Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Bài dự thi dạy học tích hợp THCS Vật lý 6: Trọng lực Đơn vị lực (Bài giải KK cấp tỉnh)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.66 MB, 21 trang )

Phiếu thông tin về giáo viên (hoặc nhóm giáo viên) dự thi
- Sở giáo dục và đào tạo tỉnh/thành phố: Quảng Ninh
- Phòng giáo dục và đào tạo (nếu là giáo viên THCS): Tiên Yên
- Trường PTDT BT THCS Phong Dụ
- Địa chỉ: xã Phong Dụ, huyện Tiên Yên, tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại: 0333876867 Email:
- Thông tin về nhóm giáo viên:
1. Họ và tên: Lê Thu Hà
Ngày sinh: 29/06/1981
Điện thoại: 0916504266

Môn: Vật lý
Email:

2. Họ và tên: Hoàng Thị Thanh
Ngày sinh: 25/01/1980

Môn: Vật lý

Điện thoại: 0984851680

Email:


PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học: Trọng lực – Đơn vị lực (vật lý 6)
2. Mục tiêu dạy học
* Kiến thức:
- Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của
nó được gọi là trọng lượng.
- Nêu được đơn vị lực.


- Thấy được tác động trực tiếp của trọng lực trong các hiện tượng như: lũ
quét, lũ ống, sạt lở đất;
- Nêu được nguyên nhân trực tiếp và gián tiếp dẫn đến các hiện tượng đó và
đề ra được một số biện pháp hạn chế tác hại do các hiện tượng đó gây ra cho con
người và môi trường.
- Tìm ra mối liên hệ giữa trọng lượng và khối lượng, từ đó giải thích được
sự liên quan giữa trọng lực với hiện tượng khói bụi.
* Kỹ năng:
- Quan sát thí nghiệm và rút ra được nhận xét.
- Sử dụng được dây dọi để xác định phương thẳng đứng.
- Giải thích được một số hiện tượng liên quan đến trọng lực: lũ quét, lũ ống,
khói bụi, ...
- Biết sử dụng thước eke trong toán học để tìm ra mối liên hệ giữa phương
thẳng đứng và phương nằm ngang.
* Thái độ:
- Yêu thích bộ môn, ham thích khám phá khoa học.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
* Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn để giải quyết
các vấn đề dự án dạy học đặt ra, cụ thể:
1. Môn Địa lý (giải thích hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất):
- Thấy được các hiện tượng: lũ quét, lũ ống,… thường xảy ra ở các khu vực
có địa hình đồi núi dốc khi những mảng đất, đá, bùn có sự liên kết kém với bề mặt
dưới tác động của mưa bão và tác động trực tiếp của trọng lực chúng có thể dễ
dàng trôi trượt xuống theo triền dốc và có thể cuốn trôi nhà cửa, cầu cống, phương
tiện giao thông, người và gia súc,… trên dòng chảy của nó để lại những hậu quả
nặng nề cho con người.
- Học sinh thấy được nguyên nhân sâu xa dẫn đến việc xảy ra ngày càng
nhiều hiện tượng lũ quét, lũ ống, sạt lở đất là do nạn chặt phá rừng bừa bãi ở đầu
nguồn từ đó nêu được các giải pháp để hạn chế các hiện tượng trên:
+ Trồng cây theo các đường đồng mức (ngang dòng chảy của lũ)

