Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.85 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH
------------o0o-----------


ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC
SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN
NGÃ BA ĐÈN ĐỎ


Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số ngành: C72


GVHD: Th.s Võ Hồng Thi
SVTH: Vương Thị Thu Hương

Tp. Hồ Chí Minh, tháng …7….năm…2010…

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KTCN TPHCM ĐỘC LẬP – TỰ DO – HẠNH PHÚC


KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ CNSH ------------------------
B
Ộ MÔN: KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG
NHIỆM VỤ KHÁO LUẬN TỐT NGHIỆP

HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN : VƯƠNG THỊ THU HƯƠNG MSSV: 207108012


NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG LỚP: 07CMT
1. Đầu đề Khóa luận tốt nghiệp:

Hiện trạng lưu vực sông Sài Gòn đoạn cầu Bến Súc đến Ngã Ba Đèn Đỏ

2
.
Nhiệm vụ:
v Phần lý thuyết: Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội lưu vực sông Sài Gòn.
Tổng quan về nguồn nước trong tự nhiên và các thông số
nước mặt cơ bản đặc trưng cho chất lượng nước mặt.
v Phần thực nghiệm:
Lấy mẫu nước sông Sài Gòn tại 8 vị trí trên sông Sài Gòn từ cầu Bến Súc đến
Ngã Ba Đèn Đỏ vào 2 mùa: mùa khô ( tháng 5 ) và đầu mùa mưa ( cuối tháng 6 )
Phân tích xác định các thông số đặc trưng chất lượng nước tại 8 vị trí trên.
3. Ngày giao Khóa luận tốt nghiệp:…ngày 5 tháng 4 năm 2010
4. Ngày hoàn thành nhiệm vụ ……ngày 5 tháng 7 năm 2010
5. Họ tên người hướng dẫn Phần hướng dẫn
Th.S Võ Hồng Thi Toàn bộ khóa luận tốt nghiệp
Nội dung và yêu cầu KLTN đã được thông qua Bộ môn.
Ngày tháng năm 2010
CHỦ NHIỆM BỘ MÔN NGƯỜI HƯỚNG DẪN CHÍNH
(Ký và ghi rõ họ tên) (Ký và ghi rõ họ tên)



Lời cảm ơn
Trong thời gian hơn 3 năm là sinh viên trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ,
em đã được các Thầy, các Cô truyền dạy những kiến thức, những lý thuyết quý báu.
Đó chính là hành trang để em bước vào cuộc sống. Đồ án này là tổng hợp những kiến

thức mà các Thầy, các Cô đã dạy em tại trường.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến:
v
v

Ban lãnh đạo nhà trường đã tạo những điều kiện tốt nhất về cơ sở vật chất cho
sinh viên chúng em tiến hành làm Khóa Luận Tốt Nghiệp này.
v
v

Toàn thể giảng viên khoa Môi trường và Công nghệ sinh học trường Đại học
Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM đã hướng dẫn, chỉ bảo và truyền đạt những kiến thức
quý báu trong suốt thời gian em học tập tại trường.
v
v

Đặc biệt em xin bày tỏ lời cảm ơn và biết ơn sâu sắc đến Cô Võ Hồng Thi đã
tận tình hướng dẫn, truyền đạt kiến thức, tạo điều kiện cho em nghiên cứu và học tập,
để em hoàn thành Khóa luận tốt nghiệp này.
v
v

Các thầy cô phụ trách phóng thí nghiệm Khoa Môi trường và Công nghệ sinh
học trường Đại học Kỹ thuật Công nghệ Tp.HCM đã tạo điều kiện thuận lợi nhất cho
em tiến hành phần thực nghiệm trong Khóa luận tốt nghiệp.
v
v

Gia đình, bạn bè đã giúp em trong suốt thời gian học tập và làm Khóa luận tốt
nghiệp.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn!

Tp Hồ Chí Minh, ngày 15 tháng 7 năm 2010
Sinh viên
Vương Thị Thu Hương
Mục lục

Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Các chữ viết tắt trong luận văn
Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
I. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1
II. Mục tiêu của đề tài........................................................................................ 1
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 2
1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................. 2
2. Phạm vi nghiên cứu. ..................................................................................... 2
IV. Nội dung nghiên cứu..................................................................................... 2
V. Phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 2
VI. Giới hạn của đề tài........................................................................................ 2
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI LƯU VỰC SÔNG
SÀI GÒN ................................................................................................................... 3
I.1 Khái niệm lưu vực sông............................................................................... 3
I.2 Giới thiệu lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai ............................................. 3
I.3 Đặc điểm tự nhiên lưu vực sông Sài Gòn..................................................... 5
I.3.1
Vị trí địa lý .................................................................................................. 5
I.3.2

Địa hình........................................................................................................ 5
I.3.3
Thổ nhưỡng .................................................................................................. 6
I.3.4
Nhiệt độ không khí....................................................................................... 6
I.3.5
Độ ẩm không khí tương đối và lượng bốc hơi.............................................. 9
I.3.6
Chế độ mưa .................................................................................................. 9
I.3.7
Chế độ thủy văn.......................................................................................... 10
I.3.8
Chế độ gió .................................................................................................. 12
I.3.9
Tài nguyên sinh học.................................................................................... 13
I.4 Đặc điểm kinh tế - xã hội sông Sài Gòn ..................................................... 14
I.4.1 Dân số và mức độ đô thị hóa....................................................................... 14
I.4.2 Hiện trạng nông – lâm nghiệp..................................................................... 15
I.4.3 Hiện trạng cơ sở hạ tầng ............................................................................. 16
I.4.4 Văn hóa, giáo dục ....................................................................................... 17
I.4.5 Y tế............................................................................................................. 17
I.4.6 Du lịch........................................................................................................ 18
I.4.7 Xã hội......................................................................................................... 19
I.5 Nhận xét chung ......................................................................................... 20
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ CÁC NGUỒN NƯỚC TỰ NHIÊN. CÁC THÔNG
SỐ ĐẶC TRƯNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC MẶT .................................................... 22
II.1 Tồng quan về các nguồn nước tự nhiên....................................................... 22
II.1.1 Tầm quan trọng của nước cấp..................................................................... 22
II.1.1.1 Ứng dụng của nước cấp ............................................................................. 22
II.1.1.2 Các yêu cầu chung về chất lượng nước ....................................................... 23

