Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

Những vấn đề thực tiễn về kết hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (199.6 KB, 14 trang )

A.

MỞ ĐẦU
Với chính sách “hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác

với tất cả các nước trên thế giới”, ở nước ta các quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài ngày càng phát triển một cách đa dạng và phức
tạp. Việc điều chỉnh các quan hệ hôn nhân va gia đình co yếu tố nước ngoài
trở thành một yêu cầu hết sức cần thiết nhằm làm ổn định và phát triển giao
lưu quốc tế, đồng thời bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của công dân
các nước có liên quan. Trong phạm vi đề tài này, em xin trình bày một số
hiểu biết và quan điểm cá nhân về chủ đề: Kết hôn có yếu tố nước ngoài,
một số vấn đề lý luận và thực tiễn.

B.
I.
1.

NỘI DUNG

Cơ sở lý luận của vấn đề kết hôn có yếu tố nước ngoài:
Định nghĩa kết hôn có yếu tố nước ngoài.
Trong Điều 8 (Giải thích từ ngữ) của Luật Hôn nhân và gia đình (năm

2000) có định nghĩa:
“Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng theo quy định của
pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn”
Về việc kết hôn có yếu tố nước ngoài, Điều 103 Luật HN&GD năm
2000 quy định:
“Điều 103. Kết hôn có yếu tố nước ngoài
1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, mỗi bên


phải tuân theo pháp luật của nước mình về điều kiện kết hôn; nếu việc kết hôn
1


c tin hnh ti c quan nh nc cú thm quyn ca Vit Nam thỡ ngi
nc ngoi cũn phi tuõn theo cỏc quy nh ca Lut ny v iu kin kt hụn.
Vic kt hụn gia nhng ngi nc ngoi vi nhau ti Vit Nam trc c
quan cú thm quyn ca Vit Nam phi tuõn theo cỏc quy nh ca Lut ny
v iu kin kt hụn.
2. Nghiờm cm li dng vic kt hụn cú yu t nc ngoi buụn bỏn ph
n, xõm phm tỡnh dc i vi ph n hoc vỡ mc ớch trc li khỏc.
Kt hụn cú yu t nc ngoi cng phi m bo cỏc iu kin v th
tc nh thụng thng c phỏp lut quy nh.
2.

iu kin kt hụn cú yu t nc ngoi.

Điều 10. Điều kiện kết hôn
1. Trong việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với ngời nớc ngoài, mỗi bên
phải tuân theo pháp luật của nớc mình về điều kiện kết hôn; ngời nớc ngoài
còn phải tuân theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của Luật Hôn nhân và gia
đình của Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trờng hợp cấm kết hôn, nếu
việc kết hôn đợc tiến hành trớc cơ quan nhà nớc có thẩm quyền của Việt Nam.
2. Trong việc kết hôn giữa ngời nớc ngoài với nhau tại Việt Nam, trớc cơ quan
nhà nớc có thẩm quyền của Việt Nam, mỗi bên phải tuân theo pháp luật của nớc mà họ là công dân hoặc thờng trú (đối với ngời không quốc tịch) về điều
kiện kết hôn; ngoài ra, còn phải tuân theo quy định tại Điều 9 và Điều 10 của
Luật Hôn nhân và gia đình của Việt Nam về điều kiện kết hôn và các trờng hợp
cấm kết hôn.
3. Th tc ng kớ kt hụn cú yu t nc ngoi:


2


Thông tư số 07/2002/TT-BTP Về việc hướng dẫn thi hành một số
điều của Nghị định số 68/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Chính
phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật hôn nhân và gia đình về
quan hệ hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài có những quy định cụ thể
về việc đăng kí kết hôn có yếu tố nước ngoài như sau:
3.1 Về một số giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn.
Mỗi bên phải làm Tờ khai đăng ký kết hôn có dán ảnh (theo mẫu quy
định) có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền sau đây về việc hiện tại đương
sự là người không có vợ hoặc không có chồng:
- Đối với công dân Việt Nam thường trú ở trong nước, thì do cơ quan có thẩm
quyền xác nhận theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
- Đối với công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài, thì do cơ quan có thẩm
quyền của nước nơi người đó định cư hoặc do cơ quan đại diện ngoại giao
hoặc cơ quan lãnh sự của Việt Nam tại nước đó xác nhận.
- Đối với người nước ngoài thường trú ở nước ngoài, thì do cơ quan có thẩm
quyền của nước nơi người đó có quốc tịch và thường trú xác nhận. Nếu pháp
luật nước ngoài không quy định việc xác nhận vào tờ khai dăng ký kết hôn
hoặc không cấp giấy tờ xác nhận về tình trạng hôn nhân, thì thay thế bằng văn
bản tuyên thệ của người đó về việc hiện tại không có vợ hoặc không có chồng;
hình thức của việc tuyên thệ phải phù hợp với pháp luật của nước đó.
- Đối với người nước ngoài thường trú tại Việt Nam, thì do Uỷ ban nhân dân
cấp xã, nơi người đó thường trú xác nhận.
Giấy tờ xác nhận hiện tại đương sự không mắc bệnh tâm thần hoặc mắc
bệnh tâm thần nhưng chưa đến mức không có khả năng nhận thức được hành
vi của mình do tổ chức y tế chuyên khoa về tâm thần của Việt Nam từ cấp tỉnh

3



trở lên hoặc do tổ chức y tế chuyên khoa về tâm thần của nước ngoài, nơi
người đó thường trú xác nhận.
Trong trường hợp công dân Việt Nam đã có bản án, quyết định ly hôn
(với nhau hoặc với người nước ngoài) do Toà án hoặc cơ quan có thẩm quyền
khác của nước ngoài xét xử, quyết định thì phải làm thủ tục ghi chú vào sổ tại
Sở tư pháp và nộp giấy xác nhận của Sở tư pháp về việc đã ghi chú bản án,
quyết định ly hôn đó (nếu ghi chú tại nơi khác); nếu ly hôn tại Toà án Việt
Nam thì nộp bản sao bản án hoặc trích lục án ly hôn đã có hiệu lực pháp luật.
Người nước ngoài kết hôn và ly hôn với nhau ở nước ngoài thì không cần ghi
chú việc ly hôn, chỉ cần nộp bản sao bản án, quyết định ly hôn đã có hiệu lực
pháp luật; nếu kết hôn với nhau tại Việt Nam hoặc kết hôn với công dân Việt
Nam tại Việt Nam và ly hôn ở nước ngoài, thì phải làm thủ tục ghi chú. Thủ
tục ghi chú bản án, quyết định ly hôn nói tại điểm này được thực hiện theo quy
định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
Trong trường hợp đương sự có vợ hoặc chồng đã chết, thì phải nộp bản
sao giấy chứng tử.
3.2 Về thủ tục nộp hồ sơ kết hôn:
Theo quy định tại Điều 14 của Nghị định, về nguyên tắc, khi nộp hồ
sơ đăng ký kết hôn, cả hai bên nam nữ đều phải có mặt. Trong trường hợp một
bên do ốm đau, bệnh tật, bận công tác hoặc có lý do chính đáng khác mà
không thể có mặt để trực tiếp nộp hồ sơ, thì phải có giấy uỷ quyền cho người
kia nộp thay hồ sơ, trong đó nêu rõ lý do vắng mặt; giấy uỷ quyền phải được
chứng thực hợp lệ.
3.3 Về trình tự giải quyết hồ sơ kết hôn:
Theo quy định tại Điều 16 của Nghị định, Sở tư pháp có trách nhiệm
giúp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong việc tiếp nhận, nghiên cứu, thẩm tra hồ
4



