Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Kế thừa những tư tưởng giáo dục về giáo dục của khổng tử trong việc xây dựng nền giáo dục nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.9 KB, 37 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
Lịch sử luôn luôn chứng tỏ rằng, con người là chủ thể của mọi quá trình
lịch sử xã hội, chủ thể của sự phát triển chính mình. Đất nước muốn được kiến
tạo, xã hội muốn được phát triển không có con đường nào khác hơn là coi trọng
giáo dục, đào tạo nhân tài.
Người có công đầu tiên nhận thấy vai trò quan trọng và cần thiết để thúc đẩy sự
phát triển của xã hội, đưa xã hội thịnh trị đó là Khổng Tử. Với hệ thống tư tưởng về
giáo dục khá hoàn chỉnh của mình Khổng Tử xứng đáng được suy tôn là "sư vạn biểu"
Nền giáo dục nước ta đã kế thừa tư tưởng về giáo dục của Nho giáo nói
chung, của Khổng Tử nói riêng. Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, sự kế thừa
ấy đã có những sáng tạo, phát huy cho phù hợp với từng giai đoạn, hoàn cảnh
lịch sử nhất định.
Đảng và Nhà nước ta đã xác định "giáo dục là quốc sách hàng đầu" chính
vì thế trong văn kiện Hội nghị lần thứ hai BCH Trung ương khoá VIII đã xác
định nhiệm vụ và mục đích cơ bản của giáo dục Việt Nam là "nhằm xây dựng
những con người và thế hệ tha thiết gắn bó với lý tưởng độc lập và Chủ Nghĩa
Xã Hội có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ tổ quốc,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, gìn giữ và phát huy các giá trị văn hoá
của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại phát huy tiềm năng
của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích
cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy
sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức
và kỷ luật, có sức khoẻ là những người kế thừa xây dựng Chủ Nghĩa Xã Hội vừa
hồng vừa chuyên như lời căn dặn của Bác Hồ". Đến đại Hội Đảng lần IX, một
lần nữa Đảng ta khẳng định "Phát triển giáo dục và đào tạo là một trong
những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá hiện đại hoá
đất nước là điều liện phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát
triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững".
1



Tuy nhiên hiện nay, nền giáo dục nước ta nhìn chung vẫn còn nhiều bất
cập từ mục đích dạy - học, phương pháp giảng dạy, nội dung dạy và yêu cầu chất
lượng dạy và học cũng như việc sử dụng nhân tài của nước ta đang còn nhiều
tranh cãi.
Nhằm tổng kết đánh giá lại vai trò học thuyết giáo dục của Khổng Tử cũng
như nền giáo dục của Việt Nam - một trong những vấn đề bức xúc hiện nay - từ
đó thấy được những giá trị trong học thuyết giáo dục của Khổng Tử đã và đang
đặt ra cho nền giáo dục Việt Nam hiện nay nhiều vấn đề cần suy nghĩ. Chính vì
thế chúng tô đã chọn tài "Kế thừa những tư tưởng giáo dục về giáo dục của
Khổng Tử trong việc xây dựng nền giáo dục nước ta hiện nay" để làm bài khoá
hết môn học.
Kết cấu đề tài:(Gồm 2 phần)
Phần 1 : TƯ TƯỞNG CỦA KHỔNG TỬ VỀ GIÁO DỤC
Phần 2: KẾ THỪA TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ TRONG
VIỆC XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
PHẦN 1: TƯ TƯỞNG CỦA KHỔNG TỬ VỀ GIÁO DỤC
1.1. Sự ra đời của học thuyết về giáo dục của Khổng Tử
1.1.1. Về kinh tế.
Từ thế kỷ VIII tr.CN, xã hội Tây Chu bước vào thời kỳ Xuân Thu (770 481 tr.CN) gây nhiều biến dộng trong xã hội . Thời gian này đồ sắt xuất hiện phổ
biến đã đem lại sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất nông nghiệp và thủ công
nghiệp. Đây cũng là thời kỳ khởi sắc của nền kinh tế thương nghiệp, những
thành thị thương nghiệp được hình thành. Con đương buôn bán xuất hiện xuất
nhập nhộn nhịp ở các nước Hàn - Tề - Tần - Sở. Thành thị đã có một số cơ sở
kinh tế tương đối độc lập, từng bước tách ra khỏi chế độ thành thị thị tộc của quý
tộc thị tộc, thành những đơn vị khu vực của tầng lớp địa chủ mới lên (Hiển tộc)
và trở thành "Hai đô thị sánh nhau trong nước" (Kinh Thi). Sự phát triển của sức
sản xuất, kinh tế phát triển đã tác động mạnh mẽ đến hình thức sở hữu ruộng đất
và kết cấu giai tầng của xã hội, những người giàu có mua ruộng đất trở thành sở
2



hữu riêng biệt của họ. Chính vì thế giai cấp quý tộc thị tộc Chu bị mất đất, mất
dân, địa vị kinh tế ngày càng sa sút. Vai trò chính trị, ngôi Thiên tử của nhà Chu
chỉ còn là hình thức. Sự phân biệt sang - hèn dựa trên tiêu chuẩn huyết thống của
chế độ thị tộc tỏ ra không còn phù hợp nữa mà đòi hỏi phải dựa trên cơ sở tài
sản.
Như vậy, những biến động kinh tế đã dẫn đến sự đa dạng trong kết cấu
giai tầng của xã hội. Giai tầng mới - cũ đan xen và mâu thuẫn ngày càng gay gắt.
1.1.2 Về chính sự xã hội
Tư hữu hoá ruộng đất đã ảnh hưởng đến tình hình chính trị của nhà Chu.
Các chư hầu của nhà Chu không chịu phục tùng vương mệnh, không chịu cống
nạp và mang thôn tính lẫn nhau. Nhà Chu suy yếu. Xã hội mất ổn định do nền
kinh tế phát triển, chứng tỏ chế độ chiếm hữu nô lệ ở Trung Quốc mà quản lý
bằng tổng pháp không còn phù hợp nữa. Những mâu thuẫn trong lòng xã hội đòi
giải thể chế độ nô lệ thị tộc, tiến nhập vào xã hội phong kiến, đòi hỏi nhà nước
của chế độ gia trưởng, xây dựng nhà nước của giai cấp quốc dân giải phóng lực
lượng sản xuất, mở đường cho xã hội phát triển. Do nhà Chu suy yếu lúc này xã
hội "chú trọng dối trá và vũ lực mà coi thường nhân nghĩa, coi trọng của cải mà
đánh giá thấp sự khiêm tốn nhún nhường, cho nên có những thương gia giàu có
đến trăm triệu mà có người nghèo ăn cám mãi không biết chán, có những nước
mạnh thôn tính các nước nhỏ, bắt chư hầu phải thần phục lại những nước yếu,
phải tuyệt tự và tiêu diệt" (Sử Ký Tư Mã Thiên).
1.1.3. Về khoa học - văn hoá, tư tưởng
Xã hội đang chuyển mình dữ dội, kinh tế phát triển, tầng lớp dân tự do
xuất hiện, các thành thị tự do phồn vinh và những thành quả đạt được trên lĩnh
vực khoa học tự nhiên là nguồn động lực quan trọng cho sự phát triển có tính
chất đột biến của tư tưởng thời kỳ.
Thời kỳ này thiên văn phát triển, trong y học phát hiện nhiều cây thuốc,
biết cách chữa bệnh bằng bấm huyệt tìm ra mực và chữ viết trên lụa. Ngoài ra,
3