II.1.2 Các nguồn nước tự nhiên............................................................................ 24
II.1.2.1 Thành phần và chất lượng nước mưa .......................................................... 24
II.1.2.2 Thành phần và chất lượng nước bề mặt....................................................... 24
II.1.2.3 Thành phần và chất lượng nước ngầm ........................................................ 26
II.2 Các thông số đặc trưng cho chất lượng nước mặt........................................ 29
II.2.1 Độ đục........................................................................................................ 29
II.2.2 Hàm lượng chất rắn trong nước: ................................................................. 29
II.2.3 Độ pH của nước.......................................................................................... 30
II.2.4 Độ Kiềm..................................................................................................... 30
II.2.5 Độ cứng của nước....................................................................................... 31
II.2.6 Nhu cầu oxy hóa học (Chemical Oxygen Demand - COD) ......................... 31
II.2.7 Nhu cầu oxy sinh học (Biochemical Oxygen Demand - BOD).................... 32
II.2.8 Oxy hòa tan (Dissolved Oxygen - DO) ....................................................... 33
II.2.9 Nitơ và các hợp chất chứa nitơ ................................................................... 34
II.2.10 Phosphat ..................................................................................................... 35
II.2.11 Sắt .............................................................................................................. 36
II.2.12 Độ mặn (Cl
-
) ............................................................................................. 37
II.2.13 Chỉ tiêu vi sinh vật...................................................................................... 37
II.3 Quy chuẩn Việt Nam về chất lượng nước mặt năm 2008 ............................ 39
CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN
ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ............................................. 41
III.1 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ........................................................ 41
III.1.1 Vật liệu nghiên cứu.................................................................................. 41
III.1.2 Phương pháp nghiên cứu ......................................................................... 44
III.2 Kết quả và thảo luận................................................................................. 46
III.2.1 Mức độ acid hóa....................................................................................... 46
III.2.2 Phương diện vật lý của nước .................................................................... 47
III.2.3 Phương diện các chất hữu cơ trong nước.................................................. 48

III.2.4 Phương diện phú dưỡng hóa nước............................................................ 51
III.2.5 Kim loại ................................................................................................ 55
III.2.6 Phương diện ô nhiễm vi sinh của nước..................................................... 56
III.2.7 Phương diện nhiễm mặn của nước............................................................ 57
CHƯƠNG V: ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP BẢO VỆ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG
SÀI GÒN ................................................................................................................. 58
IV.1 Các thách thức đối với môi trường nước trong lưu vực sông Sài Gòn ...... 58
IV.2 Mục tiêu................................................................................................... 58
IV.3 Đề xuất một số giải pháp khoa học trong quản lý tổng hợp bảo vệ nguồn
tài nguyên nước lưu vực sông Sài Gòn đoạn từ Cầu Bến Súc đến Ngã Ba Đèn Đỏ... 59
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 61
Tài liệu tham khảo.................................................................................................... 63
Phụ lục ................................................................................................................. 64
Danh mục các bảng
Bảng 1.1: Nhiệt độ trung bình tháng và năm (
o
C ) tại một số nơi ở lưu vực sông
Sài Gòn
Bảng 1.2: Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối tháng và năm (
o
C ) tại một số nơi trên lưu
vực sông Sài Gòn.
Bảng 1.3: Nhiệt độ cao nhất trung bình tháng và năm (
o
C ) tại một số nơi trên lưu
vực sông Sài Gòn.
Bảng 1.4: Nhiệt độ thấp nhất tháng và năm (
0
C ) tại một số nơi trên lưu vực sông
Sài Gòn.

Bảng 1.5 : Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm (ngày ) tại TP. Hồ Chí Minh
Bảng 1.6: Phân bố lượng mưa trung bình tháng tại một số địa điểm trong lưu vực
sông Sài Gòn
Bảng 1.7 : Tần suất xuất hiện gió ( % ) tại một số nơi trên lưu vực sông Sài Gòn
Bảng 1.8: Diện tích, dân số, mật độ dân số các tỉnh , thành phố trong khu vực
nghiên cứu
Bảng 1.9: Dân số thành thị trung bình( ngàn người ) theo tỉnh, thành phố từ
2004 – 2008
Bảng 2.1: Thành phần các chất gây nhiễm bẩn nước bề mặt
Bảng 2.2 : Thành phần có trong nước ngầm, nước mặt và những điểm khác nhau
giữa hai nguồn nước này.
Bảng 3.1: Các mẫu nghiên cứu đánh giá hiện trạng
Bảng 3.2: Phương pháp thử nghiệm

Danh mục các hình
Hình 1.1: Bản đồ Sông Sài Gòn
Hình 1.2: Bản đồ lưu vực Sông Sài Gòn – Đồng
Hình 3.1 : Vị trí thu thập mẫu
Hình 3.2: Biến thiên giá trị pH qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa
Hình 3.3 Biến thiên nồng độ chất rắn lơ lửng qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa
Hình 3.5: Biến thiên nồng độ COD qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa
Hình 3.4: Biên thiên Nồng độ độ đục qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa
Hình 3.6: Biến thiên nồng độ BOD qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa
Hình 3.7: Biến thiên nồng độ DO qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa
Hình 3.8: Biến thiên nồng độ Amoni qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa
Hình 3.9: Biến thiên nồng độ Nitrate qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa
Hình 3.10: Biến thiên nồng độ Nitrite qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa
Hình 3.11: Biến thiên nồng độ phosphate qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa
Hình 3.12: Biến thiên nồng độ sắt qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa
Hình 3.13: Biến thiên tổng số Coliform qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa

Hình 3.14: Biến thiên tổng số E.Coli qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa
Hình 3.15: Biến thiên nồng độ Chloride qua các vị trí lấy mẫu theo hai mùa
Bảng 4.1: Tiểu chuẩn mong muốn đối với chất lượng nước lưu vực sông Sài Gòn

Các chữ viết tắt trong luận văn

KTTĐPN Kinh tế trọng điểm phía Nam
COD Chemical Oxygen Demand
BOD Biochemical Oxygen Demand
DO Dissolved Oxygen
Tp. Hồ Chí Minh Thành phố Hồ Chí Minh
SS Suspended Solid
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
BTNMT Bộ tài nguyên môi trường
BKHCNMT Bộ Khoa học, Công nghệ Môi trường.

