Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

ôn tập quy hoạch sinh thái cảnh quan

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (260.82 KB, 58 trang )

Câu 1: Khái niệm về cảnh quan, Cảnh quan sinh thái, Quy hoạch cảnh
quan sinh thái?
Câu 2: Phân loại các đơn vị cảnh quan sinh thái?
Câu 3: Hiện trạng, vai trò và nguyên nhân suy thoái các đơn vị cảnh
quan?
Câu 4: Phân tích kết cấu cảnh quan?
Câu 5: Nêu các nhân tố hình thành cảnh quan và phân tích nhân tố địa
mạo và khí hậu trong việc hình thành cảnh quan?
Câu 6: Nêu các nhân tố hình thành cảnh quan và phân tích nhân tố thổ
nhưỡng và thực bì trong việc hình thành cảnh quan?
Câu 7: Phân tích cơ sở khoa học (gồm có điều kiện tự nhiên, kinh tế-xã
hội và cơ sở pháp lý) của việc quy hoạch cảnh quan sinh thái?
Câu 8: Nếu các bước về nội dung và phương pháp quy hoạch cảnh quan
sinh thái?
Câu 9: Phân tích tiềm năng, thế mạnh, hạn chế, thách thức và những định
hướng của vùng Đông Bắc/Tây Bắc/Đồng Bằng Sông Hồng/Bắc Trung
Bộ/Tây/Duyên hải Nam Trung Bộ/Nguyên/Đông Nam Bộ/Đồng Bằng
Sông Cửu Long trong việc Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội?
Câu 10: Bài tập về tính toán chỉ số đa dạng cho các đơn vị cảnh quan
Sè HST
1
2
3
4
5
6

TØ lÖ % diÖn tÝch mçi HST chiÕm trong mçi CQ
CQ A CQ B CQ C CQ D CQ E
CQ F
0,53


0,64
0,72
0,22
0,90
1,00
0,22
0,23
0,13
0,18
0,03
0,45
0,13
0,15
0,18
0,03
0,16
0,02
0,15
0,01
0,11
0,01


Câu 1: Khái niệm về cảnh quan, Cảnh quan sinh thái, Quy hoạch
cảnh quan sinh thái?
1. Khái niệm cảnh quan
- Pitte (1983) đưa ra định nghĩa về cảnh quan như sau: Cảnh quan là một
khoảng đất thấy được trong một cái nhìn (một tầm nhìn–a single view).
- Webster định nghĩa cảnh quan như là một phần đất hoặc cảnh vật
tự nhiên thấy được bằng mắt trong một cái nhỡn.

-Tuy nhiên, nguồn gốc của thuật ngữ cảnh quan/landscape là sự
kết hợp của hai từ: đất/land là một phần lãnh thổ với ranh giới đ-ợc
phân định rõ ràng, và scape ám chỉ một tập hợp của các vật thể.
- Định nghĩa của Forman và Gordon, thường xuất hiện trong các
sách cơ bản về Sinh thái học cảnh quan, gần giống với định nghĩa của
Bertrand. “Các tác giả này định nghĩa cảnh quan như là một phần
lãnh thổ không đồng nhất, bao gồm các hệ sinh thái có quan hệ tương
tác với nhau mà các hệ sinh thái có tương tác với nhau này được lặp
đi lặp lại theo cùng một kiểu trong không gian”.
2. Khái niệm cảnh quan sinh thái
Cảnh quan sinh thái: là một cấp độ tổ chức của hệ thống sinh thái,
đứng cao hơn hệ sinh thái. Đặc trưng của cảnh quan là công năng/chức
năng và tính không đồng nhất của nó. Cảnh quan, phần nào đó cũng bị
chi phối bởi hoạt động của con người. Cảnh quan tồn tại độc lập với
nhận thức/tồn tại một cách khách quan.
=> Một sinh thái cảnh quan cần có 4 đặc trưng dưới đây:
- Có sự tập hợp hệ sinh thái.
- Năng lượng vật chất giữa các hệ sinh thái có thể l-u động và ảnh
hưởng tương hỗ.


- Có đặc trưng khí hậu và địa mạo nhất định.
- Có sự tụ hợp và đối ứng tương hỗ, pha trộn nhất định với nhau.
3. Khái niệm Quy hoạch cảnh quan sinh thái
- Là một thuật ngữ chuyên ngành chỉ việc tổ chức không gian chức
năng trên một phạm vi rộng, mà trong đó chứa đựng các mối quan hệ
tương hỗ của các thành phần chức năng, hình khối của thiên nhiên và
nhân tạo (Hàn Tất Ngạn, 1999)
- Các nguyên tắc chủ yếu của quy hoạch sinh thái cảnh quan
+ Xác định rõ các mục tiêu và các đối tượng cho quy hoạch

+ Phải được tiến hành đồng thời với quy hoạch kinh tế- xã hội
+ Xác định các quy mô về không gian và thời gian của quy hoạch môi
trường
+ Quy hoạch trên quan điểm hệ thống tức là phải phân tích và tổng hợp
hệ thống
+ Quy hoạch phải qua công tác đánh giá môi trường và lập các luận cứ
khoa học cho quy hoạch môi trường
+ Quy hoạch môi trường phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế- xã
hội


