Tải bản đầy đủ (.doc) (36 trang)

Thực trạng rừng ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.46 KB, 36 trang )

LỜI CẢM ƠN!
Qua đề tài nghiên cứu này em xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Liên_
cô giáo bộ môn nghiên cứu khoa học đã tạo điều kiện để em có thể hoàn
thành đề tài nghiên cứu này.
Do thời gian có hạn, trong quá trình nguyên cứu chắc chắn em không
tránh khỏi những sai sót vì vậy em kính mong nhận được ý kiến nhận xét của
cô giáo cùng các bạn sinh viên trong trường để bài viết của em được hoàn
thiên hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Bắc Ninh, tháng 3 năm 2011
Sinh viên
Bùi Thị Ngọc Hoa
1
Danh mục hình:
Hình 1: Hình ảnh cháy rừng U Minh.
Hình 2: Rừng phòng hộ Hồ Núi Cốc bị khai thác.
Hình 3: Chặt phá rùng.
Hình 4: chủ rừng tự quản lý rừng.
Hình 5: kiểm lâm với công tác bảo vệ rừng.
Danh mục bảng biểu.
Bảng 1: Số liệu cháy rừng năm 2008.
2
PHẦN A: PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài.
Vốn được mệnh danh là "lá phổi " của trái đất, rừng có vai trò rất quan
trọng trong việc duy trì cân bằng sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành
tinh chúng ta. Bởi vậy, bảo vệ rừng và nguồn tài nguyên rừng luôn trở thành
một nội dung, một yêu cầu không thể trì hoãn đối với tất cả các quốc gia trên
thế giới trong cuộc chiến đầy gian khó hiện nay nhằm bảo vệ môi trường
sống đang bị huỷ hoại ở mức báo động mà nguyên nhân chủ yếu là do chính


hoạt động của con người gây ra.
Trên phạm vi toàn thế giới, chỉ tính riêng trong vòng 4 thập niên trở lại
đây, 50% diện tích rừng đã bị biến mất do nhiều nguyên nhân khác nhau.
Theo tính toán của các chuyên gia của Tổ chức nông - lương thế giới (FAO)
thì hàng năm có tới 11,5 triệu hecta rừng bị chặt phá và bị hoả hoạn thiêu
trụi trên toàn cầu, trong khi diện tích rừng trồng mới chỉ vẻn vẹn 1,5 triệu
hecta. Rừng nguyên sinh bị tàn phá, đất đai bị xói mòn dẫn tới tình trạng sa
mạc hoá ngày càng gia tăng. Nhiều loài động - thực vật, lâm sản quý bị biến
mất trong danh mục các loài quý hiếm, số còn lại đang phải đối mặt với
nguy cơ dần dần bị tuyệt chủng. Nghiêm trọng hơn, diện tích rừng thu hẹp
trên quy mô lớn đã làm tổn thương "lá phổi" của tự nhiên, khiến bầu khí
quyển bị ô nhiễm nặng, mất cân bằng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con
người và đời sống động, thực vật.v.v...
Là một quốc gia đất hẹp người đông, Việt Nam hiện nay có chỉ tiêu rừng
vào loại thấp, chỉ đạt mức bình quân khoảng 0,14 ha rừng, trong khi mức
3
bình quân của thế giới là 0,97 ha/ người. Các số liệu thống kê cho thấy, đến
năm 2000 nước ta có khoảng gần 11 triệu hecta rừng, trong đó rừng tự nhiên
chiếm khoảng 9,4 triệu hecta và khoảng 1,6 triệu hecta rừng trồng; độ che
phủ của rừng chỉ đạt 33% so với 45% của thời kì giữa những năm 40 của thế
kỉ XX. Tuy nhiên, nhờ có những nỗ lực trong việc thực hiện các chủ trương
chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng, "phủ xanh
đất trống đồi núi trọc" nên nhiều năm gần đây diện tích rừng ở nước ta đã
tăng 1,6 triệu hecta so với năm 1995, trong đó rừng tự nhiên tăng 1,2 triệu
hecta, rừng trồng tăng 0,4 triệu hecta.
Công tác quản lí, quy hoạch tài nguyên rừng cũng có những chuyển động
tích cực. Trên phạm vi cả nước đã và đang hình thành các vùng trồng rừng
tập trung nhằm cung cấp nguyên liệu cho sản xuất. Chẳng hạn, vùng Đông
bắc và Trung du Bắc bộ đã trồng 300 nghìn hecta rừng nguyên liệu công
nghiệp, Bắc Trung bộ có 70 nghìn hecta rừng thông. Ngoài ra, hơn 6 triệu

