Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Cân đối thu – chi ngân sách nhà nước và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (169.94 KB, 15 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Để đảm bảo cho công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước phát
triển đúng hướng, tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế,
Nhà nước tiến hành quản lý đất nước bằng nhiều chính sách và công cụ khác
nhau. Nhưng việc nhà nước quản lý bằng công cụ ngân sách được đặc biệt coi
trọng, nhất là trong giai đoạn hiện nay khi mà công cuộc công nghiệp hóa hiện
đại hóa đất nước đang ngày càng đi vào chiều sâu của nó. Trong hoạt động
NSNN, vấn đề cân đối ngân sách giữ vai trò khá quan trọng. Cân đối ngân sách
giúp cho nhà nước thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.
Để hiểu sâu hơn các quy định của pháp luật về vấn đề cân đối ngân sách
theo luật ngân sách nhà nước năm 2002 em xin lựa chọn đề tài: “Cân đối thu – chi
Ngân sách nhà nước và các biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN”.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Khái quát chung về hoạt động ngân sách nhà nước.
/. Khái niệm ngân sách nhà nước
Theo Điều 1, Luật Ngân sách nhà nước năm 2002 được Quốc hội thông
qua ngày 16/02/2002 quy định: “Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khoản thu,
chi của nhà nước trong dự toán đã được các cơ quan có thẩm quyền của nhà
nước quyêt định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực hiện các chức
năng, nhiệm vụ của nhà nước ”.
Ngân sách nhà nước là bộ phận quan trọng nhất của tài chính công. Ngân
sách nhà nước phản ánh các hoạt động thu, chi bằng tiền của nhà nước trong một
khoảng thời gian nhất định nhằm đáp ứng các nhu cầu thực hiện chức năng và
nhiệm vụ của nhà nước. Ngân sách nhà nước là bảng dự toán thu và chi tiền tệ
của quốc gia phải được cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất đại diện cho toàn
the nhân dân, thay mặt nhân dân quyết định.
Nội dung hoạt động của NSNN bao gồm thu NSNN và chi NSNN
2. Thu ngân sách nhà nước
a. Khái niệm
Thu ngân sách nhà nước là huy động một bộ phận giá trị sản phẩm xã hội
theo quy định của pháp luật, làm hình thành quỹ ngân sách nhà nước.


b. Đặc điểm


Thứ nhất, thu ngân sách nhà nước không thể tiến hành một cách tùy tiện
mà theo khuôn khổ của pháp luật. Để thực hiện hoạt động thu ngân sách, Nhà
nước phải ban hành các văn bản pháp luật quy định về hình thức cũng như nội
dung thu. Mồi khi cần đưa thêm một khoản thu mới áp dụng vào trong thực tiễn,
Nhà nước phải luật hóa khoản thu đó.
Thứ hai, hoạt động thu ngân sách nhà nước nhằm huy động một bộ phận
giá trị sản phẩm xã hội, vì vậy hoạt động này luôn gắn chặt với thực trạng kinh tế
đất nước, với mức độ phát triển của nền kinh tế.
Thứ ba, thu ngân sách nhà nước được thực hiện thông qua hai cơ chế
pháp lý điển hình là bắt buộc và tự nguyện, trong đó cơ chế bắt buộc được xem là
chủ yếu.
Thứ tư, chủ thể tham gia vào hoạt động thu ngân sách nhà nước gồm hai
nhóm: (1) chủ thể đại diện cho Nhà nước trong việc thực hiện quyền thu; (2) chủ
thể đóng góp khoản thu ngân sách theo nghĩa vụ hoặc dựa trên tinh thần tự
nguyện. Nhóm thứ nhất gồm các cơ quan nhà nước như cơ quan tài chính, cơ
quan thuế nhà nước, cơ quan hải quan (và các cơ quan khác được Bộ tài chính ủy
quyền) và kho bạc nhà nước. Đây là các chủ thể chịu trách nhiệm quản lý, đôn
đốc, tổ chức việc thu, nộp và trực tiếp đứng ra tập trung các khoản thu nộp vào
ngân sách nhà nước. Nhóm chủ thể thứ hai gồm các tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ
nộp các khoản nộp bắt buộc vào ngân sách nhà nước hoặc tự nguyện đóng góp
tiền của cho Nhà nước.
c. Các khoản thu ngân sách nhà nước.
Khoản 1, Điều 2 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 quy định: “1.Thu
ngân sách nhà nước bao gồm các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí; các khoản thu từ
hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đóng góp của các tổ chức và cá
nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật”.
Thuế là khoản thu mang tính cường chế do Nhà nước huy động từ các tổ

chức, cá nhân và tập trung vào quỹ ngân sách nhà nước. Thu từ thuế là nguồn thu
chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng thu ngân sách nhà nước.
Phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải trả khi được một tổ chức, cá nhân
khác cung cấp dịch vụ được quy định trong danh mục phí ban hành kèm theo
Pháp lệnh phí và lệ phí.


