Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Báo cáo tốt nghiệp tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (528.79 KB, 27 trang )

Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh Vĩnh Long
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN CỦA TỈNH VĨNH LONG
1.1Vị trí địa lý:
Vĩnh Long là tỉnh có vị trí thuộc hạ lưu sông Mê Công, nằm giữa sông
Tiền, sông Hậu và ở trung tâm khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long, vị trí
giáp giới như sau:
Phía Bắc và Đông Bắc giáp các tỉnh Tiền Giang và Bến Tre;
Phía Tây Bắc giáp tỉnh Đồng Tháp;
Phía Đông Nam giáp tỉnh Trà Vinh;
Phía Tây Nam giáp các tỉnh Hậu Giang, Sóc Trăng và Thành Phố Cần
Thơ.Tọa độ địa lý của tỉnh từ 9 052’45” đến 10019’50” vĩ độ Bắc từ 104041’25”
đến 106017’03” kinh độ Đông.

Hình 1: Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Long.
Sinh viên thực hiện: Cao Thị Út

1


Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh Vĩnh Long
Diện tích tự nhiên Vĩnh Long 147.912,74 ha gồm 8 đơn vị hành chánh và 7
huyện ( Bình Minh, Bình Tân, Long Hồ, Mang Thít, Vũng Liêm, Tam Bình,
Trà Ôn) và 1 thành phố Vĩnh Long, chiếm bằng 0,4% diện tích cả nước;
bằng 3,6% diện tích Đồng Bằng Sông Cửu Long và là tỉnh có diện tích đứng
hàng thứ 12/13 tỉnh khu vực ĐBSCL( lớn hơn Tp Cần Thơ).
1.2 Địa hình:
Vĩnh Long có địa hình khá bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 2 độ, cao
trình khá thấp so với mục nước biển, toàn tỉnh chỉ có khu vực thành phố
Vĩnh Long và thị trấn Trà Ôn có độ cao trung bình khoảng 1,25 m. Đây là
địa hình dạng ngập lụt, tiểu địa hình cuả tỉnh có dạng lòng chảo ở giữa trung


tâm tỉnh và cao dần về 2 hướng bờ sông Tiền, sông Hậu, sông Mang Thít và
ven các sông rạch lớn.
1.3 Khí hậu:
Yếu tố khí hậu cơ bản qua các năm nhìn chung khá thuận lợi cho nông
nghiệp theo hướng đa canh, thâm canh tăng vụ và thích hợp cho đa dạng
sinh học tự nhiên phát triển. Tuy nhiên do lượng mưa chỉ tập trung vào 6
tháng mùa mưa cùng với nguồn nước lũ từ khu vực thượng nguồn của sông
Mê Công nên ảnh hưởng đối với sản xuất nông nghiệp, ảnh hưởng đến đời
sống của người dân và môi trường sinh thái khu vực.
1.4Tài nguyên thiên nhiên:
Tài nguyên đất.
Tài nguyên khoáng sản sét.
Tài nguyên cát lòng sông.
Nước khoáng thiên nhiên- nước nóng.
Khí thiên nhiên.
Nước ngầm.
Sinh viên thực hiện: Cao Thị Út

2


Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh Vĩnh Long
1.5Xã hội - nhân văn:
1.5.1 Lịch sử hình thành:
Tỉnh Vĩnh Long được hình thành từ năm 1732, là một phần của Long Hồ
dinh và có sự thay đổi hành chánh qua các thời kỳ:
Đầu năm 1976, tỉnh Vĩnh Long và tỉnh Trà Vinh hợp thành tỉnh Cửu Long.
Ngày 26/12/1991 tách trở lại thành 2 tỉnh Vĩnh Long và Trà Vinh.
Ngày 31/7/2007 thành lập huyện Bình Tân được tách từ huyện Bình Minh.
Ngày 30/4/2009 thành lập Thành Phố Vĩnh Long trên cơ sở của thị xã Vĩnh

Long với tổng diện tích là 4.800,8 ha có 147.039 nhân khẩu. Gồm 7 phường
(phường 1, phường 2, phường 3, phường 4, phường 5, phường 8, phường 9,)
và 4 xã( Trường An, Tân Hòa, Tân Ngãi, Tân Hội).
1.5.2 Di tích lịch sử :
Trên địa bàn có nhiều di tích lịch sử như: thành xưa Long Hồ, miếu
Công Thần, đình Tân Hòa. Đặc biệt là Văn Xương Các ở Thành Phố Vĩnh
Long và khu tưởng niệm cố chủ tịch hội đồng bộ trưởng Phạm Hùng. Vĩnh
Long còn là nơi sản sinh ra nhiều danh nhân nổi tiếng như: giáo sư viện sĩ
Trần Đại Nghĩa, Võ Văn Kiệt, Phan Văn Đán……
Tỉnh Vĩnh Long có ba dân tộc người Kinh, Khmer và Hoa cùng hòa
đồng sinh sống lâu đời và tạo nên một nền văn hóa đặc trưng ở khu vực Tây
Nam Bộ.

