Hà Lan, Đan Mạch và Na-Uy


31


có lượng CTRĐT phát sinh đầu người cao nhất ở Châu Âu, mặc dù các nước Tây Âu
có tỉ lệ phát sinh CTRĐT thấp hơn Canada và Mỹ.

32


Bảng 3.3

Sự sinh ra chất thải rắn đô thò ở các quốc gia

Quốc gia

Tồng CTRĐT(kg/người/năm)

o
Bỉ
Cộng hòa Séc
Đan Mạch
Phần Lan
Pháp
Đức
Hy Lạp
Hungary
Ai xơ len
Ai len
Ý

Lúc xem bua
Hà Lan
Na Uy
Ba Lan
Bồ Đào Nha
Cộng hòa Xlô Vác
Tây Ban Nha
Thụy Điển
Thụy Só
Thỗ Nhó Kỳ
Vương quốc Anh

325
343
251
475
624
328
350
296
463
314
312
348
445
497
472
338
257
359

322
374
441
353
348

EC trung bình

350

Mỹ
Nhật Bản

720
410

Số liệu năm 1990
Nguồn: EUROSTAT (1994a,b); OECD (1993)

33


3.5 Thành phần của CTRĐT
3.5.1 Theo nguồn phát thải
Số liệu các quốc gia chia nhỏ CTRĐT theo nguồn phát thải (rác thải sinh hoạt
được thu gom, rác sinh hoạt được vận chuyển, rác thương mại và rác thải văn
phòng) rất khó thu thập. Rác thải sinh hoạt được thu gom thông thường có nhiều
số liệu nhất trong khi các loại khác rất thiếu số liệu đầy đủ và chính xác. (bảng
3.4)
Số liệu hoàn chỉnh và cập nhật theo cách phân loại trên rất cần thiết khi lập kế

hoạch xây dựng hệ thống CTRĐT kết hợp, vì nguồn chất thải sẽ định rõ chiến
lược thu gom cần thiết. Số liệu đó có thể tìm thấy trong một không gian địa lý,
mặc dù không được tổng hợp thành số liệu cấp quốc gia.
3.5.2

Theo nguyên liệu:

Trong khi số liệu về nguồn chất thải ở một không gian địa lý xác định hệ thống thu gom
hiệu quả, kiến thức về thành phần rác cần thiết cho việc quản lý và xử lý hiệu quả. Thành
phần cấu tạo của CTRĐT theo trọng lượng được trình bày trong bảng 3.5 theo các nguồn
của các quốc gia Châu Âu. Một lần nữa, số liệu không thể so sánh được hoàn toàn, bởi
trong khi hầu hết các số liệu liên quan đến CTRĐT, một số lại liên quan đến rác thải sinh
hoạt mà rõ ràng nó chỉ là một phần của CTRĐT. Có những sự khác biệt rõ rệt trong thành
phần của rác thải sinh hoạt được thu gom, rác thải sinh hoạt được vận chuyển, và rác thải
thương mại (xem hình 3.5 và 3.6), do đó cần phải định rõ một cách chính xác loại rác thải
được phân tích cho bất kỳ số liệu nào được trích dẫn. Với những số liệu trên cho lượng
rác thải phát sinh, rác thải sinh hoạt (và cụ thể là rác thải sinh hoạt được thu gom) được
trình bày bằng số liệu tốt nhất về thành phần chất thải. Số liệu cho phần chất thải rắn
thương mại thu được khó hơn, và có khả năng khác nhau nhiều giữa các khu vực. Tuy
nhiên, rác thải thương mại thường đóng một phần quan trọng của CTRĐT (xem bảng 3.4)
và có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện giá trị kinh tế của hoạt động thu hồi
và tái chế (IGD, 1992). Do đó cần hiểu được số lượng cũng như thành phần của rác thải
thương mại.
Ngoại trừ những sự khác biệt về cách thức số liệu được biên soạn, một vài khuynh hướng
trong thành phần cấu tạo CTRĐT có thể được thấy trong bảng 3.5. Hai phần chính ở tất