thời kỳ này cũng tìm ra được diện tích của tam giác, hình vuông, cách đo lường
và nghiên cứu những dạng chuyển động cơ học. Thời gian này ngành luyện kim,
đúc đồng cũng phát triển cao.
Về văn hoá tư tưởng, thời kỳ này tình hình xã hội có nhiều chuyển biến,
phân hoá giai cấp, từ đó làm xuất hiện nhiều hệ thống học thuyết chính trị, đạo
đức bàn về xã hội , các vương hầu đua nhau thực hiện chính sách "chiêu hiền",
"đãi sĩ" với mong muốn có những chính sách hữu hiệu. Nhiều tụ điểm (như nhà
Mạnh Thường Quân) mà ở đó "kẻ xử sĩ bàn ngang" hay "bàn việc nước" xuất
hiện. Họ đều đứng trên lập trường của giai cấp mình, tầng lớp mà phê phán trật
tự xã hội cũ, xây dựng (trong tư tưởng) xã hội tương lai và tranh luận, phê bình,
đả kích lẫn nhau. Chính trong quá trình tranh minh đó đã đẻ ra những nhà tư
ưởng vĩ đại (Khổng Tử, Lão Tử, Hàn Phi Tử...) với những học thuyết khá hoàn
chỉnh có ngôn ngữ và ý nghĩa khá chặt chẽ tồn tại và ảnh hưởng sâu đậm trong
lịch sử tư tưởng Trung Quốc mãi cho tới thời cận đại. Nhiều triết thuyết xuất
hiện như Nho gia, Pháp gia, Đạo gia, Mặc gia, Âm - dương gia... tất các triết
thuyết đều chú trọng tới việc tìm kiếm nguyên nhân và đưa ra giải pháp nhằm ổn
định trật tự xã hội.
- Đạo gia cho rằng nguyên nhân xã hội mất ổn định là do con người tranh
giành nhau, vì vậy học thuyết này khuyên con người đừng tranh giành nhau và
thực hiện "vô vi vô bất vi" (làm nhưng đừng để người biết mình làm).
- Mặc gia cho rằng nguyên nhân sâu xa để xã hội suy là do con người
không yêu thương nhau. Vì vậy ông chủ trương "kiêm ái", có nghĩa là mọi người
cùng thương yêu nhau, cùng làm lợi cho nhau.
- Pháp gia lại cho rằng nguyên nhân gây rối loạn xã hội là do luật pháp
không nghiêm, do đó phải dùng pháp trị để ổn định trật tự xã hội.
Khổng Tử lại cho rằng xã hội loạn lạc bởi con người vô đạo, vua không
giữ đúng đạo vua, tôi không làm giữ đúng đạo tôi, cha không giữ đúng đạo cha,
con không làm đúng đạo con cho nên thiên hạ "đại loạn". Do đó, cần phải đưa

4


con người về "hữu đạo", sống theo "chính danh" của mình, lập lại kỷ cương
"quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử" (Luận ngữ, Nhan Uyên - 11) bằng con
đường giáo hoá. Đạo và giáo là hai vấn đề lớn trong quan niệm của Khổng Tử.
Đạo nhờ có giáo mới vững, sâu sắc, rộng khắp; giáo mà không có mục đích nào
cao quý hơn là làm cho con người vững đạo.
Theo Khổng Tử, giáo dục sẽ dẫn dắt con người ta biết và thực hiện đạo
làm người, đó là "gốc tựa như sao Bắc đẩu sáng ở một chỗ, mọi sao khác đều
quy về". Như vậy, ông lấy giáo dục làm tối trọng đại và nó có mục đích lấp đầy
các hố phân chia giai cấp xã hội, là yếu tố quyết định trong sự thi hành chủ
trương chính trị, đức hoá dân trị, lấy nhân cách gương mẫu để trị dân mong nâng
ở mỗi người dân lên trình độ "hữu sĩ thả cách" (biết liêm sĩ là có nhân cách).
Từ những tư tưởng ấy mà Khổng Tử đã dưa ra tư tưởng về giáo dục con
người. Với học thuyết về giáo dục được suy tôn là "nhà mô phạm đầu tiên tiêu
biểu cho nhà giáo muôn đời". Ông là người thầy hết lòng vì sự nghiệp "mặc nhi
chí chi, học nhi bất yếm hối nhân bất huyện, hà hữu ư ngã tại" (im lặng mà nhớ,
học mà chẳng chán, dạy người không mỏi, ba điều ấy ta có được điều nào) (luận
ngữ - thuật nhi 2).
1.2 .Nhà giáo dục vĩ đại Khổng Tử.

Con người sống ở trên đời giống như bơi ngược dòng sông, lúc tiến, khi lùi.
Bản thân muốn vươn lên, phải không ngừng nỗ lực phấn đấu, rèn luyện tài năng,
tu dưỡng đức hạnh, tu luyện ý trí để vượt qua mọi gian khó. Tuân Tử - nhà tư
tưởng thời Chiến Quốc từng nói: “Không ngừng truy cầu sau đó mới có được;
không ngừng làm việc sau đó mới có thành tựu; không ngừng tích lũy, sau đó
mới nâng cao; không ngừng hoàn thiện, sau đó mới trở thành thánh nhân. Cho
nên, thánh nhân cũng là người bình thường do không ngừng tích lũy mĩ đức mà
thành”.

Nền văn hóa cổ điển Trung Quốc có nguồn gốc sâu xa, uyên thâm, là kết tinh giữa tư tưởng
với trí tuệ của các bậc “thánh hiền” thời cổ đại. Kinh điển mà họ để lại cho người đời không chỉ là

5


một số văn tự cụ thể mà đằng sau những “tinh luyện” này, gợi mở cho người đời sau đi sâu vào
lĩnh vực tâm trí chính xá của con người. Nó trở thành “tấm biển dẫn đường” thức tỉnh những tiềm
năng đang còn ngủ say trong đại não.

Khổng Tử (551- 479 TCN) tên Khâu, tự Trọng Ni, là người nước Lỗ. Ông
không những là một nhà hiền triết của Trung Quốc, mà còn là người thầy của
mọi thời đại “vạn thế sư biểu”. Tư tưởng giáo dục Khổng Tử tuy có mặt còn
hạn chế bởi xã hội đương thời, nhưng Người đã để lại cho đời sau nhiều câu
nói bất hủ với những quan điểm mà đến nay trong vấn đề giáo dục con
người, đối nhân xử thế ở gia đình, ngoài xã hội cần phải noi theo.
Khổng Tử sinh vào thời Xuân Thu. Tuy thuộc dòng dõi quý tộc nhưng theo ông kể, lúc
nhỏ nghèo hèn. Khổng Tử chịu khó học và học bất cứ ai, bất cứ lúc nào.

Thời trẻ, ông mở trường dạy học, sau đó ra làm chức quan nhỏ rồi đi chu
du thiên hạ truyền bá đạo lý của mình. Cuối đời, ông trở về nước Lỗ dạy học
và chỉnh lý văn hoá điển tịch. Luận ngữ là bộ sách do các học trò của Khổng
Tử ghi lại những lời nói, việc làm của ông, là cứ liệu quan trọng nghiên
cứu tư tưởng của Người thầy vĩ đại này.
Suốt cuộc đời, nhà hiền triết đã dùng thực tiễn và sự tìm tòi khổ luyện để
cống hiến cho đời sau biết bao tư tưởng giáo dục sáng ngời. Nhan Hồi- học trò
xuất sắc của Khổng Tử đánh giá: “Đạo của thầy trông lên, càng trông càng thấy
cao, đục vào, càng đục càng thấy rắn”(Luận Ngữ). Người đời sau còn nói:
“Đạo của thầy truyền đi khắp bốn phương, truyền đến muôn đời không dứt”.
Việc giáo dục con người của Khổng Tử lấy đức dục là gốc và lấy trí dục

làm ngọn. Cái gốc có bền chặt thì cái ngọn mới tươi tốt. Có đức dục thì
nghĩa lý thấm vào lòng người ta, làm cho tự mình bỏ được cái bụng gian tà.
Dẫu người ta không hoàn toàn thực hành cái đạo của thánh hiền nhưng cũng
gây được những nền nếp tốt trong xã hội đương thời.
Khổng Tử dạy học trò chủ yếu không phải là truyền thụ tri thức mà là bồi
dưỡng đức hạnh. Tri thức cũng chỉ là cho biết thiện, ác, làm rõ đúng sai, hiểu
6


