Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

Nghiên cứu và bảo tồn loài Trà hoa vàng lá to

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.71 KB, 20 trang )

LỜI NÓI ĐẦU
Ngành Lâm nghiệp được tạo ra và phát triển dựa trên mục tiêu bảo vệ, phát triển và
kinh doanh bền vững các giá trị của rừng, từ đó nhằm phục vụ cho cuộc sống của
người dân, đặc biệt là người dân bản địa.
Xuất phát từ mục tiêu đó để khai thác bền vững và tận dụng triệt để nguồn tài
nguyên rừng, chúng tôi đã tiến hành thực hiện đề tài:
“Nghiên cứu và bảo tồn loài Trà hoa vàng lá to ( Camellia crassiphylla Ninh &
Hakoda) tại xã Phù Lưu – huyện Hàm Yên – tỉnh Tuyên Quang”.
Tại xã Phù Lưu – huyện Hàm Yên – tỉnh Tuyên Quang, với sự hướng dẫn của Ts.
Trần Ngọc Hải và trong suốt quá trình thực hiện đề tài chúng tôi được sự giúp đỡ
của các cán bộ kiểm lâm VQG Cham Chu, người dân bản địa và sự nỗ lực cố gắng
của nhóm để thực hiện đề tài, nhưng do kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm còn
hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót không mong muốn. Rất mong nhận
được sự góp ý của của các thầy cô để báo cáo nghiên cứu đề tài của chúng tôi được
hoàn chỉnh và chính xác nhất.
Để hoàn thành đề tài này, trong suốt quá trình thực hiện chúng tôi đã nhận được rất
nhiều sự giúp đỡ của Ts. Trần Ngọc Hải, chính quyền đia phương, cán bộ kiểm
lâm VQG Cham Chu và người dân bản địa. Qua đây, chúng tôi bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc đến các tập thể và cá nhân đã giúp đỡ chúng tôi trong suốt thời gian nghiên
cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
Xuân Mai, ngày tháng năm 2013
Sinh viên thực hiện
Phạm Thị Mai Anh
Nguyễn Thị Thuần
Nguyễn Văn Trang


ĐẶT VẤN ĐỀ
Rừng là một hệ sinh thái có ý nghĩa to lớn trong nền kinh tế và là nguồn tài
nguyên quan trọng đối với con người.


Hiện nay kinh doanh rừng không chỉ dừng lại ở việc trồng, chăm sóc và khai thác
đối với các loại cây gỗ mà với điều kiện kinh tế phát triển, cuộc sống vật chất nâng
cao thì chúng ta đã chú trọng và tìm hiểu sâu hơn về các giá trị lâm sản ngoài gỗ
từ rừng.
Để đáp ứng nhu cầu cấp thiết của con người về các giá trị khác nhau từ rừng và
góp phần khai thác rừng bền vững thì ta cần phải nghiên cứu và bảo tồn các loài có
tiềm năng giá trị về mặt lâm sản. Để từ đó thực hiện tốt công việc bảo tồn loài. Đặc
biệt là việc nghiên cứu sử dụng và bảo tồn bền vững các loài cây đặc hữu, quý
hiếm.
Trà hoa vàng lá to ( Camellia crassiphylla Ninh & Hakoda) là loài thuộc chi
Camellia – họ Chè ( Theaceae). Đây là một loài cây không chỉ có ý nghĩa về khoa
học mà còn có giá trị kinh tế rất cao. Tuy nhiên, giá trị về lấy gỗ của loài này ít
được quan tâm, mà loài được biết đến nhiều hơn với giá trị về mặt dược phẩm và
thẩm mỹ.
Từ lâu đời, người dân chưa có nhiều thông tin về loài nên họ chỉ thường khai thác
loài ngoài tự nhiên để phục vụ cho những nhu cầu cá nhân như nấu làm nước uống
giải nhiệt.
Trên thực tế hiện nay, qua nhiều năm và nhiều công trình nghiên cứu dần dần các
nhà khoa học đã tìm ra rất nhiều công dụng quý báu từ loài Trà hoa vàng này.
Ngoài những công dụng đã được biết đến như:
-

Giá trị thưởng thức độc đáo
Giá trị làm thuốc từ lá, hoa, thân như cầm máu, tiêu độc, điều hòa huyết áp,
hạ đường huyết,…
Giá trị thẩm mỹ làm cây cảnh bởi có lá hoa, quả đẹp


Thì gần đây, các nhà khoa học đã phát hiện các hợp chất của trà hoa vàng có khả
năng kiềm chế sự sinh trưởng của các khối u đến 33,8% trong khi chỉ cần đạt đến