Lê phí là khoản tiền mà tổ chức, cá nhân phải nộp khi được cơ quan nhà
nước hoặc tổ chức được ủy quyền phục vụ công việc quản lý nhà nước được quy
định trong danh mục lệ phí ban hành kèm theo Pháp lệnh phí và lệ phí. Chỉ có
những chủ thể cung cấp dịch vụ gắn với chức năng quản lý nhà nước mới được
thu lệ phí.
Thu từ hoạt động kinh tế của nhà nước bao gồm tiền thu hồi vốn của nhà
nước tại các cơ sở kinh tế; thu hồi tiền cho vay của nhà nước (bao gồm cả gốc lẫn
lãi) đối với các tổ chức, cá nhân; thu nhập của Nhà nước từ việc góp vốn vào các
cơ sở kinh tế, kể cả thu từ lợi nhuận sau khi thực hiện nghĩa vụ về thuế của các tổ
chức kinh tế có sự tham gian góp vốn của Nhà nước.
Những khoản thu khác hình thành nên quỹ ngân sách nhà nước bao gồm
các khoản đóng góp của các tổ chức và cá nhân như khoản đóng góp dưới hình
thức tự nguyện và các khoản tiền huy động từ các tổ chức, cá nhân theo quy định
của pháp luật; các khoản viện trợ không hoàn lại của chính phủ các nước, của các
tổ chức và cá nhân ở nước ngoài; các khoản thu khác theo quy định của pháp luật
như thu từ các di sản Nhà nước được hưởng, thu từ các khoản tiền phạt, tịch thu,
thu hồi dự trữ nhà nước...Mặc dù không phải là những khoản thu thường xuyên
của ngân sách nhà nước nhưng những khoản thu này cũng góp phần đáng kể vào
việc cân đối thu chi, đáp úng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước.
3. Chi ngân sách nhà nước
a. Khái niệm
Chi ngân sách là hoạt động nhằm sử dụng quỹ ngân sách, là quá trình
phân phối nguồn tiền tệ nằm trong quỹ ngân sách nhà nước để chi dùng vào

những mục đích khác nhau. Nếu hoạt động thu ngân sách nhà nước là nhằm thu
hút các nguồn vốn tiền tệ vào quỹ ngân sách nhà nước thì chi ngân sách nhà nước
chính là chu trình phân phối, sử dụng các nguồn vốn tiền tệ đã được tập trung vào
quỹ tiền tệ.
b. Đặc điểm
Chi ngân sách nhà nước có những đặc điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, Chi ngân sách nhà nước chỉ được tiến hành trên cơ sở pháp luật
và theo kế hoạch chi ngân sách cũng như phân bô ngân sách do cơ quan quyền
lực nhà nước quyết định.


Thứ hai, Chi ngân sách nhà nước nhằm vào mục tiêu thỏa mãn nhu cầu về
tài chính cho sự vận hành của bộ máy nhà nước, bảo đảm cho Nhà nước thực
hiện được các chức năng, nhiệm vụ của mình.
Thứ ba, Chi ngân sách nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi hai
nhóm chủ thể: (1) nhóm chủ thể đại diện cho Nhà nước thực hiện việc quản lý,
cấp phát, thanh toán các khoản chi ngân sách nhà nước; (2) nhóm chủ thể sử dụng
ngân sách. Nhóm thứ nhất gồm các cơ quan đại diện cho Nhà nước thực thi
quyền hạn có liên quan tới việc xuất quỹ ngân sách nhà nước cho các mục tiêu đã
được phê duyệt. Nhóm chủ thể này bao gồm Bộ tài chính, sở tài chính - vật giá
tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, phòng tài chính quận, huyện, thị xã thuộc
tỉnh, thành phố; sở kế hoạch và đầu tư và kho bạc nhà nước. Nhóm thứ hai gồm
các chủ thể sử dụng NSNN. Nhóm chủ thể này rất đa dạng nhưng có thể khai
quát thành ba loại chủ thể chủ yếu sau: các cơ quan nhà nước, kể cả các cơ quan
hành chính thực hiện khoán biên chế và kinh phí quản lý hành chính; các đơn vị
kể cả đơn vị sự nghiệp có thu; các chủ dự án sử dụng kinh phí ngân sách nhà
nước.
c. Các khoản chi ngân sách nhà nước
Khoản 2, Điều 2 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 quy định: “2. Chi
ngân sách nhà nước bao gồm các khoản chi phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm

quốc phòng, an ninh, bảo đảm hoạt động của bộ máy nhà nước; chi trả nợ của
Nhà nước; chi viện trợ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật”. Theo
quy định tại khoản 2, Điều 2 Luật ngân sách nhà nước thì Chi ngân sách nhà
nước bao gồm các khoản chi:
Chi phát triển kinh tế - xã hôi là các khoản chi mang tính tích lũy. Khoản
chi này phản ánh quá trình sử dụng một bộ phận vốn ngân sách nhà nước để đầu
tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, phát triển sản xuất nhằm bảo đảm thực
hiện các mục tiêu ổn định và tăng trưởng kinh tế. Do có tác dụng tăng trưởng
kinh tế nên khoản chi này còn được gọi là chi tích lũy.
Chi đảm bảo quốc phòng an ninh và đảm bảo hoạt động của Bô máy nhà
nước là những khoản chi mang tính tiêu dùng. Đây là những khoản chi không tạo
ra giá trị mới mà là để duy trì hoạt động của bộ máy nhà nước, tạo điều kiện cho
Nhà nước thực hiện tốt các chức năng của mình.


Chi trả nợ là những khoản chi phản ánh việc thực hiện trái vụ của Nhà
nước trong quan hệ vay mượn. Trong quá trình chấp hành ngân sách , một hiện
tượng mà các quốc gia không phân biệt giàu, nghèo thường phải đương đầu là thu
ngân sách không đáp ứng đủ nhu cầu chi tiêu của Chính phủ. Một trong những
biện pháp hữu hiệu mà các chỉnh phủ thường sử dụng để đối phó với tình trạng
này là vay từ trong nước và nước ngoài. Việc sử dụng biện pháp này để cân đối
thu chi ngân sách đã dẫn đến tính tất yếu của khoản chi trả nợ trong kết cấu chi
ngân sách nhà nước.
Chi viện trợ là những khoản chi nảy sinh trong quan hệ đối ngoại của Nhà
nước. Khoản chi này thường được đưa vào kết cấu chi ngân sách nhà nước, cho
phép chính phủ có thể giúp đỡ các quốc gia bị lâm vào tình trạng khó khăn về tài
chính do trải qua những biến cố chính trị, kinh tế hoặc do phải đương đầu với
những thiệt hại nặng nề bởi thiên tai đem lại.
II. Nguyên tắc cân đối trong hoạt động Ngân sách nhà nước
1. Khái niệm cân đối Ngân sách nhà nước

Cân đối ngân sách nhà nước là sự cân bằng giữa tổng số thu và tổng số
chi bằng tiền của nhà nước trong một năm tài khóa nhất định.
Cân đối ngân sách nhà nước không chỉ thực hiện định kỳ khi năm tài
chính kết thúc mà phải thực hiện ngay khi lập dự toàn ngân sách nhà nước. Trên
thực tế dù có cố gắng đến đâu thì ngân sách nhà nước cũng không thể luôn đạt
trạng thái cân bằng. Do nhu cầu chi tiêu của nhà nước phát sinh thường xuyên
(chi lương, mua sắm hàng hóa, dịch vụ,...) trong khi thu ngân sách nhà nước lại
phát sinh định kỳ, vì vậy xét vào một thời điểm nhất định ngân sách nhà nước có
thế cân bằng, thặng dư hoặc là thâm hụt. Xét trong năm tài chính, các quốc gia
luôn cố gắng tìm kiếm các biện pháp để cân bằng ngân sách nhà nước. Việc cân
bằng ngân sách giúp cho nhà nước cũng như các cấp chính quyền địa phương
thực hiện được nhiệm vụ kinh tế - xã hội đã được ấn định.
2. Nguyên nhân phải cân đối ngân sách trong hoạt động Ngân sách nhà
nước
Thứ nhất, nguyên nhân đầu tiên của việc cân đối trong hoạt động ngân
sách nhà nước chính là xuất phát từ việc đảm bảo cho các mục tiêu kinh tế - xã
hội của đất nước được thực hiện đến cùng. Nếu như các nhiệm vụ chi luôn cao
hơn khả năng thu của đất nước thì điều tất yếu là sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến việc


thực hiện các mục tiêu khác nhau của các lĩnh vục khác nhau của đất nuớc mà
cần phải có nguồn tài chính để điều chỉnh. Ngược lại, nếu chúng ta luôn đạt
được bội thu ngân sách thì tất cả các mục tiêu của đất nước sẽ luôn được hoàn
thành mà không một mục tiêu nào không được thực hiện đến cùng.
Thứ hai, việc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước còn bắt nguồn
từ chủ trương ổn định hệ thống chính sách tài khóa tiến tới ổn định việc tiến
hành những công việc đã đề ra theo kế hoạch. Như vậy, việc ổn định nguồn ngân
sách sẽ là điều kiện cho việc tiến hành công việc cụ thể được triệt để, giúp cho
nguồn ngân sách không bị xáo trộn do những nguồn thu đáp ứng đủ nhiệm vụ
chi.