Câu 2: Phân loại các đơn vị cảnh quan sinh thái?
- J. Demek, 1977 đã xác định 2 chức năng cơ bản của cảnh quan.
Đó là chức năng sống- môi trường sống tự nhiên của con người và chức
năng kinh tế- cơ sở cho hoạt động kinh tế của xã hội.
- Cảnh quan bảo đảm không gian cho sự hoạt động kinh tế là nguồn
tài nguyên thiên nhiên cho sự hoạt đông kinh tế.
- Cảnh quan sinh thái ứng dụng thực hiện cả 2 chức năng ấy cho
mọi mục đích sử dụng của con người, ứng dụng cho mọi mục đích kinh
doanh xã hội và được phân loại theo các chức năng cho các mục đích đó.
- Phân loại cảnh quan sinh thái ứng dụng theo hiện trạng sử dụng
các cảnh quan hoặc hiện trạng xây dựng, cải tạo các cảnh quan đó hoặc
theo quy hoạch tương lai gần hoặc xa
Gồm 6 đơn vị cảnh quan sinh thái đặc trưng
1. Cảnh quan sinh thái nông nghiệp
Nông nghiệp là ngành sản xuất lương thực, thực phẩm bao gồm
trồng trọt và chăn nuôi. Cảnh quan sinh thái được sử dụng cho nông
nghiệp có các cây trồng nông nghiệp hoặc đồng cỏ cho chăn nuôi, hoặc
hoang hóa sau chu kỳ sử dụng nông nghiệp. Ở các địa phương đều đã có
quy hoạch, nhưng quá trình sử dụng thường đi chênh hoặc không đúng

với quy hoạch
* Cảnh quan sinh thái nông nghiệp được phân chia như sau:
- Cảnh quan sinh thái đồng lúa: Phân chia ra thành đồng lúa trên đồng
bằng và đồng lúa trong thung lũng. Đồng lúa trên đồng bằng còn được
chia ra thành đồng lúa trên vùng trũng và đồng lúa trên vùng cao
- Cảnh quan sinh thái đồng lúa- hoa màu
- CẢnh quan sinh thái đồng màu
- Cảnh quan sinh thái nương rẫy- đồng màu
- Cảnh quan sinh thái nương rẫy


- Cảnh quan sinh thái nương rẫy- tràng cỏ nương rẫy
- Cảnh quan sinh thái cây công nghiệp
- Cảnh quan sinh thái cây ăn quả
2. Cảnh quan sinh thái lâm nghiệp
Lâm nghiệp là ngành sản xuất cung cấp gỗ củi, mọi lâm sản cho
đời sống và nền kinh tế nói chung. Đối tượng là rừng và các cây trồng
không phải cho lương thực thực phẩm
Cảnh quan sinh thái lâm nghiệp gồm:
- Cảnh quan sinh thái rừng đầu nguồn: Được quy định để bảo vệ nguồn
nước ở các bồn thu nước đầu nguồn. Các đỉnh đồi núi có độ dốc >25 0
cũng được liệt kê vào rừng đầu nguồn
- Cảnh quan sinh thái rừng bảo vệ hoặc rừng cấm: Cảnh quan này có cả
khu bảo tồn, vườn quốc gia
- Cảnh quan sinh thái rừng phòng hộ: Đây là những phạm vi lãnh thổ có
rừng tự nhiên hoặc rừng trông để bao quanh khu vực nông nghiệp, chắn
gió cho nông nghiệp
- Cảnh quan sinh thái rừng khai thác: là những nơi còn rừng nguyên sinh
hoặc thứ sinh tốt, có trữ lượng tốt đảm bảo cho khai thác
- Cảnh quan sinh thái rừng khai thác và khoanh nuôi: chủ yếu còn rừng

thứ sinh
- Cảnh quan sinh thái rừng khoanh nuôi: Chủ yếu là rừng thứ sinh được
tu bổ
- Cảnh quan sinh thái để phát triển tự nhiên: chủ yếu là trảng cỏ cây bụi
để phát triển thành rừng
- Cảnh quan sinh thái nông- lâm kết hợp
- Cảnh quan sinh thái lâm- nông kết hợp
- Cảnh quan sinh thái lâm- ngư nghiệp
- Cảnh quan sinh thái rừng quốc phòng: (hành lang rừng dọc biên giới)


- Cảnh quan sinh thái rừng trồng cây lấy gỗ
- Cảnh quan sinh thái rừng trồng cây đặc sản
- Cảnh quan sinh thái rừng trồng- vườn cây
3. Cảnh quan sinh thái ngư nghiệp
Phân loại cảnh quan sinh thái ngư nghiệp có sự hạn chế vì ngư
nghiệp chủ yếu có nghề đánh cá trên biển. Các vùng sinh thái biển rất
rộng lớn, ở mức độ hiện nay chưa thể áp dụng những lý thuyết cảnh quan
và sinh thái học vào việc xây dựng những cảnh quan sinh thái ứng dụng
trên biển 1 cách phổ cập. Phân loại cảnh quan sinh thái ngư nghiệp chỉ
áp dụng được cho vùng đất liền và ven biển
Gồm các cảnh quan sinh thái ứng dụng sau đây:
- Cảnh quan sinh thái thủy sản hồ bể nước nông độ sâu <10m
- Cảnh quan sinh thái thủy sản hồ chứa bé, độ sâu <20m
- Cảnh quan sinh thái thủy sản hồ chứa lớn, độ sâu >20m
- Cảnh quan sinh thái đầm nuôi thủy sản nước ngọt
- Cảnh quan sinh thái đầm nuôi tôm, cua nước lợ, mặn…
- Cảnh quan sinh thái thủy sản nước nông, cửa sông
- Cảnh quan sinh thái thủy sản đầm phá
4. Cảnh quan sinh thái du lịch, nghỉ ngơi

