Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

xây dựng website quản lý học viên cao học khoa khoa học tự nhiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.62 MB, 60 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CNTT & TT
BỘ MÔN TIN HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

XÂY DỰNG WEBSITE QUẢN LÝ
HỌC VIÊN CAO HỌC
KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Sinh viên thực hiện

Cán bộ hướng dẫn

Huỳnh Thị Diễm Trinh

Ths. Nguyễn Thị Thùy Linh

MSSV: 1108052

Cần Thơ - 2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA CNTT & TT
BỘ MÔN TIN HỌC ỨNG DỤNG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

XÂY DỰNG WEBSITE QUẢN LÝ
HỌC VIÊN CAO HỌC


KHOA KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Sinh viên thực hiện

Cán bộ hướng dẫn

Huỳnh Thị Diễm Trinh
MSSV: 1108052

Ths. Nguyễn Thị Thùy Linh
Cán bộ phản biện:
Ts. Nguyễn Nhị Gia Vinh
Ths. Võ Hải Đăng

Luận văn được bảo vệ tại: Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp Bộ môn Tin
học Ứng dụng, Khoa CNTT & TT, Trường Đại học Cần Thơ vào ngày 13
tháng 5 năm 2015.
Mã số đề tài:
Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Học liệu, Trường Đại học Cần Thơ
- Website: />
Cần Thơ - 2015


LỜI CÁM ƠN
……….……….
Trong thời gian học tập tại Trường Đại học Cần Thơ, em đã nhận
được rất nhiều sự quan tâm, hỗ trợ và động viên từ phía gia đình, Thầy
Cô và bạn bè để ngày hôm nay em có thể hoàn thành việc học tập của
mình cũng như bài luận văn tốt nghiệp này.
Trước hết, em xin gửi lời biết ơn chân thành đến với cha, mẹ đã là

nguồn động lực để em có thể vững tâm học hành, đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để cho em vượt qua mọi khó khăn, thử thách để học tập tốt.
Em xin gởi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy Cô trong Bộ môn Tin
Học Ứng Dụng – Khoa CNTT & TT – Trường Đại học Cần Thơ đã tham
gia giảng dạy và truyền đạt những kiến thức quý báu cho em và tất cả
các bạn trong suốt thời gian qua. Đặc biệt, em xin gửi lời cảm ơn chân
thành đến Cô Ths. Nguyễn Thị Thùy Linh – Bộ môn Tin học ứng dụng –
Khoa CNTT & TT – Trường Đại học Cần Thơ, người đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ và chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn
này.
Mặc dù đã cố gắng nhưng do kiến thức còn hạn chế nên khó tránh
khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong quý Thầy Cô và các bạn thông cảm,
đóng góp bổ sung để nội dung đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cám ơn!

Sinh viên thực hiện

Huỳnh Thị Diễm Trinh
Trang i


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
..................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................

..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2015
Cán bộ hướng dẫn

Ths. Nguyễn Thị Thùy Linh

Trang ii


NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN

..................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
..........................................................................................................................................
Cần Thơ, ngày … tháng … năm 2015

Cán bộ phản biện

……………………………
Trang iii


MỤC LỤC
LỜI CÁM ƠN .................................................................................................................i
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ............................................................... ii
NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ PHẢN BIỆN ................................................................. iii
MỤC LỤC iv
DANH MỤC BIỂU BẢNG ..........................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... vii
TÓM TẮT viii
ABSTRACT ..................................................................................................................ix
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ........................................................ x
CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI .......................................................................1

1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ ....................................................................................................1
1.2. PHẠM VI ĐỀ TÀI ............................................................................................. 1
1.2.1.

Về cơ sở lý thuyết ...................................................................................... 2

1.2.2.

Về chức năng ứng dụng .............................................................................2


1.2.3.

Về kỹ thuật .................................................................................................3

1.3. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN .................................................................................3
CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT .........................................................................4

2.1. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PHP VÀ HỆ QUẢN TRỊ CSDL MYSQL .............4
2.1.1.

Ngôn ngữ lập trình PHP ............................................................................4

2.1.2.

Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL ............................................................. 5

2.2. JAVASCRIPT ....................................................................................................5
2.3. CÔNG NGHỆ AJAX ......................................................................................... 5
2.4. BẢO MẬT DỮ LIỆU......................................................................................... 7
2.5. BOOTSTRAP .....................................................................................................9
CHƯƠNG 3.

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..................................11

3.1. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐẶC TẢ YÊU CẦU ĐỀ TÀI ..................... 11
3.1.1.

Khảo sát hiện trạng ..................................................................................11

Trang iv


3.1.2.

Đặc tả yêu cầu đề tài ................................................................................11

3.2. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG ...................................................... 12
3.2.1.

Mô hình UseCase ..................................................................................... 13

3.2.1.1.

