Tải bản đầy đủ (.pdf) (63 trang)

phân tích hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang tím nhật tại huyện bình tân tỉnh vĩnh long

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.7 MB, 63 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN ĐỨC TÂM
MSSV 1087107

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
MÔ HÌNH TRỒNG KHOAI LANG TÍM NHẬT
TẠI HUYỆN BÌNH TÂN TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế Nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115

05-2015


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN ĐỨC TÂM
MSSV 1087107

PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ TÀI CHÍNH CỦA
MÔ HÌNH KHOAI LANG TÍM NHẬT TẠI
HUYỆN BÌNH TÂN TỈNH VĨNH LONG

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Kinh tế Nông nghiệp
Mã số ngành: 52620115


CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
NGUYỄN QUỐC NGHI

05-2015


`

LỜI CẢM TẠ

Em xin chân thành cám ơn quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ, Khoa Kinh
tế - Quản trị kinh doanh đã tận tình giảng dạy em trong suốt quá trình học tập tại
trường.
Em xin chân thành cám ơn Thầy Nguyễn Quốc Nghi đã tận tình hướng dẫn
và tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đề tài luận văn này.
Em xin chân thành cám ơn lãnh đạo cùng các anh chị công tác tại phòng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn , Trạm Bảo vệ Thực vật huyện Bình Tân đã
nhiệt tình giúp đỡ em trong việc thu thập số liệu để em hoàn thành đề tài.
Em xin chân thành cám ơn các bạn học đã nhiệt tình hổ trợ và giúp đở em
trong việc thực hiện đề tài.

Cần Thơ, ngày .. tháng ... năm 2015
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Đức Tâm


`

LỜI CAM ĐOAN


Em cam đoan đề tài này là do em thực hiện, các số liệu thu thập và kết
quả phân tích trong đề tài là trung thực, đề tài không trùng lắp với bất kỳ đề tài
luận văn tốt nghiệp nào cùng cấp.

Cần Thơ, ngày …

tháng ……năm 2015

Sinh viên thực hiện

Nguyễn Đức Tâm


MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC…………………………………………………………………...........i
DANH SÁCH BẢNG…………………………………………………………....iii
DANH SÁCH HÌNH………………………………………………………..……iv
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..................................................................................v
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ......................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề .............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................ 2
1.2.1 Mục tiêu chung ................................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................... 2
1.4 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................... 3
1.4.1 Không gian ......................................................................................................... 3
1.4.2 Thời gian ............................................................................................................. 3
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 3

1.5 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU ..................................................................................... 3
1.5.1 Lược khảo theo nội dung nghiên cứu ............................................................... 3
1.5.2 Lược khảo theo phương pháp nghiên cứu ....................................................... 4
CHƯƠNG 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................ 6
2.1 Cơ sở lý luận.......................................................................................................... 6
2.1.1 Các khái niệm cơ bản ......................................................................................... 6
2.1.2 Một số khái niệm cơ bản được sử dụng trong phân tích ................................. 8
2.1.3 Các chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả tài chính ............................................... 9
2.2 Phương pháp nghiên cứu .................................................................................... 10
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu .......................................................................... 10
2.2.2 Phương pháp phân tích cho từng mục tiêu cụ thể .......................................... 11
2.2.3 Phương pháp phân tích số liệu ........................................................................ 12
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ................. 16
3.1. Giới thiệu về cây khoai lang .............................................................................. 16
3.2 Kỹ thuật trồng và chăm sóc ................................................................................ 16
3.3 Diện tích, sản lượng, năng suất khoai lang giai đoạn 2010 -2013 ................... 18
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .......................................................... 20
4.1. Tình hình nông hộ trồng khoai lang Tím Nhật ................................................. 20
4.1.1 Những thông tin cơ bản về nông hộ trồng khoai lang Tím Nhật .................. 20

i


4.1.2 Trình độ học vấn của nông hộ trồng khoai lang Tím Nhật ........................... 23
4.2. Tình hình sản xuất khoai lang Tím Nhật .......................................................... 23
4.2.1 Nguyên nhân trồng khoai lang Tím Nhật ....................................................... 24
4.2.2 Nguồn cung cấp khoai lang giống................................................................... 25
4.2.3 Kinh nghiệm trồng khoai lang Tím Nhật ........................................................ 25
4.2.4 Tình hình tập huấn ........................................................................................... 26
4.2.5 Tình hình vốn sản xuất .................................................................................... 26

4.2.6 Thông tin về tiêu thụ sản phẩm ....................................................................... 27
4.2.7 Thuận lợi và khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ .......................................... 27
4.3. Đánh giá hiệu quả mô hình trồng khoai lang Tím Nhật ................................. 30
4.3.1 Phân tích các khoản mục chi phí trong sản xuất khoai lang Tím Nhật ........ 30
4.3.2 Đánh giá hiệu quả tài chính của khoai lang Tím Nhật trên 1000 m2 ............ 32
4.4. Phân tính các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của mô hình trồng
khoai lang Tím Nhật .................................................................................................. 33
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
KHOAI LANG TÍM NHẬT HUYỆN BÌNH TÂN – VĨNH LONG ..................... 36
5.1 Cơ sở đề xuất các giải pháp-phân tích SWOT quá trình sản xuất và tiêu thụ
khoai lang Tím Nhật .................................................................................................. 36
5.1.1 Điểm mạnh…………………………………………………………………36
5.1.2 Điểm yếu…………………………………………………………………...36
5.1.3 Cơ hội………………………………………………………………………37
5.1.4 Thách thức………………………………………………………………… 37
5.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả mô hình trồng khoai lang Tím Nhật ..................39
5.2.2.Giải pháp 1: Giải pháp nâng cao năng suất khoai lang Tím Nhật ................39
5.2.2. Giải pháp 2: Giải pháp cho thị trường tiêu thụ nội địa và xuất khẩu ...........40
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...........................................................42
6.1 Kết luận ................................................................................................................42
6.2. Kiến Nghị ...........................................................................................................43
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………………….46
PHỤ LỤC 1……………………………………………………………………...46
PHU LỤC 2…………………………………………………………………… ..52