CHƯƠNG 2:
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG ĐẤT Ở VĨNH LONG
Bảng 1: So sánh hiện trạng sử dụng đất qua các năm.
Sinh viên thực hiện: Cao Thị Út

3


Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh Vĩnh Long
Mục đích sử dụng
Tổng diện tích tự nhiên
Đất nông nghiệp
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất trồng cây lâu năm
Đất trồng lúa
Đất cỏ dùng vào chăn nuôi
Đất trồng cây hàng năm khác

Đất trồng cây lâu năm
Đất nuôi trồng thủy sản
Đất nông nghiệp khác
Đất phi nông nghiệp
Đất ở
Đất ở tại nông thôn
Đất ở tại đô thị
Đất chuyên dùng
Đất trụ sở cơ quan
Đất quốc phòng
Đất an ninh
Đất sản xuất kinh doanh PNN
Đất có mục đích công cộng
Đất tôn giáo, tín ngưỡng
Đất nghĩa trang, nghĩa địa
Đất sông suối và mặt nước CD
Đất phi nông nghiệp khác
Đất chưa sử dụng

HTSD đất
147.912,75
116.180,53
115.335,48
71.553,18
69.835,08
2.57
1.715,53
43.782,30
837
8,05

31.626,95
6.159,11
5.502,34
656,77
9.13,93
229,31
325,89
16,67
1.020,64
7.571,42
135,06
727,64
15.441,21
105,27

Năm 2008 so với năm
2005
Diện tích Tăng(+)
Giảm(-)
147.769,40
143,35
116.984,,51
-803,98
116.291,37
-955,89
74.483,27
-2.930,09
72.851,13
-3.016,05
34,30

-31,73
1.597,84
117,69
41.808,10
1.974,20
641,64
195,36
51,51
-43,46
30.372,68
1.254,27
5.550,10
609,01
4.977,29
525,05
572.81
83,96
8.278,49
885,44
123,21
106,10
364,65
-38,76
16,67
814,62
206,06
6.967,02
595,40
146,57
-11,51

723,14
4,50
15.652,43
-211,22
21,95
-21,95
412,21
-306,94

Nguồn: báo cáo số 59/BC-UBND ngày 05 tháng 6 năm 2009 của UBND
tỉnh Vĩnh Long về việc lập qui hoạch kế hoạch sử dụng đất đến năm 2020.
2.1. Đất nông nghiệp:

Sinh viên thực hiện: Cao Thị Út

4


Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh Vĩnh Long
Tổng diện tích đất nông nghiệp của tỉnh năm 2008 là 116.180,53 ha
chiếm 78,55 % tổng diện tích tự nhiên của tỉnh. Diện tích đất nông nghiệp có
xu hướng giảm qua các năm do tốc độ đô thị hóa- công nghiệp hóa của địa
phương, năm 2008 giảm 803,98 ha so với 2005.
2.1.1. Đất sản xuất nông nghiệp:
Bao gồm đất trồng cây hàng năm và đất trồng cây lâu năm. Năm 2008
diện tích loại đất này là 115.335,48 ha ( chiếm 99,27 % tổng diện tích đất
nông nghiệp), so với 2005, diện tích giảm 995,89 ha do nhu cầu chuyển đổi
đất nông nghiệp và sử dụng đất cho nhu cầu xây dựng hệ thống giao thông,
công nghiệp.
 Đất trồng cây hàng năm: tổng diện tích đất trồng cây của tỉnh là 71.553,18

ha ( chiếm 64,02 %) diện tích đất sản xuất nông nghiệp so với 2005 giảm
2.930,09 ha. Trong đó:
- Đất trồng lúa: với tổng diện tích năm 2008 là 69.835,08 ha, giảm 3.016,05
ha so với 2005.
- Đất cỏ dùng vào chăn nuôi: toàn tỉnh có 2,57 ha, chiếm 0,0036% so với diện
tích đất trồng cây hàng năm.
- Đất trồng cây hàng năm khác: năm 2008 có 1.715,53 ha bao gồm đất trồng
màu hoặc đất trồng cây khác, chiếm 2,4% diện tích đất trồng cây hàng năm
và diện tích tăng 117,69 ha so với năm 2005.
 Đất trồng cây lâu năm: có tổng diện tích năm 2008 là 43.782,30 ha( chiếm
37,96 % diện tích đất sản xuất nông nghiệp), so với 2005 tăng 1.974,20 ha.
Tăng ít hơn so với giai đoạn trước đó.
2.1.2. Đất nuôi trồng thủy sản:
Tổng diện tích đất nuôi trồng thủy sản năm 2008 là 837 ha tăng 195,36
ha so với 2005, do nhu cầu cung cấp các nguyên liệu cho ngành chế biến
Sinh viên thực hiện: Cao Thị Út

5


Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh Vĩnh Long
thủy sản xuất khẩu,phong trào nuôi thủy sản trong tỉnh phát triển mạnh và
phân bố khắp các huyện trong tỉnh( chưa kể diện tích nuôi thủy sản kết hợp
trên các loại đất khác ).
2.1.3. Đất nông nghiệp khác:
Năm 2008 toàn tỉnh có 8,05 ha diện tích đất nông nghiệp khác, chiếm tỷ
trọng không đáng kể so với diện tích đất nông nghiệp.
2.2.Đất phi nông nghiệp:
Năm 2008 toàn tỉnh có 31.626,95 ha( chiếm 21,38 % tổng diện tích tự
nhiên). Diện tích nhóm đất này ngày càng tăng, tăng 1.254,27 ha so với