hecta rừng phòng hộ và 2 triệu hecta rừng đặc dụng được quy hoạch, đầu tư
phát triển nhằm bảo vệ môi trường, bảo vệ tính đa dạng sinh học; có tới 15
vườn quốc gia và hơn 50 khu bảo tồn thiên nhiên được xây dựng, quy hoạch
và quản lí... Trong 10 năm qua, hàng năm giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt xấp
xỉ 6 nghìn tỷ đồng, chiếm 5-7% giá trị sản lượng nông, lâm thuỷ sản.
Mặc dù có những kết quả tích cực trong quy hoạch, sản xuất cũng như
trong bảo vệ và phát triển nguồn tài nguyên rừng, song nhìn chung chất
lượng rừng ở nước ta hiện nay vẫn còn rất thấp, rừng nước ta đã ít mà trong
đó có tới hơn 6 triệu hecta rừng nghèo kiệt, năng suất rừng trồng còn thấp.
Đặc biệt, nguồn tài nguyên rừng nước ta vẫn tiếp tục đứng trước những nguy
cơ nghiêm trọng như bị huỷ hoại, suy thoái, giảm sút và mất dần tính đa
dạng sinh học của rừng đã thực sự là những lời cảnh báo nghiêm khắc đối
với chúng ta trong "sứ mệnh" bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng nói riêng
4
và bảo vệ môi trường sống- chiếc nôi dung dưỡng sự sống của con người -
nói chung. Vì vậy tôi chọn chuyên đề “ Thực trạng rừng ở Việt Nam” để
nghiên cứu.
2 Giới hạn của đề tài.
2.1 Đối tượng nghiên cứu:
Toàn bộ diện tích rừng trên lãnh thổ Việt Nam.
.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
Trên toàn lãnh thổ Việt Nam.
3.Mục đích nghiên cứu.
3.1 Mục đích:
Thực trạng rừng việt Nam.
Đưa ra một số giải pháp bảo vệ rừng.
Bổ sung cơ sở lý luận và thực tiễn bảo vệ rừng.
3.2 Mục tiêu:
a) Mục tiêu tổng quát:

- Nâng cao năng lực quản lý bảo vệ rừng, bảo vệ ổn định lâm phận các loại
rừng; phát huy vai trò, lợi thế của từng loại rừng, trên cơ sở bảo tồn, sử
dụng, cung cấp các dịch vụ và phát triển rừng bền vững, góp phần phát triển
kinh tế và xã hội, duy trì các giá trị đa dạng sinh học của rừng, góp phần tích
cực bảo vệ môi trường và thích ứng, giảm thiểu biến đổi khí hậu.
b) Mục tiêu cụ thể:
- 8,5 triệu hécta rừng đặc dụng, rừng phòng hộ đầu nguồn được bảo vệ
nghiêm ngặt, từng bước chấm dứt tình trạng khai thác trái phép, cháy rừng
đối với hai loại rừng này.
5
- Giảm căn bản tình trạng vi phạm các quy định của Nhà nước về bảo vệ và
phát triển rừng, hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng phá rừng trái phép và
thiệt hại do cháy rừng gây ra; bảo đảm kinh doanh bền vững đối với rừng
sản xuất.
- Xóa bỏ căn bản các tụ điểm khai thác, kinh doanh buôn bán lâm sản trái
phép; chấm dứt tình trạng chống người thi hành
công vụ.
-Tăng độ che phủ của rừng lên 43% vào năm 2010, cải thiện chất lượng rừng
đáp ứng yêu cầu về phòng hộ, bảo tồn đa dạng sinh học.
4. Tóm tắt nghiên cứu.
-Đất nước Việt Nam trải dài trên nhiều vĩ tuyến và đai cao, địa hình rất đa
dạng, hơn 2/3 lãnh thổ là đồi núi, lại có khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía
nam, đến á nhiệt đới ở vùng cao phía bắc, đã tạo nên sự đa dạng về hệ sinh
thái tự nhiên và sự phong phú về các loại sinh vật. Những hệ sinh thái đó
bao gồm nhiều loại rùng như rừng cây lá rộng, rừng trên núi đá vôi, rừng
hỗn giao lá kim và lá rộng, rùng lá kim, rừng tre rừng nứa, rưng ngập mặn,
rừng tràm,… Rừng là một tài nguyên vô cùng quan trọng đối với chúng ta.
Rừn là hệ sinh thái có độ đa dạng sinh học cao nhất ở trên cạn, nhất là rừng
nhiệt đới ẩm. Ngoài ý nghĩa về tài nguyên động thực vật, rừng còn là một
yếu tố địa lý không thể thiếu trong tự nhiên,có vai trò cực kỳ quan trọng

