Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Đề cương ôn tập lâm sản ngoài gỗ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.34 KB, 37 trang )

Câu1: Anh chị hiểu thế nào về lâm sản ngoài gỗ?
Câu2 : ưu, nhược điểm của các pp phân loại LSNG?
Câu3 : hẫy phân tích giá trị của LSNG về kinh tế- xã hội- môi trường?
Câu4 : phân tích tiềm năng LSNG ở VN?
Câu 5: phân tích thị trường LSNG ở VN?
Câu 6: Anh (chị) hãy kể tên các loài cây cho sợi thuộc nhóm tre nứa.
Nêu bộ phận sử dụng và giá trị sử dụng của các loài đó?
Câu 7: Anh (chị) hãy kể tên các loài cây cho sợi thuộc nhóm song mây.
Nêu bộ phận sử dụng và giá trị sử dụng của các loài đó?
Câu 8: Anh (chị) hãy kể tên các loài cây trong nhóm cho sợi khác ngoài
tre nứa, song mây, cau dừa? Nêu bộ phận sử dụng và giá trị sử dụng
của các loài đó.
Câu 9: : Anh (chị) hãy kể tên các loài LSNG thuộc nhóm cho dầu béo?
Nêu bộ phận sử dụng và giá trị sử dụng của các loài đó.
Câu 10: Anh (chị) hãy kể tên các loài LSNG thuộc nhóm cho nhựa sáp.
Nêu bộ phận sử dụng và giá trị sử dụng của các loài đó.
Câu 11: Anh (chị) hãy kể tên các loài LSNG thuộc nhóm cho tinh dầu.
Nêu bộ phận sử dụng và giá trị sử dụng của các loài đó.
Câu 12: Anh (chị) hãy kể tên các loài LSNG thuộc nhóm cho sơn, tanin,
chất nhuộn. Nêu bộ phận sử dụng và giá trị sử dụng của các loài đó.
Câu 13: Anh (chị) hãy kể tên các loài LSNG thuộc nhóm cho củ, quả ăn
được. Nêu bộ phận sử dụng và giá trị sử dụng của các loài đó?
Câu 14: Anh (chị) hãy kể tên các loài LSNG thuộc nhóm làm rau ăn. Nêu
bộ phận sử dụng và giá trị sử dụng?
Câu 15: Anh (chị) hãy kể tên các loài LSNG thuộc nhóm cây cho lương


thực, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Nêu bộ phận sử dụng và giá trị
sử dụng của các loài cây đó.
Câu 16: Anh (chị) hãy kể tên các loài LSNG thuộc nhóm làm cảnh. Nêu
khả năng ứng dụng trong tạo cảnh của các loài.


Câu 17: Anh (chị) hãy kể tên các loài cây dùng làm thuốc bổ. Nêu bộ
phận sử dụng và công dụng của từng loài?
Câu 18: Anh (chị) hãy kể tên các loài cây dùng làm thuốc chữa các nhóm
bệnh: đau đầu, cảm cúm, đau bụng, bênh ngoài da. Nêu bộ phận sử dụng
và cách sử dụng của các loài cây đó?
Câu 19: Trình bày các công cụ PRA sử dụng trong điều tra, đánh giá LSNG
sau: phỏng vấn, vẽ sơ đồ, điều tra tuyến, thống kê các loài LSNG.
Câu 20: Trình bày công cụ xếp hạng ưu tiên các loài LSNG và công cụ kênh
thị trường LSNG.
Câu 21: Phân tích khó khăn, xác định giải pháp và lập kế hoạch phát
triển LSNG ở cộng đồng?
Câu1: Anh chị hiểu thế nào về lâm sản ngoài gỗ?
LSNG bao gồm những sp có nguồn gốc từ sinh vật, khác gỗ, được khai thác
từ rừng, đất rừng và từ cây gỗ ở rừng.
Câu2 : ưu, nhược điểm của các pp phân loại LSNG?
- Phân loại theo tầng thứ:
+ ưu: quan tâm nhiều tới cấu trúc không gian, tới chiều thẳng đứng của
rừng. Có ý nghĩa quan trọng trong việc tổ chức xây dựng rừng. Giúp cho
việc kinh doanh phát triển LSNG trên từng đối tượng rừng nhất định.


+ nhược: không thể áp dụng chung cho các đối tượng trong rừng, trong
các đk sinh thái # nhau vì ngay trong cùng một đối tượng rừng các LSNG
cũng # nhau.
- Phân loại theo hệ thống sinh:
+ ưu: dựa vào hệ thống tiến hoá của giới sinh vật để phân loại. Thấy được
mối quan hệ thân thuộc giữa các loài và nhóm loài cùng sự tiến hoá của
chúng. Chú ý đến đặc điểm sinh học của loài.
+nhược: đòi hỏi những người sử dụng pp này phải có hiểu biết nhất định
về phân loại động - thực vật.

- Phân loại theo giá trị sử dụng:
+ ưu: đơn giản, dễ áp dụng và sd nhiều kiến thức bản địa của dân nên dễ
nhớ. Khuyến khích được dân tham gia trong quá trình công tác phát triển
nông thôn.
+ nhược: nhấn mạnh đến giá trị sử dụng chưa chú trọng đến đặc điểm
sinh vật học. Dễ bị trùng lặp.
Câu3 : hẫy phân tích giá trị của LSNG về kinh tế- xã hội- môi trường?
- Kinh tế: LSNG là nguồn lương thực, thực phẩm bổ sung của người dân
miền núi, nguồn thức ăn cho gia súc và là nguồn dược kiệu quý. Là
nguồn thu nhập quan trọng trong kinh tế hộ gia đình, đáp ứng nhu cầu
thiết yếu hàng ngày. Là nguồn sinh kế chủ yếu cho một bộ phận người
dân vùng nông thôn miền núi. Cung cấp nguyên liệu cho các ngành công
nghiệp, thủ công nghiệp, chế biến lâm sản, xuất khẩu.
- Xã hội: giải quyết nạn đói và thiếu lương thực, thực phẩm ở nông thôn,
làm ổn định tình hình XH. Tạo ra thu nhập thường xuyên cho người dân
sống phụ thuộc vào rừng. Tạo việc làm quanh năm. Bảo tồn và làm sống
kiến thức bản địa về gây trồng chế biến và chữa bệnh bằng cây thuốc TN,
về các ngành nghề thủ công mĩ nghệ. Giáo dục tuyên truyền cho các thế
hệ sau về giá trị KT- XH.
- Môi trường: bảo vệ đa dạng sinh học. Đáp ứng mục tiêu môi trường như
bảo vệ nguồn nước bảo vệ hệ sinh thái.
Câu4 : phân tích tiềm năng LSNG ở VN?