Tóm tắt khóa luận tốt nghiệp
Ngày nay với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đã làm cho
nguồn nước tự nhiên bị hao kiệt và ô nhiễm dần. Tình trạng môi trường nước lưu
vực sông Sài Gòn cũng không tránh khỏi thực trạng này.
Khóa luận tốt nghiệp : Hiện trạng môi trường nước lưu vực sông Sài Gòn đoạn từ
Cầu Bến Súc đến Ngã Ba Đèn Đỏ bao gồm:
Đạt vần đề:
Giới thiệu lý do chọn đề tài, mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, các phương
pháp nghiên cứu của đề tài.
Chương I: Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội sông Sài Gòn
Chương II: Tổng quan về các nguồn nước trong tự nhiên, các chỉ tiêu đánh giá
chất lượng nước mặt như : Độ đục, chất rắn lơ lửng ( SS), độ kiềm, độ cứng… và nêu
QCVN 08:2008/BTNMT.

Chương III: vị trí lấy mẫu, phương pháp phấn tích một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng
nước tại lưu vực sông Sài Gòn đoạn từ cầu bến Súc tới Ngã Ba Đèn Đỏ. Kết quả và thảo
luận về sự biền thiên các chỉ tiêu tại các vị trí lấy mẫu qua 2 thời điểm mùa khô và mùa
mưa.
Chương IV: Đề xuất mốt số giải pháp khoa học trong quản lý tổng hợp môi trường lưu
vực để đạt được mục tiêu đã đề ra.
Chương V:
Kết luận – Kiến nghị: Tóm lược lại các vấn đề đã thực hiện trong khóa
luận tốt nghiệp.




HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC
ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ

SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 1 -
MSSV: 207108012
ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lý do chọn đề tài
Nước là một nhu cầu thiết yếu cho mọi sinh vật. Không có nước cuộc sống trên trái
đất không tồn tại. Nhu cầu dùng nước của con người là từ 100 đến 200 l/ngày.đêm cho
các hoạt động bình thường chưa kể đến hoạt động sản xuất.
Ngày nay với sự phát triển công nghiệp, đô thị và sự bùng nổ dân số đã làm cho
nguồn nước tự nhiên bị suy giảm và ô nhiễm dần. Vì thế, các nguồn nước tự nhiên cần
phải được sử lý để có đủ số lượng và đảm bảo đạt chất lượng cho mọi nhu cầu sinh hoạt
và sản xuất công nghiệp. Do vậy, chất lượng các nguồn nước trong tự nhiên cũng chính
là chất lượng cuộc sống của người dân.
Sông Sài Gòn, một nhánh trong hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai nguồn cung cấp
nước cho hàng triệu người dân Tp. Hồ Chí Minh và Bình Dương có thể "tắt thở" bất cứ

lúc nào. Sông Sài Gòn bị ô nhiễm nặng bởi các hoạt động công nghiệp, y tế, sinh hoạt,
từ Tp Hồ Chí Minh , tỉnh Bình Dương, Tây Ninh. Nước trên thượng nguồn ( từ cầu Bến
Súc lên Hồ Dầu Tiếng) đang được bảo vệ rất nghiêm ngặt, để đảm bảo chất lượng nước
cho vùng hạ lưu. Nhưng trên đoạn sông từ cầu Bến Súc đến Ngã Ba Đèn Đỏ, công tác
quản lý có phần lỏng lẻo hơn. Mỗi ngày, một lượng nước thải sinh hoạt, công nghiệp
chưa qua xử lý vẫn được xả trực tiếp xuống dòng sông. Do đó thì nước ở đây đã có dấu
hiệu ô nhiễm từ 10 năm nay và tình trạng đó không những không được cải thiện mà còn
có dấu hiệu xấu hơn. Nồng độ các chất hữu cơ và vi sinh vật ở đoạn này cao hơn quy
chuẩn nhiều lần. Vì những lý do trên, khóa luận tốt nghiệp: “Hiện trạng môi trường
nước sông Sài Gòn, đoạn từ cầu Bến Súc đến Ngã Ba Đèn Đỏ” đã hình thành nhằm
góp phần nêu lên hiện trạng chất lượng nước sông Sài Gòn là cơ sở để các cấp ban
ngành thực hiện công tác quản lý, cải tạo nguồn nước tại đoạn sông này.
II. Mục tiêu của đề tài
Hiện trạng chất lượng nước trên lưu vực sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bến Súc đến Ngã Ba
Đèn Đỏ.
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC
ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ

SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 2 -
MSSV: 207108012
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1. Đối tượng nghiên cứu
Nước sông Sài Gòn
2. Phạm vi nghiên cứu
Lưu vực sông Sài Gòn đoạn từ cầu Bến Súc đến Ngã Ba Đèn Đỏ.
IV. Nội dung nghiên cứu
v Phần lý thuyết: Đặc điểm tự nhiên và kinh tế xã hội lưu vực sông Sài Gòn.
Tổng quan về nguồn nước trong tự nhiên và các thông số
nước mặt cơ bản đặc trưng cho chất lượng nước mặt.
v Phần thực nghiệm:

o Lấy mẫu nước sông Sài Gòn tại 8 vị trí trên sông Sài Gòn từ cầu Bến Súc
đến Ngã Ba Đèn Đỏ vào 2 mùa: mùa khô ( tháng 5 ) và đầu mùa mưa (
cuối tháng 6 )
o Phân tích xác định các thông số đặc trưng chất lượng nước tại 8 vị trí trên.
V. Phương pháp nghiên cứu
o Phương pháp thu thập các tài liệu liên quan: đặc điểm kinh tế xã hội lưu vực sông
Sài Gòn, thông số cơ bản đặc trưng chất lượng nước.
o Phương pháp hiện trạng: khảo sát thực địa tại các vị trí lấy mẫu, lấy mẫu nước và
phân tích các chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước.
o Phương pháp xử lý số liệu: trên cơ sở số liệu phân tích, sử dụng phần mềm Exced
làm công cụ cho công tác xử lý số liệu phục vụ cho nghiên cứu đề tài.
VI. Giới hạn của đề tài
Trong khuôn khổ về thời gian thực hiện đề tài, không thể tiến hành khảo sát toàn bộ
lưu vực sông Sài Gòn. Do đó, đề tài chỉ tập trung khảo sát được 8 điểm: Cầu Bến Súc,
cửa sông Thị Tính, Bến Than, cửa sông An Hạ, cầu Bình Phước, Cầu Sài Gòn, Cầu Tân
Thuận và Ngã Ba Đèn Đỏ là những điểm đặc trưng cho hiện trang sông Sài Gòn là
những điểm nằm trong mạng lưới quan trắc chất lượng nước sông Sài Gòn – Đồng Nai
của quốc gia.

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC
ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ

SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 3 -
MSSV: 207108012
CHƯƠNG I: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ VÀ XÃ HỘI
LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN

I.1

Khái niệm lưu vực sông

Lưu vực sông ( Basin hay Wetershed ) là một vùng địa lý mà trong phạm vi đó
nước mặt và nước dưới đất chảy tự nhiên vào dòng sông.
I.2 Giới thiệu lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai
Sông Sài Gòn nằm trong hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai bao gồm các sông
Đồng Nai, La Ngà, Bé, Sài Gòn, Nhà Bè và các nhánh sông đổ ra vịnh Gành Rái: sông
Soài Rạp, Long Tàu – Ngã Bảy, Dưa, Vàm Sát, Đồng Tranh – Gò Da. Các sông Vàm
Cỏ Đông, Vàm Cỏ Tây cũng được tính vào hệ thống sông này. Diện tích lưu vực sông
Sài Gòn – Đồng Nai khoảng trên 43.450 km
2
. Nếu tính các sông độc lập ven biển ở
Ninh Thuận, Bình Thuận, Bà Rịa - Vũng Tàu vào hệ thống sông Sài Gòn – Đồng Nai thì
diện tích toàn lưu vực tới trên 47.000 km
2
( có tài liệu ghi là 48.268 km
2
), là lưu vực
lớn thứ 2 ở các tỉnh phía Nam.
Trong lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai có các tỉnh, thành phố của vùng Kinh tế
trọng điểm phía Nam ( KTTĐPN ): Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng
Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang, Long An
.

Lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai có khí hậu thuận hòa; tài nguyên nước, đất;
tài nguyên sinh vật phong phú; đa dạng về dân tộc học và nguồn nhân lực có chất lượng
cao đến từ mọi miền đất. Đây là các điều kiện thuận lợi cơ bản cho phát triển kinh tế –
xã hội của các địa phương trong lưu vực.
Mặc dầu diện tích toàn khu vực chỉ chiếm độ 14,6% diện tích cả nước và dân số
chỉ chiếm 17,8% dân số cả nước nhưng các tỉnh, thành phố trong lưu vực chiếm đến gần
46% tổng GDP cả nước với các ngành kinh tế phát triển mạnh là công nghiệp, dịch vụ,
nông nghiệp ( cây công nghiệp: cao su, ca phê, điều, tiêu ), thủy sản và du lịch.


HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC
ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ

SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 4 -
MSSV: 207108012



Hình 1.1: Bản đồ Sông Sài Gòn

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC
ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ

SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 5 -
MSSV: 207108012
I.3 Đặc điểm tự nhiên lưu vực sông Sài Gòn
I.3.1 Vị trí địa lý
Lưu vực sông Sài Gòn chảy qua 3 tỉnh thành: Tp. Hồ Chí Minh, Tây Ninh và
Bình Dương
.
Giới hạn toàn lưu vực sông Sài Gòn - Đồng Nai nằm từ 10
0
20 – 11
0
30 vỉ
độ Bắc và từ 106
0
20 – 107
0

30 độ kinh Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Đăklăk và nước
Campuchia, phía Đông giáp tỉnh Khánh Hòa và Biển Đông, phía Tây giáp tỉnh Đồng
Tháp, phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang và biển Đông.


Đoạn đầu nguồn của sông Sài Gòn có hồ thủy lợi Dầu Tiếng. Sông là ranh giới tự
nhiên giữa các tỉnh Tây Ninh và Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh và Bình Dương


I.3.2 Địa hình
Hình 1.2: Bản đồ lưu vực Sông Sài Gòn – Đồng
nai
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC
ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ

SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 6 -
MSSV: 207108012
Vùng có địa hình thấp dần từ Đông Bắc đến Tây Nam. Vùng thấp nhất thuộc khu
vực của sông ( huyện Cần Giờ - TP. Hố Chí Minh ), tại đây độ cao trung bình chỉ từ 0,5
– 2 m trên mực nước biển.

Toàn vùng có hai dạng địa hình chính:
o Địa hình trung du: bao gồm phần lớn phía Bắc và Đông Bắc tỉnh Bình
Dương và tỉnh Tây Ninh. Cao độ trung bình từ vài trục mét đến gần một
trăm mét so với mực nước biển.
o Địa hình đồng bằng: phân bố chủ yếu ở hạ lưu lưu vực sông Sài Gòn, trong
đó có toàn bộ Tp. Hồ Chí Minh. Có địa hình bằng phẳng với cao trình phổ
biến từ 1 – 3 m, những khu vực có đồi gò có độ cao 30 – 90 m.
Do ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều với biện độ dao động lớn ( 3.0 – 3.5 m),
toàn bộ sông rạch ở Tp. Hồ Chí Minh bị ảnh hưởng nặm vào mùa kiệt. Vào mùa mưa lũ