34


cả các quốc gia là giấy và thực phẩm. Nhựa, thuỷ tinh và kim loại xuất hiện ở mức độ

thấp hơn. Tuy nhiên, có những bằng chứng về sự đa dạng theo không gian địa lý. Các
nước miền Nam Châu Âu (như Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Ý…) nói chung có mức rác
thải thực phẩm và rác thải vườn cao hơn những nước ở miền Bắc (như Phần Lan, Đan
Mạch, Pháp, Anh…), trong khi giấy và gỗ lại theo khuynh hướng ngược lại (hình 3.7).
Các loại rác từ nhựa, thuỷ tinh và kim loại khó so sánh hơn mặc dù có những điểm riêng
biệt đáng chú ý, như tỷ lệ rác nhựa ở Ai-len và Thụy Sĩ cao, mức độ rác thủy tinh ở Pháp
và Đức cao, ở Đan Mạch có mức độ kim loại cao.
3.5.3

Theo thành phần hoá học:

Cách thức thứ ba để phân loại CTRĐT là theo thành phần hoá học của nó. Bởi lẽ chất thải
rắn đại diện cho một lượng đầu vào lớn nhất trong hệ thống chất thải, thành phần của rác
thải sẽ xác định phần lớn sự phát thải của toàn hệ thống. Nếu thành phần hóa học của rác
thải đầu vào và những loại khác được biết đến, sự phát thải trong những qui trình xử lý
rác thải có thể được dự đoán. Điều này thật sự đúng với rác vô cơ độc hại như kim loại
nặng (bảng 3.6) vì loại rác này không thay đổi qua các qui trình xử lý. Vì vậy, cho nên
tổng lượng thải ra sẽ phản ảnh tổng lượng đầu vào của rác. Biết được kim loại nặng vào
dòng rác như thế nào sẽ giúp tìm ra cách giảm mức độ chất thải độc hại này hoặc đảm
bảo chúng được xử lý hiệu quả. Hai đặc tính hữu ích khác của việc chia nhỏ thành phần
rác thải là hàm lượng cacbon của chúng (cho phép tính toán sự phát thải khí CO2, Metan
v.v…) và lượng nước (mà nó biến đổi rõ rệt giữa những thành phần rác thải chia nhỏ
khác nhau và sẽ ảnh hưởng đến lượng Calo của chúng).

35


Hộp 3.1 PHÂN LOẠI CHẤT THẢI RẮN
________________________________________________________________________________________________
Loại

Mô tả
______________________________________________________________________________________________
LOẠI CHẤT THẢI RẮN ĐÔ THỊ
Giấy (PA)
Giấy, ván và ván hỏng, sản phẩm giấy
Thủy tinh (GL)
Chai thủy tinh (đủ loại màu), tấm kiếng
Kim loại (ME)
Tất cả các loại sản phẩm bằng kim loại kể cả lon đồ hộp
Ngoài ra các loại kim loại được chia ra làm 2 loại:
Hợp kim sắt (ME-Fe) và không phải hợp kim sắt (ME-nFe)
Nhựa
Gồm tất cả các loại sản phẩm nhựa tổng hợp
từ chai nhựa, phim đến milamine
Sản phẩm nhựa được chia làm 2 loại: nhựa rắn (PL-R) và nhựa dạng film (PL-F)
Vải (TE)
Gồm tất cả các loại vải, giẻ… bằng sợi tổng hợp hay sợi tự nhiên.
Chất hữu cơ (OR)*
Rác thải nhà bếp có thể phân huỷ, rác vườn, rác từ các quy trình chế biến thực
phẩm
Các loại khác (OT)
Gồm tất cả các loại vật liệu còn lại gồm vật liệu tinh chế, da, cao su, gỗ.
PHẾ PHẨM TỪ QUÁ TRÌNH XỬ LÝ RÁC THẢI
Phân sinh học (CO)
Phế phẩm từ việc xử lý sinh học (xử lý hiếu khí hay kỵ khí, không thể sử dụng như
sản phẩm thương mại vì chứa hàm lượng độc tố và tạp chất).
Tro (AS)
Bụi tro dưới đáy, xỉ than hay xỉ kim loại trong lò đốt rác, quá trình chuyển hóa
phế phẩm nhiên liệu hoặc từ hệ thống đun nhiên liệu thay thế.
Bụi

tro bay và cặc từ hệ thống làm sạch khí trong các lò đốt, lò đun nhiên liệu thay thế
hay RDF
*Mảnh vụn giấy và nhựa có nguồn gốc hữu cơ, nhưng để duy trì sự thống nhất với hệ thống phân loại ERRA thì
thuật ngữ “hữu cơ” là để mô tả rác nhà bếp và rác vườn có khả năng phân hủy.