Việt Nam là một trong những nươc có tài nguyên ĐDSH cao, đây là 1
trong những điều kiện thuận lợi để phát triển LSNG. Tính đa dạng của nó
đựoc thể hiện ở các yếu tố sau:
1. Đa dạng về HST: do đa dạng và phong phú về điều kiện địa hình, khí hậu
nên ở VN quy tụ nhiều HST, 3HST có tầm quan trọng nhất là:
 HST trên cạn: - 2/3 diện tích lãnh thổ Việt Nam là miền núi

- Theo thống kê 2009 - Cục Kiểm lâm: S rừng h.nay > 13 triệu ha. + rừng tự
nhiên: 10,3 triệu ha. + rừng trồng: 2,9 triệu ha. Độ che phủ rừng: 39,1%
Các loài LSNG tập trung nhất trong HST rừng trên cạn.
 HST đất ngập nước:
- xác định được 39 kiểu đất ngập nước có gần 70 khu đất ngập nước có tầm
quan trọng quốc gia, quốc tế về đa dạng sinh học.
- Các HST này là nguồn cung cấp tanin, thuốc nhuộm, tinh dầu và mật ong
rất quan trọng.
 HST biển và hải đảo
- HST biển và hải đảo VN rất đa dạng bao gồm nhiều sinh cảnh khác nhau
- Bờ biển VN kéo dài 3000km với nhiều cửa sông, đầm phá ven biển, rạn
san hô, hải đảo là nơi cư trú của nhiều loài động vật.
2. Đa dạng về động – thực vật
Thực vật: có trên 11370 loài, thuộc 2524 chi và 378 họ. Nhiều họ thực vật có
số loài LSNG cao như: họ Long não (Lauraceae), họ Hoa môi (Lamiaceae),
họ Gừng (Zingiberaceae), họ Ngũ gia b. (Araliaceae) Về động vật có xương
sống: 310 loài và phân loài thú, 840 loài chim, 286 b. sát, 162 loài ếch nhái.
3. Kiến thức bản địa về LSNG phong phú:
-Gây trồng: Quế, Hồi, Thảo quả, Thông nhựa, Tre luồng, Mây nếp , Dó
trầm, Thạch đen, Rau sắng, Ba kích
- Thu hái: Người dân biết r. vùng thu hái LSNG, thời gian và kỹ thuật khai
thác để đảm bảo cây có khả năng tái sinh.
- Chế biến b.quản:các loài thuốc nhuộm, làm măng chua,măng ngâm, măng
khô,…
-Sử dụng: Do gắn bó với thiên nhiên, người dân đ. biết sử dụng rất nhiều
loại LSNG để phục vụ cuộc sống hàng ngày.
Thực tế hiện nay đã xác định được trên 5000 loài cây có ích ở VN, riêng
nhóm cây gỗ trên 2000 loài, cây thuốc gần 4000 loài, tre nứa trên 150 loài…



Môi sắc tộc trong cộng đồng 54 dân tộc anh em đều có các bài thuốc nam
gia truyền để chữa nhiều loại bệnh, kể cả các bệnh hiểm nghèo.
4. Nhiều làng nghề sử dụng nguyên liệu là LSNG:
Ở Việt Nam có 713 làng nghề mây tre đan (Jica 2002 -2003), chiếm 24%
tổng số làng nghề thủ công, có tới 342 nghìn lao động
Câu 5: phân tích thị trường LSNG ở VN?
5. Thị trường của LSNG:
• -Thị trường LSNG của Việt Nam trước giai đoạn đổi mới rất nhỏ bé,
phân tán; chủ yếu là thị trường trong nước, hoặc trong từng vùng nhỏ.
Thị trường LSNG trong nước có 2 cách tiêu thụ:
- Nông dân tự mang sp đi bán tại các chợ
- Bán cho thương nhân là những người trung gian giữa thị trường và sx…
Từ khi KT thị trường phát triển, mqh vs thị trường qtế là động lực cho
mở rộng sx LSNG cũng như xuất khẩu các sp này: xuất khẩu được nhiều
hơn, vươn tới thị trường nhiều nước.
Thị trường LSNG phát triển nhanh chóng, trở nên linh hoạt và hiệu quả
hơn. Mạg lưới thu mua LSNG mới đã được hình thành để đáp ứng nhu
cầu sx và lưu thong phân phối, các doanh nghiệp nhà nước thu hẹp dần
phạm vi hoạt động nhường chỗ cho các thành phần kinh tế khác.
+ 1990-1995: do mất thị trường Đ.Âu, xk LSNG chủ yếu theo đường
tiểu ngạch và phi mậu dịch ở biên giới. từ khi khai thông được lối vào
các thị trường k.vực và TG, thị trường LSNG được khôi phục và sx phát
triển, nhất là chế biến tre trúc, song mây. Các sp khác như quế, hồi, nhựa
thông cũng được đẩy mạnh.
+ 1999 xuất khẩu LSNG và các hàng hoá từ LSNG phát triển mạnh: với
sp do các doanh nghiệp tư nhân,c ác làng nghề, và các doanh nghiệp nhà
nước.
Trong các mặt hàng xuất khẩu, hàng thủ công mây tre đan vẫn giữ vai trò
quan trọng ở các thị trường mới đối vối VN. hàng mây tre đã có mặt ở
nhiều nước châu Âu và Hoa Kì.

+ tổng kim ngạch xuất khẩu hang mây tre đan năm 2003 gần gấp 2 lần
năm 1999 và thị trường tăng từ 74-> 94 nước
+ tổng kim ngạch xuất khẩu trong năm 2004 đã lên tới gần 200 triệu USD


 Thị trường LSNG đã có phát triển sau thời kì đổi mới nhưng chưa
vững chắc và bộc lộ 1 số điểm yếu như:
+ thị trường thiếu tính tổ chức. hang hoá xuất nhập lậu qua biên giới chưa
kiểm soát được, làm anhe hưởng tới giá cả hang hoá
+ thiếu sự kết hợp giữa KH-CN vs thị trường
+cơ sở kĩ thuật của những vùng sx LSNG quá kem, làm kìm hãm sx cũng
như phát triển của thị trường, góp phần làm tăng tính tản mạn.
 Dự báo: thị trưòng EU tăng cường nhập các loại hương liệu và dược
liệu quả khô, gia vị từ TV trong gđ 2005-2020. Do đó cơ hội xuất
khẩu các loại hương liệu thảo mộc là nhiều, song để có thể đáp ứng
yêu cầu thị trường cần nâng cao chất lượng đạt tiêu chủân EU. Số
lượng hàng phải tăng đủ sức cạnh tranh vs các nước láng giềng
 1 số việc cần quan tâm để phát triển LSNG: phải đẩy mạnh đầu tư,
nghiên cứu KH-KT và thị trường, nâng cao chất lượng, cải tạo, sáng
tạo mẫu mã, tìm ra những mặt hang LSNG độc đáo của VN. Đầu tư có
trọng điểm và quy hoạch gây trồng, thuần hoá các loài LSNG quý.
Phát triển công nghệ chế biến LSNG với quy mô thích hợp, hiện đại
để có sp đạt tiêu chuẩn qtế.
Câu 6: Anh (chị) hãy kể tên các loài cây cho sợi thuộc nhóm tre nứa.
Nêu bộ phận sử dụng và giá trị sử dụng của các loài đó?
Tên cây
BP sử dụng Giá trị sử dụng
1 Tre gai
Thân khí
Làm hàng rào bảo vệ, đồ thủ công,bột giấy, sử

Bambusa
sinh, măng, dụng trong xây dựng. làm dược liệu (tinh tre,
spinosa

nước tre non,..)
2 Hóp sào
Thân khí
Làm hàng rào bảo vệ, làm nguyên liệu giấy,
Bambusa
sinh, măng
làm đòn tay, rùi mè, cọc móng nhà trong xây
textilis
dựng; cho măng làm thực phẩm
3 Vầu đắng
Thân khí
Cho măng làm thực phẩm; thân làm trong xây
Indosasa
sinh, măng
dựng và nguyên liệu giấy
angustata
4 Trúc sào
Thân khí
Thân làm đồ thủ công mỹ nghệ, cần câu, gậy
Phyllostachys sinh
trượt tuyết, sào nhảy cao, đan mành, làm
heterocycla
chiếu, đóng bàn ghế, làm nguyên liệu giấy,ván
ghép thanh,..