- Cảnh quan sinh thái rừng du lịch, giải trí
- Cảnh quan sinh thái nghỉ mát ở núi
- Cảnh quan sinh thái nghỉ dưỡng ở đồng bằng
- Cảnh quan sinh thái nơi nghỉ mát, tắm biển
5. Cảnh quan sinh thái nông thôn
Do diện tích các làng bản không lớn, có khi tập trung thành cụm, có khi
phân tán xạ nhau. Bởi vậy nghiên cứu cảnh quan sinh thái nông thôn, chỉ
nên trên bản đồ tỷ lệ lớn, có các diện cảnh quan sinh thái ứng dụng
Cảnh quan sinh thái nông thôn được phân ra thành:


- Cảnh quan sinh thái nông thôn miền núi: Vườn rừng, vườn cây đặc sản,
vườn nông lâm kết hợp, vườn cây ăn quả nhà, nhà- chuồng, sann bãi, ao
cá, nương màu, vườn rau ruộng lúa quanh làng
- Cảnh quan sinh thái nông thôn đồng bằng: vườn cây ăn quả, vườn rau
màu, nhà- chuồng, sân phơi, ao cá, ruộng lúa và hoa màu quanh làng
- Cảnh quan sinh thái nông thôn ven biển: Vườn cây chắn gió, chắn cát,
vườn nông lâm kết hợp, vườn cây ăn quả, vườn rau màu, nhà- chồng, sân
phơi, ao đầm nuôi thủy sản
Trong phạm vi nông thôn của 1 xã, giữa các làng bản có các cảnh
quan sinh thái nông ngiệp, lâm ngiệp hoặc ngư nghiệp xen kẽ bao quanh
các cảnh quan nông thôn…
6. Cảnh quan sinh thái thành phố
Theo quy mô, có thể phân ra cảnh quan sinh thái thị trấn, thị xã và thành
phố. Tùy theo mức độ đô thị hóa mà có thể phân loại chi tiết sau đây:
- Cảnh quan sinh thái nhà cao tầng (nhiều tầng) tập trung
- Cảnh quan sinh thái nhà thấp tầng (ít tầng) tập trung
- Cảnh quan sinh thái nhà máy xí nghiệp
- Cảnh quan sinh thái công viên
- Cảnh quan sinh thái quảng trường, sân chơi thể thao

- Cảnh quan sinh thái hồ
- Cảnh quan sinh thái sông
- Cảnh quan sinh thái đại lộ cá hàng cây
- Cảnh quan sinh thái bãi trống để xe
- Cảnh quan sinh thái bãi thỉa, xử lý chất thải
- Cảnh quan sinh thái đồng hoa
- Cảnh quan sinh thái đồng rau
- Cảnh quan sinh thái đồng lúa- hoa màu thành phố
- Cảnh quan sinh thái nông thôn quanh thành phố


Câu 3: Hiện trạng, vai trò và nguyên nhân suy thoái các đơn vị cảnh
quan?
1. Vai trò của các đơn vị cảnh quan
- Cung cấp nơi ở cho con người và giống loài
- Cung cấp nguyên liệu, năng lượng và thông tin phục vụ cuộc sống
-Chưa đựng và cải biến phế thải
- Là căn cứ quan trọng để đầu tư phát triển thiết lập các dự án đầu tư cho
các ngành trong từng vùng
- Là cơ sở quan trọng trọng việc xây dựng quy hoạch các cấp
- Định hướng sử dụng theo cơ cấu kinh tế hợp lý
- Bố trí cơ cấu sử dụng phù hợp với yêu cầu phát triển của các cấp ngành
- Xây dựng 1 hệ thống biện pháp bảo vệ môi trường và sử dụng các đơn
vị cảnh quan hợp lý
1. Hiện trạng và nguyên nhân suy thoái các đơn vị cảnh quan
- Đất nông- lâm nghiệp thường bị tranh chấp bởi sự đốt nương làm rẫy,
hoặc quy hoạch theo ý muốn chủ quan, hoặc bị chiếm dụng bởi những
mục đích khác
- Diện tích rừng nước ta bị suy giảm nghiêm trọng, có nơi đã đóng cửa
rừng, có nơi trồng rừng, có nơi trồng song song với khai thác, có nơi để

phục hồi tự nhiên, có nơi khoanh bổ tự nhiên…
- Chất lượng quy hoạch còn thấp, thiếu tính bền vững. Phương án quy
hoạch chưa dự báo sát tình hình thực tế, còn mang nặng tính chủ quan.
Công tác quản lý quy hoạch sau khi được phê duyệt còn nhiều bất cập,
dẫn đến tình trạng để dân lấn chiếm, tự chuyển mục đích sử dụng đất trái
phép.
- Nhiều trường hợp quy hoạch đúng, rất cần thiết, có lộ trình thực hiện,
nhưng do ngân sách không bảo đảm hoặc bị động về nguồn thu nên sau