ii


DANH SÁCH BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Số hộ điều tra theo xã……………………………………………….11
Bảng 2.2: Các biến số sử dụng trong mô hình…………………………………..13
Bảng 3.1: Diện tích, sản lượng, năng suất khoai lang từ năm 2010 – 2013.........18
Bảng 4.1: Thông tin về nông hộ trồng khoai lang Tím Nhật...............................20
Bảng 4.2: Diện tích canh tác của nông hộ…………………………………..…..21
Bảng 4.3: Số lao động nhà tham gia vào hoạt động sản xuất…………………...21
Bảng 4.4: Kinh nghiệm sản xuất khoai lang Tím Nhật của nông hộ…………...22
Bảng 4.5: Trình độ học vấn của nông hộ trồng khoai lang Tím............................23
Bảng 4.6: Nguyên nhân trồng khoai lang Tím Nhật…………………………….24
Bảng 4.7: Nguồn cung cấp giống khoai lang Tím Nhật……………………...….25
Bảng 4.8: Kinh nghiệm trồng khoai lang Tím Nhật ………………………..…...26
Bảng 4.9: Tham gia tập huấn trồng khoai lang Tím Nhật ………………………26
Bảng 4.10: Tình hình vốn sản xuất khoai lang Tím Nhật …………………........27
Bảng 4.11: Thuận lợi trong sản xuất khoai lang Tím Nhật……………………...28
Bảng 4.12: Khó khăn trong sản xuất khoai lang Tím Nhật……………………...28
Bảng 4.13: Thuận lợi trong tiêu thụ khoai lang Tím Nhật……………………....29
Bảng 4.14: Khó khăn trong tiêu thụ khoai lang Tím Nhật………………………29
Bảng 4.15: Các chi phí trong sản xuất khoai lang Tím Nhật……………………30
Bảng 4.16: Tỷ lệ các khoản chi phí trong sản xuất khoai lang Tím Nhật……….31
Bảng 4.17: Phân tích hiệu quả tài chính của khoai lang Tím trên 1000m2……..32
Bảng 4.18: Kết quả hồi qui về ảnh hưởng của các nhân tố đến lợi nhuận
trên 1000m2 của mô hình trồng khoai lang Tím Nhật……………………….......33
Bảng 5.1: Phân tích SWOT đối với quá trình sản xuất và tiêu thụ khoai
Lang Tím Nhật………...………………………………………………………....38

iii


DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 4.1: Kết cấu chi phí sản xuất………………………………………………31

iv


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐBSCL
BVTV

: Đồng Bằng Sông Cửu Long
: Bảo vệ thực vật

v


CHƢƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Vĩnh Long là một tỉnh thuộc Đồng Bằng Sông Cửu Long, cách thành
phố Hồ Chí Minh 136 km, Vĩnh Long tiếp giáp các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre,
Trà Vinh, Đồng Tháp và thành phố Cần Thơ; với dân số trên 1 triệu người gồm
các dân tộc Kinh, Khmer và Hoa cùng làm ăn và sinh sống trên diện tích 1.487
km2. Với trị trí nằm giữa sông Tiền, sông Hậu có hệ thống sông rạch thuận tiện
và có 05 Quốc lộ, trong đó Quốc lộ IA về miền Tây đã được nâng cấp, cầu Mỹ
Thuận cũng đã nối liền Tiền Giang với Vĩnh Long và các tỉnh phía bắc sông
Tiền, cùng với việc đưa cầu Cần Thơ vào sử dụng, tạo điều kiện thuận lợi để
Vĩnh Long phát triển nhanh và vững chắc.
Khí hậu ôn hòa và đất đai màu mỡ, nên Vĩnh Long thích hợp với nhiều
loại cây trồng đặc sản như bưởi Năm roi, cam, quýt, nhãn, xoài, chôm chôm, sầu
riêng. Bên cạnh đó sản xuất rau màu ở Vĩnh Long cũng rất phát triển với rất

nhiều chủng loại như: khoai lang, bắp, đậu xanh, đậu nành, mè, dưa hấu, đậu
phụng và rau các loại, mang lại giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập, ổn
định đời sống của nhân dân. Huyện Bình Tân là vùng sản xuất rau màu chủ lực
của tỉnh Vĩnh Long với diện tích trên 12.000 ha, là địa phương có truyền thống
trồng màu trên đất ruộng từ rất lâu, đặc biệt là trồng khoai lang trên đất ruộng.
Do được sự quan tâm của các ngành chức năng và do hiệu quả cao của việc trồng
khoai lang, nên nông dân ở Huyện Bình Tân đã không ngừng mở rộng sản xuất.
Theo Niên giám thống kê năm 2013, nếu diện tích trồng khoai lang năm 2008 là
4.883 ha thì năm 2013 diện tích tăng đến 8909 ha với sản lượng tăng từ năm
2008 đạt 140.678 tấn đến năm 2013 là 256.085 tấn.Trong đó mô hình trồng
khoai lang Tím Nhật là mô hình được trồng với diện tích cao đạt 9.042 ha trên
tổng diện tích trồng khoai lang của Huyện là 9.750 ha (Báo cáo tổng kết hoạt
động ngành Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn năm 2014, phương hướng,
nhiệm vụ năm 2015 ở Huyện Bình Tân).
Tuy nhiên, hiện nay do mô hình trồng khoai lang tím ngày càng mở rộng
ra các tỉnh khác làm cho lượng cung ngày càng nhiều, hơn nữa do lệ thuộc vào
việc bán khoai lang Tím Nhật cho thương lái xuất tiểu ngạch chủ yếu qua Trung