5

6

7

8

9

Lồ ô trung bộ
Bambusa
balcooa
Dùng phấn
Bambusa
chungii

Thân khí
sinh, măng

Bương lớn
dendrocalam
us
Lùng
bambusa

Thân khí
sinh, măng

Mai cây

Dendrocalam
us giganteus

Thân khí
sinh, măng

Thân khí
sinh,

Thân khí
sinh

10 Giang
Thân khí
Muclurochloa sinh, măng

11 Trúc cần câu

thân khí
sinh, măng

12 Nứa lá to
Schizostachy
um funghmii
13 Tầm vông
Thyrsostachy
s siamensis

Thân khí
sinh,

Thân khí
sinh, măng

Thân dùng trong xây dựng nhà cửa,kết bè đánh
cá, đan rổ rá, nguyên liệu giấy; măng tre làm
thực phẩm.
Đan phên cót, tăm mành và làm hàng mỹ nghệ.
Làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến
ván ép, làm sợi, àm giấy. còn trồng để làm
cảnh.
Thân làm cột buồm, làm nhà, máng dẫn nước,,
làm nguyên liệu giấy; măng làm thực phẩm.
Đan phên cót, tăm mành,đan đồ mỹ nghệ; làm
nguyên liệu cho công nghiệp giấy, làm sợi, ván
ép
thân làm cột nhà, dui mè, đòn tay, bè mảng,
ống đựng nước, còn được dùng để dát giường,
làm đồ mỹ nghệ; làm nguyên liệu giấy; măng
làm thực phẩm
Thân để chẻ lạt đan lát hang thủ công, mỹ
nghệ, lạt để gói bánh trưng. Dùng để sản xuất
giấy cuốn thuốc lá, giấy in tiền, …măng làm
thực phẩm.
chế biến cần câu, sào nhảy, gậy trượt tuyết
dùng cho xuất khẩu, làm bàn ghế,cọc màn, nan
đan mỹ nghê. Măng làm thực phẩm. cây còn
để làm cảnh
Làm nan đan, phên che, đan cót, làm các vật
dụng trong nhà, tăm mành,. Được dùng để sản
xuất giấy

Làm vật liệu xây dựng, , đan nat, đũa, cán ô,
nông cụ, nguyên liệu giấy. cây dùng làm cảnh
hoặc hang rào. Măng làm thực phẩm.

Câu 7: Anh (chị) hãy kể tên các loài cây cho sợi thuộc nhóm song mây.
Nêu bộ phận sử dụng và giá trị sử dụng của các loài đó?


STT Tên cây
1

Bộ phận
sử dụng
Thân

4

Song mật
Calamus
platyacanthus
Mây nếp
thân, quả
Calamus
tetradactylus
Song bột
Thân
Calanus
poilanei
Mây nước
Thân


5
6
7

Hèo gậy
Song voi
Song lá bạc

2

3

Giá trị sử dụng
Thân dùng làm bàn ghế, làm đồ thủ công
mỹ nghệ
Thân làm bàn ghế, đồ mỹ nghệ cao cấp.
cây làm hàng rào, quả làm thực phẩm
làm bàn, ghế mây, đồ mỹ nghệ.

dùng làm lạt buộc, đan rổ rá, bàn ghế, làm
hàng mỹ nghệ.

Câu 8: Anh (chị) hãy kể tên các loài cây trong nhóm cho sợi khác ngoài
tre nứa, song mây, cau dừa? Nêu bộ phận sử dụng và giá trị sử dụng
của các loài đó.
STT Tên cây
1

Dướng

Broussonetia
papyrifera

2

Sui
Antiaris
toxicaria
Cói
Cyperus
malaccensis

3

Bộ phận sử
dụng
Vỏ cây có
sợi, gỗ,lá,
quả, nhựa

Vỏ cây có
sợi, nhựa
Thân, rễ

Giá trị sử dụng
Vỏ cây và gỗ dùng làm giấy và
vải, mũ, khăn trải giường, dây
thừng. lá và quả làm thực
phẩm,làm thuốc. nhựa dùng làm
thuốc.

Vỏ cây dùng làm chăn, quàn áo,
túi đựng đồ. Nhựa chế biến
thuốc độc.
Bện dây, dệt chiếu, dệt thảm,
túi, và nhiều hang mỹ nghệ
khác. Loại thân ngắn dùng để,
lợp nhà, làm chất đốt hay


4

Hu đay
Trema orientalis

vỏ cây có
sợi, lá, ngọn
non và rễ

5


Rhamnoneron
balansae
lòng mang
thường
Pterospermum
heterophyllum
Lòng mang cụt
Pterospermum
truncatolobatum

Bông gòn
Ceiba pentadra

Vỏ cây có
sợi, lá

Gòn rừng
Bombax anceps
Cây Gạo
Gossampinus
malabarica

Sợi

Bông vải
Gossypium spp
Tra
Hibicus tiliceus

Sợi, vỏ rễ,
hạt
Gỗ, vỏ cây
có sợi

Gai

Sợi, rễ, lá và

6


7

8

9
10

11
12

13

Gỗ, sợi, hạt,
vỏ thân

Sợi, rễ và
hoa, hạt

nguyên liệu chế biến giấy. rễ
làm thuốc
Vỏ cây dùng làm dây buộc và
chế bông nhân tạo. lá và ngọn
non làm thực phẩm, rễ dùng làm
thuốc.
Vỏ cây làm nguyên liệu sản xuất
giấy, lá dùng làm thuốc

Sợi làm các lớp cách điện, cách
nhiệt, nhồi thú bông, nệm trải
giường, lót ghế, chăn đắp, gối.

Gỗ để đóng thuyền độc mộc, hạt
dùng để chế xà phòng. Vỏ thân
làm thuốc.
Dùng nhồi gối, đệm
Dùng để nhồi gối, đệm, làm
phao bơi, rễ và hoa còn làm
thuốc hạt để ép dâù dùng trong
công nghiệp. cây còn làm cảnh,
thân cây để nuôi mộc nhĩ
Là nguyên liệu cho công nghiệp
dệt vải. vỏ rễ và hạt làm thuốc
Gỗ dùng để đóng thuyền, đóng
đồ đạc; vỏ cây dùng để bện
thừng, làm võng, dệt chiếu, lưới
đánh cá.
Làm thừng, dây gai, lưới đánh


Boehmeria nivea thân non

14

cá,dây câu. Dùng để dệt màn,
vải thô, vải lọc. lá và thân non
làm thực phẩm. rễ làm thuốc

Dứa sợi
Agave america

Câu 9: : Anh (chị) hãy kể tên các loài LSNG thuộc nhóm cho dầu béo?