+ Làm ruộng bậc thang.
2


2. Môn Toán (giải thích hiện tượng khói bụi):
- Từ thông tin đã biết quả nặng có khối lượng 100mg (0,1kg) thì có trọng
lượng là 1N, học sinh vận dụng quan hệ tỉ lệ thuận trong toán học để biết quả nặng
1kg có trọng lượng là bao nhiêu N từ đó tìm ra được sự liên hệ giữa trọng lượng và
khối lượng của vật: Một vật có khối lượng càng lớn, thì trọng lượng càng lớn. Mà
trọng lượng của vật lại chính là cường độ của trọng lực tác dụng lên vật.
- Từ đó học sinh giải thích được hiện tượng khói bụi: Do các hạt khói, bụi có
khối lượng rất nhỏ, vì thế trọng lực của trái đất tác dụng lên chúng rất nhỏ vì thế
chỉ cần sự di chuyển qua lại của các phương tiện giao thông, hay gió thì bụi và
khói có thể dễ dàng bốc lên, bay lơ lửng.
- Biết sử dụng êke để tìm ra mối liên hệ giữa phương thẳng đứng với
phương nằm ngang.
3. Môn sinh học:
- Học sinh thấy được tác hại của khói bụi đối với môi trường và sức khoẻ
của con người. Khói bụi là một trong những nguyên nhân gây ra các bệnh về mắt,
đường hô hấp, máu,.... Nhiều tài liệu nghiên cứu đã liệt khói bụi vào nhóm nguyên
nhân gây ung thư đường hô hấp ở người.
- Từ đó nêu được các biện pháp để hạn chế các tác hại do khói bụi gây ra:
trồng nhiều cây xanh, làm sạch môi trường thường xuyên, đeo khẩu trang khi ra
đường hay tham gia lao động, không vứt rác bừa bãi, thường xuyên vệ sinh cá
nhân sạch sẽ, ...
* Giáo dục bảo vệ môi trường:
- Thấy được những biểu hiện tiêu cực đang diễn ra với tần suất ngày càng
tăng đối với môi trường sống.
- Thấy được vai trò và trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ môi trường
và hình thành cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường sống.

3. Đối tượng dạy học của bài học
- Học sinh khối 6.
- Số lượng: 41 học sinh.
- Lớp 6B trường PTDTBT THCS Phong Dụ.
* Dự án mà chúng tôi thực hiện là kiến thức Vật lí lớp 6, trong quá trình
thực hiện còn vướng một số khó khăn sau:
- Thứ nhất: Các em học sinh lớp 6 mới tiếp cận và làm quen với kiến thức
chương trình bậc THCS nói chung và môn Vật lí nói riêng nên các em còn bỡ ngỡ,
lạ lẫm với những hình thức kiểm tra đánh giá mà giáo viên đề ra.
- Thứ hai: Đối với các môn học khác như môn Địa lý, Toán, Sinh... vốn hiểu
biết của các em về các kiến thức liên quan đến môn Vật lí còn ít trong đó có kiến
thức về “Trọng lực”. Vì vậy khi cần tích hợp kiến thức của các môn học trên vào
bộ môn Vật lí để giải quyết vấn đề trong bài học các em còn lúng túng.
3


* Những đặc điểm cần thiết khác của học sinh đã học theo bài học:
- Học sinh phải có kiến thức về các môn có liên quan đến bài "Trọng lực”.
4. Ý nghĩa của bài học
- Nâng cao chất lượng giờ dạy của giáo viên, giúp học sinh tích cực chủ
động trong giờ học. Thông qua đó làm phong phú phương pháp giảng dạy, kết hợp
được nhiều phương pháp đặc trưng bộ môn cũng như kết hợp với các bộ môn khác.
- Học sinh phát hiện sử dụng kiến thức vào tình huống cụ thể, biết vận dụng
kiến thức đã học của các bộ môn để áp dụng vào bài học và liên hệ với thực tiễn
trong cuộc sống. Qua đó nâng cao chất lượng học tập của học sinh, học sinh có
phương pháp học tập tốt phù hợp với yêu cầu hiện nay.
- Trong thực tế chúng tôi nhận thấy khi soạn bài có kết hợp các kiến thức
của các môn học khác sẽ giúp giáo viên tiếp cận tốt hơn, hiểu rõ hơn, sâu hơn
những vấn đề đặt ra, từ đó tổ chức hướng dẫn học sinh sẽ linh hoạt hơn, sinh động
hơn. Học sinh có hứng thú học tập, tìm tòi, khám phá nhiều kiến thức và được suy

