Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Giảm nghèo và Rừng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (194.96 KB, 13 trang )

Giảm nghèo và Rừng
I. Đặt vấn đề:
Để phát triển Lâm Nghiệp nói riêng và nông thôn nói chung thì đất đai là
một tư liệu sản xuất quan trọng không thể thiếu. Trong những năm gần đây,
bằng nhiều chính sách đất đai của Đảng và Nhà nước đã góp phần rất lớn vào
công cuộc đổi mới nông thôn nước ta. Nó đã phát huy được tác dụng như: tăng
hiệu quả sản xuất, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao thu nhập cho người lao
động, ổn định tình hình kinh tế xã hội ở nông thôn…Bên cạnh đó, tài nguyên
rừng ở nước ta rất đa dạng và phong phú. Hằng năm rừng cung cấp nhiều loại
hàng hóa phục vụ cho các ngành kinh tế như gỗ và các loại lâm đặc sản khác.
Ngoài những vai trò to lớn đó, rừng còn có nhiều tác dụng trong các lĩnh vực
như phòng hộ, môi trường sinh thái và cảnh quan.Có thể nói, có vai trò và tác
dụng quan trọng không gì thay thế được trong nhiều lĩnh vực, nó luôn gắn bó
với đời sống con người. Tuy nhiên, trong những năm gần đây tài nguyên đất và
rừng ở nước ta đã bị suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân chính của tình trạng
này là đất và rừng không có chủ thực sự dẫn đến tình trạng khai thác sử dụng
bừa bãi quá mức.. Với nhận thức là ổn định tình hình kinh tế xã hội ở nông thôn
miền núi thì trước tiên phải ổn định tình hình đất đai và tài nguyên rừng. Trong
hoàn cảnh như vậy một loạt các chính sách về giao đất giao rừng đã được ban
hành. Theo đó đất và rừng được giao đến tận tay người dân để sản xuất, kinh
doanh theo quy định của Nhà nước và pháp luật, mỗi mảnh đất rừng đã có chủ
quản lý thực sự.Giao đất, giao rừng là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước
nhằm tạo sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế, xã hội ở địa bàn nông thôn, đồng thời
nâng cao tinh thần trách nhiệm cho từng tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý
và bảo vệ rừng. Qua những vấn đề nêu trên, chúng ta có thể thấy được chính
sách giao đất giao rừng thực sự có vai trò rất lớn trong công cuộc bảo vệ và phát
triển rừng bền vững.Chính sách giao đất giao rừng thực sự đã trở thành đòn bẩy
để phát triển kinh tế Lâm nghiệp và nông thôn. Đồng thời nó cũng thể hiện sự
biến đổi to lớn từ sản xuất lâm nghiệp truyền thống sang sản xuất lâm nghiệp có
sự tham gia của toàn xã hội. Việc tìm hiểu về chính sách giao đất giao rừng sẽ
giúp chúng ta có cài nhìn đúng đắn hơn về công cuộc bảo vệ và phát triển rừng ở


nước ta hiện nay.
II. Những khái niệm cơ bản:
1.Nghèo: diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng
với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các
nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian.
Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là
nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu
người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia.
2.Xóa đói giảm nghèo:
Là tổng thể các các biện pháp chính sách của nhà nước và xã hội hay là của
chính những đối tượng thuộc diện nghèo đói, nhằm tạo điều kiện để họ có thể
tăng thu nhập ,thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng được những nhu
cầu tối thiểu trên cơ sở chuẩn nghèo được quy định theo từng địa phương ,khu
vực, quốc gia.
3.Tài nguyên rừng:
III. Nội dung chính:
1. Thực trạng nghèo đói:
Theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, vào
năm 2004 chỉ số phát triển con người của Việt Nam xếp hạng 112 trên 177
nước, chỉ số phát triển giới (tiếng Anh:Gender Development Index-GDI) xếp 87
trên 144 nước và chỉ số nghèo tổng hợp (tiếng Anh:Human Poverty Index-HPI)
xếp hạng 41 trên 95 nước. Cũng theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên
Hiệp Quốc, vào năm 2002 tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là
12.9%, theo chuẩn thế giới là 29% và tỷ lệ nghèo lương thực (%số hộ nghèo ước
lượng năm 2002) là 10.87%.
Tỷ lệ người nghèo, tính theo chuẩn nghèo quốc tế, đã giảm liên tục từ hơn
60% vào năm 1990, xuống 58% vào năm 1993, 37% vào năm 1998, 32% vào
năm 2000, 29% vào năm 2002 và còn 18,1% vào năm 2004. Năm 2006 có
khoảng 10,8% số hộ được xếp vào loại thiếu ăn (nghèo lương thực) theo chuẩn
nghèo quốc tế.