1


Quốc, dẫn đến giá bán khoai lang tím trong năm 2014 có sự biến động rất lớn.
Có những thời điểm giá xuống rất thấp dẫn đến có nhiều hộ nông dân bị lỗ rất
nhiều. Hơn nữa, do tình hình sâu bệnh ngày càng nhiều, diễn biến phức tạp ảnh
hưởng đến chất lượng sản phẩm và làm tăng chi phí sử dụng thuốc bảo vệ thực
vật cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả tài chính của mô hình.
Xuất phát từ tình hình trên, nhu cầu cần đánh giá lại hiệu quả của mô
hình sản xuất khoai lang Tím Nhật trong điều kiện giá cả biến động mạnh, ảnh
hưởng của chi phí sản xuất tăng cao, tình hình sâu bệnh hoạt động phức tạp như
hiện nay thì đề tài “ Phân tích hiệu quả tài chính mô hình khoai lang Tím Nhật

tại huyện Bình Tân – tỉnh Vĩnh Long” sẽ đánh giá hiệu quả tài chính và chỉ ra
những yếu tố nào ảnh hưởng trực tiếp đến thu nhập của người nông dân trong
năm 2014; từ đó làm thông tin cơ sở cho việc đẩy mạnh sản xuất khoai lang ở
Huyện Bình Tân, chuyển dịch kinh tế nông nghiệp, nông thôn góp phần mang
lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân và phát triển huyện Bình Tân trở thành
vùng kinh tế hiệu quả của tỉnh.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề tài nhằm phân tích hiệu quả tài chính và các nhân
tố ảnh hưởng đến hiệu quả tài chính của mô hình trồng khoai lang Tím Nhật ở
huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Trên cơ sở đó, đề ra một số giải pháp nhằm
nâng cao hiệu quả tài chính khoai lang Tím Nhật của huyện.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung nói trên, nội dung đề tài sẽ có các mục tiêu cụ
thể sau:
1. Phân tích thực trạng sản xuất khoai lang Tím Nhật ở huyện Bình Tân,
tỉnh Vĩnh Long năm 2014.
2. Đánh giá hiệu quả tài chính và xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến
hiệu quả tài chính khoai lang Tím Nhật ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
3. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính khoai lang
Tím Nhật ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ khoai lang Tím Nhật ở huyện Bình
Tân qua các năm 2012, 2013 và 2014 như thế nào?
2


2. Mô hình sản xuất khoai lang Tím Nhật ở huyện Bình Tân có mang
lại hiệu quả kinh tế cho nông hộ hay không?
3. Những nhân tố nào có ảnh hưởng đến năng suất và hiệu quả tài

chính của khoai lang Tím Nhật của nông hộ và sự ảnh hưởng của các nhân tố
đó đến năng suất và hiệu quả tài chính ở mức độ nào?
4. Giải pháp nào giúp nâng cao hiệu quả tài chính khoai lang Tím Nhật,
gia tăng thu nhập cho nông hộ trên địa bàn nghiên cứu?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian
Đề tài được nghiên cứu tại địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long, trên 4
xã có diện tích trồng khoai lang Tím Nhật cao nhất là Tân Thành, Thành Trung,
Thành Đông và Tân Hưng.
1.4.2 Thời gian
Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài là số liệu từ năm 2012 đến năm 2013.
Số liệu sơ cấp để đánh giá hiệu quả sản xuất được thu thập bằng cách phỏng vấn
qua bảng câu hỏi trong vụ sản xuất gần đây nhất là vụ Hè Thu năm 2014.
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những hộ nông dân sản xuất theo mô hình trồng
khoai lang Tím Nhật trên địa bàn huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long.
1.5 LƢỢC KHẢO TÀI LIỆU
1.5.1 Lƣợc khảo theo nội dung nghiên cứu
Mô hình trồng khoai lang Tím Nhật được nông dân ở huyện Bình Tân
tỉnh Vĩnh Long áp dụng nhiều vì là mô hình đem lại lợi nhuận cao cho nông dân
so với mô hình trồng lúa nếu giá cả ổn định. Tuy nhiên, do phụ thuộc nhiều vào
việc chỉ có thể bán cho thương lái để xuất khẩu tiểu ngạch sang Trung Quốc,
nên lợi nhuận rất bấp bênh, nhiều rủi ro khi giá thu mua giảm thấp. Do đó việc
tìm hiểu thực trạng sản xuất, phân tích hiệu quả kinh tế và các yếu tố ảnh hưởng
để đề ra các giải pháp nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân đã được nhiều tác
giả thực hiện.
Diệp Thị Ánh (2011), đã thực hiện đề tài “Phân tích thực trạng tình hình
sản xuất và tiêu thụ khoai lang Tím Nhật huyện Bình Tân tỉnh Vĩnh Long”. Kết
quả nghiên cứu đã tìm thấy các biến chi phí phân, thuốc, chi phí lao động nhà,
chi phí lao động thuê, diện tích có ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình trồng

3


khoai lang Tím Nhật. Theo Nguyễn Minh Hiếu (2014)

.
khác như
cho thấy
(Nguyễn Vi
Thanh (2014). Nguyễn Thị Thúy Liểu (2010) tìm thấy biến năng suất và giá bán
có ý nghĩa giải thích lợi nhuận từ mô hình trồng khoai lang ở Huyện Bình Tân,
tỉnh Vĩnh Long. Nguyễn Thị Kiều Tiên (2010) cũng tìm thấy cho thấy
. Ngoài ra tác giả
còn tìm thấy biến diện tích cũng có ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình trồng
khoai lang. C
khác
C

, chi ph
.
Các kết quả nghiên cứu trên cho thấy các khoản chi phí như
, chi p
, ch
ố khác
như năng suất, giá bán, diện tích, tín dụng đều có ảnh hưởng đến lợi nhuận của
nông hộ. Trong đó các yếu tố như năng suất, giá bán, diện tích, là những yếu tố
được các tác giả thống nhất là có ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông hộ. Ngoài
ra, tùy thời điểm nghiên cứu các biến chí phí có biến động do điều kiện canh tác
của hộ gia đình, điều kiện kinh tế xã hội, thời tiết của huyện, mức độ ảnh hưởng
của các yếu tố có khác nhau, nên các tác giả đã có những kết luận khác nhau về

mức độ ý nghĩa của các biến chi phí khác đến lợi nhuận của nông hộ.
Tóm lại, qua các kết quả nghiên cứu trên, có thể thấy các biến như năng
suất, giá bán, diện tích là các biến có ảnh hưởng đến lợi nhuận nông hộ, các biến
về các khoản chi phí cũng cần được nghiên cứu thêm, nhất là chi phí thuốc bảo
vệ thực vật (BVTV) thường rất cao trong những năm gần đây do tình hình canh
tác liên tục, chuyên canh khoai lang trên một số vùng đã đưa đến dịch hại trên
khoai lang gia tăng. Do đó, biến chi phí thuốc BVTV cần được nghiên cứu thêm
về ảnh hưởng tiêu cực của biến này đến lợi nhuận của nông hộ.
4


