Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

Doanh nghiệp nhà nước nên nằm trong khuc vực công, nhưng một số quan điểm khác thì ngược lại. Hay giải thích và trình bày quan điểm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (240.26 KB, 32 trang )

Đề tài :
Có quan điểm cho rằng : Doanh nghiệp nhà nước nên
nằm trong khuc vực công, nhưng một số quan điểm khác thì
ngược lại. Hay giải thích và trình bày quan điểm.
Mục lục
1. Khái quát chung.
1.1. Khái niệm khu vực công.
Khu vực công là khu vực phản ánh hoạt động kinh tế chính trị được
tiến hành bởi nhà nước.
Đặc điểm của một cơ quan hay đơn vị được xếp vào khu vực công :
• trong một chế độ dân chủ, những người chịu trách nhiệm lãnh
đạo các cơ quan công lập đều trực tiếp hay gián tiếp được công chúng bầu ra
hoặc được chỉ định.
• Các đơn vị trong khu vực công được giao một số quyền hạn
nhất định có tính chất bắt buộc, cưỡng chế mà các cơ quan tư nhân không
thể có được.
Khu vực công gồm:
- hệ thống các cơ quan quyền lực :
• Cơ quan lập pháp, tư pháp , và hành pháp từ trung ương đến địa
phương
• Hệ thống quốc phòng và các cơ quan an ninh
• Hệ thống các đơn vị cung cấp dịch vụ công
• Hệ thống cơ quan cung cấp an sinh xã hội
- hệ thống các đơn vị kinh tế của nhà nước :
• Các doanh nghiệp nhà nước
• Các định chế tài chính
• Ngân hàng trung ương
• Các đơn vị được nhà nước cấp vốn hoạt động
1.2. Khái niệm doanh nghiệp nhà nước
Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) là tổ chức kinh tế do nhà nước đầu
tư vốn, thành lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động


công ích nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội do nhà nước
giao.Doanh nghiệp có tư cách pháp nhân, có quyên và nghĩa vụ dân sự , chịu
trách nhiệm về toàn bộ hoạt động kinh doanh.
- Đặc điểm :
• Quyền sở hữu tư liệu sản xuất thuộc về nhà nước . Các hoạt
động kinh doanh là đặc điểm phân biệt doanh nghiệp nhà nước với các tôt
chức, cơ quan chính phủ
• Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định thành lập, thực
hiện các mục tiêu kinh tế xã hội đảm bảo tính định hướng chủ nghĩa xã hội
• Tài sản là 1 bộ phận của nhà nước thuộc sở hữu của nhà nước.
Doanh nghiệp nhà nước chỉ là người quản lý kinh doanh trên số tài sản của
nhà nước
• Doanh nghiệp nhà nước do nhà nước tổ chức bộ máy quản lý,
bổ nhiệm các cán bộ chủ chốt của doanh nghiệp, phê duyệt chiến lược, kế
hoạch
2. Doanh nghiệp nhà nước nên nằm trong khu vực
công
2.1. Giữ vai trò chủ đạo là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế.
Trong văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần thứ X có nêu rõ: “Trên cơ
sở ba chế độ sở hữu toàn dân (toàn dân, tập thể, tư nhân) đã hình thành nhiều
hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế: Kinh tế nhà nước,kinh tế tập
thể, kinh tế cá thể, tiểu thủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản nhà nước,
kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Các thành phần kinh tế hoạt động theo
luật pháp đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường
định hướng xã hội chủ nghĩa… Trong kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo,
là lực lượng vật chất quan trọng để Nhà nước định hướng và điều tiết nền
kinh tế, tạo môi trường và điều kiện thúc đẩy các thành phần kinh tế khác
cùng phát triển…”