Nêu bộ phận sử dụng và giá trị sử dụng của các loài đó.
STT Tên cây

Bộ phân sử
dụng
Thịt quả, Hạt,
rề, lá, nhựa

1

Trám đen
Canarium
tramdenum

2

Mạy châu
Carya
tonkinensis
Đại hái
Hodgsonia
macrocarpa

Hạt, vỏ hạt

Sến mật
Madhuca
pasquieri
Dầu mè
Jatropha

carcas

Hạt, lá và vỏ

Mù u
Calophyllum
inophyllum
Dừa
Cocos
nucifera

Hạt

3

4
5

6
7

Hạt, thân lá

Hạt

Cùi dừa

Giá trị sử dụng
Thit quả làm thực phẩm và làm
thuốc. rễ và lá cũng dùng làm

thuốc. hạt ép lấy dầu. nhựa
dùng thắp sang hoặc trong công
nghệ vecni
Hạt làm thực phẩm và để ép lấy
dầu. vỏ hạt dùng chế biến than
hoạt tính.
Hạt để ép lấy dầu làm thực phẩm
hay còn dùng để thắp sáng, còn
dùng làm thuốc. thân lá cũng
được dùng làm thuốc
Hạt để ép lấy dầu làm thực phẩm
hay còn dùng để thắp sang. Lá
và vỏ dùng làm thuốc
Ép lấy dầu dùng chủ yếu trong
công nghệ sx xà phòng, sơn lót
đồ hộp, chất đốt, thuốc trừ sâu
thảo mộc . bã hạt sau khi ép òn
làm phân bón.
Ép dầu dùng trong công
nghiệp,làm thuốc nhộm, làm
thuốc
Ép lấy dầu để làm thực phẩm. ùi
dừa còn được dùng chế biến
bánh keo, mứt, sxuất bơ nhân
tạo và xà phòng.


8
9


10

Trẩu
Hạt, vỏ quả
Verciania
montana Lour
Sở
Quả
Camellia
sasanqua

Hạt ép lấy dầu, vỏ quả chế than
hoạt tính

Tinh chế dầu sở để làm dầu ăn
và được dung trong công nghiệp
sản xuất xà phong, hoá mỹ
phẩm,..
Đen lá rộng
Nhân hạt, lá,
Nhân hạt dùng để ép lấy dầu ăn
Cleidiocarpon vỏ quả, vỏ thân và dùng trong công nghiệp. lá,
laurinum
vỏ quả, vỏ thân dùng làm thuốc
nhuộm đen

Câu 10: Anh (chị) hãy kể tên các loài LSNG thuộc nhóm cho nhựa sáp.
Nêu bộ phận sử dụng và giá trị sử dụng của các loài đó.
STT Tên cây
1

2
3
4

Sau sau
Liquidambar
foromosana
Dầu rái
Dipterocarpus
alatus
Bồ đề
Styrax
tonkinensis
Thông đuôi
ngựa
Pinus
massoniana

Bộ phận sử
dụng
Nhựa sáp, lá

Giá trị sử dụng

Nhựa sáp

Dùng cho ngành sơn, vecni

Nhựa sáp


Làm hương liệu, làm thuốc, gỗ
làm diêm, giấy

Nhựa sáp, tinh
dầu

Nhựa sáp dùng chế tùng hương,
tinh dầu làm thuốc

Nhựa sáp để làm hương, lá để là
thực phẩm, hoặc để nhuôm màu

5
Câu 11: Anh (chị) hãy kể tên các loài LSNG thuộc nhóm cho tinh dầu.
Nêu bộ phận sử dụng và giá trị sử dụng của các loài đó.
STT Tên cây
1

Gừng
Zingiber
oficinale

Bộ phận sử
dụng
Thân rễ chứa
tinh dầu

Giá trị sử dụng
Thân rễ làm gia vi, thực phẩm.
tinh dầu dùng làm thuốc



2

3

Hương nhu
trắng
Ocimum
gratissimum
Màng tang
Litsea cubeba

4

Thông nhựa
Pinus
merkusii

5

Bời lời đỏ
Machilus
odoratissima

6

Bách xanh
Calocedrus
macrolepis

Quế
Cinamomum
cassia
Vù hương
Cinamomum
panrthnoxylon
Sả chanh
Cymbopogon
citratus
Kinh giới
Elsholtzia
ciliata
Hồi
Illicum
verum

7
8
9
10
11

12

Riềng nếp
Alpnia
galanga

Hoa, lá dều
chứa tinh dầu


Tinh dầulà nguyên liệu hoá mỹ
phẩm và dược phẩm

Quả, lá, hoa
đều chứa tinh
dầu
Nhựa chứa tinh
dầu

Tinh dầu là nguyên liệu cho
công nghiệp hoá mỹ phhẩm,
thực phẩm, dược phẩm
Tinh dầu làm hoá mỹ phẩm,
dược phẩm, và dùng trong công
nghiệp cao su, hoá dẻo,..sản
xuất giấy.
Tinh dầu dùng trong công nghệ
bột giấyvà làm hương. Hạt chứa
dầu béo để sản xuất xà phòng và
nến
Chưng cất tinh dầu

Các bộ phân,
đăc biệt là vỏ
cây chứa nhiều
tinh dầu. hạt
Vỏ và thân
chứa tinh dầu
Vỏ thân chứa

tinh dầu

Tinh dầu dùng làm thực phẩm
và dược phẩm

Rễ chứa tinh
dầu

Tinh dầu được sử dung trong
công nghệ hoá mỹ phẩm, thực
phẩm và dược phẩm
Tinh dầu được sử dung trong
công nghệ hoá mỹ phẩm, thực
phẩm và dược phẩm
Lá làm rau gia vi, tinh dầu làm
thuốc

Lá chứa tinh
dầu
Lá, thân đều
chứa tinh dầu

Quả và tinh dầu Làm gia vị và làm thuốc

Hoa, thân rễ và Tinh dầu dùng trong công
lá đều chứa tinh nghiệp sản xuất rượu, kem, đồ
dầu
hộp. thân rễ còn dùng làm thưc
phẩm và làm thuốc