sơ, đề xuất việc đăng ký hoặc từ chối đăng ký kết hôn và chịu trách nhiệm về
hồ sơ kết hôn.
Về trình tự giải quyết việc đăng ký kết hôn, cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Về thủ tục niêm yết việc kết hôn: Việc niêm yết kết hôn được tiến hành
trong 07 ngày liên tục tại trụ sở của Sở tư pháp và Uỷ ban nhân dân cấp xã,
nơi thường trú hoặc tạm trú của công dân Việt Nam hoặc nơi thường trú của
người nước ngoài. Văn bản niêm yết việc kết hôn phải gồm các thông tin về
hai bên nam nữ như họ và tên, giới tính, ngày tháng năm sinh, nơi trường trú,
tạm trú, tình trạng hôn nhân (không có vợ/ chồng, có vợ/chồng nhưng đã ly
hôn hoặc người kia đã chết), dự kiến thời gian đăng ký kết hôn (nếu không có
khiếu nại, tố cáo việc kết hôn trái pháp luật).
Trong trường hợp có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn, Uỷ ban nhân dân
cấp xã có trách nhiệm báo cáo ngay bằng văn bản cho Sở tư pháp. Nếu không
có khiếu nại, tố cáo việc kết hôn, Uỷ ban nhân dân cấp xã không phải báo cáo
Sở tư pháp về kết quả niêm yết.
Trong quá trình thẩm tra hồ sơ đăng ký kết hôn, nếu có khiếu nại, tố cáo
việc kết hôn trái pháp luật, việc kết hôn là giả tạo (kết hôn không nhằm mục
đích xây dựng gia đình, chỉ kết hôn nhằm mục đích xuất cảnh ra nước ngoài),
Sở tư pháp tiến hành xác minh hoặc yêu cầu đương sự đến trụ sở của Sở để
phỏng vấn, làm rõ.
Trong trường hợp nghi ngờ hồ sơ kết hôn có giấy tờ giả mạo hoặc có
vấn đề cần xác minh thuộc chức năng của cơ quan Công an, Sở tư pháp có
công văn gửi cơ quan Công an cùng cấp yêu cầu xác minh, kèm theo 01 bộ hồ
sơ kết hôn. Theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Nghị định, Cơ quan Công
an tiến hành xác minh và trả lời cho Sở tư pháp trong thời hạn 20 ngày, kể từ
ngày nhận được công văn yêu cầu của Sở tư pháp. Nếu hết thời hạn này mà cơ
5



quan Công an chưa có công văn trả lời, Sở tư pháp vẫn đề xuất ý kiến trình
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét quyết định, trong đó nêu rõ vấn đề
đã yêu cầu Cơ quan Công an xác minh.
Trong trường hợp Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh từ chối đăng ký kết hôn thì
Uỷ ban có văn bản thông báo cho đương sự, trong đó nêu rõ lý do từ chối.
Đương sự không được hoàn trả lệ phí đăng ký kết hôn.
3.4 Về tổ chức lễ đăng ký kết hôn.
Lễ đăng ký kết hôn được tiến hành theo quy định tại Điều 17 của Nghị
định. Khi tổ chức lễ đăng ký kết hôn, hai bên nam nữ đều phải có mặt, xuất
trình chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc giấy tờ hợp lệ thay thế (như giấy
thông hành hoặc giấy tờ tuỳ thân có dán ảnh) và tự thể hiện ý chí tự nguyện
kết hôn, ký tên vào sổ đăng ký kết hôn và Giấy chứng nhận kết hôn.
Trong trường hợp vì ốm đau, bệnh tật, bận công tác hoặc có lý do chính
đáng khác mà không thể có mặt vào thời điểm đã định, đương sự phải có đơn
đề nghị Sở tư pháp cho hoãn việc đăng ký kết hôn; đơn không cần chứng thực.
Thời hạn tạm hoãn việc kết hôn không được quá 90 ngày, kể từ ngày Chủ tịch
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh ký Giấy chứng nhận kết hôn. Nếu quá thời hạn này
mà vẫn không tổ chức đăng ký kết hôn được do vắng mặt đương sự, Sở tư
pháp báo cáo bằng văn bản cho Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh về việc này. Nếu sau
đó đương sự mới yêu cầu tổ chức đăng ký kết hôn, thì phải làm lại các giấy tờ
theo thủ tục đăng ký kết hôn từ đầu.
4. Trong khi giải quyết việc đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài ở khu vực
biên giới, cần lưu ý một số điểm sau đây:
1- Về phạm vi, đối tượng áp dụng:
Công dân Việt Nam thường trú tại các xã, phường, thị trấn ở khu vực biên giới
Việt Nam với công dân của nước láng giềng thường trú ở khu vực biên giới
6