36


QUẢ N LÝ CHẤ T THẢ I RẮ N ĐỒ NG NHẤ T
kg/ ngườ i / nă m
0

100

200

300

400

500

o
Bỉ
Cộng Hoà Séc
Đan Mạch
Phần Lan
Pháp
Đức
Hy Lạp

Hungary
Băng Đảo
Ai Len
Ý
Lucxembua
Hà Lan
Na Uy
Ba Lan
Bồ Đào Nha
Cộng Hoà Slovakia
Tây Ban Nha
Thụy Điển
Thụy Só
Thổ Nhó Kỳ
Vương quốc Anh
Nhật
Mỹ

TRUNG BÌNH EC

Bảng 3.4 Sự tạo ra CTRĐT. Nguồn: EUROSTAT (1994a).

37

600

700

800



Rác thương mại/ công nghiệp

Rác hộ gia đình

Chất thải rắn đô thò

giấy/ bìa cứng
nhựa
thủy tinh
kim lọai
thực phẩm /rác
nhà bếp
gỗ
khác

Hình 3.6 Thành phần CTRĐT khác nhau ở Đan Mạch, Nguồn:
Christense (1990), Carra and Cossu (1990)

38


Kim loại

Kim
lọai
(KL)

Lon
KL


Phôi
KL

Lon
thép

Thức
ăn

Thức
uống

Thức
ăn

Bể

KL
khác

Xanh


Lon
nhôm

Khác

Thủy

tinh

Thủy

Thức
uống

Nâu

Còn
nguyên

Trong

Pha
tạp

Xanh


Không
xác đònh

Trong

Nâu

Pha
tạp


Khác

Nguyên liệu dệt

Vải

Nhựa

Nhựa

phim

Rigid

tạp

PET

PVC

PP

Chai
nhựa

PET

PVC

khác


Hỗn

PE

PS

khác

PET

PVC

Hỗn
tạp

PP

PS

khác

Giấy
Chất hữu cơ

Chất
hữu cơ

Giấy/
bìa


Bao bì

Rác
bếp

Rác
vườn

Giấy/
bìa

có thể tái
sử dụng

Hỗn
tạp

Túyp/
tách

PE

Có thể
tái sinh

Giấy
viết

Khác

Bao
không
nước

Bìa
cứng

Loại bìa
khác

Bao chứa
nước

Nhôm

giấy
khác

Báo,
tạp chí

Khác
nhôm

c
Hình 3.8 Sự phân lọai được đề xuất cho nguyên liệu rá39

Báo

Hỗn

tạp

Tạp
chí


Rác dòch vụ/ cửa hàng/ văn phòng

Rá c đồ sộ hộ gia đình

Rá c thu gom từ hộ gia đình
giấy/ bìa cứng
nhựa/ cao su
thủy tinh
kim lọai
rau quả vườn
vải
gỗ
khác

Hình 3.5 Thành phần của những phần CTRĐT khác nhau ở Hà Lan, Nguồn: Beker
(1990)

40


Bảng 5.4

Phân loại CTRĐT Của 1 Số Quốc Gia


Quốc gia
Đan Mạch
Pháp
Tây Đức
Hà Lan
Vương quốc Anh

a
b
c
d
e
f

Rác thu gom từ căn hộ (%)Rác vận chuyển từ căn hộ (%)Rác thương mại (%)Tài liệu tham khảo
32
30
62.5
66
65

22a
6c
8.5e
8.5e
20

46b
64d
29d

25.5f
15

Rác thải nặng và rác vườn/rác công viên
Rác thương mại và rác công nghiệp
Rác thải sinh hoạt nặng và phế liệu xe hơi, vỏ xe bỏ
Rác công nghiệp giống rác sinh hoạt
Rác thải nặng
Rác từ các cửa hàng/ văn phòng/ dòch vụ