kết hợp triều cường phần lớn diện tích khu vực phía Tây Tp. Hố Chí Minh bị ngập úng.
I.3.3 Thổ nhưỡng
Theo nghiên cứu của Viện Quy hoạch Nông nghiệp miền Nam, trong vùng có các
loại đất chính sau:
o Đất xám: chiếm quy mô khá lớn trong lưu vực. loại đất này phổ biến ở
tỉnh Bình Dương và Tây Bắc Tp. Hồ Chí Minh, thích hợp cho các cây công nghiệp (
điều, mì, cao su ) và cây màu.
o Đất phù sa: chưa và ít phân dị có độ phì cao nên thích hợp cho việc trồng
lúa và hoa màu. Phân bố chủ yếu ở ven sông.
o Đất phèn: đất phèn tiềm tàng xuất hiện ở các địa hình thấp trũng thường
ngập nước thời gian dài xung quanh các khúc uốn hạ lưu sông Sài Gòn. Đất phèn hoạt
động nằm cao hơn đất phèn tiềm tàng. Đất phèn tiềm tàng tập trung ở xung quanh phần
cuối sông Sài Gòn tính từ Bắc thị xã Thủ Dầu Một ( tỉnh Bình Dương) xuống tời Bắc
Tp. Hồ Chí Minh ( Củ Chi ) kéo sang Đông tới Long Thành ( tỉnh Đồng Nai ) cạnh sông
Đồng Nai. Đất phèn hoạt động xuất hiện ở lãnh thổ cạnh sông Sài Gòn ( Nhà Bè, Cần
Giờ Tp. Hồ Chí Minh ). Tuy đất phèn có độ phì nhiêu cao nhưng lại có độ chua và hàm
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC
ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ

SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 7 -
MSSV: 207108012
lượng độc tố lớn. Trước khi sử dụng phải áp dụng những biện pháp kỹ thuất thích đáng
và cải tạo mới có được hiệu quả tốt trong sản xuất.
o Đất cát biển: chiếm diện tích nhỏ. Xuất hiện ở những vùng có địa hình
bằng phẳng, có mực nước ngầm nông, thường đườc sử dụng để trồng cây hoa màu.
o Đất mặn: chiếm phần lớn diện tích huyện Cần Giờ - Tp. Hố Chí Minh.
Không phù hợp cho trồng cây nông nghiệp nhưng thích hợp cho phát triển rừng ngập
mặn.
I.3.4 Nhiệt độ không khí
Do ảnh hưởng của chế độ chuyển động biểu kiến của mặt trời nên mỗi địa điểm

trên lưu vực sông Sài Gòn mỗi năm đều có hai lượt mặt trời qua thiên đỉnh và khoảng
cách giữa hai lần qua đỉnh này của mặt trời là khá dài (khoảng 118 – 128 ngày), cho nên
nền nhiệt độ trên lưu vực sông Sài Gòn tương đối cao và ổn định.
Bảng 1.1: Nhiệt độ trung bình tháng và năm (
o
C ) tại một số nơi ở lưu vực sông
Sài Gòn
Tháng

Địa điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cả
năm
TP. Hồ Chí
Minh
25.7 26.6 27.8 29.0 28.5 27.3 27.2 27.0 27.0 26.8 26.4 25.8 27.1
Tây Ninh 25.6 26.6 27.9 28.9 28.4 27.4 27.0 27.0 26.6 26.4 26.0 25.2 26.9


Từ bảng 1.1 có thể thấy nhiệt độ trung bình tháng cao nhất tại các năm trên lưu
vực sông Sài Gòn thường xuất hiện sau tháng có tổng lượng bức xa lớn nhất. Mặt khác,
do ảnh hưởng của mây nên trong mùa mưa có tổng lượng bức xạ nhỏ, nhưng không phải
là tháng có nhiệt độ trung bình nhỏ nhất( tháng 12 hoặc tháng 1).
Độ chênh lệch nhiệt độ trung bình tháng lớn nhất và tháng lạnh nhất ( biên độ
năm ) trên lưu vực sông Sài Gòn dao động từ 3,1 đến 4,5
o
C. Tháng có nhiệt độ cao nhất
tuyệt đối trên toàn lưu vực sông Sài Gòn xuất hiện vào tháng 4 hoặc tháng 5.
Nguồn: trung tâm khí tượng thủy văn phía Nam, 2002
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC

ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ

SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 8 -
MSSV: 207108012
Bảng 1.2: Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối tháng và năm (
o
C ) tại một số nơi trên lưu
vực sông Sài Gòn.
Tháng

Địa điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cả
năm
Tân Sơn nhất 36.4 38.7 39.4 40.0 39.0 37.5 34.6 34.9 35.3 36.4 35.0 36.3 40.0
Tây Ninh 35.3 36.4 37.8 39.9 39.0 37.5 37.3 35.2 34.4 33.5 34.3 34.1 39.9

Bảng 1.3: Nhiệt độ cao nhất trung bình tháng và năm (
o
C ) tại một số nơi trên lưu
vực sông Sài Gòn.
Tháng

Địa điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cả
năm
TP. Hồ Chí Minh 21.0 21.9 23.5 24.9 24.7 24.1 23.9 24.0 23.9 23.6 22.8 21.6 23.3
Tây Ninh 21.0 22.3 23.7 25.4 26.0 25.1 24.8 24.8 24.6 24.3 23.0 21.2 23.8


Trên lưu vực sông Sài Gòn, nhiệt độ thấp nhất trung bình năm khoảng từ 13
0
C -
15
0
C. Nhiệt độ tháng trung bình thấp nhất hầu hết đều xuất hiện váo tháng 1 và cao
nhất là xuất hiện vào tháng 4 hoặc tháng 5.
Chênh lệch giữa các giá trị cực đại của nhiệt độ cao nhất trung bình và giá trị
nhiệt độ thấp nhất trung bình trên lưu vực sông Sài Gòn dao động trong khoảng 12.8
0
C
– 16.5
0
C.
Bảng 1.4: Nhiệt độ thấp nhất tháng và năm (
0
C ) tại một số nơi trên lưu vực sông
Sài Gòn.
Tháng
Địa điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cả năm
TP. Hồ Chí
Minh
13.8 16.0 17.4 20.0 21.9 20.4 19.4 20.0 20.8 19.8 14.3 13.9 13.8
Tây Ninh 14.7 17.6 17.5 21.0 22.3 20.6 21.6 21.9 22.0 18.2 17.6 15.2 14.7