2005, chủ yếu vào các nhóm đất ở, đất có mục đích công cộng, đất sản xuất
kinh doanh phi nông nghiệp.
 Đất ở :
Năm 2008 diện tích đất ở là 6.159,11 ha, tăng 6 09, 01 ha so với 2005.
Trong khi đó đất ở nông thôn tăng, đất ở đô thị tăng. Nguyên nhân là tăng
dân số, nhu cầu về nhà ở của người dân.
Đất chuyên dùng:
Diện tích đất chuyên dùng tăng chủ yếu thuộc đất sản xuất kinh doanh phi
nông nghiệp và đất có mục đích công cộng.
Đất tôn giáo tín ngưỡng:
Đất nghĩa trang, nghĩa địa:
Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng:
Đất bằng chưa sử dụng :

Sinh viên thực hiện: Cao Thị Út

6


Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh Vĩnh Long
Loại đất này chủ yếu là đất bãi bồi tập trung ven các sông lớn. Do cơ chế
mới, việc sử dụng đất đã tiết kiệm, có hiệu quả hơn nên loại đất này đã được
khai thác sử dụng là đất nuôi trồng thủy sản hoặc đất trồng cây lâu năm.
Nhìn chung do điều kiện kinh tế - xã hội theo định hướng công nghiệp hóađô thị hóa của tỉnh, trong những năm qua tình hình biến động đất đai trong
giai đoạn 2005- 2008 không nhiều so với những năm trước.

CHƯƠNG 3:
CÁC NGUỒN GÂY Ô NHIỄM VÀ SUY THOÁI ĐẤT Ở VĨNH LONG
3.1. Nguồn ô nhiễm do tự nhiên:
Nhiễm phèn : Trên địa bàn tỉnh, diện tích đất phèn là 18.945 ha, trong đó

phèn tiềm tàng nông là 381 ha, đất phèn hoạt động sâu là 6.016 ha,và đất

Sinh viên thực hiện: Cao Thị Út

7


Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh Vĩnh Long
phèn tiềm tàng sâu là 12.548 ha, phân bố ở các huyện Tam Bình, Trà Ôn,
Vũng Liêm, Long Hồ và một phần của huyện Bình Tân.
Nhìn chung, ở khu vực đất bị nhiễm phèn, do trong đó có lượng độc tố Al 3+,
Fe2+, SO42- rất cao và pH thấp, người dân canh tác trên đất này thường quan
tâm giống cây trồng hợp lý và có giải pháp canh tác phù hợp.
Nhiễm mặn: Đất đai Vĩnh Long không bị ô nhiễm do xâm nhập mặn, riêng
huyện Vũng Liêm ở khu vực sông Cổ Chiên và huyện Trà Ôn ở khu vực
giáp Càng Long và Trà Vinh thỉnh thoảng vào những tháng mừa khô có bị
ảnh hưởng mặn do triều cường, lưu lượng nước thượng nguồn về ít.
3.2. Nguồn ô nhiễm do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người
3.2.1. Hoạt đông sản xuất nông nghiệp:
- Nguồn từ phân bón:
Phân bón hóa học là loại hóa chất quan trọng trong sản xuất nông nghiệp
nhằm duy trì và gia tăng năng suất cây trồng. Nếu sử dụng không hợp lý sẽ
gây bất lợi cho sự sinh trưởng, phát triển cây trồng và gây tác hại xấu đến
môi trường đất, nước. Hiện nay với hệ số quay vòng của đất lúa là 2,78 lần /
năm, do vậy để thâm canh, tăng vụ nông dân đã sử dụng số lượng phân bón
với tần suất khá cao. Theo giáo trình dinh dưỡng cây trồng, cây chỉ sử dụng
tối đa 30% lượng phân bón vào đất, còn lại 70% đi vào môi trường đất,
nước. Ngoài ra, khi sử dụng phân bón trong thời gian dài sẽ làm cho tính
hóa, lý của đất thay đổi, dần đến suy thoái, ô nhiễm đất.
Nhu cầu sử dụng phân bón trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long trong thời gian qua

dao động từ 132.000-150.000 tấn/ năm và được thể hiện như sau:
Bảng 2: Nhu cầu sử dụng phân bón các năm( 2006- 2009).
Sinh viên thực hiện: Cao Thị Út

8


Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh Vĩnh Long
Năm
Nhu cầu sử dụng

2006

2007

2008

148.229

132.000

143.306

2009
144.196

phân bón

( Nguồn: nhóm nghiên cứu 2009)
Lượng phân bón sử dụng cho cây trồng trong năm 2009 là 144.196 tấn, trên