41

Christensen (1990)
Barres et al. (1990)
Stegmann (1990)
Beker (1990)
DoE/DTI (1992)


Bảng 3.5 Thành Phần Của Chất Thải Rắn Đô Thò (Theo Khối Lượng) ở 1 số quốc gia
Châu u
Quốc gia

Lọai
chất thải

năma

Giấy
(%)


Nhựa
(%)

Thủy
tinh
(%)

CTRĐT
1990
21.9
o
9.8
7.8
CTRĐT
1990
30.0
Bỉ
4.0
8.0
CTRĐT
1990
8.6
Cộng hòa Séc
6.9
3.8
CTRĐT
1990
9.5
Đan Mạch

5.9
7.6
29.0
Phần Lan
hộ gia đình 1985
5.0
4.0
CTRĐT
1985
51.0
Pháp
5.0
6.0
CTRĐT
1990
31.0 10.0
Đức
12.0
CTRĐT
1990
17.9
Hy Lạp
5.4
9.2
CTRĐT
1990
22.0 10.5
Hungary
3.5
CTRĐT

1990
21.5
Ai xơ len
6.0
5.5
CTRĐT
1990
37.0
Ai len
9.0
5.0
CTRĐT
1992
34.0 15.0
Ý
5.0
CTRĐT
1990
23.0
Lúc xem bua
7.0
6.0
CTRĐT
1990
17.0
Hà Lan
6.0
7.0
CTRĐT
1990

24.7
Na Uy
8.1
5.0
CTRĐT
1990
31.0
Ba Lan
6.0
5.5
CTRĐT
1990
10.0 10.0
Bồ Đào Nha
12.0
CTRĐT
1990
23.0
Cộng hòa Xlô
4.0
3.0
CTRĐT
1992
20.0
Vác
7.0
8.0
CTRĐT
1990
44.0

Tây Ban Nha
7.0
8.0
CTRĐT
1990
31.0 15.0
Thụy Điển
8.0
CTRĐT
1990
37.0 10.0
Thụy Só
9.0
hộ gia đình 1992
34.8 11.3
Thỗ Nhó Kỳ
9.1
Vương quốc Anh
a
năm đưa ra là năm gần nhất ở những số liệu có 2 nguồn trở lên

Kim
loại
(%)
5.2
4.0
4.8
6.4
13.0
2.0

6.0
3.2
4.2
4.5
6.0
4.0
3.0
3.0
3.7
4.5
8.0
4.0
4.0
2.0
6.0
7.0
7.3

Thức
ăn
(%)
29.8
45.0
36.7
7.2
28.0
29.0
25.0
44.0
48.5

15.0
24.0
47.0
51.9
30.0
38.8
60.0
49.0
30.0
30.0
19.0
19.8

b

Nguyên
liệu dệt
(%)
2.2

2.0
4.0

3.0

2.1

1.6
3.1
2.2


Khác
(%)

23.3
9.0
39.2
63.4
21.0
5.0
12.0
20.3
11.3
62.5c
28.0
15.0
14.0
67c
4.5
23.0
22.0
6.0
10.4
9.0
6.9
18.0
15.5

Tài liệu tham khảo: 1, Carra and Cossu (1990); 2, OECD (1993); 3, Ettala (1990); 4, Barres et al.
(1990); 5, ERL/UCD (1993); 6, Elviser (1992); 7, Beker (1990); 8, MOPT (1992); 9, Gandolla (1990)

10, Warren Spring Laboratory (xem bảng 5.9).
c

bao gồm thức ăn và rác thải trong vườn

42

Tài
liệu
tham
khảob
1,2
2
2
2
1
3
2,4
2
2
2
2
5
6
2
2,7
2
2
6
8

2
2,9
2
10


Bảng 5.6
Tồng khối lượng
(mg/kg khô)
Bụi quặng < 10 mm
Bụi quặng 10-20 mm
Chất hữu cơ
Giấy/ bìa cứng
Nguyên liệu dệt
Da
Cao su
Nhựa PVC
Chất dẻo khác
Thủy tinh
Kim lọai có chứa Sắt
Phi kim
Pin