1.5.2 Lƣợc khảo theo phƣơng pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu hiệu quả sản xuất hàm sản xuất Cobb-Douglass có thể
được sử dụng để biểu thị sự phụ thuộc của sản lượng vào các biến số như lao
động, tiền vốn và năng suất. Việc sử dụng phương trình hồi qui để nghiên cứu
hiệu quả của sản xuất qua tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận cũng
được sử dụng. Nghiên cứu của Nguyễn Vi Thanh (2014) về phân tích hiệu quả
ủa mô hình trồng
khoai lang T Nhậ
,t
đã
khoai lang T Nhật. Diệp Thị Ánh (2011) đã áp dụng phương pháp phân tích
chi phí-lợi ích để đánh giá hiệu quả của mô hình và dùng phương pháp phân
tích hồi quy tương quan để tìm ra các nhân tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận của
mô hình. Đề tài đã tìm thấy chi phí phân, thuốc, lao động nhà, lao động thuê,
diện tích có ảnh hưởng đến lợi nhuận của mô hình trồng khoai lang Tím Nhật.
Tương tự, Nguyễn Thị Thúy Liễu (2010) cũng đã sử dụng phương pháp
thống kê mô tả, so sánh tương đối và tuyệt đối để đánh giá thực trạng sản xuất
khoai lang qua các năm rồi từ đó đưa ra nhận xét. Ngoài ra, đề tài còn sử dụng
phương pháp phân tích lợi ích chi phí để đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình

và sau cùng tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy tương quan để tìm
ra các nhân tố có ảnh hưởng đến năng suất và thu nhập của nông hộ trồng
khoai lang. Nguyễn Thị Kiều Tiên (2010) đã
ứu về
“Phân tích hiệu quả của mô hình trồng khoai lang trên đất ruộng tại huyện Bình
Tân, tỉnh Vĩnh Long”.
Qua các thông tin trên, đặc biệt là đối với mô hình trồng khoai lang Tím
Nhật, các biến nghiên cứu có ảnh hưởng đối với lợi nhuận trong mô hình là tín
dụng, số lao động trong gia đình, tập huấn, kinh nghiệm, chi phí phân, thuốc, chi
phí lao động nhà, chi phí lao động thuê, diện tích. Do đó, dựa trên điều tra sơ
khởi và các kết quả nghiên cứu trên, đề tài đã chọn phương pháp phân tích chi
phí-lợi ích là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả để đánh giá lợi nhuận của
mô hình, và dùng phương pháp phân tích hồi qui với các biến được chọn là các
biến tập huấn, kinh nghiệm, chi phí phân, thuốc, giống, chi phí lao động nhà, chi
phí lao động thuê, diện tích để nghiên cứu xác định các biến có ảnh hưởng đến lợi
nhuận của mô hình trồng khoai lang Tím Nhật trong vụ Hè Thu năm 2014.

5


CHƢƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm cơ bản

2.1.1.1. Khái niệm về sản xuất
Sản xuất là quá trình sử dụng các yếu tố đầu vào và các nguồn lực cần
thiết khác để tạo ra sản phẩm hàng hoá một cách có hiệu quả nhất (Nguyễn Phú
Son và ctv.,2005).

2.1.1.2 Khái niệm hộ và kinh tế gia đình
Trong một số từ điển ngôn ngữ, hộ được định nghĩa là tất cả những
người cùng sống trong một mái nhà. Nhóm người đó bao gồm những người
chung huyết tộc và những người làm công. Về phương diện thống kê, Liên
Hiệp Quốc cho rằng: “Hộ là những người cùng sống chung dưới một mái nhà,
cùng ăn chung và có chung một ngân quỹ”.
Ở nước ta, hộ nông dân là tế bào của xã hội ở nông thôn, là đơn vị sản
xuất đã tồn tại hàng ngàn năm. Từ khái niệm cơ bản trên, hộ nông dân có thể
chuyên trồng trọt, chăn nuôi hoặc thủy sản.
Hộ nông dân có quan hệ trực tiếp với tộc họ và xóm làng, là đơn vị kinh
tế tự chủ vì mỗi hộ nông dân tự quyết định vào quá trình sản xuất kinh doanh,
trực tiếp quan hệ thị trường nếu có sản phẩm hàng hóa, tự hạch toán lời ăn, lỗ
chịu. Hộ nông dân là một tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp, gồm một
nhóm người có quan hệ huyết thống, cùng sống chung một mái nhà, có chung
nguồn thu nhập, tiến hành các hoạt động sản xuất nông nghiệp với mục đích
chủ yếu phục vụ cho nhu cầu của các thành viên hộ (Trần Quốc Khánh, 2005).
Kinh tế hộ gia đình là loại hình sản xuất có hiệu quả nhất về kinh tế xã
hội, tồn tại và phát triển lâu dài và có vị trí quan trọng trong quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa sản xuất nông nghiệp, nông thôn. Kinh tế hộ gia đình
phát triển tạo ra sản lượng hàng hóa đa dạng, có chất lượng, có giá trị ngày
càng cao, góp phần tăng thu nhập cho người dân, cải thiện mọi mặt đời sống,
cung cấp sản phẩm cho công nghiệp và xuất khẩu. Đồng thời, quá trình chuyển
dịch cơ cấu kinh tế được thực hiện ngay từ kinh tế nông hộ (Đinh Phi Hổ,
2005).

6


2.1.1.3 Hiệu quả
Hiệu quả trong từ điển Bách khoa toàn thư được hiểu là kết quả mong

muốn, cái sinh ra kết quả mà con người chờ đợi và hướng tới; nó có nội dung
khác nhau ở những lĩnh vực khác nhau. Trong sản xuất, hiệu quả có nghĩa là
hiệu suất, là năng suất. Trong kinh doanh, hiệu quả là lãi suất, lợi nhuận. Trong
lao động nói chung hiệu quả lao động là năng suất lao động, được đánh giá
bằng số lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm, hoặc là
bằng số lượng sản phẩm được sản xuất ra trong một đơn vị thời gian.
Trong xã hội học, một hiện tượng, một sự biến có hiệu quả xã hội, tức là
có tác dụng tích cực đối với một lĩnh vực xã hội, đối với sự phát triển của lĩnh
vực đó. Hiệu quả của một cuộc điều tra xã hội học là kết quả tối ưu đạt được so
với mục tiêu của cuộc điều tra đó.