ngưỡng 30% đã có thể xem là thành công trong điều trị ung thư, giúp giảm đến
35% hàm lượng cholesterol trong máu, trong khi dùng các loại thuốc khác thì mức
độ giảm chỉ là 33,2%...
Khi biết đến công dụng quý báu của loài này Trung Quốc đã xây dựng Vườn
Camellia Quốc tế, trồng nhân tạo vùng trà hoa vàng nguyên liệu rộng hàng chục
hécta, nghiên cứu thành công các chế phẩm và sản xuất, xuất khẩu hàng loạt dược
liệu và thực phẩm chức năng làm từ trà hoa vàng như Superior tea, Golden
Camellia,…tốt cho sức khỏe con người.
Trong khi đó tại Việt Nam, đã phát hiện Trà hoa vàng từ khá lâu nhưng công tác
bảo tồn chưa được chú trọng. Hiện nay, do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như
tình hình đốt nương làm rẫy và có nhiều nguồn thông tin về giá trị kinh tế cao của
loài này nên Trà hoa vàng đang bị khai thác rất mạnh. Nhất là dưới tán rừng vùng
Phù Lưu – Hàm Yên – Tuyên Quang, người dân đang khai thác loài này rất mạnh
nên ta rất khi gặp được cá thể của loài. Tại đây những nghiên cứu và hiểu biết về
loài này còn trong tình trạng hạn chế.
Để góp thêm hiểu biết khoa học nhằm bảo tồn bền vững và phát triển loài thực vật
quý hiếm, đặc hữu này thì việc bảo tồn trong tự nhiên là vô cùng cấp thiết.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên và được sự đồng ý của Trường ĐH Lâm Nghiệp
với sự hướng dẫn của Ts. Trần Ngọc Hải, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “
Nghiên cứu và bảo tồn loài Trà hoa Vàng ( Camellia crassiphylla Ninh & Hakoda)
tại khu vực xã Phù Lưu – huyện Hàm Yên – tỉnh Tuyên Quang.

Chương I


TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1 Trên thế giới
Chi Cameliia được bắt đầu được nghiên cứu bởi nhà thực vật Line người Thụy
Điển từ đầu thế kỷ XVII trong cuốn " Genera Plantarum", để tưởng nhớ đến vị cha
cố Camellus. Sau đó gần 20 năm sau mới có một số loài được nghiên cứu và mô tả

như : Camellia japoinica, Camellia Sinensis. Tuy nhiên lịch sử nghiên cứu của loài
có rất nhiều thay đổi nhưng bước đầu đánh dấu bước khỏi đầu trong việc nghiên
cứu loài này. Vào khoảng thế kỷ XVII chi Camellia mới thực sự được nghiên cứu
rộng rãi, và thu được thành công bước đầu.
1.2. Ở Châu Âu
Từ những năm đầu thế kỷ XX ( 1904 - 1921) nhà sưa tập thực vật G.Forest (người
anh) đã đến Vân Nam -Trung Quốc và thu thập các loài Camellia về trồng tại vườn
thực vật Hoàng Gia Anh. Ông đã đi sâu nghiên cứu chi Camellia trong cuốn sách:
“ A RIVISION OF THE GENUS CAMELLIA” vào năm 1958, ông đã giới thiệu
và mô tả 82 loài trong đó có 62 loài đã được tiến hành phân loại được thành 12
nhánh và còn 20 loài do thiếu đặc điểm cần thiết nên không phân loại được rõ ràng.
1.3.Ở Châu Á
Có thể nói Trung Quốc là quốc gia Châu Á đi đầu trong việc nghiên cứu, ứng dụng
và khai thác các nguồn lợi kinh tế từ cây trà. Cây trà đã được nghiên cứu ở Trung
Quốc từ rất lâu, việc lai tạo ra rất nhiều loại trà có giá trị kinh tế. Đến thế kỷ XVII
Trung Quốc đã tạo ra được rất nhiều cây trà đẹp và hấp dẫn.
Đầu những năm 1950 ở Côn Minh việc nghiên cứu các loại Trà hoa trở thành hệ
thống, đi sâu nghiên cứu nguốn giống, phân loại, lai tạo, lợi dụng và phát triển các
nguồn giống các ngân hàng Gen phục vụ cho mục tiêu sản xuất nguyên liệu dùng
cho công nghiệp sản xuất đồ uống, làm cảnh. Vì thế, khẳng định việc nghiên cứu
loài trà hoa vàng thuộc chi Camellia hoa vàng bắt đầu từ rất sớm. Trong công trình
nghiên cứu của Cheng Jin Shui ông đã phân loại và tiến hành lai chéo để tạo ra
giống mới, kết quả thu được là sau 20 năm đã tạo ra được hơn 100 loài trà cho hoa
khác nhau và tiếp đến là Trương Hồng Đạt đã tiến hành phân loại chi Camellia
thành 4 chi phụ: Proto Camellia, Camellia, Thea, Meta Camellia, chia 20 nhánh và


ông đã công bố trong công trình nghiên cứu về sự phân bố của loài cây Trà và chi
Camellia tập trung phân bố nhiều tại tỉnh phía Nam Trung Quốc như Quảng Tây,
Quảng Đông và Vân Nam và kéo dài xuống miền Bắc Việt Nam. Tất cả các công