Nguồn: trung tâm khí tượng thủy văn phía Nam, 2002
Nguồn: trung tâm khí tượng thủy văn phía Nam, 2002
Nguồn: trung tâm khí tượng thủy văn phía Nam, 2002

HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC
ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ

SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 9 -
MSSV: 207108012
Số giờ nắng tăng lên trong mùa khô và giảm trong mùa mưa. Số giờ nắng xuất
hiện nhiều vào tháng 3, đạt từ 225 giờ/tháng trở lên ( bảng 1.6 ). Sang tháng 4 số giờ
nắng bắt đầu giảm dần vì xuất hiện các trận mưa trong thời ký chuyển tiếp giữa mùa khô
và mùa mưa.
Bảng 1.5 : Tổng số giờ nắng trung bình tháng và năm (ngày ) tại TP. Hồ Chí Minh
Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cả năm
TP. Hồ Chí
Minh
74 71 71 74 81 84 84 84 86 85 82 78 80

I.3.5 Độ ẩm không khí tương đối và lượng bốc hơi
Sự biến đổi hàng năm của độ ẩm phụ thuộc vào mùa mưa và mùa khô trong khu
vực. Độ ẩm tương đối trung bình tháng lớn nhất tại một số nơi xảy ra vào các tháng nửa
cuối mùa mưa ( tháng 8 - tháng 10 ). Tháng 2 và tháng 3 là hai tháng có độ ẩm tương
đối nhỏ nhất trong năm.
Độ ẩm tương đối trung bình năm cả vùng đều đạt được từ 78% - 86%.
Tổng lượng bốc hơi trung bình năm xấp xỉ 1200 mm trở lên (1193 – 1512 mm)
I.3.6 Chế độ mưa
Trong lưu vực sông Sài Gòn có hai mùa rõ rệt : mùa mưa và mùa khô. Nhìn
chung, mùa mưa kéo dài từ hạ tuần tháng 4 – thượng tuần tháng 5 đến thượng tuần –
trung tuần tháng 11.
Nguồn: trung tâm khí tượng thủy văn phía Nam, 2002
HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SƠNG SÀI GỊN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC
ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ


SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 10 -
MSSV: 207108012
Bảng 1.6: Phân bố lượng mưa trung bình tháng tại một số địa điểm trong lưu vực
sơng Sài Gòn
Tháng

Địa điểm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cả
năm
Tân Sơn
Nhất
10 3 9 44 192 298 302 282 310 285 120 30 1884
Dầu Tiếng 6 10 21 81 210 222 281 265 317 272 124 28 1383
Vào sáu tháng chính của mùa mưa ( từ tháng 5 – 10 ) lượng mưa tại tất cả các nơi
trên lưu vực sơng đều có lượng mưa từ 160 mm – 495 mm/ tháng, còn vào
tháng cuối mùa mưa chỉ từ gần 100 mm – 150 mm. Tổng lượng mưa trung bình năm
trên tồn lưu vực đạt từ 1600 mm đến trên 2700 mm. Ở đây có sự phân hóa khá rõ bởi
sự chi phối của độ cao và hướng của địa hình. Đỉnh mưa trong mùa mưa (tháng có
lượng mưa lớn nhất trong mùa mưa ) thường xuất hiện vào tháng 9 ( chiếm 75%). Nên
phần lớn đỉnh lũ trên lưu vực sơng Sài Gòn đều xảy ra vào tháng 9 hàng năm.
Sự phân bố số ngày mưa tại một số nơi trên lưu vực đầu từ 100 ngày trở lên. Số
ngày mưa trong các tháng mùa mưa chiếm từ 88% - 94% số ngày mưa cả năm. Tháng
có số ngày mưa nhiếu nhất là tháng 7, 8 hoặc 9. Trong các tháng này số ngày mưa từ 20
ngày trở lên.
I.3.7 Chế độ thủy văn
Sơng Sài Gòn bắt nguồn từ các suối Tonle Chàm, rạch Chàm ở biên giới Việt
Nam – Campuchia ( địa phận huyện Lộc Ninh tỉnh Bình Phước) chảy vào hồ Dầu Tiếng,
sau đó làm thành ranh giới tự nhiên giữa các tỉnh Tây Ninh – Bình Dương và Bình

Dương – TP. Hồ Chí Minh, qua trung tâm Tp.Hồ Chí Minh rồi hợp lưu với sơng Đồng
Nai tại Nam Cát Lái ( ngã ba Đèn Đỏ).
Chế độ dòng chảy ở lưu vực sông Sài Gòn phụ thuộc rất nhiều vào chế độ mưa
và chế độ thủy triều từ biển Đông. Do vậy chế độ thủy văn biến đổi lớn theo không
gian và thời gian: mưa nhiều thì dòng chảy mạnh, mưa ít thì dòng chảy yếu, thủy triều
HIỆN TRẠNG MƠI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SƠNG SÀI GỊN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC
ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ

SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 11 -
MSSV: 207108012
mạnh ( triều cường ) thì dòng chảy mạnh hơn, xâm nhập sâu vào đất liền, có biên đô
lớn hơn, khi triều kém thì ngược lại.
Khí hậu lưu vực có hài mùa chính ( mùa mưa và mùa khô ) nên chế độ dòng
chảy ở lưu vực sông Sài Gòn cũng hình thành hai chế độ tương ứng: chế độ dòng chảy
mùa mưa và chế độ dòng chảy mùa kiệt. Sự biến đổi dòng chảy của hai mùa rất tương
phản nhau:
ü
Chế độ thủy văn mùa mưa: Môdun dòng chảy trung bình trên toàn lưu
vực sông Sài Gòn khoảng 25 l/s/km
2
, tương ứng với lớp dòng chảy 800 mm trên tổng
lớp nước mưa trung bình 2100 mm, đạt hệ số dòng chảy 0.83 thuộc vào dòng chảy
trung bình ở nước ta. Do sự phân bố lượng mưa không đều ở các vùng nên sự phân bố
dòng chảy cũng không giống nhau theo các vùng. Hạ lưu sông Sài Gòn có môdun
dòng chảy khoảng 15 – 20 l/s/km
2
, đây là vùng có hiệu suất dòng chảy thấp nhất ( từ
23 – 33% lượng mưa trong lưu vực ). Thượng lưu sông Sài Gòn có môdun dòng chảy
từ 18 – 28 l/s/km
2