Mức tổng quát .................................................................................13

3.2.1.2.

UseCase người quản trị ...................................................................13

3.2.1.3.

UseCase người dùng .......................................................................14

3.2.2.

Phân tích cơ sở dữ liệu.............................................................................14

3.2.2.1.


Xác định các tập thực thể ................................................................ 14

3.2.2.2.

Mô hình thực thể mối kết hợp - ER (Entity Relationship) .............20

3.2.2.3.

Lược đồ cơ sở dữ liệu quan hệ ........................................................ 22

3.2.3.

Mô hình phân rã chức năng - BFD (Business Function Diagram) ..........22

3.3. CHƯƠNG TRÌNH ỨNG DỤNG .....................................................................24
3.3.1.

Yêu cầu hệ thống ..................................................................................... 24

3.3.2.

Chức năng chính của website ..................................................................24

3.3.2.1.

Nhóm khách .................................................................................... 25

3.3.2.2.

Nhóm học viên cao học...................................................................31


3.3.2.3.

Nhóm giảng viên cao học ............................................................... 33

3.3.2.4.

Nhóm người quản trị .......................................................................35

3.4. THẢO LUẬN KẾT QUẢ VÀ CÁC VẤN ĐỀ CHƯA GIẢI QUYẾT ............36
3.4.1.

Ưu điểm ...................................................................................................37

3.4.2.

Nhược điểm ............................................................................................. 37

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................... 38
PHỤ LỤC 1 ..................................................................................................................39
PHỤ LỤC 2 ..................................................................................................................42
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................... 48

Trang v


DANH MỤC BIỂU BẢNG
Bảng 3.1. Mô tả tập thực thể học viên cao học..................................................... 15
Bảng 3.2. Mô tả tập thực thể giảng viên cao học .................................................15
Bảng 3.3. Mô tả tập thực thể Khoa .......................................................................16

Bảng 3.4. Mô tả tập thực thể ngành ......................................................................16
Bảng 3.5. Mô tả tập thực thể lớp chuyên ngành ................................................... 17
Bảng 3.6. Mô tả tập thực thể môn học ..................................................................17
Bảng 3.7. Mô tả tập thực thể học hàm ..................................................................17
Bảng 3.8. Mô tả tập thực thể học vị ......................................................................18
Bảng 3.9. Mô tả tập thực thể đơn vị công tác ....................................................... 18
Bảng 3.10. Mô tả tập thực thể học kỳ - niên khóa ................................................18
Bảng 3.11. Mô tả tập thực thể biểu mẫu ............................................................... 19
Bảng 3.12. Mô tả tập thực thể liên hệ ...................................................................19
Bảng 3.13. Mô tả tập thực thể thông báo .............................................................. 20
Bảng 3.14. Mô tả tập thực thể người quản trị ....................................................... 20

Trang vi


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. Biểu tượng của PHP và MySQL............................................................. 4
Hình 2.2. Cơ chế hoạt động của Ajax .....................................................................7
Hình 2.3. Cơ chế hoạt động của giải thuật MD5() .................................................8
Hình 3.1. Mô hình UseCase mức tổng quát .......................................................... 13
Hình 3.2. Mô hình UseCase người quản trị .......................................................... 13
Hình 3.3. Mô hình UseCase người dùng .............................................................. 14
Hình 3.4. Mô hình ER ........................................................................................... 21
Hình 3.5. Mô hình phân rã chức năng ..................................................................23
Hình 3.6. Giao diện chính website ........................................................................25
Hình 3.7. Trang giới thiệu..................................................................................... 25
Hình 3.8. Trang xem thông báo – tin tức .............................................................. 26
Hình 3.9. Chi tiết các chuyên ngành cao học ....................................................... 26
Hình 3.10. Trang biểu mẫu ................................................................................... 27
Hình 3.11. Chi tiết biểu mẫu .................................................................................28

Hình 3.12. Dowload biểu mẫu ..............................................................................28
Hình 3.13. Trang trợ giúp ..................................................................................... 29
Hình 3.14. Trang liên hệ ....................................................................................... 30
Hình 3.15. Tìm kiếm danh mục môn học ............................................................. 31
Hình 3.16. Đăng nhập với quyền học viên cao học ..............................................31
Hình 3.17. Thông tin cá nhân học viên .................................................................32
Hình 3.18. Danh sách các lớp chuyên ngành ........................................................ 32
Hình 3.19. Đăng nhập với quyền giảng viên ........................................................ 33
Hình 3.20. Thông tin cá nhân giảng viên.............................................................. 33
Hình 3.21. Xem danh sách học viên cao học ........................................................ 34
Hình 3.22. Xem danh sách giảng viên ..................................................................34
Hình 3.23. Đăng nhập với quyền quản trị............................................................. 35
Hình 3.24. Trang quản lý đào tạo .........................................................................35
Hình 3.25. Quản trị học viên cao học ...................................................................36
Hình 3.26. Cập nhật danh mục học viên cao học theo lớp ...................................36