trình đều thống nhất một quan điểm và kết luận về loài Camellia hoa để phân biệt 3
chi lớn khác nhau:
* Các thành phần của hoa thường khá nhiều và thường ít phân hóa.
* Thường sự phân bố của nhị hoa tập trung, theo thống kê số loài trên một đơn vị
diện tích lớn hơn hẳn so với các chi trong họ.
* Theo các nhà khoa học thì chi Camellia gồm nhiều nhóm rất phức tạp với hệ
thống phát sinh chủng loại, giống, loài rõ ràng hơn.
* Trong chi Camellia nghiên cứu có rất nhiều loài có giá trị kinh tế. Sự phân bố chi
Camellia ở Châu Á, trong đó ở Trung Quốc có 238 loài với 78 loài đặc hữu; Việt
Nam có được 48 loài với 27 loài đặc hữu; Đài Loan có 8 loài và 2 loài đặc hữu,
tiếp đến là các nước lào, Ấn Độ, Thái Lan, Campuchia và Indonexia.
* Theo nhà nghiên cứu Trương Hồng Đạt cho biết Trung Quốc có sự phân bố tự
nhiên ở 16 tỉnh và 1950 ở Côn Minh ( Trung Quốc đưa việc nhiên cứu cây trà
thành trọng điểm phục vụ cho mục tiêu sản xuất nguyên vật liệu công nghiệp, để
uống và cây cảnh).
Như vậy, ở Trung Quốc các loài cây trong chi Camellia đã được các nhà khoa học
nghiên cứu một cách có hệ thống, bài bản. Việc phân loại và mô tả các loài thuộc
chi Camellia được tiến hành một cách nghiêm túc và bước đầu thu được kết quả
khả quan. Rất nhiều loài đã được mô tả dựa trên đặc tính của loài, từ đó là cơ sở để
nhận biết được loài.
1.4 Ở Việt Nam
Từ trước tới giờ chưa có sự đầu tư quy mô và nghiên cứu sâu về loài cây Trà mà
chỉ dừng lại ở các công trình nghiên cứu nhỏ lẻ, chưa thực sự tập trung. Mà các
công trình chủ yếu là chú trọng đến các loài cây trồng lấy lá, làm dược liệu là chủ
yếu mà chưa đi sâu vào phân loại, thống kê, bảo tồn loài, đa dạng sinh học bảo tồn
Gen,… thì còn ít, chưa thực sự toàn diện. Người đầu tiên có chương trình nghiên
cứu về loài Camellia là nhà thực vật học nổi tiếng người Pháp đang đô hộ Việt


Nam và đã tiến hành ở Biên Hòa, Hà Tây,.. Ông đã xuất bản nhiều cuốn sách về

công trình nghiên cứu loài Camellia ở Việt Nam. Tiếp đó là nhà thực vật Pitard
người Pháp đã nghiên cứu thực vật ở một số tỉnh miền Bắc như: Hà Tây, Hòa
Bình, Hà Nội vào năm 1910 và ông đã giới thiệu 3 loài mới là Camellia
tonkinensis, Camellia Jlava, Camellia amplexicaulis, được giới thiệu trong cuốn
sách “ Flora Gene’rale De L’Indochine”.
Vào năm 1943 nhà thực vật học Gagnepain đã tiến hành nghiên cứu, phân loại và
mô tả chi tiết 30 loài thuộc chi Camellia, nhưng khi so sánh, đối chiếu tài liệu của
Seally và Chang thì thực chất chỉ có 28 loài, còn 2 loài còn lại là loài có tên đồng
nghĩa.
Một công trình nghiên cứu tiếp theo vào năm 1994 của Nguyễn Hữu Hiến đã thống
kê tất cả các loài của chi chè cùng một tác giả người Pháp: Thống kê các chi chè,
Camellia có 37 loài.
Những năm gần đây, cây thuộc chi Camellia mới được nghiên cứu rộng rãi và đã
đạt được thành công .Trong cuốn luận văn tốt nghiệp “ Phân loại chi chè” của Trần
Thị Phương Anh tuy rằng chỉ nghiên cứu ở một địa điểm là Vườn quốc gia Cúc
Phương với những loài đã nghiên cứu trước đây, song cũng đã phần nào góp phần
vào việc làm chi tiết hơn sự đa dạng của chi Camellia. Vào năm 1995, Việc tìm ra
hai loài Trà hoa vàng được công bố trên tạp chí “ Di truyền và ứng dụng” của Tiến
sĩ Trần Ninh ở vườn quốc gia Cúc Phương. Tính đến nay đã có 48 loài thuộc chi
Camellia đã tìm thấy ở Việt Nam, trong đó có 28 loài đặc hữu chỉ có ở Việt Nam
và hứa hẹn sẽ tìm thấy một số loài khác trong tương lai. Ngoài ra còn có một số
công trình nghiên cứu về các loài trong chi Camellia ở Việt Nam như:
+ Hoàng Minh Chúc, Bùi Văn Khánh đã làm nghiên cứu hình thái và sinh trưởng
của 2 loài Camellia hoa trắng và Hoa vàng tại vườn quốc gia Ba Vì – Hà Nội.
+Nguyễn Xuân Trường đã tiến hành nghiên cứu loài Camellia Hoa vàng tại Sơn
Động – Bắc Giang. Đưa ra kết luận loài chỉ phân bố tại khu vực ven suối nơi có độ
ẩm lớn, phân bố ở độ cao tuyệt đối từ 300 – 500m thuộc địa hình đồi núi thấp, chân
núi, đất chua nhiều đá và hàm lượng mùn ít.
+ Nghiên cứu của PGS – TS Ngô Quang Đê về điều tra phát hiện khu vực phân bố,
đặc điểm hình thái, sinh thái của một số loài hoa Trà tại Ba Vì – Hà Nội đã cho