Căn cứ vào chuẩn nghèo quốc gia do Bộ Lao động thương binh và xã hội
ban hành, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm từ hơn 30% năm 1990, 30% vào năm 1992,
15,7% năm 1998 xuống xấp xỉ 17% vào năm 2001(2,8 triệu hộ) và 10% năm
2000.
Theo chuẩn nghèo của chương trình xóa đói giảm nghèo quốc gia, đầu năm
2000 có khoảng 2,8 triệu hộ nghèo, chiếm 17,2% tổng số hộ trong cả nước, chủ
yếu tập trung vào các vùng nông thôn. Các vùng nông thôn miền núi, vùng sâu,
vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỷ lệ nghèo cao hơn con số trung bình
này nhiều. Có tới 64% số người nghèo tập trung ở vùng núi phía Bắc, Bắc Trung
Bộ, Tây Nguyên và Duyên hải miền trung. Cũng theo chuẩn nghèo quốc gia
năm 2002 còn 12,9% hộ nghèo và tỷ lệ nghèo lương thực ước lượng 10.87%
Từ năm 1992 đến 2004, tỷ lệ đói nghèo ở Việt Nam đã giảm từ 30% xuống còn
8,3%. Tính đến tháng 12-2004, trên địa bàn cả nước có 2 tỉnh và thành phố cơ
bản không còn hộ nghèo theo tiêu chuẩn; có 18 tỉnh tỷ lệ nghèo chiếm 3-5%; 24
tỉnh có tỷ lệ nghèo chiếm 5-10%... Đáng kể trong chương trình Xóa đói giảm
nghèo là những xã nằm trong diện 135 (xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn) đã có
những thay đổi biến chuyển rõ nét. Nếu năm 1992, có tới 60-70% số xã nghèo
trong diện 135, thì đến năm 2004 giảm xuống còn khoảng 20-25%.
Số hộ nghèo của năm 2004 là 1,44 triệu hộ, tỷ lệ nghèo là 8,3%, đến cuối năm
2005 còn khoảng dưới 7% với 1,1 triệu hộ. Như vậy tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 đã
giảm khoảng 50% so với năm 2000.
Ở Việt Nam, đói, nghèo vẫn đang là vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc. Xóa
đói, giảm nghèo toàn diện, bền vững luôn luôn được Đảng, Nhà nước ta hết sức
quan tâm và xác định là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế -
xã hội và là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần phát triển đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong gần 20 năm đổi mới, nhờ thực hiện cơ chế, chính sách phù hợp với
thực tiễn nước ta, công cuộc xóa đói, giảm nghèo đã đạt được thành tựu đáng kể,
có ý nghĩa to lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội và an ninh - quốc phòng, phát
huy được bản chất tốt đẹp của dân tộc ta và góp phần quan trọng trong sự nghiệp

phát triển đất nước bền vững. Tỷ lệ hộ nghèo giảm nhanh trong khoảng thời gian
5 năm từ 17,2% năm 2001 với 2,8 triệu hộ, xuống còn 8,3% năm 2004 với 1,44
triệu hộ, bình quân mỗi năm giảm 34 vạn hộ, đến cuối năm 2005 còn khoảng
dưới 7% với 1,1 triệu hộ.
Hộ nghèo là những hộ ở khu vực nông thôn có thu nhập bình quân 200.000
đồng/người/tháng trở xuống, đối với những hộ ở khu vực thành thị có thu nhập
bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng trở xuống. Theo quy định này, ước tính
năm 2005 cả nước ta có khoảng 3,9 triệu hộ nghèo, chiếm 22% số hộ trong toàn
quốc; Các vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao là vùng Tây Bắc (44%) và Tây Nguyên
(40%); vùng có tỉ lệ hộ nghèo thấp nhất là vùng Đông Nam Bộ (9%).
- Tỷ lệ hộ nghèo ở khu vực miền núi vẫn còn cao, gấp từ 1,7 đến 2 lần tỷ lệ
hộ nghèo bình quân của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo ở vùng đồng bào dân tộc thiểu
số trong tổng số hộ nghèo của cả nước có chiều hướng tăng từ 21% năm 1992
lên 36% năm 2005. Tỷ lệ hộ nghèo tập trung chủ yếu ở những vùng khó khăn,
có nhiều yếu tố bất lợi như điều kiện tự nhiên khắc nghiệt, kết cấu hạ tầng thấp
kém, trình độ dân trí thấp, trình độ sản xuất manh mún, sơ khai. Ngoài ra, xuất
hiện một số đối tượng nghèo mới ở những vùng đang đô thị hóa và nhóm lao
động nhập cư vào đô thị, họ thường gặp nhiều khó khăn hơn và phải chấp nhận
mức thu nhập thấp hơn lao động sở tại. Đây là những điều kiện cơ bản làm gia
tăng yếu tố tái nghèo và tạo ra sự không đồng đều trong tốc độ giảm nghèo giữa
các vùng. Các vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ và Tây Nguyên có tốc độ giảm
nghèo nhanh nhất, song đây cũng là những vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất.
2. Thực trạng rừng của Việt Nam
2.1. Phát triển rừng:
Hiện nay, diện tích rừng được khôi phục nhanh chóng, về số lượng cũng
như chất lượng rừng ngày càng tiếp tục được cải thiện tích cực.
a. Diện tích rừng.
Theo thống kê của các địa phương trong cả nước, đến năm 2008, toàn quốc
có trên 12,9 triệu ha (hécta) rừng, bao gồm: 10,3 triệu (ha) rừng tự nhiên và trên
2,6 triệu (ha) rừng trồng; độ che phủ đạt 38,27%. Từ năm 1991 đến nay (sau khi