khi công bố triển khai quy hoạch đã phải dừng lại, nhất là các dự án quy
hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật.
- Việc chấp hành các quy định của pháp luật về điều chỉnh hoặc huỷ bỏ
quy hoạch chưa được coi trọng và nhìn chung không được chấp hành
nghiêm túc. Nhiều khu vực quy hoạch không còn phù hợp với diễn biến
của tình hình thực tế hoặc không còn hợp lý; nhiều khu vực quy hoạch
đã công bố sẽ thu hồi đất và đã quá thời hạn 03 năm kể từ ngày công bố
nhưng cơ quan nhà nước có thẩm quyền không tiến hành điều chỉnh hoặc
huỷ bỏ quy hoạch.
- Trong quy hoạch sử dụng đất, vẫn còn những địa phương sử dụng
nhiều đất chuyên trồng lúa, đất có ưu thế đối với sản xuất nông nghiệp,
đất đang có khu dân cư tại những vị trí có hạ tầng kỹ thuật tốt để xây
dựng các khu, cụm công nghiệp, trong khi có khả năng sử dụng các loại
đất khác, đầu tư thêm hạ tầng kỹ thuật để quy hoạch các khu công
nghiệp. Việc quy hoạch các khu công nghiệp thường chưa được xem xét
đồng bộ gắn với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ
thuật, hạ tầng xã hội và công tác bảo vệ môi trường nên dẫn tới thiếu bền
vững trong phát triển.
- Việc lấy ý kiến nhân dân trong quá trình lập quy hoạch sử dụng đất chi
tiết và quy hoạch chi tiết xây dựng chưa được thực hiện hoặc thực hiện

còn hình thức, ít hiệu quả, nhiều nơi chưa được coi trọng; việc xây dựng
các phương án quy hoạch để lựa chọn chưa thật khách quan.
- Chưa xác định rõ nội dung, mối quan hệ giữa quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng và quy hoạch
của các ngành khác. Một số quy hoạch có mâu thuẫn, chồng chéo nhau
do cùng bố trí trong cùng một khu vực như quy hoạch phát triển lâm


nghiệp, quy hoạch khai thác khoáng sản, quy hoạch thủy sản, quy hoạch
phát triển du lịch, quy hoạch đất an ninh, quốc phòng.
- Đội ngũ cán bộ làm công tác quy hoạch ở các cấp còn yếu về nghiệp
vụ, thiếu kinh nghiệm và chưa có tính chuyên nghiệp.
- Thiếu ngân sách để thực hiện quy hoạch, nhất là quy hoạch sử dụng đất
cấp huyện và cấp xã.


Câu 4: Phân tích kết cấu cảnh quan?
Kết cấu cảnh quan là cơ sở quan trọng để quản lý cảnh quan và
thiết kế cảnh quan
Tính đa dạng cảnh quan có liên quan mật thiết đến tính đa dạng
loài đa dạng di truyền. Các cảnh quan khác nhau thì động- thực vật, địa
chất, thủy văn, thực tiễn hoạt động của con người cũng khác nhau
Theo Forman kết cấu cảnh quan gồm 4 loại lớn là: cảnh quan đám
phân tán, cảnh quan lưới (mắt võng), cảnh quan giao nhau, cảnh quan
bàn cờ
1. Cảnh quan đám phân tán
- Trong cảnh quan này, một hệ sinh thái hay 1 loại hình cảnh quan là ưu
thế và 1 hay nhiều loại đám phân tán trong nó
VD: Các đám cây xanh giữa hoang mạc, các mảnh rừng giữa đồng cỏ
- Đặc trưng mấu chốt của cảnh quan này là: diện tích tương đối của cảnh

quan ưu thế, độ lớn của đám, cự ly giữa các đám, tính phân tán của đám
(tụ tập, có quy tắc hoặc ngẫu nhiên)
+ Nó có ảnh hưởng đến rất nhiều đặc tính của cảnh quan
VD: Diện tích cảnh quan ưu thế ảnh hưởng rất lướn đối với chức năng
của các cảnh quan khác và nguồn vật chất bên trong. Bụi, khói, co 2 từ
cảnh quan ưu thế rộng lớn sẽ làm thay đổi chất lượng đại khí quyển rõ
rệt
+ Cự ly đám ảnh hưởng rất lớn đến sự can thiệp, đến loài, đến sự truyền
bá sinh vật có hại từ đám này sang đám khác. Do sự di động, nơi ngỉ
chân của kẻ săn mồi, vì thế có thể điều tiết sự bùng nổ sâu bệnh hại
2. Cảnh quan lưới (mắt võng)
- Trong cảnh quan, sự giao nhau giữa các hành lang chiếm ưu thế
VD: Hàng cây hoặc hàng rào cây trên đồng cỏ, đường vận xuất gỗ trong
rừng, hệ thống khe, suối


- Mấu chốt của đặc trưng không gian là: độ rộng hành lang, tính liên
thông, đường quay lại của lưới, độ lớn mắt võng, độ lớn điểm kết, phân
bố điểm kết
- Ảnh hưởng đối với các đại lượng biến đổi cơ bản là rõ rệt, ở 1 số vùng
sản xuất lương thực, đất bị xâm thực và khô hóa đều quyết định ở bề
rộng và tính liên thông của đai rừng phòng hộ
+ Tính hoạt động của động vật, không còn nghi ngờ gì đều chịu ảnh
hưởng của tính liên thông và đường vòng lại của lưới, lũ lụt và chất
lượng nước quyết định ở hệ đai bờ sông và hệ khe suối. Nhiều loài cá
ven biển, mức dinh dưỡng và sự hình thành tam giác cửa sông đều quyết
định ở đai thực vật bờ sông có thể chống xâm thực và đai rừng phòng
chống xói mòn trên đất dốc
3. Cảnh quan giao nhau
- Ở đây, chiếm ưu thế có 2 loài yếu tố cảnh quan giao nhau, song cùng

một đường biên
VD: Cho loại cảnh quan này là ở vùng núi cao sự phân bố giao nhau giữa
rừng và nương rẫy, sự phân bố giao nhau giữa khu dân cư theo đường cái
và khu phi kiến trúc
- Không gian đặc trưng có: diện tích tương đối của mỗi loại hình yếu tố,
độ nhiều và phương hướng của “bán đảo”, độ dài và phương hướng của
“bán đảo”
- Phương hướng của bán đảo ảnh hưởng đến sự xâm nhập của gió, còn
bề rộng lại có liên quan đến tính đa dạng sinh vật. Ở cảnh quan này, tổng
độ dài đường biên có thể tương đối lớn, do vậy đối với những loài đương
biên và loài động vật yêu cầu 2 loại hệ sinh thái là có lợi.
Như vậy tác dụng tương hỗ của 2 hệ sinh thái gần nhau rất mạnh
mẽ(hiệu ứng vùng biên)