thấy ở Ba Vì có 2 loài Camellia có triển vọng thuần hóa làm cây cảnh, những loài
này đang được nghiên cứu và thử nghiệm tiếp.
Ngoài ra còn tìm thấy nhiều cây thuộc chi Camellia tại Tam Đảo – Vĩnh Phúc của
Tiến sĩ Trần Ninh ( Bộ môn Thực vật học – khoa sinh – trường Đại học Khoa Học
Tự Nhiên – Hà Nội) đã xác định được 11 loại Camellia tại Tam Đảo và bước đầu
mô tả, phân loại. Theo tiến sĩ Trần Ninh loài Trà hoa vàng ( Camellia Peleloti và
Merill Srerly ) là 2 loài có hoa vàng tươi và to đẹp phân bố cao trên 800m trở lên.
Qua các nguồn thông tin và tài liệu từ trước đến nay về loài Trà hoa vàng và chi
Camellia tại Việt Nam chưa có hệ thống nghiên cứu hoàn chỉnh và chưa có tầm
nhìn chiến lược để phát triển loài Trà hoa vàng nói riêng và chi Camellia nói
chung. Các công trình nghiên cứu trên còn chưa đề cập tới biện pháp chọn giống,
nhân giống bảo vệ, bảo tồn nguồn gen của các loài có giá trị kinh tế và giá trị thẩm
mỹ.
Vì vậy, cần có những công trình nghiên cứu bổ sung về các đặc tính hình thái, sinh
thái, phân loại, chọn và nhân giống để góp phần từng bước đáp ứng nhu cầu ngày
càng tăng về hoa Camellia của xã hội và qua đây xác định được biện pháp cụ thể
trong việc khai thác, sử dụng một cách hợp lý và ổn định bền vững các loài trong
chi Camellia.

Chương 2


MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu đặc điểm hình thái, sinh thái và thực trạng phân bố loài Trà hoa vàng
tại xã Phù Lưu - Hàm Yên - Tuyên Quang. Sau đó điều tra tình hình sử dụng loài
Trà hoa vàng ( Camellia crassiphylla Ninh & Hakoda) của người dân bản địa. Từ

đó định hướng và đề xuất giải pháp để bảo tồn, phát triển nguồn gen của loài Trà
hoa vàng.
2.2 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là loài Trà hoa vàng lá to ( Camellia crassiphylla Ninh &
Hakoda ) tại xã Phù Lưu - Hàm Yên - Tuyên Quang.
2.3 Nội dung nghiên cứu
Với mục tiêu đặt ra và đối tượng cây Trà hoa vàng lá to ( Camellia crassiphylla
Ninh & Hakoda) tại Phù Lưu, đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung sau:
2.3.1 Điều tra và nghiên cứu một số đặc điểm hình thái và sinh thái loài
Đặc điểm hình thái thân cây, rễ, vỏ cây, cành cây, lá cây, hoa, quả.
2.3.2 Tìm hiểu một số nhân tố sinh thái nơi có cây Trà hoa vàng lá to ( Camellia
crassiphylla Ninh & Hakoda) và thực trạng phân bố của loài tại khu vực nghiên
cứu:
+ Điều kiện khí hậu nơi có loài phân bố như lượng mưa, độ ẩm, nhiệt độ.
+ Điều kiện địa hình, địa thế, đất và điều kiện địa chất.
+ Thực trạng phân bố của loài tại xã Phù Lưu – Huyện Hàm Yên – tỉnh Tuyên
Quang.

2.3.3 Điều tra đặc điểm sinh trưởng và khả năng tái sinh của loài:
Đánh giá tình hình sinh trưởng và khả năng tái sinh của loài.


2.3.4 Điều tra tình hình sử dụng của loài Trà hoa vàng lá to ( Camellia crassiphylla
Ninh & Hakoda).
Điều tra cây Trà hoa vàng lá to ( Camellia crassiphylla Ninh & Hakoda) được khai
thác, sử dụng tại khu vực như thế nào thông qua điều tra hộ dân để biết tình hình
sử dụng.
2.3.5 Định hướng và đề xuất giải pháp để bảo tồn, phát triển nguồn gen Trà hoa
vàng lá to ( Camellia crassiphylla Ninh & Hakoda).
Điều tra, nghiên cứu nguy cơ đe dọa đến nguồn gen của loài Trà hoa vàng lá to để

định hướng và đề xuất giải pháp bảo tồn, phát triển nguồn gen loài Trà hoa vàng.
2.4 Phương pháp nghiên cứu
2.4.1 Chọn lọc kế thừacó chọn lọc tài liệu tham khảo.
Tìm hiểu là kế thừa các thông tin, tài liệu có liên quan tới Trà hoa vàng lá to
( Camellia crassiphylla Ninh & Hakoda)
……………………………………………………………………………………..
2.4.2 Phương pháp chuyên gia
Tham khảo ý kiến của các chuyên gia và người dân địa phương về loài Trà hoa
vàng lá to (Camellia crassiphylla Ninh & Hakoda).
2.4.3 Phương pháp thực nghiệm:
Tiến hành khảo sát, xác định ranh giới, lập tuyến điều tra trên bản đồ và ngoài thực
địa để chọn ra các ô tiêu chuẩn theo phương ô tiêu chuẩn điển hình. Do sự phân bố
có tính khác nhau của loài cây Trà hoa vàng lá to (Camellia crassiphylla Ninh &
Hakoda) tại xã Phù Lưu – huyện Hàm Yên – tỉnh Tuyên Quang.
Tiến hành thu thập số liệu về nhiệt độ bình quân, lượng mưa bình quân, độ ẩm bình
quân của các tháng trong năm, các trị sô tối cao, tối thấp của khu vực nghiên cứu
tại trạm khí tượng gần nhất.
Để xem xét về thổ nhưỡng, tiến hành đào mỗi ô tiêu chuẩn một mẫu diện đất tại
trung tâm ô, và mô tả theo bảng mô tả của bộ môn Đất Lâm Nghiệp thuộc trường
Đại Học Lâm Nghiệp.