13

Chổi xể
Beackea
frutescens

Hoa chứa tinh
dầu

Câu 12: Anh (chị) hãy kể tên các loài LSNG thuộc nhóm cho sơn, tanin,
chất nhuộn. Nêu bộ phận sử dụng và giá trị sử dụng của các loài đó.
 Các loài LSNG thuộc nhóm cho sơn, tanin, chất nhuộm:
• Sú, Điều nhuộm Vẹt trụ, Vẹt dù, bọ chó. Giềng giềng, dà quánh, dà
vôi, phi lao, thị rừng, củ nâu, lim xanh, dành dành, chàm nhuộm,
cánh kiến, thanh mai, cẩm, phèn đen, chiêu liêu, chàm mèo, đước
vòi, sòi, Dẻ trùng khánh, Dẻ Yên thế, Chiêu liêu nghệ, Chiêu liêu
đen....
 Một số loài cây đại diện:
1. Vẹt dùBruguiera gymnorhiza:Cây gỗ trung bình đến lớn, Vỏ thân
màu xám đen, xù xì và có nhiều lỗ vỏ lớn.
- BPSD: Vỏ cây
- GTSD: Tanin được khai thác để thuộc da,nhuộm vải và lưới đánh cá,
ngoài ra còn có thểdùng làm thuốc chữa lị và ỉa chảy. Ngoài ra rừng
vẹt dù còn có tác dụng chống gió bão, sóng biển và cố dịnh đất rất tốt
2. Chiêu liêu nghệ: Terminalia triptera:Cây gỗ lớn, rụng lá một phần,
cây non cao 1-2m thường có nhiều gai cứng dài 6-8cm, sau gai rụng
dần.
- BPSD: Vỏ cây
- GTSD: Vỏ chiêu liêu chứa 35% cao khô, trong đó thành phần chủ yếu

có thể là acid cachoutanin và phlobaphen. Theo Tạ Ngọc Liên vỏ cây
chứa 2% tanin và 10% calci oxalat. Có thể dùng để nhuộm hoặc thuộc
da.


Cây cũng dùng làm thuốc. Ở các tỉnh miền Nam Việt Nam và Cămpuchia, vỏ
chiêu liêu nghệ dùng làm thuốc chữa ỉa chảy và lỵ mãn tính. Có thể dùng
dưới nhiều hình thức như: nước hãm (dùng bột vỏ cây phơi khô tán nhỏ);
nước sắc, ngâm cồn hoặc chế biến thành si rô (cao vỏ + cồn 900). Xí nghiệp
dược phẩm thành phố Hồ Chí Minh đã sản xuất dạng si rô vỏ chiêu liêu lấy
tên là “ si rô Terminalia” dùng để chữa ỉa chảy và lỵ.
3. Sim:Rhodomyrtus tomentosa: Cây bụi nhỏ, Cành non hình trụ, có
lông mềm màu xám, sau nhẵn.Lá mọc đối, hình bầu dục-thuôn,đầu
tròn hay tù; gốc tù, thuôn hay hình nêm; mép nguyên hơi gậpxuống;
mặt trên ở lá non có lông rải rác, sau nhẵn; mặt dưới có lông mềm
mịn màu trắng; gân xuất phát từ gốc 3.
- BPSD: Lá, quả
- GTSD:Quả sim chín ăn có vị ngọt, thơm, một thứ quả mà trẻ em rất
ưa thích. Quả chín có thể chế biến thành dạng mứt giữ được lâu, để
ăn dần. Một sản phẩm rất có giá trị chế biến từ quả sim là ‘’rượu
sim’’, một thứ rượu ngon và bổ hiện mới chỉ thấy được chế biến ở
đảo Phú Quốc. Quả sim được dùng làm thuốc chữa tiêu chảy, kiết lỵ
(ở Malaysia). Rễ sim chữa xuất huyết, đau lưng, mỏi gối, viêm khớp.
ỞTrung Quốc, rễ sim còn dùng chữa viêm gan, ngộ độc. Búp và lá non
chữa đau bụng, ỉa chảy, kiết lỵ, viêm đường ruột cấp tính, cầm máu.
Lá chế biến thành dạng cao chữa bỏng, nước sắc từ lá sim rửa các vết
thương. Sim có hoa đẹp còn được trồng làm cảnh ở các gia đình, các
công viên (ở Java và Florida).
4. Cây dành dành
- Bộ phận sử dụng: khối hạt đã phơi sấy khô.

- Giá trị sử dụng: được dùng nhiều trong y học cổ truyền, làm thuốc
chữa các bệnh : sốt, vàng da, bệnh về gan, đau mắt đỏ, tiểu tiện
khó....hạt dành dành sao cháy làm thuốc cầm máu trong trường hợp
nôn ra máu chảy máu cam... thường dùng phối hợp với các vị thuốc
khác. Ngoài ra còn được sử dụng làm chất màu thực phẩm và nhuộm
vải
5. Chàm nhuộm:


- Bộ phận sử dụng : lá
- Giá trị sử dụng: được trồng để nhuộm vải và quần áo,ngoài ra còn
dùng làm thuốc và cây che bóng Làm phân xanh và cải tạo đất
6. Thanh mai:
- Bộ phận sử dụng: lá, vỏ, quả
- Giá trị sử dụng: là nguồn tanin dùng chủ yếu để thuộc da.vỏ chứa
một số loại thuốc nhuộm màu vàng có thể dùng nhuộm sợi bông màu
vàng nhạt hay nâu. Quả chín dùng để ăn tươi hay làm mứt khô hay
mứt ướt, làm xiro giải khát, làm rượu vang. Quả được dùng chữa ho,
chữa đau dạ dày, chữa ỉa chảy và lỵ .hạt dùng chữa ra mồ hôi chân
quá nhiều. Vỏ thân và vỏ rễ dùng dưới dạng nước sắc để chữa vết
loét ngoài ra hoặc ngộ độc do thạch tín.
7. Phèn đen : - bộ phận sử dụng: vỏ và lá
- Giá trị sử dụng: lá và vỏ thân dùng để nhuộm màu đen, quả chín
được dùng làm mực viết, gỗ có thể làm củi đun hoặc các đồ dùng
thông thường. Ngoài ra còn được dùng làm thuốc chữa bệnh như vỏ
thân sắc thuốc để chữa cầm máu, đậu mùa, tiểu tiện khó khăn, có
mủ. Lá phơi khô tán bột ngậm chữa chảy máu chân răng, chữa vết
thương, vết loét, chóng lên ra non, lá tươi nhai, nhuốt nước và bã
đắp vết thương do rắn độc cắn hoặc dùng cành tươi đốt lấy nhựa để
nhuộm đen răng

8. Chiêu liêu: - bộ phận sử dụng : quả
- Giá trị sử dụng : được sử dụng trong thuộc da, ngoài ra chiêu liêu còn
có tác dụng chữa tiêu chảy lâu ngày, lỵ mãn tính, ho, đau bụng, mất
tiến, di tinh, mố hôi trộm, bệnh trĩ, thịt quả dùng làm thuốc đánh
răng chữa chảy máu và loét lợi. Tán quả thành bột có tác dụng chống
hen
9. Sơn ( tosicodendron succedaneea)
- Bộ phân sử dụng: thân, lá và cuống lá


- Giá trị sử dụng : triế nhựa mủ, nhựa mủ sơn là nguồn nguyên liệu
quý, cần thieetscho nhiều nghành công nghiệp, như công nghiệp làm
đồ mỹ nghệ, sơn tàu thuyền, sản xuất chất cách điện,
10.Cánh kiến ( mallotus philippinensis)
- Bộ phận sử dụng : vỏ quả
- Gias trị sử dụng: vở quả dùng để nhuộm màu vàng da cam cho lụa tơ
tằm. Thuốc nhuộm từ cây này dùng để nhuộm thực phẩm nước uống
11.Cây chàm mèo: ( strobilanthes cusia)
- Bộ phận sử dụng là lá
- Giá trị sử dụng: dùng để nhuộm màu vải và quần áo màu chàm. Cây
cũng có tác dụng làm thuốc như tác dụng thanh nhiệt, tán uất, giải
độc .....
12.Chiêu liêu nghệ (teminalia triptera)
- Bộ phận sử dụng: vỏ cây
- Giá trị sử dụng: vỏ chứa 35% cao khô, 2% tanin,10% canxi oxalat dùng
để nhuộm và thuộc da
13.Cây dà quánh: criops decandra
- Bộ phận sử dụng: là vỏ
- Giá trị sử dụng : chiết xuất tanin, dùng trong công nghệ thuộc da. Vỏ
chứa 23-37% tanin, nhuộm da cho màu da cam hoặc đỏ