nghĩa lý là những cách để tiến đức. Trong đức hạnh, cao nhất là đức “nhân”, biểu
hiện của nhân là: “Khắc kỷ phục lễ” (tự khắc phục mình theo đúng lễ).
1.3. Nội dung tư tưởng về giáo dục của Khổng Tử
1.3.1. Quan điểm về con người và đào tạo con người của Khổng Tử
Khổng Tử ảnh hưởng của quan điểm triết học cổ cho rằng "bẩm thụ bởi
khí" - con người chính là sự điều hoá của khí. Con người - trời - đất là nhất thể.
Theo Khổng Tử con người là bẩm sinh là người ngay thẳng "nhân chi sinh đã
trực, vòng chi sinh dã hạnh nhị miễn" (người ta sinh ra có tính ngay thẳng, người
nào không ngay thẳng sống được là may khỏi (hoạ) đó thôi) (Luận ngữ - Ung dã
- 17) nhưng do thói quen con người xa nhau "tính tương cận dã, tập tương viễn
dã" (Khi mới sinh ra tính của mọi người cũng gần gống nhau, sau vì tập quán,
mới cùng xa nhau) - (Luận ngữ - Dương hoá - 2). Như vậy theo hổng Tử, con
người ban đầu, nguyên sơ do cha mẹ sinh ra, trời đất bẩm thụ căn bản là giống
nhau, song con người hiện thực lại không như vậy, mỗi người mỗi vẻ "tập tương
viễn". Đó là do con người có điều kiện sống, hoàn cảnh sống khác nhau, có sự nỗ
lực nhận thức và hành động mỗi cá nhân khác nhau. Những nhân tố đó tạo nên
những sắc thái riêng của từng cá nhân. Bởi vậy bên cạnh việc nhấn mạnh nhân tố
giáo dục, giáo dưỡng Khổng Tử còn đề cao tư tưởng "tu thân". Đây là quan điểm
chứa nội dung nhân bản và tiến bộ. Song đôi lúc ông còn lại bị chi phối bởi lập
trường giai cấp, những dấu ấn về tư tưởng, tôn giáo chính trị của thời đại làm
cho tư tưởng của ông dường như mâu thuẫn. Bên cạnh việc khẳng định con

người chịu sự chi phối của hoàn cảnh do đó con người phải được giáo dục để
hoàn thiện mình thì theo Khổng Tử có thiên mệnh quy định số phận của con
người "Duy thượng trí, dữ hạ ngu bất di" (Chỉ có bậc trí thức ở trên, kẻ ngu dốt
ở dưới là không thay đổi) . Do đó, tư tưởng về con người của ông vừa duy tâm,
vừa duy vật, vừa tiến bộ, vừa bảo thủ.
Tóm lại theo Khổng Tử con người cần được giáo dục, với tính thiện thì
phải "tồn kỳ tâm, dưỡng kỳ tính" (bảo tồn lương tâm, nuôi dưỡng tính thiện), đối
7


với tính ác cần phải chế ngự dục vọng hướng con người tới các phẩm chất: nhân,
nghĩa, lễ, trí, tín để sống đúng "danh", "vị" của mình.
1.3.2 Đối tượng giáo dục
Khổng Tử chủ trương "hữu giáo vô loại" (Luận ngữ - Vệ Linh công-28),
ông dạy học cho tất cả mọi người, không phân biệt đẳng cấp, sang hèn "từ người
đem gói nem đến ta chưa từng không dạy ai" (Luận ngữ - thuật nhi - 7). Đây là
điểm tiến bộ của ông, nếu trước đó nền giáo dục chỉ chú ý đến tầng lớp con em
quý tộc thì Khổng Tử có quan niệm bình đẳng trong giáo dục, dạy không những
cho con em quý tộc mà còn dạy cho cả con em tầng lớp nhân dân lao động.
Theo Khổng Khâu "sinh nhi tri chi giả thượng dã. Học nhi tri chi giả thứ
giả, khốn nhi học chi hựu kỳ thứ giả. Khốn nhi bất học dân tư vi hạ hý" (Luận
ngữ - Quý Thị - 9). Như vậy, Khổng Tử đã phân biệt thiên hạ thành bốn hạng
người: có hạng sinh ra là biết, có hạng do học mà biết, có hạng do khó khăn khốn
khổ mà biết, và hạng không bao giờ xê dịch. Hạng thứ nhất là hạng những người
"trí lên cao" (thượng trí) có thể coi như là cực kỳ hiếm nếu không phải là không
có trong thực tế. Hạng thứ tư là hạng những người "hạ ngu" thì không thể tự
mình xê dịch đi đâu cho đúng đạo, chỉ cần nói theo các hạng trên là được. Bởi
vậy đối tượng cần nhằm vào để làm cho biết đạo, hiểu đạo là hạng thứ hai và
hạng thứ ba. Trong đó, hạng thứ hai là đối tượng đáng chú ý nhất. Nhìn vào xã
hội nhà Chu nói riêng và xã hội cũ nói chung, hạng ấy bao gồm những người

thuộc các tầng lớp thường thường bậc trung, các tầng lớp khá giả và các tầng lớp
bên trên, nghĩa là những người có điều kiện để trở thành những nho và sĩ. Học
được, những người ấy sẽ có tác dụng tích cực quan trọng đốivới hạng người phải
do khó khăn khốn khổ mới biết cũng như đối với hạng người chỉ có thể "noi
theo" chứ không thể "biết" thật sự. Vậy ông chủ trương đối với dân việc gì cần
thiết thì sai khiến chứ không nên giảng giải vì dân hông có khả năng hiểu ý nghĩa
công việc mình làm. Cho nên giáo dục có thể cải hoá tất cả, trừ những người gọi
là thượng trí và những kẻ hạ ngu.
8


Nhìn chung, đối tượng giáo dục của Khổng Tử là đào tạo những con người
thuộc giai cấp thống trị, đào tạo những người thuộc giai cấp khác nhưng có thê
bổ sung cho giai cấp thống trị và đào tạo những người dân biết "đạo" để dễ bề sai
khiến.
Ông có quan niệm như vậy bởi vì mục tiêu của ông là cần đào tạo bổ
sung cho đội ngũ giai cấp thống trị, làm cho mọi người làm đúng "danh" xứng
với "phận" của mình, đồng thời tạo ra tầng lớp "sĩ" nhằm giúp giai cấp quý tộc
trị nước thay thế hạng quý tộc thiếu đức, thiếu tài.
1.3.3. ý nghĩa và mục đích giáo dục.
1.2.3.1. Ý nghĩa
Đối với Khổng Tử ý nghĩa tối đại của giáo dục là cải đạo nhân tính. Ngài
không hay nói nhân tính, thiện ác. Nhân tính đối với ngài trà trộn cả thiện lẫn ác.
Ông chỉ coi trọng về hiệu quả giáo dục là phần hậu thiên. Thiện ác của nhân loại
đều do giáo dục hậu thiên quyết định. Muốn con người trở về chỗ thiện bản thiên
thì phải giáo dục, nghĩa là giáo dục hoà được ác thành thiện, "tu đạo chi vị giáo"
(giáo dục là tu sửa cái đạo làm người) (Trung Dung), hay "đại học chi đạo tại
minh minh đức" (cái học làm người lớn ở chỗ làm rạng cái đức sáng) - (Đại học).
Vậy "tư đạo" và "minh đức" là mục đích tối cao của giáo dục trong việc cải tạo
nhân tính theo Khổng Nho. Khổng Tử quan niệm cái giáo dục để cải tạo nhân

tính ấy chỉ có tính chất mở mang tri thức, giải thích vũ trụ mà thôi, Khổng Tử
chú trọng đến nhân cách đầy đủ, lấy giáo dục để mở mang cả trí, tình lẫn ý, hay
là trí, nhân, dũng, cốt sao dạy người hoàn thành con người đạo lý. Cho nên sách
Trung Dung viết "tự minh thành vị chi giáo" (tự sáng tỏ đến chỗ thành thật gọi là
giáo dục), đối với người quân tử "học dĩ chí kỳ đạo" (học để đến được đạo lý Tử Hạ). Như vậy giáo dục có ý nghĩa trọng yếu phi thường. Nên bất cứ một thiên
tài lỗi lạc như thế nào nếu không để cho giáo dục uốn nắn thì cũng không thể
thành một nhân cách hoàn toàn được.
1.2.3.2. Mục đích giáo dục: theo Khổng Tử giáo dục có ba mục đích
9


chính.
+ Học dĩ chí dụng:
Học để ứng dụng cho có ích với đời "tụng thi tam bách, thụ chi dĩ chính
bất đạt, sứ ư tứ phương, bất năng chuyên đối, tuy đa diệc hề dĩ vi" (tử Lộ - 13),
dù đọc ba trăm bài Kinh Thi nhưng đi sứ không tròn thì học có ích chi.
+ Hoàn thành nhân cách:
Ngày xưa học vì mình thì bây giờ học vì người khác "cổ chi học giả vị kỷ,
kim chi học giả vị nhân" (Hiến vấn - 25). Như vậy theo Khổng Tử, giáo dục
học tập có mục đích hoàn thành nhân cách để ứng dụng với đời. Đây là kết
quả của quá tình giáo dục "tử dĩ tứ giáo: văn, hành, trung, tín" là ba mục
thuộc về phương diện nhân sinh, hành vi, đại biểu cho nhân cách của một cá
nhân hành động ở đời vậy.
+ Tìm tòi chân lý:
Khổng Tử hết sức phản đối cái học cầu lợi, tranh đấu về quyền lợi mà chú
trọng vào mục đích tìm chân lý trong việc giáo dục. Chân lý ở đây tức là đạo lý,
cho nên ngoài định nghĩa cho giáo dục là: "tu đạo chi vị giáo" (tu sửa đạo lý gọi
là giáo dục), do đó "sớm nghe đạo lý tối chết có thể được vậy" (Luận ngữ - Lý
nhân 4)
Tóm lại, theo Khổng Tử, giáo dục nhằm ba mục đích lớn là học dĩ chí