Nghiên cứu tổ thành rừng, chúng tối tiến hành lập ô tiêu chuẩn và tiến hành đo
đếm đường kính, chiều cao toàn bộ các loài cây trong ô tiêu chuẩn có D>6cm.
Dạng ô tiêu chuẩn là.................................................Số liệu ghi vào bảng sau:
Số
TT

Loài D13
cây

ĐT

Hm
NB

TB

VN

DT
DC

ĐT

sinh
trưởn
g
NB

Ghi
chú

TB

Vẽ Phẫu đồ rừng : Chiều dài bằng ... chiều rông bằng... vẽ theo theo 2 chiều ngang
và thẳng đứng.
Điều tra cây tái sinh:
Điều tra tầng cây bụi thảm tươi.
2.4.4 Phương pháp phỏng vấn .
Phỏng vấn các hộ gia đình đã và đang thu mua, khai thác và gây trồng loài Trà hoa

vàng tại xã Phù Lưu - Hàm Yên - Tuyên Quang. Đồng thời thảo luận với các cán
bộ kiểm lâm, cán bộ địa phương và người dân bản địa về các vấn đề liên quan tới
Trà hoa vàng tại địa phương xã Phù Lưu.

Chương 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1 Điều kiện tự nhiên
3.1.1 Vị trí địa lý


Tỉnh Tuyên Quang nằm ở phía Bắc thủ đô Hà Nội cách 150km, có chính sách bảo
vệ và phát triển rừng được xếp vào loại tốt nhất hiện nay trong cả nước. Từ sau chỉ
thị 90/HĐBT của Hội đồng Bộ Trưởng (Nay là Chính phủ) Tuyên Quang đac thực
hiện triệt để việc đóng cửa rừng tụ nhiên, tốc độ xây dựng vốn rừng tăng nhanh và
đạt độ che phủ bình quân hiện nay lên trên 44%.
Mặc dù độ che phủ hiện nay ở Tuyên Quang là tương đối lớn, xong diện tích rừng
còn tự nhiên không lớn, ngoài khu bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung ( huyên
Na Hang) ngày 21 tháng 9 năm 2011 Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang đã ra
quyết định thành lập khu bảo tồn Cham Chu, với mục đích:
-

Bảo vệ triệt để, tạo điều kiện phát triển hệ động thực vật rừng, bảo tồn dự
trữ nguồn gen nhằm phát triển nguồn tài nguyên rừng. Đặc biệt là bảo vệ
và duy trì sự tồn tại của loài Voọc mũi hếch.

-

Thực hiện chương trình kinh tế - xã hôi nâng cao dân trí và đời sống kinh
tế, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân các dân tộc trong vùng.


Khu bảo tôn thiên nhiên Cham Chu được thành lập với diện tích 58.187 ha trên
diện tích hành chính của 10 xã Trung Hà, Hà Lang, Tân An, Hòa Phú huyên Chiêm
Hóa, xã Yên Thuận, Bạch Sa, Minh Khương, Minh Dân, Phù Lưu và Minh Hương
huyện Hàm Yên. Khu bảo tồn giới hạn từ 22 o04’25” đến 22o21’30” vĩ độ Bắc, từ
104o53’27” đến 105o14’16” kinh độ Đông. Phía Tây – Bắc giáp tỉnh Hà Giang.
Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu nằm ở cùng núi Cham Chu, nằm kẹp giữa hai
sông: sông Lô phía Tây và song Gâm phía Đông. Phía Nam là nơi hội lưu của hai
con sông này.
3.1.2 Địa hình, địa mạo
Khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu nằm bao phủ toàn bộ khu vực núi Cham Chu
với đỉnh cao nhất là đỉnh Cham Chu. Nằm về phía Tây – Nam của một vùng núi đá
vôi rộng lớn ( phân bố ở tỉnh Hà giang) và phía Nam của vùng núi thượng nguồn


sông Chảy, hệ thống núi này còn kéo dài đến vùng Tam Đảo. Cao 1587 m đây là
đỉnh cao nhất của hệ thống núi kéo dài từ Cham Chu đến Tam Đảo. Sự giảm độ
cao đột ngột từ những cao nguyên phía Bắc có thể giải thích: là một địa khối nâng
lên cổ và là nhân của cấu trúc toàn miền Đông Bắc, được cấu tạo chủ yếu bằng đá
phiến, đá cát kết, đá phiến kết tinh và các đá biến chất khác, nguyên nhân đa trải
qua một thời kì bóc mòn lâu dài nên đỉnh núi bị san bằng sườn không còn dốc nữa.
Cham Chu tồn tại nhiều vùng đất rộng có những gò đồi thấp và nhiều mặt bằng
thung lũng, đã được khai thác và phát triển để trông cấy các loại cây cho nhu cầu
phát triển kinh tế và dinh dưỡng. Một đặc điểm đặc sắc của khu Cham Chu đó là hệ
thống song suối dày đặc làm cho địa hình bị chia cắt sâu dữ dội, đó cũng là đặc
điểm của song ngòi chảy ở vùng đá phiến.
Địa hình đồi núi
Núi Cham Chu nằm ở trung tâm khu bảo tồn, với đỉnh Cham Chu, các dãy núi phát
triển theo dạng tỏa tia ra xung quanh theo các hướng tạo nên một địa hình đồi núi “
tỏa tia từ trung tâm” trên toàn khu bảo tồn.
- Phía Đông có dãy Khau Cóong chạy đến tận ranh giới khu bảo tồn, dduwwongf

đỉnh ( đường phân thủy) của dãy cũng là đường ranh giới giữa 2 xã Trung Hà và
Hà Lang. dãy núi chạy theo hướng Đông kế tiếp là Khau Lảng.
-

Phía Đông Nam, phía Nam có hệ thống núi Đèn, núi Đèo Gà, núi Khao
Kiêng, đường phân thủy của các hệ thống núi này cũng là ranh giới của các
xã Hà Lang – Tân An và Tân An – Hòa Phú. Núi chạy theo hướng Nam đến
ranh giới phía Nam của khu bảo tồn.