với Việt Nam (Danh sách các xã, phường, thị trấn thuộc khu vực biên giới

được ban hành kèm theo Thông tư số 179/2002/TT-BQP ngày 22 tháng 1 năm
2001 của Bộ Quốc phòng)
2- Về trình tự, thủ tục đăng ký kết hôn
2.1- Tờ khai đăng ký kết hôn, được áp dụng chung theo mẫu dành cho công
dân Việt Nam ở trong nước theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
2.2- Thủ tục, nội dung niêm yết việc kết hôn giữa công dân Việt Nam với nhau
ở trong nước theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
2.3- Giấy chứng nhận kết hôn được áp dụng chung theo mẫu dành cho công
dân Việt Nam ở trong nước, theo quy định của pháp luật về đăng ký hộ tịch.
II. Thực trạng hôn nhân có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam:
1. Xu hướng kết hôn với người nước ngoài ngày càng tăng:
a. Thực trạng:

Hôn nhân với người nước ngoài là một xu thế tất yếu trong bối cảnh
toàn cầu hoá. Tuy nhiên, việc kết hôn với người nước ngoài cần được cân nhắc
kĩ, đã có rất nhiểu trường hợp công dân Việt Nam kết hôn với người nước
ngoài gặp rủi ro (đặc biệt là phụ nữ).
Theo thống kê của Bộ Tư pháp, năm 2008 cả nước có 22.745 trường
hợp, năm 2009 có 20.099 trường hợp kết hôn có yếu tố nước ngoài. Từ tháng
1-2005 đến hết năm 2009, Hà Nội (bao gồm cả tỉnh Hà Tây trước đây) đã tiếp
nhận và giải quyết 2402 trường hợp đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài,
riêng năm 2010 cũng có đến 448 trường hợp, hầu hết các trường hợp kết hôn
này đều thông qua môi giới. Hình thức kết hôn thông qua môi giới dù đã bị
cấm nhưng vẫn được lén lút hoạt động. Trong những năm qua có nhiều vụ tổ
chức cho người nước ngoài “xem mặt” hàng trăm người có nhu cầu kết hôn
với người nước ngoài rồi lựa chọn. Điều này không chỉ hạ thấp danh dự, nhân
7


phẩm của người phụ nữ, mà còn xâm phạm nghiêm trọng thuần phong, mỹ

tục.
Đã có rất nhiều điều đáng tiếc xảy đến với số phận của các cô gái lấy
chồng là công dân nước ngoài. Các chú rể “ngoại” này không có cơ hội lấy vợ
cùng quốc tịch do nghèo, khiếm khuyết thể chất... nên đã bỏ ra một khoản tiền
lớn nhờ môi giới để tìm vợ và vì lợi nhuận, phía môi giới sẵn sàng giấu những
vấn đề này. Đặc biệt đã có những trường hợp phụ nữ Việt Nam bi ngược đãi
và nguy hiểm đến tính mạng: việc cô dâu Huỳnh Mai bị chồng người Hàn
Quốc hành hạ cho đến chết rồi giấu xác, nỗi đau chưa nguôi thì dư luận trong
nước lại nhận được tin thêm một cô dâu Việt bị chết ở Hàn Quốc. Cô gái có
tên là Lê Thị Kim Đồng (quê ở xã Thới Hưng, huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ), cô
đã cố gắng thoát khỏi gia đình chồng (do bị hành hạ), nhưng sợ cầu thang máy
có camera theo dõi nên đã buộc rèm cửa vào người và nhảy xuống từ ban công
tầng 9, nhưng rèm cửa đứt. Cô đã bị thiệt mạng. Hai vụ án cho thấy cần nhanh
chóng có biện pháp bảo vệ các cô dâu Việt ở nước ngoài, nhất là khi các cuộc
hôn nhân với người nước ngoài ngày nay đều diễn ra rất nhanh chóng, dễ
dàng, và nhất là mục đích không hẳn lúc nào cũng vì tình yêu...
Nguy cơ gặp rủi ro khi lấy chồng ngoại được cảnh báo rất nhiều trên
các phương tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên để đạt được mục đích xuất
ngoại, nhiều cô gái đã không ngần ngại làm theo lời phía môi giới để “lách”
luật Việt Nam, mà không biết rằng họ đã tự tước bỏ quyền được pháp luật bảo
vệ. Thực tế cho thấy, pháp luật của một số nước về vấn đề kết hôn có yếu tố
nước ngoài còn khá đơn giản và lỏng lẻo. Chẳng hạn, Hàn Quốc cho phép kết
hôn có thể vắng mặt một bên. Kẽ hở này đã làm nảy sinh hoạt động môi giới
kết hôn với nhiều hình thức trá hình, hoặc lợi dụng việc kết hôn để mua bán
phụ nữ qua biên giới.
8