VD: Gia súc trong vùng nông nghiệp có thể ảnh hưởng rất lớn đến sinh
trưởng phát triển và tái sinh rừng, mà các động vật ăn cỏ trong rừng cũng
có thể gây trở ngại cho cây trồng nông nghiệp
4. Kết cấu bàn cờ
- Cảnh quan này do dạng bàn cờ giao nhau tổ thành
VD: Bố cục khu khai thác và luân canh trong nông nghiệp
- Đặc trưng không ghian có: độ lớn của cảnh quan đám (có thể căn cứ
vào diện tích bình quân của đám tổ thành hoặc đường kính bình quân để
xác định), tính hệ thống của các ô bàn cờ, tổng độ dài đường biên (hoặc
số lượng đường biên)
- Độ lớn đám của cảnh quan quyết định độ nhiều và tính đa dạng sinh vật
của các loài nội bộ, do cảnh quan đám nhỏ loài đường biên nhiều. Tính
hệ thống của các ô bàn cờ khống chế rất nhiều sự di chuyển và định cư
của khách thể (như loài thụ phấn cho cây trồng, vật truyền sâu bệnh hại)
- Tái sinh trong khu khai thác và gió làm cây đổ đều có liên quan đến đặc

điểm ô bàn cờ. những tính chất không liên tục cao của bàn cờ có thể làm
giảm ô nhiễm bụi không khí vùng khô hạn và sự lây lan của lửa rừng


Câu 5. nêu các nhân tố hình thành cảnh quan và phân tích nhân tố
điạ mạo và khí hậu trong việc hình thành cảnh quan?
1. Nhân tố hình thành cảnh quan
Cảnh quan là kết quả tác dụng tương hỗ của nhiều nhân tố tựnhiên,
là kết quả của sự can thiệp tự nhiên và can thiệp của con người. Sự can
thiệp của tự nhiên trong các điều kiện khác nhau thường hình thành nên
các cấu trúc cảnh quan khác nhau. Con người làm cải biến cảnh quan tự
nhiên, không ít vùng do các hoạt động khác nhau của con người đã làm
cho diện mạo nguyên thủy thay đổi căn bản
Do vậy có 4 nhân tố hình thành cảnh quan:
1. Khí hậu
2. Địa mạo
3. Thổ nhưỡng
4. Thực bì
2. Phân tích
2.1 Địa mạo :
- Địa mạo : là môn khoa học nghiên cứu các loại địa hình, lịch sử địa
chất, quá trình phát triển của chúng là một trong các yếu tố cơ bản cấu
thành nên cảnh quan.
* Tác dụng của địa mạo trong cảnh quan:
+ Ảnh hưởng đến lập địa : khả năng tiếp thu bức xạ mặt trời, nước, dinh
dưỡng ,ảnh hưởng đến hoàn cảnh sinh thái.
Vd : sự lưu động của nước và hạt đất chịu ảnh hưởng của gió và trọng
lực. nhưng địa hình lại là vật chướng ngại trên đường đi của sinh vật( có
lợi hoăc k).



+ ảnh hưởng đến bước phát sinh, cường độ và kết cấu không gian của
loài can thiệp.
- loại hình địa mạo: + địa mạo đất núi.
+ địa mạo sườn núi (sườn dốc).
+ địa mạo khe suối
+ bãi bùn lòng sông.
- độ dốc : độ dốc của địa hình là 1 trong những chỉ số quan trọng của quy
hoạch . mỗi 1 công năng nhất định thì chỉ có 1 độ dốc tối đa.
+ độ dốc ảnh hưởng đến toàn bộ cảnh quan: nước , thực bì.
+ ảnh hưởng đến việc sử dụng đất, môi trường bên ngoài của cảnh quan
+ địa hình khác nhau thì dòng chảy khác nhau và sức công phá khác
nhau nên nguy cơ xói mòn và sạt lở khác nhau.
- Một số vấn đề về độ dốc :
+ sử dụng sai mục đích : xây dựng và canh tác trên đất dốc không ổn
định , xxay dựng trên đất dốc đang ổn định trở nên không ổn định .
+ nguyên nhân gây ra thảm họa :
- sự tác dụng của đào lấp cơ học
- sự phá rừng
- thay đổi hệ thống thoát nước.
+ hình dạng dốc: Dốc lồi, dốc bằng, dốc lõm,dốc kết hợp lồi + lõm.
2.2 khí hậu
- là nhân tố quan trọng nhất để phân biệt cảnh quan.
- ảnh hưởng đến quá trình sống của sinh vật ( hô hấp, quang hợp).