dụng, hoàn thành nhân cách và tìm tòi chân lý. Suy đến cùng chính là nhằm tạo
ra lớp người mẫu mực trong xã hội để họ ra làm quan giúp đời "trong lúc xã tắc
rối ren không ra làm quan không phải là người trí, không ra giúp đời không
phải là người nhân" (Dương hoá - 1).
1.3.4. Nội dung dạy học
Từ cách nhìn Nho giáo về các vấn đề chính trị xã hội, từ cách quan niệm
của Khổng Tử về con người đã quy định nội dung đào tạo con người. Đó là
10


thông qua các sách Tứ Thư, Lục Kinh ( Thi, Thư, Lễ, Nhạc, Dịch, Xuân Thu) để
dạy con người biết đạo và hành đạo nhằm đưa xã hội trở về "hữu đạo".
Con người lý tưởng trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử.
Mỗi thời đại đều có một mẫu người trung tâm. Họ đóng vai trò lớn cho sự
duy trì, và phát triển xã hội. ở phương Tây cổ đại, mẫu người lý tưởng là những
nhà thần học, quý tộc. ở phương Đông cổ đại, họ là bậc kẻ sĩ, người quân tử. Bậc
kẻ sĩ, người quân tử là mẫu người lý tưởng có tính hiện thực, trở thành lực lượng
cốt cán duy trì, bảo vệ trật tự xã hội phong kiến.
Kẻ sĩ là những người được giáo dục và trưởng thành lên từ tầng lớp thứ dân,
nhờ hết lòng học đạo, học giỏi, thông qua thi cử hoặc tiến cử mà ra làm quan.
Tiêu chí đầu tiên phân biệt kẻ sĩ với thường dân chính ở sự chuyên tâm học đạo.
Nếu người dân thường chăm lo đến sản xuất vật chất, mưu cầu miếng cơm manh
áo thì kẻ sĩ chỉ chú trọng việc học đạo và tu dưỡng tinh thần. “Kẻ sĩ mà chỉ
mong được ăn mặc sung sướng thì chẳng đáng là kẻ sĩ vậy”(Luận ngữ).
Thực tế, không phải kẻ sĩ nào cũng làm tròn bổn phận. Không ít kẻ sĩ “giả
danh đạo lý” để mưu cầu bổng lộc, lợi ích cá nhân. Việc giáo dục kẻ sĩ bộc lộ
tính hai mặt: vừa mang tính tiến bộ vừa mang tính hoà hoãn mâu thuẫn. Vì thế,
có lúc bị biến chất cái hay, cái nhân bản trong ý đồ giáo dục ban đầu Khổng Tử
đưa ra.
Cùng với giáo dục kẻ sĩ, giáo dục người “quân tử” là vấn đề quan trọng nhất

Khổng Tử hướng tới. Quân tử là những người có tài, có đức mà do đó họ có địa
vị bề trên dẫn dắt số đông người kém, tài mọn bên dưới gọi là tiểu nhân. Như
vậy, quân tử có địa vị, có nhân cách và vai trò lớn trong xã hội.
Người quân tử hướng tới giá trị tinh thần còn tiểu nhân luôn bị các nhu cầu vật dục
chi phối, sai khiến. Cái nhìn thể hiện hạn chế của tư tưởng giáo dục Khổng Tử khi chỉ
trọng mặt tinh thần “nhân, lễ, nghĩa, trí”, mà chưa thấy vai trò của hoạt động vật chất.
Nhân cách Khổng Tử muốn hướng tới là quân tử, nhưng ông vẫn nói
mình chưa thực hiện được đạo người quân tử. Theo Khổng Tử, người quân
11


tử phải giữ được bốn điều: “Đối với người là tự mình khiêm cung, đối với
bậc quân trưởng thì một lòng kính trọng, thường đem ân huệ mà thi thố cho
dân, sai khiến dân một cách phải nghĩa”.
Có thể nói, mô hình nhân cách người quân tử là niềm tự hào trong giáo dục
Khổng Tử cũng như Nho giáo ở xã hội phong kiến. Nhưng chính họ, ở phương
diện nào đó, là người bảo thủ, cố hữu dẫn đến sự trì trệ kéo dài chế độ phong
kiến phương Đông.
Nội dung đào tạo là truyền bá cho mọi người hiểu và thực hiện đạo làm
người. Đó là đạo vua - tôi, đạo cha - con, đạo chồng - vợ, đạo anh - em, đạo bằng
- hữu, đạo thầy - trò... làm cho con người hữu đạo, nhà nhà hữu đạo, cá nước hữu
đạo, thiên hạ hữư đạo. Khổng Tử thiên về giáo dục, chính trị, đạo dức.
Đào tạo con người được chú trọng trước hết đến khía cạnh nhận thức theo
phương châm "tiên học lễ, hậu học văn". Đây là nội dung cơ bản của Nho giáo.
"Lễ" là phạm trù có từ rất lâu. Thời thượng cổ "lễ" được hiểu sự cúng tế thần
linh, thời Tây Chu, Chu Công định lễ để duy trì trật tự xã hội là "tổng pháp", lễ
lúc đó có nội dung chính trị, sang các đời sau lễ được mở rộng ra là phong tục
tập quán. Đến đời Đông Chu, Khổng Tử sử dụng "lễ" để chỉ nội dung mớ i là
luân lý, là kỷ luật tinh thần. Ông sửa đổi lễ nhà Chu cho phù hợp với hoàn
cảnh xã hội lúc bấy giờ.

Về hình thức, lễ chỉ là một trong năm điều Ngũ thường (nhân - lễ - nghĩa
- trí - tín) nhưng về thực chất nó vẫn giữ vai trò chi phối. Do đó bất kỳ người nào
cũng phải thực hiện "lễ", đó là cơ sở để phân biệt phải, trái, đúng, sai. Theo
Khổng Tử giáo dục đạo đức là hàng đầu, "bất chi lễ, vô dĩ lập dã", nếu không
học lễ thì chẳng biết cách đứng được với đời. Tuỳ việc phân chia khả năng nhận
thức của con người, Khổng Tử chia nội dung giáo dục thành hai loại tương ứng.
- Bậc hạng trung trở lên thì giảng đạo lý cao sang, đạo đức, ngôn ngữ,
chính trị, văn học.
12


- Bậc thấp đến bậc vừa thì chủ yếu dạy Lục nghệ :lễ, nhạc, xạ, ngư, thư, số.
Như vậy, nội dung đào tạo không chỉ là tri thức sách vở mà còn là
những hoạt động trong cuộc sống. Những nội dung ấy thể hiện qua Tứ thư,
Ngũ Kinh cụ thể:
- Sách "đại học": sách học để làm quan, bàn đến những vấn đề dạy và học
như thế nào.
- Sách "trung dung": đề cập đến cách cư xử, xử thế giữa người với
người.
- Sách "luận ngữ": chủ yếu là học trò ghi chép và luận bàn những điều
Khổng Tử dạy.
- Mạnh Tử: đề cập chủ yếu đến mối quan hệ vua - tôi, xây dựng một nền
chính trị hợp lòng dân.
- Kinh Dịch: nói lên sự biến đổi theo đạo, đó là nhân - trung - chính, tức là
theo lẽ phải, theo quy luật của tạo hoá để sửa mình.
- Kinh Thư: sách chép những lời vua - tôi dạy bảo khuyên răn nhau từ thời
Nghiêu Thuấn đến Đông Chu.
- Kinh Thi: là bộ sách tập hợp các bài thơ ca (305) từ thời Thượng cổ tới
thời vua Bình Vương nhà Chu, gồm ba bộ phận: phong, nhã, tùng. Sách nói về
mười năm quốc phong tình cảm của con người với thiên nhiên, xã hội, và với

con người. Người Trung Quốc quan niệm "thi" quan trọng bởi vì "thi dĩ ngôn
chí, văn dĩ tại đạo".
- Kinh Lễ: là bộ sách ghi chép những nghi lễ, tế tự của con người thời ấy
- Kinh Xuân Thu: do Khổng Tử viết, ghi chép vài sự kiện từ thời Lỗ Uẩn
Công đến Lỗ Ai Công. Sách chứa nhiều tri thức về thiên văn học.
- Nhạc: làm cho lòng người hưng khởi.
Trong đó, Khổng Tử chú trọng đến Kinh Thi, Kinh Thư và Kinh Lễ bởi vì:
- Kinh Thi: giúp người ta mở rộng tri thức.
- Kinh Thư: dạy việc trị nước.
13