-

Phía Tây của khu bảo tồn là hai canh cung kẹp lấy thung lũng xã Phù Lưu
với cánh cung Tốc Lũ ở phía Nam và cánh cung Lăng Bán ở phía Bắc.

-

Phía Tây - Bắc được đặc trưng bởi hệ thống núi đá vôi rộng nawmgf trên địa
bàn hai xã Trung Hà và Yên Thuận. Các dãy núi phía Tây Bắc khu bảo tồn


chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam ( núi Khuổi My, núi Cánh Tiên, núi
Quân tinh)….

3.1.3 Địa chất và thổ nhưỡng
Nằm trong vùng địa lý thổ nhưỡng Việt Bắc, đất Cham Chu có những đặc điểm
chung của toàn vùng. Theo các nhà khoa học đất, vùng địa lý thổ nhưỡng là một
thành tạo lãnh thổ toàn vẹn tương đối đồng nhất về cấu trúc lớp phủ thổ nhưỡng,
nằm trong một vùng đất đai nông nghiệp. một vùng địa lý thổ nhưỡng có từ 2-3
loại đất trong đó có 1 loại đất chính chiếm tỷ trọng diện tích lớn, và quyết định
phương hướng sản xuất của vùng. Với những quan điểm trên Cham Chu tồn tại

loại đất chính là: Đất Feralit đỏ vàng trên sa phiến thạch và đá vôi thung lũng song
Lô – Gâm. Bao gồm các loại đất:
+ Đất xám feralit phát triển trên phiến sét.
+ Đất Feralit phát triển do biến đổi trồng lúa.
Một phẫu diện đất xám Feralit phát triển trên phiến sét ở xã Yên Nguyên, huyện
Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang ( nằm ở phía Nam của khu Cham chu giáp với xã
Minh Hương và Hòa Phú).
Độ dốc: 20 – 25%, địa hình: đồi núi, thực vật: đất trồng chè, mức độ thoát nước:
tốt
Qua phân tích phẫu diện cho thấy:
0 – 25 cm: mầu đỏ vàng thành phần cơ giới thịt pha sét, ẩm, không chặt, cấu trúc
cục, tương đối xốp nhiều rễ cây, chuyển lớp rõ rệt về độ chặt.
25 – 65 cm: màu đỏ vàng, thành phần cơ giới thịt nặng, ẩm hơi chặt, nhiều rễ cây,
cấu trúc cục lớn chyển lớp không rõ.


65 – 125 cm: màu vàng đỏ, thành phần cơ giới thịt nặng pha sét, ẩm ướt, chặt rắn
cấu trúc tảng, có ít rễ cây.

Bảng 1: thành phần hóa học của phẫu diện đất tại Cham Chu

Hữu

(%)

CEC
(me/100
gam đất
Đất
sét


Cation trao đổi
(me/100gam đất)
Ca2+

Mg2+

Độ
sâu
(cm)

pH
KCL

0 - 25

4.45

2.80

11.2

21.3

1.8

0.2

25 65
65

-125

4.48

0.99

7.90

15.1

1.4

4.72

0.56

5.30

9.0

1.6

Al3+

V
(%)

Tổng số (%)
Fe3+


N

9.00

24.6

0..27

0.09

0.1

10.98

14.2

0.13

0.05

0.3

6.48

22.4

0.09

0.05


P2O5

K2
O
0.3
8
0.5
0
0.6
2

19.
5
20.
4
39.
3

Thành phần cơ giới
(%)
<
0.002
32.52

0.05 0.002
28.60

2
-0.05
38.88


45.22

25.94

28.84

52.60

9.78

37.62

(Nguồn 24, Hội khoa học đất – 1996)

3.1.4 Khí hậu,thủy văn
3.1.4.1 Khí hậu
Đặc điểm khí hậu vùng Cham Chu có những nét tương đồng với chế độ khí hậu
vùng Đông Bắc.
Gió mùa Đông Bắc – gió mùa Đông là một trong những nhân tố chính ảnh hưởng
đếnchế độ khí hậu của vùng. Có nguồn gốc cực đới khi xâm nhập đến Việt Nam đã
bị biến tính qua lục địa hay biển. hàng năm có khoảng trên 20 đợt gió mùa Đông
Bắc tràn đến Việt Nam qua vùng núi Đông Bắc, Việt Bắc, thời kì hoạt động mạnh
nhất của gió mùa đông bắc ( chiếm khoảng 67 – 70%) là từ tháng 12 đến tháng 2
năm sau trong các tháng đầu mùa ( tháng 5 – 6), chỉ chiếm khoảng 30 – 40% số


đợt. thông thường khối khí này tạo nên nhiệt độ ở mặt đất khoảng 11 oC và độ ẩm
tương đối khoảng 80% tại khu vực Cham Chu.
Gió mùa hè