nghĩ, sáng tạo nhiều hơn, từ đó vận dụng kiến thức vào thực tế tốt hơn.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
- Kiến thức liên quan.
- Các đoạn video clip về:
+ Các hiện tượng: lũ quét, lũ ống, sạt lở đất;
+ Đoạn ghi âm giải thích tác động trực tiếp của trọng lực đến hiện tượng lũ
quét, lũ ống, sạt lở đất;
+ Các hình ảnh minh hoạ về: trọng lực, nhà du hành, ...
- Bài giảng điện tử, các thiết bị công nghệ cần thiết cho tiết dạy: máy chiếu,
loa, máy tính,...
- Phiếu học tập, bảng nhóm.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học (Kèm theo bài giảng trên Word,
powerpoint).
Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học của dự án này được mô tả thông
qua giáo án bài: “Trọng lực – Đơn vị lực”. Một số câu hỏi trong sách giáo khoa đã
được thay đổi lại đôi chút để phù hợp với tiến trình nhận thức và học tập của học
sinh. Vì vậy hệ thống câu hỏi được điều chỉnh lại và ghi rõ trong phiếu học tập của
học sinh và bài giảng điện tử của giáo viên.

4


Tiết 7
Ngày soạn:.............................
Ngày giảng : 9A: ........................9B: .........................

BÀI 8: TRỌNG LỰC - ĐƠN VỊ LỰC
I. Mục tiêu
1. Kiến thức:
- Nêu được trọng lực là lực hút của Trái Đất tác dụng lên vật và độ lớn của

nó được gọi là trọng lượng.
- Nêu được đơn vị lực.
2. Kỹ năng:
- Quan sát thí nghiệm và rút ra được nhận xét.
- Sử dụng được dây dọi để xác định phương thẳng đứng.
- Sử dụng đúng thuật ngữ trọng lực và trọng lượng.
3. Thái độ:
- Cẩn thận, kiên trì, trung thực, hợp tác trong hoạt động nhóm.
- Yêu thích bộ môn, ham thích khám phá khoa học.
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vào cuộc sống.
II. Câu hỏi quan trọng
1. Trọng lực là gì?
2. Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
3. Đơn vị lực là gì?
III. Đánh giá

- HS trả lời được các câu hỏi trong SGK dưới sự hướng dẫn của GV.
- Thảo luận nhóm sôi nổi; Đánh giá qua kết quả trả lời của nhóm.
- Đánh giá bằng điểm số qua các bài tập trắc nghiệm.
- Tỏ ra yêu thích bộ môn.
IV. Đồ dùng dạy học
1. Giáo viên: - Máy tính.
- Giá treo, lò xo xoắn, quả nặng, phấn, dây dọi, ê ke, chậu nước.

2. Học sinh: Học bài cũ, đọc trước bài mới.
V. Các hoạt động dạy và học
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức (1 phút)
5



Hoạt động của thầy
- Kiểm tra sĩ số, ghi tên HS vắng.
9A: .......................9B: ........................
- Ổn định trật tự lớp.

Hoạt động của trò

Ghi bảng

Cán bộ lớp (Lớp
trưởng hoặc lớp phó)
báo cáo.

Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ
- Mục đích/Thời gian: Kiểm tra mức độ hiểu bài của HS. Lấy điểm kiểm tra thường
xuyên.(5 phút)
- Phương pháp: kiểm tra vấn đáp.
- Phương tiện, tư liệu: SGK.
Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Ghi bảng

- Yêu cầu lần lượt 2
? Nêu những kết quả gây ra bởi tác dụng của HS trả lời.
lực.
- Dưới lớp nhận xét
? Hãy nêu các ví dụ minh họa cho các kết quả kết quả trả lời của 2
bạn.

do tác dụng của lực gây ra.
- Chiếu slide 1, 2.

Hoạt động 3: Đặt vấn đề
- Mục đích/ Thời gian: Tạo tình huống có vấn đề. Tạo cho HS hứng thú, yêu thích
bộ môn. (2 phút)

- Phương pháp: Vấn đáp gợi mở.
- Phương tiện: SGK, máy tính.
Hoạt động của thầy
- Chiếu slide 3.

Hoạt động của trò

Ghi bảng

- Quan sát.