Thứ ba, việc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước còn xuất phát từ
mục tiêu có vai trò quan trọng đó là để tăng nguồn dự trữ ngân sách nhà nước,
khi cần thiết sẽ sử dụng những nguồn ngân sách dự tữ này để đáp ứng cho những
mục tiêu cao cả của đất nước.
Thứ tư, việc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước là xuất phát từ
yêu cầu “đấu tranh phòng, chống tham nhũng, bởi lẽ những nguồn thu và nhiệm
vụ chi được lên kế hoạch cụ thể, có nghĩa là nguồn thu này được phân bổ bao
nhiêu cho nhiệm vụ chi cụ thể thì bắt buộc cơ quan có thẩm quyền thu, người có
nghĩa vụ nộp vào ngân sách nhà nước những khoản thuế theo quy định của pháp
luật và những cơ quan, đơn vị tiếp nhận việc phân bổ nguồn ngân sách để trực
tiếp thực hiện các công việc được giao phải làm đúng những định hướng, kế
hoạch mà cơ quan cấp trên đã đề ra để đảm bảo cho công việc được hoàn thành
mà ngân sách nhà nước lại vẫn ổn định, không bị xáo trộn” . Những nguồn thu
và nhiệm vụ chi có sự ăn khớp, cân bằng với nhau bởi những kế hoạch mà
không thể có sự gian dối, làm sai lệch những con số đó khi thực hiện thu và thực
hiện chi ngân sách.
3. Biểu hiện của nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước
theo luật ngân sách nhà nước.
a. Tổng số chi thường xuyên không đươc vượt quá tổng số thu từ thuế, phí, lệ
phí.
Theo quy định tại Khoản 1, Điều 8 Luật ngân sách nhà nước năm 2002
quy định: “1. Ngân sách nhà nước được cân đối theo nguyên tắc tổng số thu từ
thuế, phí, lệ phí phải lớn hơn tổng số chi thường xuyên và góp phần tích lũy ngày


càng cao vào chi đầu từ phát triển; trường hợp còn bội chi, thì số bội chi phải
nhỏ hơn số chi đầu tư phát triển, tiến tới cân bằng thu, chi ngân sách ”. Có nghĩa
là chỉ được chi các khoản chi thường xuyên trong phạm vi thu được từ thuế, phí,
lệ phí và các khoản thu khác, không được đi vay để chi thường xuyên. Chi
thường xuyên là những khoản chi mang tính định kỳ và lặp đi lặp lại: chi cho

hoạt động sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, xã hội, văn hóa thông tin, văn học
nghệ thuật, thể dục thể thao, khoa học và công nghệ; chi cho hoạt động của các tổ
chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội; chi cho các hoạt động sự nghiệp kinh tế,
chi cho quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội,...các khoản chi này mang
tính thường xuyên, ổn định và đã được quy định trong bản dự toàn ngân sách nhà
nước đầu năm. Tổng số thu từ thuế, phí, lệ phí phải lớn hon chi thường xuyên,
góp phần tích lũy ngày càng cao vào chi đầu tư phát triển.
b. Số bội thu ngân sách hàng năm nếu có đươc dùng để tăng dần đầu tư phát
triển.
Chi đầu tư phát triển gồm những khoản chi không gắn với nghiệp vụ của
nhà nước, là khoản chi nhằm duy trì và phát triển các dịch vụ kinh tế và dịch vụ
xã hội như chi phát triển nông nghiệp và nông thôn, chi xây dựng các công trình
công cộng, chi cho hoạt động thương mại, công nghiệp, giao thông vận tải. Chi
đầu tư phát triển có vai trò to lớn đối với yêu cầu thực hiện phát triển kinh tế - xã
hội. Theo quy định tại Điều 63 Luật NSNN năm 2002: “Kết dư ngân sách trung
ương, ngân sách cấp tỉnh được trích 50% vào quỹ dự trữ tài chính, 50% chuyên
vàongânsáchnămsau,nếuquỹdựtrữtàichínhđãđủmứcgiớihạnthìchuyểnsố cònlạivàothungânsáchnămsau.
Kết

các
cấp
khác

địa
phương
được
chuyển vào thu ngân sách năm sau”. Hàng năm, NSNN nếu có bội thu sẽ được
chuyển vào quỹ dự trữ tài chính 50% và 50% được chuyển vào ngân sách năm
sau. Khoản bội thu được sử dụng cho chi đầu tư phát triển, xây dựng cơ sở hạ
tầng, giao thông vận tải phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội của đất

nước.
c. Số bội chi hàng năm phải nhỏ hơn số đầu tư phát triển, số bội chi ngân sách
được dùng cho đầu tư phát triển, không đươc sử dụng cho tiêu dùng.
Bội chi ngân sách trong một vài tài khóa là điều không thế tránh khỏi, và
nó cũng chưa hẳn là do tình trạng yếu kém của nền kinh tế hay do thiếu hiệu quả
trong điều hành ngân sách của nhà nước. Tuy nhiên, dẫu chấp nhận bội chi ngân