Luật bảo vệ và phát triển rừng được ban hành), hoạt động bảo vệ rừng và thực
thi pháp luật lâm nghiệp có chuyển biến tích cực, diện tích rừng ngày càng được
phục hồi, Việt Nam trở thành quốc gia duy nhất trong khu vực có diện tích rừng
ngày càng tăng. Diện tích rừng tăng lên do khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh tự
nhiên và trồng mới những năm qua luôn cao hơn diện tích rừng bị giảm do
những nguyên nhân hợp pháp và bất hợp pháp.Thống kê về diện tích rừng trên
đây cho thấy, độ che phủ rừng toàn quốc 5 năm qua (2002 – 2007) tăng bình
quân gần 0,5% mỗi năm, kết quả này là cố gắng rất lớn trong công tác quản lý
bảo vệ, phát triển rừng của Việt Nam, trong khi độ che phủ rừng các nước trong
khu vực đang suy giảm.
b. Chất lượng rừng.
- Chất lượng, trữ lượng và giá trị đa dạng sinh học được duy trì, bảo tồn tốt
hơn ở những khu rừng đặc dụng đã được thành lập và có ban quản lý. Tuy
nhiên, tình trạng phổ biến là rừng tự nhiên vẫn bị suy giảm về chất lượng, những
khu rừng nguyên sinh, rừng giàu chủ yếu chỉ còn ở những khu rừng đặc dụng và
phòng hộ thuộc vùng sâu, vùng xa, rừng tự nhiên thuộc quy hoạch rừng sản xuất
hiện có 3.105.647ha, trong đó rừng giàu và trung bình chỉ còn 652.645 ha chiếm
21%, rừng nghèo và rừng non 2.453.002ha chiếm 79% đa số là rừng tự nhiên tái
sinh và rừng phục hồi sau khai thác, sau canh tác nương rẫy. Rừng trồng tăng
nhanh cả về diện tích và trữ lượng trong năm năm qua, góp phần nâng cao độ
che phủ rừng trong cả nước. Đã có nhiều khu rừng các loài cây bản địa, phát
triển vùng nguyên liệu công nghiệp chế biến gỗ (chủ yếu là dăm, giấy). Năng
xuất, sản lượng gỗ và lâm sản hàng hóa tăng nhanh, đến năm 2008 ước đạt gần 4
triệu mét khối gỗ khai thác từ rừng trồng. Tuy nhiên, trữ lượng rừng trồng còn
thấp so với các nước khác, cấu trúc thiếu ổn định, giá trị về đa dạng sinh học,
khả năng cung cấp gỗ, tác dụng phòng hộ và bảo vệ môi trường chưa cao.
2.2. Công tác quản lý rừng:
Tổ chức thực hiện ngày càng có hiệu quả chủ trương xã hội hóa công tác
quản lý bảo vệ rừng. Hiện nay, Nhà nước đã và đang thực hiện chính sách giao
đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho các tổ chức, các hộ gia đình các lâm