- ảnh hưởng đến quá trình thổ nhưỡng (quá trình phong hóa , hình thành
địa mạo ).
- Nhân tố khí hậu bao gồm : bức xạ mặt trời. mưa, gió…
Nhiệt độ không khí :

- sự sống chỉ có thể tồn tại và phát triển trong phạm vi nhiệt độ nhất
định. Sự tồn tại của các loài đều yêu cầu nhất định với nhiệt độ.
- Trong biên độ sinh thái về nhiệt , nhiệt độ cứ tăng1 0c thì phản ứng
tăng 2-3 lần.
- Công thức tổng tích nhiệt:
Q=∑ti (1)
Q=∑ti-to (2)
Trong đó to: nhiệt đọ tối thấp sinh vật học (0c)
Ti nhiệt độ tb của ngày thứ i.
Công thức thứ (2) ít dùng vì nhiệt độ mỗi nơi mỗi khác.
Ý nghĩa của công thức :
- dự báo 1 quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật.
- lập kế hoạch thiết kế hoạch thiết kế các đơn vị cảnh quan.
Lượng mưa :
- biến đổi lượng mưa theo không gian chịu ảnh hưởng của vĩ độ địa
lý, vị trí lục địa.
- phân phối lượng mưa gồm 3 loại :
+ phân phối đều cả năm.
+ mưa mùa đông.

+ mưa mùa hè.


Câu 6: Nêu các nhân tố hình thành cảnh quan và phân tích nhân tố
thổ nhưỡng và thực bì trong việc hình thành cảnh quan?
1. Nhân tố hình thành cảnh quan
Cảnh quan là kết quả tác dụng tương hỗ của nhiều nhân tố tựnhiên,
là kết quả của sự can thiệp tự nhiên và can thiệp của con người. Sự can
thiệp của tự nhiên trong các điều kiện khác nhau thường hình thành nên
các cấu trúc cảnh quan khác nhau. Con người làm cải biến cảnh quan tự

nhiên, không ít vùng do các hoạt động khác nhau của con người đã làm
cho diện mạo nguyên thủy thay đổi căn bản
Do vậy có 4 nhân tố hình thành cảnh quan:
1. Khí hậu
2. Địa mạo
3. Thổ nhưỡng
4. Thực bì
2. Phân tích
2.1 Nhân tố thổ nhưỡng
a. Ý nghĩa
- Thổ nhưỡng là một trong những thành phần quan trọng của cảnh quan,
có ảnh hưởng quan trọng đến việc lợi dụng nó
- Có độ phủ nhất định, là lớp đất mặt tơi xốp của lục địa mà thực vật có
thể sinh trưởng
- Cung cấp nước, nguyên tố khoáng và không gian sinh trưởng cho thực
vật, là một trong những thành phần quan trọng tạo nên hệ sinh thái
- Bản thân thổ nhưỡng cũng là hệ sinh thái độc lập, trong nó có rất nhiều
sinh vật sinh tồn và trao đổi vật chất, năng lượng với xung quanh nó
 Vì thế xuất hiện thuật ngữ hệ sinh thái thổ nhưỡng


b. Tính chất thổ nhưỡng
* Độ dày thổ nhưỡng và lý tính thổ nhưỡng
- Độ dày thổ nhưỡng ảnh hưởng đến không gian lợi dụng thổ nhưỡng của
thực vật,cũng là mức độ lớn nhất độ phì và nước có thể duy trì trong nó.
Ở vùng núi, tầng đất nói chung là tương đối mỏng, vì thế độ dày tầng đất
là nhân tố hạn chế rất quan trọng. Độ dày tầng đất có quan hệ trực tiếp
đến quá trình xói mòn tích tụ. Ở những nơi địa hình bị xói mòn sẽ có
tầng đất mỏng, ngược lại những bộ phận địa hính tích tụ có tầng đất
tương đối dày

VD: Ở sườn dương tầng đất thường mỏng, sườn âm tầng đất thường dày.
Cùng 1 hướng dốc thì trên dốc thường mỏng, dưới gốc thườn dày
- Chất đất hoặc thành phần cơ giới đất là đặc tính quan trọng của thổ
nhưỡng. chất đất chỉ hạt khoáng vật trong đất tức là sỏi, cát ,phấn sa và
sét chứa trong đất. chất đất ảnh hưởng cực lớn đến tình hình nước và
dinh dưỡng trong đất. đất cát thấm nước nhanh, sức giữ nước cũng thấp.
đất sét thấm nước chậm nhưng giữ nước cao. Đối với sinh trưởng của
thực vật mà nói, đất có tính chất trung bình thì tương đối tốt. vì tính thoát
nước tôt, độ thông khí tốt, đồng thời sức giữ nước của đất trung bình
cũng tốt.
* Tính chất hóa học đất
- Lượng trao đổi ion dương trong đất là một chỉ tiêu tổng hợp nói nên
hoạt tính hóa học đất, nó dùng đơn vị là mg đương lượng để biểu thị.
Đây là phương pháp biểu thị tỉ suất giữa trọng lượng ion và trọng lượng
đất
- Các ion dương có thể chia làm 2 loại: ion dương gốc muối và ion
dương tự do
+ Phần lớn các ion dương được keo đất hấp phụ là ion gốc muối có tính
kiềm. Tình trạng gốc muối thấp nói nên độ phì tự nhiên của đất thấp, tình


trạng gốc muối cao nói nên độ phì tự nhiên của đất cao, có thể thỏa mãn
nhu cầu sinh trưởng của thực vật
- Độ chua hoặc độ kiềm trong đất dễ dàng xác định bằng giá trị PH. Nó
là một loại thước đo nồng độ ion H+. Mặc dù khả năng thích ứng của các
loài thực vật khác nhau với độ chua độ kiềm khác nhau nhưng quá chua
hoặc quá kiềm đều không có lợi cho thực vật.
* Tính chất đất và tác dụng của sinh vật
- Ảnh hưởng của thực vật đối với sự hình thành và tính chất thổ nhưỡng
chủ yếu thông qua 2 con đường:

+ Thứ 1: sự hình thành và phân giải chất hữu cơ
+ Thứ 2: sự tuần hoàn dinh dưỡng
=> 2 con đường kể trên thực tế là giao kết tương hỗ đồng thời xảy ra
Động vật và vi sinh vật trong đất cũng có vai trò lớn trong tuần
hoàn vật chất. Một số loại khuẩn có khả năng cố định đạm, rất nhiều loại
động vật và vi sinh vật có năng lực phân giải hữu cơ. Con người cũng là
Nhân tố ảnh hưởng đến tính chất vật lý, hóa học của đất. Canh tác và bón
phân trên diện rộng trong nông nghiệp đã có lịch sử lâu đời. Điều này
khiến cho thổ nhưỡng không chỉ là sản vật hình thành của tự nhiên mà
còn là sản vật cảu hoạt động con người.
* Quá trình phát sinh thổ nhưỡng chia làm 4 loại
- Vật chất tăng lên trong đất gọi là sự tập hợp làm giàu đất. Một hình
thức là vật chất vô cơ thông qua hình thức trầm tích hoặc do gió mà rơi
trên bề mặt thổ nhưỡng. Một hình thức khác, là tầng cành khô lá rụng
của thực vật sống trên đó, những vật chất này tích lũy lại thành lớp dày
và có thể di chuyển xuống dưới tới các tầng đất khác
- Vật chất mất đi trong đất là do đất bị xâm thực và rửa trôi. Xâm thực là
do tác dụng cảu nước, gió làm cho đất lớp đất mặt bị tổn hại, bao gốm


các trạng thái ion và hạt đất. Rửa trôi thì tổn thất ở dạng hòa tan và mất
đi
- Sự di chuyển vật chất trong đất có nhiều con đường, sự phát sinh các
con đường lại có những nguyên nhân lhacs nhau và thường có liên quan
tình trạng nước đặc thù
- Sự chuyển biến vật chất trong đất ảnh hưởng đấn vật chất vô cơ và hữu
cơ. Khoáng vật nguyên sinh phân giải thành khoáng vật thứ sinh là một
hình thức của loại chuyển hóa này
2.2 Thực bì
* Ý nghĩa

- Là tên gọi của tất cả lớp phủ thực vật. Trong hệ sinh thái nó là nhân tố
tự dưỡng, nó hấp thụ năng lượng ánh sáng tạo ra chất hữu cơ, là sinh vật
sản xuất trong hệ sinh thái. Sinh vật tiêu thụ, phân giải đều dựa vào sinh
vật sản xuất để tồn tại. Quá trình sống của động vật đã hình thành mối
quan hệ không thể phân cắt với thực vật trong quá trình tiến hóa. Thực bì
quyết định sự sinh tồn của động vật, thực bì và khí hậu, địa hình, thổ
nhưỡng có tác dụng tương hỗ lẫn nhau
VD: Thực bì rừng có ảnh hưởng đến lượng mưa, nhiệt độ vùng xung
quanh, thậm trí còn ảnh hưởng tuần hoàn CO 2 trên toàn cầu. Thực bì
rừng kết hợp càng rõ rệt đối với tiểu khí hậu dưới tán rừng. Về thổ
nhưỡng trong bối cảnh khí hậu nhất định, loại hình nhất định sẽ hình
thành thổ nhưỡng nhất định. Như rừng lá kim ôn đới, hàn đới thường
hình thành đất xám tro hoặc đất màu nâu, trong khi rừng hỗn giao lá rộng
lá ôn đới hình thành đất xám, dưới rừng lá rộng rụng lá tương đối khô
hạn thì hình thành đất màu đen vàng
* Kết cấu thực bì: Căn cứ vào 4 mặt
- Kết cấu tầng thứ và loại hình sống: chia thực vật ra thành cây gỗ lớn,
cây bụi, cỏ, rêu. Các loại hình sống trên trong rừng đều trở thành các


tầng thứ khác nhau. Các loại thực bì khác nhau, sự phát triển tầng thứ
đương nhiên rất khác nhau
- Tính chu kỳ: Trong phân loại thực bì tự nhiên, lá cây có phản ứng rất rõ
với chu kỳ khí hậu hàng năm. Cây rụng lá trong mùa bất lợi cần trút bỏ
hết lá bước vào trạng thái ngủ, ngược lại thực vật thường xanh thì trong
suốt năm đều giữ trạng thái lá xanh
- Hình thái độ lớn và tổ chức lá: là đặc trưng thích ứng rất quan trọng với
môi trường của thực vật. Chia thành cây lá rông, cây kas kim, cây hòa
thảo
Đặc trưng tổ chức của lá có liên quan rõ rệt đến tính thích ứng đối

với nước
- Chủng loại: thực bì nhất định do nhiều loại tạo thành
* Đặc điểm và phân bố các loại hình thực bì chủ yếu
- Thực bì chia ra thành: rừng, thảo nguyên cây thưa nhiệt đới, thảo
nguyên, hoang mạc và vùng đông kết nguyên thủy. Chúng đều có đặc
trưng kết cấu và hoàn cảnh sinh thái đặc thù của nó. Mỗi loại lớn kể trên
có thể chia ra thành các quần thể khác nhau, mỗi 1 loại quần hệ đặc biệt
đều đại biểu cho điều kiện khí hậu nhất định
- Rừng là thành phần cơ bản tổ thành. Về mặt môi trường sinh thái, yêu
cầu lượng mưa cao, chỉ sinh trưởng ở những vùng có điều kiện nước
tương đối tốt. Ở vùng khô hạn, rừng chỉ có ở nơi đất thấp ven sông, nơi
mực nước ngầm cung ứng tốt. Về mặt nhiệt độ không khí mà nói rừng có
thể qua đới khí hậu và vĩ độ rộng, từ khí hậu nhiệt đới ẩm đến khí hậu ôn
đới, hàn đới