2.1.1.4 Khái niệm về hiệu quả và hiệu quả sản xuất
Các định nghĩa về hiệu quả và hiệu quả sản xuất được trình bày như sau
(Nguyễn Phú Son và ctv., 2005):
- Hiệu quả: là việc xem xét và lựa chọn thứ tự ưu tiên các nguồn lực sao
cho đạt kết quả cao nhất. Hiệu quả bao gồm ba yếu tố: không sử dụng nguồn lực
lãng phí, sản xuất với chi phí thấp nhất, sản xuất đủ để đáp ứng nhu cầu của
thị trường.
- Hiệu quả sản xuất: Hiệu quả sản xuất chú ý đến việc (1) không sử
dụng nguồn lực một cách lãng phí, (2) sản xuất với chi phí thấp nhất, (3) sản
xuất để đáp ứng nhu cầu của con người. Do đó hiệu quả sản xuất bao gồm
hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả kinh tế và hiệu quả phân phối
- Hiệu quả kỹ thuật: là việc tạo ra một số sản phẩm nhất định từ việc sử
dụng các nguồn lực đầu vào ít nhất. Nó được xem là một phần của hiệu quả kinh
tế. Bởi vì muốn đạt được hiệu quả kinh tế trước tiên phải đạt được hiệu quả kỹ
thuật.
- Hiệu quả kinh tế: là sự kết hợp các yếu tố sản xuất (đất đai, vốn, lao
động, kỹ thuật sản xuất) nhất định để tạo ra lượng sản phẩm đầu ra lớn nhất.
Tiêu chí về hiệu quả kinh tế thực chất là giá trị, nghĩa là khi sự kết hợp yếu tố
sản xuất thay đổi làm tăng giá trị thì sự thay đổi đó có hiệu quả và ngược lại thì

không hiệu quả.
Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả hoạt động sản xuất, nói rộng
ra là hiệu quả hoạt động kinh tế, hoạt động kinh doanh, phản ánh tương quan
7


giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính. Là chỉ tiêu phản
ánh trình độ và chất lượng sử dụng các yếu tố sản xuất kinh doanh, nhằm đạt
được kết quả kinh tế tối đa với chi phí tối thiểu. Tùy theo mục đích đánh giá, có
thể đánh giá hiệu quả kinh tế bằng những chỉ tiêu khác nhau như năng suất lao
động, hiệu quả sử dụng vốn, hàm lượng vật tư của sản phẩm, lợi nhuận so với
đồng vốn đã bỏ ra, thời gian thu hồi vốn. Chỉ tiêu tổng hợp thường dùng nhất là
doanh lợi thu được so với tổng số vốn đã bỏ ra. Trong phạm vi nền kinh tế quốc
dân, chỉ tiêu hiệu quả là tỷ lệ thu nhập quốc dân trong tổng sản phẩm xã hội.
Trong nhiều trường hợp, để phân tích các vấn đề kinh tế có quan hệ chặt chẽ với
các vấn đề xã hội, khi tính hiệu quả kinh tế, phải coi trọng hiệu quả về mặt xã hội
như: tạo thêm công ăn việc làm để giảm thất nghiệp, tăng cường an ninh chính
trị, trật tự an toàn xã hội, củng cố đoàn kết dân tộc, các tầng lớp nhân dân, công
bằng xã hội… Từ đó có khái niệm về hiệu quả kinh tế - xã hội.
- Hiệu quả tài chính: Hiệu quả tài chính còn được gọi là hiệu quả sản xuất
- kinh doanh hay hiệu quả doanh nghiệp là hiệu quả kinh tế xét trong phạm vi một
doanh nghiệp. Hiệu quả tài chính phản ánh mối quan hệ giữa lợi ích kinh tế mà
doanh nghiệp nhận được và chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có được lợi
ích kinh tế (Phạm Quang Sáng, 2008).
2.1.2 Một số khái niệm cơ bản đƣợc sử dụng trong phân tích

2.1.2.1 Giá thực tế sản phẩm
Giá bán thực tế của một đơn vị sản phẩm thu hoạch là mức giá mà người
sản xuất nhận được ngay tại ruộng của mình.


2.1.2.2 Giá trị tổng sản phẩm
Là giá bán thực tế mỗi đơn vị sản phẩm nhân với sản lượng sản phẩm thu
hoạch được (tính trên 1 hecta).

2.1.2.3 Giá thực tế của các yếu tố đầu vào
Các yếu tố đầu vào chủ yếu bao gồm các loại vật tư nông nghiệp (phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật, giống, nước tưới…) trang thiết bị kỹ thuật (máy cày,
máy xới, máy bơm, bình phun xịt thuốc…) và lao động.
Vật tư nông nghiệp: giá thực tế của các loại vật tư nông nghiệp được tính
theo giá bán lẻ (ngay tại địa bàn mà phần lớn nông dân thường mua) cộng
với các khoản khác như: vận chuyển, hao hụt và cuối cùng đến ruộng của mình.
Giá này được tính trên từng đơn vị của các yếu tố (lít, chai, kg).