cơ sở chỉ có 30% lượng phân bón được cây trồng hấp thu, qua tính toán cho
thấy có đến100.937,2 tấn phân bón đã bị rửa trôi vào môi trường nước và
trực tiếp đi vào môi trường đất. Tương tự, để tính cho lượng phân bón thải ra
trong môi trường đất, nước cho thấy sự tồn lưu phân hóa học trong môi
trường đất qua các năm là không nhỏ.
- Nguồn từ thuốc bảo vệ thực vật:
Theo số liệu từ thuốc bảo vệ thực vật( BVTV) tỉnh Vĩnh Long về lượng
nông dược BVTV sử dụng trong hoạt động sản xuất nông nghiệp và khả
năng hấp thụ của cây trồng. Nông dược BVTV sử dụng trong năm 2009 là
494.029 lít( cây màu và cây lâu năm), trên cơ sở 2 loại cây nầy cùng có khả
năng hấp thụ là 50 % lượng nông dược sử dụng, như vậy môi trường đất,
nước tiếp nhận 70.388 lít nông dược BVTV. Riêng cây lúa sử dụng 353.252
lít, như vậy chỉ riêng 2009 tổng lượng nông dược BVTV trong hoạt động
sản xuất nông nghiệp là 317.665 lít.
Được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 3: Lượng thuốc BVTV được sử dụng tại Vĩnh Long( 2006- 2009).
Năm
2006
Sinh viên thực hiện: Cao Thị Út

Năm
2007

Năm
2008

Năm
2009
9



Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh Vĩnh Long
1.Đất sản xuất lúa
Diện tích gieo trồng lúa cả năm(ha)
Thuốc trừ sâu, bệnh(lit)
Thuốc trừ sâu( lít)
Thuốc trừ bệnh( lít)
Lượng thuốc cây hấp thu( lít)
Lượng thuốc thải ra môi trường( lít)

196.492 158.31 177.414 176.679
6
392.984 316.632 354.82 353.252
8
98.246 79.158 88.707 88.313
294.738 237.474 266.121 264.939
117.895 94.989 106.44 105.975
8
196.492 221.643 248.38 247.277
0

2.Đất màu( bắp lấy bột,rau đậu,
CHN khác).
Diện tích gieo trồng cả năm( ha)
22.770

26.096

29.082


32.234

Lượng thuốc trừ sâu bệnh, sử dụng
34.155 39.144 43.623
Thuốc trừ sâu( lít)
11.385 13.048 14.541
Thuốc trừ bệnh( lít)
22.770 26.096 29.082
Lượng thuốc cây hấp thụ( lít)
11.385 19.572 21.812
Lượng thuốc thải ra môi trường(lít)
11.385 19.572 21.811
3.Đất cây lâu năm, diện tích( ha)
43.151 45.014 45.323
Thuốc trừ sâu, bệnh( lít)
86.302 90.028 90.646
Lượng thuốc cây hấp thu( lít)
43.151 45.014 45.323
Lượng thuốc thải ra môi trường(lít) 43.151 45.014 45.323
( Nguồn báo cáo tổng hợp 2006-2009, chi cục BVTV Vĩnh Long)

48.351
16.117
32.234
24.176
24.175
46.213
92.426
46.213
46.213


Ngoài ra, môi trường đất còn tiếp nhận một lượng lớn về bao bì, chai lọ
thuốc BVTV sau khi sử dụng. Theo kết quả điều tra của sở NN&PTNT, sau
một giờ thu gom sẽ có hàng chục vỏ, chai lọ thuốc BVTV. Theo thống kê
2006 trên địa bàn tỉnh đã sử dụng khối lượng trên 105 tấn thuốc BVTV,
trong đó có 31,7 tấn thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh các loại 32,2 tấn và trên
41tấn thuốc diệt cỏ với ước lượng bao bì, vỏ chai chiếm từ 5- 10 % thì ước
tính trong 2006 số vỏ, chai thải ra môi trường cũng tương đương 5- 10 tấn.

Sinh viên thực hiện: Cao Thị Út

10


Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh Vĩnh Long

Hình 2: Ô nhiễm đất do thuốc bảo vệ thực vật
-Nguồn từ chăn nuôi:

Hình 3: Ô nhiễm đất do chăn nuôi.
Theo diện kinh tế và qui hoạch thủy sản, lượng chất thải của 1 con bò là 1015 kg phân/ ngày,01 con heo là 2,5-3,5 kg phân/ngày( vòng đời 4 tháng), và
01 con gia cầm là 90gram phân/ngày( vòng đời 3 tháng). Theo tổng cục thống
Sinh viên thực hiện: Cao Thị Út

11


Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh Vĩnh Long
kê tổng đàn gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh có xu hướng tăng, qua tính toán
cho thấy nguồn thải của bầy đàn gia súc, gia cầm là rất lớn,được thể hiện qua

bảng sau:
Bảng 4: Lượng chất thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm tỉnh Vĩnh Long(20062009)
Năm
Đàn bò( con)
Lượng chất thải
Đàn heo (con)
Lượng chất thải
Gia cầm
Lượng chất thải
Tổng lượng thải(T/năm)