sách theo chu kỳ, hay cố ý gây bội chi thì cũng là để tạo tiền đề nhằm đạt được sự
cân bằng ngân sách trong dài hạn. Từ đó, việc phối hợp cân đối giữa các khoản
thu, các khoản chi ngân sách để đạt đuợc đầu ra và kết quả tốt nhất là một trong
những nguyên tắc quan trọng khi thực hiện cân đối ngân sách.
Số bội chi hàng năm phải nhỏ hơn số đầu tư phát triển tức là ít nhất phải
cân đối NSNN giữa các khoản thu từ thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của
nhà nước với tổng số chi thường xuyên đã được dự toán đầu năm tài chính.
d. Số bội chi ngân sách đươc bù đắp bằng nguồn vốn đi vay tr ung dài hạn
trong nước và ngoài nước. Có kế hoạch chủ động trả nợ vay, không được bù đắp
bằng vốn phát triển phần thâm hut ngân sách nhà nước. Khoản 2, Điều 8 Luật
ngân sách nhà nước năm 2002 quy định: “2. Bội chi ngân sách nhà nước được bù
đắp bằng nguồn vay trong nước và ngoài nước. Vay bù đắp bội chi ngân sách
nhà nước phải bảo đảm nguyên tắc không sử dụng cho tiêu dùng, chỉ được sử
dụng cho mục tiêu phát triển và đảm bảo bố trí ngân sách để chủ động trả hết nợ
khi đến hạn ”.
Nguyên tắc “vay bù đắp bội chi chỉ nên giành cho chi đầu tư” đã được
công nhận rộng rãi ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, điều đó không đồng
nghĩa rằng: đầu tư công cao sẽ có tính bền vững vì còn tùy thuộc vào mức độ tác
động lan truyền của khoản chi này đến sự phát triển của khu vục tư. Mặt khác,
trong chi tiêu công giữa chi đầu tư và chi thường xuyên có mối quan hệ mật thiết.
Do đó, chú trọng chi đầu tư phát triển cần có sự phối hợp cân đối với chi thường
xuyên, linh hoạt trong sự điều phối nguồn lực trong nội bộ các ngành, tránh tình

trạng có ngành chi đầu tư phát triển quá cao so với những khoản chi thuờng
xuyên cần thiết hoặc ngược lại. Bên cạnh đó, cần đánh giá ảnh hưởng của vay nợ
bù đắp bội chi ngân sách đối với đầu tư khu vực tư (thông qua nghiên cứu định
lượng).
e. Ngân sách địa phương đã đươc bo trí cân đối theo kế hoạch giữa nguồn
thu và nhiêm vu chi
Khoản 3, Điều 8 Luật ngân sách nhà nước năm 2002 quy định: “3.về
nguyên tắc, ngân sách nhà nước địa phương được cân đối với tổng số chi không
vượt quả tổng số thu; trường hợp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có nhu
cầu đầu tư xây dựng công trình kết cầu hạ tầng thuộc phạm vỉ ngân sách cấp tỉnh
bảo đảm, thuộc danh mục đầu tư trong kế hoạch 5 năm đã được Hội đồng nhân


dân cấp tỉnh quyết định, nhưng vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp
tỉnh năm dự toán, thì được phép huy động vốn trong nước và phải cân đối ngân
sách cấp tỉnh hàng năm để chủ động trả hết nợ khi đến hạn. Mức dư nợ từ nguồn
vốn huy động không vượt quá 30% vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước hàng
năm của ngân sách cấp tỉnh ”. Trường hợp đặc biệt ngân sách cấp tỉnh có nhu cầu
chi đầu tư công trình kết cấu hạ tầng thuộc phạm vi ngân sách cấp tỉnh bảo đảm,
và vượt quá khả năng cân đối của ngân sách cấp tỉnh thì được phép huy động vốn
đầu tư trong nước theo quyết định của thủ tướng chính phủ và phải cân đối ngân
sách cấp tỉnh để chủ động trả nợ khi hết hạn.
/ Thu, chi ngân sách phải đư ợc thực hiện theo kế hoạch dự toán đươc duyệt.
Theo quy định tại Điều 5 luật ngân sách nhà nước năm 2002 quy định: “Thu
ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo quy định của luật này và các quy
định khác của pháp luật.
2. Chi ngân sách nhà nước chỉ được thực hiện khi có đủ các điều kiện sau:
a. Đã có trong dự toán ngân sách nhà nước được giao, trừ trường hợp quy
định tại Điều 52 và Điều 59 của luật này;
b. Đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức do cơ quan nhà nước có thẩm quyền

quy định;
c. Đã được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền
quyết định chi.
Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này, đối với những khoản chi
cho công việc cần phải đẩu thầu thì còn phải tổ chức đấu thầu theo quy định của
pháp luật về đấu thầu.
3. Các ngành, các cấp, các đơn vị không được đặt ra các khoản thu, chi trái
với quy định của pháp luật.
4. Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng ngân sách nhà nước có
trách nhiệm tổ chức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chống tham nhũng”.
Như vậy, theo quy đinh tại Điều 5 luật ngân sách nhà nước thì các khoản
thu, chi ngân sách nhà nước phải được thực hiện theo dự toán ngân sách nhà nước
đã được cơ quan có thấm quyền phê duyệt. Các cơ quan có nhiệm vụ thu NSNN
không được phcp thu các khoản thu không có trong quy định của pháp luật ngân
sách.
4. Ý nghĩa của nguyên tắc cân đối trong hoạt động Ngân sách Nhà nước