DNNN một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Bộ phận này sẽ

dẫn dắt nền kinh tế đi lên và làm động lực cho các ngành nghề khác phát
triển. Trong quá trình phát triển đất nước hiện nay với sự hoạt động của
mình, DNNN luôn góp phần ngày càng cao trong tăng trưởng kinh tế của đất
nước, luôn là khu vực tạo ra của cải vật chất lớn cho xã hội, chiếm tỷ trọng
cao trong kim ngạch xuất khẩu, đem lại nguồn ngoại tệ cho quốc gia. Ngoài
ra các DNNN không ngừng đổi mới và phát triển, hiện nay nhiều doanh
nghiệp không những có khả năng thực hiện việc kinh doanh và đầu tư ở
trong nước mà còn tham gia đầu tư ở nước ngoài, từ đó nâng cao chất lượng
và hiệu quả hoạt động của DN và đây cũng là một cầu nối với kinh tế nước
ngoài.

Đến cuối năm 2005, sau 20 năm đổi mới khu vực kinh tế nhà nước
vẫn còn đóng góp tới 39% GDP ( trong đó khu vực DNNN chiếm giữ tới
70%), kinh tế dân doanh chiếm 45,5%GDP, kinh tế hợp tác xã đóng góp 8%
GDP, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 15,5% GDP. Trong đó DNNN
đóng góp tới 50% thu ngân sách của quốc gia. (nguồn: viện nghiên cứu quản
lý kinh tế trung ương)

DNNN đóng góp to lớn trong việc tạo ra “bộ mặt” kết cấu hạ tầng
của quốc gia, để nền kinh tế đi lên thì không thể thiếu được những công trình
cơ sở hạ tầng lớn, mà việc xây dựng những công trình này đòi hỏi một lượng
vốn rất lớn, chu kỳ dài, rủi do cao, lợi ích xã hội rộng lớn. Thế nên các
doanh nghiệp bình thường không đủ sức làm và cũng không muốn làm.
Chính nhờ những DNNN mà đất nước ta có những cơ sở hạ tầng lớn như
ngày hôm nay làm động lực cho sự tăng trưởng kinh tế và phát triển đất
nước trong hiện tại và cả trong tương lai. Với một cơ sở hạ tầng tốt đủ đáp
ứng cho nền kinh tế thì đây la một tiền đề quan trọng trong việc thúc đẩy cho
các ngành nghề khác phát triển.

DNNN là những cơ sở quan trọng trong công cuộc hiện đại hóa đất

nước, thông qua DNNN chúng ta đã có nhiều công cuộc hiện đại hóa trong
nhiều lĩnh vực. như hiện nay qua các DNNN việc hiện đại hóa và công
nghiệp hóa nền nông nghiệp, nông thôn đã và đang được thực hiện. Bằng
cách đưa máy móc cơ giới vào hoạt động sản xuất nhằm giải phóng sức lao
động cho con người. Nhà nước đã đầu tư, thành lập những công ty cơ khí
trong lĩnh vưc nông nghiệp như Tổng công ty máy động lực và máy nông
nghiệp Việt Nam, công ty máy nông nghiệp miền nam… với mục đích sản
xuất ra các loại máy móc cơ khí với giá thấp để người nông dân có thể mua
sử dụng vào mục đích nông nghiệp và có giảm lượng nhập khẩu máy móc
nông nghiệp từ nước ngoài. Ngoài nông nghiệp chúng ta cũng đang thực
hiện hiện đại hóa trong lĩnh vực giao thông, công nghiệp…