Tiết 7- Bài 8:
TRỌNG
- Yêu cầu 1 HS đọc mẩu đối thoại giữa - Đọc trên máy chiếu.
LỰC hai bố con.
- Lắng nghe và ghi
ĐƠN VỊ
- Từ đó GV dẫn dắt vào bài mới.
bài.
LỰC

Hoạt động 4: Phát hiện sự tồn tại của trọng lực
- Mục đích/ Thời gian: Làm thí nghiệm phát hiện sự tồn tại của trọng lực. (10 phút)


- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm nhỏ, làm thí nghiệm theo nhóm.
- Phương tiện: SGK, đồ dùng thí nghiệm: Giá treo, lò xo xoắn, quả nặng, phấn.
Hoạt động của thầy
6

Hoạt động của trò

Ghi bảng


- Chiếu slide 4.

- Quan sát.

I. Trọng lực là
? Quan sát hình 8.1 SGK, nêu dụng - Trả lời theo yêu cầu của gì?
cụ, cách tiến hành thí nghiệm. (Chiếu GV.
1. Thí nghiệm
slide 4).
- Lắng nghe.
a) Thí nghệm 1
- GV chốt lại và hướng dẫn HS tiến
hành TN1 theo 3 bước (Chiếu slide 5)
+ B1: Treo lò xo vào giá. Quan sát
chiều dài ban đầu của lò xo.
+ B2: Treo vật nặng vào lò xo. Quan
sát chiều dài của lò xo khi vật nặng
đứng yên.


- Dụng cụ: giá
thí ngiệm, lò
xo, quả nặng.
- Cách
hành:

tiến

- Gọi 1 HS làm TN1 và yêu cầu cả lớp
- 1 HS lên làm TN1. Cả ?1
quan sát trạng thái của lò xo trước và
lớp cùng quan sát.
sau khi treo quả nặng.
- Trả lời câu hỏi của GV
? Quả nặng có tác dụng lực lên lò xo
+ Có. Vì lò xo bị dãn ra
không? Giải thích?
? Lò xo có tác dụng lực vào quả nặng + Có. Lò xo t/d vào quả
nặng một lực kéo.
không?
- Quan sát.
- Chiếu slide 6.
- Hướng dẫn HS thảo luận trả lời ?1 - Thảo luận nhóm trả
lời ?1 theo yêu cầu của
vào bảng nhóm trong 2 phút.
GV.
- Tổ chức thảo luận chung cả lớp về
kết quả hoạt động của các nhóm rồi - Thảo luận chung cả lớp
chính xác hoá đáp án trên máy chiếu. về kết quả hoạt động của
các nhóm.

- Chiếu slide 7.
- Chính xác hoá đáp án ?
1 vào phiếu học tập.
- Chiếu slide 8.
b) Thí nghệm 2
- Quan sát.
- Yêu cầu HS hoạt động nhóm theo
- Làm thí nghiệm 2 theo
từng bàn, tiến hành TN2 và thảo luận
bàn và trả lời câu ?2.
?2
trả lời ?2.
- Tổ chức thảo luận chung cả lớp ?2
rồi chính xác hoá câu trả lời trên máy - Thảo luận chung, chính
xác hoá câu trả lời ?2 vào
chiếu.
phiếu học tập.
- Thông báo về trọng lực. (Chiếu slide
- Lắng nghe và ghi kết
9)
luận vào phiếu học tập.
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi tình
huống đã nêu ở đầu bài. (Chiếu slide - Trả lời: Mọi vật trên TĐ
đều bị TĐ hút một lực, vì
10)
vậy mà người đứng ở bất
cứ một vị trí nào trên TĐ

2. KÕt luËn
- Trọng lực là

lực hút của Trái
Đất tác dụng
lên mọi vật.
7


cũng không bị rơi ra - Cường độ (độ
lớn) của trọng
? Nếu không có trọng lực điều gì sẽ ngoài.
lực tác dụng lên
xảy ra? (Chiếu slide 11)
- Trả lời.
một vật là trọng
- Thông báo sự phụ thuộc của trọng
lượng của vật
lực vào vị trí của vật và lực hút của - Lắng nghe.
đó.
Mặt Trăng. (Chiếu slide 12)
- GV chốt: Trọng lực có vai trò quan
trọng trong đời sống của con người.
Chuyển ý: Ta đã biết trọng lượng là
độ lớn của trọng lực, vậy còn phương
và chiều của trọng lực như thế nào?