Trang vii


TÓM TẮT
Hiện nay, số lượng học viên cao học của trường Đại học Cần Thơ đang ngày một
tăng, đặc biệt là các ngành thuộc khoa Khoa học Tự nhiên quản lý. Vì vậy, vấn đề
quản lý, lưu trữ và xử lý thông tin của các học viên cao học và giảng viên giảng dạy
ngày một quan trọng hơn. Do đó, việc xây dựng một ứng dụng để phục vụ cho mục
đích quản lý và lưu trữ dữ liệu là điều rất cần thiết.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế trên, chúng tôi quyết định chọn và thực hiện đề tài
luận văn là: “Xây dựng website quản lý học viên cao học khoa Khoa học Tự nhiên”.
Website được xây dựng dựa trên cơ sở nghiên cứu và ứng dụng hệ quản trị cơ sở dữ
liệu MySQL, ngôn ngữ PHP và công nghệ Ajax. Sau khi hoàn thành, website cung cấp
những chức năng chính hỗ trợ giảng viên và học viên cao học cập nhật thông báo – tin

tức mới của trường một cách nhanh nhất; người quản trị quản lý và cập nhật các danh
mục một cách dễ dàng hơn. Đồng thời, website cho phép in và xuất các danh sách
giảng viên, học viên cao học; tìm kiếm các danh mục ngành, lớp chuyên ngành, môn
học, giảng viên và học viên cao học.
Với những chức năng trên, website sẽ góp phần nâng cao hiệu quả quản lý học
viên cao học của khoa Khoa học Tự nhiên trở nên dễ dàng, nhanh chóng và thân thiện.
Nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan lý do chọn đề tài và phạm vi thực hiện.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết được vận dụng để xây dựng chương trình.
Chương 3: Nội dung và kết quả nghiên cứu.
Từ khóa: Quản lý học viên cao học, ngành cao học, khoa Khoa học Tự nhiên,
PHP và MySQL, …

Trang viii


ABSTRACT
Currently, the graduate students of the Can Tho University is increasing,
especially in the branch of the College of Natural Sciences management. So, problem
management, storage and processing of information of graduate students and lecturers
are more important. Therefore, building applications is necessary to manage and store
data.
Derived from the actual demand, I decided to choose and implement thesis is:
"Building management website graduate students of the College of Natural
Sciences". It is built on the basis of research and application MySQL which is a
database management system, PHP and Ajax technologies. The website offers some
main functions such as: The support to lecturers and students to know news and
events; the administrators manage and update the list more easily. Besides, the website
helps print and export the list of lecturers, graduate students; search the list of branches
and specialized classes, courses, lecturers and graduate students.

With these functions, the website will contribute to improving the effectiveness
of management science graduate students of the College of Natural Science becomes
easy, quick and friendly.
Main contents of thesis includes 3 chapters:
Chapter 1: Overview of the reason for choosing and range of performance.
Chapter 2: Basis of theory be used to build program.
Chapter 3: Contents and results of research.
Keywords: Management graduate students, higher education sector, the College
of Natural Sciences, PHP and MySQL,…

Trang ix


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt
Ajax

Nguyên nghĩa
Asynchronous Javascript And XML

CNTT

Công Nghệ Thông Tin

CSDL

Cơ sở dữ liệu

CSS


Cascading Style Sheets

ER

Entity Relationship

KHTN

Khoa học Tự nhiên

MD5

Message-Digest algorithm 5

Trang x


Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

CHƯƠNG 1.

TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

Khoa Khoa học Tự nhiên – Đại học Cần Thơ ngày càng chú trọng và nâng cao
trình đào tạo cao học, số lượng học viên cao học đang theo học tại khoa đang ngày một
tăng nên vấn đề về công tác quản lý đang được quan tâm. Chính vì vậy, việc xây dựng
một website quản lý học viên cao học tại khoa Khoa học Tự nhiên là điều thật sự rất
cần thiết.
1.1. ĐẶT VẤN ĐỀ