Một nền kinh tế mạnh thì phải có những doanh nghiệp lớn để có đủ
khả năng chống chọi với những biến động trong nền kinh tế thế giới và giúp
kinh tế đất nước vực dậy sau khủng hoảng, với tính qui mô và trọng trách to
lớn của các doanh nghiệp này thì nhà nước phải là người đứng ra thành lập,
quản lý và kiểm soát sao cho có thể đảm bảo được những mục tiêu đề ra và
tính ổn định của nền kinh tế. Để làm được điều này thì đòi hỏi phải có một
nguồn lực lớn về vốn lớn và một trình độ khoa học kỹ thuật nhất định. Trong
vấn đề này thì các doanh nghiệp khác chưa đủ các nguồn lực để thực hiện
mà phải có sự can thiệp của nhà nước. Trong quá trình hoạt động để đảm
bảo được sự tồn tại và sự phát triển vững chắc, đôi khi các doanh nghiệp
phải hy sinh những lợi ích trước mắt mà phải tập trung vào những mục tiêu
kinh tế dài hạn, do đó doanh nghiệp có thể sẽ hoạt động với mức lợi nhuận
thấp hoặc chấp nhận thua lỗ trong thời kỳ đầu, điều này thường khó có thể
bắt gặp ở những doanh nghiệp bình thường khác.
DNNN thường nắm giữ những nghành nghề kinh doanh quan trọng
của nền kinh tế quốc dân do đó thông qua các doanh nghiệp này nhà nước sẽ
thực hiện việc cơ cấu từng ngành nghề sao cho phù hợp với nên kinh tế
trong từng giai đoạn phát triển của đất nước.

Trong giai đoạn hiện nay nhà nước đang tích cưc hỗ trợ những ngành
nghề quan trọng tạo động lực phát triển kinh tế như các ngành công nghiệp,
nông nghiệp, vận tải.

2.2. Đóng góp lớn cho ngân sách nhà nước

Do đây la những doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước nên doanh
thu từ hoạt động kinh doanh sẽ thuộc về nhà nước quản lý, đây là một nguồn
thu quan trọng cho ngân sách nhà nước.
Mức đóng góp ngân sách của 7 tập đoàn, 11 tổng công ty 91 và 56
tổng công ty 90 trong 6 tháng đầu năm của name 2008 cho thấy
Tổng nộp ngân sách của các DNNN là 78.066 tỉ đồng, đạt 68,4% kế
hoạch năm, tăng 58,6% so với cùng kỳ năm 2007. Trong đó, 18 tập đoàn,
tổng công ty 91 đạt 62.484 tỉ đồng, bằng 70% kế hoạch năm, tăng 62% so
với cùng kỳ 2007.
Những tập đoàn, tổng công ty nhà nước có mức nộp ngân sách cao
là: Tập đoàn Dầu khí đạt 75% kế hoạch năm, tăng 18% so cùng kỳ 2007;
Tổng công ty Lương thực miền Nam đạt 94% kế hoạch năm, tăng 38% so
cùng kỳ 2007; Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam đạt 66%
kế hoạch năm, tăng 35% so cùng kỳ 2007,...(nguồn: báo điện tử Đảng cộng
sản)
2.3. Điều tiết thị trường phù hợp với tình hình thực tế của đất
nước:
Trong văn kiện đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X đã nêu rõ:”… Các
thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan
trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa .Trong đó nền
kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo, là lực lượng vật chất quan trọng để
nhà nước định hướng và điều tiết nền kinh tế…”. Kinh tế nhà nước ở đây
bao gồm nhiều thành phần góp lại, nhưng “Các tập đoàn, Tổng công ty nhà
nước là lực lượng giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế, là công cụ vật chất

