Tải bản đầy đủ (.ppt) (72 trang)

Chiến lược bảo vệ môi trường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.62 MB, 72 trang )


CHIẾN LƯỢC BẢO
VỆ MÔI TRƯỜNG


1. Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC, HẬU QUẢ VÀ GIẢI PHÁP
1.1 Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG NƯỚC
a)
Định nghĩa ô nhiễm nước
Ô nhiễm nước là sự thay đổi theo chiều xấu đi các tính chất vật lý - hoá
học - sinh học của nước, với sự xuất hiện các chất lạ ở thể lỏng,
rắn làm cho nguồn nước trở nên độc hại với con người và sinh
vật. Làm giảm độ đa dạng sinh vật trong nước.
b) Nguyên nhân
Hiện tượng ô nhiễm nước xảy ra khi các loại hoá chất độc hại, các loại
vi khuẩn gây bệnh, virut, kí sinh trùng phát sinh từ các nguồn thải
khác nhau như chất thải công nghiệp từ các nhà máy sản xuất,
các loại rác thải của các bệnh viện, các loại rác thải sinh hoạt bình
thường của con người hay hoá chất, thuốc trừ sâu, phân bón hữu
cơ... sử dụng trong sản xuất nông nghiệp được đẩy ra các ao, hồ,
sông, suối hoặc ngấm xuống nước dưới đất mà không qua xử lí
hoặc với khối lượng quá lớn vượt quá khả năng tự điều chỉnh và
tự làm sạch của các loại ao, hồ, sông,suối


c) Hiện trạng ô nhiễm nước ở nước ta
Nguồn nước của chúng ta đang bị ô nhiễm rất trầm trọng.

Ô nhiễm nước do chất thải từ các khu công nghiệp

Nguồn nước ngầm bị o nhiễm do nước thải công nghiệp




Ô nhiễm nước ở thành thị



Ô nhiễm nước do rác thải sinh hoạt



Một khúc sông bị ô nhiễm trầm trọng


1.2. HẬU QUẢ
a) Ảnh hưởng đến môi trường
Gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, tần nước mặt, ảnh hưởng đến
các loài sinh vật trong nước. Cá,tôm… chết hàng loạt.
Ô nhiễm nước gây ảnh hưởng không nhỏ đến đại dương, làm
cho các loài sinh vật trong đại dương không còn nơi sinh sống,
chết và gay nhiều hiện tượng lạ như: thủy triều đen và thủy
triều đỏ.
Ngoài những ảnh hưởng đến nguồn nước và các loài sinh vật
trong nước thì ô nhiễm nước còn gây nên tình trạng ô nhiễm
đất,không khí.
Khi nước bị ô nhiễm, nước mang theo các hợp chất vô cơ, hữu
cơ thấm vào đất làm đất bị ô nhiễm trầm trọng.


Các hợp chất vô cơ, hữu cơ độc hại trong nước
thải thông qua vòng tuần hoàn nước, theo hơi

nước vào không khí làm cho mật độ bụi bẫn
trong không khí tăng lên. Không những vậy, các
hơi nước này còn là giá bám cho các vi sinh vật
và các loại khí bẩn công nghiệp độc hại khác.
Một số chất khí được hình thành do quá trình phân
hủy các hợp chất hữu cơ trong nước thải như
SO2, CO2, CO,… ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường khí quyển và con người, gây ra các
căn bệnh liên quan đến đường hô hấp.


b) Ảnh hưởng đến con người

- Ảnh hưởng đến sức khỏe con người

Bệnh do nhiễm độc thủy ngân





-

Ảnh hưởng đến cuộc sống của con người.

Nước ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của người dân, làm
xáo trộn
cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày.
Nước thải ô nhiễm ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động sản xuất, đặc biệt
tại các thành thị lớn nơi có hàm lượng chất ô nhiễm cao.



3. Giải pháp
• Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, nâng cao trình độ
dân trí cho mọi người nhất là dân trí về môi trường.
• Có qui định với tất cả xí nghiệp phải xử lý nước thải chất
thải trước khi dẫn ra kênh hoặc sông rạch.
• Có các biện pháp kiểm soát ô nhiễm từ vùng nông thôn
và miền núi, Những vùng bị mặn phèn thì nên đề xuất
hướng quản trị để chống ô nhiễm nguồn nước.


Nghiên cứu chất lượng môi trường nước phải đồng bộ
và tổng hợp, nhất là nghiên cứu chất lượng nước không
thể tách rời với chất lượng môi trường đất.



Quản lý chất thải theo nguyên tắc tránh thải, giảm thải,
tái sử dụng, tái chế, xử lý và thải bỏ.


Sơ đồ quản lý chất thải


- Xây dựng các hệ thống sử lý chất thải

- Sử dụng và tái sử dụng nguồn nước.



2. Ô NHIỄM KHÔNG KHÍ, THỰC TRẠNG ẢNH
HƯỞNG VÀ GIẢI PHÁP

2.1 Ô Nhiễm Không Khí
Ô nhiễm không khí là sự có mặt một chất lạ
hoặc một sự biến đổi quan trọng trong
thành phần không khí, làm cho không
khí không sạch hoặc gây ra sự toả mùi,
có mùi khó chịu, giảm tầm nhìn xa (do
bụi)


** Nguyên nhân
Núi lửa, cháy rừng, quá trình đốt nhiên liệu
của các nhà máy,do sp thải của các nhà
máy hóa chất, chế biến,…
Các quá trình phân huỷ, thối rữa xác động,
thực vật tự nhiên cũng phát thải nhiều
chất khí, các phản ứng hoá học giữa
những khí tự nhiên hình thành các khí
sunfua, nitrit, các loại muối v.v...


2.2 Thực trạng ảnh hưởng
a) Ảnh hưởng ô nhiễm không khí trên thời tiết khí
hậu.
b) Tác động đến sức khỏe con người
c) Tác động đến sức khỏe con người
d) Tác hại trên công trình xây dựng, nguyên vật
liệu

e) Tác hại trên tài nguyên rừng
f) Gây hiệu ứng nhà kính
g) Thủng tầng ôzôn




2.3. Giải pháp


Phải tăng cường kiểm soát và đánh giá tác hại của việc thải các chất độc
hại gây ô nhiễm bầu không khí.



Phải có biện pháp chế ngự, tiến tới chấm dứt việc thải khói, bụi, chất độc
của các ngành công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp vào môi
trường. Trong những biện pháp đó, ngày nay người ta đòi hỏi phải áp dụng
"công nghệ sạch" trong công nghiệp; nguyên liệu "sạch" trong công nghiệp;
nguyên liệu "sạch" cho phương tiện vận tải; hạn chế việc sử dụng thuốc trừ
sâu, phân bón hóa học mà áp dụng các phương pháp vi sinh trong nông
nghiệp...



Ngăn chặn nạn đốt rừng, khai thác rừng bừa bãi, xây dựng các vành đai
rừng, vành đai xanh để ngăn chặn cát bay, chắn bụi.




Tiếp tục hoàn thiện các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường.



Tăng cường tuyên truyền, giáo dục mọi người có ý thức hạn chế việc xả
thải các chất ô nhiễm từ sinh hoạt vào bầu khí quyển.


×