Hoạt động 5: Tìm hiểu phương, chiều của trọng lực
- Mục đích/ Thời gian: Biết được phương và chiều của trọng lực. (10 phút)
- Phương pháp: Vấn đáp, thảo luận nhóm.

- Phương tiện: Bảng, máy tính.
Hoạt động của thầy


Hoạt động của trò

Ghi bảng

- Thông báo về dây dọi. (Chiếu slide 13) - Lắng nghe và II. Phương và
quan sát.
chiều của trọng
? Trả lời ?3(Chiếu slide 14)
lực
- Chốt trên bảng về phương của dây dọi. - Trả lời ?3
1. Phương và
- Yêu cầu HS hoàn thành ?4(Chiếu slide - Ghi bài.
chiều của trọng
15)
- Làm việc cá nhân lực
- Chính xác hoá câu trả lời lên máy trả lời ?4 vào phiếu ?3 Phương của dây
chiếu và biểu diễn mô phỏng 2 lực tác học tập.
dọi là phương thẳng
dụng lên quả nặng trên máy để HS hình - Quan sát và lắng đứng
dung rõ hơn.
nghe.
?4
- Yêu cầu HS hoàn thành ?5(Chiếu slide - Trả lời ?5
2. Kết luận
16)
- Chính xác hoá
?5 Trọng lực có:
- Chốt đáp án rồi ghi kết luận lên bảng.
phần kết luận vào

* Tích hợp kiến thức địa lý và bảo vệ phiếu học tập.
môi trường: (Chiếu slide 17,18,19,20)

+ phương: thẳng
đứng

- Yêu cầu HS quan sát 2 đoạn phim về
hiện tượng lũ ống, sạt lở đất.
- Lắng nghe, quan
sát và ghi nhớ.

+ chiều: hướng về
phía trái đất.

8


Hiện tượng 1: Lũ quét, lũ ống

Hiện tượng 2: Sạt lở đất
? Hãy cho biết các hiện tượng các em - Trả lời
quan sát ở trên có liên quan gì đến trọng
lực? Giải thích.
- Quan sát
- Chiếu đoạn phim giải thích hiện tượng
sạt lở đất, lũ ống, lũ quét.

? Các hiện tượng trên thường xảy ra ở
các miền địa hình như thế nào?
- Địa hình đồi núi

? Ngoài trọng lực còn có nguyên nhân dốc.
nào khác đã gây ra hiện tượng lũ quét, - Do tình trạng
sạt lở đất?
chặt cây phá rừng
- Chiếu slide 21, 22, 23 về tác hại của bừa bãi ở đầu
việc chặt phá rừng đầu nguồn và thông nguồn.
báo những thiệt hại gây ra do lũ quét, lũ - Quan sát
ống và sạt lở đất.

9


- Trả lời.
? Có những biện pháp nào nhằm hạn chế
các hiện tượng lũ ống, lũ quét và sạt lở
đất?
- GV chốt lại bằng hình ảnh (Chiếu slide
24)

Chuyển ý: vậy đơn vị đo độ lớn của
trọng lực là gì?

Hoạt động 5: T×m hiÓu ®¬n vÞ lùc
- Mục đích/ Thời gian: Giúp học sinh nắm được đơn vị của lực. (5 phút)

- Phương pháp: Vấn đáp, hoạt động cá nhân.
- Phương tiện: SGK, dây dọi, ê ke, chậu nước.
Hoạt động của thầy

10


Hoạt động của trò

Ghi bảng


? Tìm hiểu SGK cho biết đơn vị đo của - Thực hiện yêu cầu III. Đơn vị lực
lực, kí hiệu đơn vị lực.
của GV.
- Đơn vị của lực là
- Chốt lại trên bảng.
- Ghi bài.
Niutơn.
- Giới thiệu về bác học Niuton. (Chiếu - Lắng nghe.
slide 25)