- Kinh Lễ: dạy người ở đời có qui lễ, phép tắc.
Tóm lại nội dung giáo dục cơ bản của Khổng Tử là thông qua sách vở để
giáo dục chính trị - đạo đức, giáo dục đạo làm người (chỉ đối với tầng lớp trên,
còn đối với tầng lớp dưới biết "đạo" để làm theo, phục tùng theo mà thôi). Hạn
chế ở chỗ ít đề cập đến giáo dục khoa học kỹ thuật.
1.3.5. Những nguyên lý và phương pháp giáo dục.
- Dạy phù hợp với điều kiện tâm sinh lý, chứ không có tính cách võ đoán
trước tiên phải nuôi cho tình cảm nảy nở rồi mới ước thúc vào khuôn phép "Ta
15 tuổi để chí vào sự học, đến 30 thì giữ vững được trí không còn thay đổi, 40
hết nghi hoặc, 50 biết được thiên mệnh, 60 thì tai nghe đã thuận đạo trời, 70 thì
tuỳ theo lòng muốn mà không ra ngoài phép tắc tức là nhập diệu vào hoà điệu
đạo lý Thiên địa nhân vậy" (Luận ngữ - vi chính - 4). Sau đó phải điều hoà các
sự mâu thuẫn xung đột ở thâm tâm "Khởi hứng bằng Kinh Thi, uốn nắn bằng kỷ
luật phép tắc, hoàn thành ở nhạc" (Luận ngữ - thái bá - 8). Vì thơ ca làm cho
tính tình nảy nở phong phú nhất là thơ ca có ý vị song một khi tính tình đã bồng
bột thì phải đưa vào khuôn phép kỷ luật để khỏi vọng động dâm đãng. "Tình" rồi
đến "lý", cả hai chuyển hoá đến nhau, thành một tâm hồn quân bình đầy đủ.
- Học phải đi đôi với hành

Theo Khổng Tử học phải đi đôi với thực hành "học nhi thời tập chỉ" (Luận
ngữ - học nhi - 1) - học lý thuyết mà luôn luôn thực nghiệm, tập lại như chim
non tập bay. Học tập phải có suy nghĩ tư lự chứ không phải chỉ đọc, thuộc lòng
nhớ sách như vẹt "học nhi bất tư tắc võng, thư nhi bất học tắc đãi'' tức là học mà
chẳng suy nghĩ thì viển vông mờ mịt khó hiểu. Suy nghĩ không có mục đích nhất
định không đi đôi với sự học thì nguy khốn. (Luận ngữ - Vi chánh - 15) có như
thế thì mới biết được điều mới, trí sáng kiến mới mở mang. Vậy học phải biết
được điều mới, trí sáng kiến mới mở mang "ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vĩ sư hỹ"
(Luận ngữ...). Ôn lại điều cũ mà biết được điều mới, phải "nhật tri kỳ sở vở,
nguyệt vở vong kỳ sở năng, khả vi hiếu học dã di hỹ" - mỗi ngày biết được điều
14


mình chưa biết, mỗi tháng không quen điều mình đã biết, có thể là người ham
học vậy (tử trương - 5).
Khổng Tử chú trọng giáo dục con người toàn diện, một nhân cách đầy đủ
cho nên trong cái lục nghệ giáo dục trừ lễ nhạc ra còn cả phần vận động sinh
hoạt nữa, như sạ (bắn), ngự (cưỡi ngựa), thư (học, viết, vẽ) và số (học tính toán).
Thông Lục nghệ là một người có sự giáo dục đầy dủ cả lý thuyết lẫn thực hành,
sẵn sàng ra đời, đem cái kinh luận để kinh doanh, tế thế "Bác học chi, thẩm vấn
chi thận tư chi minh biện chi, đốc hành chi. Hữu phất học, học chi phất năng,
phất thố dã. Hữu phất vấn, vấn chi phất, tri phất thố dã Hữu phất tư, tư chi phất
đắc phất thố dã. Hữu phất biện biện chi phất minh phất thố dã. Hữu phất hành,
hành chi phất đốc phất thố dã. Nhân nhất năng chi kỷ bách chi. Nhân thập năng
chi kỷ thiên chi. Quả năng thử đạo hỹ, tuy ngu tất minh, tuy nhu tất cương".
(Trung Dung). Như vậy, học cho rộng, tìm tòi nhiều, suy nghĩ cẩn thận, biện
bạch sáng suốt, hành động nỗ lực. Có điều chưa học mà chưa có thể làm được,
thì không bỏ dở. Có điều không hỏi, hỏi mà chưa biết không bỏ dở. Người ta có
thể được một điều mình có thể lấy trăm điều. Người ta có thể được mười điều,
mình có thể lấy ngàn điều. Nếu thực giữ được cái đạo ấy thì dù có là người ngu

đần cùng trở nên minh triết. Dù có là hạng nhu nhược ắt cũng trở nên cương
quyết. Đấy là một quan niệm tối cao về giáo dục lý tưởng của họ Khổng.
- Quá trình giáo dục là quá trình trao đổi giữa thầy và trò. Trò hỏi thầy đáp
hoặc thầy hỏi trò thưa, nhằm phát huy tính năng động chủ quan và sự độc lập
sáng tạo của người học. Khổng Tử nói "kẻ nào không bực tức vì không hiểu
được, thì ta không chỉ bảo cho mà biết được. Kẻ nào chẳng hậm hực vì không tỏ
ý kiến của mình, thì ta chẳng khai phát cho mà nói ra được... kẻ nào đã biết rõ
một góc nhưng chẳng chịu căn cứ vào đó để biết luôn cả ba góc kia, thì ta chẳng
dạy cho kẻ ấy nữa" (Luận ngữ - thuật nhi 8). Ông yêu cầu người học phải biết
quan sát tinh tường và biết suy luận từ một vật mà biết những sự vật khác, từ cái
này mà biết cái kia "biết một mối mà thông suốt tất cả" (Luận ngữ - Vệ Linh
15


Công 2). Do đó địa điểm giáo dục của Khổng Tử không cố định lúc ở trong nhà,
lúc dưới bóng cây, lúc chu du ngoại cảnh.
- Phương pháp nêu gương: Khổng Tử thường lấy những tấm gương tốt để
dạy học trò. Vua đạm bạc đó là Vua Vũ "Vua Vũ ta không chê trách vào đâu
được. Ăn uống đạm bạc mà tế quỷ thần rất hậu. Y phục xấu mà sửa mũ áo tế rất
đẹp. Cung thất nhỏ hẹp mà hết sức mở mang ngòi lạch. Vua Vũ ta không chê
trách vào đâu được" (Thái Bá 2). Vua khiêm nhường "cao cả thay! Vua Thuấn,
vua Vũ có được thiên hạ, mà chẳng lấy đó làm vui" (Thái bá 18). Theo Khổng
Tử vua Thuấn - Nghiêu là bậc thánh. Người học trò chăm chỉ là "trò Hồi, trong
ba tháng, lòng không lìa đạo nhân. Ngoài ra, các trò khác chỉ đạt đến đạo nhân
trong một ngày hay trong một tháng là cùng" (Ung dã - 5). Do đó khi có người
hỏi Khổng Tử về các học trò, Khổng Tử thưa "có Nhan Hồi là người ham học,
chẳng may mất sớm, nay không còn ai cả" (Tiên tiến - 6). Còn Bá Di, Thúc Tề
theo Khổng Tử "bất niệm cựu ác, oán ly dụng hy" (không nhớ đến những điều
xấu của người nên ít ai oán ghét). (công dã tràng - 12). Người giữ gìn tốt đạo
huynh đệ đó là "Yến Bình Trọng khéo giao - kết bạn lâu ngày mà vẫn giữ cung

kính" (công dã tràng - 16). Phê phán Vi - Sinh Cao không phải là người ngay
thẳng mà mua ân huệ cho mình, dành điều tốt cho mình "ai bảo Vi Sinh Cao là
người ngay thẳng ? Có người đến xin giấm. Vi Sinh Cao xin giấm của nhà hàng
xóm cho đó" (công dã tràng -13).
Tóm lại, theo Khổng Tử tuỳ từng trường hợp, tuỳ từng người mà bảo coi
hướng đi, cách làm cái công phu thực hiện theo guơng mẫu thời xưa như Văn
Vương, Chu Công, Công Nhu, Nghiêu-Thuấn,Vũ Thang...trong hoàn cảnh mới
"Ôn có tri tân". Phương pháp giáo dục của Khổng Tử vẫn có giá trị cho dến ngày
nay.
1.3.6. Yêu cầu đối với người dạy và người học
Từ việc phân chia đối tượng, mục đích giáo dục và phương pháp giáo dục,
như vậy, Khổng Tử đã đề ra những đòi hỏi đối với người dạy và học sau:
16