14.Đước đôi : Rhizophora apiculata
- Bộ phận sử dụng: vỏ
- Giá trị sử dụng: cho nhiều tanin dùng để nhuộm sợi, lưới trong nghề
đánh cá, trong công nghệ thuộc da và in
15.Đước bộp: Rhizophora mucronata


- Bộ phận sử dụng: vỏ
- Giá trị sử dụng: chứa tanin dùng để thuộc da, nhuộm lưới đánh cá
hoặc làm sơn dây thừng khi đi biển
16.Giềng giềng: butea monosperma
- Bộ phận sử dụng : hoa, vỏ
- Giá trị sử dụng: hoa nhuộm lụa hoặc sợi bông cho màu vàng xám
hoặc đỏ da cam xẫm. Vỏ cho chất nhựa màu đỏ, khi cứng lại thành
gôm dùng làm chất nhựa
17.Lim xanh: Erythrophloeum fordii
- Bộ phận sử dụng: vỏ
- Giá trị sử dụng: vỏ chứa nhiều tanin dùng làm thuốc nhuộm
18.Phi lao: Casunina equisetifolia
- Bộ phận sử dụng; vỏ cây
- Giá trị sử dụng: chứa tanin dùng để thuộc da, nhuộm lưới đánh cá
Câu 13: Anh (chị) hãy kể tên các loài LSNG thuộc nhóm cho củ, quả ăn
được. Nêu bộ phận sử dụng và giá trị sử dụng của các loài đó?
Nhóm cho củ quả ăn được gồm có : chôm chôm, chua chát, dẻ gai yên
thế, gấc, dâu da đất, me rừng, sấu, sim, tai chua, trám trắng, trám đen,
ươi, chay, xoay, lòn bon, khoai nưa.
 Chôm chôm: nephelium lappaceum
- Bộn phận sử dụng: quả, hạt, vỏ quả
- Giá trị sử dụng: quả chín thịt quả ăn có vị ngọt. Hạt dùng để sản xuất
bơ cacao, làm nguyên liệu sản xuất kẹo socola, ép lấy dầu để ăn. Vỏ

quả được sấy khô làm thuốc chữa ỉa chảy, kiết lị. Cành lá non, vỏ quả
được dùng để nhuộm màu.


 Chua chát: malus doumeri
- Bộ phận sử dụng: quả
- Giá trị sử dụng: quả dùng để ăn có vị chua chát. Ngoài ra còn dùng
làm ngyên liệu để sản xuất rượu vang, nước quả ép. Quả chua chát
khô là thành phần của nhiều lọa thưc phẩm chúc năng: cháo sơn tra
têu thực, trà sơn tra tiêu mỡ, trà sơn tra trị cảm. Quả khô được dùng
làm thuốc với tên sontra, trị chứng ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua....
 Gấc (momordica cochinchinensis
- Bộ phận sử dụng: quả, hạt
- Giá trị sử dụng: quả chín nhuộm màu cho xôi hoặc các loại bánh, quả
non đôi khi được xào nấu như 1 loại rau. Hạt có màu đỏ tươi là chất
nhuộm màu cho thực phẩm có giá trị. Trong y học,dầu gấc có từ áo
hạt được coi là thuốc giàu vitaminA chữa các bệnh như: trẻ em chậm
lớn, bệnh khô mắt, quãng gà. Dùng ngoài bôi vào các vết thương, vết
bỏng làm mau lên da non, chữa bẹnh táo bón. Hạt gấc chữa mụn
nhọt, quai bị, đau khớp, hạt gấc giã nhỏ ngâm trong rượu dùng xoa
bóp chữa đau khớp sưng tấy, có tác dụng gần giống như mật gấu.
 Ươi (scaphium macropodum)
- Bộ phận sử dụng: hạt khô đẻ chế biến thạch tươi
- Giá trị sử dụng: thạch tươi là loại nước giải khát mát bổ, có khả năng
sinh tán dịch, thanh phế nhiệt, thanh trường thông tiện, có tác dụng
chữa các chứng ho khan, đau bụng, nhức răng, đau mắt đỏ, lao
thương thổ huyết, đại tiện ra máu, mụn nhọt ra nhiệt
 Lòn bon (lansium domesticum)
- Bộ phận sử dụng: quả, vỏ, hạt, nhựa
- Quả có hạt thường dùng ăn tươi, loại quả có hạt có thể làm nước siro

đóng chai. Thịt quẳn mát dùng để giải khát, lợi tiểu. Vỏ và nhựa cây
dùng chữa bệnh iar chảy và co thát ruột. Vỏ quả khô dùng để đốt
đuổi muỗi.


 Sấu ( dracontomelon duperreanum )
- Bộ phận sử dụng: quả, lá, vỏ thân, hoa.
- Giá trị sử dụng: quả ăn được, thường dùng làm gia vị, làm mứt, siro,
giải khát (hấp hoặc ngâm quả sấu với đường ). Canh có quả sấu giúp
ngon miệng và kích thchs tiêu hóa. Quả được dùng để chữa ngứa cổ,
làm long đờm, thanh họng, quả sấu cũng trị nhiệt miệng, giả say
rượu, chữa phong độc, khắp mình nổi mẩn, mụn cóc sung lở, nngwas
hặc đau.
 Dẻ gai Yên Thế ( castanopsis boisii )
- Bộ phận sử dụng: quả, vỏ
- Giá trị sư dụng: hạt chứa nhiều tinh bột, dùng để rang ăn hoặc lấy bột
bánh cao cấp. Vỏ chứa nhiều tanin
 Dâu da đất: ( baccaurea ramiflora )
- Bộ phận sử dụng: quả
- Giá trij sử dụng: quả chín ăn ngon, có vị ngọt và chua. Dùng đẻ ăn
tươi hoặc làm thuốc kích thích tiêu hóa. Bộ phận ăn được là thịt quả.
Lá tươi giã nát, trộn với dấm bôi ngoài chữa sưng tấy, mụn nhọt, lử
loét, dị ứng
 Trám trắng: canarium album
- Bộ phận sử dụng: quả
- Giá trị sử dụng: quả trám ỏm là thức ăn phổ biến nhiều người dân.
Trám ỏm xong có thể ăn trực tiếp, kho cá, kho hoặc nhồi thịt. Đặc biệt
trám trắng dùng đẻ chế biến nhiều loại oomai rất được ưa chuộng.
Ngoài ra quả trám còn được dùng để chữa sưng đầu, sưng amidan,
ho nhiều đờm, viêm ruột, tiêu chảy, khát nước. quả tươi còn xanh

dùng để giải độc rượu chữa ngộ đọc do cá. Quả chín có tác dụng an
thần, chữa động kinh
 Trám đen (canarium tramdenum)