để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô” (theo lời của Thủ Tướng
Nguyễn Tấn Dũng vào Ngày 10/3/2010, tại buổi làm việc với đại diện các
Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước). DNNN chính là chủ thể quan
trọng nhất và cũng chính các DNNN là những phương tiện để cho Chính phủ
có thể áp dụng những biện pháp điều tiết thị trường một cách bền
vững.Trong những năm qua vai trò điều tiết thị trường của các DNNN đã
được kiểm chứng và đã đạt những thành tựu đáng kể
Thứ nhất vì là doanh nghiệp thuộc về nhà nước nên doanh thu của các
doanh nghiệp nhà nước đóng góp một phần quan trọng trong việc cân đối
thu chi của ngân sách nhà nước , Tổng cục Thống kê cho rằng DNNN tạo ra
khoảng 27% GDP của Việt Nam trong năm 2008(còn cả khu vực kinh tế nhà
nước là khoảng 35%), đóng góp của khu vực DNNN vào tăng trưởng GDP
là 19% trong giai đoạn 2006-2009. Góp phần quan trọng để Chính Phủ có
thêm nguồn vốn đầu tư thêm vào các dự án an sinh xã hội,góp phần cải thiện
đời sống nhân dân.
Thành tích chống lạm phát năm 2008 và chống suy giảm kinh tế năm
2009 được cho là công lớn của các DNNN (trích báo cáo tóm tắt của Ủy ban
Thường vụ Quốc hội về giám sát các tập đoàn, tổng công ty nhà nước ).Có
thể kể đến là ở ngành Viễn thông, trong khi hầu hết các mặt hàng trên thị
trường tăng giá ào ào vào thời điểm đó thì giá cước viễn thông đã giảm trung
bình 15% sau khi thông tư 02/BTTTT của Bộ Thông tin truyền thông cho
phép doanh nghiệp viễn thông được tự quyết định giá cước.
Cũng trong năm 2008 thì lĩnh vực xăng dầu cũng đã có những nỗ lực
kiềm chế rất đáng khen dù giá dầu thế giới có những biến động mạnh.Có
những thời điểm giá xăng tăng đến 19000đ/l .Cuối cùng đến ngày 1/12/2008,
giá bán lẻ xăng còn 12000đ/l bằng với mức giá ở năm 2005.
2.4. Tạo ra nhiều công ăn việc làm:
Với chủ trương đúng đắn là cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước
bởi khi cổ phần hoá, các doanh nghiệp sẽ có được những sự thay đổi cơ hội
tiếp cận được mọi nguồn lực trong xã hội, nâng cao trình độ quản lý, công

nghệ và nhân sự, làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị
trường. Theo đó từ khoảng 6500 doanh nghiệp nhà nước vào đầu năm 2001
đã rút gọn xuống còn khoảng hơn 1.700 doanh nghiệp 100% vốn nhà nước.
(Thống kê Bộ tài chính vào tháng 10/2009) kéo theo đó số nhân viên làm
trong doanh nghiệp nhà cũng được tinh giảm xuống nhanh chóng thực với
khoảng 1,9 triệu lao động 54,8 triệu lao động toàn xã hội tức là chỉ sử dụng
khoảng 3,5% số lao động hiện có trong nền kinh tế. Nhưng chỉ với ngần ấy
lao động, các DNNN đã tạo ra 27% GDP của Việt Nam trong năm 2008 nó
cho thấy sự hiệu quả trong việc tạo ra lợi nhuận của các doanh nghiệp nhà
nước trong khi cùng thời kì với các doanh nghiệp tư nhân chiếm nhiều lao
động nhất với 53,7% và tạo ra 46,1% GDP. Nghĩa là 1 lao động ở trong khu
vực nhà nước hiệu quả gấp 9 lần so với 1 lao động ở khu vực tư nhân.
Mặc dù số DNNN bị tinh giảm khá nhiều nhưng với sự đầu tư lớn của
nhà nước, các DNNN cũng đã đầu tư nhiều dự án trọng điểm quan trọng với
vốn lớn và qua đó, gián tiếp tạo ra công ăn việc làm tại từng địa phương có
dự án đầu tư ví dụ dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất, Quảng Ngãi với vốn
đầu tư tổng cộng là 3,5 tỉ USD,nó đã tạo ra 12.000 việc làm trong suốt quá
trình xây dựng và khoảng 2000 kĩ sư sẽ làm việc tại đây khi nhà máy được
vận hành tối đa.
Bên cạnh đó mức lương của người lao động ngày một được cải thiện
theo Theo dự toán mới nhất được thông qua, việc tăng lương tối thiểu lên
830.000 đồng một tháng được thực hiện từ 1/5/2011 từ mức 730.000 như
hiện nay, nghĩa là sẽ tăng khoảng 13,7%,đây là mức tăng khá cao và theo Bộ
trưởng Nội vụ Trần Văn Tuấn đánh giá thì tăng lương đã vượt mức tăng lạm
phát,nó sẽ giúp cho những người lao động đang làm việc trong DNNN có
thể trang trãi thêm trong chi tiêu hàng ngày.
2.5. Giúp cho nền kinh tế tự chủ hơn, hạn chế sự phụ thuộc và
nguy cơ bị thâu tóm của nước ngoài.
Ngày nay DNNN giữ vài trò là xương sống của nền kinh tế với việc
nắm hầu hết các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế với sự hỗ trợ rất lớn từ