trong việc tạo cảnh quan và tác động mạnh mẽ đến các yếu tố khí hậu, đất
đai. Chính vì vậy, rừng không chỉ có chức năng trong phát triển kinh tế- xã
hội mà còn có ý nghĩa đặc biệt trong bảo vệ môi trường.
-Rừng không những là cơ sở phát triển kinh tế- xã hội mà còn giữ chức năng
sinh thái cực kỳ quan trọng : rừng tham gia vào qua trình điều hoà khí hậu.
đảm bảo chu chuyển ôxy và các nguyên tố cơ bản khác trên hành tinh, duy
6
trì tính ổn định và độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói
mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên tai,bảo tồn nguồn
nước mặt và nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước.
-Rừng không phải là tài nguyên vĩnh cửu nhưng cũng không phải là tài
nguyên tái tạo được. Ngoài vai trò lớn lao đối với môi trường tự nhiên thì
rừng còn giữ một vai trò quan trọng đối với cuộc sống của mõi chúng ta.
Như vậy rừng là tài nguồn sống của mỗi chúng ta, là lá phổi xanh của toàn
nhân loại. Mỗi chung ta hãy biết chung tay, góp sức để bảo vệ nguồn tài
nguyên vô cùng quan trọng ấy .Hy vọng rằng trong tương lai Việt Nam sẽ tự
hào khi được bạn bè thế giới biết đến với tên “Quốc gia xanh”
.
PHẦN B: NỘI DUNG
Chương II: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
1. Khái niệm về các loại rừng:
- Rừng phòng hộ lá loại rừng được sử dụng để bảo vệ nguồn nước, bảo vệ
đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai, điều hoà khí hậu, góp phần bảo vệ môi
trường sinh thái. Rừng phòng hộ được phân thành các loại: rừng phòng hộ
đầu nguồn, rừng phòng hộ chắn gió, chắn cát, rừng phòng hộ chắn sóng, lấn
biển rừng phòng hộ môi trường sinh thái.
-Rừng đặc dụng: được sử dụng chủ yếu để bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn
hệ sinh thái rừng của quốc gia, nguồn gen thực vật. động vật rừng. nghiên
cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hóa và danh lam thắng cảnh phục
vụ nghỉ ngơi, du lịch. Rừng đặc dụng được chia thành các loại: vườn quốc

7
gia, khu bảo tồn thiên nhiên, khu rừng văn hoá – xã hội, nhgiên cứu thí
nghiệm.
-Rừng sản xuất: được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh gỗ, các loại
lâm sản khác, đặc sản rừng và kết hợp phòng hộ, bảo vệ môi trường sinh
thái. Rừng sản xuất được nhà nước giao cho tổ chức, cá nhân thuộc các
thành phần kinh tế có đủ điều kiện quy định để sản xuất kinh doanh theo
hướng thâm canh nông - lâm nghiệp kết hợp..
2. Diện tích rừng và đất rừng hiện nay.
-Tính đến 2010, tổng diện tích tự nhiên các đơn vị được giao theo quyết định
và quy hoạch cho các dự án trồng rừng là: 176.117 ha, bao gồm
Đất rừng sản xuất; 129.948ha - Rừng tự nhiên: 30.786 ha - Rừng trồng:
42.643 ha - Đất trống: 56.519 ha
Đất rừng phòng hộ: 30.861 ha - Rừng tự nhiên: 13.573 ha - Rừng trồng:
7.123 ha - Đất trống: 10.165 ha.
Đất rừng đặc dụng: 631.8 ha.
Đất khác: 14.677 ha.
Đất dự kiến trả về địa phương: 35.853 ha
Về cơ bản công tác rò soát đất đai của tổng công ty lam nghiệp việt Nam đã
thực hiện song, các đơn vị trực thuộc đang thực hiện quy hoạch sử dụng đất
đai và đang khẩn trương hoàn thành thủ tục với các ban ngành của tunhr để
được thuê đất, cấp giấy chứng nhận để sử dụng đất theo quy định của pháp
luật.
Các số liệu thống kê cho thấy, đến năm 2000 nước ta có khoảng gần 11 triệu
hecta rừng, trong đó rừng tự nhiên chiếm khoảng 9,4 triệu hecta và khoảng
8
1,6 triệu hecta rừng trồng; độ che phủ của rừng chỉ đạt 33% so với 45% của
thời kì giữa những năm 40 của thế kỉ XX
Trên phạm vi toàn thế giới, chỉ tính riêng trong vòng 4 thập niên trở lại đây,
50% diện tích rừng đã bị biến mất do nhiều nguyên nhân khác nhau. Theo