Thứ nhất, nguyên tắc này được ghi nhận trong luật, tức là Nhà nước đã
thấy được tầm quan trọng của nó trong việc làm ổn định kinh tế vĩ mô. Nhà
nước đưa nguyên tắc này áp dụng vào thực tiễn hoạt động ngân sách của Việt
Nam vì thấy được tác dụng của nó khi góp phần ổn định việc thực hiện các mục
tiêu của chính sách kinh tế vĩ mô: tăng trưởng mức thu nhập bình quân trong nền
kinh tế, giảm tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát được duy trì ở mức ổn định và có thể dự
toán được, sở dĩ làm được điều này là do nguồn ngân sách của nước ta luôn
trong trạng thái cân bằng, nhiệm vụ chi không vượt quá khả năng thu.
Thứ hai, việc thừa nhận nguyên tắc có ý nghĩa trong việc phân bổ, sử
dụng và điều chỉnh nguồn lực tài chính có hiệu quả. Ý nghĩa này được thể hiện
từ việc lập dự toán nhà nước đã có ưu tiên họp lý trong phân bổ ngân sách nhà
nước và sự gắn kết chặt chẽ giữa chiến lược phát triển kinh tế- xã hội với công

tác lập kế hoạch ngân sách, nhờ ý nghĩa định hướng đó của nguyên tắc này mà
Nhà nước ta chủ động thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội đã đề ra.
Thứ ba, nguyên tắc cân đối này còn góp phần vào việc tạo được nguồn
dự trữ ngân sách nhà nước vì nếu có sự cân đối trong thu và chi tiêu công thì
những nguồn thu nào mà chưa có nhiệm vụ chi cụ thề do các cơ quan nhà nước
đã có kế hoạch sử dụng những nguồn khác đề đầu tư cho nhiệm vụ chi đó, tức là
nguồn thu và nhiệm vụ chi nào đó được hài hòa với nhau thì một phần sẽ được
giữ lại trong ngân sách để dự trữ nhằm đáp ứng những mục tiêu chi phát sinh đột
xuất. Chúng ta sẽ không phải hoãn lại những kế hoạch nào đó để chờ nguồn thu
cụ thể mà sẽ thực hiện ngay do nguồn dữ trữ tài chính sẵn có, điều này giúp
những công việc được hoàn thành nhanh chóng và hiệu quả góp phần làm cho
kinh tế - xã hội được ổn định lâu dài.
II. Thực tiễn áp dụng nguyên tắc cân đối trong hoạt động ngân sách nhà
nước.
1. Thực tiễn áp dụng
1.1.
Thành tựu đạt được
Trong những năm qua việc thực hiện nguyên tắc cân đối trong hoạt động
ngân sách nhà nước đạt được nhiều kết quả.
Trong những năm vừa qua chúng ta đã cơ bản cân đối được các nguồn
thu và nhiệm vụ chi. Thu cân đối ngân sách nhà nước đã có những bước tăng


đáng kể. Năm 2009, tổng thu cân đối NSNN là 389,900 tỷ đồng trong đó thu từ
nội địa là 233,000 tỷ đồng, thu từ dầu thô là 63,700 tỷ đồng, thu từ hoạt động
xuất khẩu, nhập khẩu là 88, 200 tỷ đồng. Năm 2010 tổng thu cân đối NSNN là
461,500 tỷ đồng trong đó thu nội địa: 294,700 tỷ đồng; thu từ dầu thô: 66,300 tỷ
đồng; thu từ hoạt động xuất khẩu, nhập khấu: 95,500 tỷ đồng. Có thể thấy, so với
năm 2009 năm 2010 tổng số thu cân đối NSNN đã có sự tăng trưởng đáng kế.
1.2.