- Ký hiệu: N

- Chiếu slide 26.
- Yêu cầu HS tìm hiểu SGK và trả lời - Tìm hiểu SGK, trả
câu hỏi:
lời câu hỏi của GV,
? Một quả cân có khối lượng 100g thì ghi vào phiếu học
độ lớn của trọng lực tác dụng lên vật tập.
(trọng lượng của vật) có giá trị là bao - Trọng lượng của
nhiêu N?
quả cân 100g là 1N.
* Tích hợp kiến thức toán học:
? Vậy trọng lượng của quả cân 1kg là - Trọng lượng của
bao nhiêu? Giải thích?

quả cân 1kg là 10N.
? Nêu mối liên hệ giữa trọng lượng và
khối lượng của vật.
- GV chốt: Như vậy vật có khối lượng
càng lớn thì trọng lượng càng lớn và - Lắng nghe và ghi
bài.
ngược lại.
* Tích hợp kiến thức sinh học, giáo
dục bảo vệ môi trường:
- Cho HS quan sát các hình ảnh về hiện
tượng ô nhiễm do khói bụi gây ra.
- Quan sát.
(Chiếu slide 27)

? Hiện tượng này có liên quan gì đến
- Trả lời.
trọng lực? (Chiếu slide 28)
? Khói bụi có thể gây ra những tác hại gì - Ảnh hưởng đến
đến sức khoẻ con người và môi trường? phổi, gây ô nhiễm
môi trường.
? Làm thế nào để hạn chế được tác hại
11


do hiện tượng khói bụi gây ra?
(Chiếu slide 29)
- Chốt kiến thức cả bài bằng sơ đồ tư
duy: (Chiếu slide 30)

- Trồng nhiều cây

xanh, đeo khẩu
trang khi ra đường...

- Quan sát, lắng
nghe và trả lời.
* Tích hợp kiến thức môn toán:
ĐVĐ: Phương thẳng đứng có mối liên
hệ gì với phương nằm ngang?
- Yêu cầu HS hoạt động theo nhóm làm - Làm TN theo
thí nghiệm và trả lời C6
nhóm.
- Hướng dẫn HS sử dụng ê ke để kiểm - Trả lời vào phiếu
tra. (Chiếu slide 31)
học tập.

- Yêu cầu các nhóm báo cáo nhận xét.
Hoạt động 6: Vận dụng, củng cố
- Mục đích/ Mục tiêu, thời gian: Vận dụng kiến thức vừa học để giải thích một số
câu hỏi, củng cố kiến thức trọng tâm của bài học (10 phút)
- Phương pháp: Quan sát, vấn đáp.
- Phương tiện, tư liệu: SGK, SBT.
12


Hoạt động của thầy

Hoạt động của trò

Ghi bảng


- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi mở - Nghe thông báo IV. Vận dụng
miếng ghép. (Chiếu slide 32, 34, 35, 36, thể lệ và tiến hành
37)
chơi dưới sự điều
khiển của GV.
- Lắng nghe.

- Sau khi các miếng ghép được mở ra.
GV thông báo chủ đề hướng tới của bức
hình là: biến đổi khí hậu, cũng chính là
một nguyên nhân sâu xa dẫn tới việc xảy
ra ngày càng nhiều các hiện tượng thời
tiết cực đoan nêu trên rồi hướng HS sẽ
tiếp tục tìm hiểu trong các giờ học sau.
- Qua bài học, yêu cầu HS nêu được:
+ Trọng lực là lực hút của Trái đất tác
dụng lên vật.
+ Trọng lượng của 1 vật chính là độ lớn
của trọng lực tác dụng lên vật đó.
+ Phương và chiều của trọng lực là:
phương thẳng đứng và chiều từ trên
xuống dưới (hướng về phía TĐ); đơn vị
đo lực là Niu tơn (N).
+ Sử dụng được dây dọi để xác định
phương thẳng đứng.

Hoạt động 7: Hướng dẫn về nhà
- Mục đích/ Mục tiêu, thời gian: Giúp HS nắm được nội dung cần học ở nhà và
chuẩn bị tốt cho bài học sau. (2 phút)
- Phương pháp: Đọc chép.