tính toán của các chuyên gia của Tổ chức nông - lương thế giới (FAO) thì
hàng năm có tới 11,5 triệu hecta rừng bị chặt phá và bị hoả hoạn thiêu trụi
trên toàn cầu, trong khi diện tích rừng trồng mới chỉ vỏn vẹn 1,5 triệu hecta.
Rừng nguyên sinh bị tàn phá, đất đai bị xói mòn dẫn tới tình trạng sa mạc
hoá ngày càng gia tăng. Nhiều loài động - thực vật, lâm sản quý bị biến mất
trong danh mục các loài quý hiếm, số còn lại đang phải đối mặt với nguy cơ
dần dần bị tuyệt chủng. Nghiêm trọng hơn, diện tích rừng thu hẹp trên quy
mô lớn đã làm tổn thương "lá phổi" của tự nhiên, khiến bầu khí quyển bị ô
nhiễm nặng, mất cân bằng, ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ con người và đời
sống động, thực vật.v.v...
3. Vai trò của rừng:
3.1 Vai trò phát triển kinh tế - xã hội:
Trong các sản phẩm do tài nguyên rừng mang lại phải kể đến gỗ. Sản phẩm
gỗ cung cấp cho nghành công nghiệp, nông nghiệp, công nghiệp xây dựng
cơ bản, giao thông vận tải và trong mỗi gia đình. Ngày nay, hầu như không
có một nghành nào không dùng tới gỗ, vì nó là nguyên liệu phổ biến, dễ gia
công, chế biến và nhiều tính năng ưu việt khác nên được nhiều người sử
dụng. Trong quá trình phát triển của xã hội, dưới tác động của tiến bộ khoa
học và công nghệ, người ta đã sản xuất ra nhiều sản phẩm thay thế gỗ. Tuy
nhiên, nhu cầu về gỗ và các sản phẩm về gỗ không ngừng tăng lên cả về số
lượng lẫn chất lượng.
9
Ngoài sản phẩm gỗ, rừng còn cung cấp các sản phẩm ngoài gỗ như: tre, nứa,
song mây, các loại đặc sản rừng, động vật, thực vật rừng có giá trị cho tiêu
dùng trong nước và xuất khẩu. Các động vật từ rừng là các sản phẩm quý
hiếm và có giá trị kinh tế cao. Đối với thực vật rừng, có rất nhiều loại được
dùng làm thực phẩm như nấm, mộc nhĩ, măng, các loại rau rừng… Rừng còn
là nguồn cung cấp các dược liệu quý hiếm phục vụ cho nhu cầu chữa bệnh
và nâng cao sức khỏe cho con người.
Mặt khác, rừng còn cung cấp gỗ và các đặc sản cho tiêu dùng trong nước và