Trong xã hội công nghệ thông tin (CNTT) như hiện nay thì việc ứng dụng CNTT
vào công tác quản lý, lưu trữ thông tin và phát triển hệ thống đang rất phổ biến trong
mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong giáo dục. CNTT đóng một vai trò rất quan trọng, là trợ
thủ đắc lực trong việc dạy và học của giảng viên và học viên cao học; là một công cụ
không thể thiếu trong công tác quản lý và lưu trữ thông tin. Trường Đại học Cần Thơ
nói chung và khoa KHTN nói riêng đã ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy và học từ
rất sớm.
Khoa KHTN ngày càng phát triển, chất lượng đào tạo và các ngành đào tạo ngày
một được mở rộng hơn, đặc biệt về đào tạo cao học. Vì vậy, số lượng học viên cao học
theo học các chuyên ngành do khoa KHTN quản lý tăng theo từng năm. Do đó, cần
phải áp dụng hình thức quản lý phù hợp sao cho giảng viên và học viên cao học cảm
thấy thuận tiện và giúp ích cho việc dạy và học, các dữ liệu cần được lưu trữ và xử lý
dễ dàng. Ngày nay, quản lý trực tuyến là một hình thức đã được hầu hết các cơ quan,
đơn vị và trường học ứng dụng bởi vì sự linh hoạt và tiện ích của nó. Vì thế, việc lựa
chọn hình thức quản lý này để xây dựng và ứng dụng vào công tác quản lý học viên
cao học là sự lựa chọn phù hợp.
Xuất phát từ những vấn đề trên, chúng tôi quyết định chọn và thực hiện đề tài
luận văn “Xây dựng Website quản lý học viên cao học khoa Khoa học Tự nhiên”.
Với mong muốn mang lại sự thuận tiện trong công tác quản lý bằng hình thức trực
tuyến để đạt được hiệu quả cao. Đồng thời, cung cấp những thông tin cần thiết đến
giảng viên, học viên cao học một cách chính xác và nhanh nhất.
1.2. PHẠM VI ĐỀ TÀI
Xác định phạm vi, mức độ cần giải quyết trên cơ sở lý thuyết, chức năng ứng
dụng và kỹ thuật thực hiện khi xây dựng website quản lý học viên cao học khoa
KHTN.

Trang 1


Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI

1.2.1. Về cơ sở lý thuyết
Nghiên cứu và vận dụng kiến thức phân tích và thiết kế hệ thống thông tin, xác
định trọng tâm vấn đề của bài toán đặt ra. Từ đó, xây dựng các mô hình cần thiết để
giải quyết tối ưu bài toán.
Nghiên cứu và vận dụng ngôn ngữ lập trình PHP trên hệ quản trị cơ sở dữ liệu
MySQL, kết hợp với công nghệ Ajax, JavaScript và Jquery để xây dựng chương trình
ứng dụng, cùng với sử dụng giải thuật MD5 để dữ liệu được bảo mật an toàn.
1.2.2. Về chức năng ứng dụng
Đề tài xây dựng một chương trình để quản lý danh mục môn học, danh mục các
ngành và lớp chuyên ngành, danh mục giảng viên và học viên cao học, …
Website được thiết kế để phục vụ cho 4 nhóm người dùng gồm: Nhóm khách,
nhóm giảng viên, nhóm học viên cao học và nhóm người quản trị.


Nhóm khách
- Xem và in thông báo – tin tức.
- Tìm kiếm và xem các danh mục ngành, lớp chuyên ngành, môn học.
- Xem và tải các biểu mẫu.



Nhóm giảng viên
- Xem và in thông báo, sự kiện.
- Xem và tải các biểu mẫu.
- Tìm kiếm các danh mục và xem danh sách.
- Thêm thông báo mới thông báo.



Nhóm học viên cao học

- Xem và in thông báo, sự kiện.
- Xem và tải các biểu mẫu.
- Tìm kiếm các danh mục và xem danh sách.



Chức năng admin: Toàn quyền trên hệ thống.

Trang 2


Chương 1: TỔNG QUAN ĐỀ TÀI
1.2.3. Về kỹ thuật
Trong quá trình sử dụng, website phải đảm bảo các yêu cầu như:
- Đảm bảo tính chính xác, kiểm tra lỗi phát sinh do người dùng, đảm bảo an
toàn và bảo mật.
- Giao diện thân thiện, giúp người sử dụng thuận lợi khi thao tác.
1.3. CÁC BƯỚC THỰC HIỆN
Chương trình ứng dụng về website “Quản lý học viên cao học khoa Khoa học
Tự nhiên” là một chương trình ứng dụng thực tế vào việc học tập, giảng dạy của học
viên cao học và giảng viên hiện nay. Để hoàn thành tốt chương trình ứng dụng này cần
phải thực hiện các bước sau:
- Trước hết cần phải khảo sát hiện trạng thực tế để có thể xây dựng một chương
trình thân thiện và thực tiễn.
- Tìm kiếm và phân tích những tài liệu có liên quan để làm rõ vấn đề.
- Phân tích và thiết kế hệ thống dựa trên những tài liệu đã thu thập được.
- Xây dựng ứng dụng của chương trình website “Quản lý học viên cao học
của khoa Khoa học Tự nhiên”.
- Chạy thử chương trình và kiểm tra, sửa lỗi và đưa lên hosting.
- Đánh giá kết quả đạt được, đưa ra nhận xét và rút kinh nghiệm cần thiết.