Những tồn tại, hạn chế
Cân đối ngân sách nhà nước đã được đảm bảo bằng các quy phạm mang
tính nguyên tắc. Tuy nhiên, việc thực hiện Luật ngân sách nhà nước đã bắt gặp
những vướng mắc, tồn tại, trong đó vấn đề về phạm vi cân đối và và cách tính bội
chi ngân sách nhà nước còn có một số điếm chưa rõ ràng, chưa đúng với luật
ngân sách nhà nước, chưa đúng với thông lệ quốc tế. số thu về phí, lệ phí hiện
nay chưa được quy định rõ ràng, khoản nào trong cân đối, khoản nào ngoài cân
đối ngân sách nhà nước, khoản nào hoạch toán trong ngân sách nhà nước.
Theo quy định của Luật ngân sách nhà nước thì hiện nay số thu về phí, lệ
phí chưa được hạch toán đầy đủ vào cân đối ngân sách nhà nước cần sớm chấn
chỉnh cho đúng với luật ngân sách nhà nước. Các khoản vay về để cho vay, các
khoản viện trợ chính thức ODA, các khoản vay về trái phiếu chính phủ, công trái
giáo dục cũng chưa được phản ánh vào cân đối ngân sách nhà nước và các khoản
huy động vốn của chính quyền địa phương chưa được tống họp vào bội chi ngân
sách nhà nước.
Về vấn đề bội chi ngân sách nhà nước, bội chi ngân sách nhà nước là tình
trạng mất cân đối của ngân sách nhà nước khi mà thu ngân sách nhà nước không
đủ bù đắp cho chi ngân sách nhà nước trong một thời kỳ nhất định. Bội chi
NSNN năm 2007 là 56500 tỷ đồng, năm 2008 là 66900 tỷ đồng, năm 2009 là
873090 tỷ đồng, năm 2010 là 119700 tỷ đồng. Tỷ lệ bội chi NSNN so với GDP
năm 2007 là 5%, năm 2007 là 5%, năm 2009 là 4,82%, năm 2010 là 6,2%. Qua
số liệu trên có thể thấy, số bội chi NSNN từ năm 2007 đến năm 2010 có chiều
hướng tăng.
Ở Việt nam cân đối ngân sách nhà nước được thực hiện theo nguyên tắc
thận trọng. Khi cân đối NSNN quán triệt nguycn tắc tổng số thu từ thuế, phí, lệ
phí phải lớn hơn tồng số chi thường xuyên; nếu bội chi phải nhỏ hơn chi đầu tư
phát triển. Nhưng kết quả kiểm toán cho thấy một số khoản thu phí, lệ phí, học


phí, viện phí,...không được tính toán cân đối ngân sách nhà nước mà đế lại đơn

vị chi tiêu; khi quyết toán sẽ thực hiện ghi thu, ghi chi vào NSNN. Kết quả kiếm
toán cho thấy khoản thu về phí, lệ phí là con số không nhỏ (ước tính hàng ngàn tỷ
đồng) và đây là nguồn thu NSNN cần phải được đưa vào cân đối, bố trí trong dự
toán hàng năm.
Cách xác định bội chi NSNN hiện nay của Việt Nam bao gồm toàn bộ
các khoản vay đế bù đắp, có nghĩa là chi ngân sách đối với các khoản vay này và
được thực hiện hai lần: Lần thứ nhất sử dụng nguồn vay cho các mục tiêu, nhiệm
vụ của NSNN; lần thứ hai bố trí chi NSNN đê trả nợ (cả gốc lẫn lãi) khi các
khoản vay đến hạn trả. Do đó, mức bội chi ngân sách của Việt nam thường cao
hơn so với phương pháp tính bội chi theo thông lệ quốc tế và trùng lặp khi bố trí
chi NSNN hai lần đối với các khoản vay bù đắp bội chi. Theo thông lệ quốc tế
việc xác định bội chi chỉ bao gồm trả nợ lãi trong và ngoài nước, không bao gồm
trả nợ gốc nhưng bao gồm các khoản vay để cho vay lại.
Tình trạng làm phát ngày càng tăng, năm 2010 Việt nam lạm phát hơn
11,75% gấp rưỡi mức 6,52% năm 2009 vượt xa mục tiêu ban đầu là dưới 7%.
Mặc dù, năm 2010 mức bội chi NSNN đã được kéo xuống còn dưới 6%, nhưng
nếu tính cả huy động trái phiếu thì tỷ lệ vẫn còn ở mức 7%. Đó là mức rất cao,
không những là một trong những nguyên nhân của lạm phát cao mà còn làm gia
tăng nợ nần. Chỉ trong quý một năm 2011, lạm phát ở Việt nam đã lên tới 6,1%.
Thực trạng này đã khiến cho mục tiêu kìm chân lạm phát ở mức 7% của Quốc hội
trở thành nhiệm vụ bất khả thi trong năm nay.
2. Phương hướng hoàn thiện.
2.1. Vấn đề hoàn thiên các quy định của pháp luật
Cần hoàn thiện hệ thống pháp luật về NSNN, khắc phục những điểm bất
cập của Luật ngân sách nhà nước hiện hành, quy định đầy đủ hơn về thẩm quyền
của Quốc hội trong việc quyết định dự toán và phân bổ ngân sách, quyết định các
căn cứ xây dựng phương án thu, chi ngân sách nhà nước.
Pháp luật cần quy định chặt chẽ hơn nữa về vấn đề thu, chi ngân sách
nhà nước từ khâu lập dự toán cho tới khâu thực hành, quyết toán ngân sách nhà
nước.