xuất khẩu cho nên đã tạo ra nguồn thu nhập về tài chính cho ngân sách
Trung ương và địa phương, góp phần vào quá trình tích lũy cho nền kinh tế
quốc dân. Rừng cũng là nguồn thu nhập chính của cư dân sống gần rừng.
Lâm nghiệp thực hiện chính sách giao đất, giao rừng đến hộ gia đình và
cộng đồng địa phương, đã thu hút cư dân địa phương tham gia vào các hoạt
động trồng, nuôi dưỡng, chăm sóc, bảo vệ rừng, khai thác và chế biến lâm
sản, góp phần vào việc tạo công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết
một vấn đề bức xúc hiện nay vùng trung du và miền núi.
3.2 Vai trò phòng hộ và bảo vệ môi trường sống:
• Về tác dụng phòng hộ:
Rừng có khả năng cải tạo khí hậu, ngăn cản gió nóng, gió lạnh, hạn chế tác
hại của gió bão, bảo vệ mùa màng nông ngiệp và nâng cao năng suất hoa
màu. Trên những vùng đất bị úng nước, chua phèn, rừng tràm có tác dụng
cải tạo đất từ hoang hóa thành vùng sản xuất thuận lợi. Ở những vùng núi
cao, rừng có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, nuôi dưỡng nguồi nước, điều tiết
nước và cung cấp nước cho các dòng sông, chống lại mọi sự biến động nguy
hại khác cho dòng chảy như làm giảm các chất lắng đọng trong các dòng
sông, góp phần ngăn chặn hiện tượng bồi đắp của các hồ chứa nước, các hệ
10
thống tưới tiêu của sông, các công trình thủy điện. Ở những vùng ven biển,
rừng cây ngập mặn không chỉ chống gió bão mà còn ngăn chặn sự di động
của các cồn cát phủ ven biển, cố định phù sa tạo điều kiện cho đất bồi tụ,
chắn sóng và bảo vệ đê ven biển. Đặc biệt, rừng chống cát bay ở vùng ven
biển Miền Trung đã ngăn cản cát vùi lấp xóm làng, nhà cửa, đường xá… và
biến vùng đất cát trắng thành vùng đất canh tác... Chính vì tác dụng phòng
hộ nói trên, người ta đã ví “rừng là người vệ sĩ của nhà nông”.
• Về tác dụng cân bằng sinh thái, bảo vệ môi trường sống:
Khoa học ngày nay đã đủ dẫn liệu chứng minh rằng rừng là lớp thảm thực
vật có tác dụng lớn nhất trong việc chống ô nhiễm môi trường. Rừng là “lá
phổi xanh” của trái đất thải ra 0

2
và hấp thụ C0
2
của khí quyển trong quá
trình đồng hóa của cây xanh đối với môi trường. Rừng tạo ra sự trong sạch
bầu khí quyển, giữ cân bằng lượng 0
2
và C0
2
trong khí quyển, duy trì sự
sống trên hành tinh của chúng ta. Rừng là tấm màn xanh coi giữ và làm sạch
các nguồn nước, tục ngữ Ấn Độ có câu “rừng là nguồn nước, nước là sự
sống”. Vì vậy, số phận của rừng là số phận của hành tinh chúng ta “nếu rừng
nhiệt đới không còn sẽ có khoảng 1 tỷ người không có nguồn sống”. Theo
tính toán khoa học, mỗi quốc gia cần có ít nhất 1/3 diện tích rừng che phủ
phải phân bố đều trên diện tích cả nước và phân bố trọng điểm là vùng đầu
nguồn. Xã hội càng phát triển, vai trò của rừng càng trở nên cực kỳ quan
trọng. Hiệu quả cân bằng sinh thái của rừng không chỉ tính bằng những giá
trị kinh tế thông thường. Có thể nói chắc chắn thảm thực bì rừng không còn
thì sự sống trên hành tinh chúng ta cũng sẽ bị mất theo.
Ngoài hai tác dụng cung cấp và tác dụng phòng hộ, duy trì cân bằng sinh
thái, bảo vệ môi trường sống, rừng còn có tác dụng quốc phòng, hình ảnh
rừng là căn cứ địa cách mạng “rừng che bộ đội rừng vây quân thù” rất gần
gũi với truyền thống lịch sử chống giặc ngoại xâm của nhân dân ta. Rừng
11
còn có giá trị xã hội, cảnh quan du lịch, làm tăng vẻ đẹp cho non sông đất
nước. Rừng là nơi tham quan, du lịch, nghỉ mát, rừng và cảnh quan rừng có
thể làm tăng sức khỏe cho con người, làm mạnh thêm quan niệm về đạo
đức…
4. Thực trạng rừng ở Việt Nam hiện nay:

4.1 Tình hình cháy rừng và chặt phá rừng hiện nay
Từ đầu năm đến nay, số vụ cháy rừng tăng đột biến. Cả năm 2009 cháy gần
1.500 ha rừng thì chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2010 cháy rừng đã gây thiệt
hại vượt qua con số này.
Thống kê từ hệ thống ảnh vệ tinh địa tĩnh của Cục Kiểm lâm, tổng số điểm
cháy trong tháng 1/2010 là 961 điểm; tháng 2/2010 là 2.760 điểm. Khi xảy
cháy ở rừng Hoàng Liên, lúc đầu tôi cũng nhận được số liệu báo cáo của tỉnh
Lào Cai là diện tích thiệt hại lên đến 1.700, rồi sau đó thống kê lại con số là
1000 ha.
Qua quan sát tính toán nhanh thông qua ảnh vệ tinh, thì con số thiệt hại của
rừng Hoàng Liên là hơn 700 ha. Đến ngày 8/3/2010 toàn bộ các điểm cháy
tại rừng Tà Xùa cũng đã được dập tắt, thiệt hại do cháy rừng Tà Xùa là hơn
60 ha.
Ví dụ theo số liệu thống kê, cảnh báo tình hình tàn phá rừng U Minh, đây là
khu rừng thuộc vào rừng bảo vệ Quốc gia, nhưng chúng ta thấy được hậu
quả khôn lường của những vụ tàn phá rừng trước đây và gần đây nhất là
thảm họa cháy rừng U Minh (3/2002), đã khiến cho gần 8 nghìn hecta rừng
U Minh Thượng và U Minh Hạ bỗng chốc trở thành đống tro tàn, đã thực sự
là những lời cảnh báo nghiêm khắc đối với chúng ta trong "sứ mệnh" bảo vệ
và phát triển tài nguyên rừng nói riêng và bảo vệ môi trường sống- chiếc nôi
dung dưỡng sự sống của con người - nói chung. Cũng cần nhấn mạnh rằng,
12
những cánh rừng tràm bạt ngàn đầy tính huyền thoại của U Minh xưa không
chỉ bị huỷ hoại, bị biến mất do hoả hoạn mà còn do hậu quả tai hại của nạn
chặt phá rừng bừa bãi để trồng rẫy, trồng lúa, nuôi tôm và nạn lâm tặc hoành
hành. Tuy chưa có số liệu thống kê cụ thể, nhưng theo nhiều ý kiến thì
những thiệt hại của sự tàn phá rừng từ những lí do nêu trên có lẽ cũng không
thua kém là bao so với những thảm hoạ cháy rừng. Tổng diện tích rừng U
Minh ( gồm U Minh Thượng và U Minh Hạ) sau thảm họa cháy vừa qua chỉ
còn lại khoảng 60 nghìn hecta - một con số nhỏ nhoi so với diện tích hơn

200 nghìn hecta vốn có của nó 50 năm trước.
Thực tiễn ở U Minh cho thấy, bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng cần phải
được tiếp cận và tiến hành gắn liền với các biện pháp quy hoạch phát triển
kinh tế - xã hội để "người dân có thể dựa được vào rừng để sống, nhưng
cũng có biện pháp bảo vệ và phát triển rừng có hiệu quả nhất" như tinh thần
ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ thời gian gần đây.
Hinh 1: Hình ảnh cháy rừng U Minh
13

Bảng số liệu cháy rừng năm 2008
Từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2008
Đơn Phòng cháy rừng Cháy rừng
Vị
Học tập Máy
móc
Đường
băng
Chòi
canh
Tổ đội Ban Số vụ Diện tích Rừng Rừng
trồng
móc CĐ TN
1. An Giang 62 49 19 47 27 2 87.00 87.00
2. Bình Định 2 31 470 120 4 68.02 68.02
3. Bình Dương 2 41 5 4 4 1 0.50 0.50
4. Bắc Giang 8 27 350 3 352 105 15 16.63 16.63
5. Bắc Kạn 1350 130 1 4.00 4.00
6. Bạc Liêu 3 2 3 2
7. Bắc Ninh 23 28 2 1.70 1.70
8. Bình Phước 56 6 11.20 4.30 6.90

9. Bà Rịa V.Tàu 41 2917 17 291 48 1 6.00 6.00
10. Bình Thuận 50 44 2 262 78
11.Bến Tre
12. Cao Bằng 2084 206 11 34.98 18.30 16.68
13. Cà Mau 1 5 576 123 16 11 2 2.65 2.65
14. Điện Biên 11 9 1179 115
15. Đắc Lắc 120 140 2 21.06 21.06
16. Đồng Nai 6 118 4,568.0 62 170 62
17. Đắc Nông 25 260 5 134 63
18. Đồng Tháp 15 59 570 29 50 14 9 179.78 179.78
19. Gia Lai 392 22 417 176 3 62.90 62.90
20. Hậu Giang 1 2 119 14 51 14
21. Hoà Bình 1 26 1337 223
22. TP HCM 39 54 66 11 19
23. Hải Dương 15 85 3 20 33 1 0.18 0.18
24. Hà Giang 14 9 48 516 207 2 16.63 8.00 8.63
14

×