. Trên lưu vực sông Sài Gòn mùa lũ kéo dài 5 tháng, thường bắt đầu
vào tháng 6 hay tháng 7, nghóa là xuất hiện sau mùa mưa từ 1 – 2 tháng và kết thúc
vào tháng 9, tùy theo vò trí từng vùng.
ü
Chế độ thủy văn mùa khô: trong mùa khô, lượng mưa rất ít nên dòng
chảy mùa khô rất nhỏ. Lưu vực sông Sài Gòn là nơi có dòng chảy kiệt dồi dào môdun
dòng chảy từ 5 – 8 l/s/km
2
. Môdun kiệt không những phụ thuộc vào lượng mưa mà
còn phụ thuộc vào điều kiện đòa chất, thổ dưỡng và thảm thực vật. Hàm lượng kiệt
nhất trên triền sông thường rơi vào tháng 3 và tháng 4.

Thủy triều tại ven biển Tp. Hồ Chí Minh mang tính bán nhật triều ( 2 lần triều
cường trong một ngày ). Biên độ thủy triều tại cửa sơng rất cao ( 3 – 4 m ). Thủy triều
có thể dễ dàng xâm nhập vào đất liền thơng qua các nhánh sơng và hệ thống kêng rạch
chẳng chịt. Do nằm trên địa hình thấp ( độ cao thấp hơn 2,5m ), chịu ảnh hưởng của
biên độ sóng cao nên hầu hết các sơng rạch tại phía Nam Tp. Hồ Chí Minh ( huyện Cần
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC
ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ

SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 12 -
MSSV: 207108012
Giờ, Nhà Bè ) đều chịu ảnh hưởng mặn và còn ảnh hưởng tới Thủ Dầu Một trên sông
Sài Gòn. Điều này không chỉ gây ra mặn hóa nước bề mặt và nước ngầm mà còn gây bất
lợi cho quá trình xử lý ô nhiễm các sông và kênh rạch trong vùng đô thị.
Nguyên nhân là do tác động qua lại giữa dòng chảy của sông và thủy triều liên
tục trong ngày một vài nơi trong vùng hạ lưu trở thành vùng chuyển tiếp nước. Tại các
kênh rạch ở huyện Nhà Bè và các hệ thống kênh rạch khác ở Tp. Hồ Chí Minh dòng
nước ô nhiễm khó thoát về các sông lớn để ra biển, tạo ra sự tích tụ ô nhiễm nghiêm
trọng.

I.3.8 Chế độ gió
Gió là yếu tố chịu sự chi phối rõ rệt nhất của hoàn lưu khí quyển. Do sự biến đổi
hoàn lưu có tính tuần hoàn nên gió cũng có sự biến đổi tuần hoàn trong năm. Lưu vực
sông Sài Gòn chịu ảnh hưởng của hai hệ thống hoàn lưu: gió mùa hè và gió tín phong
xen kẽ vào các thời kì suy yếu của đợt gió mùa mùa đông hoặc gió mùa mùa hè. Do đó,
hướng gió thịnh hành ở lưu vực sông Sài Gòn thay đổi rõ rệt theo mùa ( bảng 1.7).
Trong lưu vực tháng 10 là tháng có tần suất lặng gió lớn nhất TP. Hồ Chí Minh
11,8% chỉ trừ Tây Ninh tháng có tần suất lặng gió lớn nhất 14.4% là vào tháng 1. Tần
suất lặng gió tại điểm quan trắc TP Hồ Chí Minh 7.5% và Tây Ninh là 10%.
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC
ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ

SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 13 -
MSSV: 207108012
Bảng 1.7 : Tần suất xuất hiện gió ( % ) tại một số nơi trên lưu vực sông Sài Gòn
Tháng

Hướng
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
Cả năm
Lặng
7.3 5.8 2.6 3.3 7.2 9.3 8.1 8.0 10.8 11.8 8.6 7.1 7.5
N
19.9 11.2 6.2 4.5 6.2 4.3 3.4 3.5 5.0 13.9 25.2 27.0 10.8
NE
13.3 10.4 7.2 6.4 9.3 5.3 4.4 4.2 5.8 13.5 16.5 15.6 9.3
E
15.7 20.0 18.9 16.9 14.0 5.6 4.3 4.2 6.3 9.8 10.6 10.7 11.4
SE
17.7 28.7 36.8 35.3 14.9 4.1 2.6 2.9 4.3 8.4 7.8 9.8 14.4

S
12.0 15.9 21.7 24.3 17.7 11.0 10.6 7.6 8.8 9.0 6.7 8.6 12.8
SW
2.1 1.4 2.4 5.0 14.1 28.8 32.0 32.8 25.1 8.8 4.5 3.5 13.5
W
4.1 2.3 1.9 2.4 11.7 26.2 28.6 32.6 26.9 14.3 7.6 5.8 13.8
TP. Hồ Chí
Minh

NW
7.9 4.3 2.3 1.9
4.9
5.4 6.0 4.3 7.0 10.5 12.5 11.9 6.5

I.3.9 Tài nguyên sinh học
Lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai nằm trên 10 tỉnh là Đak Lak, Lâm Đồng, Bình
Phước, Đồng Nai, Bình Thuận, Bình Dương, Tây Ninh, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu
và Tp. Hồ Chí Minh.
Hệ thực vật rừng ở lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai là một trong những hệ thực
vật đặc sắc của vùng Đông Nam Á, các hệ sinh thái rừng thích nghi cao với điều kiện
khí hậu nhiệt đới gió mùa, có một mùa khô kéo dài trong năm. Do sự đa dạng vể địa
hình, hệ thực vật ở lưu vực sông này hết sức phong phú và đa dạng: có khoảng 2,822
loài, 1,230 chi, 213 họ, 6 ngành đã được xác định.
Tài nguyên sinh vật của lưu vực sông vo cùng phong phú, nhất là ở các vùng đất
ngập nước ven biển và vùng đầu nguồn hồ Trị An.
- Rừng ngập mặn: Hệ sinh thái rừng ngập mặn của vùng đóng vai trò vô
cùng trọng yếu trong phòng hộ môi trường, bảo vệ đa dạng sinh học; hơn thế nữa đây
còn là giá trị kinh tế lớn, đặc biệt là thủy sản và du lịch. Hệ sinh thái ngập mặn cũng là
Nguồn: trung tâm khí tượng thủy văn phía Nam
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC

ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ

SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 14 -
MSSV: 207108012
môi trường sống của nhiều loài động vật hoang dã như cá sấu, khỉ, chồn, hưu, nai, heo
rừng, rái cá và hàng trăm loài chim.
- Rừng ẩm nhiệt đới và rừng nhiệt đới thường xanh: rừng cây họ dầu là một
loại rừng có diện tích lớn nhất ở lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai, phân bố chủ yếu
trên địa bàn các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, DakLak,Lâm Đồng, Bà Rịa – Vũng Tàu
ảnh hướng lớn đến lưu lượng nước, lưu tốc dòng chảy và việc xói lở, bồi đắp cát ở các
vùng hạ lưu và vùng phụ cận. Rừng trong lưu vực có vai trò quan trọng đối với hoạt
động của các công trình thủy lợi.
Lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai đa dạng về thủy vực về yếu tố môi trường nên
tài nguyên thủy sinh cũng rất đa dạng.
- Vùng nước ngọt: khoảng 130 loài nghêu sinh thực vật, 50 loài nghêu sinh
đông vật, 25 loài đông vật đáy đã được phân lập.
- Vùng ven biển: trên 100 loài phiêu sinh thực vật, 110 loài phiêu sinh động
vật đã được xác định, gần 400 loài sinh vật đáy ở Cần Giờ đã được phân lập. trong vùng
còn có 18 loài tôm, 124 loài san hô và 268 loài cá biển.
I.4

Đặc điểm kinh tế - xã hội sông Sài Gòn
Trong lưu vực sông Sài Gòn – Đồng Nai có các tỉnh, thành phố của vùng Kinh tế
trọng điểm phía Nam ( KTTĐPN ): Tp. Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai,
Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Tiền Giang, Long An
.
. Vùng KTTĐPN là nơi có
tốc độ đô thị hóa nhanh hơn các tỉnh khác trong khu vực.
Riêng lưu vực sông Sài Gòn chảy qua 3 tỉnh, thánh phố: Tp. Hồ Chí Minh, tỉnh
Bình Dương và tỉnh Tây Ninh

I.4.1 Dân số và mức độ đô thị hóa
Mặc dầu diện tích không lớn nhưng dân số trên lưu vực sông Sài Gòn tương đối
lớn. Theo số liệu được nêu trong bảng 1.8
HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC LƯU VỰC SÔNG SÀI GÒN ĐOẠN TỪ CẦU BẾN SÚC
ĐẾN NGÃ BA ĐÈN ĐỎ

SVTH: Vương Thị Thu Hương GVHD: Th.s Võ Hồng Thi - 15 -
MSSV: 207108012
Bảng 1.8: Diện tích, dân số, mật độ dân số các tỉnh , thành phố trong khu vực
nghiên cứu
Tỉnh/ TP
Dân số trung Bình
( nghìn người )
Diện tích

(Km
2
)
Mật độ dân số
(Người/km
2
)
Tây Ninh 1058.5 4049.3 261
Bình Dương 1072 2695.2 398
TP.Hồ Chí Minh 6611.6 2095.6 3155


Bảng 1.9: Dân số thành thị trung bình( ngàn người ) theo tỉnh, thành phố từ
2004 – 2008
Năm

Địa điểm
2004 2005 2006 2007 2008
Tây Ninh 173.8 173.5 178.0 180.7 182.0
Bình Dương 259.2 297.7 272.4 289.3 333.3
TP.Hồ Chí Minh 4886.8 5035.3 5194.1 5397.7 5634.6

Tỉ lệ gia tăng dân số của các tỉnh mà sông Sài Gòn chảy qua là khá cao, trong đó cao
nhất là Tp Hồ Chí Minh với tỉ lệ tăng dân số hiện nay khoảng 3.5%/năm. Tỉ lệ tăng dân
số cơ học ở đây là 2.5%/năm ( theo số liệu mới công bố của Tổng cục thống kê tháng
6/2010). Điều này ảnh hưởng rất lớn đến nhu cầu dùng nước tại Tp. Hồ Chí Minh, cũng
như lượng nước thải sinh hoạt của các khu dân cư trong thành phố.
I.4.2 Hiện trạng công nghiệp
Tổng GDP công nghiệp của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam năm 2002 chiếm
khoảng 70% GDP công nghiệp cả nước ( riêng GDP công nghiệp của Tp. Hồ Chí Minh
chiếm 30% cả nước ). Trong giai đoạn 1996 – 2001 tốc độ tăng trưởng bình quân về
GDP công nghiệp tại các địa phương: Tp.Hồ Chí Minh 12,8% năm, Bình Dương 20 –
30%, ( năm 2002 giá trị sản xuất công nghiệp). Trong năm 2003 tốc độ tăng trưởng
GDP công nghiệp ở Tp. Hồ Chí Minh là 15,5%; Bình Dương 28%. Đây là tốc độ phát
triển cao so vời các vùng khác trong nước ( trung bình cả nước về tốc độ tăng trưởng
GDP công nghiệp trong năm 2003 là 15%).
Do thuận lợi về cơ sở hạ tầng, giao thông, thị trường tiêu thụ, thị trường nguyện
liệu và tích cự đổi mới chính sách, các khu công nghiệp và khu chế xuất ở vùng đã và
Nguồn: Niên Giám Thống Kê Việt Nam 2008
Nguồn: Niên Giám Thống Kê Việt Nam 2008

×