Câu 7: Phân tích cơ sở khoa học (gồm có điều kiện tự nhiên, kinh tếxã hội và cơ sở pháp lý) của việc quy hoạch cảnh quan sinh thái?
1.Cơ sở pháp lý :
- Luật đất đai
- Luật bảo vệ và phát triển rừng
- Luật môi trường
Các văn bản dưới luật (Nghị định, chỉ thị của thủ tướng chính phủ…)
+ Chỉ thị số 32/1998/CT-TTg ngày 23 tháng 9 năm 1998của thủ tướng
chính phủ về công tác quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế- xã hội thời
kì đến năm 2010
+ Văn bản hướng dẫn quy hoạch tổng thể năm 1999 của Viện chiến lược
thuộc bộ kế hoạch và đầu tư
+…….
_Hoàn thiện bộ máy nhà nước và dân chủ hóa trong vấn đề sử dụng sinh
thái cảnh quan

_Dựa vào các luật về quy hoạch sử dụng đất,quy hoach xây dựng
_Nghị định về quản lý không gian,kiến trúc,cảnh quan đô thị (thi hành
25/5/2010)
2.Kinh tế-xã hội:
_Dựa trên cơ sở các động lực của thị trường,tuân theo cơ chế thị trường.
_Tổng hợp giá trị về cảnh quan sinh khái phải tăng cao.
_Cân bằng nhu cầu về cảnh quan sinh thái với đời sống vật chất của cộng
đồng dân cư trong vùng.


_Dựa vào các quy luật nhân sinh: quy luật kinh tế,quy luật phát triển và
tác động của khoa học-công nghệ,quy luật phát triển của văn hóa–xã hội
_Dựa vào lịch sử hình thành và phát triển của vùng
_Thực trạng về xu thế phát triển về du lịch,bảo tồn…..
3.Điều kiện tự nhiên:
_Dựa vào yếu tố địa hình mặt nước là chủ yếu làm cơ sở cho hình thành
các ý tưởng quy hoạch và các giải pháp tổ chúc không gian quy hoạch.
_Dựa vào các quy luật tự nhiên: quy luật thống nhất và hoàn chỉnh,quy
luật tuần hoàn vật chất và năng lượng,quy luật nhịp điệu,quy luật địa đới
và phi địa đới.


Câu 8 : nêu các bước về nội dung và phương pháp quy hoạch cảnh
quan sinh thái ?
1. Nội dung
1.1 Nghiên cứu về các yếu tố tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên tác động
đến phát triển kinh tế xã hội của địa phương thời kì năm 2010.
Trong đó đánh giá yếu tố nguồn lực cần làm rõ các nội dung sau:
a, vị trí địa lý kinh tế của địa phương trong vùng và cả nước
- đánh giá vị trí trong mối quan hệ với các địa phương khác về giao

thông, giao lưu kinh tế và văn hóa
- phân tích vị trí vai trò về kinh tế xã hội, an ninh quốc phòng
b , phân tích đánh giá tiềm năng về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên
nhiên : cần làm rõ tiềm năng, khả năng có thể khai thác sử dụng trrong
thời kì quy hoạch, trong tương lai, những khó khăn thuận lợi
- tài nguyên thiên nhiên phục vụ phát triển nông lâm ngư nghiệp như: đất
đai tài nguyên rừng khí hậu sinh thái
- tài nguyên khoáng sản, cảnh quan, nhân văn phục vụ công nghiệp, dịch
vụ
- tài nguên nước
1.2 phân tích đánh giá các đặc điểm về dân số lao động dân cư văn hóa
và nguồn nhan lực:
- quy mô chất lượng dân số
- dân cư và phân bố dân cư


- tiềm năng nguồn nhân lực, số chất lượng đối với kinh tế thị trường và
khoa học công nghệ
- các yếu tố văn hóa
1.3 thực trạng phát triển kinh tế xã hội, xuất phát điểm
- thu nhập
- nhịp độ tăng trưởng nông nghiệp công nghiệp dịch vụ xuất khẩu
- văn hóa XH
- chuyển dịch kinh tế: các ngành kinh tế cơ cấu, chuyển dịch
-cơ sở vật chất kỹ thuật: trình độ công nghệ, sự cạnh tranh
-hiện trạng phát triển ben ngoài va fphaan bố các ngành theo lãnh thổ,
lĩnh vực
1.4 các yếu tố bên ngoài tác động đến phát triển KT_XH
- yếu tố quốc tế
-các vùng lân cận tong cả nước

1.5 Luận chứng quan điểm mục tiêu và khả năng phát triển
a. quan điểm phát triển và mục tiêu tổng quát
- quan điểm đổi mới đột phá về phát triển bền vững
-quan điểm phát huy nội lực , hợp tác phát triển
-qu.điểm hiệu quả toàn diện
b. luận chứng những mục tiêu phát triển cho tung giai đoạn


×