Đối với người thầy phải luôn làm gương về phẩm chất và phong cách học
tập, người là người thực hành trước tiên những gì mình dạy cho học trò để học
trò thấy đó mà làm theo (Vi chánh 13). Thầy dạy phải tận tình cởi mở không
giấu diếm học trò "ta có biết rộng chăng! Ta không biết rộng. Nhưng có người
thô lỗ hỏi đến ta, dù không biết gì, ta cũng phát động hai đầu mối dẫn giải cho
hết lẽ" (Tử hãn - 7). Học trò cho rằng đạo của đức Khổng cao sâu không theo
kịp, cho nên nghi ngờ Ngài giấu diếm kiến thức, Khổng Tử cho rằng "hai ba gã
cho ta giấu điều gì chăng?. Ta không giấu diếm gì cả! Ta không làm việc gì mà
chẳng bảo cho hai ba gã biết, ấy là Khưu này vậy". (Thuật nhi - 23). Cả đời
Khổng Tử sống với đạo lý "Ta là người khi chưa hiểu đạo lý thì phát phẫn quên
ăn, khi hiểu được đạo lý thì vui vẻ quên lo, mà chẳng biết tuổi già sắp đến với
mình" (Thuật nhi - 18).
Khổng Tử cho rằng thầy không được nghiêm khắc, thái quá bởi vì quá
trình giáo dục là quá trình trao đổi giữa thầy và trò, nên thầy không được nghiêm
khắc, thái quá làm cho rụt rè e sợ nhưng không phải thế mà trò quên mình là trò

bỏ qua lễ giáo.
Đối với người học trò, phải biến cái mình học thành nhu cầu "biết đạo
không bằng ưa đạo, ưa đạo không bằng vui với đạo" (Luận ngữ.....) hay "Buổi
sáng được nghe đạo lý, buổi tối dù chết cũng được vậy" (Lý nhân - 8). Trong quá
trình học tập, phải kết hợp với suy nghĩ "học mà chẳng suy nghĩ thì mờ mịt, suy
nghĩ mà không học thì nguy hại" (Vi chánh - 15). Học phải kết hợp với thực tiễn,
phải thận trọng trong việc học hỏi "nên nghe nhiều điều hay, nhưng còn nghi
ngờ điều gì, hãy để khuyết đừng nói vội, còn nghe được điều gì chắc chắn, cũng
nên thận trọng lời nói, thì ít người quở trách. Nên thấy nhiều điều hay, nhưng
điều gì chưa chắc chắn hãy để khuyết đó đừng làm vội, còn thấy được điều gì
chắc chắn cũng nên cẩn thận trong việc làm, thì ít sự ăn năn. Lời nói ít người
quở trách, việc làm ít sự ăn năn bổng lộc tự nhiên ở trong đó" (Vi chánh - 18).
Học phải ôn cũ biết mới và phải học ở mọi lúc mọi nơi, phải đi từ thấp đến cao,
cố gắng vươn lên "học như chẳng theo kịp, còn sợ bỏ mất" (Thái bá - 17). Điều
cốt lõi nhất phải xác định được mục đích học "học để làm quan giúp đời. Người
17


đời nay học vì người" (Hiến Vân - 25).
Tóm lại, từ việc xác định phải giáo hoá con người trở thành "hữu đạo" để
ổn định trật tự xã hội, đưa xã hội "loạn" trở về "thịnh", Khổng Tử đã xây dựng
một học thuyết hoàn chỉnh về giáo dục từ quan niệm về con người, phân chia đối
tượng giáo dục để xác định phương pháp giáo dục phù hợp đến yêu cầu về người
thầy, người học. Khổng Tử xứng đáng nhà giáo dục lớn của xã hội đương thời,
học thuyết giáo dục củ Khổng Tử đã góp phần vào kho tàng giáo dục của nhân
loại. Những nguyên lý giáo dục của ông còn mang những giá trị trong sự nghiệp
giáo dục hiện nay.
Nhìn một cách tổng thể, mục tiêu giáo dục của Khổng Tử là bồi dưỡng
người “nhân”, “quân tử”, bồi dưỡng để ra làm quan, điều hoà mâu thuẫn giai
cấp, “khôi phục lễ” phục vụ cho mục đích chính trị. Nhưng do thực tiễn dạy

học lâu dài nên về mặt quan điểm giáo dục và ohương pháp dạy học Khổng Tử
có những tư tưởng duy vật chất phác tiến bộ. Đó là sự phản ánh kinh nghiệm
thực tiễn dạy học và yêu cầu về mặt nghề nghiệp giáo dục của Khổng Tử.
Những tư tưởng đó có ảnh hưởng tích cực với sự phát triển của học thuyết giáo
dục cũng như sự nghiệp giáo dục Trung Quốc và các nước khác sau này.
Những nhà Nho làm nghề dạy học đã kế thừa tư tưởng hợp lý của Khổng Tử để
phát triển nền giáo dục. Vì thế có thể khẳng định rằng Khổng Tử thật sự là một
nhà giáo dục kiệt xuất đương thời.
Nhìn một cách tổng thể, mục tiêu giáo dục của Khổng Tử là bồi dưỡng
người “nhân”, “quân tử”, bồi dưỡng để ra làm quan, điều hoà mâu thuẫn giai
cấp, “khôi phục lễ” phục vụ cho mục đích chính trị. Nhưng do thực tiễn dạy
học lâu dài nên về mặt quan điểm giáo dục và ohương pháp dạy học Khổng Tử
có những tư tưởng duy vật chất phác tiến bộ. Đó là sự phản ánh kinh nghiệm
thực tiễn dạy học và yêu cầu về mặt nghề nghiệp giáo dục của Khổng Tử.
Những tư tưởng đó có ảnh hưởng tích cực với sự phát triển của học thuyết giáo
dục cũng như sự nghiệp giáo dục Trung Quốc và các nước khác sau này.
18


Những nhà Nho làm nghề dạy học đã kế thừa tư tưởng hợp lý của Khổng Tử để
phát triển nền giáo dục. Vì thế có thể khẳng định rằng Khổng Tử thật sự là một
nhà giáo dục kiệt xuất đương thời.

Phần 2: KẾ THỪA TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA KHỔNG TỬ
TRONG VIỆC XÂY DỰNG NỀN GIÁO DỤC HIỆN NAY Ở VIỆT NAM
2.1. Sơ lược về nền giáo dục qua các triều đại trong lịch sử Việt Nam
Cùng với sự thăng trầm của xã hội Việt Nam, tư tưởng Nho giáo nói chung
và tư tưởng về giáo dục của Khổng Tử nói riêng trong những giai đoạn lịc sử là
khác nhau, bởi vì lúc này ở Việt Nam tồn tại "tam giáo đồng nguyên" trong đó
Nho và Phật thay nhau vai trò chủ đạo trong xây dựng xã hội.