2006
63.186
345.943
287.994
103.677
2.543,8
20.604
470.224

2007
65.351
357.796
304.202
109.512
2.894,9
23.448
490.756

2008

64.425
352.726
310.379
111.736
3.607,9
29.223
493.685

2009
66.224
362.576
331.239
119.246
3.988,7
32.308
514.130

Do thành phần chủ yếu của chất thải này là kim loại nặng( Cu, Fe, Al, Zn,
Cr), nitơ, photpho, các chất hữu cơ khác và chứa nhiều vi sinh vật, trứng
giun, đặc biệt là các virus biến thể từ các dịch bệnh. Ngoài ra, nguồn phân
này còn gây ô nhiễm môi trường không khí do phát sinh khí NH 3, H2S,
CO……………….
- Nguồn từ nuôi trồng thủy sản:
Hoạt động nuôi cá da trơn theo hướng thâm canh để cung cấp cá tra nguyên
liệu cho các cơ sở sản xuất chế biến cá xuất khẩu, thức ăn được sử dụng là
thức ăn viên công nghiệp và thức ăn tự chế, hoặc kết hợp cả hai, tùy thuộc
vào ví trí nuôi, mật độ thả và kích cở của cá nuôi. Để có 1 kg cá da trơn
thành phẩm người dân phải sử dụng từ 3-5kg thức ăn, nhưng chỉ có 17 %
thức ăn được cá hấp thụ phần còn lại hòa lẫn với môi trường nước, trở thành
các chất hữu cơ phân hủy làm ô nhiễm môi trường.

Sinh viên thực hiện: Cao Thị Út

12


Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh Vĩnh Long

Hình 4: Ô nhiếm đất do nuôi trồng thủy sản.
Hiện nay, diện tích nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng, được thể hiện qua
bảng sau:
Bảng 5: Sản lượng, diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Vĩnh Long(20062009)

Năm
Diện tích(ha)
Sản lượng(tấn)

2006
2.077
45.476

2007
2.089
91.276

2008
2.220
100.526

2009
3.640

111.258

Qua thống kê Vĩnh Long hiện có 396,9ha nuôi cá tra nông nghiệp, đa số các
hộ nuôi chưa quan tâm lập hệ thống xử lý nước thải và nước cấp.Tuy nhiên
trong thời gian gần đây Chi cục thủy sản đã hướng dẫn các hộ nuôi thực hiện
Sinh viên thực hiện: Cao Thị Út

13


Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh Vĩnh Long
theo qui trình nuôi cá có hệ thống cấp thoát nước và xử lý nước thải trước
khi cho ra sông.
3.2.2 Hoạt động sản xuất công nghiệp- làng nghề:
Theo niêm giám thống kê 2008 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long có khoảng
11.672 cơ sở hoạt động sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, 2 khu
công nghiệp,1 tuyến công nghiệp sản xuất tập trung và 13 cụm công nghiệp
làng nghề. Trong qúa trình hoạt động các cơ sở này hàng năm thải ra môi
trường hàng trăm tấn chất thải rắn( CTR). Hiện nay CTR công nghiệp hầu
như chỉ được thu gom ở các cơ sở nằm trong khu công nghiệp và các cơ sở
lớn, các cơ sở sản xuất nhỏ và các làng nghề hầu như chưa được quan tâm
thu gom xử lý mà thải trực tiếp ra môi trường điều này gây ảnh hưởng lớn
đến môi trường đất, nước khu vực tiếp nhận. Bên cạnh đó các chất khí độc
hại như oxit lưu huỳnh, khói, bụi ….v.v…, phát sinh từ các hoạt động công
nghiệp, từ làng nghề sản xuất gạch gốm hầu như chưa được thu gom xử lý
mà thải trực tiếp ra môi trường khi đó sẽ ngưng tụ, lắng động hoặc khi gặp
mưa rơi xuống đất gây suy thoái, ô nhiễm đất.
Ngoài ra nước thải sản xuất phát sinh từ các cơ sở sản xuất, làng nghề chưa
được quan tâm thu gom xử lý triệt để mà thải ra môi trường điều này cũng
góp phần làm ảnh hưởng, suy thoái môi trường đất khu vực tiếp nhận nước

thải.
3.2.3 Hoạt động sinh hoạt:
Năm 2009 tổng dân số trên địa bàn tỉnh 1.028,365 người, trên cơ sở tính
trung bình lượng rác thải phát sinh ở khu vực nông thôn 0,5kg rác /ngày, dân
thành thị 0,9kg/ ngày . Hiện nay, ngoài khu bãi rác tập trung của tỉnh ở xã
Sinh viên thực hiện: Cao Thị Út

14


Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh Vĩnh Long
Hòa Phú huyện Long Hồ đã bị quá tải và đang thực hiện dự án đầu tư nhà
máy xử lý rác thải, ở khu vực các bãi rác tạm, bãi trung chuyển rác của
huyện Long Hồ, Vũng Liêm, Tam Bình đều có hiện tượng đất bị ô nhiễm
hữu cơ từ nước rỉ rác, không thể canh tác lúa, ngoài ra do chưa được phân
loại nên ở khu vực này môi trường đất còn phải tiếp nhận một lượng rác thải
khó phân hủy( bao, túi nylon, chai nhựa……).

Hình 5: Ô nhiễm đất do hoạt động sinh hoạt.

3.2.4 Hoạt động khai thác tài nguyên khoáng sản sét:
Hiện nay tình hình cấp phép và kiểm tra khai thác tài nguyên khoáng sản sét
ở địa bàn tỉnh đã dần ổn định, tuy nhiên vẫn còn một số khu vực do người
dân tự ý khai thác không theo qui hoạch, khai thác không đảm bảo độ sâu
khai thác (khai thác sâu)làm cho mặt bằng của khu vực không đồng đều, ảnh
hưởng đến việc tưới tiêu cho sản xuất nông nghiệp hoặc đất mất khả năng
canh tác do bị xáo trộn tầng canh tác, bị xì phèn….làm đất bị hoang hóa.
Sinh viên thực hiện: Cao Thị Út

15



Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh Vĩnh Long

CHƯƠNG 4:
HIỆN TRẠNG SUY THOÁI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
Trong thời gian qua trên địa bàn tỉnh công tác điều tra quan trắc đánh giá
tình hình ô nhiễm môi trường đất do dư lượng thuốc bảo vệ thực vật cũng
như diễn biến chất lượng môi trường đất nông nghiệp hầu như chưa được
điều tra, khảo sát.