phía chính phủ về vốn và nguồn nhân lực đã giúp cho các DNNN ngày càng
phát triển và có thể cạnh tranh được với các công ty nước ngoài góp phần
vào sự tăng trưởng, ổn định và tự chủ của nền kinh tế. Hiện nay Việt Nam
đang có khoảng 8 tập đoàn và 90 tổng công ty Nhà nước đang hoạt động trên
các lĩnh vực quan trọng của nền kinh tế như: viễn thông, hàng không, dầu
khí, đóng tàu, khai thác than, bảo hiểm v.v… Đó là những lãnh vực có tác
động sâu xa đến các hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước khác. Ngoài
ra còn có 6 ngân hàng thương mại và ngân hàng chính sách cũng tác động
rất mạnh mẽ đến thị trường tín dụng.
Với việc sỡ hữu những DN có vai trò quan trọng trong nền kinh tế
cũng giúp chính phủ điều chỉnh tình hình an ninh lương thực và an ninh
năng lượng theo hướng giảm lệ thuộc vào nước ngoài và từng bước nâng cao
khả năng và đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế. Ví dụ như những ngành như
điện, khai khoáng, dầu khí, viễn thông… VN đang từng bước làm chủ công
nghệ và phát triển. Hiện nay VN là một trong những nước có sản lượng tàu
biển tính theo khối lượng hàng đầu thế giới, là nước có đường dây 500KV
dài nhất Đông Nam Á và là nước có sự phát triển về hạ tầng viễn thông
nhanh nhất Châu Á…
Ngoài ra cùng với quá trình cạnh tranh các DNNN cũng từng bước
vươn ra nước ngoài để đầu tư điều đó cũng đóng góp những thuận lợi nhất
định cho các chính sách đối ngoại và đối nội của chính phủ đồng thời gia
tăng ảnh hưởng của VN ra nước ngoài, ví dụ như sự đầu tư của tập đoàn dầu
khí của VN ở Venuezela, một số nước Đông Âu hay hợp tác với một số công
ty dầu khí của Mỹ, Anh, ngoài ra còn có sự đầu tư của Viettel, BIDV vào thị
trường Campuchia … điều đó cũng giúp nâng cao vị thế của VN trong quan
hệ kinh tế và chính trị với các nước.
2.6. Cung cấp các sản phẩm phù hợp với mức sống của người dân.
Vì mục đích tồn tại của DNNN không chỉ đơn thuần là mục đích kinh
tế mà còn có chức năng chính trị to lớn. Vì vậy ngoài việc đạt được lợi
nhuận trong kinh doanh các DNNN còn có chức năng hỗ trợ xã hội. Ví dụ:

hiện nay chúng ta vẫn đang được dùng than với giá rẻ hơn so với các nước
trong khu vực vì TKV đã lấy lợi nhuận từ xuất khẩu với giá cao để bù đắp
cho giá than trong nước, ngoài ra giá điện của VN cũng rẻ hơn với nhiều
nước trong khu vực…..Ngoài ra vào các dịp cao điểm như lễ, tết các DNNN
cũng có nhiều chương trình giảm giá nhằm bình ổn giá cả thị trường giúp
cho đời sống của người dân ít biến động hơn.
Ngoài ra việc nắm giữ hầu hết các lĩnh vực quan trọng cũng giúp cho
các DNNN có thể tạo ra mặt bằng giá cả giúp định hướng giá cả thị trường

×