Đến thời Trần, con đường khoa cử mở ra để giải quyết đào tạo quan lại đã
nhanh chóng chiếm ưu thế. Số người tiến thân bằng con đường cử nghiệp nhiều
hơn, danh nho đông đảo hơn cái thời trước. Thời Trần cũng xác định hơn nội
dung học tập thi cử là các Kinh điển hình thành vào thời Chu Hy về sau. Trong
gần 4 thế kỷ tồn tại của hai vương triều này, chỉ tổ chức được 15 khoa thi, lấy đỗ
được 60 người. Triều Hồ tuy tồn tại ngắn ngủi nhưng cũng tổ chức được ba khoa
thi với 15 người đỗ. Sang thời Lê, việc mở các khoa thi để tuyển chọn đội ngũ
quan lại mới được chú trọng hơn. Trong 32 năm của ba triều vua Lê: Thái Tổ,
Thái Tông và Nhân Tông (1426 - 1459) đã có 9 khoa thi với 107 người được nêu
tên trên bảng vàng.
Phải đến thời Lê Thánh Tông, chế độ khoa cử Nho học mới được mở rộng
và đi vào nề nếp, bởi thi cử là biện pháp quan trọng nhất để tuyển chọn được
tương đối xác đáng đội ngũ quan lại tài năng, làm rường cột cho các hoạt động
của nhà nước. Lê Thánh Tông mong muốn tạo được một bộ máy quan lại gồm
những con người ưu tú trong giới trí thức Nho học được chọn lọc kỹ càng làm
chỗ dựa vững chắc cho triều đình, bởi vậy trong buổi "lễ ăn thề" với thượng thư
19


các bộ vào mùa đông năm Quang thuận thứ 4 (1463), ông dẫn lại lời của Tư Mã
Quang "người quân tử là cội gốc để tiến lên việc trị bình, kẻ tiểu nhân là thềm
bậc để đi đến hoạ loạn" cho nên "ta và các ngươi đã thề với trời đất dùng người
quân tử, bỏ kẻ tiểu nhân, ngày đêm chăm chăm không lơi". Việc trong thi cử,
trọng nhân tài Nho học dưới thời Lê Thánh Tông còn được lưu lại bằng những tư
tưởng đúng đắn trong Văn Bia tiến Sĩ, "Hiền tài là nguyên khí của quốc gia,
nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà vươn cao, nguyên khí suy thì thế nước
yếu mà xuống thấp. Bởi vậy các đấng thánh đế minh vương chẳng ai không lấy
việc bồi dưỡng nhân tài kén chọn kẻ sĩ, vun chồng nguyên khí là việc đầu tiên.
Kẻ sĩ đối với quốc gia quan trọng là thế, cho nên quý chuộng kẻ sĩ sẽ không biết
thế nào là cùng việc lớn trong chính trị của đế vương chẳng gì bằng gặp nhân

tài, chế độ nhà nước muốn được kỹ càng, tất phải đợi ở bậc thánh. Bởi vì làm
chính trị mà không cốt ở nhân tài, chế độ mà không nhờ ở bậc thánh thì mọi việc
còn làm cẩu thả, sao có thể đạt tới chính trị phong hoá phồn vinh, văn vật điển
chương đầy đủ".
Thể hiện ý nguyện trọng đạo học, trọng khoa cử coi đó là con đường chính
để chọn quan lại, hai năm sau khi lên ngôi báu, Lê Thánh Tông đã ban hành
nhiều đạo dụ, chiếu chỉ về quy chế thi cử. Cũng như ở các triều vua trước, thời
Lê Thánh Tông có hai kỳ là thi hương, lấy học vị hương cống và thi hội (thi ở
triều đình) lấy học vị tiến sĩ.
Nhà vua cũng ban hành các chỉ dụ quy định về thi cử .
+ Đối tượng không được dự thi: người làm nghề hát chèo, người phản
nghịch, người nguy quan có tiếng xấu cùng con cháu họ và những người phạm
tội bất hiếu, bất nghĩa, bất mục, bất luân diêu ngoa .
+Đối với dề mục thi :
.Kì thứ nhất học thi tứ thư, ngũ kinh
.Kì thứ hai thi chiếu, chế,biểu dùng cổ thể lay tứ lục.
.Kì thứ ba thi thơ (Đường luật), phú (Cổ thể hay ly tao).
20


.Kì thứ tư một bài văn sách, đầu dề hỏi về kinh, sử hay việc đương thời .
Nhìn chung, triều đại Lê Thánh Tông trị vì, nhất là giai đoạn thuộc niên
hiệu Hồng Đức, là thời kì phát triển rực rỡ của giáo dục và khoa cử mà đời sau
suy tôn là"Giáo dục Hồng Đức", "Khoa cử Hồng Đức", "bản đầu Hồng
Đức"...Nhờ khoa cử mà số lượng những võ quan, trọng thần ngày càng bị hạn
chế dần. Bản thân các vị võ quan và con em họ muốn tồn tại được trong bộ máy
nhà nước thời Lê Thánh Tông đều phải được nâng cao "quan trí" và "văn hoá
hoá". Trong khi đó số quan lại xuất thân từ khoa cử liên tục được bổ sung với
một số lượng khá đông đảo.Theo thống kê từ sách "Các nhà khoa bảng Việt Nam
cho thấy trong 38 năm triều đại Lê Thánh Tông đã tổ chức được 12 khoa thi với

501 người đỗ cùng 9 trạng nguyên, 10 bảng nhãn, 10 thám hoa, 159 Hoàng Giáp
và 313 đệ tam giác đồng tiến sĩ xuất thân. Theo Phan Huy Chú "Khoa cử các đời
thịnh nhất là đời Hồng Đức.Cách lấy đỗ rộng rãi, cách chọn người công bằng,
đời sau không thể thua kịp". Những người đỗ đạt qua các kì thi là nguồn chính
để tuyển chọn quan lại cho triều đình và một phần lớn bộ máy chính quyền các
địa phương. Họ được tôn vinh qua lễ xướng danh, lễ vinh quy bái tổ và lưu tên
tuổi trong văn bia ở Văn Miếu. Như vậy, với chủ trương khuyến khích Nho học
và một chế độ khoa cử nề nếp, cùng một lúc Lê Thánh Tông đã đạt được hai mục
tiêu: thứ nhất, tuyển chọn được những người ưu tú cho bộ máy của nhà nước,
thực hiện chuyển giao quyền lực từ quý tộc sang quan lưu nho sĩ, thứ hai đưa
được nho giáo xâm nhập sâu vào xã hội, khẳng định rõ đây là nhà nước gắn với
việc cai trị của các quan văn và tuân theo những tư tưởng chính trị Nho giáo.
Bản thân đội ngũ quan chức thời Hồng Đức là những người thành công trong các
kì thi dân sự, cũng có yêu cầu tự nhiên muốn xây dựng một nhà nước trong sạch,
có kỉ cương và vững mạnh theo phong cách trí thức của họ.
Tóm lại, cùng với thăng trầm của lịch sử Việt Nam, tư tưởng về giáo dục
của Khổng Tử nói riêng Nho giáo nói chung có ảnh hưởng sâu sắc đến nền giáo
dục Việt Nam. Đó là giáo dục cho mọi tầng lớp nhân dân, giáo dục nhằm đào tạo
21


tuyển chọn cho đội ngũ quan lại cho triều đình, tạo bộ máy vững chắc. Tuy nhiên
ở Việt Nam, do ảnh hưởng của tam giáo đồng nguyên nên các Nho sĩ sau khi đỗ
đạt bất mãn trước những bất công của triều đình thường ở ẩn như Nguyễn Trãi,
Nguyễn Bỉnh Khiêm...
2.2. Sự kế thừa tư tưởng về giáo dục của Nho giáo nói chung và Khổng
Tử nói riêng của Hồ Chí Minh.
Cũng giống như nhiều nhà Nho chân chính, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến
việc giáo dục con người. Kế thừa tinh thần "học không chán, dạy không mỏi" của
Khổng tử, ngay từ thời thanh niên Người đã từng làm thầy giáo, rồi thành người

chiến sĩ cách mạng, rồi thành nhà chính trị ... và thành người đứng đầu nhà nước,
Người luôn quan tâm đến việc giáo dục, đào tạo con người. Nếu trước đây,
Khổng Tử thường dạy rằng: nhà cầm quyền phải chăm lo đời sống vật chất cho
dân, phải giáo hoá dân, để thực hiện con đường tu - tề- bình - trị các bậc quân
vương, người quân tử phải chú trọng đến lời dạy "vị thập niên chí kế thụ môn, vi
bách niên chi kế thụ người". Nay vì sự nghiệp giải phóng dân tộc, xây dựng đất
nước phồn vinh giàu mạnh, Hồ Chủ Tịch thường xuyên nhắc nhở "vì lợi ích
mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trông người" (Hồ Chí Minh toàn tập 9). Song quan niệm hết sức nhân bản này của Hồ Chí Minh lại không bó hẹp
trong phạm vi ngành giáo dục mà được mở rộng ra cho nhiều đối tượng khác
nhau trong xã hội. Có thể khẳng định rằng đây là một tư tưởng mang tầm chiến
lược đầu tư vào con người là cơ sở chắc chắn nhất cho mọi sự phát triển.
Phải chăng có sợi dây liên hệ ràng buộc giữa quá khứ và hiện tại. Phải
chăng những tư tưởng lớn cũng có những điểm chung; trong học thuyết Nho giáo
vấn đề con người là trung tâm thì nay ở tư tưởng Hồ Chí Minh cũng tất cả vì con
người. Trước đây nghiên cứu về con người, Khổng Tử chỉ ra rằng "tính tương
cận, tập tương viễn" như vậy Khổng Tử đề cao giáo dục và cho rằng nhờ có giáo
dục mà việc đưa con người về cái thiện, cái tốt là hiện thực. Nay Hồ Chủ Tịch
cũng thường nói con người chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau mà trở
22