Sinh viên thực hiện: Cao Thị Út

16


Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh Vĩnh Long
Do vậy, để làm cơ sở cho việc điều tra đánh giá tình hình ô nhiễm, suy thoái
môi trường đất( đặc biệt là khu vực đất trồng lúa, cây ăn quả, trồng màu và
chất lượng môi trường đất tại khu vực xả thải của khu công nghiệp hòa phú),
trung tâm kỹ thuật tài nguyên môi trường Vĩnh Long đã kết hợp với Viện
môi trường tài nguyên- trường Đại Học Bách Khoa TPHCM điều tra khảo
sát và lấy mẫu phân tích ở một số các điểm đất lúa, đất trồng cây hàng năm,
đất trồng cây lâu năm, đất ở khu công nghiệp, kết quả được ghi nhận cụ thể
như sau:
4.1 Khu vực đất trồng cây hàng năm, cây ăn quả:
Bảng 6: Kết quả phân tích hàm lượng thuốc BVTV tồn lưu trong đất khu
vực cây hàng năm, cây ăn quả.
Đơn vị tính
stt

1
2
3

Giá trị

QCVN

Chỉ tiêu
Đ038/11
Diazinon Mg/kg đất khô
KPH
Endosunfan Mg/kg đất khô
KPH
Paraquat
Mg/kg đất khô
KPH

15:2008/
Đ039/11
KPH
KPH
KPH

Đ043/11
KPH
KPH
KPH

0,05

0,01
-

- QCVN05: 2008/BTNMT- qui chuẩn kĩ thuật quốc gia về dư lượng hóa
chất BVTV trong đất.
- Đ038/11: đất trồng cây ăn quả( ấp Bình Thuật 2, xã Hòa Ninh, huyện Long
Hồ, tỉnh Vĩnh Long).
- Đ039/11: đất trồng cây hàng năm- đất trồng rau( ấp Phước Hạnh B, xã
Phước Hậu, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long).

Sinh viên thực hiện: Cao Thị Út

17


Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh Vĩnh Long
- Đ043/11: đất trồng cây hàng năm( khoai lang)( ấp Thành Nhân , xã Thành
Lợi, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long).
4.2 Khu vực đất trồng lúa:
Bảng 7: Kết quả phân tích hàm lượng thuốc BVTV tồn lưu trong đất khu
vực trồng lúa.
Đơn vị
Đ040/11
Diazinon Mg/kg đất khô
KPH
Endosunfan Mg/kg đất khô
KPH
Malathion Mg/kg đất khô
KPH


Giá trị
Đ041/11
KPH
KPH
KPH

QCVN15:2008/
Đ042/11
KPH
KPH
KPH

0,05
0,01
-

- Đ040: đất ruộng( ấp 6B Long Phú , huyệnTam Bình, tỉnhVĩnh Long).
- Đ041: đất ruộng( ấp 9, xã Mỹ Lộc, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh Long).
- Đ041: đất ruộng(ấp Mỹ Tú, xã Mỹ Thuận, huyện Tam Bình, tỉnh Vĩnh
Long).
4.3 Khu vực tiếp nhận nước thải khu công nghiệp Hòa Phú.
Bảng 8: Kết quả phân tích hàm lượng kim loại nặng trong bùn của kênh xả
nước thải sau xử lý của khu công nghiệp Hòa Phú.

STT
1
2
3
4
5


Chỉ tiêu
Pb
Cd
Cu
Zn
As

Đơn vị tính
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l
Mg/l

Sinh viên thực hiện: Cao Thị Út

Giá trị
KPH(<0,001)
0,019
0,005
0,816
KPH(0,001)

TCVN 7629-2007
0,75
0,11
5,0
18



Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh Vĩnh Long
TCVN 7629:2007- ngưỡng CTNH
Mẫu đất được phân bố theo đại diện cho từng khu vực như sau:
Khu vực đất trồng cây ăn quả kết hợp khu dân cư nông thôn: Đ038/1.
Khu vực đất trồng lúa: Đ040/11, Đ041/11, Đ 042/11.
Khu vực đất trồng màu: Đ039/11, Đ 043/11.
Bùn khu vực xả thải: Đ046/11.
Kết quả phân tích ở bảng trên cho thấy môi trường đất tỉnh Vĩnh Long chưa
có biểu hiện về ô nhiễm và suy thoái đất, do điều kiện kinh phí hạn hẹp nên
chỉ có lấy mẫu đại diện, không thể thống kê và chưa có tính chính xác. Mặc
dù theo kết quả điều tra của Sở NN&PTNT về hiện trạng ô nhiễm và suy
thoái môi trường đất do hoạt động sản xuất nông nghiệp- công nghiệp là
đáng quan tâm.
CHƯƠNG 5
ẢNH HƯỞNG CỦA SUY THOÁI VÀ Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG ĐẤT
5.1 Tác động của ô nhiễm và suy thoái đất đến sức khỏe con người:
Theo kết quả quan trắc môi trường hàng năm của Chi cục BVMT tỉnh
Vĩnh Long đã tìm thấy một số dư lượng thuốc BVTV trong nguồn nước mặt
của sông Tiền, sông Hậu và một số kênh gạch chính ở các vùng trồng lúa
trọng điểm, vùng trồng rau an toàn, vùng trồng cây ăn quả với nồng độ chưa
cao và có chiều hướng giảm dần qua các năm 2005-2009.
Ngoài ra mẫu đất được lấy từ một số vùng sản xuất nông nghiệp trên địa
bàn tỉnh, kết quả phân tích ghi nhận được có dư lượng thuốc BVTV
Sinh viên thực hiện: Cao Thị Út