b. Nguyên nhân của thực trạng này:
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nước ta mở

rộng giao lưu về nhiều mặt với các nước, người nước ngoài đến làm ăn, sinh
sống lâu dài ngày càng nhiều, bà con Việt kiều về nước thăm thân nhân họ
hàng, đầu tư kinh doanh đông hơn, kéo theo số lượng kết hôn có yếu tố nước
ngoài cũng ngày càng tăng. Trong khi đó, pháp luật về hôn nhân và gia đình có
yếu tố nước ngoài còn nhiều sơ hở. Quy định về công nhận và ghi chú việc kết
hôn đã tiến hành ở nước ngoài còn lỏng lẻo, chưa cụ thể, thủ tục ghi chú khá
đơn giản. Đương sự chỉ cần xuất trình giấy tờ hộ tịch đã đăng ký hợp lệ tại cơ
quan có thẩm quyền của nước ngoài thì được công nhận và ghi chú vào sổ hộ
tịch (tức là công nhận giá trị pháp lý giấy tờ hộ tịch đó tại Việt Nam). Trong
khi đó, pháp luật về hôn nhân gia đình của nhiều nước quy định rất
“thoáng”như Hàn Quốc, Đài Loan…Ví dụ: Khi người đàn ông Hàn Quốc
muốn kết hôn với phụ nữ Việt Nam, họ yêu cầu phía nữ gửi giấy xác nhận độc
thân, bản sao khai sinh, chứng minh nhân dân để kê khai việc kết hôn và được
nhập tên vào sổ hộ khẩu gia đình người chồng tại Hàn Quốc. Sau đó, họ tiếp
tục đến lãnh sự quán Hàn Quốc tại TP. Hồ Chí Minh để được cấp giấy chứng
nhận không cản trở việc kết hôn theo luật pháp Hàn Quốc và đến Sở Tư pháp
làm thủ tục ghi chú. Điều đáng nói là suốt quá trình đó người phụ nữ Việt Nam
vẫn chưa từng đến Hàn Quốc, mọi thủ tục tại Hàn Quốc do bên nam thực
hiện.
2.

Một số quy định của Pháp luật Việt Nam về vấn đề kết hôn có yếu tố
nước ngoài chưa chặt chẽ:
Để tránh thủ tục chặt chẽ của Việt Nam, các đối tượng này đã lập, gửi

hồ sơ sang Hàn Quốc để đăng ký kết hôn ở đấy, sau đó mới về Việt Nam để
ghi chú kết hôn. Nghị định số 68/2002/NĐ-CP và Nghị định số 69/2006/NĐ9