- Phương tiện, tư liệu: SGK, SBT.
13


Hoạt động của thầy
- Chiếu slide 33

Hoạt động của trò
- Ghi vở.

- Học thuộc phần ghi nhớ SGK.
- Làm bài tập 8.1 -> 8.6 (SBT)
- Đọc phần có thể em chưa biết.
- Đọc trước bài 9 “Lực đàn hồi”.
VI. Tài liệu tham khảo
- SGK, SGV, SBT vật lý 9.
VII. Rút kinh nghiệm
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
….................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
* Cách thức kiểm tra, đánh giá:
- GV đánh giá kết quả, sản phẩm học tập của học sinh: bảng nhóm, phiếu
học tập, phiếu đánh giá ,..
- HS tự đánh giá lẫn nhau.
- Đánh giá HS thông qua hình thức chơi trò chơi kiến thức.
* Đánh giá:
a. Về kiến thức
- Đánh giá ở 3 cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng (thấp và cao)

b. Về kĩ năng:
- Đánh giá khả năng quan sát, ghi nhớ và vận dụng kiến thức để giải thích
các hiện tượng liên quan đến bài học.
- Đánh giá kĩ năng sử dụng ngôn từ, thuật ngữ để diễn đạt và giải thích.
c. Thái độ
Đánh giá:
- Thái độ, ý thức tham gia học tập.
- Tình cảm đối với bộ môn và các môn học khác liên quan và ý thức bảo vệ
môi trường.
Dưới đây là phiếu học tập và phiếu đánh giá nhận thức của học sinh của bài
“Trọng lực- Đơn vị lực”
14


15


PHIẾU HỌC TẬP
TIẾT 7 – BÀI 8: TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC
I. Trọng lực là gì?
?1 Lực mà lò xo tác dụng lên quả nặng có phương và chiều thế
nào? Tại sao quả nặng vẫn đứng yên?
........................................................................................................................
........................................................................................................................
........................................................................................................................

Hình 8.1

?2 Khi buông tay không giữ vật nặng nữa, điều gì chứng tỏ có một lực tác dụng lên
vật nặng? Lực đó có chiều thế nào?

...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................


Kết luận 1:

.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
II. Trọng lực có phương và chiều như thế nào?
?3 Phương của dây dọi là phương nào?
Phương của dây dọi là phương : ...........................................................................
?4 Dùng từ thích hợp trong khung để điền vào chỗ trống trong các câu
sau:
a. Khi quả nặng treo trên dây dọi đứng yên thì trọng lực tác dụng
vào quả nặng đã (1)……………. với lực kéo của sợi dây.
Do đó, phương của trọng lực cũng là phương của(2)……………,tức
là phương (3)…………....…
b. Căn cứ vào 2 thí nghiệm ở hình 8.1, 8.2 ta có thể kết luận là chiều
của trọng lực có hướng (4)………………..


Hình 8.2/sgk

- thẳng đứng
- từ trên xuống
dưới
- cân bằng
- dây dọi


Kết luận 2:?5 Tìm từ thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu :

Trọng lực có phương (1).........................................................................................................
Và có chiều (2)........................................................................................................................
III. Đơn vị lực
Đơn vị: ............................................................................

Kí hiệu: ........................................

Quả cân có khối lượng 100g thì trọng lượng (lấy tròn) của nó là: ..........................................
Quả cân có khối lượng 1kg thì trọng lượng của nó là:..............................................................
?6 C6/sgk: Phương thẳng đứng có mối liên hệ gì với phương nằm ngang?

16


PHIẾU ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC HỌC SINH
BÀI : TRỌNG LỰC – ĐƠN VỊ LỰC (VẬT LÝ 6)
Bài 1: Hãy chọn đáp án em cho là đúng nhất cho các câu sau: (3 điểm)
1. Trọng lực tác dụng lên vật nào sau đây:
A. Quả bưởi ở trên cành cây
B. Quả cầu đang rơi từ trên cao xuống
C. Một người đang ngồi yên trên ghế
D. Tất cả các trường hợp trên
2. Đơn vị đo lực là
A. kg