19


Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh Vĩnh Long

(diazinon, endosunfan, malathion, paraquat) với kết quả phân tích là không
phát hiện các chỉ tiêu này. Riêng mẫu bùn từ cửa xã thải của khu công
nghiệp Hòa Phú có xuất hiện các kim loại nặng ( Pb, Cd, Cu, As) nhưng với
nồng độ thấp còn nằm trong giới hạn cho phép của tiêu chuẩn Việt Nam. Dù
vậy, vấn đề này cũng cần quan tâm giám sát, kiểm tra trong thời gian tới để
môi trường đất không bị ảnh hưởng, ô nhiễm, suy thoái do các kim loại nặng
này.
5.2 Tác động của ô nhiễm và suy thoái đất đến các hoạt động phát triển
kinh tế xã hội:
Khi đất bị ô nhiễm và suy thoái sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động phát
triển kinh tế ở địa phương, cụ thể là trong sản xuất nông nghiệp do môi
trường đã cạn kiệt chất dinh dưỡng nên ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và
phát triển của cây trồng.
Tác động đến kinh tế xã hội: để cải thiện môi trường đất bị ô nhiễm và
suy thoái cần phải có biện pháp hữu hiệu và tốn chi phí của xã hội và ảnh
hưởng đến vấn đề an ninh lương thực ở địa phương nói riêng và của tỉnh nói
chung.
Ô nhiễm đất do tồn lưu nông dược BVTV hay các kim loại nặng sẽ ảnh
hưởng đến môi trường nước ngầm ở khu vực. Khi người dân sử dụng nguồn
nước này cho sinh hoạt, ăn uống sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dân.
Nguồn ô nhiễm môi trường đất được các sinh vật trong đất hấp thụ và
theo chuỗi thức ăn đi vào cơ thể của người và vật nuôi gây các bệnh nguy
hiểm làm ảnh hưởng đến tính mạng và chi phí điều trị của người dân, tổn

Sinh viên thực hiện: Cao Thị Út

20


Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh Vĩnh Long

thất của xã hội, ảnh hưởng đến lực lượng lao động của xã hội và làm tăng tỷ
lệ hộ đói nghèo cho xã hội.
5.3 Tác động của ô nhiễm và suy thoái đến môi trường sinh thái:
5.3.1 Đối với thực vật:
Theo điều tra về khối lượng vỏ thuốc BVTV thải ra trong 1 năm của
Viện khoa học Thủy lợi là rất lớn (256 tấn / năm) với mỗi bao bì thuốc lại có
1,8 % lượng thuốc dính vào và do bao bì làm bằng giấy tráng kẽm, túi nilon,
các loại chai nhựa và thủy tinh nên được xem đây là nguồn thải khó phân
hủy, có tính độc hại sẽ làm ô nhiễm môi trường đất và sẽ ảnh hưởng đến sự
sinh trưởng và phát triển của sinh vật trong đất và cây trồng cũng như sẽ ảnh
hưởng đến chất lượng nguồn nước và sự sinh trưởng của các loài thủy sinh.
5.3.2 Sinh vật trong đất:
Trong tự nhiên có 1% côn trùng có hại và động vật có hại, còn 99% côn
trùng là cần thiết trong quan hệ hữu ích, các chất BVTV không những tác
động lên côn trùng có hại mà còn tiêu diệt cả những loài có ích. Sự chịu tác
động của sinh vật phụ thuộc vào sự nhạy cảm của từng loài, quần xã và phụ
thuộc vào phương thức sử dụng thuốc.
5.3.3 Sinh vật thủy sinh:
ở những vùng đất phèn tiềm tàng (Pyrite FeS 2) và phèn hoạt động( jarosite
K/Na.Fe+/Al2(SO4)3(OH)6). Khi bị đào đắp ao nuôi thủy sản, đào kênh gạch
cấp và thoát nước, vệ sinh ao nuôi sau mùa thu hoạch đã làm cho tầng phèn
tiềm tàng bị tác động và có khả năng gây hại, làm cho nguồn nước bị nhiễm
phèn, gây hại cho nguồn sinh vật thủy sinh của khu vực.
Sinh viên thực hiện: Cao Thị Út