Vào mùa hè các loại gió thịnh hành
Gió mùa Tây Nam
Dòng không khí vịnh Bengan
Tín phong Thái Bình Dương
Dòng không khí cực đối biến tính
Dòng không khí nhiệt đới lục địa vùng nội chí tuyến
Nhìn chung các dòng không khí nêu trên là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu
trên lãnh thổ Đông Bắc nói chung và Cham Chu nói riêng. Với nhiều mức độ và
tần số khác nhau, các dòng không khí này tạo nên một khí hậu mang tính đặc thù ở
Cham chu với những đặc trưng riêng biệt. khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông
lạnh và mưa hè, thời kì khô kéo dài từ 1 – 3 tháng.
Nhiệt độ trung bình hàng năm 22,9 oC, nhiệt độ trung bình tháng lạnh nhất xuống
đến 15,5oC vào tháng 1, tháng cao nhất lên đến 28,2oC rơi vào tháng 7. Biên độ
giao động nhiệt độ giữa tháng lạnh và nóng nhất lên đến 7,3 oC. đặc trưng quan
trọng nhất của nhiệt độ đối với nông nghiệp, với sự phát triển của thực vật là chênh
lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm. Chênh lệch này càng lớn thì hiệu quả quang hợp
càng lớn. Theo số liệu thống kê cho thấy ở Cham Chu có sự chênh lệch nhiệt độ
đạt 7 – 9oC thấp hơn các vùng như Tây Bắc, Tây Nguyên, Nam Bộ.
Tổng lượng mưa trung bình năm đạt 1661 mm đặc biệt 4 tháng có lượng mưa trung
bình trên 230mm là các tháng 6, 7, 8, 9. Chiếm đến 65,24% tổng lượng mưa của
năm. Điều này gây nên hiện tượng lũ lụt xói mòn đất và các thiệt hại về người, môi
trường và kinh tế. Trong 3 năm liền 1999, 2000, 2001 lũ lụt thường xuyên xảy ra


trên địa bàn nghiên cứu, gây thiệt hại lớn về người và của, ảnh hưởng lớn đến môi
trường, tài nguyên khu vực ( lũ lụt gây chết người, sạt lở bờ song, cầu bê tong, san
lấp bồi lắng bến phà Bợ - vượt sông Lô để vào khu Cham Chu, nay đã xây cầu).

3.1.4.2 Thủy văn
Thủy văn.

Một đặc điểm chung của vùng núi Đông Bắc là hệ thống sông suối dày dặc, cộng
với lượng mưa năm lớn (1661mm), hệ thống sông suối này góp phần tạo nên độ
ẩm không khí cao về mùa mưa. Tổng chiều dài toàn bộ sông suối trong khu vực đạt
đến 1113,7 km tương ứng với khoảng 1,9km/km 2 . Phía Tây là sông Lô, đây cũng
là ranh giới của Khu bảo tồn, phía Đông có hệ thống sông Khuổi Guồng bắt nguồn
từ thung lũng xã Trung Hà chảy qua địa phận xã Hà Lang, hợp lưu với hệ thống
sông Tân Thành và sông Phúc Ninh ở phía Tây Nam khu vực bảo tồn. với diện tích
582 km2 chiếm khoảng 2% diện tích lưu bực sông Lô ở Tuyên Quang, Cham Chu
đã góp phần hình thành chế độ dòng chảy của sông Lô: biên độ mực nước tại
Tuyên Quang là 10,42 m, tốc độ dòng chảy 2,51m/s đạt cực đại 3,18 m/s. vào mùa
mưa cường suất nước đạt tới 296 cm/ ngày.
Do địa hình và khí hậu có nhiều dặc biệt, Cham Chu là bậc địa hình thấp đầu tiên
sau khối núi cao phía Bắc, độ đục trung bình tại Chiêm Hóa ( sông Gâm) là 380
gam/m3 và lưu lượng bùn cát 139 kg/s. tại hàm yên trên sông Lô là 340 gam/m 3 và
lưu lượng bùn cát 129 kg/s. độ khoáng hóa của nước sông Lô ltrung bình năm 150
– 200 mg/l, sông Gâm 205 mg/l. tổng lượng chất hòa tan năm đạt 6,6 triệu tấn, trên
70% thuộc về mùa lũ, modun dòng chảy chất hòa tan bình quân lưu vực là 164 tấn/
km2/ năm.


Hàm lượng vật chất mang ra từ khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu chiếm bao
nhiêu phần trăm so với con số trên? Nó sẽ tăng lên khí lớp phủ thực vật tại Cham
Chu không được bảo tồn.

3.2 Điều kiện xã hội
Toàn bộ số dân cư của 10 xã ở khu rừng Cham Chu là khoảng 44.833 người, với
8298 hộ ( theo số liệu của chi cục kiểm lâm tỉnh Tuyên Quang, 2000). Trong đó
nam có 22.379 người chiếm 49,86%, nữ 22504 người chiếm 50,14%.

Bảng 2: cơ cấu dân số 10 xã khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu



Dân số

Nam

Nữ

Hòa Phú

4723

2303

2420

Hà Lang

2782

1357

1425

(

Trung Hà

4402


2147

2255

cục

Minh Khương

4915

2485

2430

tỉnh

Minh Dân

3724

1882

1842

Phù Lưu

5461

2761


2700

Minh Hương

6681

3377

3304

Tân An

5466

2666

2800

Bạch Sa

2727

1378

1349

3.2.1 Dân số và
dân tộc

Yên Thuận


4002

2023

1979

Bảng 3: số người

Tổng số

44883

22379

22504

của các xã sống

Tuyên Quang

675109

333461

341648

gần

Số dân


kiểm

Chi
lâm
Tuyên

Quang)

Cham Chu


Nguồn:

Tên nhóm dân tộc

khu

vực


tộc
Phù lưu

7

Kinh, Tày, Dao, Hoa, Nùng, La Chỉ, Cao Lan

Minh Khương


5

Dao, Kinh, Tày, Hoa, Cao Lan

Yên Thuận

5

Tày, Dao, Kinh, Nùng, H'Mông

Bình xa

5

Tày, Kinh, Hoa, Dao, H'Mông

Minh Hương

7

Tày, Kinh, Dao, Nùng, Hoa, H'Mông, Cao Lan

Trung Hà

5

Tày, Dao, H'Mông, Nùng, Kinh

Hạ Lang


5

Tày, Kinh, Dao, H'Mông, Hoa

Tân An

3

Kinh, Tày, Hoa

Hòa Phú

3

Tày, Kinh, Dao,

Tất cả có 8 nhóm dân tộc gồm: Kinh, Tày, Dao, H’Mông, Cao Lan, La Chỉ, và
Hoa, các dân tộc này thường sống phân tán ở những vùng khác nhau.
Chính sự khác nhau đó của các nhóm dân tộc cho thấy chúng ta cần phải có những
chiến lược và chính sách khác nhau để đạt được mục đích phát triển bền vững và
bảo tồn nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Sự di chuyển của một số nhóm đồng bào từ các tỉnh phía Bắc xuống bbawts đầu từ
những năm 1985 – 1986. Họ bắt đầu định cư với số lượng lớn tại làng Thẩm Ký
( Nậm Nương) và tại xóm Táu, xã Phù Lưu, 3 bản với 161 hộ tại xã Yên Thuận
( huyện Hàm Yên), 2 bản với 151 hộ tại xã Trung Hà, 3 bản với 117 hộ tại xã Hà
Lang và 5 bản với 487 hộ tại xã Tân An ( huyện Chiêm Hóa). Những nguyên tắc
sống của họ là du canh du cư và săn bắn trong rừng và những khu ực xung quanh,
nhưng hiện nay họ đã có hệ thống canh tác ổn định. Một cách tính mật độ dân số
thứ 2 nếu ta lấy tổng số dân chia cho diện tích vùng đệm, thì mật độ dân số trong
khu bảo tồn lên đến gần 180 người/ km 2. Điều này khẳng định rằng nếu không giả

quyết tốt sự phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo cho người dân trong khu vực thì
khả năng xâm phạm đến vùng bảo tồn cao hơn rất nhiều.


3.2.2 Về điều kiện sản xuất
3.2.3.về đời sống của người dân trong vùng
Nhìn chung toàn vùng, nền kinh tế chính vẫn là nông nghiệp và lâm nghiệp, ít có
thu nhập từ loại hình kinh tế tiểu thủ công nghiệp hay công nghiệp.
Những người dân địa phương và những người mới nhập cư tới các xã trong vùng
sống cùng nhau trong các bản. cây nông nghiệp chính trong khu vực này là lúa
nước, được trồng ở các thung lũng, ở các khe núi rộng và ở những ruộng bậc
thang. Nương rẫy phát triển ở sườn núi là đặc điểm canh tác của người H’Mông và
Dao.
Những năm gân đây do chuyển đổi cơ cấu kinh tế các hộ nông dân chuyển đổi
canh tác trên diện tích đồi núi từ cây ăn quả, cây chè sang trồng keo, mô hình này
ngày càng được nhân rộng trên các diện tích đất chưa được khai thác. Qua điều tra
sơ bộ, thu thập trên 1 ha trồng keo sau 10 năm lên đến 60 – 70 triệu đồng mà
không phải chăm sóc.
3.2.4 Những ảnh hưởng tác động đến rừng

Chương V
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.1 Xác định phạm vi phân bố của Trà hoa vàng lá to ( camellia crassiphylla
Ninh & Hakoda) tại xã Phù Lưu – huyện Hàm Yên – tỉnh Tuyên Quang.
Để xác định được loài Trà hoa vàng lá to ( camellia crassiphylla Ninh & Hakoda)
tại xã Phù Lưu – huyện Hàm Yên – tỉnh Tuyên Quang. Chúng tôi đã phỏng vấn
người dân địa phương.
Kết quả thu được cho thấy khi hỏi đến tên Trà hoa vàng thì đa số họ không biết. Có
một số người có kiến thức về loài thì họ nói rằng ở vùng này họ gọi loài đó là “Chè



rừng”. Sau ba ngày khảo sát, điều tra và được sự giúp đỡ của cán bộ kiểm lâm
cùng người dân bản địa, chúng tôi đã tìm thấy khu vực có loài này xuất hiện.
Chúng tôi tìm thấy một cá thể Trà hoa vàng lá to mọc cách khe suối khoảng 3m,
nơi có độ ẩm cao, cường độ ánh sáng yếu và có đất đá lẫn. Sau đó tiếp tục khảo sát
nhưng không tìm thêm được cá thể nào. Theo như quan sát của chúng tôi thì
nguyên nhân mật độ cây Trà hoa vàng lá to rất ít là do từ nhiều năm trước người
dân đốt rừng để lấy đất trồng cam nên diện tích đất rừng ở dây giảm đáng kể. Và
cũng qua một số người dân chúng tôi được biết thêm, gần đây có thông tin về giá
trị cao của loài này nên có nhiều người đã tìm kiếm thu hái rất nhiều, có thể vì thế
mà chúng tôi rất khó khăn trong việc tìm kiếm loài Trà hoa vàng lá to này.



×