8


Trang thiết bị kỹ thuật: nếu việc ứng dụng kỹ thuật có sử dụng máy móc
thiết bị thì việc xác định chi phí thực tế các yếu tố này có thể được tiến hành
bằng hai cách:
+ Dùng giá thuê phổ biến của các yếu tố đó tại địa phương.
+ Tính chi phí khấu hao máy móc trang thiết bị trong khoảng thời gian nhất
định.
Lao động: giá thực tế của lao động sẽ bằng tiền công được trả cộng với
các khoản khác phải chi mà không trả bằng tiền (nếu có). Nếu nông hộ sử dụng
lao động gia đình tham gia vào sản xuất thì chi phí lao động cũng tính như trong
trường hợp thuê lao động.
2.1.3 Các chỉ số dùng để đánh giá hiệu quả tài chính
Để đánh giá hiệu quả trồng khoai lang Tím Nhật của nông hộ, trong đề
tài có sử dụng các tỷ số tài chính sau:
- Tổng chi phí: Tất cả các khoản chi phí bằng tiền liên quan đến sản

xuất. Bao gồm: chi phí lao động, chi phí vật chất và chi phí khác.
Tổng chi phí = Chi phí lao động + Chi phí vật chất + Chi phí khác

- Doanh thu: Tổng giá trị sản lượng thu hoạch trong năm, được tính từ
sản lượng sản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm đó.
Doanh thu = Số lượng * Đơn giá

- Lợi nhuận: Là phần chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí bỏ ra.
Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí

Lợi nhuận có hai loại: lợi nhuận không tính lao động nhà và lợi nhuận
có tính công lao động gia đình.
- Tỷ suất lợi nhuận: Được tính bằng cách lấy lợi nhuận chia tổng chi phí.
Lợi nhuận
TSLN =
Tổng chi phí

Tỷ suất lợi nhuận cho ta biết một đồng chi phí đầu tư vào sản xuất thì
thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
9


- Lao động gia đình: là số ngày công lao động trực tiếp sản xuất bỏ ra để
chăm sóc cây trồng hay vật nuôi.
Số ngày công lao động trong gia đình trong một vụ sản xuất được tính là
số ngày ra đồng trực tiếp của nông dân
Chi phí công lao động trong gia đình trong một vụ sản xuất được tính theo
Chi phí công lao động gia đình trong một vụ sản xuất
= Số ngày công lao động gia đình trong một vụ sản xuất * Chi phí
thuê lao động trung bình theo ngày tại địa phương.

Để tính toán hiệu quả sản xuất, ta so sánh một số tỷ số tài chính sau:
- Doanh thu trên chi phí (DT/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí
đầu tư thì nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu DT/CP nhỏ hơn
một thì nông hộ bị lỗ, bằng 1 thì hòa vốn, còn lớn hơn 1 thì nông hộ mới có lời,
đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư.
- Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): Tỷ số phản ánh một đồng chi phí bỏ
ra nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): Tỷ số này phản ánh trong một
đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghĩa là nông hộ giữ lại được bao
nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra.
2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu

2.2.1.1 Phƣơng pháp thu thập số liệu sơ cấp
Đề tài sử dụng phương pháp thu thập số liệu theo xã có diện tích sản
xuất khoai lang Tím Nhật cao, kết hợp với việc chọn nông hộ phỏng vấn một
cách ngẫu nhiên thông qua việc lập phiếu điều tra và phỏng vấn trực tiếp 120
nông hộ ở 04 xã có diện tích trồng khoai lang Tím Nhật cao nhất năm 2014
của Huyện Bình Tân là Tân Thành, Thành Trung, Thành Đông và Tân Hưng.
Việc xác định cở mẫu phỏng vấn được tính toán trên cơ sở đảm bảo cở mẫu
phải đạt yêu cầu khi sử dụng phương pháp hồi qui, tính toán theo công thức n >
8m + 50, với n là cở mẫu, m là số biến trong phương trình hồi qui. Đề tài sử dụng
sáu biến trong phương trình hồi qui nên cở mẫu được chọn phải lớn hơn 98. Do
đó cở mẫu được chọn là 120 mẫu; và khi điều tra thực tế số mẫu là 128 mẫu.

10


Bảng 2.1: Số hộ điều tra theo xã
Số thứ tự


Xã điều tra

1
2
3
4

Tân Thành
Thành Trung
Thành Đông
Tân Hưng

Diện tích trồng khoai
lang Tím Nhật năm
2014-2015 (ha)

Số hộ phỏng vấn

984
565
551
422

47
26
26
28

2.2.1.2 Phƣơng pháp thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập số liệu ở các báo cáo tổng hợp từ Trạm Bảo vệ thực vật huyện
Bình Tân, niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Long, Cục thống kê Vĩnh Long và Sở
NN & PTNT Vĩnh Long. Ngoài ra, số liệu còn được thu thập từ báo, tạp chí,
internet và các tài liệu có liên quan.
2.2.2 Phƣơng pháp phân tích cho từng mục tiêu cụ thể
Để hoàn thành các mục tiêu cụ thể trong quá trình nghiên cứu, đề tài đã
sử dụng các phương pháp chủ yếu sau đây:
- Mục tiêu 1: Mô tả các đặc tính của nông hộ sản xuất như: độ tuổi, số
nhân khẩu, lao động, số năm trồng khoai lang Tím Nhật, diện tích trồng. Đề tài
đã sử dụng phương pháp thống kê mô tả.
- Mục tiêu 2: Đánh giá hiệu quả tài chính khoai lang Tím Nhật ở huyện
Bình Tân bằng cách phân tích các khoản mục chi phí, thu nhập. Đề tài sử dụng
phương pháp phân tích hồi qui để xác định các nhân tố có ảnh hưởng đến lợi
nhuận khoai lang Tím Nhật ở huyện Bình Tân, Vĩnh Long. Mô hình hồi quy
tuyến tính được sử dụng trong phân tích để lượng hóa mối quan hệ giữa lợi
nhuận và các yếu tố đầu vào.
- Mục tiêu 3: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài
chính khoai lang Tím Nhật ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long. Sử dụng phân
tích SWOT và kết quả phân tích, các thông tin đã thu thập từ các nguồn có liên
quan để đưa ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tài chính cho nông hộ trồng
khoai lang Tím Nhật ở huyện Bình Tân.
2.2.3 Phƣơng pháp phân tích số liệu

2.2.3.1 Phƣơng pháp thống kê mô tả
Thống kê mô tả là tổng hợp các phương pháp đo lường, mô tả, trình bày

11


số liệu ứng dụng vào lĩnh vực kinh tế và kinh doanh bằng cách rút ra những kết

luận dựa trên số liệu và thông tin thu thập trong điều kiện không chắc chắn.
Bước đầu tiên để mô tả là lập bảng phân phối tần số. Tần số là số lần xuất
hiện của một quan sát, tần số của một tổ là số quan sát rơi vào giới hạn của tổ
đó. Phân tích tần số cho ta thấy mức độ tập trung của các giá trị giúp ta có cái
nhìn tổng quát về các quan sát.
Bảng thống kê: là hình thức trình bày số liệu thống kê và thông tin đã thu
thập làm cơ sở để phân tích và kết luận, cũng là bảng trình bày kết quả nghiên
cứu, nhờ đó mà các nhà quản trị có thể nhận xét tổng quát về vấn đề nghiên cứu.