Lập dự toán NSNN là khâu quan trọng của quá trình NSNN, bởi lẽ khâu
này tạo tiền đề, cơ sở cho các khâu tiếp theo của quá trình NSNN. Cho nên việc


lập dự toán NSNN phải dựa trên các căn cứ: Nhiệm vụ cụ thể của các Bộ, cơ
quan ngang bộ, các cơ quan khác ở trung uơng và các cơ quan nhà nuớc ở địa
phuơng; Cơ chế phân cấp nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách các cấp và tỷ lệ
% phân chia các khoản thu và mức bố sung cho ngân sách cấp duới; dựa trên các
chế độ, chính sách, tiêu chuẩn, định mức hiện hành về thu chi NSNN như tiền
lương, tiền sinh hoạt phí cho cán bộ,...để có một dự toán ngân sách cân đối toàn
diện đáp ứng được nhu cầu thực hiên chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.
2.2.
Tăng thu giảm chi
Tăng thu giảm chi là biện pháp cơ bản mà các nhà nước thường sử dụng
để điều tiết NSNN. Công tác thu ngân sách nhà nước phải đảm bảo mức động
viên vào ngân sách nhà nước họp lý tăng nhanh tỷ trọng nội địa trong tổng thu
NSNN tập trung thực hiện thu đúng, thu đủ, kịp thời theo các luật thuế nhằm
động viên hợp lý, khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển và đảm bảo nguồn
lực thực hiện nhiệm vụ quan trọng phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hội
nhập kinh tế quốc tế chủ động ứng phó với các tác động của thị trường giá cả
trong và ngoài nước, đồng thời đấy mạnh cãi cách thủ tục hành chính, hải quan và
mở rộng cơ chế tự khai, tự nộp, tăng trách nhiệm của người nộp thuế và cơ quan
thu, tăng cường kiếm tra chống thất thu, nợ đọng tạo môi trường thuận lợi bình
đắng trong mọi doanh nghiệp của các thành phần kinh tế. Có cơ chế khuyến
khích các cấp tăng thu được hưởng hợp lý kết quả tăng thu so với nhiệm vụ của
nhà nước giao theo quy định của pháp luật.
Triệt để tiết kiệm các khoản đầu tư công và chi thường xuyên từ ngân
sách nhà nước. Triệt đế tiết kiệm các khoản đầu tư công có nghĩa là chi đầu tư
vào những dự án mang tính chủ đạo, hiệu quả nhằm tạo ra những đột phá cho sự
phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là những dự án chưa hoặc không hiệu quả thì

phải cất giảm thậm chí không đầu tư. Bên cạnh tiết kiệm các khoản chi đầu tư
công những khoản chi thường xuyên của các cơ quan nhà nước cũng phải cắt
giảm nếu những khoản chi này không hiệu quả và chưa thực sự cần thiết.
2.3.
Tăng cường vai trò quản lý của nhà nước
Theo thông lệ quốc tế, đạt được ngân sách cân đối là điều quan trọng vì
thâm hụt ngân sách lớn có thể gây tổn hại cho nền kinh tế trong lâu dài. Hầu hết
các lý thuyết về cân đối ngân sách đều cho rằng, việc xây dựng nguyên tắc cân
đối ngân sách phải được bắt đầu từ việc xác định vai trò của nhà nước phù hợp


với từng bối cảnh cụ thể. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện đại, nhà
nước cần phải tổ chức điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, can thiệp hợp lý và
đúng cách vào nền kinh tế, khắc phục những khiếm khuyết của cơ chế thị trường,
đảm bảo cho nền kinh tế xã hội phát triển bền vững.

c. KÉT LUẬN:
Qua việc tìm hiểu nguyên tắc cân đối trong hoạt động NSNN và thực tiễn
áp dụng ở Việt nam hiện nay chúng ta hiểu sâu hơn về hoạt động thu chi ngân
sách. Nguyên nhân của tình trạng lạm phát ở Việt nam hiện nay và các giải pháp
khắc phục lạm phát và sự mất cân đối trong hoạt động ngân sách nhà nước.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Luật ngân sách nhà nước, Trường Đại học Luật Hà Nội, nxb
Công an nhân dân, Hà nội năm 2010.
2. Luật ngân sách nhà nước năm 2002.
3. Quản lý nhà nước về tài chính về tài chính tiền tệ, PGS. TS Trần Đình Ty,
nxb Lao động, Hà Nội năm 2002.
4. Những điều cần biết đê thực hiên Luật ngân sách nhà nước, nxb Tài chính.

5. http://thuvienphapluat. vn
6. http://moi. 2QV. vn
7. http://chinhvhu. vn
8. http.v/taichinh. worpess. com



×