CP là hai văn bản hướng dẫn giải quyết vấn đề hôn nhân có yếu tố nước ngoài

song thực tiễn triển khai áp dụng lại gặp rất nhiều khó khăn.
Ví dụ, theo đúng quy định thì Sở Tư pháp phải tiến hành phỏng vấn để
làm rõ sự tự nguyện kết hôn của các bên, mà không yêu cầu làm rõ khả năng
giao tiếp bằng ngôn ngữ chung, mức độ hiểu biết về hoàn cảnh của
nhau...Trong khi đó, qua phỏng vấn, cán bộ tư pháp nhận thấy hai bên không
giao tiếp được với nhau do bất đồng ngôn ngữ, không biết gì về hoàn cảnh của
nhau, thậm chí mới gặp gỡ một lần... Đó là chưa kể việc bất đồng ngôn ngữ
giữa cán bộ phỏng vấn và người đăng ký, tất cả chỉ dựa vào lời nói của phiên
dịch.
Rõ ràng, thấy việc kết hôn còn gượng ép, nhưng Sở Tư pháp chỉ có thể
khuyến cáo các bên nên dành thêm một khoảng thời gian cần thiết để về tìm
hiểu thêm về nhau, mà chưa có căn cứ pháp lý để từ chối đăng ký kết hôn. Hay
một số trường hợp tuy không vi phạm pháp luật nhưng về mặt đạo đức xã hội,
thuần phong mỹ tục của người Việt Nam lại không phù hợp như trường hợp
xin kết hôn mà người nữ hơn người nam đến 40 tuổi...Vì vậy, trong thời gian
tới, việc sửa đổi các quy định của Pháp luật nhằm bảo vệ tốt hơn nữa quyền lợi
của những người đăng ký kết hôn có yếu tố nước ngoài là cần thiết.
Hôn nhân có yếu tố nước ngoài có chiều hướng tăng, riêng Đài Loan có
khoảng 80.000 cô dâu Việt Nam. Rồi người Việt Nam định cư ở nước ngoài
cũng thích về nước lấy vợ. Xu hướng mới bây giờ là lấy chồng Hàn Quốc, đặc
biệt là Nhật. Điều này chứng tỏ giao lưu giữa Việt Nam và nước ngoài ngày
càng cởi mở. Nhưng trong lĩnh vực này đã phát sinh nhiều tiêu cực, đặc biệt
nhức nhối là nhóm môi giới hôn nhân, giới thiệu cô dâu Việt Nam với người
nước ngoài theo cái cách làm trái với Pháp luật và đạo đức xã hội. Đa số cô

10


dâu lấy chồng nước ngoài là vì kinh tế, chứ không phải vì tình yêu. Không thể
có chuyện vì tình yêu mà mới biết nhau vìa ngày đã dẫn đến hôn nhân.

Quy định hiện hành đúng là có một số sở hở và đã bị lợi dụng. Ví dụ
như quy định cho phép được ủy quyền cho người khác nộp hồ sơ ở Sở Tư
pháp để xin đăng ký kết hôn đã bị một số đối tượng lợi dụng để làm môi giới.
Hay như hiện nay quy định để được đăng ký kết hôn thì đôi nam nữ phải qua
phỏng vấn, nhưng trên thực tế điều này chỉ làm rất hình thức. Trong nhiều
trường hợp người môi giới đứng đằng sau hướng dẫn cách trả lời. Một ví dụ
nữa là quy định ghi chú ly hôn. Theo quy định, người nước ngoài đã ly hôn và
muốn kết hôn với người Việt Nam thì phải ghi chú ly hôn để chứng minh mình
độc thân. Thực tế, ở nước ngoài người ta đã ly hôn, có bản án, quyết định của
tòa án thật và đã kết hôn với người khác. Nhưng đến Việt Nam họ lại mang
bản án cũ ra để làm bằng chứng.
III. Phương hướng hoàn thiện các quy định của pháp luật về kết hôn có
yếu tố nước ngoài:
Thứ nhất, phải quy định lúc nộp hồ sơ để làm đăng ký kết hôn, hai bên nam
nữ phải có mặt tại Sở Tư pháp, chứ không thể ủy quyền cho người khác.
Thứ hai, trong quy trình kết hôn có một thủ tục phỏng vấn đôi bên và phải có
nội dụng cụ thể, bao gồm: mục đích hôn nhân có đúng không; mức độ hiểu
biết nhau như thế nào, đặc biệt nhấn mạnh đôi bên phải hiểu nhau qua một
ngôn ngữ chung. Quy định này nhằm tránh tình trạng hiện nay các công dân
Việt Nam kết hôn với người nước ngoài mà chẳng biết ngoại ngữ dẫn đến bất
đồng về ngôn ngữ. Sau quá trình phỏng vấn người phỏng vấn phải lập biên
bản, ký xác nhận vào đó, đề xuất ý kiến có nên cho kết hôn hay không và chịu
trách nhiệm cá nhân về việc này.
11