Trang 3


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

CHƯƠNG 2.

CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Để xây dựng website quản lý học viên cao học khoa Khoa học Tự nhiên – trường
Đại học Cần Thơ, chúng tôi sử dụng ngôn ngữ lập trình PHP kết hợp với hệ quản trị cơ
sở dữ liệu MySQL, cùng với công nghệ Ajax, JavaScript và các kỹ thuật bảo mật như
MD5 để hoàn thành tốt chương trình ứng dụng.
2.1. NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH PHP VÀ HỆ QUẢN TRỊ CSDL MYSQL
Ngôn ngữ lập trình Hypertext Preprocessor (PHP) và hệ quản trị cơ sở dữ liệu
(CSDL) MySQL hiện nay đã trở thành một trong những công cụ được các nhà lập
trình lựa chọn để thiết kế nên những trang web thân thiện và bổ ích, đặc biệt là lưu trữ
CSDL một cách tiện ích.

Hình 2.1. Biểu tượng của PHP và MySQL
2.1.1. Ngôn ngữ lập trình PHP
Ngôn ngữ lập trình PHP là một ngôn ngữ mã nguồn mở, được tối ưu hóa cho các
ứng dụng web, tốc độ nhanh chóng, nhỏ gọn và dễ học nên PHP trở thành một ngôn
ngữ lập trình web phổ biến nhất thế giới.
Các đặc điểm của PHP:
-

Là ngôn ngữ lập trình server – side scripting, thực thi script trên server và trả về
mã HTML cho trình duyệt.


-

Hỗ trợ rất nhiều cơ sở dữ liệu như: MySQL, Oracle, Informix, Sybase, Generic
ODBC, PostgreSQL, …

-

PHP chạy trên nhiều nền tảng khác nhau như: Windows, Linux, Unix, ….

Nguyên tắc hoạt động của PHP: khi người dùng gọi trang PHP máy chủ web sẽ
họi PHP Engine để thông dịch và trả về kết quả cho đối tượng yêu cầu.
Yêu cầu hoạt động: tương thích với hầu như tất cả các máy chủ được sử dụng
hiện nay có thể là Apache hay ISS.
Trang 4


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1.2. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL
MySQL là hệ quản trị cơ sở dữ liệu tự do nguồn mở phổ biến rộng hiện nay và
được các nhà phát triển rất ưa chuộng trong quá trình phát triển ứng dụng. Vì MySQL
là hệ quản trị CSDL tốc độ cao, ổn định và dễ sử dụng, có tính khả chuyển, hoạt động
trên nhiều hệ điều hành cung cấp một hệ thống lớn các hàm tiện ích rất mạnh. Với tốc
độ và tính bảo mật cao, MySQL rất thích hợp cho các ứng dụng có truy cập CSDL trên
internet.
MySQL là một trong những ví dụ rất cơ bản về hệ quản trị CSDL quan hệ sử
dụng ngôn ngữ hỗ trợ truy vấn SQL. Có nhiều phiên bản chạy được trên nhiều nền
tảng như: Windows, Linux, Unix, ...
MySQL được sử dụng cho việc bổ trợ PHP, Perl và nhiều ngôn ngữ khác; nó làm
nơi lưu trữ những thông tin trên các trang web viết bằng PHP hay Perl. Bên cạnh đó,

MySQL còn hỗ trợ hàm mã hóa Message-Digest algorithm 5 (MD5) để mã hóa thông
tin khi cần thiết (như mã hóa mật khẩu người sử dụng) để đảm bảo an toàn dữ liệu.
2.2. JAVASCRIPT
JavaScript là một ngôn ngữ lập trình kịch bản dựa trên đối tượng nhằm phát triển
các ứng dụng Internet chạy trên phía client và phía server. Mã lệnh javascript được
nhúng trong các trang HTML. Giống Java, JavaScript có cú pháp tương tự C nhưng
nó gần với Selt hơn Java. Với file được lưu dưới dạng .js là phần mở rộng thường
được dùng cho tập tin mã nguồn JavaScript.
JavaScript giúp nâng cao tính động và khả năng tương tác cho website bằng cách
sử dụng các hiệu ứng của nó như thực hiện phép tính, kiểm tra biểu mẫu, tùy biến lựa
chọn đồ họa, …
Ứng dụng JavaScript để xử lý các sự kiện thêm, sửa, xóa hay thay đổi định dạng
giúp cho website được đảm bảo chính xác và linh động khi người dùng thao tác trên hệ
thống.
2.3. CÔNG NGHỆ AJAX
Ajax được viết tắt của cụm từ: Asynchronous Javascript And XML, là bộ công
cụ cho phép tăng tốc độ ứng dụng web bằng cách cắt nhỏ dữ liệu và chỉ hiển thị những
gì cần thiết thay vì phải tải lại toàn bộ trang web. Ajax là một ý tưởng, mô tả việc sử
dụng kết hợp một nhóm nhiều công nghệ phát triển web với nhau để tạo các ứng dụng
web. Trong đó:
- HTML (hoặc XHTML) kết hợp với CSS trong việc hiển thị thông tin.
Trang 5