Số lượng kim loại nặng trong rác thải hộ gia đình (%)
Catmi
(3-15)
1-2
1-2
2-3
1-2

2
4
36-40
13-14

6-7
39-48

Niken
(80)
12-13 a
16-19
9-11
3-4
3

24-25
6-10

20-22

Kẽm
(10002000)
5
5
5
8-9
1
1-2
11-13

3-4
1
1
12-13
44-47

Đồng
(200600)
7
33-39
4-6
7-8
1-2
3-8

4-7
1
27-31
2-31
12

Chì
(4001200)
5-7
13-16
5-13
18-19
1
1
2

8-9
2
35-41
1
1

Thủy ngân
(4-5)

2-3
1
2
2-4
1

1
1
93

Nguồn: Rousseaux (1988).

a

Crôm
(250)

số liệu được tô đậm cho biết số lượng đáng kể

43


4-6
8-12
3-4
39-50

8-9
9-12
3-26
1-2


Bảng 3.7 Tác động của mật độ dân số trên sự cấu thành rác/chất thải
Mật độ dân số (người/km 2)
Nội thành
Ngoại ô
Đô thò
Nông thôn

2000
1000
500
150

Giấy
24
20
16
12

Lọai rác (%)

Thủy tinh
20
14
11
8

Rác hữu cơ
28
34
39
52

Nguồn: Rheiland-Pfalz, Bộ môi trường (1989)
Bảng 3.8
Sự khác nhau giữa thành phần rác trong các hộ gia đình với loại hệ
thống sưởi trong nhà ở Đông Đức (cũ)
Thành phần rác
Kim lọai
Thủy tinh
Chất dẻo
Nguyên liệu dệt
Giấy/ bìa cứng
Gỗ
Bánh mì
Vật liệu mòn (< 16 mm)
Khác

Khu vực sử dụng hệ thống
sưởi trung tâm (%)
3.2

12.3
5.5
3.5
24.5
0.5
6.4
11.7
32.4

Tổng
100
Nguồn: von Schoenberg (1990), dữ liệu cho Dresden, 1988

Khu vực sử dụng lò sưởi
than mở (%)
3.2
10.2
3.6
2.8
10.9
0.2
3.4
41.0
24.7
100

44


Bảng 3.9


Phân loại rác trong hộ gia đình của Warren Spring Laboratory (Anh)

Phân loại

Phần trăm khối lượng (%)

Báo
Tạp chí
Các lọai giấy khác
Các lon, hộp đựng chất lỏng
Bao bì thẻ (card)
Các loại thẻ khác
Bao bố phế phẩm
Các loại nhựa dạng film
Chai nước giải khát bằng nhựa trong
Chai nước giải khát bằng nhựa màu
Các loại chai nhựa khác
Bao bì thực phẩm
Các loại nhựa đặc khác
Vải
Tã giấy
Các tạp chất có thể cháy khác
Các tạp chất không cháy
Chai thủy tinh nâu
Chai thủy tinh xanh lá cây
Chai thủy tinh trong
Bình gas sạch, hết sử dụng
Các loại thủy tinh khác
Rác vườn

Các loại vật liệu có thể phân huỷ khác
Các loại lon thức uống bằng thép
Các loại đồ hộp đựng thức ăn bằng thép
Các loại pin, ắc quy
Các loại hộp thép khác
Kim loại chứa sắt khác
Các lon thức uống bằng nhôm khác
Lá thép
Kim loại không chứa sắt khác
< 10 mm bụi quặng

12.29
4.99
10.08
0.64
3.81
2.98
1.15
4.27
0.65
0.12
1.15
1.96
2.04
2.17
3.87
3.56
1.66
0.36
1.08

1.32
1.55
4.83
3.15
16.62
0.50
3.86
0.05
0.39
0.99
0.40
0.46
0.64
6.39

Tổng
Nguồn: Warren Spring Laboratory, personal communication.