- Bộ phân sử dụng: quả
- Giá trị sử dụng: quả trám đen được dùng làm thực phẩm, là món ăn
quen thuộc trong các món ăn của người dân miền bắc. quả trám
dùng làm ô mai mặn, ngọt. Quả trám dùng làm thuốc có tác dụng giải
khát, sinh tân dịch, thanh lọc, giải độc rượu
 Xoay (dialium cochinchinensis)
- Bộ phận sử dụng: quả
- Giá trị sử dụng: quả ăn ngon, được trẻ em và phụ nữ ưa thích ưa
thích vì cơm quả có vị chua rất hấp dẫn. Quả chín đã bóc vỏ, lấy cơm
ngâm với rượu 25-300, để càng lâu càng tốt. Ngày uống 2 lần, mỗi lần
1 chén nhỏ trước bữa ăn để làm thuốc bổ, kích thích tiêu hóa và làm
ngon miệng
 Tai chua (garcinia cowa)
- Bộ phận sử dụng: quả
- Giá trị sử dụng: là thức ăn quen thuộc của người dân miền bắc. thịt
quả rất chua, có vị thanh mát, thường phơi khô để nấu canh, đặc biệt
dùng nấu canh riêu cua hoặc canh cá.quả tai chua phơi khô còn có tác
dụng giải độc. . Chất chua trong vỏ quả (acid citric) dùng làm chất cắn
màu trong kỹ nghệ nhuộm tơ lụa, làm bóng đồ vàng bạc. Hạt nướng
ăn ngon, nhưng nếu ăn nhiều dễ bị nôn và đau bụng. Vỏ quả sắc uống
chữa sốt, khát nước.
 Chay bắc bộ ( articarpis tonkinensis)
- Bộ phận sử dụng: quả
- Giái trị sử dụng: quả chín ăn được, có thể ăn sống hoặc nấu canh
chua, ăn quả lúc còn tươi hoặc phơi khô ăn dần. Quả chay chín hoặc

ép lấy nước uống chữa nóng phổi, mỏi gối, rong kinh, bạch đới, ho ra
máu.
 Me rừng: phyllanthus embelica
- Bộ phận sử dụng: quả


- Giái trị sử dụng: dùng đẻ ăn tươi, làm ô mai, nước giải khát, hầm thịt,
thuốc nhuộm răng, làm nước gội đầu, có tác dụng kích thích tóc mọc.
 Sim : Rhodomyrtus tomentosa
- Bộ phận sử dụng: quả
- Giá trị sử dụng: quả chín ăn có vị ngọt, thơm, có thể chế biến thành
dạng mứt giữ được lâu để ăn dần. Quả sim cũng có thể chế biến rượu
sim_1 thứ rượu ngon và bổ. Ngoài ra có thể chữa tiêu chảy.
 Khoai nưa: Amorphophalus paeoniifolius
- Bộ phận sử dụng: củ
- Giá trị sử dụng: củ nưa có thể ăn được, là loại thức ăn không gây béo
phì. Củ làm thức ăn cho người bị đái đường, bột củ nưa được sử
dụng làm bánh mì.
Câu 14: Anh (chị) hãy kể tên các loài LSNG thuộc nhóm làm rau ăn. Nêu
bộ phận sử dụng và giá trị sử dụng?
- Nhóm làm rau ăn: càng cua, rau dớn, lá lốt, rau bép, thiên lý, rau
sắng, chuối rừng, dây hương (rau hiến), gắm cây, mắc mật.
 Càng cua: peperomia pellucida
- Bộ phận sử dụng: phần trên đất dùng tươi làm rau ăn
- Giá trị sử dụng: càng cua được sử dụng khi còn tươi làm rau ăn, là
thành phần của nhiều loại salat, đôi khi được nhúng nước sôi khi
được nhúng nước sôi cho chín tái. Một số nơi dùng để nấu súp hoặc
hầm với thịt
 Chuối rừng: musa acuminata
- Bộ phận sử dụng: thân non, hoa, quả

- Giá tri sử dụng: đẻ làm rau ăn, người ta lấy thân cây chuối non bóc
hết bẹ bên ngoài lấy phần non thái nhỏ ngâm nước cho bớt chát giữ


màu trắng đẻ ăn rau ghém hoặc muố dưa. Hoa chuối rừng có thể làm
nộm được coi là món ăn đặc sản
 Dây hương (rau hiến): Erythropaum scandens
- Bộ phận sử dụng: lá, ngọn
- Giá trị sủ dụng: lá, ngọn làm thức ăn quen thuộc của người dân miền
núi. Lá dây hương là 1 vị thuốc quý
 Lá lốt: pipor lalot
- Bộ phận sử dụng: lá tươi
- Giá trị sử dụng: lá lốt dùng làm rau ăn và gia vị trong chế biến thực
phẩm. Phần trên đất, cành và thân dùng tươi hoặc khô đẻ làm thuốc
 Mắc mật: Clausena indica
- Bộ phận sử dụng: lá, quả
- Giá trị sử dụng: lá mắc mật kho lẫn với cá, với thịt hoặc thái nhỏ xào
lẫn với thịt có mùi vị thơm ngon rất đặc biệt, lá được nhồi vào bụng
lợn sữa,ngan, vịt, ngỗng đẻ quay
 Rau dớn: Diplazium esculentum
- Bộ phận sử dụng: lá non
- Giá trị sử dụng: lá non được hái về xào, nấu canh hoặc luộc ăn, có nơi
ăn tươi như rau ghém. Rau dớn còn có tác dụng làm thuốc
 Rau sắng: Melientha suavit
- Bộ phận sử dụng: chồi non, lá, cụm hoa, quả
- Giá trị sử dụng: chồi non, lá, cụm hoa, quả dược dùng phổ biến làm
rau ăn (nấu chín)
 Thiên lý: Telosma cordata
- Bộ phận sử dụng: lá, hoa