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
- Mô hình DOM (Document Object Model) được thực hiện thông qua JavaScript
nhằm hiển thị thông tin động và tương tác với những thông tin được hiển thị.
- Đối tượng XMLHttpRequest để trao đổi dữ liệu một cách không đồng bộ với
máy chủ web.
- Công nghệ XML là định dạng chủ yếu cho dữ liệu truyền.



Ưu điểm của Ajax

- Giảm băng thông và thời gian nạp trang, cho kết quả trang web được hiển thị
nhanh hơn.
- Tăng tính tương tác cao giữa trang web với người dùng.
- Giảm các kết nối đến server do mã kịch bản script và các style sheet chỉ yêu
cầu một lần.
- Được hỗ trợ trên hầu hết các trình duyệt thông dụng như: Internet Explorer,
Firefox, Opera, …


Cơ chế hoạt động của các ứng dụng web sử dụng công nghệ ajax

- Bước 1: Khi một sự kiện xảy ra ở client như: Người sử dụng rê chuột, chọn và
nhập thông tin, … đối tượng XMLHttpRequest sẽ được khởi tạo. Các yêu cầu của
người dùng sẽ được gởi ngầm bởi đối tượng vừa tạo và chờ nhận kết quả.
- Bước 2: Server nhận yêu cầu gởi đến, xử lý và trả về kết quả cho đối tượng
vừa yêu cầu. Kết quả sẽ được trả về từ server dưới dạng thông điệp XML.
- Bước 3: Đối tượng XMLHttpRequest sẽ nhận kết quả trả về trên, xử lý kết quả
và cập nhật nội dung trên trình duyệt.

Trang 6


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Hình 2.2. Cơ chế hoạt động của Ajax
2.4. BẢO MẬT DỮ LIỆU

Trong thời đại phát triển mạnh của công nghệ internet như ngày nay, các vấn đề
thuộc về an ninh mạng như: Sự tấn công, thâm nhập và đánh cắp dữ liệu liệu trên
website và trên hệ thống máy chủ đã dấy lên sự lo ngại từ phía người dùng. Để ngăn
chặn điều này xảy ra, nhà quản trị cũng như người dùng phải có những biện pháp để
ngăn chặn và hạn chế tối đa việc xâm hại dữ liệu. Vì vậy, khi xây dựng cơ sở dữ liệu
(CSDL) hay khi viết chương trình ứng dụng, người lập trình phải đặc biệt quan tâm
đến vấn đề này. Cụ thể khi tổ chức CSDL cho web site quản lý học viên cao học của
Khoa Khoa học Tự nhiên với hệ quản trị CSDL được sử dụng là MySQL nên có thể
bảo mật tài khoản, mật khẩu của người dùng bằng mã MD5.
- MD5 (được viết tắt từ: Message - Digest algorithm 5) là một bộ tạo Hash mật
mã được sử dụng phổ biến với giá trị Hash dài 128-bit.
- Là một chuẩn internet (RFC 1321), MD5 đã được dùng trong nhiều ứng dụng
bảo mật, và cũng được dùng phổ biến để kiểm tra tính toàn vẹn của tập tin.
Trang 7


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
- Một bảng băm MD5 thường được diễn tả bằng một số hệ thập lục phân 32 ký tự.
Giải thuật MD5 là một hàm băm dùng để mã hóa với các giá trị băm là 128 bits.
MD5 được sử dụng phổ biến trong nhiều ứng dụng bảo mật website. MD5 biến đổi
một thông điệp có chiều dài bất kỳ thành một khối có kích thước cố định 128 bits.
Thông điệp được đưa vào bộ đệm (thông điệp sẽ được cắt thành các khối 512 bits), bộ
đệm hoạt động như sau:
- Đầu tiên, nó sẽ chèn bit 1 vào cuối thông điệp. Kế tiếp nó chèn hàng loạt các
bit 0 cho tới khi chiều dài của nó nhỏ hơn 512 một khoảng 64 bit.
-

Phần còn lại sẽ được lấp đầy bởi một số nguyên 64 bit.