100.00

a

Các số liệu cho thấy được mức độ trung bình của việc phân tích rác thải ở Anh sử dụng cách phân
loại này cho đến nay (01/1993)

45


3.6


Tính chất có thể thay đổi (variability) trong sự phát sinh CTRĐT:

Khi lập kế hoạch xây dựng hệ thống quản lý CTRĐT cho bất kỳ vùng nào, số liệu gần
đây và liên quan đến vùng đó là rất quan trọng, bởi sự phát sinh rác thải sẽ khác nhau về
phương diện địa lý, ngay cả trong và giữa các quốc gia với nhau. Thành phần của rác thải
thương mại rõ ràng thay đổi theo tính chất tự nhiên của hoạt động thương mại địa
phương.Thêm vào đó, cả số lượng và thành phần rác thải sinh hoạt cũng sẽ thay đổi theo
mật độ dân cư và tiêu chuẩn nhà ở. Ví dụ, các khu vực nông thôn có khả năng sinh ra
nhiều loại rác từ rau, củ, trái cây hơn các khu vực nội thành. Những sự khác biệt này
cũng đã được đo lường giữa các khu vực dựa trên hệ thống lò sưởi được lắp đặt trong
vùng. Ví dụ, trước đây ở Đông Đức, các khu vực sử dụng lò sưởi mở đốt than nâu sinh ra
đến 190kg rác/người/năm, trong khi các khu vực sử dụng hệ thống sưởi trung tâm được
sản sinh đến 260kg/người/năm (Bund 1992). Những khác biệt trong thành phần rác thải
cũng xảy ra có thể như mong đợi, với lượng giấy rác ít hơn trong những hộ sử dụng lò
sưởi mở nhưng rác mịn (tro) thì nhiều hơn.
Ngay trong một khu vực nhất định, cũng có những tác động thay đổi theo mùa. Thành
phần và lượng rác thải sinh hoạt phát sinh sẽ thay đổi, đặc biệt trong những khoảng thời
gian nghỉ lễ, và lượng rác thải vườn cũng sẽ khác nhau rõ rệt theo các mùa. Do đó, trong
khi những số liệu được trích dẫn ở đây sẽ hướng dẫn cho cả số lượng và thành phần,
chúng sẽ không thường xuyên phản ảnh những điều kiện địa phương cũng như thời gian
cụ thể trong năm.

3.7

Những tác động của việc giảm rác tại nguồn

Số lượng và thành phần của chất thải rắn phát sinh trong một vùng cũng sẽ bị ảnh hưởng
bởi những hoạt động giảm rác từ nguồn. Ví dụ trên về việc đốt rác thải sinh hoạt ở một số
hộ là một hình thức giảm rác tại nguồn vì sẽ giảm bớt rác thải thu gom và quản lý. Tuy
nhiên, việc giảm rác tại nguồn như vậy không được cho phép ở một số nước, bởi vì phát

ra khí thải. Một hình thức khác của giảm rác từ nguồn đó là việc sử dụng rác hữu cơ làm
phân bón. Khảo sát cho thấy khoảng 13% rác thải sinh hoạt có thể được giảm đi thay vì
được thu gom thông thường.