21


Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh Vĩnh Long


CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận
Báo cáo tình hình ô nhiễm và suy thoái đất Tỉnh Vĩnh Long năm 2010
được thực hiện trên cơ sở phân tích, tổng hợp và đánh giá các điều kiện về vị
trí địa lý, điều kiện tự nhiên của tỉnh, từ kết quả điều tra về thực trạng phát
triển kinh tế-xã hội ở Vỉnh Long qua các năm 2005-2009. Ngoài ra báo cáo
còn là kết quả tổng hợp của các chuyên đề thực trạng hoạt động của các ban
ngành hữu quan của tỉnh trong giai đoạn 2005-2009, cụ thể như: Sở Công
thương, Sở y tế, Sở GTVT, Sở NN&PTNT, ………………..
Kết quả báo cáo tình hình môi trường đất là nguồn thông tin, dữ liệu phản
ánh trung thực, đầy đủ và chính xác mang tính tổng thể về hiện trạng môi
Sinh viên thực hiện: Cao Thị Út

22


Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh Vĩnh Long
trường đất trong tỉnh Vỉnh Long giai đoạn 2005- 2009, từ đó làm cơ sở cho
việc xác định các tác động tiềm tàng đối với môi trường đất, nhất là vấn đề
suy thoái và ô nhiễm đất.
Kết quả báo cáo tình hình môi trường đất ở Vĩnh Long năm 2010 trên cơ sở
đậc điểm môi trường tự nhiên và tình hình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
giai đoạn 2005-2009 trong giai đoạn công nghiệp hóa- hiện đại hóa sẽ làm
nền tảng cho công tác quản lý môi trường, xây dựng, hoạch định chiến lược
BVMT phù hợp với tình hình phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh.
Kiến nghị
Do môi trường sống luôn đóng vai trò quan trọng, hiện nay tình trạng ô
nhiễm, suy thoái, bạc màu đất làm ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, an
ninh lương thực và đa dạng sinh học nên vấn đề bảo vệ môi trường là vấn đề
bức bách mang tính toàn cầu, cần có sự quan tâm, tham gia của Ủy Ban

Nhân Dân Tỉnh, chính quyền các cấp, các ngành và ý thức bảo vệ môi
trường của toàn xã hội.
Để có thể thực thi công tác bảo vệ môi trường cần có một hệ thống pháp chế
nhà nước về bảo vệ môi trường trong thời kì công nghiệp hóa- hiện đại hóa
và đô thị hóa nông nghiệp nông thôn Vĩnh Long theo hướng phát triển bền
vững.
Việc bảo vệ môi trường ở địa phương nhằm để thực hiện các biện pháp
phòng ngừa các sự cố môi trường là chính, đồng thời kết hợp xử lý môi
trường là chính, đồng thời kết hợp xử lý ô nhiễm môi trường đất, khắc phục
suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường, bảo tồn nguồn tài nguyên thiên
nhiên và đa dạng sinh học ở địa phương.
Sinh viên thực hiện: Cao Thị Út

23


Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh Vĩnh Long
Một số giải pháp khai thác một cách hợp lý và sử dụng có hiệu quả
tài nguyên đất.
- Trong nông nghiệp áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác để giảm thiểu
tối đa nguồn phân hóa học và các loại nông dược bảo vệ thực vật.
- Nâng cao nhận thức và giáo dục bảo vệ môi trường thông qua các phương
tiện thông tin đại chúng để chuyển tải các nội dung về trách nhiệm bảo vệ
môi trường của mọi công dân, phổ cập và năng cao nhận thức về bảo vệ môi
trường.
- Tăng cường kiểm soát việc nhập, tồn trữ và sử dụng hóa chất BVTV, hóa
chất trong chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản đảm bảo quy định của nhà nước
về các loại hóa chất được sử dụng và đảm bảo TCVN về tồn lưu của hoá
chất.
- Thường xuyên kiểm tra, tổ chức tuyên truyền pháp luật về đất đai cho cán

bộ lãnh đạo cấp cơ sở nắm vững để từ đó quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn.
- Phải có sự phối hợp giữa các ngành, các cấp và cả đối tượng sử dụng đất
trong việc quản lý thực hiện quy hoạch, để tránh tình trạng chồng chéo nhau
về chức năng, trình tự thực hiện các thủ tục.
- Quy hoạch khu chăn nuôi gia cầm với quy mô công nghiệp xa với khu vực
dân cư.
- Xử lý xác gia cầm chết theo đúng quy định của ngành y tế và ngành chăn
nuôi.

Sinh viên thực hiện: Cao Thị Út

24


Tình hình ô nhiễm và suy thoái đất tỉnh Vĩnh Long
- Phải có biện pháp khai thác nhiều nguồn vốn đầu tư, có kế hoạch hành
động cụ thể cho việc huy động vốn để triển khai thực hiện các công trình, dự
án, hạn chế trình trạng bị động trong quá trình đầu tư.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban chỉ đạo tổng điều tra dân số nhà ở tỉnh Vĩnh Long, báo cáo sơ bộ kết
quả tổng điều tra dân số nhà ở tỉnh Vĩnh Long 01/04/2009, 10/2009.
2. Bộ nông nghiệp, quyết định số 52/2008/QĐ-BNN ngày 31/10/2005 về
việc ban hành giống vật nuôi được phép sản xuất kinh doanh.
3. Bộ TNMT, báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2005 và năm
2008.

Sinh viên thực hiện: Cao Thị Út

25



×