2.2.3.2 Phân tích lợi nhuận và các tỷ số tài chính
Để đánh giá hiệu quả tài chính của các nông hộ trồng khoai lang Tím
Nhật, lợi nhuận và các chỉ số tài chính được sử dụng.
- Lợi nhuận: Là phần chênh lệch giữa doanh thu và tổng chi phí bỏ ra.
Lợi nhuận = Doanh thu – Tổng chi phí

- Doanh thu trên chi phí (DT/CP): Tỷ số này phản ánh một đồng chi phí
đầu tư thì nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng doanh thu. Nếu DT/CP nhỏ hơn
một thì nông hộ bị lỗ, bằng 1 thì hòa vốn, còn lớn hơn 1 thì nông hộ mới có lời,
đây là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả đầu tư.
- Lợi nhuận trên chi phí (LN/CP): Tỷ số phản ánh một đồng chi phí bỏ
ra nông hộ sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
- Lợi nhuận trên doanh thu (LN/DT): Tỷ số này phản ánh trong một
đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận, nghĩa là nông hộ giữ lại được bao
nhiêu phần trăm trong giá trị sản xuất tạo ra.

2.2.3.3 Phƣơng pháp hồi quy tƣơng quan
Mục đích của việc thiết lập phương trình hồi quy là tìm ra các nhân tố ảnh
hưởng đến một chỉ tiêu nào đó, xác định các nhân tố ảnh hưởng tốt để phát huy
và các nhân tố ảnh hưởng xấu để khắc phục. Phương trình hồi quy để xác định
các nhân tố có ảnh hưởng đến lợi nhuận khoai lang Tím Nhật ở huyện Bình Tân,

Vĩnh Long có dạng:
LnY = b0 + b1 LnX1 + b2LnX2 + ... + bnLnXn

12


Bảng 2.2: Các biến số sử dụng trong mô hình

LnX1

phân bón tính bằng
đồng/1000m2/vụ

+

(2009)
.
LnX2
Bảo
vệ thực vật
(BVTV)

tính
bằng
trừ

LnX3

-


2

đồng/1000m /vụ
ỏ ra để mua thuốc (20
.

(2009)

ộng gia đình
tính bằng đồng/1000m2/vụ

+
(2011)

, bao gồm công tưới
tiêu, làm cỏ, bón phân.
LnX4

tính
bằng đồng/1000m /vụ trong
quá trình trồng bao gồm khâu
trồng và thu hoạch.

(2011)

+

2

LnX5


+
tính

bằng

(2008)

2

đồng/1000m /vụ.
LnX6

+
trồng
Tím Nhật.

khoai lang
(2011)

Trong đó:
Y: là biến lợi nhuận được xem là biến phụ thuộc. Do biến lợi nhuận trong nghiên
cứu có giá trị âm, nên để tính LnY, các giá trị lợi nhuận được cộng thêm đều cho
mỗi giá trị là 10.000.000 đồng/ 1000m2/vụ.
Xi: (i=1,2,3,…,n) là các biến độc lập
b0: hệ số tự do
b i (i=1,n): các tham số được ước lượng bằng phương pháp hồi quy tuyến tính từ

13



phần mềm SPSS 22.0.
:
LnY = b0 + b1LnX1 + b2LnX2 + b3LnX3 + b4LnX4 + b5LnX5 + b6LnX6
Kết quả phân tích thống kê từ SPSS có các thông số sau:
- Multiple R: hệ số tương quan bội (Multiple Corrlation Corfficient) nói lên tính
tương quan chặt chẽ của mối liên hệ giữa biến phụ thuộc Y và các biến độc lập
Xi. R càng lớn mối quan hệ càng chặt chẽ.
- Hệ số xác định R2 (R – square): tỷ lệ (%) biến động của Y được giải thích bởi
các biến độc lập Xi hoặc % của Xi ảnh hưởng đến Y, phần còn lại do các yếu tố
khác mà chúng ta chưa nghiên cứu. R2 càng lớn càng tốt.
- R2 điều chỉnh (Adjusted R2): hệ số xác định đã điều chỉnh dùng để trắc nghiệm
xem có nên thêm vào một biến độc lập nữa không. Khi thêm vào 1 biến mà R2
tăng lên thì ta quyết định thêm biến đó vào phương trình hồi quy. Thông thường
dùng để kiểm định mức ý nghĩa của mô hình hồi quy, R2 càng lớn mô hình càng
có ý nghĩa vì khi đó mức ý nghĩa Sig.F càng nhỏ.
- F là cơ sở bác bỏ hay chấp nhận giả thuyết H0 (H0: Tất cả các tham số hồi
quy đều bằng 0 ( b1 = b2 = b3 = … = bn= 0) hay các Xi không liên quan tuyến
tính với Y. H1: bj ≠ 0, tức là các Xi có liên quan tuyến tính với Y).
- F càng lớn thì khả năng bác bỏ H0 càng lớn. Bác bỏ khi F > F tra bảng.
- Múc ý nghĩa F (Sig.F) nói lên mức ý nghĩa của phương trình hồi quy, Sig.F
càng nhỏ càng tốt, độ tin cậy càng cao. Thay vì tra bảng F, Sig.F cho ta có kết
luận ngay mô hình hồi quy có ý nghĩa khi Sig.F < hơn mức ý nghĩa α nào đó.
- Kiểm định phương trình hồi quy: Đặt giả thuyết
H0: bi = 0, tức là các biến độc lập không ảnh hưởng đến biến phụ thuộc. H1: bj ≠ 0
tức là các biến độc lập ảnh hưởng đến biến phụ thuộc.
Cơ sở kiểm định (kiểm định với độ tin cậy 95% tương ứng với mức ý nghĩa =
1 - 0,95 = 0,5 = 5%)
Bác bỏ giả thuyết H0 khi: Sig.F < α .
Chấp nhận giả thuyết H0 khi: Sig.F ≥ α .