"Lỗ hổng" ghi chú ly hôn cũng phải được thay bằng quy định mới là trong hồ
sơ để làm thủ tục kết hôn phải có giấy chứng nhận của cơ quan thẩm quyền
nước sở tại rằng anh đang ở tình trạng độc thân (giấy có giá trị trong 6 tháng).
Thêm vào đó, để chống môi giới kết hôn bất hợp pháp, dự thảo quy định nếu

cán bộ làm thủ tục phát hiện việc kết hôn thông qua môi giới thì phải từ chối
cho họ kết hôn.
Thứ ba, thành lập những trung tâm bảo trợ hỗ trợ phụ nữ Việt Nam kết hôn
với người nước ngoài. Ngoài ra, chúng ta có thể mở lớp bồi dưỡng dạy văn
hoá của một số nước, cách cư xử trong gia đình, giống như một số nước có lớp
dạy cách làm dâu và cung cấp những thông tin cần thiết về:
-

Về thực trạng đời sống hôn nhân của những cô dâu Việt Nam ở nước ngoài

-

Về Luật pháp, phong tục, tập quán của các vùng, miền nơi mà công dân
Việt Nam sẽ đến làm dâu.

Vai trò của gia đình: giáo dục gia đình, nếp sống và gia phong của mỗi nhà rất
quan trọng không chỉ với việc hình thành nhân cách của con cái, mà còn trang
bị cho con cái sự hiểu biết, bản lĩnh sống, khả năng thích ứng trước những
biến động, rủi ro của cuộc đời. Với con cái, nếu bố mẹ không quan tâm giáo
dục con mình về đạo đức, lối sống mà lại chỉ mong con cái kết hôn với người
nước ngoài thì nguy cơ với con cái họ thật khó mà biết trước được.

C.

KẾT LUẬN
12


Qua những vấn đề lý luận và thực tiễn như đã nêu ở trên, có thể thấy
Pháp luật nước ta vẫn còn những quy định chưa chặt chẽ về kết hôn có yếu

tố nước ngoài. Cũng cần phải nói thêm, chúng ta không có sự hỗ trợ cần
thiết từ các nước để có thể bảo vệ được công dân Việt Nam kết hôn với
người nước ngoài. Việc kí kết các hiệp định pháp lý của nước ta với các
nước thường gặp nhiều khó khăn do hệ thống Pháp luật nước ta vẫn đang có
những điểm chưa thực sự hợp lý. Do vậy, trước hết chúng ta phải từng bước
hoàn thiện các quy định của Pháp luật về kết hôn có yếu tố nước ngoài đông
thời cũng phải có các biện pháp nhằm đảm bảo lợi ích cho công dân Việt
Nam trước nhửng rủi ro trong hôn nhân với người nước ngoài.
Em xin kết thúc bài luận tại đây. Do hiểu biết của em còn hạn chế nên
mong thầy cô đóng góp ý kiến để em hoàn thiện bài viết này!
Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.

“Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và các văn bản hướng dẫn thi
hành”, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà nội 2002.

13


2. “Giáo trình Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam”, Nxb Công An Nhân

Dân, Hà Nội 2009.
3. “Chỉ dẫn áp dụng Luật hôn nhân và gia đình”, Nxb Tư Pháp, Hà Nội

2006.
4.


“Bình luận khoa học Luật Hôn nhân và gia đình Việt nam
năm 2000”, Nxb Chính Trị Quốc Gia, Hà Nội 2004.

5. Nghị định số 68/2002/NĐ-CP của Chính Phủ quy định chi tiết thi hành

một số Điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia
đình có yếu tố nước ngoài.
6.

Nghị định số 69/2006/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 68/2002/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một
số điều của Luật Hôn nhân và gia đình về quan hệ hôn nhân và gia đình
có yếu tố nước ngoài.

7.

Từ điển giải thích thuật ngữ luật học (chuyên ngành luật dân sự, luật tố
tụng dân sự và luật HN&GĐ), Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Công

8.

an nhân dân, Hà Nội, 1999.
Thongtinphapluatdansu.com

14



×