trường quốc doanh đứng ra chịu trách nhiệm quản lý.
a) Giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng, tổ chức thực hiện cơ chế hưởng
lợi của người làm rừng, sắp xếp lại lâm trường quốc doanh
- Đến nay cả nước đã giao 9,999,892ha rừng, trong đó giao cho các doanh
nghiệp nhà nước 2,291,904ha, Ban quản lý rừng đặc dụng và phòng hộ quản lý
3,981,858ha; hộ gia đình, cá nhân 2,806,357ha; Cộng đồng dân cư 70,730ha;
các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang 228,512ha. Cho thuê 75,191ha, trong đó cho
các tổ chức kinh tế thuê 69,270ha; cho hộ gia đình, cá nhân thuê 1,709ha; cho tổ
chức nước ngoài thuê 4,212ha. Như vậy, về cơ bản Việt Nam đã chuyển đổi căn
bản cơ chế rừng tập trung vào Nhà nước trước đây sang cơ chế quản lý mới đa
dạng về chủ rừng, đặc biệt là khẳng định chủ trương tiếp tục giao rừng tự nhiên
cho các hộ gia đình, cá nhân; đã thể chế hóa quy định pháp luật và triển khai
trên thực tiễn việc công nhận hình thức quản lý rừng của cộng đồng dân cư.
Cùng với đẩy mạnh công tác giao rừng và đất lâm nghiệp, hiện nay ngành lâm
nghiệp đang giao khoán cho các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng và tổ chức bảo
vệ gần 2,45 triệu hécta rừng, trong đó: rừng đặc dụng 285 nghìn hécta, rừng
phòng hộ 2 triệu hécta, rừng sản xuất 215 nghìn hécta. Thực tiễn khẳng định đây
là quan điểm phát triển lâm nghiệp đúng đắn trong nền kinh tế thị trường, nhờ
đó huy động được các nguồn lực của nhiều thành phần kinh tế trong công tác
quản lý bảo vệ và phát triển rừng trong những năm qua.
b) Cơ chế quản lý bảo vệ rừng được ban hành nhằm đẩy mạnh thực hiện
chủ trương xã hội hóa ngày càng có hiệu quả.
- Chính sách về quyền hưởng lợi của chủ rừng và người nhận khoán bảo vệ
rừng theo Quyết định 178/2001/QĐ-TTg ngày 12/11/ 2001 của Thủ tướng
Chính phủ bước đầu kích thích chủ rừng và người nhận khoán đầu tư bảo vệ và
phát triển rừng cần tổng kết thực tiễn để sớm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với
thực tế.
- Việc đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý lâm trường quốc doanh đã được
triển khai thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 28 của Bộ Chính trị và Quyết định
số 187/1999/QĐ-TTg, Nghị định số 200/2004/NĐ–CP

- Các biện pháp quản lý rừng cộng đồng được thực hiện, trong đó việc hỗ
trợ và hướng dẫn gần 40.000 cộng đồng dân cư thôn, bản xây dựng và thực hiện
quy chế bảo vệ rừng đã góp phần quan trọng nhằm nâng cao nhận thức, phát huy
tính tự quản và sự cố kết của cộng đồng trong bảo vệ rừng.
- Thực hiện Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg ngày 25/11/ 1998 của Thủ
tướng Chính phủ quy định trách nhiệm quản lý nhà nước của các cấp về rừng và
đất lâm nghiệp. Uỷ ban nhân dân các tỉnh đã và đang tổ chức rà soát chiến lược
phát triển lâm nghiệp, chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp huyện, xã thực hiện các biện
pháp tăng cường trách nhiệm quản lý, bảo vệ rừng và đất lâm nghiệp trên địa
bàn, tổ chức theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp. Nhìn chung, trong thời
gian qua các cấp chính quyền địa phương đã nâng cao vai trò trách nhiệm trong
bảo vệ rừng, tuy nhiên ở một số địa phương, nhất là chính quyền cơ sở vẫn chưa
coi trọng, quan tâm đúng mức đến công tác này, rừng vẫn tiếp tục bị phá, bị
cháy...
- Lực lượng kiểm lâm được đổi mới theo định hướng kiểm lâm phải bám
rừng, bám dân, gắn với chính quyền cơ sở, đẩy mạnh tuyên truyền vận động
nhân dân, huy động sức mạnh của toàn xã hội cho sự nghiệp bảo vệ rừng. Thời
gian qua Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã ban hành nhiều văn bản
quy định tăng cường đào tạo nghiệp vụ và rèn luyện phẩm chất chính trị đối với
lực lượng kiểm lâm. Tổ chức đưa trên 4.000 công chức kiểm lâm về phụ trách
địa bàn cấp xã để giúp chính quyền cơ sở nắm vững tình hình tài nguyên rừng và
thực hiện các biện pháp bảo vệ rừng tại gốc. Việc tuyển dụng được thực hiện
theo quy trình chặt chẽ hơn. Đối với những cán bộ kiểm lâm có vi phạm, dấu
hiệu thoái hóa biến chất, kiên quyết xử lý kỷ luật, đưa ra khỏi ngành. Kiểm lâm
đang từng bước nhận được sự tin tưởng, ủng hộ của nhân dân, của chính quyền
các cấp trong cuộc đấu tranh bảo vệ rừng.
* Tính đến hết năm 2008, tổng diện tích tự nhiên các đơn vị được giao
theo quyết định và quy hoạch cho các dự án trồng rừng là : 176.117 ha, bao
gồm:

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×