- Hệ số phóng đại phương sai VIF (Variance Inflation Factor): được tính bằng
cách sử dụng chức năng đa cộng tuyến (Collinearity) trong SPSS. Khi VIF <10
thì không có hiện tượng đa cộng tuyến của các biến trong phương trình hồi qui.
- Kiểm định phương sai sai số thay đổi: được thực hiện để kiểm định phương sai
14


của phần dư (residual) của mô hình có đồng nhất không. Kiểm định được thực
hiện theo phương pháp sử dụng tương quan hạng Spearman giữa phần dư của các
số liệu khi thực hiện mô hình với các biến có ý nghĩa trong mô hình. Nếu kiểm
định Spearman có ý nghĩa (mức ý nghĩa <0,05) thì phương sai thay đổi và ngược
lại nếu mức ý nghĩa >0.05 thì phương sai đồng nhất.
2.2.3.4 Phƣơng pháp phân tích ma trận SWOT
Phương pháp phân tích ma trận SWOT phân tích các điểm mạnh (S), các
điểm yếu (W), cơ hội (O) và thách thức (T).
- Các điểm mạnh (S): Các thế mạnh, điều kiện thuận lợi, nguồn lực thúc
đẩy góp phần để phát triển tốt hơn. Cố gắng tận dụng những điểm mạnh này
để phát triển.
- Các điểm yếu (W): Những điều kiện không thích hợp, các nhân tố gây
bất lợi hoặc hạn chế sự phát triển nên tìm cách khắc phục và cải thiện.
- Các cơ hội (O): Những phương hướng cần được thực hiện hay những
cơ hội có được nhằm tạo điều kiện phát triển, ta cần phải tận dụng.
- Các thách thức (T): Những nhân tố có khả năng tạo ra kết quả xấu,
hạn chế hoặc triệt tiêu sự phát triển.
SWOT có thể đưa ra sự liên kết từng cặp một hòa hợp. Qua đó giúp
cho ta hình thành các chiến lược của mình một cách có hiệu quả nhằm
khai thác tốt nhất các cơ hội từ bên ngoài, giảm bớt hoặc né tránh các đe
doạ, trên cơ sở phát huy các mặt mạnh khắc phục những điểm yếu:
- Phối hợp S-O: Phải vận dụng điểm mạnh nào để sử dụng tốt cơ hội.
- Phối hợp S-T: Phải sử dụng những mặt mạnh nào để khắc phục, phòng

trừ những đe dọa và thách thức
- Phối hợp W-O: Khắc phục yếu kém nào đang mắc phải để tận dụng tốt
cơ hội đang có bên ngoài hay sử dụng những cơ hội nào để khắc phục lại
những yếu kém.
- Phối hợp W-T: Phải khắc phục những yếu kém để giảm bớt nguy cơ và
thách thức.

15


CHƢƠNG 3
GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
3.1 GIỚI THIỆU VỀ CÂY KHOAI LANG
Khoai lang (tên khoa học gọi là Ipomoea batatas), có nguồn gốc từ khu
vực nhiệt đới Châu Mỹ. Ngày nay, khoai lang được trồng rộng khắp các khu
vực nhiệt đới gió mùa và ôn đới ấm với lượng nước đủ để hỗ trợ sự phát triển
của nó. Khoai lang là loại cây nông nghiệp với các rễ củ lớn, chứa nhiều tinh
bột, vị ngọt thường được gọi là cây khoai lang. Khoai lang được sử dụng với
vai trò của cả rau lẫn lương thực. Khoai lang là loại cây thân thảo dạng dây leo
sống lâu năm, các lá mọc so le hình tim hay xẻ thùy chân vịt. Củ có hình dạng
thuôn dài và thon, lớp vỏ nhẵn nhụi có màu từ đỏ, tím, nâu hay trắng. Thịt củ có
màu vàng, trắng, cam hay tím. Khoai lang chứa nhiều tinh bột và các chất dinh
dưỡng thiết yếu. Theo nghiên cứu của Trung tâm dinh dưỡng TP Hồ Chí Minh,
trong 100 gram khoai lang chứa 68 g là nước, 28,5 g là Gluxit là 1,9 g là
Xenlulo. Về lượng muối khoáng khoai lang chứa 41 mg Ca, chứa 49,4 mg Fe.
Ngoài ra, lượng vitamin B1, B2 cũng có trong khoai lang với hàm lượng lần lượt
là 0,06 mg B1 và 0,08 mg B2.
Khoai lang có khả năng chịu hạn tương đối tốt nhưng không chịu được
úng. Khoai lang thích hợp phát triển ở nhiệt độ 20 - 300C, sinh trưởng trong
điều kiện cường độ ánh sáng cao, thời gian chiếu sáng thích hợp trong một

ngày là từ 8 - 10 tiếng. Khoai lang có khả năng chịu chua, nghèo chất dinh
dưỡng nhưng lại dễ phản ứng với kiềm và độ mặn của đất, độ pH thích hợp cho
cây sinh trưởng tốt là từ 4 - 6.
Mỗi năm có thể trồng 2 vụ khoai lang, thời gian xuống giống tùy theo tập
quán canh tác của từng địa phương. Cụ thể: vụ khoai lang Hè Thu trồng tháng 3
thu hoạch tháng 8, vụ Đông Xuân trồng tháng 10 thu hoạch tháng 3 năm sau.
Trong đó, mùavụ thích hợp trồng khoai nhất là vụ ĐôngXuân.
3.2 KỶ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC KHOAI LANG
3.2.1 Kỹ thuật trồng
- Chuẩn bị đất: Đất phải được cày bừa kỹ, tơi xốp và sạch cỏ để hạn chế sự
phát triển mạnh của cỏ dại sau khi trồng dây giống làm ảnh hưởng đến năng suất
khoai lang. Đồng thời đất tơi xốp tạo điều kiện cho rễ khoai lang bén rễ và hấp

16


×