nên khác nhau "đồng thời ngay trong mỗi con người đều có thiện và ác ở trong
lòng" (Hồ Chí Minh toàn tập -10). Người nhấn mạnh "ta phải làm cho phần tốt
trong mỗi con người nảy nở như hoa mùa xuân, phần xấu mất dần đi".
Đối với loại người có thói hư tật xấu, phải lại tổ quốc và nhân dân ta phải
giúp họ tiến bộ bằng cách làm cho phần thiện nảy nở để đẩy lùi phần ác chứ
không phải đập cho tơi bời. Đối với Người yếu tố giáo dục trong đào tạo con
người là quan trọng, bởi vì:
"Lúc ngủ ai cũng như lương thiện
Tỉnh dạy phân ra kẻ dữ hiền

Hiền dữ đâu phải là có sẵn
Phần nhiều do giáo dục mà nên"
(Hồ Chí Minh toàn tập - 10)
Trong lịch sử tư tưởng của Nho giáo nói chung, của Khổng Tử nói riêng đã
thu được những thành tựu đáng kể trong việc đào tạo con người; đó là tạo ra
được nhiều nhà Nho chân chính, hết lòng trung với vua, thanh liêm, chính trực,
kinh bang tế thế, lưu danh sử sách, hậu thế noi gương như Chu Văn An, Nguyễn
Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm... Hơn bất cứ người Việt Nam nào, Bác Hồ cảm nhận
rất rõ điều đó, Người gìn giữ, nâng niu phát huy và bồi dưỡng nó.
Ở tư tưởng của Khổng Tử điểm sáng là "đức trị", lấy đức sáng để làm mới
cho dân Nho giáo, yêu cầu các quân vương, nhà cầm quyền phải tu luyện đức
sáng, giữ đạo cương thường, làm gương cho dân, giáo hoá dân để đất nước có kỷ
cương, xã hội có trật tự. Trong sự nghiệp cách mạng mới Hồ Chí Minh cũng chỉ
rằng "người cán bộ hiện nay cũng phải giữ gìn đạo đức cách mạng như giữ gìn
con ngươi của mắt mình'' như vậy cả Hồ Chí Minh và Khổng Tử đều coi trọng
giáo dục đạo đức cho con người, coi đạo đức là gốc, đề cao nghĩa vụ trách nhiệm
của con người đối với bản thân - gia đình - xã hội. Bác Hồ nói ''học thuyết
Khổng Tử có ưu điểm là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân".
Trong các bài nói chuyện, phát biểu, bài viết Người thường sử dụng những
23


thuật ngữ đạo đức của Nho giáo. Tuy nhiên, dù cũng dùng các giá trị đạo đức
giống nhau nhưng nội dung của chúng đã khác xa; Khổng nho hướng đạo đức
con người theo đạo đức phong kiến, theo mô hình phong kiến đẻ nhằm củng cố
trật tự xã hội phong kiến, củng cố chế độ vương quyền, chế độ phụ quyền, đòi
hỏi con người tuân thủ "cương, thường" trung thành tuyệt đối với vua, coi dân là
đối tượng để chăn dắt, sai khiến; Hồ Chí Minh lại hướng đạo đức cán bộ và nhân
dân vào lật đổ chế độ phong kiến, xã hội có sự thống trị áp bức,bóc lột, nô dịch,
cũng là chuẩn mực "trung", "hiếu" đối với Hồ Chí Minh là không chỉ trung với

vua, hiếu thảo với cha mẹ mà còn phải trung với Đảng, hiếu với dân.
Trong giáo dục đạo đức phong kiến, người ta chú trọng đến "nhân, nghĩa,
lễ, trí, tín" gọi là "ngũ thường", trong giáo dục đạo đức cách mạng, Người
thường nhắc nhở "nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm" là phẩm chất của con người
quân tử và của người công dân chân chính.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng nhìn chung Nho giáo còn nhiều hạn chế
song họ đã xây dựng được một mẫu người lý tưởng "cứng như cây tùng, cây
bách" đó là những con người "phú quý bất năng dâm, bần tiện bất năng di, uy vũ
bất năng khoát" hay "tiên thiên hạ ưu nhi ưu, hậu thiên hạ, lạc nhi lạc". Hồ Chủ
Tịch thường xuyên nhắc nhở cán bộ, chiến sĩ phải rèn luyện để cứng cáp, kiên
trung, giữ vững khí tiết "giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó không thể
chuyển lay, uy lực không thể khuất phục". Trong sự nghiệp cách mạng của chúng
ta đã có biết bao tấm gương anh dũng hy sinh, những con người trung liệt... đã
hoà tấu thành bản anh hùng ca non sông đất nước.
Nghiên cứu tổng thể học thuyết của Khổng Tử cũng như tư tưởng của Hồ
Chí Minh có thể khẳng định rằng giáo dục đào tạo con người, đặc biệt là giáo
dục đạo đức là rất quan trọng. Tuy nhiên đối với Khổng Tử đạo đức chổng
ngược xuống đất, còn Hồ Chí Minh, con người có đạo đức mới đứng vững được
bằng hai chân, ngẩng đầu lên trời. Đạo đức cũ khép con người vào khuôn khổ
chật hẹp, khắc kỷ, cam chịu, thắt chặt con người vào trật tự xã hội có đẳng cấp;
24


còn đạo đức mới phá bỏ xiềng xích phong kiến, giải phóng cá nhân con người,
phù hợp với xu hướng nhân đạo tiến bộ nhằm đáp ứng sự nghiệp xây dựng xã
hội mới độc lập, thống nhất, giàu mạnh và văn minh. Nói như vậy không phải là
phủ nhận việc Nho giáo đã có công tạo nên một tinh thần hiếu học, đề cao tri
thức.
Kế thừa tinh thần "học không chán, dạy không mỏi", Bác Hồ thường xuyên
nhắc nhở cán bộ, nhân dân, các thầy cô giáo và học sinh quan tâm đến việc giáo

dục tri thức. Ngay sau ngày tuyên bố giành độc lập, Người đã đề ra 3 nhiệm vụ
lớn cho chính quyền non trẻ "diệt giặc đói, giặc dốt, giặc ngoại xâm". Người
từng nói "một dân tộc dốt là một dân tộc yếu" như vậy Bác xếp "giặc dốt" sau
giặc đói nhưng lại trước giặc ngoại xâm. Đây là một sự sắp xếp thứ tự có chủ
đích của Người. Để diệt giặc dốt Người đã phát động phong trào "bình dân học
vụ" mở rộng côg tác giáo dục trong toàn quốc. Trong thư gửi các cháu học sinh
nhân ngày khai trường, Bác viết "non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay
không, dân tộc Việt Nam có được sánh vai với các cường quốc năm châu hay
không. Đó chính là nhờ công học tập của các cháu rất nhiều". Có thể nói đối
tượng để ''trồng" được Hồ Chí Minh quan tâm nhất là học sinh, sinh viên, thanh
niên. Người thường nói "một năm khởi đầu từ mùa xuân. một đời khởi đầu từ
tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của xã hội" hay "thanh niên là người chủ tương
lai của nước nhà. Nước nhà thịnh, suy yếu một phần lớn là do các thanh niên".
Trước đây trong quan niệm đào tạo con người của Khổng Tử, tri thức được
giới hạn trong lĩnh vực hẹp như văn chương,chính trị, đạo đức thì trong quan
niệm của Hồ Chủ Tich thì tri thức ngày nay toàn diện hơn, đặc biệt là tri thức về
khoa học tự nhiên, khoa học ứng dụng. Nếu trong tư tưởng của Khổng Tử hoạt
động lao động sản xuất không được coi trọng thì Hồ Chí Minh nhắc nhở "học
phải đi đôi với hành, lý luận phải kết hợp với thực tiễn".
Hồ Chủ Tịch thực sự là điển hình mẫu mực trong việc lựa chọn kế thừa
những tinh hoa văn hoá Đông - Tây, quá khứ và hiện tại. Đóp thực sự là một
25


×