Thuật toán của MD5 hoạt động trên một bộ 128 bit, chia nhỏ ra thành 4 phần 32

bit, kí hiệu là A, B, C và D. Các giá trị này là các hằng số cố định. Thuật toán MD5
hoạt động trên các khối 512 bit, mỗi khối sẽ phối hợp với một bộ. Quá trình xử lý một
khối thông điệp gồm 4 bước tương tự nhau gọi là vòng. Mỗi vòng lại có 16 quá trình
tương tự nhau dựa trên hàm một chiều F, phép công module và phép xoay trái.

Hình 2.3. Cơ chế hoạt động của giải thuật MD5()
Khi người sử dụng được cấp tài khoản thì thông tin trường mật khẩu sẽ được mã
hóa MD5 và lưu vào cơ sở dữ liệu. Khi người sử dụng thực hiện chức năng đăng nhập,
trang đăng nhập sẽ mã hóa mật khẩu đã được nhập vào bằng MD5. Nếu người sử dụng
nhập mật khẩu giống với mật khẩu trong cơ sở dữ liệu thì đăng nhập thành công và
ngược lại sẽ thông báo lỗi, đăng nhập thất bại.

Trang 8


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
Code xử lý đăng nhập với mật khẩu được mã hóa bằng giải thuật MD():

2.5. BOOTSTRAP
Bootstrap là Front-end framework, là một bộ sưu tập miễn phí các công cụ để tạo
ra các trang web và các ứng dụng web. Nó chứa HTML và CSS dựa trên các mẫu thiết
kế cho kiểu chữ, hình thức, các nút, chuyển hướng và các thành phần giao diện khác,
cũng như mở rộng JavaScript tùy chọn.
Bootstrap được phát triển bởi Mark Otto và Jacob Thornton tại Twitter như một
framework, một công cụ để phục vụ công việc nội bộ của Twitter. Trước khi phát triển
Bootstrap, có nhiều thư viện khác nhau đã được sử dụng để phát triển giao diện, dẫn
đến mâu thuẫn, xung đột. Bootstrap ra đời để khắc phục những yếu tố này, cũng như
giúp các nhà phát triển, lập trình tại Twitter có thể triển khai công việc nhanh hơn, tiện
lợi và đồng bộ hơn.
Bootstrap có khả năng tương thích với các phiên bản mới nhất của tất cả các trình

duyệt nổi tiếng trên thế giới như Chrome, Firefox, IE, Opera...


Một số ưu điểm chính của Bootstrap:
- Tiết kiệm thời gian: Boostrap giúp người thiết kế giao diện website tiết kiệm rất
nhiều thời gian. Các thư viện Bootstrap có những đoạn mã sẵn sàng cho việc
áp dụng vào website một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Trang 9


Chương 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
- Tùy biến cao: Bootstrap cung cấp hệ thống Grid System mặc định bao gồm 12
bột và độ rộng 940px. Có thể thay đổi, nâng cấp và phát triển dựa trên nền
tảng này.
- Responsive Web Design: Với Bootstrap, việc phát triển giao diện website để
phù hợp với đa thiết bị trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Đây là xu hướng phát
triển giao diện website đang rất được ưa chuộng trên thế giới.

Trang 10


Chương 3: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

CHƯƠNG 3.

NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Qua quá trình khảo sát, thu thập thông tin, những giải pháp đã được đề ra để xây
dựng website quản lý học viên cao học khoa KHTN đạt hiệu quả hơn. Trong nội dung

chương này sẽ trình bày quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài cùng với kết quả đạt
được của quá trình thực hiện.
3.1. KHẢO SÁT HIỆN TRẠNG VÀ ĐẶC TẢ YÊU CẦU ĐỀ TÀI
Công việc khảo sát thực tế đóng vai trò quan trọng giúp xác định chính xác mục
tiêu và yêu cầu bài toán. Từ đó, chọn được phương pháp tối ưu để giải quyết yêu cầu
đặt ra.
3.1.1. Khảo sát hiện trạng
Với tốc độ phát triển một cách nhanh chóng của nền kinh tế như hiện nay thì xã
hội cũng ngày càng phát triển. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội thì việc
chú trọng và nâng cao trình độ học vấn ngày càng được các bạn sinh viên, nhà trường
và toàn xã hội quan tâm ngày càng nhiều. Hiện nay, các bạn sinh viên đã nâng cao
nhận thức về tầm quan trọng của việc học trong xã hội và trong tương lai nên có nhiều
bạn sinh viên sau khi tốt ngiệp đại học vẫn tiếp tục nâng cao trình độ học vấn của
mình, đặc biệt đa số các bạn chọn con đường tiếp tục học chương trình đào tạo cao
học. Để đáp ứng nhu cầu của sinh viên, trường Đại học Cần Thơ nói chung và khoa
Khoa học Tự nhiên nói riêng đã mở rộng nhiều ngành quản lý đào tạo cao học cho
sinh viên sau khi tốt nghiệp đại học có điều kiện nâng cao trình độ.
Để phục vụ tốt hơn cho việc quản lý học viên cao học của khoa Khoa học Tự
nhiên, việc học tập của học viên và việc giảng dạy của giáo viên, nay website “Quản lý
học viên cao học của khoa Khoa Học Tự Nhiên” là giải pháp tốt nhất cho vấn đề này.
Với website quản lý học viên cao học thì giáo viên có thể quản lý học viên dễ dàng
hơn, học viên cũng có thể dễ dàng học tập hơn.
3.1.2. Đặc tả yêu cầu đề tài
Website “Quản lý học viên cao học của khoa Khoa Học Tự Nhiên” là một ứng
dụng được xây dựng để đảm bảo cho việc quản lý học viên của khoa được tốt hơn. Vì
vậy, website phải đảm bảo đầy đủ các thông tin chi tiết sau:
- Mỗi học viên cao học sau khi trúng tuyển vào một ngành cao học nào đó của
trường thuộc khoa KHTN sẽ được cấp một mã số học viên cao học tương ứng với lớp
chuyên ngành thuộc ngành của khoa KHTN, lưu lại thông tin họ tên, ngày sinh, nơi
Trang 11