- Giá trị sử dụng: lá, hoa thiên lý dùng đẻ ăn. Canh hoa thiên lý với rau
khủ khởi và lá mướp đắng non có tác dụng bổ mát, an thần, dễ ngủ.
Câu 15: Anh (chị) hãy kể tên các loài LSNG thuộc nhóm cây cho lương
thực, thực phẩm và thức ăn chăn nuôi. Nêu bộ phận sử dụng và giá trị
sử dụng của các loài cây đó.
Câu 16: Anh (chị) hãy kể tên các loài LSNG thuộc nhóm làm cảnh. Nêu
khả năng ứng dụng trong tạo cảnh của các loài.
- Các loài thuộc nhóm làm cảnh: Vạn tuế, Thiên tuế, Kim giao, Thông
tre, Trắc bách diệp, Tùng tháp, Cây đăng tiêu, Cây chùm ớt, Cây Cát
đằng , Cây cẩm cù, Cây bỏng nẻ, Cây cọ tàu, Cây tre vàng sọc, Cây lộc
vừng, Cây thuốc dấu, Cây san hô xanh, Cây lưỡi cọp vằn, Cây Đơn
tướng quân, Cây cô tòng....
1. Vạn tuế ( Cycas revduta Thunh ) Họ tuế : Cycadaceae
Thân hình trụ cao tới 2 - 3m có nhiều đốt lá mọc thành vòng dày đặc
ở đỉnh thân, lá dài tới 2m, sẻ thành hình lông chim, cuống có gai thô,
thuỳ lá nhẵn bóng, xanh cứng đầu nhọn. Cây có dáng đẹp được ưa
dùng làm cảnh, trồng trong chậu, trang trí và làm thuốc
2. Thiên tuế (Cycas balansae Wab) Họ tuế : Cycadaceae
Thân hình trụ có phần đốt sát nhau sẹo cuống lá để lại, thân hơi sù sì
phần gốc phình to, rễ chùm to giống rễ cây Cau. Có dáng thuôn và tán
lá đẹp nên dùng làm cảnh ngoài ra có thể làm thuốc chữa bệnh.
3. Kim giao (Podocarpus imbricatas Bl ) Họ kim giao: Podocarpaceae
Cây nhỡ, thân thẳng vỏ bong mảng màu xám, tán lá hình trứng, cành
non xanh, lá hình trái xoan thuôn mọc đối, gân hơi hình cung. Ngoài
cho gỗ làm đũa, vỏ và lá kim giao dùng làm thuốc. Cây có tán lá đẹp,
thường xanh có thể trồng làm cây cảnh, cây bóng mát.
4. Thông tre (Podocarpus brevifolius) Họ kim giao: Podocarpaceae
Cây gỗ trung bình, thân thẳng tròn, thân già nứt dọc phía ngoài có
nhiều rêu bao phủ. cành mọc xoắn vòng vỏ màu nâu vàng lá dải dài

hình dáng gần giống lá tre, mọc cách, mép lá hơi cong xuống dưới.


Cây có tán lá và thân đẹp, xanh quanh năm nên thường dùng làm cây
cảnh, cây thế uốn tỉa.
5. Trắc bách diệp (Biota orientalis L.) Họ hoàng đàn: Cupressaceae
Cây nhỏ, phân nhiều cành nhánh có xu hướng mọc thẳng xếp theo
mặt phẳng tán lá hình thép. Thân hơi vặn, vỏ màu nâu đen nứt dọc.
Lá mọc đối hình vảy dẹt. các bộ phận của cây có nhiều tinh dầu thơm.
Cây có dáng đẹp thường trồng trong chậu, vườn hoa để làm cảnh,
trang trí, lá, cành, quả dùng làm thuốc.
6. Tùng tháp (Cupressus lusitanica Mill.) Họ hoàng đàn: Cupressaceae
Cây nhỏ, vỏ mầu nâu đỏ, tán lá hình tháp. Lá dạng vảy xếp 4dãy đều
nhau quanh cành màu xanh trắng hơi mốc (còn gọi là Tùng mốc ),
cành hơi dẹt. Cây có dáng đẹp, lá thường xanh, trồng làm cây cảnh,
cây trang trí.
7. Cây đăng tiêu (Dây đăng tiêu)Campsis radicans Seem. Họ Đinh
(Bignoniaceae):Hoa nở gần như quanh năm nên được ưa chuộng gây
trồng làm cảnh, cây hàng hiên, hàng rào
8. Cây chùm ớt Pyrostegia ignea (Vahl.) Presl. Họ Đinh – Bignoniaceae:
Cây được trồng làm cảnh, cây giàn leo
9. Cây Cát đằng (Dây Bông xanh)Thunbergia grandiflora Roxb. Họ Ô rô
(Acanthaceae): Cát đằngđược trồng rộng rãi ở nước ta để làm cảnh
trên các giàn leo. Cây mọc khoẻ, một năm đã có thể cho bóng mát và
sau 2 năm có hoa.
10.Cây cẩm cù: Hoya carnosa. Họ thiên lý – Asclepiadaceae: Cây đã được
tuyển chọn làm cây cảnh, cây trang trí ở nhiều nước trên thế giới vì
có dạng đặc sắc và hoa nở đẹp, thơm
11.Cây bỏng nẻ (Mã thiên hương, Bạch tuyết mai)
Serissa foetida: có thể trồng lam hàng rào, tạo cây cảnh trong các nơi

công viên, nơi công sở...
12.Cây cọ tàu (Cọ xẻ) Livistona chinensis: Cây có dáng đẹp, cao trên 20m,
thân hình trụ, thẳng, nhẵn, với nhiều sẹo do lá rụng. Lá đơn xẻ thuỳ
hình quạt, đầu thót lại và rủ, nên được trồng làm cây cảnh.


13.Cây cau bụng (Cau trụ, Cau vua): Roystonea regia:Cây thân cột, thẳng
và đẹp nên được trồng làm cảnh.
14. Cây tre vàng sọc: Bambusa vulgaris: Thân và cành nhánh đều có màu
vàng tươi với những sọc xanh chạy dọc. nên được trồng làm cảnh
hoặc có thể trồng vào chậu uốn tạo thành con rồng, con hạc... trông
rất đẹp mắt.
15.Cây lộc vừng: Barringtonia acutangula: được trồng làm cảnh do có
vỏ sù sì màu nâu đen và dáng thân dễ uốn vặn nên được dùng làm
bon sai.
16.Cây thuốc dấuPedilanthus tithymaloides:Thân hình trụ màu xanh
bóng, gãy khúc, lá mọc cách đều tạo thành mặt phẳng, phiến lá hình
bầu dục, đầu nhọn, gốc tròn, màu xanh nhẵn có thể trồng làm cảnh
rất đẹp.
17.Cây san hô xanh(Cành giao, Xương khô, Thập nhị) Euphorbia
tirucalli:thân mập, dày, phân cành nhiều mọc vòng xum xuê, tiết diện
tròn, màu xanh bóng, có nhựa trắng trồng làm cảnh rất đẹp
18.Cây lưỡi cọp vằn (Hổ thiệt vằn, Hổ vĩ) Sanseviera trifasciata: Cây có
nguồn gốc từ châu Phi nhiệt đới được gây trồng làm cảnh rất rộng rãi.
Cây làm cảnh đẹp, dễ trồng bằng tách bụi, ít chăm sóc; mọc khoẻ.
19.Cây Đơn tướng quân (Đơn tía, Đơn mặt
trời)Excoecariacochinchinnensis: Cây được trồng phổ biến nơi vườn
hoa, công viên, vì cây mọc khỏe, dễ trồng lại có màu lá sặc sỡ.Lá cây
còn dùng để làm thuốc. Cây thích hợp với nơiđất ẩm, nhiều dinh
dưỡng, thoát nước tốt.

20.Cây cô tòng Codiaeum variegatum:Lá cứng có hình dạng và màu sắc
thay đổi tuỳ từng dạng thường từ hình giải hẹp, hình bầu dục đến
hình trứng hơi tròn. Nên có thể trồng làm cây cảnh.

Câu 17: Anh (chị) hãy kể tên các loài cây dùng làm thuốc bổ. Nêu bộ
phận sử dụng và công dụng của từng loài?


×