46


3.8 Sự phân loại CTRĐT: cần tiêu chuẩn hoá
Từ những phần ở trên cho thấy để tiếp cận quản lý rác thải đòi hỏi sự tiêu chuẩn hóa các
thuật ngữ. Khi các hoạt động thực tiễn quản lý rác thải sẽ tiếp tục khác biệt ở từng quốc
gia, cần phải phổ biến và áp dụng những bài học giữa các khu vực một cách rộng rãi. Để
thực hiện điều này, cần có sự hiểu biết chung những định nghĩa của các thuật ngữ: rác
thải sinh hoạt (được thu gom và vận chuyển), rác thải thương mại và CTRĐT.
Tiêu chuẩn hóa các loại nguyên liệu rác thải là cần thiết, nhưng sự phân loại chi tiết cũng
rất quan trọng. Phương pháp hiệu quả nhất để giải quyết bất cứ loại rác thải nào là dựa
trên việc nó có thành phần gì. Như vậy, việc am hiểu tường tận thành phần của rác thải là
yêu cầu thiết yếu cho việc quản lý rác thải hiệu quả. Trong khi đó, hệ thống phân loại
được dùng ở bảng 5.5 đưa ra khuynh hướng chung, còn thiếu nhiều chi tiết phục vụ mục
đích quản lý rác thải. Ví dụ, nhựa có thể ở dạng màng phim mỏng, chai lọ cứng hoặc vô
số các thứ khác. Hiểu biết rõ chúng được làm từ nhựa có thể giúp đảm bảo tính phù hợp
cho chương trình biến rác thải thành năng lượng, nhưng kiến thức chuyên sâu về hình
thức cần thiết quyết định sự phù hợp của rác cho việc tái chế.
Để đáp ứng nhu cầu này phân loại rác, các chương trình phân loại rác thải chi tiết hơn
được đặt ra. Tại Anh, phòng thí nghiệm Spring Warren phân tích rác thải sinh hoạt sử
dụng bảng phân loại 33 loại. Điều này đem lại bức tranh chi tiết hơn về những thành phần
trong rác thải, nhưng vẫn không xác định thành phần của tất cả các loại rác (ví dụ, loại
hạt nhựa không được xác định). Để đạt được yêu cầu này, Hiệp hội thu hồi và tái chế
Châu Âu (ERRA) đề nghị hệ thống phân loại có thứ bậc mà nó không chỉ định rõ hình
thái các loại rác (phim, chai lọ, hộp thiếc v.v…) nhưng cả nguyên liệu. Nếu đề nghị này
được chấp nhận như một tiêu chuẩn, dòng thông tin về thành phần rác thải sẽ được cải

thiện đáng kể.

3.9

Những phương pháp phân tích CTRĐT

Phương pháp tiếp cận kết hợp đối với quản lý chất thải rắn yêu cầu số liệu thống kê rác
thải tốt hơn trong tương lai. Dùng hệ thống phân loại tiêu chuẩn hoá và chi tiết hơn chỉ là
một phần của giải pháp này. Việc lấy mẫu thích hợp và tiêu chuẩn hoá cùng với kỹ thuật
phân tích cũng được yêu cầu.
Các phương pháp phân tích rác thải sinh hoạt được phát triển từ những kỹ thuật sử dụng
để lấy mẫu lõi khoáng vật (Poll,1991). Những phương pháp này chịu hai sự hạn chế
47


chính. Trước hết, các mẫu CTRĐT nhiều hỗn tạp hơn những mẫu khoáng vật, do đó cần
áp dụng những kỹ thuật khác nhau trong việc lấy mẫu. Thứ hai, nhiều quy trình lấy mẫu
yêu cầu sử dụng những trang thiết bị chuyên dụng. Việc lấy mẫu trải rộng ở nhiều cơ sở
thu gom và xử lý không cho phép sử dụng thông thường các trang thiết bị như vậy mà
cần những kỹ thuật lấy mẫu đơn giản nhưng cồng kềnh. Song song, qui trình phân tích
rác thải được đơn giản hoá đang được đề xuất (ERRA, 1993; phụ lục 2). Phương pháp
này đưa ra hướng dẫn về những kỹ thuật được sử dụng lẫn số mẫu được yêu cầu cho việc
phân tích thống kê.
Phương pháp lấy mẫu được áp dụng chủ yếu cho rác thải sinh hoạt được thu gom hơn rác
sinh hoạt cồng kềnh và đa thành phần được vận chuyển. Có một vài bằng chứng cho thấy
có việc lấy mẫu và phân tích có hệ thống rác thải thương mại, mặc dù loại rác này đồng
nhất hơn rác thải sinh hoạt.
Những thông tin về thành phần rác thải lấy từ các chương trình hay cơ sở thu gom và
phục hồi rác (vựa ve chai, các chương trình thu gom, các cơ sở tái chế). Đây là những
nguồn dữ liệu giá trị, nhưng ở đây một lần nữa có những vấn đề trong việc giải thích số

liệu do bởi thiếu sự tiêu chuẩn hoá các thuật ngữ ký hiệu. Để khắc phục điều này, ERRA
cũng đã công bố những định nghĩa (phụ lục 3; ERRA, 1992b) để làm sáng tỏ những gút
mắc mơ hồ ở nhiều báo cáo.

48


×