B. N.

C. n.


D. m

3. Trọng lực có đặc điểm nào sau đây?
A. Phương thẳng đứng

B. Phương nằm ngang

C. Chiều từ trên xuống dưới

D. A và C

4. Khi một vật đặt trên mặt đất thì trọng lượng của nó:
A. lớn hơn trọng lực của trái đất tác dụng vào vật
B. Bằng trọng lực của trái đất tác dụng vào vật
C. Bằng khối lượng của vật.
D. Không có mối liên hệ với trọng lực của trái đất tác dụng lên vật.
5. Từ nào trong dấu ngoặc là đúng?
a. Khi cân hàng hóa đem theo người lên máy bay thì ta quan tâm đến (trọng
lượng, khối lượng, thể tích) của hàng hóa.
b. Khi một ô tô tải chạy qua một chiếc cầu yếu, nếu (trọng lượng, trọng lực)
của ô tô quá lớn sẽ làm gãy cầu.
Bài 2: Một quả cân khối lượng 1kg được treo trên một sợi chỉ không dãn. Hãy cho
biết có những lực nào tác dụng lên vật trong trường hợp vật được treo nằm yên?
Nêu đặc điểm của các lực đó về phương, chiều, độ lớn. (5 điểm)
Bài 3: Muốn đo tương đối chính xác khoảng cách từ trần nhà đến mặt sàn nhà thì
em có thể làm thế nào biết rằng trong tay em chỉ có một cái thước mét, một cuộn
chỉ đủ dài và một quả dọi và một cái gậy đủ dài. (1 điểm)
8. Các sản phẩm của học sinh
Sau khi triển khai và áp dụng phương pháp dạy học tích hợp trong bài dạy

“Trọng lực – Đơn vị lực” ở một lớp 6 trường PTDTBTTHCS Phong Dụ, tôi thấy
học sinh rất có hứng thú và tham gia tích cực vào giờ học. Các em đã phát hiện và
biết sử dụng kiến thức liên môn vào quá trình tìm hiểu nội dung bài học cũng như
liên hệ với thực tiễn cuộc sống khiến các em có thể hiểu sâu sắc hơn nội dung bài
được học.
17


1. Phiếu khảo sát cuối tiết học về hứng thú thích học bài: Trọng lực – đơn vị
lực
Phương pháp

Lớp

Sĩ số

Thích học

Bình thường

Không thích

SL

%

Sl

%


SL

%

Áp dụng dạy
tích hợp

6B

41

29

71

9

22

3

7

Không áp dụng
dạy tích hợp

6A

41


15

37

16

39

10

24

2.

Phiếu đánh giá kết quả nhận thức của học sinh:

Phương
pháp

Lớp Sĩ
số

Áp dụng
dạy tích

6B

6A

Giỏi


Khá

Trung bình

Yếu

Kém

SL

%

Sl

%

SL

%

Sl

%

SL

%

41


6

15

10

24

18

44

7

17

0

0

41

0

0

9

22


18

44

14

34

0

0

hợp
Không
áp dụng
dạy tích
hợp

Sau đây là một số hình ảnh mô phỏng các hoạt động dạy và học và sản phẩm
của học sinh đã làm trong và sau tiết dạy bài : Trọng lực – đơn vị lực (vật lý 6)
1. Phiếu học tập trên lớp.

18


19


2. Bài làm phiếu đánh giá nhận thức học sinh sau khi học bài: Trọng lực – đơn vị

lực.

20


3. Hoạt động dạy và học trên lớp.

Từ kết quả học tập của các em, chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức
liên môn vào một môn học nào đó là một việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ
rệt với học sinh, giúp các em tiết kiệm thời gian không chỉ học tốt một môn học mà
còn biết kết hợp các môn học lại để trở thành một con người phát triển toàn diện.
Đồng thời việc thực hiện những sản phẩm này sẽ giúp người giáo viên không
ngừng trau dồi kiến thức của các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt
hiệu quả cao hơn. Vì vậy, trong thời gian tới chúng tôi sẽ vẫn tiếp tục nghiên cứu
và giảng dạy theo hướng đổi mới này để nâng cao chất lượng dạy và học.

21



×