Chương 3: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
sinh, phái, địa chỉ và được xếp vào một lớp chuyên ngành tương ứng với ngành đã
trúng tuyển cao học.
- Mỗi giảng viên đều có một mã giảng viên duy nhất, các thông tin họ tên của
giảng viên, ngày sinh, nơi sinh, phái và địa chỉ cũng được hệ thống lưu lại để quản lý.
- Mỗi giảng viên và học viên cao học đều được cấp một mật khẩu tương ứng với
mã học viên và giảng viên để có thể đăng nhập vào hệ thống.
- Mỗi lớp chuyên ngành sẽ có mã lớp, tên lớp, sĩ số và khóa học của lớp chuyên
ngành đó.
- Mỗi môn học của học viên sẽ có một mã số tương ứng với khoa quản lý môn
học đó. Mỗi môn học sẽ có số tín chỉ của môn học, số tiết lý thuyết và số tiết thực
hành.
- Mỗi ngành đều thuộc một khoa quản lý ngành đó, các thông tin về tên khoa và
ngày thành lập cũng được lữ trữ lại trong cơ sở dữ liệu.
- Mỗi chuyên ngành sẽ có một khung chương trình đào tạo gắn với khóa học của
ngành đó. Trong mỗi khung chương trình đào tạo sẽ có các môn học tương ứng với
ngành. Các môn học trong khung chương trình đào tạo sẽ có môn bắt buộc hoặc tự
chọn tùy theo ngành cao học.
- Mỗi học viên cao học và giảng viên có thể đăng nhập vào hệ thống để xem và
in các danh sách học viên của lớp chuyên ngành cao học, các biểu mẫu và thông báo.
- Người quản trị của hệ thống có thể xem, cập nhật thông tin và thêm mới người
dùng; cập nhật các thông báo và biểu mẫu để hỗ trợ tốt nhất cho việc học và giảng dạy
của học viên cao học và giảng viên.
3.2. PHÂN TÍCH VÀ THIẾT KẾ HỆ THỐNG
Phân tích và thiết kế hệ thống đóng vai trò quan trọng khi xây dựng một chương
trình ứng dụng. Nội dung phần này trình bày quá trình phân tích các sơ đồ chức năng
và thiết kế mô hình cơ sở dữ liệu cho toàn bộ ứng dụng.


Trang 12


Chương 3: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.2.1. Mô hình UseCase
3.2.1.1. Mức tổng quát
<<include>>

Quản lý thông
báo - tin tức

<<include>>
Xem các danh mục

<<include>>
Quản lý các danh mục
Đăng nhập

NGƯỜI QUẢN TRỊ

NGƯỜI DÙNG

<<include>>

Quản lý người dùng

Xem thông tin cá nhân
<<include>>
<<include>>


Quản lý liên hệ

GIẢNG VIÊN

HỌC VIÊN CAO HỌC

Hình 3.1. Mô hình UseCase mức tổng quát
3.2.1.2. UseCase người quản trị
<<extend>>
Quản lý ngành
<<extend>>
Quản lý giảng viên

<<extend>>
<<extend>>

Quản lý học viên cao học

Thêm
<<extend>>

<<extend>>
Quản lý lớp chuyên ngành

Xóa

Cập nhật thông tin

NGƯỜI QUẢN TRỊ
<<extend>>


<<extend>>

Quản lý môn học

Quản lý người
dùng

Sửa

<<extend>>
<<include>>
Đăng nhập
<<extend>>

Quản lý liên hệ

<<extend>>

Thêm
thông báo

Quản lý thông báo-tin tức

Hình 3.2. Mô hình UseCase người quản trị

Trang 13

<<include>>



×